CHƯƠNG 2

Từ bữa Trần Thủ Độ ép phải kí vào chiếu nhường ngôi cho tới nay, Huệ tôn thấy trong người vẫn tỉnh. Chính vì tỉnh táo suy nghĩ, nên nhà vua càng không thể nào hiểu được tại sao người ta cứ bắt ngài phải nhường ngôi cho Chiêu Thánh? Tội nghiệp, con bé mới bảy, tám tuổi, còn chưa biết hỉ mũi đã phải làm vua. Ngài đã nói tới bã bọt mép, rằng phải có truyền ngôi cho con gái, thà bắt con Thuận Thiên, trưởng nữ của nhà vua còn hơn. Nó vừa có sức vóc, vừa nhiều tuổi hơn; vả lại nó cũng võ vẽ đọc được dăm ba chữ, chứ con Chiêu Thánh đã học hành gì đâu. Hoặc giả ngài cũng tỏ ý muốn truyền ngôi cho một người cháu họ, không những người ta không thuận, mà nghe đâu họ đã đem thằng bé đi biệt tích. Chắc hẳn chúng nó trầm hà thằng bé mất rồi. Trời, thế là ta đã giết cháu ta! Cái mặt cảm u uất cứ bám riết lấy tâm trí nhà vua, khiến ngài thấy đầu óc nặng nề quá. Để bớt phần bức bối, nhà vua cố gượng dậy đi dạo trong khuôn viên. Và cũng thử xem Trần Thủ Độ có phái tay chân đến rình mò? Nhìn khắp bốn bề đều vắng lặng, Huệ tôn liền ghé vào bụi tầm xuân, thổ lộ những điều mà bấy lâu ngài mang nặng như kết thành một khối ở trong ruột, trong gan. Nhà vua thì thầm: “Ôi cái bụi tầm xuân này. Ta chỉ có tin mày mới không phản ta thôi. Thân xác ta sao thống khổ thế này. Chẳng biết vận số cát hung ra sao mà cái năm Đinh sửu (1217), cái năm ta mới có hăm mươi ba tuổi đầu, đã mắc phải chứng loạn tâm. Mặc dù tới nay ta đã bình phục, nhưng chú cháu nhà Trần Lý nó cứ phao ngôn rằng ta đã mất trí. Ngay cả con mụ vợ ta nó cũng không tin rằng ta đã dứt bệnh. Cha con chú cháu nó giam hãm ta suốt ngày trong cung cấm. Cận thần tâm phúc của ta, nó đầy, nó đổi đi viễn sứ. Nô tì tin cẩn của ta, phần thì nó giết, phần nó bắt đi khẩn đất miền biên viễn. Chúng nó chặt hết chân tay, tai mắt của ta. Ta thật chẳng khác gì Hán Hiến đế bị Tào Tháo lộng hành, áp chế. Nhưng Hiến đế còn hơn ta nhiều lắm. Bởi ông ta còn có bầy tôi tâm phúc, nghĩ suy về sự nghiệp của nhà Hán, và cũng đôi ba lần khởi sự, tuy việc chẳng thành … Còn nhà Lý ta, từ khi Thái tổ được quần thần khuông phò lên ngôi, kế tiếp nhiều đời đã làm cho dân giàu nước mạnh. Mặt Bắc, nhà Tống phải nể phục, không dám càn dỡ. Mặt Nam thì Chân Lạp, Chiêm Thành phải sợ oai nạp cống. Các quan trong triều ngoài nội, nối đời ăn lộc nhà Lý, mà sao không có được lấy một người tâm phúc với ta. Chẳng lẻ tất cả bọn họ đều là phường giá áo túi cơm, úy tử tham sinh? Chẳng lẽ tất cả đều về hùa với chú cháu thằng thuyền chài(1) để hãm hại cha con ta, mưu toan soán đoạt?…”. Huệ tôn xúc động, nước mắt chảy ròng ròng trên hai gò má hơi cao. Thân xác héo khô gầy guộc, mặt mũi hốc hác, râu tóc bơ phờ, nom Huệ tôn không ai có thể ngờ đó lại là một trang nam nhi ba chục tuổi. Chẳng bù với Trần Thủ Độ, ông ta chỉ hơn nhà vua có một tuổi, mà sao sinh lực tràn trề, uy dũng tỏ ra hơn đời nhiều lắm. Chính nhà vua cũng có ý như né tránh ông ta.
