Chương 1

Tiết trời se lạnh, báo hiệu mùa đông đang đến dần. Không khí như ướp đậm khoác vào người cảm giác rét, ướt và giá buốt. Không giống như bao mùa đông của những năm qua. Chỉ mới đầu tháng mười âm lịch, giá rét đã ập đến thật nhanh. Điều này cho thấy mùa đông năm nay sẽ thật lạnh.
Những cánh hoa hồng màu vàng nhạt còn ướt sương đêm, bắt lấy ánh nắng ban mai phản chiếu long lanh như những hạt kim cương. Chúng đung đưa nhè nhẹ trong làn gió vừa thoảng qua, trông càng thật đẹp.
Bà Cẩm Hằng thức dậy từ sớm, một phần do tuổi tác đã cao, một phần do chứng bệnh khấp khớp. Cứ mỗi lần vào mùa lạnh, nó lại hành hạ bà đau nhức vô cùng. Tuy ngoài năm mươi, song trên khuôn mặt người đàn bà này vẫn còn phảng phất những nét đẹp của một thời con gái. Mà giờ đây, sự quyến rũ ấy được di truyền cho cô con gái mang tên Vũ Thường. Bà cầm lấy, đoạng ngồi xuống ghế mây cạnh đất, lau sơ lớp bụi mỏng trên tấm kính bên ngoài. Chẳng hiểu bà đang nghĩ gì, chợt bà cười nhẹ rồi xỉ tay vào tấm hình như đang trò chuyện thật cùng Vũ Thường
Bà Cẩm Hằng đang dùng cây chổi lông gà quét dọn trong tủ nhỏ. Bà dừng tay, rồi nhi1n vào tấm ảnh cô con gái Vũ Thường:
- Giống cha mày như đúc.
Bà Cẩm Hằng luôn cho rằng, Vũ Thường rất giống người chồng quá cố của bà, nhưng mọi người lại nói Vũ Thường với bà giống như khuôn đúc.
Ngắm một lúc, bà Cẩm Hằng đặt tấm ảnh trở lại vị trí cũ và tiết tục công việc đang dở dang.
Căng nhà đang ở tuy nhỏ, nhưng được cái gọn gàng, ngăn nắp. Trước đây, gia đình bà sống trong thành phố, cuộc sống đầy đủ thuộc loại khá giả. Nhưng từ khi chồng bà gặp tai nạn qua đời, mức sống gia đình có phần xuống dốc. Bà chỉ có mỗi cái nghề may, nhưng không dùng từ lúc có chồng. Cho nên để chống đỡ với sự thiếu hụt trước sau, bà đành bán đi căn nhà, nơi giữ biết bao kỷ niệm vui buồn của cuộc sống đời bà, ra ngoại thành mua lấy ngôi nhà nhỏ này.
Cũng kể từ đó, Vũ Thường đành bỏ dở việc học. Nàng tìm lấy một công việc thích hợp, để phụ giúp với mẹ trang trải nợ nần, lo cho đứa em trai tên Vĩ Tân.
Đang lúi húi dọn dẹp, bà Cẩm Hằng nghe có tiếng máy xe dừng lại rồi tắt hẳn ngoài cổng rào. Bà dừng tay, ngóng ra sân nghĩ, có lẽ Vũ Thường về tới. Theo lệ thường, cứ vào thứ bảy cuối tuần, Vũ Thường không có làm việc. Nàng sẽ rời thành phố để trở về nhà vui cùng mẹ. Đến sáng thứ hai, nàng mới quay trở vào thành phố, bắt đầu cho một tuần làm việc mới.
Bà Cẩm Hằng nhận ra người ngoài cửa rào không phải Vũ Thường, mà là Đông Sơn, một thanh nhiên làm việc chung với Vũ Thường ở công ty trong thành phố.
Độ nữa năm nay, Đông Sơn hay lui tới đây thăm viếng bà. Lần nào cũng mang quà đến biếu. Lúc lọ thuốc trị chứng thấp khớp của bà, lúc chia dầu xanh hoặc bánh trái gì đấy. Bà hiểu Đông Sơn có ý đeo đuổi Vũ Thường. Đôi lần, bà có dọ hỏi ý cô con gái, nhưng Vũ Thường dường như không mấy thích, nên bà lại thôi, không đề cặp tới nữa.
Bà Cẩm Hằng bước ra cửa rào, mở chốt đẩy nó sang một bên. Nét mặt bà tươi tỉnh, bà dịu dàng cất giọng:
-Sao sớm thế cháu? Vào nhà đi.
Đạ. Tại hôm nay con đi công tác nên ghé tạt qua chỗ bác một tí rồi sẽ đi ngay. -- Sơng dẫn xe vào sân, nhìn vào mặt người đàn bà - Hôm nay, trông bác rất tươi. Chắc trong người khỏe hả bác?
