Phần II (tt)
IV. Nhân Đại Hội Đảng Lần IX, Bàn Về Đường Lối

20.4.2001
I. Đại Hội Và Đổi Mới:
Nhiệm vụ của Đại hội là quyết định các vấn đề “đường lối”.
“Đường lối” của Đảng cầm quyền hiện tại và cũng là đường lối của đất nước. Vì vậy mỗi người dân đều có quyền và trách nhiệm góp phần về đường lối, vì đường lối có tác động đến số phận từng người dân, mà đa số không phải là đảng viên.
Thông thường, từ trước các Đại hội đều diễn ra như sau (tôi là người đã từng là đại biểu dự 5 Đại hội III, IV, V, VI, VII):
Tài liệu về đường lối đều là do một nhóm người chỉ đạo và một nhóm người biên tập. Khi đã hình thành rồi mới công bố lấy ý kiến mọi người, kể cả đảng viên và không đảng viên. Ý kiến góp có đến hàng triệu, được tập hợp lại, do một nhóm người biên tập tổng hợp và xử lý, mà sự tổng hợp này thường được gói gọn trong công thức “căn bản, nhất trí, đa số tán thành”. Đến ngày họp Đại hội thì việc quan trọng là bầu cử cơ quan lãnh đạo, còn việc quyết định đường lối thì chỉ là việc "biểu diễn" để tài liệu được long trọng và chính thức thông qua mà thôi.
Khi chuẩn bị Đại hội IX, sự góp ý kiến có hai phần, một phần (đúng là phần quan trọng nhất) là những ý kiến góp về đường lối, và một phần là những phân tích dẫn chứng rất dài và những ý kiến thêm bớt câu chữ trong các lĩnh vực khác nhau. Theo những thông tin công bố thì có bản ý kiến góp đến mấy nghìn trang. Những ý kiến góp về xây dựng và sửa đổi đường lối thì thường nhiều nhất là mấy chục trang. Riêng tôi được thấy có bản dài đến 50 trang, nhưng đó lại là những ý kiến góp nhiều nhất vào vấn đề đường lối. Đó là:
• “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, đúng hay không đúng?
• “Kinh tế quốc doanh là chủ đạo”, phải hay không phải?
• Tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa đúng, vì ta có phải là nước xã hội chủ nghĩa đâu. Có nên lấy lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?
• Có mâu thuẫn lớn trong đường lối là: cần “đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước”, nhưng lại nêu “đấu tranh giai cấp”. Mà đấu tranh giai cấp thì trong dân tộc đấu tranh làm gì có đoàn kết.
• Hô hào dân chủ và phê phán tình trạng mất dân chủ nhưng lại kiên trì “Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”, đã kiên trì cái thứ ấy là phản dân chủ rồi.
Vân vân và vân vân.
Tiếc rằng những người nêu lên các ý kiến lớn và quan trọng về đường lối thông thường là các bậc lão thành cách mạng và các nhà trí thức lớn. Các vị này đều là những người trăn trở về con đường phát triển của đất nước, đều mong muốn cho đất nước được phát triển nhanh hơn, tốt hơn và đều nhận thấy con đường hiện nay (định hướng, chủ đạo) làm cho sự phát triển đất nước chậm chạp, trục trặc, nhiều tệ nạn xã hội trầm trọng mà không giảm được, đạo đức xã hội sa sút nguy hiểm. Trong khi không ít nước quanh ta trong thời gian 20-30 năm thì có thể từ một nước lạc hậu trở thành nước giàu có tiên tiến. Thế mà ta đã hoà bình thống nhất hơn 25 năm rồi vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, mà lại còn tụt hậu ngày càng xa so với thế giới và cả so với khu vực.
Nhưng những vị nào có ý kiến muốn chia sẻ với mọi người thì đều không có phương tiện nào để phát biểu: gửi đăng báo thì báo không đăng, không có một tờ báo nào độc lập để có thể gửi đăng, gửi ý kiến cho các cơ quan thì các cơ quan giấu biệt, giữ bí mật. Có lúc cơ quan làm việc gọi là “trả lời” thì lại gọi “người có ý kiến” đến rồi nhơn nhơn thông báo rằng ý kiến đã bị bác bỏ, mà không cần biện ra bất cứ lý lẽ nào, cứ như thế rồi tuyên truyền rằng dân chủ đã được thực hiện tuyệt vời. Có hàng triệu ý kiến góp, nhưng bản Dự thảo khi được công bố thế nào thì khi chính thức thông qua ở Đại hội cũng vẫn gần như thế.
Ai muốn phát biểu gì thì phát biểu, nhưng có ý kiến nào khác đường lối đã định sẵn thì đều bị quy là chống đối, là phản động. Tất cả đều bắt buộc phải kiên trì và kiên định đường lối đã định sẵn. Như vậy là không hề có thảo luận về đường lối.
Hiện nay, thời đại và tình hình thế giới, tình hình xã hội đã thay đổi rất lớn, thay đổi về cơ bản. Mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, mọi người đều có nhu cầu phải đổi mới. Đó là vấn đề không có không được, các Đảng cộng sản đều phải tự đổi mới. Có Đảng phải đổi tên, đổi mục tiêu đấu tranh, có Đảng phải đổi mới học thuyết, đổi mới tư tưởng, có Đảng phải đổi mới mục tiêu nhiệm vụ và đổi mới phương thức đấu tranh, phương thức lãnh đạo.
