Chương 17
Đảo chính 1-11-1963

Tôi có hai người cháu mà tôi thương mến đặc biệt: Đỗ Thọ gọi tôi bằng chú, là đại uý không quân trong Phi đoàn I vận tải và sau này trở thành một trong bốn sĩ quan tuỳ viên của Tổng thống Diệm. Thọ trầm tĩnh ít nói, tính tình cứng rắn và thuỷ chung. Binh chủng không quân có đem lại cho Thọ một ít chất lãng mạn nhưng cũng đủ chừng mực để làm cho Thọ bớt khắc khổ mà thôi. Thọ không quan tám nhiều đến tình hình đất nước nhưng lại rất nặng tình gia tộc.
Năm 1963, Thọ theo ông Diệm trốn khỏi dinh Gia Long đến nhà thờ Cha Tam. Sau Cách mạng 1963, Thọ trở về Phi đoàn cũ, và trong một chuyến bay đón Thủ tướng Khánh tại Đà Nẵng, Thọ bị tử nạn trên Không phận Quảng Nam. Năm đó Thọ 29 tuổi và để lại cho đời tác phẩm “Nhật ký Đỗ Thọ” do người em sưu tầm và xuất bản.
Người cháu thứ nhì là Nguyễn Bá Liên, gọi tôi bằng dượng, là thiếu tá Tư lệnh Phó Thuỷ quân lục chiến, chỉ huy Tiểu đoàn I và II hành quân diệt địch khắp chiến trường miền Nam. Liên vốn có truyền thống cách mạng trong gia đình, lại mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ nên có tính tự lập, cương cường và khí phách. Năm 1963, Liên là sĩ quan cầm quân tiến đánh dinh Gia Long dưới sự chỉ huy của đại tá Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1966, Liên được đổi lên Kontum làm Tư lệnh Biệt khu 24, một trong những nút chặn nguy hiểm nhất của đường mòn Hồ Chí Minh, và tử nạn (1969) trong một cuộc hành quân khốc liệt tại Tân Cảnh trong vùng núi Trường Sơn gần Bến Hét. Năm đó Liên 38 tuổi và để loại cho đời tác phẩm “Việt nam, Việt nam ơi”, với bút hiệu Trường Giang..
Hai người cháu đặc biệt đó có hai cuộc đời cũng đặc biệt, tuy dối nghịch nhau trong ngày lịch sử 1-11-1963 nhưng lại gặp nhau trong hành động lấy sinh mạng trả nợ non sông. Hai người cháu đó đứng hai chiến tuyến khác nhau trong ngày lịch sử 1-11-1963 đều lấy sự thuỷ chung làm tiêu chuẩn chọn lựa: Thọ thì thuỷ chung với ông Diệm, Liên thì thuỷ chung với đất nước.
Chương này tôi viết trong nỗi niềm nhớ tiếc về hai đứa cháu thân thương đó mà những hành xử trong ngày 1-11-1963 chỉ làm cho cả Thọ lẫn Liên trở thành những hình ảnh hùng tráng và thắm thiết trong gia tộc chúng tôi. Hình ảnh đó cũng tượng trưng cho tâm trạng tôi trong cuộc Cách mạng l-11-1963: Thọ là tình người, Liên là tình nước.
Cuộc cách mạng 1-11-1963 đã được nhiều sách vở, tài liệu đề cập đến đầy đủ. Từ những vận động đến tiến trình thành hình của nó, từ những lực lượng tham dự đến kế hoạch phát động của nó. Trong chương này, tôi chỉ xin đề cập đến những sự kiện và suy tư về những hoạt động mà tôi đã trực tiếp đóng góp, hoặc những biến cố tôi biết rõ trong ngày cách mạng đó mà thôi.
Vào giữa tháng 7 năm 1963, mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm đã tận dụng mọi thủ đoạn để đàn áp các cuộc biểu tình chống đối chính phủ và đặc biệt trao quyền cho Toà án quân sự để đem ra xét xử những can phạm quân sự và dân sự trong biến cố Nhảy dù với mục đích cảnh cáo, hăm doạ phong trào đấu tranh, nhưng phong trào chống đối mỗi ngày một sôi động hơn. Các cuộc biểu tình đấu tranh của Phật giáo đã có sự tham dự đông đảo của hàng ngũ sinh viên đại học, học sinh trung học tham dự và cả các em nhỏ các trường tiểu học nữa, đến nỗi học giả Douglas Pi ke, trong cuốn Viet Cong đã mô tả những ngày hè 1963 này bằng hình ảnh của một "Thủ đô Sài gòn đang bốc lửa”. Để đối phó với tình hình sôi động đó, chính phủ Diệm đem thêm hai tiểu đoàn Dù và hai tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến về Sài gòn tăng cường cho các đơn vị Bộ binh và Cảnh sát dã chiến để đàn áp các cuộc xuống đường. Hai tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến này do thiếu tá Nguyễn Bá Liên chỉ huy vì Liên đang là Tư lệnh phó cho trung tá Lê Nguyên Khang. Bộ chỉ huy của Liên đóng tại Văn phòng Viện Đại học Sài gòn ở góc đường Duy Tân và Trần Quý Cáp.
