4.KHIÊM HẠ

Trên con đường tu tập Phật Pháp, để đạt thành vô lượng công hạnh, vô lượng công đức, chúng ta phải huân tập 3 tâm hạnh căn bản quan trọng nhất. Từ 3 tâm hạnh này, vô số pháp lành khác mới có thể xuất hiện tiếp theo được. 3 tâm hạnh đó là:
- Thứ nhất là lòng tôn kính Phật
- Thứ hai là lòng từ bi
- Thứ ba là tâm khiêm hạ.
Ba tâm hạnh này giống như 3 chân kiềng của một cái vạc, cái đỉnh mà trên đó ta sẽ có thể đặt tiếp theo vô số những báu vật khác của tiến trình tu tập.
Vô số công hạnh khác như Nhẫn nhục, Vi tha, Trầm tĩnh, Bình đẳng, Hoan hỷ vân vân… đều chỉ có thể thành tựu tốt đẹp trên nền tảng của 3 tâm hạnh đó mà thôi.
1. Ngã mạn là bệnh lớn của lòai người:
Nếu chúng ta kiên nhẫn tu hành, sẽ càng lúc thu thập được nhiều công đức lành, tích lũy được nhiều thắng phước, rồi dần dần đạt được nhiều thành công. Đó là điều chắc chắn. Nghĩa là ngay từ ban đầu, chúng ta đã đi đúng hướng, đã ít phạm sai lầm nên mới có kết quả tốt đẹp về sau.
Nhưng điều trớ trêu là từ những cái rất đúng rất đẹp đó, một sai lầm xuất hiện. Đó là tâm kiêu mạn.
Tâm kiêu mạn là một loại tình cảm thích thú, khoái trá, hả hê, sung sướng khi thấy mình hơn người khác.
Chuyện hơn thua nhau là chuyện bình thường ở trên đời. Có khi ta hơn người, có khi người hơn ta. Khi ta hơn, ta vẫn biết là ta hơn; khi người hơn, người vẫn biết là người hơn. Đó là chuyện bình thường không có gì là sai trái. Điều nguy hiểm chính là tình cảm khoái trá đi kèm theo đó. Sự khoái trá đó gây cho người ta cảm giác hạnh phúc.
Nhiều người còn bị ảo tưởng là mình vượt hơn người khác trong khi thật sự thì thua kém rất nhiều. Nhưng khi tự cho mình hơn người, một sự khoái chí, sung sướng cũng có mặt.
Mỗi khi hưởng thụ niềm vui sướng hạnh phúc, chúng ta luôn luôn bị hao tổn bớt phước mà mình đã gây tạo trong quá khứ, đó là quy luật tất nhiên của Nhân quả. Nhưng có những niềm vui không làm hao tổn phước bao nhiêu, ví dụ như cảm giác hạnh phúc khi làm được việc từ thiện. Hoặc thậm chí có loại niềm vui còn làm tăng thêm công đức, ví dụ như ta vui mừng khi thấy người khác thành công hạnh phúc, theo đúng Hỷ tâm trong Tứ vô lượng tâm.
Còn lại, hầu hết sự thụ hưởng niềm vui đều làm tiêu hao bớt phước trong quá khứ. Tuy nhiên, có một khoái cảm, mà khi hưởng thụ nó, làm chúng ta thiệt hại không lường được, đó là sự sung sướng khi cho rằng mình vượt hơn người khác. Khoái cảm đó, ý nghĩ đó gọi là tâm kiêu mạn.
Ví dụ như trong học tập, đôi khi chúng ta vượt trội hơn các bạn cùng lớp; trong kinh doanh, đôi khi chúng ta thành công hơn đồng nghiệp; trong nghệ thuật, đôi khi chúng ta được ái mộ hơn nghệ sĩ khác; trong diễn giảng, đôi khi chúng ta thu hút hơn các đồng đạo khác vân vân… Đó đều là những chuyện bình thường trên thế gian này, vì cuộc đời vốn đầy những cái chênh lệch hơn kém như thế. Nhưng đến khi nào chúng ta xuất hiện một tình cảm của sự khoái trá thích thú vì được hơn người khác, đó là lúc tai họa bắt đầu. Tâm kiêu mạn đó trước hết sẽ phá vỡ những đức tính tốt đẹp có sẵn trong lònh mình. Ví dụ trước đây ta là người trầm tĩnh, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, sự trầm tĩnh đó sẽ biến mất, thay vào đó là sự hấp tấp, vụt chạc, dễ nỗi nóng. Ví dụ trước đây ta là người hiền lành, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ác độc. Ví dụ như trước đây ta sống đời thanh bai trong sạch, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ô nhiễm, vân vân…
Sau khi những đức tính tốt đẹp trong tâm biến mất, điều chắc chắn là chúng ta sẽ bắt đầu làm nhiều điều bậy bạ sai lầm để tổm phước trầm trọng. Ví dụ chúng sẽ bắt đầu có thái độ hống hách khinh dễ người khác, hoặc nộ nạt mắng chưởi, hoặc mưu mô thủ đoạn, hoặc sa đọa đồi trụy…
Tiếp theo việc hết phước là tài năng biến mất dần dần. Theo luật Nhân quả, phước đức sinh ra tài năng. Phước hết, tài năng sẽ mất theo. Một bài báo đăng trên Giác Ngộ với tựa đề Sống thiền kể về một ni sư được ngộ đạo trong một tu viện ở Đại hàn. Sau khi ngộ đạo, ni sư liền bỏ dở trách nhiệm trông coi nấu bếp để ra đi dù đã được sự khuyến khích của các vị tôn túc là nên tiếp tục công quả cho hết thời hạn ấn định. Một vị Bồtát cũng hiện ra trong giấc mơ cảnh báo rằng nếu ni sư không công quả cho trọn vẹn công đức thì sau này không thể thuyết pháp được. Nhưng ni sư đã bỏ qua tất cả lời khuyên đó để ra đi. Và như dự đoán, ni sư đã không thể thuyết pháp trong suốt cuộc đời mình dù rất có uy tín về đạo hạnh.
Chuyện khác Có một thầy tỳ kheo trẻ học kém so với đại chúng. Vì biết mình học dở nên thầy rất siêng năng công quả. Những việc khó khăn nặng nhọc trong chùa đều được thầy xông pha gánh vác như đắp đường, bơm nước, kể cả may quần áo cho huynh đệ. Sau này thầy có dự một khóa học diễn giảng rồi về trụ trì một ngôi chùa ở miền Tây, và bắt đầu đi thuyết giảng đây đó, rất được cảm tình của Phật tử. Nhiều huynh đệ ngạc nhiên vì kết quả bất ngờ này; trước đó ai cũng nghĩ thầy không thể nào ngồi trên bục giảng.
Những câu chuyện như thế chứng tỏ một quy luật của Nhân quả, phước đã tạo ra tài. Chúng ta cứ siêng năng làm các việc công đức rồi các công hạnh khác sẽ mở ra từ từ.