Đảng cộng sản cũng tuyên bố phải đổi mới, nhưng trong thực tế thì vũ như cẫn (vẫn như cũ), không có một dấu hiệu nhỏ nào về đổi mới cả. Với những thông tin ít ỏi mà tôi có được, tôi suy nghĩ nhiều về sự đổi mới của Đảng cộng sản Pháp. Đảng đó công khai tuyên bố không độc tôn chủ nghĩa Mác nữa, từ bỏ học thuyết chuyên chính vô sản và nguyên tắc tập trung dân chủ. Đổi mới to lớn cả tổ chức Đảng và cách tiến hành Đại hội. Đảng không có ban chấp hành Trung ương, có quyền chỉ huy tối cao và duy nhất nữa, mà chỉ có Hội đồng toàn quốc, không có tổng bí thư mà chỉ có Thư ký toàn quốc. Đặc biệt là không tổ chức Đại hội có hệ thống từ cơ sở đến toàn quốc mà chỉ có một Đại hội được tiến hành như một loạt các hoạt động nghiên cứu khoa học về trí thức và phương hướng hoạt động (cũng tức là đường lối). Cụ thể là đến kỳ Đại hội lần thứ 30 họ phân ra 7 nhóm vấn đề. Tất cả các đảng viên đều được huy động vào 7 nhóm nghiên cứu và đều phải chuẩn bị ý kiến để phát biểu vào nhóm vấn đề mà mình tham gia. Mỗi nhóm vấn đề đều có nhiều đề án. Đến Đại hội các đề án được trình bày và Đại hội biểu quyết từng đề án, từng vấn đề. Toàn Đảng sẽ nhất trí vào những vấn đề mà Đại hội biểu quyết như vậy. Quá trình tiến hành Đại hội là quá trình hoạt động khoa học, hoạt động trí tuệ, mỗi đảng viên thực sự phát huy vai trò trí tuệ của mình và tham gia lãnh đạo đất nước bằng những ý kiến lý thuyết của mình. Tôi thấy đó mới thực xứng với câu “Đại hội trí tuệ” còn ở ta chữ trí tuệ chỉ là một lời nói suông rỗng cho sang trọng mà thôi, vì sự gạt bỏ những ý kiến trái ngược thì còn đâu là dân chủ, còn đâu là trí tuệ và còn đâu là đoàn kết. Đoàn kết là đoàn kết với những người khác nhau, thậm chí ngược nhau thì mới là đoàn kết, chứ chỉ đoàn kết những người giống nhau thì chẳng qua chỉ là sự “Đoàn kết của đàn cừu” (đàn cừu của Panurge) và chỉ đáng gọi là "ăn theo nói leo".
II. Đường Lối Và Đại Hội:
Đại hội là để quyết định đường lối. Vậy đường lối là đường lối của ai? Và để làm gì? Tôi vẫn cho rằng vấn đề hiển nhiên phải là “Đường lối để phát triển đất nước”.
Đã là đường lối để phát triển đất nước thì đường lối đó phải khai thác các thông tin và các học thuyết thuận lợi và phù hợp với việc phát triển đất nước, không lệ thuộc vào bất cứ một loại thông tin nào, loại học thuyết nào, dù cho học thuyết đó lâu đời đến đâu, có uy tín cao đến đâu.
Cần phải đặt vấn đề như vậy, chứ không phải tìm một đường lối chỉ để chứng minh cho một chủ nghĩa hay một học thuyết, thậm chí chỉ để chứng minh cho những nguyên lý lỗi thời. Trước đây, ta có một đường lối cứu nước, đường lối ấy có những điều cần khai thác ở học thuyết Mác-Lênin và ta cũng đã làm như vậy.
Ngày nay ta cần đường lối xây dựng đất nước, khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn đủ sức mạnh toàn năng của nó nữa, ta khai thác nhiều tri thức khác của loài người.
Vậy thì ở Việt Nam ta, đường lối xây dựng phát triển có những vấn đề gì phải xem xét, phải thảo luận và phải tranh luận cho sáng rõ.
Hiện nay, đường lối mà các Đại hội đảng VII, VIII, IX đều quyết định là phải kiên trì và kiên định có những nội dung gì? Rõ ràng đó là sự tuyên truyền, và Đảng yêu cầu cả gần 80 triệu người phải nghe theo, phải tuân phục và thực hành những yếu tố sau:
1. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Mà tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Phải tuân phục sự lãnh đạo của một đảng, đó là Đảng cộng sản Việt Nam, và sự lãnh đạo đó là tuyệt đối và toàn diện.
Đảng quyết định tổ chức nhà nước, chỉ định nhân sự của nhà nước, quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, quyết định các kế hoạch và chủ trương của nhà nước. Ở các bộ phận và các ngành thì có những cấp uỷ Đảng bộ phận (Đảng bộ) địa phương, các Đảng đoàn và các Ban cán sự quyết định mọi công việc, tất cả mọi người đều phải tuyệt đối chấp hành. Đảng ra các nghị quyết, các nghị quyết này đều được phổ biến trong toàn thể nhân dân, và yêu cầu mọi người phải học tập, chấp hành, rồi tất cả mọi diễn biến của cuộc sống đều phải diễn ra dưới ánh sáng của các nghị quyết ấy. Và, những nghị quyết và nghị quyết nhiều khi vượt qua, thậm chí còn ngược lại những quy định của Hiến pháp, pháp luật của nhà nước do Quốc hội thông qua. Mà Quốc hội thông qua cái gì thì cũng phải được Đảng (tức là Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương) phê duyệt. Điều này cho phép các quan chức và các tổ chức nhà nước, mà ở đây chỉ toàn những người của Đảng, cứ tuỳ tiện quyết định, phán xử những việc quan hệ đến số phận và tính mệnh của mỗi người dân, miễn là những quyết định ấy đều được “có ý kiến” của Đảng (cấp uỷ).
3. Đường lối về kinh tế thì phải tuân theo nguyên lý kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, tuy kinh tế có nhiều thành phần, nhưng kinh tế nhà nước (quốc doanh) phải giữ quyền chủ đạo.
Thực ra Đại hội VI đã làm một đột phá ngoạn mục xoá bỏ rào cản của kinh tế kế hoạch tập trung, tạo nên sức sống mới cho kinh tế xã hội, do đó nước ta thoát được khủng hoảng “bên bờ vực thẳm”. Nhưng sau này lại thêm vào hai yếu tố “định hướng”, và “chủ đạo”, làm cho sự phát triển kinh tế trở nên hết sức chập chững, chậm chạp. Điều đó làm cho thời kỳ 15 năm đổi mới, ta tuy có những tiến bộ khá tốt đẹp nhưng chưa thoát được khỏi đói nghèo và lạc hậu.