Một hôm vào cuối tháng Bảy, tôi đến Bộ chỉ huy của Liên và kéo Liên ra vườn để tìm hiểu thêm về tinh thần binh sĩ trước hiện tình đất nước thì được Liên cho biết binh sĩ rất hoang mang và nhiều lúc công khai tỏ thái độ bất mãn với chế độ. Liên nói rằng chẳng những binh sĩ đã không chịu đàn áp biểu tình mà họ còn tỏ ra thân thiện cởi mở với sinh viên học sinh như để bày tỏ thái độ đồng tình. Liên giải thích: "Làm sao binh sĩ có thể đàn áp được khi những kẻ biểu tình là bà con, anh em với họ. Làm sao họ có thể xuống tay với những em nhỏ mới mười mấy tuổi". Riêng Liên thì "... Dù Cháu theo đạo Tin Lành, cháu không phải là Phật tử, nhưng hành động kỳ thị, đàn áp tôn giáo của anh em ông Diệm thật là bất công và tàn bạo? Mỗi lần cháu đi nhà thờ gặp các vị mục sư, các tín đồ, ai ai cũng chê trách chính sách về tôn giáo của ông Diệm".
Thuỷ quân lục chiến là một binh chủng thiện chiến, thường đi hành quân khắp các chiến trường và biết rõ tình hình an ninh suy thoái tại nông thôn nên Liên tỏ ra rất lo âu.
Sau khi nghe Liên trình bày, tôi bèn hỏi: "Cháu có nghĩ rằng với tình hình này, liệu quân đội có thể đi đến một cuộc binh biến lật đổ chế độ Diệm không?”. Liên suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Cháu nghĩ có thể lắm vì chính trong Lữ đoàn của cháu, ngoại trừ đại uý Bằng có đạo Công giáo tỏ ý vui mừng đồng ý với các cuộc đàn áp Phật giáo, còn các Tiểu đoàn trưởng khác, ai cũng tỏ thái độ bất mãn căm thù chế độ Diệm. Chính nhóm của cháu như bác sĩ đại uý Nguyễn Phúc Quế, đại uý Trần Văn Nhật (tướng Nhật, hiện nay ở Orange Country, Cal.), như đại uý Lê Hoàng Minh (em của tướng Lê Quý Đảo mà trong phương trình "Vietnam, a television history", của đài PBS, tướng Đảo đã lên án nặng nề chế độ Diệm) và rất nhiều sĩ quan khác đã bàn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm mà người hăng nhất là bác sĩ Quế. Quế đỗ bác sĩ Y khoa tại Pháp, nhưng là một trí thức có tinh thần chống Cộng sâu sắc, Quế lại đặtời cũng như sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Churchill và ông Diệm thì ta sẽ thấy lời đề cao quá lố này chỉ là một lời tuyên bố thuần tuý thuộc ngôn ngữ ngoại giao rất cần thiết nhằm gây lại uy tín cho ông Diệm vốn đã suy sụp quá nhiều, và đồng thời vừa để chứng tỏ cho Cộng sản cũng như nhân dân miền Nam biết rằng Hoa kỳ vẫn cương quyết ủng hộ chế độ Ngô Đình Diện dù những sai lầm và thất bại của chế độ đó. Cũng chuyến viếng thăm này, khi ngồi trên phi cơ bay thị sát các quân khu và bị ký giả Mỹ chất vấn về lời tuyên bố đó, Phó tổng thống Johnson đã trả lời: "Xì! Diệm là đứa duy nhất mà ta có ở đây” ( “Shit? Diems the only boy weve got out there”).
Loại ngôn ngữ ngoại giao đầy thủ đoạn chính trị đó, sau này cũng đã được Nixon dùng để khen Thiệu là "một trong bốn lãnh tụ tài ba nhất thế giới" tại vườn hoa Toà Bạch ốc vào năm 1973. Nhưng điểm khác biệt đáng chú ý là Nixon khen Thiệu để khuyến khích thi hành hiệp định Paris cho Mỹ có thể giải kết khỏi miền Nam trong “danh dự”, và Thiệu biết lời khen đó là giả dối, còn Johnson khen ông Diệm là để mong tạo uy tín thêm cho ông Diệm hầu cuộc chiến chống Cộng có thể thành công, trong lúc trong thâm tâm thì lại nghĩ khác, nhưng ông Diệm lại không biết điều đó. Vì không biết, nghĩa là không phát hiện ra sự giả dối và không thấy uy tín mình đang bị mất nên ông Diệm mới dại dột tuyên bố trong một bài diễn văn đáp từ Johnson rằng: Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải, tạo cơ hội cho Đài phát thanh Hà Nội lợi dụng tuyên truyền về bản chất tay sai của chính quyền miền Nam trong quan hệ Mỹ- Diệm, và đã đập tan cái luận cứ độc lập và dân tộc chống Cộng của chính nghĩa miền Nam trong nhân dân.
