Địa Lý Phong Thủy
(Feng shui, geomancy)

 

Việt Nam xưa đã từng gián tiếp chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, dân tộc ta tin tưởng vào phong thủy địa lý, mà xét đoán sự thạnh suy của đời sống gia đình, của sinh hoạt xã hội trong cộng đồng quốc gia.

Miền Đồng Nai, Biên trấn được phước quả nằm trong một thế đất (thuộc khu vực ảnh hưởng của sao Dực và sao Chẩn, vị thứ sao Thuần vĩ, chiếu dương), là nơi tụ khí tàng phong, có khí hòa gió thuận).

Các nhà phong thủy thâm nho, các sử gia thường gọi xứ Biên Hùng là vùng đất linh; nhờ địa linh, mới sanh xuất nhiều bậc hiền tài, nhơn kiệt, được lưu danh trong quốc sử.

Ngoài đất địa linh vì khí thế oai hùng, nay nghiên cứu lại địa thế Biên-Hòa theo sử sách góp nhặt và nhận xét cá nhân, đất thiêng Đồng Nai có phần lớn ẩn hình: Long, Lân, Qui, Phụng.

Bốn thú nầy được thần thoại Trung Quốc liệt vào bộ Tứ Linh, vì có những siêu tính xuất chúng: Theo sử gia Lương Văn Lựu thì đệ nhứt linh là:

Long:

Tức là con sông lớn uốn khúc chảy từ bắc xuống nam, rưới nguồn tươi mát lên đất Biên hùng, giống hình con long ẩn thủy. Dưới thời các chúa Nguyễn, có danh xưng là Phước Long giang (về sau kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh di dân từ Quảng Bình vào lập cư, đặt là sông Đồng Nai). Đúng là con sông rồng đem phước quả vào lãnh địa Biên Hoà.

Nơi bờ sông Long Sơn, Long Đại, Cù lao Cái Giắt (kinh châu Phước long thôn) xưa, có đền thờ Long Vương Tam Lang, rất linh ứng, được giới thương hồ tôn kính, khi thuyền qua, đều ghé cúng bái cầu an.

Tác giả Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm Câu Dầm có kể một ngư phủ ở Tân Uyên câu được con cá lạ là con của Long Vương, ngư ông đem thả nên sau được đền ơn mời xuống Long điện làm thượng khách của Long Vương.

Hai ngọn núi Long Ẩn (lấy đá) và Bình Điện (có ngôi Bửu Phong cổ tự) tại xã Bửu Long (Đức Tu) kết hợp cùng các gò nổng uốn quanh, lồi lên lõm xuống, chạy qua các xã Tân Ba, An Thành, Tân Hiệp, Bình Trị, Hoá An, Võ Sa và ngọn núi Chiêu Thái (Châu Thới, có giả thuyết cho Châu Thới là trái châu?), vì có Long mạch nên thầy địa lý Tàu mới chôn Chú Hỏa tên thiệt là Hui Bon Hỏa. Ở đó, giốc Chú Hỏa xưa làm ngoại cảnh quay cuốn phim "Con Ma Nhà Họ Hứa", có phải nhờ đó mà con cháu một người bán ve chai sau trở nên đại kỹ nghệ gia bên Pháp? ) ; gân đất cấu thành các bộ phận một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang dưới lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại xã Tân Thành). Núi Long Ẩn là đầu, chuỗi gò nổng nối dài kể trên là mình rồng lượn khúc, núi Châu Thới phía nam là đuôi vảnh lên cao. Núi Bình Điện là trái ngọc châu.

Tư thế rồng nằm quay đầu về hướng bắc, ngậm trái châu Bình Điện.

Rồng đây là rồng quý, phần đầu là một vị trí tôn nghiêm, được quí trọng xem như bảo vật, xưa được lấy làm hậu bình cho Văn miếu tại thôn Tân Lại, thờ đức Khổng Phu Tử và các Á thánh Văn thần, điạ danh Bửu Long xuất phát trong khung cảnh nầy.

Biên Hoà xuất xứ từ cốt rồng nằm. Một số địa phương được mang tên với phụ danh "Long" như: Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long An, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình Tân, Long Bình (sau làm căn cứ quân đội Mỹ trấn đóng). Một tên lạ địa phương hay gọi là Cây Đào để chỉ Tân Uyên mà tôi chưa tìm ra xuất xứ.