4. Đảng cộng sản kiên trì chế độ “một Đảng lãnh đạo” lại nhấn mạnh nguyên tắc “tập trung dân chủ”, yêu cầu mọi người đều phải phục tùng tuyệt đối, tuyên bố trong nội bộ (thực ra ai cũng biết cả) là thực hiện vô sản chuyên chính.
Do đó đã xây dựng “hai công cụ” chuyên chính là:
Một là Bộ máy văn hoá thông tin rất hùng hậu với 600-700 tờ báo viết và hàng trăm đài phát thanh truyền hình, một hệ thống trường học hùng hậu để nhồi sọ chính trị, hàng nghìn báo cáo viên với những “lưỡi gỗ”, “nói lấy được”, để ngu hoá và mê hoặc nhân dân. Bộ máy này được trang bị hiện đại và đầy đủ, có quyền lực và tha hồ nói láo.
Hai là một hệ thống các cơ quan an ninh của Bộ công an, Tổng cục II Bộ quốc phòng, Cục an ninh bảo vệ của tổng cục chính trị. Hệ thống này tha hồ lộng quyền theo sát hành vi từng công dân, được trang bị rất hiện đại (và tốn tiền) để tổ chức nghe trộm điện thoại, phá hoại thông tin của công dân. Đảng cộng sản Việt Nam.
5. Đảng cộng sản đã và đang thực hành đường lối độc đảng (và tất yếu là độc quyền) lãnh đạo toàn diện (tức toàn trị).
Vì vậy thực chất chế độ xã hội không phải là có “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, mà là một chế độ xã hội phản dân chủ.
Đảng đã thực hành > Mâu thuẫn nói trên thể hiện rõ ràng nhất ở đoạn nói về đấu tranh giai cấp: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo …. xây dựng nước ta thành …”. Buồn cười thật, nội dung của đấu tranh giai cấp là thực hiện, khắc phục, xây dựng, … Dự thảo không chỉ ra được đấu tranh giai cấp giữa cái gì và cái gì …
Hơn thế, tiếp theo, dự thảo lại khẳng định mạnh mẽ:
“Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của đại đoàn kết toàn dân … kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội”.
Thế mà lại cứ nhấn mạnh định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế quốc doanh là chủ đạo, thì chẳng phải là triệt tiêu cái “động lực chủ yếu” đi không?
Có đoạn khác, có câu “Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp...”
Nhưng trước đó, lại nói: do còn nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế … nên “tất yếu còn mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp”.
Thật là mâu thuẫn và gượng ép …
4. Dự thảo có rất nhiều điểm duy ý chí rất nặng. Có đoạn viết:
“Con đường công nghiệp hoá của nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước đã đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt …”
Trong khi ấy, thực tế là về tăng trưởng kinh tế (GDP đầu người hàng năm), ta đã trải qua 15 năm (1986- 2000) mới tăng được 1,5 lần. Trong khi đó, các nước họ chỉ cần thời gian để tăng gấp đôi GDP như sau:
• Indonesia 2-3 năm.
• Hàn Quốc 28 tháng.
• Đài Loan 19 tháng.
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì sau 15 năm, lực lượng lao động nông nghiệp chỉ giảm được 4% (từ 74% rút xuống 70%), trong khi đó Hàn Quốc giảm được 50%. Thế mà ta muốn “nhảy vọt” nhanh hơn các nước đã đi trước. Chuyện ngược đời!!! Có lẽ chỉ nên nêu “cố gắng đỡ chậm hơn”.
Ta đỡ chậm hơn các nước không xã hội chủ nghĩa cũng đã là may cho dân tộc, cho đất nước lắm rồi.
Ai lại phát huy sức mạnh toàn dân tộc để cả nước đấu tranh mà tụt hậu ngày càng xa, cứ “định hướng” để ngày càng đi chậm, thì chẳng uổng công cho sức mạnh dân tộc lắm sao!
Ví dụ nữa về cái duy ý chí là:
- Nêu lên “Thực hiện công bằng trong phân phối, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp” mà lại không có một chiến lược chống tham nhũng cho rõ rệt, chỉ nêu lên chống tham nhũng như là sửa chữa một khuyết điểm “mụn ghẻ”, thì vẫn là dung túng tham nhũng, dung túng làm giàu bất hợp pháp.
- Nêu lên “Khắc phục dần sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn…”, “hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới …”. Thế mà báo cáo chính trị, về đường lối, chính sách, lại chỉ loanh quanh với “bằng nhiều biện pháp, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng ngành nghề” thì lấy đâu ra hàng triệu việc làm?
- Đáng lẽ phải khẳng định một chiến lược xác định vị trí doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích sao cho xuất hiện hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi doanh nghiệp thu hút vài chục lao động, thì việc gì Bộ Lao động - thương binh - xã hội phải chạy vạy tìm công việc. Đáng lẽ phải tôn trọng kinh tế tư nhân, thu hẹp hợp lý kinh tế quốc doanh kém hiệu quả, thì lại cứ sợ tư bản xuất hiện. Một nền kinh tế muốn phát triển, không có các nhà doanh nghiệp, các ông chủ và các người quản lý giỏi, mà chỉ có người đi tìm chỗ làm thuê thì tìm chỗ làm thuê ở đâu?
Vấn đề này nằm trong đường lối và chiến lược chứ không phải chỉ là những khuyết điểm, thiếu sót mặt nọ mặt kia.
Cái đường lối và chiến lược “định hướng” và “chủ động” rất tai hại. Càng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, mà không sửa đường lối và chiến lược, càng đẩy đất nước vào chỗ trì trệ, chậm chạp.
Đảng đã phát huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm rất oanh liệt, nay vì sai lầm đường lối mà không phát triển đất nước thì cái “chệch hướng” (nếu có) chính là cái chệch hướng rất nguy hại này, nó làm tổn hao và phung phí sức mạnh toàn dân tộc.
Lại một ví dụ duy ý chí nữa:
Trong báo cáo có chỗ nêu:
“Văn nghệ sĩ … phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, có tác dụng …”
Ai mà chẳng muốn thế, các văn nghệ sỹ lại càng muốn thế, và nhiều đại hội cũng đã từng phấn đấu rồi đấy. Nhưng làm sao có được các tác phẩm đó trong khi chính sách tự do báo chí và xuất bản bị bóp nghẹt.