Ngược lại, khi kiêu mạn xuất hiện thì những đức tính tốt khác bị đánh vỡ; khi những đức tính tốt bị đánh vỡ thì những nghiệp bất thiện sẽ được gây tạo; khi những nghiệp bất thiện được gây tạo thì phước hết; khi phước hết thì tài năng cũng biến mất theo. Đó là tiến trình tất nhiên của tâm kiêu mạn.
Thế là từ những thành công tốt đẹp, từ những khả năng đáng quý, từ những ưu điểm nỗi bật, chúng ta sẽ khởi lên tâm kiêu mạn. Và rồi tâm kiêu mạn đó sẽ đưa chúng ta trở lại tầm thường như buổi đầu chưa có gì cả. Ngay khi thành công, mầm mống của thất bại đã có mặt; ngay khi tài giỏi, mầm mống của kém dở đã khởi động; ngay khi được ưu điểm, mầm mống của khuyết điểm cũng sinh ra. Đó là nghịch lý đau đớn, khiến chúng sinh khó lòng bứt phá để vượt lên thành một vị thánh siêu thoát. Tất cả chỉ bởi vì tâm kiêu mạn.
Hiểu được điều này, chúng ta phải tu tập, phải chuẩn bị trước tâm khiêm hạ rất kỹ lưỡng để đón chờ những thành công đến với cuộc đời mình. Vì do phước đời trước, biết đâu chúng ta cũng sẽ có những thành công đáng kể nào đó trong đời. Bây giờ thì chưa có gì, nhưng ai biết được ngày mai điều diệu kỳ nào sẽ tới. Nhưng nếu chúng ta không đủ lòng khiêm hạ thì những thành công tương lai sẽ là con đường dẫn đến địa ngục!
Những triều đại vua chúa nối tiếp trong lịch sử cũng không ngoài quy luật nghiệt ngã này. Thông thường các vị vua đầu tiên là những người đi lên từ gian khó, biết sống khiêm tốn vì xuất thân từ quá khứ tầm thường của mình. Chính lối sống khiêm cung giữ mình nghiêm cẩn đó làm cho công đức còn thành tựu. Nhưng đến những đời con cháu về sau vừa mở mắt chào đời là đã được quỳ lạy, hầu hạ và lớn lên trong sự tôn xưng của mọi người. Do sống trong môi trường “độc hại” của sự cung kính đó từ bé nên các công chúa hoàng tử dường như khó biết được cảm giác tầm thường kém cỏi là gì, lúc nào cũng tự cho mình là người trên kẻ trước. Họ bị buộc phải kiêu mạn. Vì kiêu mạn nên những đức tính tốt đẹp của cha ông ban đầu không còn tồn tại nữa. Triều đại đi dần đến chỗ suy tàn vì những đời vua sau quá tệ hại.
Ví dụ như vua Lý Thái Tổ khai sinh triều đại nhà Lý là người văn võ song toàn, tài đức kiêm tu. Vua thông thạo binh thư đồ trận, võ học, toán số, tướng số, y lý, văn chương. Vua có thể phi thân qua mái nhà bình thường. Sư Vạn Hạnh là một kỳ nhân phi thường, đã dạy cho vua đầy đủ những khả năng của một lãnh tụ xuất chúng. Vì thế vua mới được trọng dụng vào kinh đô chỉ huy toàn bộ quân giám vệ canh giữ kinh thành trước khi được triều thần đưa lên ngôi. Tài đức của vua đã làm tất cả triều đình thán phục, nên khi vua Lê Ngọa Triều mất, triều thần buộc phải nghĩ tới con người uy đức đường bệ, tài năng xuất chúng, đạo đức cao cả này.
Muốn hiểu được những nhân vật phi thường trong lịch sử, các nhà sử học phải cực kỳ thông minh, hoặc phải có nhiều khả năng gần giống như vậy. Tiếc thay, các nhà sử học khi tái hiện hình ảnh của các vĩ nhân thường không hiểu đầy đủ như thế, chỉ bởi vì họ không hề biết các môn học mà người xưa đã am tường giỏi giắn, họ chỉ sở trường về văn chương viết lách mà thôi.
Những đời vua kế theo cũng còn giữ được cái đức của Lý Thái Tổ trong tài năng và tu tập Phật Pháp nên được toàn dân tin yêu. Đến đời Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông do hết phước nên bị Trần Thủ Độ cướp ngôi. Nhưng một số vương tử chạy thoát qua Cao ly cũng gây nên những công nghiệp hiển hách, đã từng giúp Cao ly đánh bại quân Mông cổ. Lúc đó người Việt chúng ta đã thắng quân Mông cổ tại 2 nơi, một tại quê hương mình, một tại Cao ly; có người còn làm đến tể tướng Cao ly.
Triều đại nhà Trần cũng vậy, những vị vua đầu tiên cực kỳ giỏi và mộ Phật Pháp không kém các vua nhà Lý. Vua Lý Thái Tông quả thật là một thiền sư cư sĩ, đã để lại những tác phẩm thiền học, Phật học giá trị. Vua Thánh Tông, Nhân Tông sống như thánh. Riêng vua Nhân Tông đã xuất gia để trở thành sơ tổ của thiền phái Trúc lâm Yên tử. Nhưng những đời vua sau thì kém dần, cuối cùng bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, như cách Thủ Độ đã đối xử với nhà Lý.
Riêng triều đại nhà Trần đã xuất hiện một Trần Quốc Tuấn vô cùng kiệt hiệt. Ông đã lãnh đạo quân đội một cách xuất sắc để đánh bại quân đội Mông cổ 3 lần, giữ gìn vẹn toàn bờ cõi. Cũng như các hoàng thân khác của nhà Trần, Quốc Tuấn cũng tinh thông võ nghệ, binh thư, đồ trận, và cũng hâm mộ Phật Pháp. Các vương tử nhà Trần và nhà Lý đều giống nhau ở chỗ rất sở trường về “nội lực”, một công phu đặc biệt của võ học nhằm tạo nên sức mạnh lạ thường, rất giống với Thiền và Yoga. Chính công phu Nội lực này đã tạo thành tinh thần bất khuất của tướng sĩ bấy giờ, bên cạnh phong cách hiền lành của đạo Phật. Lớn tuổi, việc nước đã yên, Ông bèn đi chuyên sâu về Thiền định.