Lấy chéo áo lau khô khuôn mặt khắc khổ, hai tay chống gối toan đứng lên, bỗng từ phía bên kia bụi tầm xuân có tiếng sột soạt rồi có người từ đó bước ra, nhà vua hoa mắt, chân tay bủn rủn không thể nào lê nổi bước chân. Bỗng người đó tới trước nhà vua sụp lạy:
- Muôn tâu bệ hạ, con đã nghe hết mọi điều mà bệ hạ nói với bụi tầm xuân.
Không nén được giận dữ, Huệ tôn thu toàn lực vụt đứng lên, ngài rút chiếc dép giơ thẳng cánh ném vào giữa mặt ả thị tì, và mắng:
- Đồ nghiệt súc! Ta căm ghét lũ ngươi. Ở đâu các người cũng rình rập, nghe ngóng. Ngươi cút xéo đi mà tâu với cha con chú cháu thằng thuyền chài!
Cũng may mà thị nữ đã né đầu tránh được. Nàng loay hoay tìm lại chiếc dép đưa cho nhà vua, và khép nép nói:
- Tâu bệ hạ, kẻ tôi đòi này chỉ mong có dịp được bệ hạ sai khiến, chứ không có tâm địa nào hại bệ hạ.
Nhà vua có phần bình tâm, ngài hỏi:
- Vậy chứ kẻ nào sai mi đến đây do thám?
- Trình bệ hạ, chẳng hay bệ hạ có nhớ quan thừa chỉ?
- A, lũ ngươi giảo quyệt. Thằng thuyền chài sai ngươi đến đây để dụ ta vào bẫy hả? - Nhà vua chồm dậy giơ bàn tay yếu ớt của mình lên định tát vào mặt thị nữ. Bàn tay ấy lại từ từ buông thõng xuống. Nhà vua thở dài ảo nảo, tuồng như tất cả ý chí và sức lực của ngài đều trút qua hơi thở.
Thị nữ không cầm được nước mắt. Nàng cũng bối rối, chỉ sợ có ai trông thấy cảnh này, thì vua tôi khó mà toàn vẹn. Chợt lóe trong óc nàng một điều gì đấy, khiến nàng hoạt bát hẳn lên. Nàng tiến lên nửa bước, ghé sát tai nhà vua nói:
- Quan thừa chỉ dặn con, nếu có cơ hội, bệ hạ nên sớm dứt bỏ chốn cung cấm thâm nghiêm này. Xin bệ hạ hãy tỏ ra thối chí, xuất gia tại một ngôi chùa nào đó trong kinh thành. Các bầy tôi trung thành với bệ hạ, vẫn đang chờ thánh chỉ để mưu việc lớn.
Nói xong, thị nữ bèn dâng lên Lý Huệ tôn một chiếc quạt. Đó là chiếc quạt mà nhà vua đã ban cho quan thừa chỉ. Nhà vua nhận ra chiếc quạt của mình và nhớ lại tất cả. Ngài hỏi:
- Ngươi với quan thừa chỉ có thân thích gì không?
- Tâu bệ hạ, mẹ con là con nuôi của quan thừa chỉ. Mẹ con con chịu trọng ân của đức ngài. Dù việc con làm có phải gan nát óc lầy, cũng chưa dễ gì báo đền được ơn phúc đó.
- Ngươi có được hoàng hậu tin cẩn không?
- Bẩm hoàng thượng, hoàng hậu không nghi ngờ gì con. Nhưng chắc con không thuộc loại tâm phúc như những chị quê ở Long Hưng(2), ở Tức Mạc(3)
Nhà vua gật đầu. Một thoáng cân nhắc, ngài hỏi:
- Ngươi có thấy quan điện tiền hay ra vào cung hoàng hậu bàn tính gì không? - Nhà vua phải hạ mình đi hỏi một thị nữ, về chuyện riêng của hoàng gia, quả thật là đau lòng. B!!!8946_31.htm!!! Đã xem 245665 lần.