Rõ ràng, chỉ có tự do thì các mặt xã hội mới phát triển. Đại hội VI đã mở ra đường lối tự do, đưa lại cho nông dân quyền được tự do làm ăn, người buôn được quyền tự do buôn bán, mở cửa cho xuất nhập khẩu, đầu tư … thì xã hội mới đổi, mới có bộ mặt phồn vinh. Tình hình đến đây rồi đóng lại, chựng lại. Các thứ tự do, từ tự do kinh doanh đến tự do sáng tác đều bị xét nét, ngăn cấm, thì làm sao mà “phấn đấu có nhiều” được.
Báo cáo chính trị lẽ ra phải có đường lối mới, chính sách mới, tư tưởng mới … thì lại cứ khư khư những khẩu hiệu cũ, rồi nêu lên những nguyện vọng để phấn đấu, tăng cường và nâng cao, đẩy mạnh, thì đại hội chỉ “thắng lợi rực rỡ” trong hội trường mà thôi.
II- Hãy Tìm Một Lối Ra:
- Thực ra trong những người có ý kiến khác về đường lối, không có ai chống chủ nghĩa xã hội cả. Ai cũng có lòng muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân, thì việc gì phải chống chủ nghĩa xã hội. Có ý kiến khác nhau chỉ là do nhận thức và hiểu biết về chủ nghĩa xã hội khác nhau.
Tôi thấy:
- Có một cách hiểu chủ nghĩa xã hội thô thiển và nóng vội: chỉ cần xoá tư hữu và thực hiện công hữu thì có chủ nghĩa xã hội. Cách hiểu đó ngược lại tinh thần chủ nghĩa Mác. Mác thấy rằng sức sản xuất xã hội cần phát triển ở mức cao, cao đến độ không xã hội hoá không được, cao đến mức của cải thừa mứa, cần tổ chức sự phân công cho công bằng hợp lý. Lúc ấy, cần thực hiện những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và lúc ấy mới có chủ nghĩa xã hội, còn nếu cứ gượng ép có chủ nghĩa xã hội trước khi đủ điều kiện thì chỉ có một chủ nghĩa xã hội nghèo nàn bất công.
- Có một cách hiểu chủ nghĩa xã hội khác, một cách hiểu bình tĩnh hơn, khoa học hơn. Đó là đến được với chủ nghĩa xã hội còn là một con đường xa tít tắp, lâu lắm. Trung Quốc nói thời kỳ quá độ dài đến hàng 100 năm. Cách nói đó cũng không đúng; quá độ là từ cái gì “quá độ” sang cái gì chứ? Mác nói đó là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thế mà ở ta đã có chút chủ nghĩa tư bản nào đâu. Ta chỉ có từ nghèo khổ lạc hậu phát triển lên giầu có và văn minh chứ không có quá độ nào cả. Mà nếu có quá độ thì phải có cái quá độ này:
Phải: quá độ từ tiền tư bản chủ nghĩa lên thẳng hậu tư bản chủ nghĩa, từ tiền công nghiệp lên thẳng hậu công nghiệp, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa (đúng hơn là không qua chính quyền tư bản chủ nghĩa). Tình thế thời đại hiện nay buộc ta phải bước quá độ (hay là bước như vậy).
Đại hội IV nêu khẩu hiệu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Đó là khẩu hiệu bốc đồng, duy ý chí, là kết quả của sự bốc đồng của Lê Duẩn, quá say sưa về thắng lợi độc lập thống nhất, ngược lại với di chúc của Bác.
Nếu sau 1975, ta tập trung nỗ lực vào sự hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết các yêu cầu của các tầng lớp nhân dân, tạo sự yên bình và bình thường hoá cuộc sống như việc giảm thuế, chăm lo cho thương binh liệt sỹ và gia đình v.v… để bù lại 30 năm gian khổ hy sinh của dân, rồi từ đó đặt kế hoạch từng bước phát triển đất nước. Thì như thế tốt hơn nhiều, và thiết thực hơn nhiều. Sau những năm 90, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết đã thất bại (rõ là thất bại chứ không phải thoái trào hay tiến trào gì cả), chủ nghĩa xã hội phải tự điều chỉnh. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản cũng đang tự điều chỉnh, và ngày càng tiến đến hậu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không thể đế quốc, phát xít hơn như Mác hoặc Lê nin, dự đoán, mà tự nó muốn cứu nó thì nó buộc phải dân chủ hơn. Thực ra, chưa ai hình dung được sau chủ nghĩa tư bản thì xã hội loài người là thế nào, và chủ nghĩa xã hội cần điều chỉnh như thế nào? Nhiều học giả thế giới, trong đó có những nhà dự đoán thiên tài, đều thấy rằng, phải chờ có đủ yếu tố mới vẽ được ra cái xã hội tương lai đó, và mới đặt tên được. Tình hình thời đại đã và đang biến động lớn như thế, xã hội Việt Nam cũng biến động lớn. Việt Nam từ một xã hội thuộc địa tiểu nông lạc hậu dưới hai tầng thống trị của thực dân, phong kiến đã trở thành một xã hội của một đất nước được thống nhất, độc lập và tự do. Từ một dân tộc hầu như mù chữ đã trở một dân tộc đầy trường học, có hàng trăm trường đại học, có hàng vạn giáo sư tiến sỹ, cử nhân, hàng triệu tú tài, hàng năm đều có gần 100% trẻ em 7 tuổi đến trường.
Những biến động thế giới trong nước như vậy mà không có sự phân tích nghiêm túc, cứ cố hô những khẩu hiệu từ cách đây ít ra 50 năm rồi, hò hét kiên trì, kiên định. Đó là một sự trì trệ khủng khiếp, đã không đúng với duy vật biện chứng của Mác-Lênin mà lại còn tự hào là giữ vững quan điểm lập trường. Đó là một thứ tư duy trì trệ lạc hậu cổ lỗ rất kém thông minh. Nói cho sang trọng: đó là một sự ngu trung (nghĩa là trung thành một cách ngu xuẩn).
Bây giờ phải làm gì?