Đạo Phật cũng không ra ngoài quy luật đó. Vào những giai đoạn Phật Pháp hưng thịnh, từ vua tới quan đều mộ đạo và tôn trọng Tăng Ni. Các chùa thường xuyên được lễ bái cúng dường. Tu sĩ là lớp người được nhiều ưu đãi. Sống trong một không khí mà đi tới đâu cũng được mọi người cung kính, lễ bái, tôn sùng thì chỉ có thánh mới giữ được tâm bất động, còn lại đa phần đều phải thích thú tự hào, và đi dần đến kiêu mạn. Nhưng dù sao nếu từ lúc bắt đầu vào chùa mà người tu được rèn luyện kỹ càng về tâm khiêm hạ thì cũng không đến nỗi bị sự cung kính của mọi người làm cho kiêu mạn quá đáng. Nhưng tiếc rằng một thời gian dài, các chùa không biết chuẩn bị cho người mới tu tâm khiêm hạ, nên trong hoàn cảnh thuận tiện được nhiều ưu đãi, người tu bị tâm kiêu mạn đánh gục.
Các vị chân sư đầu tiên thường là người có đạo hạnh cao cả, mở mang Phật Pháp khiến cho từ quan tới dân đều ngưỡng mộ kính trọng. Những tu sĩ về sau không có gì đặc sắc nhiều nhưng vẫn được hưởng lây sự ưu đãi đó, nên dễ dàng sinh tâm tự tôn kiêu mạn.
Khi đã kiêu mạn rồi thì, như đã biết, các đức tính của người tu đó mất dần, các nghiệp bất thiện được gây tạo dần, và Phật Pháp cũng vì thế mà tuột dốc theo. Lúc đó ta sẽ thấy các tu sĩ thường là người tham lam, ích kỷ, giành giật, nói xấu lẫn nhau, vu khống qua lại, tính toán hơn thua, phạm hạnh khuyết lở…. Những năng lục tâm linh của người tu cạn kiệt dần. Mọi người nhìn vào càng lúc càng cười chê, gièm pha, hủy báng chung cả Phật Pháp. Đó là giai đoạn Phật Pháp thật sự đi vào giai đoạn suy vong nguy hiểm.
Lúc đó có thể có một vị Bồtát nào đó ở trên cõi trời thấy như vậy, động tâm phát nguyện sinh xuống cõi người để chấn hưng lại, và Phật Pháp sẽ được tạm thời hưng thịnh lần nữa. Chúng ta may mắn là còn có những vị Bồtát luôn theo dõi tình trạng Phật Pháp để ra tay cứu giúp.
Tình trạng Phật Pháp hiện nay chưa hẳn là suy, cũng chưa hẳn là hưng. Chưa suy vì ta còn thấy nhiều người theo Phật, còn thấy chùa chiền tiếp tục phát triển, giáo pháp còn được tuyên giảng đây đó. Nhưng cũng chưa hưng vì tu sĩ vẫn chưa chiếm được niềm tin yêu mạnh mẽ của quần chúng, vẫn còn chia rẽ nói xấu lẫn nhau.
Đạo Phật ngày nay chưa được diễm phúc như ngày xưa là được vua chúa tôn thờ, quan lại ngưỡng mộ. Các tu sĩ có người tốt và cũng có người xấu, mà lẽ ra tỉ lệ người chân tu phải chiếm đại đa số mới đúng. Đây đúng là tình trạng lửng lửng lơ lơ.
Trách nhiệm của Tăng Ni Phật tử hiện nay là phải làm sao cho Phật Pháp hưng thịnh trở lại rõ rệt, phải chấm dứt tình trạng lửng lơ nửa vời này. Trách nhiện này rất khó khăn nặng nề, nhưng còn có thể làm được chứ chưa phải là lúc Phật Pháp suy đồi hẳn. Khi Phật Pháp đã suy đồi thì chỉ có Bồtát mới xuất hiện vực dậy nỗi, chứ chúng ta không đủ sức.
Nhưng muốn phát huy Phật Pháp, chúng ta phải bắt đầu từ nơi chính mình trước, chứ không phải bắt đầu xây chùa trước. Chúng ta không nên sốt ruột đi vận động nơi này nơi kia vội mà nên âm thầm tu dưỡng đạo đức nơi chính mình trước. Nhiều ngày tháng tu dưỡng Đạo đức và Tâm linh sẽ khiến ta có năng lực kỳ lạ để thuyết phục mọi người tu hành chân chính trở lại. Khi đó mỗi lời ta nói ra nặng như núi, mạnh như bão tố, cuốn hút như xoáy nước sâu khiến nhiều người phải thức tỉnh.
Càng lúc càng có nhiều người thức tỉnh tu hành chân chính thì đạo Phật bắt đầu hưng thịnh dần dần trở lại. Đó là con đường đúng đắn nhất.
Người nào đã từng vất vả đấu tranh với lầm lỗi của mình, thanh lọc nội tâm mình, biết tôn trọng mọi người, giữ gìn tâm khiêm hạ, tự xem mình như cát bụi cỏ rác, trải lòng thương yêu muôn loài, âm thầm thiền định nhiếp tâm… sẽ tạo thành một cái gọi là đạo lực. Từ đạo lực này, những người nghe ta nói đều bị lay động dữ dội, không thể ngồi yên nữa, và phải bước tới. Thiếu đạo lực, người nghe sẽ nhàm chán dần, vì mơ hồ biết rằng người nói chỉ lập lại suông cái gì đã học chứ không thực hành trước.
Người có kinh nghiệm thực hành sẽ hiểu biết đường đi nước bước cặn kẽ hơn, và đương nhiên sẽ trình bày vấn đề kỹ lưỡng chi tiết hơn, do đó người nghe dễ hiểu hơn. Người không thực hành nói quanh co một hồi không dính dáng vào thực tế để có thể giúp người nghe biết cách thực hành theo.
Ví dụ khi ta nói về lòng Từ bi, nếu đã có thực hành trước, tự nhiên người nghe cảm nghe một sức mạnh thương yêu truyền sang và buộc họ phải thương yêu tiếp tục truyền sang người khác nữa. Nếu người nói không thực hành, người nghe không thấy cảm động và không cần phải thương yêu ai nữa.
Ngay cả người tu sĩ cũng vậy, nếu nghe giảng từ những tâm hồn rỗng thì cũng không muốn thực hành. Vì vậy, muốn cho Phật Pháp hưng thịnh, mỗi người chúng ta phải tu hành siêng năng kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Mà việc tu hành phải bắt đầu bằng cách xét lỗi của mình trước. Trong các lỗi về Đạo đức, kiêu mạn là cánh cửa đầu tiên mở đường vào cõi quỷ.
Những yếu tố khiến ta kiêu mạn
Một, hơn người khác về tài năng. Đây là nguyên nhân chính đưa đến kiêu mạn rõ rệt nhất. Thông thường thì người có tài vượt hơn người khác dễ được kính trọng nhất, vì vậy người ta hay tranh hơn nhau về tài năng để chiếm được sự ngưỡng mộ thán phục của mọi người. Người có tài rồi thì bị sự khoái trá của cảm giác hơn người chiếm lấy tâm hồn. Đó chính là kiêu mạn vì tài năng.