Mặc dù uy tín và sức mạnh chính trị bắt đầu bị tổn thương sau vụ thất bại tại “Vịnh Con Heo” ở Cuba vào tháng 4 nhưng Tổng thống Kennedy đã theo lời yêu cầu của ông Diệm, tiến hành chiến dịch tăng cường số quân nhân tham chiến (nguỵ trang dưới hình thức cố vấn quân sự và chuyên viên cứu trợ nạn lụt) tại miền Nam Việt nam sau chuyến điều nghiên của Tướng Mazwell Taylor và cố vấn Walt Rostow vào tháng 10 năm 1961. Chiến dịch này đã được ông Diệm và chính quyền Mỹ đồng thuận thi hành một cách tích cực mà sự ra đời của Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ quân sự Mỹ (Ameriean Military Assistance Command) vào ngày 6 tháng 2 năm 1962 đã cho phép ông Diệm nhận thêm từ 700 "cố vấn" đến 12.000 “cố vấn” vào giữa năm 1962. Nghĩa là gia tăng 1700 phần trăm trong vòng 8 tháng. Tất cả chiến dịch đó đã được chính quyền Mỹ khôn khéo trốn tránh chính Quốc hội và báo chí Hoa kỳ (vốn đang bắt đầu có khuynh hướng chống việc gửi quân nhân Mỹ tham chiến tại ngoại quốc sau vụ thất bại tại Cuba) để mạo hiểm một mặt thoả mãn lời yêu cầu của chính phủ Diệm và mặt khác để bảo đảm sự thành công của cuộc chiến thống Cộng lại miền Nam: Thật vậy, mặc dù trong cuộc thảo luận với Phó tổng thống Johnson trước đó năm tháng, ông Diệm đã không muốn đem quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, nhưng khốn nỗi vào tháng 10, khi tướng Taylor đang trên đường đến Sài gòn thì Việt cộng phát động các đợt tấn công dữ dội vào tỉnh lỵ Phước Thành, đốt phá các cơ sở, giết hại cả Tỉnh trưởng lẫn Phó Tỉnh trưởng và rất nhiều binh sĩ, cán bộ, công chức, đồng thời Việt cộng lại tấn công nhiều quận ly của tỉnh Daklak và tung ra nhiều đơn vị lớn đánh phá khắp miền Nam, công hãm các đồn bốt chiến lược dọc quốc lộ số 4 và gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng VNCH. Tình hình an ninh suy sụp đã khiến cho ông Diệm sợ hãi một cuộc tổng nổi dậy của Việt cộng nên ông bèn đưa ra lời tuyên bố chính thức rằng chiến tranh thật sự đã xảy ra tại miền Nam.
Vì không còn giữ ý định chống lại việc quân đội Mỹ tham chiến tại miền Nam nữa nên ông Diệm đã yêu cầu Mỹ đem một số “quân chiến đấu tượng trưng” vào miền Nam và lớn tiếng kêu gọi Hoa kỳ cùng với Việt nam cộng hoà ký một hiệp ước phòng thủ song phương. Trước lời kêu gọi đó của ông Diệm, và trước tình hình an ninh suy thoái một cách trầm trọng của miền Nam, Bộ Tổng tham mưu Hoa kỳ cũng khuyến cáo Tổng thống Mỹ nên gởi quân qua Việt nam tham chiến. Ý kiến này được Thứ trưởng Quốc phòng William P. Bundy ủng hộ mạnh mẽ vì theo ông Bundy, sách lược "tốc chiến tốc thắng" có thể giúp ông Diệm nhiều may mắn hơn và có thể lật ngược thế cờ. Nhưng vì việc quân đội Mỹ công khai tham chiến tại Việt nam có thể gây nhiều phức tạp trong nội bộ chính trị Hoa kỳ cũng như có thể gây các phản ứng quốc tế nguy hiểm nên Toà Bạch ốc bề ngoài đã phải giảm thiểu những thúc giục ồn ào tại cả Sài gòn lẫn Washington, bằng cách giả vờ lộ một số tin tức cho nhật báo New York Times, tiết lộ rằng "các cấp lãnh đạo ở Ngũ giác đài cũng như Đại tướng Taylor đều tỏ ra miễn cường về việc gởi các đơn vị chiến đấu Mỹ sang Đông Nam Á”. Bài báo này đã chặn đứng được những tuyên bố quá lộ liễu của ông Diệm.
Sự thật rõ ràng là chẳng những ông Diệm đòi quân Mỹ vào miền Nam, mà còn nhờ Mỹ vận động với Trung hoa dân quốc gởi một sư đoàn qua Việt nam tham chiến. Tài liệu mật của Ngũ giác đài dưới đây tiết lộ một bản mật điện của Toà đại sứ Mỹ tại Sài gòn gởi về Washington trình bày về cuộc thương thảo giữa Đại sứ Nolting và ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng thống, cho thấy những bí ẩn đó:
Những đòi hỏi vào năm 1961 của Việt nam về những đơn vị tác chiến Hoa kỳ.
Điện văn từ Toà đại sứ Mỹ tại Sài gòn gởi Bộ ngoại giao 13-10-1961 về những đòi hỏi của Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Quốc phòng của miền Nam Việt nam. Bản sao gởi Bộ Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương và Toà đại sứ Mỹ tại Bangkok Thailand và Taipei Taiwan.