Sự thật không có gì khó khăn, và không có gì đảo lộn cả. Các vị lãnh đạo đã nói được nhiều điều tốt đẹp. Những điều tốt đẹp đó cũng là nói theo dân mà thôi. Dân căm ghét tham nhũng thì lãnh đạo cũng phải hò hét “kiên quyết chống tham nhũng”. Dân thấy tình hình đang bê bết, lãnh đạo phải nói tự phê bình, và các văn kiện đều phải nói về sự yếu kém nhiều hơn. Dân yêu cầu dân chủ và kêu ca tình trạng thiếu dân chủ thì lãnh đạo cũng phải thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu chiến lược.
Nhưng nói thêm chữ thêm nghĩa vào chỗ này chỗ khác thì tốt đấy, nhưng hầu như chưa có ý nghĩa gì. Vì ta vốn đã có một thói tệ trầm trọng là nói một đàng, làm một nẻo. Cứ căn cứ vào chủ nghĩa thì ta có bao nhiêu là tốt đẹp. Ví như để trả lời điều nhận xét là ta kém dân chủ, thì một nhà lãnh đạo (hoặc một người phát ngôn thay mặt lãnh đạo) nói trên diễn đàn rằng nước tôi có đầy đủ dân chủ, chứng cứ là các quyền dân chủ ghi đầy đủ ở Hiến pháp và các bộ luật, có cả một văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sỏ. Và thế là các vị lãnh đạo đã “yên chí lớn” về nền dân chủ của nước nhà. Trong khi đó, những người trí thức và người dân thường, từng ngày từng giờ cứ phải tiếp sức với sự bưng bít thông tin, cứ phải đối phó với công an, thuế vụ, và dân phòng, Vậy thì họ chỉ thấy những lời nói tốt đẹp kia là vô nghĩa.
Quả thật là đất nước ta, xã hội ta đang ở tình trạng không yên. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, và bất cứ ai cũng có thể nghe thấy những lời phàn nàn về tham nhũng, về đạo đức, về tệ nạn và về mất dân chủ.
Xét cho cùng thì cũng là do thiếu dân chủ.
Nhân dân (và nhất là giới lão thành và giới trí thức) có rất nhiều ý kiến hay. Nhưng vì không có dân chủ, nên không thu hút được những ý kiến hay, bổ ích, thiết thực đó. Vì vậy, phải giải quyết từ vấn đề đường lối. Đại hội IX đã qua rồi và không giải quyết vấn đề đường lối. Vậy thì Ban Chấp hành Trung Ương phải bắt tay vào chuẩn bị vấn đề đường lối (có thể cho Đại hội sau).
Đường lối sắp tới, theo ý tôi phải là đường lối dân chủ hoá.
Dân chủ hoá không phải là một số công tác, một số quyết định luật lệ. Dân chủ hoá phải là vấn đề đường lối, vấn đề chiến lược, vấn đề chính trị xã hội. Ta biết có những nhà trí thức quan trọng đã vẽ ra một bức tranh xã hội tươi đẹp cho nước ta ngay trước mắt, không cần phải định hướng, cũng không cần xã hội chủ nghĩa.
Bức tranh xã hội đó là: Một xã hội có 4 yếu tố thiết yếu và quan trọng sau:
1. Thực hiện một xã hội công dân, tức là một xã hội mà trong đó mỗi người dân thực sự làm chủ thân phận, cuộc sống của mình, có một sự độc lập tương đối trong làm ăn và sinh sống. Nó khác hẳn hiện trạng xã hội ta ngày nay, một xã hội mà trong đó mỗi người dân chỉ là một người tuân phục. Xã hội ta bây giờ chỉ có thần dân, không có công dân.
2. Một nhà nước pháp quyền. Đó là một nhà nước có kỷ cương tinh nhuệ, không phải là một nhà nước cồng kềnh và bất lực như hiện nay. nhà nước đó phải thực sự là công bộc của nhân dân, phục vụ từng người dân, chứ không phải là một nhà nước chỉ biết cai trị dân, sai bảo dân, và tìm cách đục khoét của dân.
3. Một nền kinh tế thị trường. Đó là một nền kinh tế hoàn chỉnh chứ không cần định hướng gì hết. Nền kinh tế đó có đủ các yếu tố của thị trường và được vận hành theo quy luật vận động của nó. Nền kinh tế này sẽ kích thích phát triển xã hội nhanh chóng tức là thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sức sản xuất. Rồi mỗi khi có một bước phát triển khách quan của nó thì lại có chính sách thích hợp cho nó phát triển, khắc phục mọi yếu tố kìm hãm. Vì vậy càng không nên “định hướng”.
4. Là một nền dân chủ thật sự. Nền dân chủ này bao gồm cả xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Nhưng một điều nữa là bảo đảm tất cả mọi quyền công dân đã ghi trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế. Chủ yếu nhất là thực hiện ngay (thực hiện chứ không phải ban bố) quyền tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử, và quyền tự do lập hội.
°
Như vậy, rõ ràng là Dân chủ là vấn đề bao trùm lên mọi mặt của xã hội, về chính trị, về kinh tế và văn hoá, tất cả đều quy vào vấn đề dân chủ.
Dân kêu ca hàng ngày, kêu ca ở mọi nơi mọi chốn về sự thiếu dân chủ, kém dân chủ. Còn lãnh đạo thì trên diễn đàn cũng như trên văn kiện đã công khai thừa nhận kém dân chủ cả ở trong Đảng và ở ngoài xã hội. Đại hội IX đã ghi thêm vào, khẩu hiệu chiến lược: “… Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một xã hội như thế quả thật cần có 4 yếu tố như trên đã nói (bốn bánh xe của một cỗ xe), đúng là không đủ 4 yếu tố đó (4 bánh xe) thì xã hội không vận hành được. Vậy thì vấn đề dân chủ là vấn đề chiến lược, vấn đề đường lối, chứ không phải là vấn đề một số công tác cụ thể như kiểm tra, như lấy ý kiến, như bầu cử có đa số, thiểu số v.v… Muốn thúc đẩy sự phát triển đất nước, phải xây dựng được một nền dân chủ, nói cách khác, phải có một chiến lược, một đường lối dân chủ hoá. Đường lối dân chủ hoá hiện nay, cần phải có, gồm:
1. Một mặt, phải đặt ra nghiên cứu, cải cách lại toàn bộ hệ thống chính trị hiện có, xoá bỏ chế độ Đảng độc tôn lãnh đạo. Phải thực hiện đa nguyên, đa đảng. Các bộ máy khác phải được xác định đúng vị trí, chức năng, theo hướng sau:
• Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất, có chức năng lập pháp.