- Ối! Bệnh của bác như giả đò vậy. Biết lúc nào khỏe lúc nào mệt. Vào nhà đi cháu.
Đông Sơn cầm một túi xốp, theo chân bà Cẩm Hằng vào pòng khách, rồi đặt nó lên bàn. Bà Cẩm Hằng chớp mắt:
- Cái gì nữa đây? Bác không nhận đâu.
- Có gì đâu bác. Thằng bạn của cháu vừa đi Hàn Quốc về. Mua được ít chai sâm, cháu nài lại vài chai đem đến biếu bác.
- Thôi. - Bà Cẩ Hằng xua tay -- Cháu cứ cho đồi hoài, bác ngại lắm. Với lại, con Thường biết, nó sẽ cự nự bác cho xem. Hay cháu mang về cho mẹ cháu dùng.
Đông Sơng đẩy túi xốp qua phía bà Hằng:
- Dạ, cháu có để lại mấy chai rồi ạ. Bác cứ nhận cho cháu vui. - - Thấy bà Cẩm Hằng còn ngần ngại, Sơn nói tiếp -- Nếu Vũ Thường bắt gặp, bác cứ nói của ai đó tặng bác hoặc mua gì đấy, đừng nói của cháu được rồi.
-Cháu nghĩ Vũ Thường sẽ không nhận ra quà này của cháu hay sao?
Giọng Đông Sơn dứt khoát:
- Nhưng bác cứ nhận cho cháu vui.
Rồi như sợ bà Cẩm Hằng từ chối, Sơng đứng dậy:
- Thôi, cháu phải đi đây.
- Ở lại dùng điểm tâm với bác rồi hẵng đi --- Bà Hằng giữ khách.
- Dạ. Hôm nay, cháu đi công tác cho công ty, không thể ở lại được. Để hôm nào rảnh, nhất định cháu sẽ ở chơi lâu.
Bà Hằng châm nước trong phích ra bình trà, rót một tách, đẩy qua Đông Sơn:
- Uống tách trà nóng cho ấm, rồi hẵng đi.
KHông thể từ chối. Đông Sơn ngồi trở xuống, nhìn quanh, nói:
- Vĩ Tân đâu, nãy giờ cháu không thấy?
Nghe nhắc đến cậu con trai, nét mặt bà chợt buồn. Một tiếng thở dài nghe não ruột:
- Ba hôm nay, nó có về nhà đâu. Chỉ cần nó được một phần của Vũ Thường thôi, bác đã mãn nguyện lắm rồi.
- Bác đừng buồn -- Đông Sơn an ủi - - Vĩ Tân trẻ người non dạ, chưa ý thức thôi ạ. Cháu tin rồi đây em nó sẽ thay đổi.
Bà Cẩm Hằng chỉ gật nhẹ đầu, chẳng nói gì thêm. Bởi lẽ bà cũng không biết phải nói chi?
Đông Sơn ngồi nán lại thêm mươi phút chuyện trò với bà Cẩm Hằng, rồi rời nhà ra đi. Bà Cẩm Hằng tiễn chân Sơn đến tận cổng rào mới chịu trở vào.
Chưa được bao lâu, Vũ Thường đã về đến. Nàng dẫn xe vào trong sân rồi đi thẳng vô nhà. Bà Cẩm Hằng từ nhà sau trở lên, nét mặt rạng rỡ:
- Mới về hả con?
- Dạ, con mới về. Mẹ khỏe chứ ạ?
- KHỏe. -- Bà Hằng vừa trả lời con gái, vừa nắm tay Vũ Thường kéo lại ghế cùng ngồi xuống -- Hôm nay, mẹ trông con hơi gầy đấy.
Vũ Thường siết nhẹ tay mẹ:
- Trời đất! Coi mẹ đó. Lần nào con về, cũng bảo " gầy hơn trước ". Con còn đang muốn giảm cân đó.
- Không nên --- Bà nghiêm sắc mặt.
- Ốm quá, lấy sức đâu để làm việc tốt. Phải bồi dưỡng cho khỏe vào.
- Mẹ muốn con gái mẹ trở thành béo phì ha? Lúc ấy, khônbg ai thèm ưng con gái của mẹ đâu đấy.
Bà Cẩm Hằng lườm yêu con gái:
- Có khối chàng theo đuổi, nhưng tại con của mẹ có chịu màng tới đâu nào.
- Mẹ lại nói gì nữa đây?
Bà Cẩm Hằng hất hàm về phía bịch xốp để đằng kia:
- Đông Sơn vừa ghé qua. Nó biếu mẹ mấy chai sâm Cao Ly gì đó.