Vốn đất rồng và có người tin rồng lấy nước, nên Biên Hoà, cùng nhằm năm rồng giậy (Bính Thìn 1916 và Nhâm Thìn 1952) đã hai lần hứng chịu nạn lụt to, bão lớn.

Rồng là thú của thần thoại, loại rắn khổng lồ, mình có 4 chân, lưng đuôi viền kỳ, miệng rộng, mũi to, râu cọng dài, đầu hai sừng, sống dưới nước, trong biển sâu.

Rồng ở trên trời cao, lấy nước biển làm mưa cho thế nhân hưởng, ám chỉ nơi tôn nghiêm, tinh khiết, chỗ an vị của đức Văn Thù Bồ Tát, được gọi là Long Nhiểu. Việt tộc chúng ta rất hãnh diện dưới nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.

Lân:

Đệ nhị linh là lân, thú cùng loại sư tử, hình thù cổ quái bởi sừng đuôi trâu, chân ngựa, nhưng tính tình rất hiền, không ăn sinh vật, khi xuất hiện, báo điềm lành.

Cuộc đất ấp Lân Thành thuộc xã Bình Trước (tỉnh lỵ) nhưng ở vào vị trí của đồng quê. Tương truyền địa danh Tân Thành do thế đất nên được mệnh danh Lân Thành, do lân mà thành.

Để tìm hình thế, nhà địa lý nhận thấy con lân nằm mọp trong phần đất của ấp, đầu là Núi Đất, quay về hướng bắc, lưng trải ra làm trung tâm ấp, vùng ở dưới thấp là mình oằn xuống, Gò Me cạnh sông Sa Hà (Rạch Cát) là chóp đuôi vảnh lên ở hướng nam. Núi Đất ở sau câu lạc bộ hồ tắm Biên Hoà, nay đã bị san bằng, nhưng vẫn giữ được danh xưng. Núi Đất đặt cho một ấp hành chánh có đền thờ dũng tướng kháng Pháp Trương Công Định.

Giữa thân con Lân, dựng đền thờ Thần hoàng bổn xứ và chùa Thiên Long, đặc biệt, có hai ngôi mộ của cố Hồ Văn Rạng là nội tổ và cố Trần Thị, là bà dì của Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, vợ vua Minh Mạng.

Cũng từ gốc Kỳ lân, thú lành, mà Biên trấn, đã phát xuất tục múa lân nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết Nhi đồng Trung Thu, chủ xướng bởi nhóm quan binh Tàu di cư đến lập ấp, vào khoảng năm 1700.

Về sau, hai nhóm lân vũ thành lập tại Bình Trị Hóa An và Bửu long, để hiện gìờ, được tiếp nối, do hội Tân Bình Đường và xóm đình Tân Lân và chùa Một Cột, Phật bốn tay (đền Tân Lân thờ đức Trần Thượng Xuyên gốc Hoa có công lớn di dâle='height:10px;'>

Biên Hòa là một tỉnh lớn, trải dài từ Bù đăng Saray, Ba Biên Giới (Việt Miên Lào). Sau 1954, Tổng Thống Ngô Đình Diệm phân hạt hành chánh lại; miệt Lộc Ninh, Đất Đỏ, An Lộc thành tỉnh Bình Long. Bù Đốp, Bà Rá, Sông Bé thành tỉnh Phước Long. Xuân Lộc, Định Quán thành tỉnh Long Khánh, có con đường đồn điền cao su Suzannah, chạy qua Bình Ba, Bình Giả, Phước Lể. Các làng di cư Gia Kiệm, Bùi Chu, Phát Diệm; Quận Đức Tu thì có Hố Nai, Tân Mai I, Tân Mai II, Phúc Hải, Quận Công Thanh dọc bờ Sông Đồng Nai lên đến thác Trị An, Đồng Nai Thượng, cũng có làng di cư; Quận Dĩ An có con đường qua Thủ Dầu Một, chạy ngang làng Tân Khánh nổi tiếng võ thuật, đàn bà dám đánh lại cọp, có hồ tắm suối thiên nhiên Lồ Ồ, rất đông du khách, có trại nuôi heo Phát Ngân và nhà máy giấy. Quận Nhơn Trạch có kho đạn Thành Tuy Hạ chạy tới cửa sông Sàigòn, miệt Phú Hội có suối mát nổi tiếng con gái trắng và đẹp, đối diện Cần Giờ. Ba Biên Giới thì lọt vô tỉnh Ban Mê Thuột.