• Chính phủ phải là cơ quan quyền lực đầy đủ để thực hiện hành pháp.
• Đảng có thể là tổ chức chính trị quan trọng nhất, là người đề xuất và kiến nghị những vấn đề đường lối, chính sách để Quốc hội và Chính phủ quyết định. Nhưng nghị quyết của Đảng không có giá trị chấp hành ở chính quyền hay toàn dân. Toàn dân không phải học nghị quyết của Đảng mà chỉ chấp hành những quyết định của chính quyền, tuân theo luật pháp của nhà nước.
• Các đoàn thể xã hội trong Mặt trận Tổ quốc và ngoài Mặt trận Tổ quốc thực hiện đúng những quy chế về tổ chức xã hội, có hoặc không có trợ cấp của nhà nước, không được biến thành một bộ máy hành chính và can dự vào các việc hành pháp. Như thế mới thực hiện được tinh giảm biên chế, giảm được tệ nạn quan liêu, và như thế Đảng cộng sản không mất đi lịch sử và vai trò của mình, trái lại sẽ có uy tín nhiều hơn và được yêu mến hơn.
Bộ máy nhà nước phải thực hiện đúng khẩu hiệu đã nêu, và đó cũng là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nhà nước phải thực sự là đầy tớ của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, và vì dân.
Muốn thế phải có quy chế thể hiện đúng tinh thần đó. Ví dụ:
Cần quy định:
- Mỗi khi một người dân đến hỏi ở cơ quan nhà nước, và yêu cầu Cơ quan nhà nước giải quyết việc gì thì cơ quan nhà nước đó phải giải quyết từ A đến Z và có thời hạn. Nếu việc đó phải nhiều cơ quan và cấp Bộ giải quyết, thì chính cơ quan mà người dân tìm đến phải là đầu mối đứng ra liên hệ với cơ quan khác để giải quyết, và phải giải quyết cho rõ ràng, có xác định “được” hay “không được”. Cấm triệt để thói “kính chuyển” đánh bùn sang ao, chỉ chỏ, rồi mặc cho dân chạy vạy vô tận và tốn kém. Chấm dứt tình trạng người dân cứ phải chờ đợi và chạy vạy. Cơ quan nhà nước có hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, phải dùng hệ thống thông tin liên lạc đó phục vụ cho nhân dân,, chứ không được ngồi chỉ tay năm ngón.
Lại ví dụ:
- Người dân yêu cầu giải quyết công việc, cơ quan nhà nước định cho mình thời hạn và báo cho người dân biết. Thời hạn đó phải là tối thiểu, ví dụ 2 ngày, hay 3 ngày. Ngoài thời gian đó mà người dân phải chờ thêm thì cơ quan phải có kinh phí trả cho người dân phải chờ đợi: mỗi ngày phải có tiền ăn và tiền trọ cho người dân. Như thế dân mới yên tâm, nhà nước mới đúng là nhà nước vì dân, của dân v.v…v.v…
Việc cải cách hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước (thay vì cái gọi là cải cách bộ máy hành chính) là một việc lớn và lâu dài, cần có nghị quyết của Đảng, có nhiều đề thi, nhiều hội thảo, thực hiện từng bước, không thể làm ngay và làm đơn giản được.
2. Mặt khác có những việc cần làm ngay và có thể làm được ngay:
Đó là mấy việc như sau:
A. Sửa đổi ngay Luật báo chí và xuất bản, bảo đảm thực sự cho tự do ngôn luận như điều 69 của Hiến pháp. Nghĩa là quy định rõ: ra báo không phải xin phép, chỉ cần đăng ký, tư nhân có thể ra báo, xuất bản cũng thế.
B. Sửa đổi các Luật bầu cử, bãi bỏ thể chế “hiệp thương”, bảo đảm mọi người đủ điều kiện tự do ứng cử, tự do vận động và tự do lựa chọn trong bầu cử, như điều 54 của Hiến pháp.
C. Nếu có đặt ra sửa Hiến pháp, thì sửa theo tinh thần Dân chủ hoá. Việc bỏ điều 4 có thể trưng cầu dân ý, nhưng cần bỏ hết những cái đuôi “theo luật định” và “theo quy định của pháp luật” ở một số điều, vì khi ra luật thì luật thường lại ngược với tinh thần của Hiến pháp, rõ nhất là điều 69 về tự do báo chí, quyền thông tin và lập hội.
D. Đối với kinh tế thì nên quan niệm lại vai trò kinh tế tư nhân. Tư nhân được tự do kinh doanh và được khuyến khích phát triển thì sự phát triển của đất nước mới nhanh được; mới có điều kiện giải quyết công ăn việc làm, và có điều kiện tốt cho việc xây dựng nông thôn mới (công nghiệp hoá, đô thị hoá).
Không nên sợ tư bản phát triển, mà cần khuyến khích sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân, trong đó có những doanh nhân thông minh và giỏi giang, có như thế thì đất nước mới phát triển nhanh. Việc này cũng chỉ là thực hiện tinh thần "các thành phần kinh tế đều bình đẳng" một cách rõ hơn và công bằng hơn mà thôi. Mặt này Chính phủ đã làm nhiều việc tích cực, cần chính thức thúc đẩy thêm mà thôi. Cần chấn chỉnh công tác văn hoá và tư tưởng. Hiện nay, văn hoá và tư tưởng bộc lộ rõ tính chất chuyên chính độc Đảng, bóp nghẹt và hăm doạ mọi tiếng nói một cách vừa tinh vi vừa trắng trợn.