Được bạn: đưa lên
vào ngày: 25 tháng 6 năm 2007

Truyện BÃO TÁP CUNG ĐÌNH Lời Tòa soạn Tựa CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 8 CHƯƠNG 9 CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 11 CHƯƠNG 12 CHƯƠNG 13 CHƯƠNG 14 CHƯƠNG 15 CHƯƠNG 16 CHƯƠNG 17 CHƯƠNG 18 CHƯƠNG 19 CHƯƠNG 20 CHƯƠNG 21 CHƯƠNG 22 CHƯƠNG 23 CHƯƠNNói xong, Trần Thủ Độ cười sằng sặc, khiến Lý Huệ tôn càng hoang mang khiếp sợ.
Với giọng bạc nhược, nhà vua nói:
- Ta thật sự không biết làm gì trong lúc này, mong ông hết lòng giúp ta.
Trần Thủ Độ bèn thò tay qua tấm áo tía đại trào, nơi thêu cái đầu hổ phù trước ngực, rút ra một tờ chiếu thảo sẵn. Đọc xong, nhà vua thất kinh hỏi:
- “Sách lập Chiêu Thánh làm hoàng thái tử”. Lạ quá! Lạ quá! Biến hoàng nữ thành hoàng nam, trong đời ta chưa từng thấy, mà lịch sử các đời cũng chưa từng có.
Trần Thủ Độ cười khẩy:
- Chúng ta là những người làm ra lịch sử, bệ hạ thử xét xem, trước bệ hạ đã có triều đại nào, chỉ hai cha con kế tiếp trị vì thiên hạ, đã biến đổi được một dân tộc hùng anh như Đại Việt này thành một lũ ăn mày. Cũng chỉ trong vòng mấy chục năm cha con bệ hạ đã tiêu diệt tới nửa số dân của mình bằng đói kém, dịch bệnh. Nếu bệ hạ tiếp tục nắm giữ ngôi trời, tôi tin với tài năng và trí tuệ của bệ hạ, chẳng bao lâu bệ hạ sẽ hoàn tất sứ mệnh diệt chủng!
- Sao khanh quá nặng lời. Chẳng qua chỉ tại tiên đế ham mải các thú vui, còn ta thì bệnh tật dày vò…
Với lòng khinh bỉ, Trần Thủ Độ rút chiếc bút lông thỏ đã quết son gài sau búi tóc đưa cho nhà vua.
Lý Huệ tôn xăng xái rót vào chén trà vài giọt nước xấp xấp ngọn bút lông, ông xoay xoay tờ chiếu rồi nắn nót viết ba chữ tên mình. Đoạn ông đẩy tờ giấy ra xa rồi lẩm nhẩm đọc lại lời văn, và ông dừng lại rất lâu nơi ba chữ ký, tuồng như ông có vẻ mãn nguyện vì vừa làm được một việc độc nhất có ích trong đời…
Vừa đói, vừa mệt, vừa chập chờn hãi sợ, Huệ tôn chìm mình vào giấc ngủ muộn.
=====
(1). Họ Trần xuất thân từ nghề đánh cá ở vùng biển Nam Định, Thái Bình, Huệ tôn gọi với ý khinh miệt.
(2), (3). hai miền đất khi nhà Trần dời từ Chí Linh về để lập nghiệp. Phủ Long Hưng thời Trần nay là huyện Hưng Hà - Thái Bình. Tức Mạc nay là đất ngoại thành Nam Định.
(4). Tháng 7 năm Kỷ tỵ (1209), Cao tôn giết Bỉnh Di vô tội. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc phá cửa Đại thành đánh thẳng vào cung, lập hoàng tử Thầm em ruột Huệ tôn lên làm vua. Huệ tôn phải chạy loạn về thôn Lưu Gia, phủ Long Hưng, gặp nhà Trần phò giúp từ đây.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: báo bình định
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 12 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--