háng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà trình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn. Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo... Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9). Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News - Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả. Nhà Xuất Bàn Hồng Đức * * * * * Tháng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn. Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo... Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9). Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News - Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả. Nhà Xuất Bàn Hồng Đức ______________________________ "PHẠM XUÂN ẨN THỰC SỰ LÀ “ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO” Nhà Chỉ huy Tình báo Chiến lược Trần Quốc Hương Nguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ huy Mạng lưới Tình báo Chiến lược chống Mỹ, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Chỉ sau vài lần gặp gỡ, trò chuyện, tôi và Phạm Xuân Ẩn nhanh chóng thân nhau. Bức ảnh Ẩn cầm băng-rôn đi đầu trong đám tang học sinh Trần Văn Ơn đã để lại một ấn tượng sâu sắc về một thanh niên nhiệt thành yêu nước trong phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Ẩn từng tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong và đã học qua lớp công tác tuyên truyên của Việt Minh. Ẩn từng được giao nhiệm vụ điệp báo và được kết nạp Đảng từ năm 1953. Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn bị chính quyền miền Nam gọi nhập ngũ và được trưng dụng làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp. Nơi đây, Ẩn kết thân với đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), thực chất là chỉ huy CIA ở Đông Dương dưới vỏ bọc trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US. MAAG) tại Sài Gòn. Tôi chọn Phạm Xuân Ẩn cho mục tiêu lâu dài vì hội đủ các yếu tố và điều kiện lý tưởng cho những hoạt động tình báo chiến lược. Tôi thường tới nhà chơi và cha mẹ Ẩn cũng coi tôi như con cái trong gia đình. Sau ba năm thử thách và cân nhắc mọi khả năng, năm 1957, tôi vạch kế hoạch đưa Ẩn sang Mỹ du học. Trước hết, để Ẩn nắm tình hình nước Mỹ, sau là tạo bình phong thuận lợi cho hoạt động tình báo chiến lược về lâu dài này. Đây được xem là bước chuẩn bị để “đón đầu” một cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra với Mỹ. Khi kế hoạch được trình lên, cấp trên có phần nghi ngại khả năng Ẩn ra đi sẽ không trở về. Nhưng tôi rất tin tưởng người thanh niên ấy nên đã quyết báo vệ quan điềm của mình. Cuối cùng, cấp trên đồng ý. Hoàn cảnh gia đình Phạm Xuân Ẩn lúc đó rất khó khăn. Cha bị bệnh lao, nhà lại đông anh em. Ẩn băn khoăn: “Tình cảnh gia đình em như vậy, tiền đâu mà đi học bên Mỹ”. Tôi động viên: “Cậu cứ đi đi, chuyện kinh phí để tôi lo”. Ngoài kinh phí, thêm một khó khăn nữa phát sinh khi các trường đại học Mỹ yêu cầu du học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học. Ẩn chưa học xong bậc này. Tôi đề nghị Ẩn thử tìm hiểu xem có ngành học nào không cần đến bằng trung học không. Vài hôm sau, Ẩn gặp tôi, cho biết chỉ có ngành báo chí là không cần bằng trung học.Tôi khuyến khích Ẩn theo học ngành này, vì không nghề nào có bình diện giao tiếp rộng như nghề báo, có thể tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, rất thích hợp cho công tác tình báo. Ẩn nghe lời tôi, theo học báo chí. Về sau, vỏ bọc phóng viên hãng thông tấn Reuters, phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn đã giúp Ẩn rất nhiều trong hoạt động tình báo chiến lược. Năm 1958, tôi bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt. Ẩn khi đó đang học ở Mỹ. Cấp trên rất lo lắng về khả năng Ẩn có chịu về Việt Nam hay không một khi thông tin này đến tai Ẩn. Riêng tôi vẫn đặt trọn niềm tin nơi Ẩn. Sau ngày giải phóng, gặp lại nhau, tôi hỏi: “Khi nghe tin tôi bị bắt, sao cậu vẫn về Việt Nam?”. Ẩn trả lời: “Bên nhà báo sang ‘anh Hai mệt nặng nên không đến’, em biết là anh đã bị bắt. Nhưng em tin anh sẽ không khai ra em, nên em về”. Giữa những con người cùng chung chí hướng, một khi đã hiểu lòng nhau thì niềm tin có sức mạnh ghê gớm như thế. Sau ngày ra tù, do hoàn cảnh và điều kiện, tôi chuyển sang ngành an ninh. Còn Phạm Xuân Ẩn từ ngày về nước đã có nhiều đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trở thành một trong những huyền thoại tình báo Việt Nam. Đọc tác phẩm Điệp viên hoàn hảo của nhà báo - nhà sử học người Mỹ Larry Berman, tôi tưởng như được gặp lại người thanh niên thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ, có khiếu hài hước, rất quý mến trẻ con, biết kính trọng người già của thuở nào. Vẩn là một Phạm Xuân Ẩn mà tôi biết và đã dìu dắt trong những năm đầu vào nghề tình báo. Đặc biệt, khả năng khai thác thông tin và diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách sinh động, khúc triết, quả là một biệt tài thiên phú. Tôi từng nghe các đồng chí ở Trung ương kể lại rằng sau khi đọc những báo cáo của Ẩn gửi về từ Mỹ, Bác Hồ xúc động thốt lên: “Đọc báo cáo mà cứ như đang ở ngay trung tâm New York!”