- Lúc nãy vào nhà, con đã thấy rồi. Mẹ nhận chi vậy?
- Mẹ có thể từ chối được sao.? Hay là con mang vào trả lại cho nó?
Vũ Thường ngã tựa đầu vào thành ghế, đôi mắt nàng lim dim ra chiều nghĩ ngợi.
Bà Cẩm Hằng nhìn con gái. Đoạn bà khẽ vén mấy sợi tóc lòa xòa trước trán cho con, thốt nhẹ:
- Người ta tốt với con như thế, thử nghĩ lại xem.
'
- Trời ạ! Đông Sơng tốt với mẹ chức có tốt với con bao giờ, sao mẹ nói vậy
- Rõ khỉ! -- Bà Hằn xỉ ngón tay vào thái dương con gái -- Còn giả đò vờ vịt. Nếu không vì con, Đông Sơn sao tốt với mẹ được. Định " đánh trống lảng " hả?
Vũ Thường ngồi ngay lại. Nàng nắm lấy bàn tay của mẹ:
- Mẹ Ơi! Cho con xin, được không? Đừng nhắc đến anh ấy nữa. Tụi con không thể đâu.
-- Con có cho người ta cơ hội nào đâu, mà bảo được hay không?
Vũ Thường đứng dậy, nàng muốn kết thúc câu chuyện sớm. Thấy thế, bà Hằng nói nhanh:
- Nếu không muốn mẹ nói, hay con đưa " người trong mộ,ng " của con về đây cho mẹ biết.
- Người trong mộng, trong mơ gì chứ mẹ? Con có ai đâu.
Nói dứt, nàng ù chạy ra nhà sau để tránh né. Nhưng nhìn thấy đôi giày của em trai dưới đi - văng. Nàng chựng lai, xoay qua nhìn mẹ, hỏi:
- Vĩ Tân đâu? Nãy giờ, sao con không thấy nó vậy mẹ?
Đang vui, nét mặt bà Cẩm Hằng chuyển sang sắc buồn:
- Ba hôm nay nó không có về nhà. Mẹ cũng không biết nó đi đâu.
Trong lòng Vũ Thường không vui. Song, nhìn thấy sắc mặt của mẹ dàu dàu, nên nàng cũng chẳng muốn làm mẹ buồn thêm, bèn thốt:
- Được rồi. Để nó về, con sẽ nói chuyện.
- Nhà chỉ có hai chị em. Nó là đứa làm cho mẹ lo lắng nhiều nhất. - Bà thở dài. - Phải ba con còn sống, chắc thằng Tân không đến nỗi này.
Vũ Thường bước trở lại cạnh mẹ Nàng đứng phía sau ghế hơi chồm người ra trước, đặt hai tay qua vai bà Hằng. Đầu nàng áp vào mái tóc đã điểm sương, thì thầm:
- Mẹ an tâm. Con nhất định sẽ dạy Vĩ Tân nên người.
Bà Cẩm Hằng đưa hai tay ôm ngược lên vai Vũ Thường:
- Thiệt cực cho thân con. Gia đình này đều máng lên vai con một gánh nặng.
- Sao mẹ lại nói thế? Mẹ và Vĩ Tân đều là người thân của con. Đấy là trách nhiệm con phải lo chu toàn.
Vũ Thường đi vòng ra phía trước, ngồi xuống cạnh mẹ, giọng của nàng nghe thân thương hơn:
- Con có cực hơn thế nào cũng không sao. Miễn là con có mẹ mãi mãi sống bên con như vầy thì đủ rồi..
Bà Cẩm Hằng mắng yêu:
- Thôi đi cô Hai. Đến một lúc nào đó rồi cô cũng đi lấy chồng, bỏ bà già này cô đơn cho coi.
Vũ Thường ngã vào lòng mẹ, nũng nịu:
- Con sẽ không lấy chồng. Con sẽ ở vậy để nuôi me.
- Cô gái nào cũng đều nói thế, nhưng một khi đã yêu, có lo thì lo không kịp nữa.
- Nhưng con thích được sống trong hương vị ấm cúng của hạnh phúc gia đình hơn. Nó đem lại cho con cảm giác an toàn.
- Hưo8ng vị với hương thơm đến lúc ấy sẽ rõ thôi, cô nương ạ /
- Mẹ cứ nói thế mãi. Chứ bây giờ... Nói tới đây, chợt Vũ Thường ngừng lại. Nàng khịt khịt mũi như đang đánh hơi, rồi nói - " hương vị " khét khét từ nhà bếp bay lên đó, mẹ Ơi.
Bà Cẩm Hằng giật bắn người, vội đẩy cô con gái sang bên:
- Chết! Nồi cá kho của tôi... Mải mê trò chuyện quên mất tiêu.