E. Toàn bộ công tác văn hoá được tiến hành và biểu hiện như là một sự tuyên truyền cổ động khổng lồ, tốn kém công sức và tiền của. Hiện nay toàn bộ hệ thống bộ máy văn hoá của nhà nước, các báo chí, nhà xuất bản, các đoàn nghệ thuật đều chỉ là công cụ của Đảng, chỉ được huy động rầm rộ để đón chào, kỷ niệm và chào mừng. Nghệ thuật đích thực rất khó sống, trừ sự hoạt động của một số ít văn nghệ sỹ có lòng tự trọng và phần nào độc lập. Các nhà lãnh đạo nên tổ chức gặp gỡ ngay những lão thành cách mạng và trí thức có ý kiến khác về đường lối, về chủ nghĩa xã hội. Gặp gỡ một cách bình tĩnh và trung thực, công khai, có báo chí tham gia. Nghe một lần rồi nghe nhiều lần nữa, nghe một nhóm rồi nghe nhiều nhóm nữa. Chắc chắn lãnh đạo sẽ nghe được nhiều ý kiến bổ ích. Chấm dứt hiện tượng mấy chữ “mở rộng dân chủ” chỉ dừng lại ở nói, mà không thấy làm, chỉ nghe được những lời nói theo, những lời ca ngợi. Việc này sẽ có một tác động thật lớn, làm phấn khởi toàn xã hội. Tôi tin chắc như thế.
F. Phải giảm bớt các lễ hội, các lễ kỷ niệm, các cuộc thi và các cuộc đón chào (theo báo Đại Đoàn Kết: trong 6 tháng đầu năm 1998, ngân sách chi kinh phí cho các cuộc đón huân chương là 500 tỉ đồng). Như vậy thì các cuộc kỷ niệm, mít tinh và chào mừng còn tốn kém đến đâu nữa? Trong khi ai cũng thấy nước ta còn nghèo. Sự lãng phí của các cơ quan nhà nước ai cũng trông thấy: các trụ sở tỉnh, huyện, xã, các xe hơi xịn, mà chỉ riêng tiền sửa xe hơi con trong một năm cũng mất 1.500 (một nghìn năm trăm) tỉ đồng. Trong khi tiền đầu tư thì còn thiếu vv…
G. Phải thay đổi tư duy. Hãy từ bỏ lối tư duy chỉ biết ca tụng, khen ngợi, biểu dương, tâng bốc. Hãy khuyến khích lối tư duy khách quan phê phán, luôn xét đoán và phê phán những điều kém cỏi.
H. Phải giao cho Viện ngôn ngữ giám sát và uốn nắn ngôn ngữ của báo chí, vì báo chí hiện nay có tác dụng phát triển ngôn ngữ, nhưng cũng làm hỏng tiếng Việt nhiều lắm. Có thể có một chuyên đề lớn về tình trạng này.
Xin tạm thời nêu mấy việc rất thiết thực như trên, cần sớm làm. Chỉ cần thực hiện mấy việc đó (hoặc chỉ 2 việc A và D) thì có thể xã hội đã có ngay bộ mặt mới và không khí mới. Đó là bộ mặt và không khí dân chủ hoá.
Vấn đề vai trò của Đảng cộng sản:
Lịch sử đã ghi nhận, và trong lòng người dân cũng đã ghi nhận rằng Đảng cộng sản đã từng có một lịch sử oanh liệt và vẻ vang. Đảng cộng sản đã góp phần quan trọng (chỉ góp phần thôi, chứ không phải là tất cả và duy nhất) vào thắng lợi lớn lao của đất nước.
Điều đó hơn 25 năm nay đã được nói đi nói lại đầy đủ và quá đầy đủ, thừa mứa nữa. Nay phải nói cái khác đi, nói mãi thắng lợi và vẻ vang, người nghe và người đọc bắt đầu chán rồi đấy.
Bây giờ phải thấy dân chủ là vấn đề thể chế, vấn đề chế độ. Đảng cộng sản đã tạo ra một chế độ không dân chủ. Đó là chế độ độc đảng (độc tài) và toàn trị, chính đảng đã thấy rõ điều này và toàn dân cũng biết điều này. Tôi đã biết rõ là "Hội đồng lý luận” của Đảng đã đặt ra nghiên cứu một “đề tài khoa học" là "Một đảng lãnh đạo có dân chủ được không”. Riêng tên đề tài đã chứng tỏ tình trạng một đảng nắm quyền là có "vấn đề" về dân chủ. Tôi biết rõ là Hội đồng lý luận đặt ra việc “nghiên cứu khoa học" này chỉ hòng để "chứng minh một điều không thể chứng minh được”, đó là “một đảng lãnh đạo cũng có thể có dân chủ!”
Tôi không biết kết quả nghiên cứu có ra được "công trình" nào không, nhưng tôi được đọc qua bản “báo cáo đề dẫn” để thảo luận, thì tôi đã thấy rõ sự lúng túng và tắc tị. Rõ ràng là không thể chứng minh được. Rõ ràng là một đảng không thể dân chủ, mà chỉ có thể phản dân chủ.
Trong đề dẫn có một đoạn nói về: 6 trở ngại và nguy cơ đối với dân chủ của chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền. Chú ý là trở ngạivà nguy cơ. Đó là:
1. Đảng sẽ chủ quan, dug chính xã hội chủ nghĩa là những cái tệ hại đó. Người ta chống là phải.
Việc quy tội nói trên là việc quy tội rất tuỳ tiện, rất dốt nát, rất lưu manh, và thậm chí rất phản động, đối với nhân dân. Như bản thân tôi, tôi không có một chút lý do gì để chống chủ nghĩa xã hội và chống Mác- Lênin cả. Tôi vẫn mong muốn cho đất nước phát triển, nhân dân hạnh phúc và tôi rất sốt ruột về bước đi chậm chạp của đất nước ta. Cũng như tôi vẫn cảm ơn chủ nghĩa Mác-Lênin đã dạy tôi hiểu biết cuộc đời và bước đi của cách mạng. Cho đến nay, tôi vẫn kính trọng Mác-Lênin và chủ nghĩa Mác-Lênin. Tôi vẫn vận dụng tinh thần của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng để nhận xét tình hình ngày nay, và từ đó tôi thấy rằng phải theo Mác mà phân tích tình hình cụ thể thế giới và trong nước ngày nay mà quyết định bước đi. Và cũng từ đó tôi thấy rằng sau hàng trăm năm mà vẫn nhại như vẹt những câu nói của Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề ngày nay, thì đó chính là những người chống lại Mác-Lênin một cách trắng trợn nhất và ngu dốt nhất.
