Hồi thừ Bốn Mươi Mốt
GẠT LIÊM PHA, YẾN ANH LÀM KẾ
CỨU ĐÀM THÀNH, CHUNG HẬU DỤNG MƯU

Khi Tuyên vương nghe Yến Anh nói chắc chắn, trong bụng mừng khấp khởi, như người tỉnh giấc chiêm bao, bèn hỏi rằng:
- Trong triều thần có ai dám đột xuất trùng vi, tới Pháp mã thôn cầu cứu chăng?
Hỏi luôn ba bốn tiến mà chẳng thấy một ai trả lời. Yến Anh tâu rằng:
- Bây giờ muốn đi cầu cứu Quốc mẫu chỉ có ngu thần đi mới xong, nếu bệ hạ có sai ai thì cũng uổng công vô ích.
Tuyên vương nghe tâu mới nghĩ thầm rằng: Thằng lùn này thiệt gian xảo, chắc nó sợ chết đói trong này nên gạt ta ở lại dây để đi cho có chuyện. Nghĩ rồi bèn nói rằng:
- Tiên sinh ôi! Quả nhân mà có Thừa tướng cũng như người có tay chân, nay tiên sinh đi thì trẫm biết cùng ai lo việc nước?
Yến Anh tâu:
- Ngu thần có lòng phản bội, thời tử vu vạn nhẫn thiên đao, lời thề chừng có thiên cao, bây giờ muốn ra khỏi trùng vây thì phải dùng khổ nhục kế, xin bệ hạ đánh đòn tôi bốn chục, đuổi ra cho khỏi Đàm Thành, để tôi trá hàng Liêm Pha, chừng đó sẽ kiếm cớ nhi động.
Tuyên vương nói:
- Quả nhân thà cam chịu chết, chẳng nỡ nào mà đánh tiên sinh.
Yến Anh tâu:
- Xin bệ hạ đừng chấp nệ như vậy phải dung quyền biến nhứt thời, dầu ngu thần có tan xương nát thịt, cũng chẳng quản chi, miễn cho đặng vững an xã tắc.
Tuyên vương nghe Yến Anh nói hết lời, cực chẳng đã mới sai quân nội thị đè Yến Anh xuống đánh bốn chục hèo, thương hại cho người ngay vì nước, phải liều mình cho thịt nát da bay! Tuyên vương thấy vậy ruột đau từng đoạn, thương trung mắc nạn khi không. Đánh rồi, Yến Anh đứng dậy, máu chảy ròng ròng, Tuyên vương lại truyền cho nội thị đem văn phòng tứ bửu ra, viết một đạo ân chiếu mà giao cho Yến Anh, vua tôi đàm đạo xong rồi tới thẳng tây môn, quân giữ thành đã hay các việc, bèn thả điếu kiều cho Yến Anh xuống. Khi Yến Anh ra khỏi thành, nhắm ngay dinh Triệu mà đi tới, vừa đi vừa than khóc cùng mắng chửi om sòm lại trách Tề vương ăn ở bất nhân, đánh đến nỗi tan da nát thịt, đi chừng nào rên la chừng ấy. Khi đó quân Triệu đi tuần, nghe có tiếng người văng vẳng tới bắt đem về dinh.
Nói về Liêm Pha nguyên soái, từ khi vây hãm Đàm Thành tới nay đã gần ba tháng mà phá cũng chưa nổi. Bữa kia đêm khuya, cha con đang ngồi toan tính kế, xảy thấy quân vào tấu rằng:
- Nay tiểu quân đi tuần, bắt được một người gian tế, muốn làm thích khách, xin soái gia phát lạc.
Liêm Pha truyền lệnh dẫn vào, chúng quân bắt Yến Anh tới quỳ mọp dưới đất bẩm rằng:
- Tôi vốn thiệt là Yến Bình Trọng, làm quân sư cho Tuyên vương, vì vua tôi tửu sắc bất lương nên tôi phải đi đầu nước khác, xin soái gia ra ơn thâu dụng, tài tiểu nhân cảm đức vô cùng.
Liêm Pha nghĩ rằng: Yến Anh là người nhậm độn rất hay, mười hai nước thảy đều nghe tiếng, nay nó thấy Đàm Thành bị khốn nên kiếm chước mà thoát thân, tới đây nói dối với ta, đặng dòm hành quân đây. Nghĩ rồi bèn vỗ án mắng rằng:
- Yến Anh, sao ngươi lớn mật, dám tới đây mà dòm ngó dinh ta, đao phủ quân! Dẫn nó ra chém đầu, bêu trước quân môn làm lệnh.