Bà lật đật chạy ngược ra nhà sau, nhưng nói vọng lại:
- Rửa mặt, nghỉ cho khỏe rồi lát nữa ăn cơm, nghen con
- Da.
Vũ Thường ngồi nán lại. Cô mở túi xách lấy ra mấy tập hồ sơ dày cộm. Công việc kế toán ở công ty luôn làm cho nàng tất bật. Nó chiếm cả giờ giấc nghỉ ngơi của nàng. Đến độ ngày nghỉ cuối tuần cũng phải đem về nhà để quyết toán cho xong.
Khi rút các tập thể hồ sơ ra, vô tình Vũ Thường làm rơi luôn một hộp giấy nhỏ được gói giấy kiếng bên ngoài, bên trên được dán kèm cái nơ màu vàng. Nàng cúi nhặt rồi ngắm nhìn.
Đây là quà của Thế Bảo tặng cho nàng vào chiều hôm qua, nhưng vì công việc dồn dập, nên nàng chưa mở xem là vật gì
Vũ Thường tháo lớp giấy bọc bên ngoài ra và mở cái nắp hộp. Một bông hồng bằng pha lê trong suốt, kèm mẫu giấy nhỏ.
Vũ Thường cầm lên đọc: " Anh mong tình yêu của chúng mình trong suốt, tuyệt đẹp như bông hồng pha lê này và vĩng cữu mãi mãi. Yêu em thật nhiều. Thế Bảo "
Vũ Thường mỉm cười thầm. Nàng xoay xoay chiếc hoa hồng pha lê trên tay. Nó phản chiếu ánh sáng, lóng lánh ánh màu ngủ sắc.
Vũ Thường nhớ lại lần đầu tiên quen với Thế Bảo. Lần ấy, nàng ra ngân ha1ng rút tiền cho công ty. Thật không mai khi rời nhà băng, nàng bị hai tên cướp bám theo. Thực chất bọn chúng đã có ý nhắm vào nàng từ lúc nàng mới vào ngân hàng. Tuy có cảnh giác nhờ đọc qua sách báo, nhưng Vũ Thường có ngờ đâu mình là mục tiêu của bạn xấu. Đến một đoạn đường vắng, hai tên cướp ép xe na1ng. Chơ1 đúng thời cơ, chúng giật phăng túi xách của nàng và chạy đi.
Hôm đó, nhằm ngày Thế Bảo đi khảo sát đường dây điện thoại, chuẩn bị vào máy cho một nhà dân gần đấy. Anh nghe tiếng kêu thất thanh của Vũ Thường và chạy đuổi theo bọn cướp. Cuối cùng, anh cũng mang về cho nàng chiếc túi xách với đầy đủ tài sản bên trong. Trong lòng bội phục Thế Bảo và cô xem anh như một người hùng.
Một tình tiết khá thú vị lúc đó khiến Vũ Thường nhớ hoài. Khi Thế Bảo đem túi xách trả lại cho Vũ Thường. Nàng nhìn cánh tay trái của anh có vẻ khác lạ, rồi nói cho anh biết. Chừng ấy, Thế Bảo mới chịu nhìn tay của mi1nh và phát hiện anh bị gãy xương tay. Bấy giờ thấy tay gãy và có máu,anh run rẩy té xuống đất ngất luôn. Vũ Thường cứ tức cười hoài. Vì với một anh chàng to xác đến thế, dám rượt đuổi bọn cướp có vũ trang mà chẳng hề nao núng hay sợ hãi, ấy thế lại " nhát gan ". Vừa trông thấy máu của chính bản thân mình đã ngã ra " chết ngất ".
Vũ Thường nhớ lại, có lần cô hỏi Thế Bảo về vụ việc này. Anh cười rồi nói đùa:
- Thật tình lúc đuổi theo hai tên ấy, anh cũng sợ lắm chứ. Nhưng trót lỡ làm " anh hùng cứu mỹ nhân " nên đành liều chơi luôn. Có thế nên bây giờ em mới thương anh đó.
Còn về việc ngất xỉu, anh thì thầm vào tai nàng để lộ một bí mật của bản thân:
- Anh rất sợ thấy máu. Hễ nhìn nó, anh sẽ té xỉu liền. Vì vậy, ba má anh bắt anh thi Y khoa, anh lén đút đơn thi Viễn thông. Nhờ thế, " ông Tơ bà Nguyệt " mới cho anh gặp em nè.
Tính hài hước của Thế Bảo là một phần khiến Vũ Thường chú ý đến anh, khi mỗi lần nàng vào bệnh viện thăm anh. Sau tai nạn ấy, cả hai quen nhau và dần đi tới tình yêu.