Trong buổi họp 13-10 Thuần đã đưa ra những đòi hỏi sau đây:
1 Thêm phi đoàn AD-6 thay vì phi đoàn T-20 như đã dự định và gởi qua càng sớm càng tốt.
2- Yêu cầu cung cấp phi công dân sự Mỹ để lái máy bay trực thăng và phi cơ C-47 để bay những phi vụ tác chiến.
3- Nhiều đơn vị tác chiến Hoa kỳ, hoặc những đơn vị gọi là "huấn luyện tác chiến" vào miền Nam Việt nam. Một phần để đóng ở phía Bắc gần vĩ tuyến 17 để thay các lâm Châu nên nhờ Thượng toạ mà lôi kéo được rất đông sĩ quan Phật tử (người Bắc) tham gia công cuộc chung. Một người cháu khác nữa cửa tôi là Phạm Văn Lương, với bạn là Nguyễn Văn Cơ (Bác sĩ Cơ hiện ở Orange Country), là sinh viên Quân Y năm thứ 6, có nhiệm vụ cướp chính quyền trường Quân Y do bác sĩ trung tá Hoàng Văn Đức (Công giáo) chỉ huy, và liên lạc với các tổ chức sinh viên khác để vận động sinh viên đại học xuống đường, tạo một cuộc nổi dậy tại Đô thành hậu thuẫn cho hành động của nhóm quân sự. May mắn cho chúng tôi, Lương có người anh rể là đại uý Hồ Tiêu đang chỉ huy một tiểu đoàn Dù. Cũng như Lương, Hồ Tiêu là người Quảng Trị cùng quê với Hoà thượng Trí Thủ, Thượng toạ Thích Thiện Minh... nghe nói đến lật đổ chế độ, Tiêu rất mừng hăng hái tham gia ngay. Nhờ Tiêu, chúng tôi có thêm một tiểu đoàn thiện chiến làm chủ lực. Trung đoàn Thiết giáp ở Gò Vấp là đơn vị hùng hậu do thiếu tá Thẩm Nghĩa Bôi chỉ huy, từng cứu ông Diệm thời Nhảy dù đảo chính, chúng tôi cũng tổ chức được một số sĩ quan trẻ để khi hữu sự có thể cô lập được Thẩm Nghĩa Bôi và vô hiệu hoá Trung đoàn. Trong binh chủng không quân chúng tôi có trung tá Đỗ Khắc Mai (hiện ở Pháp) và nhóm cộng sự viên của Mai. Tuy Mai đã từng ở trong Phong trào Cách mạng quốc gia và đảng Cần lao nhân vị do tôi tổ chức, nhưng vì là người tâm huyết thuộc một gia đình có tinh thần chống Cộng rất cao, nên khi dần dần thấy anh em ông Diệm tham nhũng thối nát mà lại bất tài bất lực trong việc chống Cộng đến nỗi người bạn thân là đại tá Nguyễn Xuân Vinh phải bỏ chức Tư lệnh không quân ra đi, thì Mai trở thành bất mãn và chống chế độ. Ngoài các lực lượng Quân đội và dân sự ở Sài gòn, tôi còn tổ chức được đại tá Đặng Văn Sơn và thiếu tá Trần Văn Hai ở Khánh Hoà. Sơn chỉ huy trường Hạ sĩ quan Nha Trang, lại là một Phật tử thuần thành, bạn thân của tôi lâu năm. Sơn từng ủng hộ ông Diệm thời gặp khó khăn trong giai đoạn làm Thủ tướng, Sơn đã từng ở trong đảng Cần lao, nhưng cũng như mọi người tâm huyết mang tâm trạng bất mãn với nhóm "Cần lao công giáo", lại thấy anh em ông Diệm trắng trợn đàn áp Phật giáo nên khi tôi ngỏ lời, Đặng Văn Sơn hăng hái nhận lời ngay. Thiếu tá Trần Văn Hai, chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Biệt động quân ở Dục Mỹ (Ninh Hoà) là một đảng viên Đại Việt, thời 1955-1956 bị nhóm Cần lao công giáo dân sự vu cáo nên bị bắt giam nhưng lại được tôi tái xét và bạch hoá hồ sơ nên từ đó Hai coi tôi như một ân nhân, một người anh, do đó, khi tôi cho người liên lạc móc nối, Hai đồng ý ngay. Là người can trường và tâm huyết, Hai hứa với tôi sẽ hy sinh đến kỳ cùng để đập tan chế độ Diệm. Trường Hạ sĩ quan Nha Trang và Trung tâm huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ có đến 5, 6 ngàn binh sĩ thiện chiến, cho nên lực lượng hùng hậu này được tôi giao cho nhiệm vụ chiếm Nha Trang để khi tôi kéo quân đi lập chiến khu hay khi có chính biến tại Sài gòn sẽ nối lên làm thế ỷ dốc. Nha Trang và Khánh Hoà là quê hương của Phật giáo cho nên dân chúng địa phương trở thành hậu thuẫn nhân dân vững chắc cho những lực lượng cách mạng sau này.