Ví dụ cùng là ca sĩ, người này dễ bị cảm giác là mình ca hay nhất; trong họa sĩ cũng bị cảm giác tranh mình đẹp nhất. Ngay cả giảng sư Phật học cũng vẫn có ý nghĩ là mình giảng hay nhất.
Vì vậy người có tài phải biết diệt trừ kiêu mạn, biết tôn trọng mọi người, lúc nào cũng mong sao cho mọi người giỏi hơn mình.
Hai, hơn người về địa vị, hoặc bằng cấp. Người có chức quyền lớn hơn thì đương nhiên phải được nhiều người vâng lời hơn, kính trọng hơn. Chính vì thường xuyên được nhiều người kính trọng vâng lời nên kẻ có địa vị lớn dễ bị kiêu mạn vì chức vụ của mình. Ví dụ một người là chủ tịch sẽ bị ý niệm chủ tịch đeo đẳng tâm hồn mình mỗi khi tiếp xúc với người, không quên được. Đúng ra chỉ nên nhớ tới trách nhiệm chủ tịch mà mình phải gánh vác hơn là nhớ đến địa vị chủ tịch đó. Có nhiều người lãnh đạo quốc gia mà thái độ rất khiêm hạ chỉ bởi vì họ biết quên địa vị khi tiếp xúc với mọi người.
Ba, hơn người về tuổi tác. Hầu hết mọi người đều bị kiêu mạn về tuổi tác, trừ những người chết non. Theo tập quán Á đông, người nhỏ tuổi phải biết kính trọng người lớn tuổi. Đây là nét văn hóa đẹp của Á đông. Riêng Việt Nam, để bày tỏ lòng kính trọng, chúng ta còn có rất nhiều đại từ để phân biệt người trên người dưới rõ ràng.
Và như thế, khi còn nhỏ, số người lớn tuổi như ông bà cô chú bác anh chị để chúng ta kính trọng đầy khắp chung quanh. Do đó, vô tình chúng ta thành tựu tâm khiêm hạ, mà khi có tâm khiêm hạ, chúng ta sẽ thành tựu nhiều công đức lành về sau. Đến khi lớn dần lên, người lớn để ta kính trọng chết dần, người nhỏ hơn như con cháu em út phải kính trọng ta sinh ra nhiều thêm. Ta bước dần vào một môi trường được kính trọng, ngược hẳn với lúc nhỏ. Đây chính là lúc nguy hiểm vì khi “bị” kính trọng nhiều như thế, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác khoái chí của kiêu mạn lúc nào không hay. Ta bị đẩy vào kiêu mạn mà mình không hề muốn. Và như đã nói, kiêu mạn làm hư hỏng tâm hồn nhanh chóng.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: Già sinh tật, đất sinh cỏ, là do ông bà ta đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống thực tế. Ông bà ta thấy sao ai lớn tuổi rồi tự nhiên khó tính cáu gắt, hờn giận, bèn gọi là già sinh tật, mà không hiểu tại sao, bèn cho rằng chuyện già sinh tật cũng tự nhiên như đất sinh cỏ vậy thôi. Thật ra sinh tật là dấu hiệu tâm hồn bị hỏng, bởi kiêu mạn. Khi chưa bị kiêu mạn bởi tuổi tác, chúng ta dễ là người độ lượng, tha thứ, từ tốn dễ thương. Khi có kiêu mạn vì tuổi tác rồi, những đức tính dễ thương hồi trẻ mất dần, chúng ta bắt đầu xuất hiện thái độ hay cự nự, nằm bỏ cơm không ăn, trách móc hờn dỗi đủ chuyện làm con cháu khổ sở.
Để tránh bệnh sinh tật lúc già đó, chúng ta phải chuẩn bị tu tập tâm khiêm hạ ngay từ bây giờ, nếu không về già làm khổ con khổ cháu.
Ngay cả người tu sĩ cũng vậy, tuổi đạo càng lớn càng dễ bị kiêu mạn vì hạ lạp. Lễ nghi cung kính trong đạo Phật còn kỹ lưỡng hơn ngoài đời rất nhiều nên người mới tu buộc phải có thái độ rất mực tôn trọng người tu lâu. Và quy luật tâm lý khắc nghiệt đó cũng không buông tha ai cả. Người tu lâu cũng sẽ bị kiêu mạn, thậm chí còn nặng hơn người đời, vì tuổi tác trong đạo, nếu người này không tu tập sâu sắc tâm khiêm hạ.
Thật ra phải tu chứng đến Alahán mới bứng hết gốc rễ của kiêu mạn, theo như Phật nói. Tu đến quả vị Anahàm thứ ba mà mạn trong 5 hạ phần kiết sử cũng còn. Phải chứng hẳn Alahán mới hết hẳn cái kiết sử mạn đó. Do đó bây giờ tuy chưa chứng Alahán, nghĩa là chưa hoàn toàn hết kiêu mạn, nhưng chúng ta khéo tu tập tâm Khiêm hạ cũng có thể kềm giữ tâm ý mình để không tạo nghiệp khoe khoang hay khinh thường người khác.
Bốn, khi được người tôn trọng vâng lời. Có nhiều nguyên nhân để được người khác tôn trọng vâng lời, nhưng một khi đã được tôn trọng vâng lời rồi thì tâm kiêu mạn rất dễ xuất hiện.
Tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, được vâng lời. Ta chỉ thích đến nơi đâu mà ta được tôn trọng, và sẽ tránh xa nơi mình bị coi thường. Ai cũng vậy, cũng cần được yêu thương và tôn trọng. Biết như thế, ta phải tu dưỡng đạo đức sao cho có thể yêu thương và tôn trọng mọi người tràn đầy. Chúng ta tu tập Từ bi để yêu thương, chúng ta tu tập Khiêm hạ để tôn trọng. Có thể chúng ta không có tiền bạc vật chất để biếu tặng mọi người, đôi khi chúng ta cũng chưa đủ Phật Pháp để san sẻ với người, nhưng chúng ta có thể có rất nhiều tình Thương yêu và sự Tôn trọng để dâng tặng cho cuộc đời, cho con người. Lòng thương yêu và sự tôn trọng đó cũng khiến cho nhau được an vui ấm áp.
Khi người Phật tử đến chùa đâu có được tiếp xúc trực tiếp với đức Phật. Họ chỉ nương tựa vào Tăng Ni để tìm đạo lý, tìm chỗ dựa tinh thần. Nhưng để làm chỗ dựa tinh thần cho Phật tử, Tăng Ni phải có lòng thương yêu rất lớn. Người ta chỉ nương tựa vào nơi nào có bóng dáng của Thương yêu mà thôi. Vì vậy người xuất gia không được giữ lâu lòng hận thù, ganh ghét, ích kỷ. Phải nhanh chóng phá vở sớm ngày nào hay ngày ấy.