Quân đao phủ áp lại núm tóc Yến Anh tức thì, Yến Anh lại quỳ mà kêu oan rằng:
- Dám bẩm nguyên soái, lời xưa có câu: Chim lành kiếm cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Lại có câu: Vua chẳng ngay thì tôi đi đầu nước khác, số là nguyên soái chưa rõ, để tiểu nhân phân lại cho tỏ tường. Vốn Tề vương là một đấng hôn quân, đêm này say mê tửu sác, tôi đã gián can năm bảy lượt mà Tề vương chẳng khứng nghe lời tới nay mà bị khốn trong Đàm Thành, tôi một hai tâu với vua, viết hàng biểu đem ra khỏi sự sanh dân đồ thán. Vua lại lấy ân làm oán, đánh tôi bốn chục roi, xin nguyên soái nghiệm lại mà coi, da thịt nát như tương bấy, vì cớ vậy đang lúc đêm hôn tối tăm, tôi leo thành mà trốn tới đây, xin soái gia xét sự gian nguy dẫu tiểu nhân có thác cũng cam nhắm mắt.
Liêm Pha nghe nói bán tín bán nghi, liền nói nhỏ với Liêm Cang rằng:
- Thằng lùn này xảo quyệt lắm, con phải tra xét cho kỹ càng, coi trong mình nó có việc gì cơ mật chăng?
Liêm Cang vâng lệnh lục hết trong quần áo chẳng thấy vật chi. (Nguyên lúc Yến Anh đi, Tuyên vương có viết một đạo ấn chiếu giao cho Yến Anh. Yến Anh là một người diệu toán như thần, trước khi đi đã xé tràng áo mà giấu vào trong, rồi may lại như cũ, nên bây giờ Liêm Cang lục xét khắp cùng mà không thấy vật chi hết). Liêm Cang khi ấy cũng hỏi rằng:
- Yến tiên sinh là một cựu thần lương đống của Tuyên vương, có lẽ nào lại bỏ Tề mà qua đầu Triệu, chắc có cớ gì đó, hãy nói thiệt thì bổn soái sẽ tha cho.
Yến Anh đáp rằng:
- Đạo làm tôi dễ đâu chẳng biết, dầu sống thác cũng giữ một lòng phải lo vì nước hết trung lẽ đâu đi đầu hàng địch quốc, ngặt vì Tuyên vương tham dâm háo sắc, đốt lãnh cung mà giết Chánh hậu, binh đao bốn phía tưng bừng, quân dân thảy đều đem lòng sầu oán, nay Đàm Thành bị nạn tôi khuyên hàng mà lại chẳng chịu nghe. Giang sơn thổ võ Đông Tề chẳng sớm muộn cũng về tay người khác, xin nguyên soái ra lòng thương xót cho tiểu nhân đỡ vọt cầm roi kiếp này.
Yến Anh nói rồi khóc rống lên một hồi. Liêm Pha cũng động lòng tưởng thật mới nói:
- Như vậy Tuyên vương thiệt là vô đạo, làm cho khuất hại tôi ngay, phen này ta quyết ra tay, bắt cho được mới đành lòng dạ.
Nói rồi đứng dậy, xuống đỡ Yến Anh và mời ngồi, Liêm Cang khi ấy can rằng:
- Dám thưa phụ thân, thằng hoải
  • Hồi thứ Ba Mươi Chín
  • Hồi Thứ Bốn Mươi
  • Hồi thừ Bốn Mươi Mốt
  • Hồi thứ Bốn Mươi Hai
  • Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
  • Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
  • Hồi thứ Bốm Mươi Năm
  • Hồi thứ Bốn Mươi Sáu
  • Hồi thứ Bốn Mươi Bảy
  • Hồi thứ Bốn Mươi Tám
  • Hồi thứ Bốn Mươi Chín
  • Hồi thứ Năm Mươi
  • Hồi thứ Năm Mươi Mốt
  • Hồi thứ Năm Mươi Hai
  • Hồi thứ Năm Mươi Ba
  • Hồi thứ Năm Mươi Bốn
  • Hồi thứ Năm Mươi Lăm
  • Hồi thứ Năm Mươi Sáu
  • Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
  • Hồi Thứ Năm Mươi Tám
  • i chuyện.