Càng ngày tôi càng thấy chủ nghĩa Mác-Lê nin có những dự báo sai và có những bất lực trong việc lý giải các hiện tượng mới của thế giới, mà các ông ấy không còn sống để tiếp tục suy nghĩ và dìu dắt nhân loại nữa. Tôi thấy những trí thức mà tôi gặp cũng đều nghĩ như tôi, chứ không ai chống Mác-Lênin cả. Vì vậy tôi càng hết sức bực bội và khinh ghét những lời lẽ quy chụp tôi là chống chủ nghĩa xã hội và chống Mác-Lênin.
Không nên nói định hướng xã hội chủ nghĩa, mà chỉ nói xây dựng chủ nghĩa xã hội thêm cái ngoặc vào là: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, với ngụ ý cái chủ nghĩa xã hội mà ta xây dựng chính là cái chủ nghĩa xã hội ấy đấy.
Hết sức quan trọng là ở mấy chữ xã hội công bằng, dân chủ. Vì đã dân chủ thì phải đả phá chuyên chính, đả phá toàn trị, đả phá độc quyền. Nếu đúng như vậy thì tôi vẫn hô: “Muôn năm chủ nghĩa xã hội” và tôi vẫn phê phán cái chủ nghĩa xã hội công hữu bao cấp và quan liêu, hoặc nói là tôi “chống” lại cái thứ chủ nghĩa xã hội đó thì cũng được. Tôi vẫn hoan hô Đại hội IX đã thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu mục tiêu chiến lược, là “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh” và mong nó được thực hiện.
IV. Đại Hội IX
Đại hội thế là đã xong (tôi nói XONG, chứ tôi không nói THÀNH CÔNG RỰC RỠ được, ngượng mồm lắm). Đại hội làm được một số việc: Đại hội đã bầu được một Ban chấp hành mới. Việc thay đổi nhân sự kỳ này có cái được là:
• Đã loại bỏ được một số yếu tố của sự bảo thủ, trì trệ quá lỗi thời. Và sự loại bỏ này tuy mới chỉ là một số, nhưng là một số quan trọng. Nó giảm đi được các yếu tố bảo thủ.
• Đã ngăn chặn được một số yếu tố cơ hội hãnh tiến và lưu manh côn đồ. Tôi biết là trước Đại hội có nhiều người rất e ngại, nay ngăn chặn được, nhiều người thở phào.
• Đã có được vài chữ tích cực trong văn kiện đó là chữ Dân Chủ trong khẩu hiệu chiến lược, và sự xác định thứ tự các nguy cơ, nguy cơ lớn nhất là Tụt Hậu và nguy cơ Tham nhũng …
Đó mới là những cái được ở chữ nghĩa, chứ còn nội dung của Dân Chủ và đường lối Dân Chủ thì chưa có gì rõ ràng. Nội dung Tụt hậu và Tham nhũng cũng như đường lối khắc phục cũng chưa rõ.
Dù sao cũng cần ghi nhận rằng Đại hội IX có mấy cái được đó. Còn vấn đề cơ bản lớn là đường lối thì chưa giải quyết, chỉ mới là một sự lặp lại vô duyên các khẩu hiệu và công thức quá lỗi thời, đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn rõ là: đã nói huy động sức mạnh của toàn thể dân tộc (tức là tất cả già trẻ, lớn bé, trai gái, các dân tộc và giai cấp khác nhau) thế mà lại nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, tức là khuyến khích các giai cấp đấu lẫn nhau. Lại còn nhấn mạnh Đảng của giai cấp công nhân và Đảng giành quyền lãnh đạo độc tôn, tức là xoá bỏ sạch các Đảng khác. Đảng chỉ chấp nhận và đoàn kết với những người giống như Đảng và nói theo y nguyên ý Đảng, coi tất cả mọi người có ý kiến khác đều là chống đối, là phản động. Ngay cả những đảng viên lâu năm mà có ý kiến khác cũng khai trừ và đối xử như thù địch.
Như vậy là vấn đề đường lối chưa được giải quyết và thậm chí chưa được đặt ra. Đất nước đang bị tụt hậu nghiêm trọng.
Bây giờ phải có đường lối phát triển đất nước cho nhanh. Đảng cộng sản có muốn làm việc ấy không và có làm được không?
Còn cứ kêu gọi kiên định, kiên trì... thì thực chất vẫn cứ là trì kéo đất nước trong vòng lạc hậu, đất nước có tiến lên được chút nào thì cũng vẫn cứ tụt hậu ngày càng xa so với những đất nước không cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và họ cũng không cần “kiên định”, “kiên trì” cái gì hết.
Tôi nhắc lại: bây giờ điều quan trọng nhất là làm thế nào cho đất nước phát triển nhanh, để đất nước được nhanh chóng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thực sự.
Không cần “kiên định, kiên trì” cái gì cả!
Đại hội IX đã sắp xếp lại nhân lực, lựa chọn người vào bộ máy lãnh đạo mới có trình độ học vấn cao hơn và tuổi cũng trẻ hơn. Đó là hiện tượng đáng mừng.
Nhưng về đường lối thì vẫn ở trong tình trạng nửa vời. Một mặt thì phải thích nghi với những vận động mới của thế giới và trong nước, nhưng mặt khác lại ra sức kìm hãm các yêu cầu đổi mới và dân chủ hoá tích cực, tạo nên một cơ chế vừa thích nghi vừa kìm hãm. Trong tình thế ngày nay, không thích nghi thì sụp đổ nhưng lại sợ thích nghi. Hy vọng sắp tới yếu tố thích nghi có thể có sự nhúc nhắc nhỉnh hơn. Nhưng rõ ràng đường lối chưa thoát ra khỏi sự kìm hãm, chưa thoát khỏi tình trạng nửa vời.