Ba năm. Thời gian ngần ấy cũng đủ để họ chăm bón, vun tưới cho cuộc tình của cả hai. Như một nhà văn nào đó từng nói: " Tình yêu cu!ng giống như bao lại cây quả khác. Nếu biết chăm sóc kỹ càng, một ngày nào đó nó sẽ ra hoa kết quả. Và quả tình yêu càng đê lâu, nó càng thơm ngon và đậm đà ". Vũ Thường cũng không biw^'t lời nói ví von này đúng hay sai. Nhưng với nàng, thời gian ba năm như một thử thách cho tình yêu của nàng và Thê Bảo.
Đang thả hồn về với kỷ niệm, chợt có tiếng ai đó phóng qua cửa rào đánh động làm Vũ Thường giật mình, xoay đầu nhìn ra phía cửa.
Chẳng ai khác hơn ngoài Vĩ Tân. Sau khi leo qua cửa rào, Tân lủi thủi đi vào nhà. Và không nghĩ gặp chị của mình, nên vừa chạm mặt, Tân có phần bất ngờ:
- Chị Thường! Chị mới về?
- Nhà có cửa đàng hoàng, sao không vào? Leo trèo coi chừng té gãy chân.
KHông trả lời chi, Vĩ Tân bước thẳng. Vũ Thường giữ lại:
- Đứng đó! Em đi đâu mấy hôm nay mà không báo cho ai biết tiếng nào vậy?
- Em đi làm ăn.
- Cái gì? - Vũ Thường lộ vẻ nghi ngờ vì nàng còn lạ gì tánh nết em trai -- Em đi làm ăn với ai?
- Bạn bè em.
- Thằng Trị hay thằng Bình?
Vĩ Tân biết hai thằng bạn mà chị mình đề cặp tới là hai đứa bê tha trác táng, và ý Vũ Thường xó lẽ xem thường. Vĩ Tân sà tới chỗ chị đang ngồi, ra chiều đon đả:
- Em đi làm ăn thiệt đó chị Thường. Lần này, em nhất định làm lại cuộc đời.
Nhìn sắc mặt nghiêm nghị của đứa em trai, Vũ Thường phần nào tin tưởng. Nhưng để chắc chắn, nàng bèn hỏi:
- Em làm ăng những gì và tiền bạc đâu em hùn với người ta?
- Em với thằng Dương buôn hàng Trung Quốc đó chị. Coi ra cũng có lời lắm. Mới chuyến đầu, tụii em lãi gần một triệu đồng.
- có thiệt không đó? Sao chị nghi quá.
Để chứng minh cho lời nói của mình, Vĩ Tân rút trong túi quần ra một xấp tiền có non vài trăm ngàn, rồi xòe ra trước mặt chi khoe:
- Đây nè, em có gạt chị bao giờ.
Vẫn còn bán tín bán nghi. Nhìn xấp bạc trên tay cậu em trai, Vũ Thường chép miệng:
- Không khéo mượn của ai mang về để bị chị chứ gì?
- Sao chị nói em của chị tệ đến thế?
- Không đúng à? Từ bấy lâu nay, em có đàng hoàng đâu. Tự dưng, hôm nay nói " đi làm ăn ", có trời mới tin em.
Bỏ xấp tiền trở vào túi áo, Vĩ Tân vờ " than thân trách phận ":
- Kể ra muốn làm người " lương thiện " cũng chẳng phải dễ. Chị không tin em thì thôi vậy.
Dường như sự cảnh giác của Vũ Thường bị lời nói ấy của Vĩ Tân đánh đổ. Nàng nhìn em trai với một chút dè dặt còn sót lại:
- Ừ, chị tin em. Nếu thật sự em biết " cải tà quy chánh " thì chị sẽ ủng hộ và quan tâm nhiều hơn.
- Thế mới là chị của em chớ. - Rồi được dịp, Vĩ Tân tấn công luôn - Nè, chị Thường! Cho em vay ít tiền, được không?
Vũ Thường xua tay lia lịa:
- Đừng nghen. Định dụ khị chị mày đó ha?
- Vậy mà ủng hộ và quan tâm em cái gì chứ?
- Chị ủng hộ và quan tâm em về mặt tinh thần thôi, còn tài chánh thì miễn bàn.
- Nếu về tinh thần, em không cần đâu. Vả lại, em vay chứ có xin chị bao giờ. -- Vĩ Tân cầm lấy tay Vũ Thường, lắc mạnh vòi vĩnh -- Giúp em đi chị Thường. Hổng lẽ chị không muốn nhìn thấy em của mình làm ăn chân chính hay sao?
Vũ Thường hất tay Vĩ Tân:
- Thôi đi, em làm chị kinh quá. Đàn ông con trai gì " nhõng nhẽo " như con gái thế?
Vĩ Tân xụ mặt, giận lẫy:
- KHông giúp gì thôi, em tự lo lấy.