Ngoài ra, chúng ta còn phải có lòng tôn trọng Phật tử nữa. Trên nguyên tắc, người cư sĩ phải tôn kính người xuất gia, thậm chí ở Việt Nam người Phật tử còn phải xưng con với Tăng Ni bất kể tuổi tác. Nhưng đạo đức Khiêm hạ cũng buộc người xuất gia cũng phải biết tôn trọng người Phật tử trở lại. Chúng ta không được nghĩ rằng bổn phận người cư sĩ chúng ta, còn chúng ta thì không bị bắt buộc như thế. Thật ra cả hai đều phải tôn trọng lẫn nhau, chỉ khác là cách thức tôn trọng mỗi bên mỗi khác. Cư sĩ tôn trọng Tăng Ni theo đúng bổn phận người em, người học trò. Tăng Ni tôn trọng Phật tử theo đúng bổn phận của người đệ tử Phật với nhau, của con người và con người với nhau; và còn phải yêu thương người Phật tử như người đi trước với người đi sau nữa. Hãy nhớ rằng hễ là con người, ai cũng cần được, và đáng được thương yêu tôn trọng. Chúng ta không được quên điều này.
Chúng ta không nên đòi hỏi sự tôn trọng cho chính mình, vì đó là tham vọng và kiêu mạn, nhưng chúng ta lại có bổn phận tôn trọng người. Đây là nguyên tắc của Đạo đức.
Chúng ta càng phải khéo léo quý hóa những Phật tử nghèo, bệnh hoạn, tật nguyền vì họ rất dễ tủi thân. Người tu phải đủ đạo lực để nhìn thấy họ đang ngồi lặng lẽ ở một góc nào đó trong sân chùa. Tại sao phải gọi là đủ đạo lực mới nhìn thấy? Bởi vì trước mắt chúng ta đang bị che bởi những người giàu có sang trọng hơn. Nếu không có lòng thương yêu chúng sinh, chúng ta sẽ không thấy được những người nghèo đang có mặt ở chùa.
Tâm kiêu mạn còn sinh ra một khát vọng ghê gớm hơn, chính là tham vọng quyền lực. Đây cũng là một bản năng rất sâu kín của con người, rất nguy hiểm. Sở dĩ người ta muốn có quyền lực bởi vì quyền lực cho người ta được quyền quyết định số phận của người khác, được người khác phải vâng phục, sợ hãi, cung kính.
Để tranh giành quyền lực, con người đã tưới máu khắp cả hành tinh này. Ở mức độ tranh giành quyền lực nhỏ, người ta chỉ công kích nói xấu nhau chút đỉnh. Nhưng ở mức độ tranh giành quyền lực lớn như cỡ quốc gia, sự tình không hề đơn giản, người ta sẵn sàng giết nhau không thương tiếc.
Nếu thích người khác phải nghe lời mình, chúng ta cũng đang ngấm ngầm có tham vọng quyền lực rồi đấy. Người tu đúng thích nghe lời người khác để diệt bản ngã, nhất là được vâng lời những kẻ trí tuệ đạo hạnh thanh cao. Người không biết tu thì thích được người khác vâng lời mình. Đó là dấu hiệu của kiêu mạn, tham vọng, ngã chấp, và dĩ nhiên là tội lỗi.
Kiêu mạn tàn phá công đức, nhân cách
Ở mức độ thấp, kiêu mạn phá dần những đức tính tốt của mình, làm cho mình trở nên xấu đi. Ngay cái ý niệm tự cho mình hơn người khác cũng là xấu rồi.
Còn ở mức độ lớn, kiêu mạn lộ ra bên ngoài khiến ta làm nhiều chuyện ác độc, có thể đọa địa ngục về sau.
Kiêu mạn luôn dẫn đến ô nhiễm, đó là nguyên lý tuyệt đối đúng! Ô nhiễm được biểu hiện ra 5 điều sau đây:
Nóng nảy – Tham ái – Tham dục – tham vật chất – Chuộng hình thức
Thứ nhất là nóng nảy. Khi có ngã mạn, chúng ta thường nỗi nóng dễ dàng khi có chuyện trái ý nghịch lòng.
Không phải người tu lúc nào cũng xuề xòa buông xuôi thụ động, mà đôi khi phải có thái độ rõ rệt trước việc làm sai trái của người khác. Nhưng khi la rầy, người nỗi nóng và người không nỗi nóng khác nhau rất xa. Người trầm tĩnh có thể nghiêm mặt để buộc kẻ có lỗi phải biết sợ, nhưng trong lòng không bị “bốc hỏa”. Còn người nổi nóng thì tâm bị “vỡ”, có cảm giác bốc hỏa thật sự trong lòng. Thái độ người này sẽ có vẻ dữ, hung hăng, đôi khi lóc chóc, có thể làm người ta sợ nhưng không phục lắm.
Tâm khiêm hạ làm chúng ta bình tĩnh, và có uy, có thể im lặng nhìn mà vẫn làm kẻ có lỗi phải sợ. Tâm kiêu mạn làm chúng ta nổi nóng, kém uy đức, khiến người khác không phục lắm.
Thứ hai là tham ái. Thứ ba là tham dục. Tham ái và 2 tham dục khác nhau một chút.
Tham ái là tình cảm thương yêu giữa nam và nử. Tham dục là sự ham thích về nhục dục. Thông thường thì tham ái đưa đến tham dục, ví như nam nử yêu nhau rồi tiến đến hôn nhân. Nhưng cũng có khi không cần tình cảm vẫn có tham dục, ví như những trường hợp mua bán dâm mà báo chí vẫn đăng tải.
Khi kiêu mạn tràn đầy thì tham dục và tham ái sẽ từ từ hiện diện, dù trước đó chúng ta giữ được trong sạch. Có những người tu luyện theo một tông phái đặc biệt có thể phát triển loại thần thông chữa bệnh, tiên tri, thay đổi hoàn cảnh. Nhưng vì không khéo giữ tâm khiêm hạ nên người này dần dần bị kiêu mạn chi phối. Và theo quy luật khắc nghiệt của tâm lý, kiêu mạn xuất hiện thì tham ái và tham dục sẽ nối theo.
Thứ tư là tham vật chất. Trước kia chưa kiêu mạn, chúng ta có thể sống thanh bai giản dị, không cần vật chất nhiều, dễ dàng bố thí, sống bình an trong hiện tại, không bận tâm tới thiếu đủ của ngày mai, không thích tích lũy. Nhưng nếu có kiêu mạn hiện diện trong tâm, mọi cái sẽ từ từ thay đổi. Chúng ta sẽ cảm thấy tiền bạc là quan trọng, thích giàu có, tích lũy, tham lam. Đó chính là dấu hiệu của ô nhiễm.
Thứ năm là chuộng hình thức. Khi còn khiêm hạ, chúng ta chỉ chú trọng nhiều vào nội dung thực chất, vào tâm hồn trí tuệ. Hình thức dĩ nhiên cũng cần phải có nhưng không được quan tâm nhiều. Ví dụ đối với ngôi chùa, ta sẽ quan tâm nhiều về việc tu học của đại chúng hơn là tô điểm cảnh quan; ví dụ đối với việc làm từ thiện, ta sẽ quan tâm đến người cần giúp hơn là phô bày.