    Tráng đinh vâng lời ra mời. Yến Anh vào giữa trung đường thấy hai vợ chồng viên ngoại đang ngồi bàn luận mà mặt mũi buồn rầu thì không biết cớ chi, bèn bước vào cúi đầu thi lễ ra mắt. Chung viên ngoại nói:
    - Lão chào khâm sai, lão không thiếu lương, thiếu thuế, cũng không thiếu nợ nần ai, chẳng hay khâm sai tới có việc chi hãy nói cho lão nghe thử.
    Yến Anh đáp rằng:
    - Tôi là Tề Tuyên vương Tề phủ, quan nhất phẩm đương triều, vâng thánh chỉ tới đây, thỉnh Quốc mẫu hồi triều nghị sự.
    Chung viên ngoại hỏi:
    - Tiên sinh có phải là Yến Anh không?
    Yến Anh đáp:
    - Phải.
    Chung viên ngoại nói:
    - Lão già không biết, nhất lẽ viễn nghinh, vậy chớ nghe nói con gái lão vua phong cho nó làm Chiêu Dương chánh hâu, làm sao mà nó giàu sang an hưởng một mình, tám chín năm nay chẳng thấy hơi tin và cũng không báo bổ công ơn cha mẹ. Vợ chồng lão đêm ngày trông nhớ không biết nó bình an khương thời thế nào?
    Yến Anh đáp rằng:
    - Có ân chiếu ở đây xin Quốc trượng coi sẽ biết.
    Chung viên ngoại hai tay tiếp lấy mở ra coi thấy lờ mờ bèn nói rằng:
    - Lão nay già rồi, nhãn mục hôn hoa, một chữ ngó thành ba không rõ, xin Tề phủ làm ơn chịu khó đọc cho lão nghe tỏ rõ trước sau.
    Yến Anh vâng lời tiếp lấy cúi đầu, đọc ân chiếu như vầy:
    “Tề Tuyên vương Điền Hằng thủ bút, tả chiếu thư tỏ với ngự thê, vì quả nhân tửu sắc ca mê, đem lửa tới lãnh cung thiêu hóa. Tưởng chồng vợ đã phân đôi ngã, nào hay đoạn giả hồi gia, việc xong rồi mới tỉnh ra, biết sự quấy thì đà chẳng kịp. Nhớ Chánh hậu dạ như kim chích, ngó hoa viên với Bích vân cung, đêm ngày lòng lại giận lòng, bịnh phiền muộn khôn mong điều trị. Yến quân sư mới bày chung thỉ, tới Đàm Thành toan để giải khuây, sự bất kỳ binh Triệu tới vây, Liêm Cang thật là tay lợi hại, tướng Tề chẳng có ai địch lại càng thêm phách lối muôn phần, xin mau mau về cứu quả nhân, kẻo tính mạng hầu gần chín suối, chẳng nghĩ trẫm là người bạc bội, cũng thương vì bối rối dân trời. Yến quân sư thay mặt đổi lời, công đức ấy đời đời ghi tạc”
    Khi Yến Anh đọc xong rồi. Chung phu nhân khóc ròng và chỉ mặt Yến Anh mắng rằng:
    - Vua tôi bây đã giết con ta rồi, nay lại kiếm chuyện tới đây nói láo. Thằng lùn này! Hèn chi lời tục ngữ có nói: Người không đầy ba thước, bụng có một lưỡi đao, mầy đã giết con tao, còn tới đây múa mỏ. Con ôi là con ôi! Những tưởng vinh phong tông tổ, hay đâu bỏ mẹ lìa cha, thành Lâm Tri phảng phất hồn hoa, làng Pháp Mã bơ vớ phách quế, con ơi!
    Chung phu nhân nói rồi cầm gậy đánh lên đầu Yến Anh. Chung viên ngoại liền cầm tay phu nhân lại mà nói rằng:
    - Mụ này nóng quá, con mình nó đã chết, như mụ đánh Thừa tướng nó có sống lại được không? Làm vậy hóa mất hết lòng, xin quân sư tha lỗi.
    Nói rồi dắt tay Yến Anh lên ghế, phân ngôi chủ khách mà ngồi, rồi kêu gia đồng khiến đem trà nước xong xuôi, đoạn hỏi rằng:
    - Dám thưa cùng Thừa tướng, con tôi làm sao mà nó chết, còn bây giờ quân sư tới đây nói thỉnh Quốc mẫu mà lão chẳng biết Quốc mẫu là ai? Xin quân sư nói cho lão rõ.