Đoạn Tân đứng dậy bỏ đi, nhưng Vũ Thường lên tiếng:
- Bao nhiêu đây, cậu " quý tử ":?
Vĩ Tân mừng rơn trong bụng, ào tới cạnh chị và xòe năm ngón tay. Vũ Thường vờ như không hiểu, trêu:
- Năm chục ngàn hả?
- Không. Năm chục ngàn làm được cái gì? --- Vĩ Tân lắc lư năm ngón tay như để nhấn mạnh.
Vũ Thường hỏi tiếp:
- Năm trăm ngàn?
Có lẽ không hài lòng, Vĩ Tân nói luôn:
- Mệt chị quá. Đi buôn mà có năm trăm ngàn chỉ đủ chi phí xe cộ, ăn uống là cùng.
- Em đừng nói với chị là năm chục triệu đấy nhé? Chị không nhiều tiền đến vậy đâu.
- Không nhiều đến thế. Năm triệu thôi, chị a.
Bà Cẩm Hằng nãy giờ đứng bên trong, nghe rõ đầu đuôi câu chuyện giữa hai chị em Vũ Thương, bà bước ra và cao giọng:
- Năm trăm đồng cũng không đưa, chứ đừng nói gì tới năm triệu.
Cả hai chị em nàng ngẩng lên nhìn, đồng nói:
- Mẹ!
- Mẹ!
Bà Cẩm Hằng bước tới ngồi chen vào giữa, xỉ tay lên trán cậu con trai, mắng:
- Con định làm tiền chị của con đó hả?
- Làm tiền gì đâu mẹ?. Con làm ăn thật mà. HỔng tin, mẹ hỏi chị Thường xem.
Bà Hằng lườm một cái:
- Thằng này khéo ăn khéo nói dữ. Chị mày làm sao biết mày đang làm cái gì mà bảo mẹ hỏi nó?
Thấy tình hình không ổn, Vĩ Tân đứng lên, nhăn mặt:
- Mẹ với chị không tin thì thôi, con chẳng còn gì để nói nữa.
Vĩ Tân đi được một đoạn, rồi xoay người lại nói với chị:
- Chị Thường! Suy nghĩ lại nhé.
Nói xong, Tân đi thẳng vào bên trong.
Bà Cẩm Hằng nhìn theo có ý chẳng hài lòng:
- Dạy hoài không nghe. Chị Hai không gọi cứ chị Thường, chị Thường. Bộ ngang tầm, ngang vai hay sao?
- Mặc kệ nó, mẹ ạ.
Bà Hằng nhi1n qua con gái:
- Con đó! Đừng bao giờ mắc lừa em của mày.
- Lần này, con trông nó có vẻ thành thật lắm.
- Cái vẻ thành thật chỉ là lớp giả tạo che phủ bên ngoài. Mẹ là mẹ của nó, không lẽ chẳng biết rõ nó hay sao.
Vũ Thường nhìn mẹ, mĩm cười:
- Con cũng là chị của nó vậy, nhưng mẹ nên cho Vĩ Tân một cơ hội chứ. Không lẽ ai sai phạm rồi, họ không còn được quyền sửa đổi?
- Người khác thì được, nhưng nó thì không. Dẫu sao, mẹ là mẹ của Vĩ Tân, lẽ nào không muốn nó tốt, nhưng bây giờ chưa phải lúc.
- Tùy mẹ vậy.
Hai mẹ con nhìn nhau không nói gì thêm. Riêng bà Cẩm Hằng trầm ngâm nghĩ ngợi. Thật lòng bà rất vui khi nghe Vĩ Tân nói tu chỉnh làm ăn, đây cũng là điều bà từng ao ước lâu nay. Người mẹ nào trên cõi đời này mà không thương yêu, quan tâm đến con cái. Mong muốn con mình nên người, làm rạng rỡ gia đình, dòng tộc.
Vũ Thường bước vào căng - tin của công ty. Nàng pha một ly trà sữa để tự bồi dưỡng cho mình sau những giờ phút căng thẳng. Là nhân viên kế toán của công ty lớn, lúc nào cũng đối diện với bao con số. Đôi lúc nàng có cảm giác đôi mắt như muốn nổ tung, khi cứ mãi gắn chặt vào những con số cộng trừ nhân chia.
Ngồi xuống ghế, nhìn làn khói từ chiếc cốc lơ lửng bay là đà, Vũ Thường lim dim đôi mắt định thần.
Chợt có tiếng cất lên từ phía sau:
- Em mệt à?
Giật mình, Vũ Thường mở bừng đôi mắt và xoay đầu lại nhìn. Nàng nhận ra Đông Sơn:
- Anh đấy hả?