Trong lúc tiến hành tổ chức cuộc binh biến, tôi không ngờ có nhiều nhóm sĩ quan khác cũng tiến hành những nỗ lực nhằm vận động lật đổ chế độ, mà hầu hết là người thân tín của ông Diệm. Có ba nhóm lần lượt đến vận động tôi vào tể chức của họ. Trước hết là nhóm của tướng Nguyễn Ngọc Lễ và đại tá Nguyễn Văn Chuẩn (tướng Chuẩn hiện ở Hoa kỳ). Thứ hai là nhóm của đại tá Nguyễn Phương người Huế, cựu Chỉ huy trưởng binh chủng truyền tin, và thứ ba là nhóm của tướng Lê Văn Nghiêm và đại uý Nguyễn Bé. Sở dĩ những sĩ quan này dám vận động tôi vào tổ chức đảo chính của họ vì họ toàn là bạn thân của tôi nên biết rõ quan điểm chính trị và tâm trạng của tôi đối với anh em ông Diệm, nhất là đối với vợ chồng Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Tuy nhiên dù biết họ tin tôi, và dù tôi không nghi ngờ quyết tâm của họ, nhưng vì làm công việc lật đổ chế độ là một việc làm nguy hiểm có thể đưa đến cái chết vô ích nếu bị Ngô Đình Nhu và nhóm Cần lao phát hiện nên tôi đã phải rất cẩn mật. Do đó, dù các tổ chức trên đã đến liên tục thúc giục, tôi chỉ trả lời một cách lưng chừng mà không chính thức nhận lời.
Ngoài các nhóm mà tôi tạm gọi là các Tổ chức miền Trung nói trên còn có đảng Đại Việt mà đại diện là thiếu tá Huỳnh Văn Tồn. Sở dĩ tôi khám phá ra được hoạt động của Huỳnh Văn Tồn là nhờ một tờ thông báo của Trung tướng Thái Quang Hoàng. Nguyên Tồn là huấn luyện viên trường Đại học quân sự Đà lạt, nhưng Tồn lại bỏ trường đi gần hai tuần lễ không về đến nỗi tướng Hoàng phải thông báo nhờ An ninh quân đội lùng bắt. Tôi cho nhân viên dò xét và theo dõi nên biết được Tôn về Sài gòn liên lạc với các đồng chí quân sự và dân sự trong đảng để tổ chức đảo chính. Đặc biệt, Tồn liên lạc với cả tướng Dương Văn Minh. Cũng trong nhóm của Tôn từ Đà Lạt về còn có thiếu tá Thuỷ quân lục chiến Cổ Tấn Tinh Châu; Châu về miền Tây tổ chức các đảng viên Đại Việt, và trưa ngày 1-11-63 trở lại Thị Nghè điều động một đơn vị Thuỷ quân lục chiến đến tấn công dinh Gia Long.
Trong lúc đó thì Ty An ninh quân đội tại Đà Lạt cũng báo cáo cho tôi biết nhiều "hoạt động lạ lùng" của trung tá Trần Ngọc Huyền, Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Đà Lạt (hiện ở Mỹ). Lúc đầu tôi không tin Huyền âm mưa đảo chính ông Diệm vì Huyền là người Công giáo lại là em của cựu Bộ trưởng Trần Ngọc Liên, một tay chân đắc lực của ông Diệm và ông Nhu. Huyền lại được ông Diệm nâng đỡ tín nhiệm giao cho chức Chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt, một địa vị mang nhiều vinh dự cho bất kỳ ai được hân hạnh chỉ huy ngôi trường đào tạo nhân tài tương lai cho quân đội.
Cho đến trung tuần tháng 8, tôi biết được vào khoảng 7, 8 tổ chức đang tiến hành những vận động để lật đổ chế độ. Hầu hết các tổ chức đó đều do thành phần quân nhân chủ xướng với sự hợp tác của một số lực lượng đảng phái, hoặc với sự yểm trợ của một số khuôn mặt chính trị hay tôn giáo. Sự kiện có quá nhiều tổ chức đã không làm tôi ngạc nhiên vì dưới chế độ bạo quản của ông Diệm, và với hệ thống mật vụ Cần lao của Nhu, chỉ quân đội mới đủ khả năng và quyết tâm để tiến hành những công tác nguy hiểm và đòi hỏi một kỹ thuật tổ chức tinh vi. Và cũng vì thế mà dù hệ thống mật vụ của Nhu có phát giác một vài tin tức nhưng chính Nhu cũng không biết ai lãnh đạo và thực lực như thế nào.
Ngoài ra, quân đội, mà cả hai ông Nhu và Diệm đều chủ quan tưởng rằng đã được Quân uỷ đảng Cần lao kiểm soát chặt chẽ, thật ra lại là trung tâm sôi động nhất của mọi mầm mống bất mãn và chống đối. Phật giáo bị đàn áp còn biểu tình phản kháng, đảng phái quốc gia bị đàn áp còn tuyên ngôn chống đối, riêng quân đội thì hành xử như một chiến sĩ, nghĩa là khi bị khống chế khinh miệt thì sẽ phản ứng một cách quyết liệt và dữ dội mà điển hành là cuộc binh biến lẫm liệt 11-11-60 của binh chủng Nhảy dù và những trái bom nổ lửa ngày 27-2-1961 của hai phi công Quốc và Cử.