. Hay sau khi đã về nước, hoạt động trong lòng địch, những báo cáo của Ẩn cũng vô cùng chính xác, sinh động, khiến đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hài lòng tấm tắc: “Cứ như ta đang ở trong Bộ tổng tham mưu địch”. Qua cách kể chuyện của tác giả, Phạm Xuân Ẩn hiện lên với tầm vóc của một nhà tình báo quốc tế. Ngay cả một cựu ký giả của chế độ Sài Gòn cũng đã viết như sau về Phạm Xuân Ẩn:.. có thể nói đại đa số các tướng lãnh VNCH đều không có tật nọ cũng mắc bịnh kia, tức không trai gái, bê tha, cũng tham nhũng, ăn hối lộ, buôn lậu v.v... nên đã tỏ ra rất kiêng nể giới báo chí ngoại quốc. Giới quân phiệt này có thề bịt mồm báo chí Việt ngữ dễ dàng bằng nhiều biện pháp dã man, rừng rú, nhưng lại không dám và không thể động được đến một cọng lông chân của báo chí ngoại quốc. Do đó Phạm Xuân Ẩn cũng đã được các tướng nể sợ lây. Từ Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ, Cao Văn Viên, đến Nguyễn Khắc Bình v.v... đều muốn được lòng Phạm Xuân Ẩn, hơn là Ẩn cần phài lây lòng mấy ông tướng đó để moi tin tức. Vì thế Phạm Xuân Ẩn đã có khả năng cung cấp rất nhiều tin tức quân sự vô cùng giá trị cho Việt Cộng. Đối với các điệp viên khác, thường phài có 'hộp thư', có 'giao liên bàn đạp’để chuyển tin một cách bí mật, lén lút vào mật khu. Nhưng riêng Phạm Xuân Ẩn, anh ta đã coi thường guồng máy an ninh tình báo của các tướng lãnh VNCH đến mức không thèm xài 'hộp thư', cũng chẳng cần đến 'giao liên bàn đạp'. Một tháng đôi ba lần, khi có tin tức quan trọng, nóng hổi cần cấp báo, Ẩn đi thẳng vào mật khu như ta đi du ngoạn, đế báo cáo trực tiếp cho Mười Hương biết!...” (trích Đặng Vãn Nhâm - Nhà tình báo chiến lược Việt Cộng Mười Hưong bị bắt như thế nào, vì sao được thả?). Điệp viên hoàn hảo là một cuốn sách đáng đọc với khối lượng tư liệu đổ sộ và sự công phu, tâm huyết của tác giả. Dưới góc nhìn của một sử gia người Mỹ, Larry Berman có những nhìn nhận và đánh giá riêng về Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của nước ta. Tác giả có cái lý riêng của mình, có những phân tích đúng nhưng cũng có đôi điều cần xem xét. Và tôi hoàn toàn đông tình với sự ngưỡng mộ của nhà báo - nhà sử học Mỹ Larry Berman dành cho Phạm Xuân Ẩn: “Một Điệp viên hoàn hảo!”. TRẦN QUỐC HƯƠNG Nguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam * * * * * MỘT PHẦN CỦA HÌNH HÀI TỔ QUỐC! Độ lùi 38 năm sau cuộc chiến bi hùng của dân tộc giúp chúng ta có tầm nhìn bao quát hơn vẻ một người Việt Nam bình dị đã “bất đắc dĩ” trở thành huyền thoại trong một lĩnh vực vốn rất hiếm những tượng đài - Phạm Xuân Ẩn! Thiếu tướng - Anh hùng Lực lượng vũ trang - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuồi của ông còn đi xa hơn thế, đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả khi nhiệm vụ thực sự của ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu... từ Mỹ và trên khắp thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng! Đặc biệt, việc giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành 5 năm với gân 30 lần bay đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn “đối thủ” lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của huyền thoại Phạm Xuân Ẩn - một người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên! Cuộc đời Nhà báo - tình báo chiến lược chắc còn nhiều những bí ẩn mà nghề nghiệp của ông bắt buộc phải như vậy, nhưng có một điều rõ ràng ràng: toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và hơn hết là một tấm lòng kiên trung cùng với tinh yêu vô hạn của Phạm Xuân Ẩn đã hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc, nhân dân và những người thân yêu của mình! Chính điều đó đã lý giải một trong những câu hỏi lớn của thời đại: tại sao một dân tộc Việt Nam bé nhỏ đã giành được chiến thắng trong một cuộc chiến không cân sức đến như vậy! Đã 7 năm ông vĩnh biệt chúng ta, xin được viết đôi dòng như một nén nhang thơm của hậu thế để bày tò sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sấc đối với một nhân cách đã trở thành một phần của hình hài Tổ quốc! ĐÀO VĂN LỪNG Vụ Trưởng - Ban Tuyên Giáo Trung ương