- Thế nào, mệt lắm phải không? - - Đông Sơn kéo ghế ngồi xuống gần bên -- Anh có ít kẹo sâm, lát nữa anh đưa cho em ngậm, hữu hiệu lắm.
Uống ngụm trà sữa,Vũ Thường chậm rãi lên tiếng:
- Cám ơn anh, nhưng em không dùng.
- Sao em lại từ chối?
Vũ Thường nói tiếp:
- Nhân tiện em muốn cho anh biết một việc. Đừng bao giờ anh mang quà đến mẹ em nữa. Anh làm thế, em rất là khó xử.
- Có gì khó xử? Anh chỉ xem bác gái như mẹ của anh thôi. Chút ít quà có đáng là bao.
- Anh Sơn! Anh hiểu em đang nói gì mà. Anh làm tất cả những việc ấy vì ai, có lẽ anh rõ hơn em.
Bỗng dưng thấy tình hình tự nhiên căng thẳng, Đông Sơn rời ghế:
- Anh ra ngoài đây.
Về phần mình, Vũ Thường không muốn kéo dài tình trạng này. Nàng lên tiếng:
- Chúng ta không thể nào... điều này anh cũng biết. Đừng tự ràng buộc mình vào những điều gượng ép. Em mong anh hiểu được điều em vừa nói:
Vũ Thường là người đầu tiên bước ra khỏi phòng, nhưng vừa đến cạnh cửa, nàng xoay lại:
- Mấy hộp sâm anh biếu mẹ em, lát em sẽ đem qua phòng của anh.
Nàng bỏ đi mất. Đông Sơn đứng tần ngần căn phòng trống vắng. Nét mặt Sơn đanh lại, lộ vẻ không hài lòng. Ngồi xuống ghế, bất thần anh đấm mạnh tay xuống bàn đánh " rầm " một tiếng.
Một lúc sau, Đông Sơn trở ra phòng làm việc của mình. Vừa đẩy cửa vào đã thấy chiếc túi xốp nằm trên bàn, Sơn biết Vũ Thường đã vào đây.
Đông Sơn đi ngược trở ra, ngang qua phòng tài vụ, dự định gặp Vũ Thường, nhưng nàng không có trong đó. Còn đang đứng lóng ngóng thì nghe hai cô nhân viên làm cùng phòng với Vũ Thương nói vọng ra:
- Anh chàng Vũ Thường quen có đẹp trai không?
- Còn phải hỏi. Nghe đâu họ hẹn chiều nay đi dùng cơm nữa đấy.
- Thiệt... Ganh tỵ muốn chết.
Đông Sơn thấy chẳng còn gì để nghe, bèn bỏ đi. Trong đầu nhủ thầm: Thì ra đã có người trong mộng, thảo nào cứ từ chối mình mãi.
Buổi chiều hôm đó, Đông Sơn lặng lẽ theo sau Vũ Thường. Nàng không hề biết mình đang bị theo dõi.
Cảnh thành phố vào chiều cũng thật hối hả chẳng kém. Vũ Thường gởi xe ở bãi giữ rồi ngồi sau chiếc Wave của Thế Bảo. Họ chạy lòng vòng qua mấy con đường dày đặc những xe là xe. Luồn lách một lúc, họ vô tình cắt được " cái đuôi " Đông Sơn, khiến anh này ấm ức lắm, chỉ còn biết quay xe trở về.
Riêng Vũ Thường cùng Thế Bảo ra tận xa Hà Nội dùng cháo vịt. Theo lời anh thì Vũ Thường biết cháo ở quán này nấu thật ngon. Với nàng, ngon hay dở điều ấy chẳng ý nghĩa gì. Duy cảnh ở đây thì rất hữu tình. Nơi bàn hai người ngồi là bờ sông, với hàng dừa nước trải dài đến tận khúc quanh đằng kia. Ngược về phía trái có thể nhìn thấy Cầu Sài Gòn lờ mờ lúc ẩn, lúc hiện
Vũ Thường nhìn người yêu ăn cháo, chẳng biết đang nghĩ gì nàng cứ cười mĩm.
Thế Bảo nhướng mày:
- Bộ tướng của anh ngồi ăn sang lắm hả. sao em cứ ngắm mãi thế?
- Ừ, sang lắm. Giống " trưởng giả học làm sang " ấy.
Thế Bảo chùi miệng:
- Không đùa nữa. Em đang nghĩ gì vậy?
- Anh còn nhớ Đông Sơn, người làm chung em ở công ty?
- Nhớ! Cái anh chàng đeo đuổi em chứ gì? anh ta làm khó em à?
- Không phải. - Vũ Thường bỏ muỗng cháo xuống -- anh ta lợi hại lắm. Cứ tới lui quà cáp cho mẹ em hoài, làm bà cụ xiêu lòng.