Đêm 20-8-1963, đêm định mệnh mà vợ chồng Nhu tấn công chùa chiền, tình cờ một người bạn thân của tôi là đại tá Phùng Ngọc Trưng đến chơi và ngủ lại nhà tôi Trưng vừa mới bị Ngô Đình Cẩn cất chức Giám đốc Quân nhu Quân khu I và được tôi kéo vào Sài gòn giữ chức Chánh sở Hành chính Tiếp Vận cho Nha An ninh quân đội. Đêm ấy hai anh em tôi đang ngồi nói chuyện thì bỗng vào khoảng một giờ sáng, thiếu tá Nguyễn Thành Long, Chánh sở An ninh quân đội Sài gòn - Gia định, gọi điện thoại khẩn cấp báo cho tôi biết Cảnh sát dã chiến và Lực lượng đặc biệt của Lê Quang Tung đang tấn công chùa Xá Lợi (trung tâm chỉ huy lực lượng Phật giáo đấu tranh), chùa Ấn Quang và chùa Theravađa. Theo Long thì chính bà Nhu mặc quân phục TQLC, đi xe Mercedes đến trước cổng chùa Xá Lợi để chỉ huy cuộc tấn công chùa này. Và chính nhân viên của Long thấy bà ta la hét, chỉ trỏ ra lệnh cho lực lượng tấn công. Tôi bèn bảo Long cứ tiếp tục theo dõi biến cố và ngày mai sẽ làm tờ trình cho tôi, rồi tôi lại ra trước sân nhà tiếp tục nói chuyện với đại tá Trưng cho đến sáng.
Ngôi nhà mà quân đội cấp cho tôi ở là một biệt thự trong cư xá Hải quân, kiến trúc theo kiểu Pháp thời thuộc địa, nằm cuối đường Gia Long gần chủng viện Saint-Paul yên tĩnh. Đường Gia Long có hai hàng me xanh lá chụm đầu vào nhau xào xạc, đêm đó như san sẻ câu chuyện tâm sự của hai anh em chúng tôi đang bàn tán về chế độ Diệm và biến cố tấn công chùa chiền. Là một chứng nhân sống, là một nạn nhân trực tiếp, Trưng đã kể hết và kể rõ tất cả tội ác của Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn và tập đoàn Cần lao công giáo tại Huế và miền Trung. Với giọng nói bi thiết của một người đã hy sinh tất cả để rồi bị phản bội độc ác, Trưng kết luận: “Như anh biết, cả gia đình tôi đã xả thân cho nhà Ngô với tất cả lòng trung tín và hy sinh. Thời kỳ anh em ông Diệm còn lao đao không ai dám liên hệ, thì chúng tôi đã công khai ủng hộ, đóng góp nhân lực vật lực Khi ông Diệm là Thủ tướng phải tứ bề thọ địch và lúc nào cũng sẵn sàng bị tấn công thì em tôi (đại uý Phùng Ngọc Bang) chịu vào làm sĩ quan tuỳ viên, anh ruột tôi chịu vào trong tiểu đội phục dịch cho tư thất Ngô Đình Cẩn... Thế mà vì lòng tham vô đáy, Cẩn đã cho mật vụ bao vây nhà tôi, một đồng chí cũ, một sĩ quan cấp tá của quân đội, một cán bộ của chế độ, để trắng trợn tịch thu những gia bảo cửa tôi. Đã táng tận lương tâm như thế, Cẩn còn cất chức và thuyên chuyển tôi ra khỏi đơn vị, bắt tôi rời khỏi Huế để cho người Công giáo Phú Cam của Cẩn thay thế mà chuyên quyền... Với tôi mà Cẩn còn xử cạn tàu ráo máng như thế thì dân chúng thấp cổ bé miệng còn khổ nhục như thế nào! Chế độ như vậy mà anh cứ nhắm mắt phục vụ sao?".
Khoảng 10 giờ sáng, tôi đang làm việc tại văn phòng của Nha tại góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồng Thập Tự thì tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là quyền Tổng tham mưu trưởng (thay tướng Lê Văn Tỵ đi chữa bệnh tại Hoa kỳ) gọi điện thoại yêu cầu tôi đến Bộ tư lệnh của tướng Đính để theo chỉ thị của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, làm cố vấn cho Đính về các vấn đề chính trị trong cuộc khủng hoảng Phật giáo.
Lại một lần nữa, Nhu âm mưu bắt tôi dính dự vào tội ác của dòng họ Ngô Đình: Trước hết, đây là một vấn đề dân sự thuộc Bộ Nội Vụ chứ không thuộc thẩm quyền của tôi, thứ hai là các sách lược chính trị không thuộc lĩnh vực của Nha An ninh quân đội, và thứ ba là nếu có một sách lược chính trị thì Nhu dư biết tôi đã từng bày tỏ lập trường chống đối chính sách này, vả lại tôi có bao giờ được Nhu chính thức thông báo sách lược đó đâu. Không có thẩm quyền, không thuộc lãnh vực, lại không được thông báo, thế mà tôi vẫn bị Nhu đẩy vào cái tư thế, mà đối với quần chúng, đối với phong trào đấu tranh của Phật giáo và đối với quân đội, lại là tư thế then chốt để tiến hành chính sách đàn áp Phật giáo cửa chánh quyền.