    Yến Anh đáp rằng:
    - Dám thưa quốc trượng, giấu thì đặng chớ giấu tôi có đặng đâu. Sso là bữa Thiên tử đốt cháy lãnh cung, Chung nương nương đã tá hỏa bay về quê quán, tôi đã xem thiên tượng. Mão đoan tinh còn hãy sờ sờ. Chung hậu có chết đâu bao giờ, mà quốc trượng vu oan giá họa.
    Kẻ nói không người nói có cãi lộn tối ngày, kế gia đinh dọn cơm bưng ra, Chung viên ngoại mời Thừa tướng dùng cơm nước xong rồi mới đưa tới thư phòng an nghỉ. Khi Yến Anh tới thư phòng nằm thổn thức, giấc điệp không an lại nghĩ rằng:
    - Ta thuở nay đoán quẻ âm dương hay đà có tiếng, làm sao mà Chung viên ngoại lại nói là Quốc hậu không còn ở trên đời, hay là mình suy toán có sai lầm gì chăng?
    Nghĩ hoài không ra cớ bèn bước tới trước sân thiên tượng thì thấy sao tướng tinh của Vô Diệm nửa sáng nửa mờ như có cái gì án lại, mới sanh ra một kế, giả làm bộ đi dạo chơi nơi huê viên, thấy có đường đi tắt ra phía sau, liền nương theo bóng trăng tà, lần qua đường ấy, tới nơi thấy một căn nhà tinh vắng, có quân tỳ nữ qua lại hai người, bèn núp vào bên vách tướng hoa lóng tai nghe nói, thời nghe rõ giọng đàn bà rằng:
    - Bữa nay làm gì tối quá, bây giờ bây đem cơm tới đây.
    Quân tỳ nữ đáp:
    - Dám tâu nương nương, vì có khâm sai đi tới, chúng tôi mới lo cơm nước đãi đằng.
    Kế lâu giây, nghe có tiếng hỏi nước, thì tỳ nữ bước ra khép cửa lại rồi thẳng lên nhà trên. Yến Anh ngẫm nghĩ hồi lâu, đánh liều tới gõ cửa, người trong nhà hỏi:
    - Ai đó?
    Yến Anh thưa:
    - Tôi là tỳ nữ dâng trà.
    Chung hậu vô tình bước ra, Yến Anh thấy liền quỳ xuống giữa đất tâu rằng:
    - Mong ơn nương nương tha tội, tôi đà liều thác tới đây. Từ khi Thiên tử tỉnh say, đã biết mình làm sự quấy ấy, nay Liêm Pha cả dấy binh mã, vây Đàm Thành đã ba tháng rày, năm tướng giao chinh đã chết hết bốn người, sự nguy cấp như gươm đã kề cổ vì vậy nên ngu thần phải làm khổ nhục kế tới Triệu dinh giả chước quy hàng, xuất trùng vây mới tới đặng đây.
    Yến Anh tâu rồi khóc òa. Chung hậu lại giả bộ mắng rằng:
    - Lão này quỷ quyệt, ta đã ở nơi địa huyết giấu mình, làm sao lão dám tới hoa viên, lại làm bộ nữ tỳ dâng nước.
    Yến Anh nghe la mắng chừng lại càng bộ khóc lớn hơn xin tha tội. Chung hậu thấy vậy cũng động lòng vì là biết vị trung thần, mà ra thân thể ấy, mới hỏi:
    - Vậy chớ Điền Côn nó làm gì không lui đặng binh Triệu hay sao?
    Yến Anh tâu:
    - Từ khi lãnh cung bị
  • Hồi Thứ Năm Mươi Chín
  • Hồi Thứ Sáu Mươi
  • Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
  • Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
  • Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
  • Hồi thứ Sáu Mươi Bốn
  • Hồi thứ Sáu Mươi Lăm
  • Hồi thứ Sáu Mươi Sáu
  • Hồi thứ Sáu Mươi Bảy
  • Hồi thứ Sáu Mươi Tám
  • Hồi thứ Sáu Mươi Chín
  • Hồi thứ Bảy Mươi
  • Hồi thứ Bảy Mươi Mốt
  • Hồi thứ Bảy Mươi Hai
  • Hồi thứ Bảy Mươi Ba
  • Hồi thứ Bảy Mươi Bốn
  • Hồi thứ Bảy Mươi Lăm
  • Hồi thứ Bảy Mươi Sáu
  • Hồi thứ Bảy Mươi Bảy ( hết)
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---

    Truyện Chung Vô Diệm ---~~~cungtacgia~~~---

    © 2006 - 2024 eTruyen.com