Khi nào chúng ta còn giữ được tâm khiêm hạ thì 5 cái ô nhiễm này tạm thời tránh xa mình một chút. Một chút thôi chứ không phải mất luôn. Rồi đến khi nào tâm ta xuất hiện kiêu mạn thì 5 cái ô nhiễm này ập tới liền. Vì vậy người tu phải khéo léo giữ gìn tâm khiêm hạ suốt đời để đừng bị ô nhiễm xâm chiếm. Chúng ta phải cảnh giác thường xuyên đối với tâm kiêu mạn, phải làm sao nhanh chóng nhận ra ý niệm kiêu mạn ngay khi nó vừa mới manh mún. Cái khả năng nhanh chóng nhận ra ý niệm kiêu mạn ngay khi nó vừa mới manh mún chính là trí tuệ. Trí tuệ trong đạo Phật chính là khả năng kiểm soát tâm niệm sai lầm của mình; còn những hiểu biết kiến thức chỉ là nền tảng ban đầu mà thôi.
Như chúng ta đã nói, đỉnh cao trí tuệ trong đạo Phật chính là vô ngã. Chúng ta phải luôn luôn nhắm đến cái đỉnh này để giữ lộ trình tu tập của mình không bị sai lệch. Có khi chúng ta rẽ phải một chút, có khi chúng ta rẽ trái một chút, nhưng lúc nào chúng ta cũng nhắm đến cái đỉnh Vô ngã đó, và sẽ không sợ lạc đường.
Tuy nhiên vô ngã không đơn giản chút nào. Có người tu tập thiền định đắc được sơ thiền, thấy tâm mình rỗng rang như là không còn gì trong đó nữa, thấy tâm mình như hố thẳm không đáy, có cảm giác như mình buông tay không còn nắm giữ điều gì, nên nghĩ mình đã chứng vô ngã. Thật sự lúc đó bản ngã vẫn còn rất lớn. Rồi đến như nhị thiền tắt sạch vọng niệm, tâm như trời đất bao la khiến hành giả không còn nghi ngờ rằng mình đã chứng rất cao. Đâu ngờ rằng bản ngã vẫn mỉm cười ngạo nghễ.
Chúng ta phải hiểu rằng vô ngã tức là trở thành toàn thể vũ trụ.Ý nghĩa này rất lớn. Vì vậy đừng bao giờ xem thường sự tồn tại nguy hiểm của bản ngã, cũng như đừng bao giờ xem thường giá trị siêu việt của vô ngã.
Thật ra chúng ta vẫn nghe giảng dạy về ý nghĩa vô ngã và đôi khi ngồi thiền có quán vô ngã một chút bằng cách quán thân này hư ảo không phải là ta, những tư tưởng tiếp nối thay đổi này là hư ảo không phải là ta. Chúng ta hy vọng quán vô ngã như vậy sẽ đi đúng đường về vô ngã. Nhưng thật ra tu vô ngã như vậy là thiếu căn bản. Vì sao? Vì chưa khéo léo đi xuyên qua việc tu tập tâm khiêm hạ.
Quán vô ngã như trên cũng tốt, cũng làm thân tâm nhẹ nhàng, vẫn nhiếp tâm được. Nhưng điều rất lạ là kiêu mạn vẫn tiềm tàng tồn tại. Đây quả là điều rất lạ. Chính vì vậy mà chúng ta nói, nếu không tu tập khiêm hạ thì quán vô ngã như trên vẫn chưa kỹ.
Kiêu mạn chỉ là một ý niệm không có thực thể, nhưng chi phối được tâm hồn nhân cách của con người. Đó chỉ là một ý niệm tự cho mình hơn người. Khi quán thân tâm này không thật, chúng ta không đánh thẳng vào ý niệm tự cho mình hơn người đó. Vì vậy tuy thấy tâm hồn có nhẹ nhàng hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa gỡ ra được ý niệm tự kiêu.
Do đó, chúng ta phải khôn ngoan đi qua con đường tu tập khiêm hạ để diệt trừ ý niệm kiêu mạn thầm kín đó trước khi đi sâu vào quán vô ngã. Tu tập khiêm hạ để thấy mình tầm thường nhỏ bé như cát bụi cỏ rác, chưa phải là đỉnh cao trí tuệ, nhưng vô cùng cần thiết.
2. Tu tập khiêm hạ:
a) Cầu Phật gia hộ:
Trước khi tu tập tâm khiêm hạ, chúng ta phải biết lễ Phật cầu gia hộ, vì tất cả công đức lành đều từ công đức tôn kính Phật mà thành tựu. Tôn kính Phật là công đức căn bản của mọi công đức khác.
Có 2 cực đoan cần phải tránh, đó là,
một, chủ trương mọi điều phải tự mình tạo ra, không nhờ cậy đến ai bên ngoài, kể cả Phật. Người chủ trương như vậy cực kỳ kiêu mạn nhất là mỗi khi có chút thành công gì đó. Và người như vậy cũng không thành công lâu dài, thất bại sẽ đến sớm.
hai, là cái gì cũng cầu xin và chờ đợi thần thánh giúp đỡ, không chịu cố gắng làm việc hay tạo phước bởi nỗ lực của chính mình. Người như vậy có vẻ khiêm hạ, nhưng thật ra là nhu nhược, yếu đuối và ích kỷ. Dĩ nhiên nếu không có tạo phước thì cũng chẳng có thành công nào đến với mình.
Còn trung đạo là vừa biết nỗ lực tự thân, vừa biết cầu Phật gia hộ. Sở dĩ chúng ta phải nỗ lực tự thân vì chúng ta biết có luật Nhân quả, có gieo mới có gặt. Nếu chúng ta không cố gắng hành động thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Còn sở dĩ chúng ta phải biết cầu Phật gia hộ vì cái ta không thật có, cho nên lòng Từ bi và uy lực của Phật vẫn đến được với tâm hồn mình. Nếu cái ta có thật thì không ai cảm ứng với ai được vì mỗi người là một khối đá cứng chắc.
Chúng ta sẽ quỳ dưới Phật đài, chân thành phát nguyện: xin mười phương Phật gia hộ cho con lúc nào cũng thấy mình tầm thường nhỏ bé, chỉ như là cát bụi cỏ rác mà thôi, xin cho con biết tôn trọng mọi người, dù là người nghèo khổ hèn kém.
Nhờ lời khấn nguyện đó, mỗi khi ý niệm kiêu mạn nỗi lên, tự nhiên Phật sẽ gia hộ ta phát hiện ra ý niệm đó nhanh chóng, không để ta rơi vào lầm lỗi.
b) Khi tọa thiền:
Khi bước vào tọa thiền, ta bắt đầu công phu bằng cách khởi tâm tôn kính Phật, quán từ bi, và tác ý khiêm hạ. Khi tác ý khiêm hạ, ta phải tự xem mình như cát bụi, như cỏ rác.