Lúc gặp tướng Đính và người phụ tá quân sự là đại tá Nguyễn Hữu Có, tôi thấy cả hai đều có vẻ khẩn trương và ưu phiền. Vì đặt mềm tin trọn vẹn vào liên hệ thân thiết giữa hai người, Đính đã trình bày đầy đủ cho tôi biết những thảm hoạ xảy ra tại các chùa bị tấn công, nhất là tại chùa Xá Lợi: Mặt Phật bị bắn nát, các vật dụng thờ cúng như chuông, mõ, lư hương bị đập phá văng ngổn ngang, các tăng và sư bị đánh bằng báng súng và bị đâm bằng lưới lê, riêng Hoà thượng Hội chủ Thích Tịnh Khuyết thì bị hành hung nặng". Đính còn hằn học. "... Họ còn dám ném mấy khẩu Garant M1 vào chùa rồi chụp hình làm tang vật vu khống chùa có chứa vũ khí, họ còn quăng cả đồ lót đàn bà vào phòng của mấy thầy rồi xuyên tạc trong chùa có trai gái bậy bạ...". Đính càng hằn học chỉ trích chính quyền, tôi càng mừng thầm vì thái độ này phản ứng những uất ức của một kẻ muốn nổi loạn và biết đâu Đính và Đôn, ngoài tình bạn ra, cũng là đồng chí trong tổ chức của Đôn rồi, dù bề ngoài Đính vẫn tương kế tựu kế giả vờ đóng vai trung thành với ông Diệm.
Những biến cố xảy ra trong mấy tháng vừa qua đã chồng chất thành bản cáo trạng quyết hệt lên án tội ác của chế độ và bỗng chấm dứt mọi tình cảm cuối cùng của tôi đối với ông Diệm. Tôi cố viện dẫn khoảng thời gian hơn 20 năm trời liên hệ thắm thiết giữa ông Diệm và tôi, nhưng vẫn không đủ ngăn chặn được những hành động oan nghiệt của 9 năm trời bạo quản của anh em ông Diệm. Tất cả gồm trong một gia đình mà những sân si và danh, lợi, qvà cho rằng chương trình ấp chiến lược đã thành công.
Nhìn mối bang giao Mỹ - Việt, đặc biệt là liên hệ giữa chế độ Diệm và các cấp lãnh đạo Hoa kỳ, trong suốt chín, mười năm trời cai trị miền Nam, anh em ông Diệm đã phạm không biết bao nhiêu lỗi lầm trầm trọng, ta thấy dù những lỗi lầm đó đã đưa đất nước từ thanh bình đến rối loạn, từ cảnh an ninh đến tình trạng chiến tranh thật sự, thế mà người Mỹ vẫn một lòng ủng hộ ông Diệm và chế độ của ông ta.
Mãi cho đến đầu năm 1963, trước cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng tại miền Nam Việt nam mà hệ quả có thể là sự suy sụp toàn diện sức mạnh chống Cộng của cả nước, và trước những áp lực của quần chúng Hoa kỳ, của chính giới Hoa kỳ, của công luận thế giới, của các nước đồng minh, của Toà thánh Vatican..., giới lãnh đạo Mỹ mới bắt đầu áp dụng những biện pháp cứng rắn trong lãnh vực chính trị và viện trợ để vừa làm áp lực vừa giúp đỡ chính quyền miền Nam sửa sai.
Nói chung, về chính trị, người Mỹ đòi hỏi phải tôn trọng và thực thi nguyên tắc phân quyền và chính sách tản quyền để tránh tình trạng trung ương tập quyền đang làm mù quáng và tê liệt khả năng điều hành của dinh Gia Long. Cụ thể là để cho thành phần đối lập được tự do sanh hoạt tại nghị trường Quốc hội cũng như trong chính giới, xét lại hệ thống bổ nhiệm nhân sự ở các địa phương để tránh tình trạng lạm dụng quyền hành nhờ có liên hệ đặc biệt với gia đình Tổng thống, các cuộc bầu cử từ trung ương đến địa phương phải thực sự tự do và trong sạch... Lẽ dĩ nhiên những đòi hỏi này chỉ được người Mỹ trình bày dưới hình thức khuyến cáo để tránh tình trạng "can thiệt vào nội tình của nước khác", ngược hẳn với những biện pháp khác táo bạo và mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát việc sử dụng tài phí viện trợ. Vấn đề kiểm soát tiền viện trợ này không phải chỉ vì chính quyền Mỹ muốn hiệu năng hoá công cuộc chống Cộng mà còn vì muốn biện minh với Quốc hội Hoa kỳ trong những điều trần về tình trạng tham chiến tại Đông Dương.