Một cô Phật tử đã từng bị bệnh tâm thần lên viếng chùa. Thầy trụ trì nhận thấy nguyên nhân bệnh của cô là do kiêu mạn, nên khuyên cô hãy tác ý xem mình như cát bụi cỏ rác để đối trị tâm bệnh như thế. Vài hôm sau khi được hỏi lại, cô nói không thể xem mình như cát bụi cỏ rác được vì nghĩ mình là con người đàng hoàng. Thầy trụ trì nói cô bị bản ngã cứng quá nên không thể xem mình như cát bụi cỏ rác được, chứ còn rất nhiều người đều làm được như thế. Cô có vẻ nhận ra. Sau này cô ráng thực hành theo, tự nhiên bệnh tâm thần bớt dần, đến độ có thể đi làm việc được.
Chúng ta cũng vậy, khi ngồi thiền phải biết xem mình như cát bụi cỏ rác, và nhớ nghĩ đến công đức của Phật bao la vời vợi không thể đo lường được. Ngày hôm nay chúng ta có làm được chút xíu công đức gì đó như tụng kinh, bố thí, cúng dường, thuyết pháp, cất chùa… so với Phật thì chỉ như hạt cát. Công đức Phật như biển cả mênh mông mà chúng ta chỉ là giọt nước; công đức Phật như ngọn cao sơn mà chúng ta chỉ như hạt bụi.
Khi đức Phật xuất hiện ở kiếp cuối cùng thì thế giới chưa có phương tiện kỹ thuật như bây giờ, con người chưa thể giao lưu rộng rãi với nhau qua các vùng đất rộng lớn, nên Phật cũng chỉ giáo hóa tới lui vùng Nepal, Đông Bắc Ấn độ. Số người được Phật hóa độ không thể gọi là quá nhiều. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng trước đó và sau đó là khác. Từ vô lượng kiếp trước, Phật đã gieo duyên giáo hóa chúng sinh vô biên vô lượng với vô số hóa thân.
Vì thế, trong kinh điển Đại thừa, Bồtát Phổ Hiền nói rằng: Ta dùng đạo nhãn xem khắp tam thiên đại thiên thế giới, không thấy có chỗ nào mà Phật không từng bỏ thân mạng vì chúng sinh. Nghĩa là sự hy sinh của Phật đối với chúng sinh là không bờ bến. Phải có công hạnh vị tha gần như tuyệt đối như vậy một người mới có thể chứng thành Phật quả. Và chỉ có Bồtát mới hiểu được điều đó vì các ngài cũng đang thực hành công hạnh Bồtát nên mới hiểu Phật được như vậy.
Vô số chúng sinh nhờ ơn Phật giáo hóa vẫn an trú cõi trời. Khi Phật chứng đạo, số chư thiên tử đến học đạo với Phật cũng rất đông.
Và sau khi Phật diệt độ, ảnh hưởng của Phật để lại cho nhân loại là vô giá. Ngày nay khi trình độ nhận thức con người tăng cao, những nhà trí thức trên thế giới đều phải công nhận rằng đạo Phật là cao quý nhất trong tất cả tôn giáo của nhân loại.
Chúng ta với tâm trí cạn cợt của phàm phu nên không thể hiểu Phật như các vị Bồtát. Chính vì hiểu Phật nên Bồtát Phổ Hiền đã giới thiệu 10 hạnh cao quý của chư vị Bồtát, trong đó, công hạnh ban đầu là nhất giả lễ kính chư Phật. Ngày nay chúng ta có tu theo bất cứ công hạnh nào cũng phải lấy hạnh tôn kính Phật làm căn bản. Nếu một pháp môn nào, một tông sư nào giới thiệu các phương pháp tu khác nhau, nếu thiếu giới thiệu về hạnh tôn kính Phật thì con đường đó vẫn thiếu căn bản. Ví dụ lục độ gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, vẫn thiếu Lễ kính Phật. Hoặc chủ trương cho tâm mình là Phật rồi không thiết tha lễ kính Phật, vẫn là mất căn bản.
Khi ngồi thiền, chúng ta vì hiểu được công đức vô lượng của Phật nên biết mình chỉ là cát bụi cỏ rác. Nếu không hiểu như vậy, chúng ta cứ tưởng mình giỏi lắm, cao lắm, quan trọng lắm, hơn người nhiều lắm… thật là đáng thương. Đôi khi trong đời, chúng ta cũng làm được một số điều hay nào đó, nhưng hãy tỉnh táo nhớ rằng những điều đó chưa đáng là gì so với chư Thánh. Phải hiểu như vậy, ta mới chân thành xem mình chỉ là cát bụi cỏ rác. Nếu không, dù có khởi nghĩ mình là cát bụi cũng không thành tâm, cũng rất gượng gạo.
Càng có trí tuệ hiểu được Phật thêm chút nào, tự nhiên tâm ta thêm khiêm hạ chừng nấy, đó là lý do tại sao người có trí thường là người khiêm hạ; ngược lại, người kém trí dễ là người kiêu mạn. Khi đủ tâm khiêm hạ, chúng ta chỉ xin được làm hạt bụi nơi bước chân Phật dẵm qua mà thôi.
c) Khi có dịp đạt được những kiến thức đặc biệt:
Đôi khi chúng ta may mắn được truyền thụ một số kiến thức đặc biệt nào đó, hoặc do tự mình tìm ra những kiến thức đó, phải nhanh chóng tỉnh táo thấy rằng những hiểu biết đó so với chư Thánh chẳng đáng là gì cả, vẫn còn cạn cợt, và chưa phải tuệ giác của sự chứng ngộ.
Ví dụ như khi ta học về Tứ Niệm xứ để quán sát thấy Thân là bất tịnh, Thọ là khổ, Tâm là vô thường, Pháp là vô ngã. Chúng ta thực hành và thấy được an lạc. Hoặc theo lý Không của Bát Nhã kinh để quán sát tất cả là không, và cũng cảm thấy tâm có an lạc. Nhưng chúng ta phải hiểu điều này nữa, tất cả điều đó đều là học hỏi của Phật, lập đi lập lại trong tâm mình để bớt vọng tưởng phiền não, chứ chưa hề là sự chứng ngộ sâu xa vi diệu nào cả. Dù có được một ít an lạc vẫn là còn rất cạn so với chư Thánh.
Chúng ta nhớ câu chuyện về Bố đại hòa thượng là một ông già vui tính, mập mạp, lúc nào cũng vác theo một túi vải bự trên vai. Ngài thường hay chơi đùa với trẻ, và nhiều lúc cũng bày tỏ thần thông siêu phàm. Không ai biết được ngài là ai, đến từ đâu, mặc dù cũng thán phục ngài về nhân cách và trí tuệ. Mãi đến khi mất, ngài ngồi kiết già thị tịch sau khi để lại bài kệ:
DI lặc chân Di lặc
Hóa thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân thường bất thức.
Nghĩa là:
Di lặc thật sự là Di lặc
Đã hóa thân vô số khắp nơi
Lúc nào cũng dạy dỗ mọi người
Nhưng người đời thường không biết.
Chúng ta hãy nghĩ một người có thể hóa thân ra vô lượng, hoặc hiện thành hình hài cụ thể, hoặc chỉ là tâm linh, để đến với vô số chúng sinh trong các nẻo luân hồi, thật không thể dùng lời để diễn tả sự vĩ đại như thế. Tâm chứng như thế so với chúng ta hiện nay thì đúng là đại dương so với giọt nước. Chúng ta chỉ ngồi thiền được vài giờ, hiểu một số kinh điển, thương được một ít chúng sinh, đôi khi thuyết được ít bài pháp thì đừng vội thấy mình là to tát. So với Phật, chúng ta chỉ là cát bụi, đó là cách nói chính xác, không hề cường điệu chút nào.
Ví dụ ở trường Phật học, chúng ta học được bộ kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa, thậm chí bộ kinh lớn Hoa Nghiêm thì cũng chưa là gì ghê gớm cả. Đừng để những sở học đó làm xuất hiện tự hào kiêu mạn trong lòng mình.
d) Khi giỏi hơn người chung quanh:
Có trường hợp do phước quá khứ, cộng với nỗ lực của hiện tại, chúng ta được thành tích giỏi hơn nhưng người chung quanh. Ví dụ như chúng ta được xếp hạng cao trong lớp, hoặc được Phật tử quý mến cúng dường nhiều hơn, hoặc được bằng cấp tốt hơn huynh đệ… Những trường hợp như vậy, chúng ta phải khéo tác ý để ngăn chận tâm kiêu mạn xuất hiện. Tác ý như sau.
Thứ nhất, phải nghĩ rằng mình giỏi, còn có nhiều người giỏi hơn, mà giỏi cực kỳ chứ không phải giỏi sơ sơ.
Thứ hai, so với chư Thánh thì ta chỉ là hạt bụi.
Thứ ba, nếu vì một chút giỏi này mà kiêu mạn thì sẽ mất tất cả, sẽ đọa xuống trở lại sự tầm thường.
Thứ tư, mong cho những huynh đệ chung quanh đó sẽ giỏi hơn mình.
Chúng ta đừng tác ý thấy mình dở hơn huynh đệ trong khi thật sự thì mình giỏi hơn, vì đạo Phật là đạo của sự chân thật. Tuy nhiên trong cái giỏi hơn đó, chúng ta khéo léo tác ý những điều hợp lý như trên để ngăn chận tâm kiêu mạn của mình.
e) Khi thấy người dở kém:
Có trường hợp ta gặp phải người dở kém quá đáng. Người kém một chút, vụng một chút thì cũng không làm ta bận tâm gì. Nhưng một người quá sức tệ thì dễ làm ta khinh thường. Dĩ nhiên là khinh người thì quả báo xấu sẽ đến.
Vì vậy khi gặp phải người quá tệ, chúng ta phải biết khởi tâm Từ bi thương xót và cầu mong cho họ vượt qua tình trạng tệ hại đó. Nếu được thì ta sẽ giúp đỡ cho họ vượt qua, chứ tuyệt đối đừng coi thường. Chính tâm Từ bi sẽ ngăn chận tâm khinh người xuất hiện. Ví dụ như ta gặp những người quá thiếu phước, không nhà cửa, sống lây lất bên vỉa hè. Rồi có khi ta phát hiện ra nhân cách của họ cũng rất tệ. Hai điều đó hợp lại khiến ta dễ khinh thường họ lắm. Nhưng vì ta là đệ tử Phật, ta phải nhanh chóng khởi Từ bi thương xót họ, mong cho họ biết đạo lý, làm được những việc lành chút chút để rồi từ từ vượt qua cảnh khổ. Chúng ta cũng ủng hộ chương trình ổn định cư trú cho người không nhà của Nhà nước.
Tuyệt đối ta không được ỷ mình là người có phước mà khinh thường kẻ cơ nhỡ.
3. Dấu hiệu tâm khiêm hạ xuất hiện:
a) Lễ độ:
Lễ độ là dấu hiệu của khiêm hạ. Khi có hạnh Khiêm hạ, tự nhiên ta luôn bày tỏ thái độ tôn trọng người khác qua lời nói và cử chỉ. Sự bày tỏ như thế được gọi là lễ độ, hay lễ phép.
Cũng có trường hợp người bên trong kiêu căng, nhưng vẫn tỏ ra lễ phép vì quen cư xử theo tập tục, văn hóa của xã hội. Nhưng sự lễ phép đó vẫn có vẻ gượng gạo, không chân thành.
Thái độ lễ phép được biểu hiện qua lối nói nhẹ nhàng, ân cần, kính cẩn, có nhiều tiếng dạ thưa đi kèm, tiếng xưng hô đại từ thích hợp… Ngoài cách nói tôn trọng, lễ phép cũng bao gồm cách lắng nghe với vẻ chăm chú quý hóa những lời nói của người. Biết nghe cũng là biết tôn trọng.
Rồi nhiều cử chỉ được dùng để bày tỏ sự tôn trọng người như cúi chào, đưa và nhận bằng 2 tay, khẽ cúi đầu khi buộc phải đi qua trước mặt người khác, vị trí đứng ngồi nằm hợp lý trong hoàn cảnh đó, tư thế đi đứng ngồi nằm đàng hoàng…
Ngay cả huynh đệ ở chung một chùa lâu ngày cũng không được xem thường, vẫn phải cư xử lễ phép với nhau. Những người có trí tuệ, dù thân tình vẫn không cư xư suồng sả. Chính vì luôn luôn cư xử lễ độ với nhau mà tình nghĩa càng lúc càng bền càng đẹp. Làm sao cho người cư sĩ đến chùa lúc nào cũng trông thấy quý thầy cô cư xử nhã nhặn lễ độ với nhau, như khách quý.
Đừng nghĩ mình là tu sĩ thì được quyền xem thường Phật tử. Chúng ta phải tập giữ gìn sự khiêm cung để luôn tôn trọng mọi người, dù Tăng hay Tục. Tiếng dạ thưa phải nằm nơi miệng thường xuyên. Lịch sự Tây phương ngày nay thì hay sử dụng từ cám ơn, xin lỗi. Chúng ta cần học tập những điều tốt như thế.
Lớp trẻ bây giờ kém lễ độ hơn ngày xưa vì không được dạy d!!!8325_3.htm!!! Đã xem 50414 lần.

Sưu tầm: ldlvquang
Nguồn: Website Phật học www.thuvienhoasen.org
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 28 tháng 9 năm 2006