Đặc biệt chính quyền Mỹ muốn được biết về số tiền tài trợ cho Lực lượng đặc biệt, các cơ quan công an, mật vụ, và những mật phí đó được sử dụng đúng đắn cho các công tác tình báo chống Cộng không. Đòi hỏi này đã bị ông Nhu xem như là một áp lực của Hoa kỳ nhằm kiểm soát những bí mật quốc phòng và đã bị ông quyết liệt từ chối, vì ai cũng biết phần lớn của số tiền đó được chi tiêu để xây dựng bộ máy đàn áp đối lập, xây dựng những tổ chức kinh tài cho anh ông và cho những hoạt động mờ ám khác.
Trong quân đội, các cố vấn Mỹ tỏ ra khắt khe hơn trong việc sử dụng các phương tiện của Hoa kỳ khi hành quân và họ cũng tham dự nhiều hơn và trực tiếp hơn vào những trận đụng độ càng lúc càng lớn với quân Việt cộng. Tình trạng này đã tạo ra nhiều va chạm giữa sĩ quan Việt nam và sĩ quan cố vấn Mỹ về chiến thuật giao tranh với kẻ thù. Cho nên trong thời gian đó đã có những sĩ quan Việt nam không cần tiếp cận của Mỹ và vì tự ái dân tộc đã sáng tạo ra những chiến thuật tiêu diệt địch oai hùng, nhưng cũng có rất nhiều đơn vị trưởng khác nhất là các sĩ quan thuộc hệ thống Cần lao chuyên lạm dụng quyền để thủ lợi, không dám hành quân mà chỉ lui về thế phòng ngự giữ chặt lấy các tỉnh ly cho an toàn, và để mặc nông thôn Việt cộng thao túng.
Dù chính Mỹ đã khai sinh và nuôi dưỡng chế độ Diệm từ năm 1953, dù người Mỹ trong các cơ quan then chốt đã đóng những vai trò quan trọng trong các chính sách từ nhiều năm qua... nhưng đến khi cần chống Mỹ thì Nhu lại nêu những khuyến cáo và những biện pháp đó làm lý do để cho rằng “bị Mỹ làm áp lực, bị Mỹ chen vào nội tình quốc gia" dù đã 8, 9 năm đè đầu dân tộc nhờ tiền bạc và thế lực của Mỹ.
Suy luận rằng Mỹ chống Cộng nên sẽ không bỏ rơi miền Nam, ta thấy điều đó không phải là Nhu hoàn toàn sai lầm. Thật vậy, cho đến cuối tháng 8 năm 1963 (nghĩa là cho đến ngày Nhu hung bạo tấn công các chùa chiền và bắt giam các tăng sĩ Phật giáo) dù liên hệ Việt - Mỹ đã trở nên rất căng thẳng vì những hành động và những lời tuyên bố của Nhu, dù tình báo Mỹ đã khám phá ra âm mưu của Nhu muốn thoả hiệp với Cộng sản, chính quyền Kennedy vẫn chưa có ý định ủng hộ một cuộc thay đổi cấp lãnh đạo tại miền Nam Việt nam. Nhưng điểm sai lầm căn bản nhất của Nhu là đã không nhận định được sự vận hành của một cường quốc. Một cường quốc thì phải đặt chính sách ngoại giao trong một quan điểm toàn cầu và dài hạn. Ngăn chặn Cộng sản (containment) là triết lý ngoại giao chỉ đạo mọi sách lược của Hoa kỳ lúc bấy giờ, và giúp Việt nam trở thành tiền đồn chống Cộng hay yểm trợ ông Diệm (năm 1953) về nước chống Cộng chỉ là những thể hiện có tính cách chính sách của triết lý ngoại giao đó mà thôi. Cho nên dù chế độ Diệm - Nhu có độc tài, tham nhũng, thì trong quá khứ Mỹ vẫn ủng hộ và sẽ còn ủng hộ mãi cho đến khi Diệm - Nhu không chống Cộng nữa hoặc làm lợi cho Cộng thì Mỹ mới can thiệp, vì làm lợi cho Cộng là đi ngược lại với cái triết lý ngoại giao chỉ đạo đó
Sự can thiệp đó có thể là chấm dứt tư cách đồng minh, có thể là vận động để thay thế bằng cấp lãnh đạo mới. Nhu không thấy rằng Mỹ giúp miền Nam chống Cộng chứ không phải chỉ giúp riêng một gia đình họ Ngô chống Cộng, cho nên cứ đinh ninh là có thể làm "chantage" Mỹ được. Nhu cứ tưởng rằng đối với Mỹ thì trong 15 triệu dân miền Nam, chỉ có gia đình họ Ngô là có quyết tâm và có khả năng chống Cộng mà thôi nên muốn yêu sách gì cũng được. Và Mỹ đã không giải kết khỏi miền Nam trong năm 1963 đó, nhưng đã bỏ rơi gia đình họ Ngô.
Nhu đã nhận định đúng một nửa, là Mỹ không bỏ rơi miền Nam, nhưng nửa còn lại thì Nhu đã sai một cách thê thảm vì Mỹ sẵn sàng bỏ gia đình Ngô để yểm trợ cho một thành phần lãnh đạo mới.