Thế Bảo rút điếu thuốc gắn vào môi, chưa vội bật lửa. Anh nhìn người yêu, đoạn thốt:
- Rất tiếc, anh chưa biết mặt anh ta.
- Biết để làm gì? Chả lẽ anh định " thua đủ " với Đông Sơn?
- Coi em đó. Không lẽ anh là loại người thích " thượng cánh tay, hạ cẳng chân " sao?
- Thế Bảo mồi thuốc, rồi nói tiếp -- Chỉ để xem anh ta " ba đầu sáu tay " thế nào mà lợi hại đến như vậy.
Vũ Thường cười xòa:
- Cũng như anh thôi. Duy chỉ có cái dẻo miệng lắm.
Thế Bảo rít lấy hơi thuốc, nhả từ từ khói qua hai lỗ mũi:
- Sao hôm nay em đem việc ấy nói cho anh nghe? Phải chăng có ý gì?
- Có ý gì chứ? -- Vũ Thường sợ người yêu hiểu lầm, nàng giải thích tiếp -- Chẳng là vầy, mẹ em thấy Đông Sơn có ý với em nên vài lần nói em quen anh ta, nhưng em đâu chịu -- Thấy sắc mặt Thế Bảo bình thản, Vũ Thường nhướng cao đôi chân mày ra chiều ngạc nhiên -- Sao anh không có phản ứng gì hết? Người yêu đang bị kẻ khác " dòm ngó " mà tỉnh bơ vậy, lạ quá!
Thế Bảo phì cười:
- Người yêu của mình được kẻ khác để ý, anh càng hãnh diện. Vì điều này, chứng tỏ em đẹp, thùy mị. Cớ gì anh sợ mà phải lo lắng?
- Nói nghe hay nhỉ. Nói cho mà biết. Hắn đến thường và mẹ cứ nói ra, nói vào mãi, không chừng em suy nghĩ lại. Đến lúc đó đừng có...
Thế Bảo vờ lo lắng, mặc dù anh biết rõ Vũ Thường đối với anh thế nào. Anh ngắt lời:
- Đừng nghen. Em mà bỏ anh, chắc có nước anh " nhịn đói " cho tới chết đấy.
Nhìn nét mặt khổ sở của Thế Bảo, nàng không sao nhịn được cười:
- Tướng của anh có nhịn ăn một tháng chưa chắc ốm, ở đó mà chết.
Thế Bảo đặt điếu thuốc vào gạt tàn, nét mặt anh nghiêm chỉnh hơn:
- Thật ra, Đông Sơn làm vậy cũng không có lợi cho anh lắm.
- Giờ biết sợ rồi, phải không?
Thế Bảo khỏa lấp:
- Ai nói anh sợ? Anh chỉ lo tính vậy thôi.
- Thế thì hãy chuẩn bị tinh thần.
- Chuẩn bị tinh thần? -- Thế Bảo ngơ ngác --- Để làm gì cơ?
Vũ Thưòng lấp lửng:
- Thì.. thì để... ra mắt bà già vợ tương lai chứ để làm gì?
Thế Bảo mừng ra mặt:
- Em nói thật à?
- Bộ mặt em lúc này giống nói chơi lắm à?
- Đã bao nhiêu lần anh đề nghị được đến thăm bác gái, nhưng nào em có chịu cho đi. Bây giờ đột ngột quá, hỏi sao anh không phân vân.?
Vũ Thường lên tiếng:
- Nếu không vì mẹ em nói đưa " người trong mộng " về ra mắt, thì anh đừng hòng.
Thế Bảo đưa tay qua bàn, nắm lấy tay người yêu:
- Như vậy từ nay về sau, em đừng mong rời xa được anh.
- Đừng có nằm mơ giữa ban ngày sớm đến thế. -- Vũ Thường rút nhanh tay lại -- Tại em bí quá, mới đưa đại người ta về đỡ đạn chớ bộ.
- Kệ! Làm bia đỡ cho em suốt đời, anh cũng không từ chối.
Nói xong, Thế Bảo cười hì. Vũ Thường nhăn mặt, cầm lấy cây tăm ném vào người Thế Bảo:
- Chọc quê em hả? Quê là khó huề đó nghen.
Thế Bảo vẫn bông đùa. Anh chụp được cây tăm rồi vờ gắn nó lên túi áo bên trái, làm ra vẻ đau đớn:
- Ôi! Em có thấy không? Tim anh đang rỉ máu, những giọt máu đỏ. Đỏ thắm như tình yêu anh đang dâng hiến cho em. Ôi! Tình yêu.
Vũ Thường lật đật đưa tay ngăn:
- Thôi, thôi. Cho em xin. Anh làm em kinh quá. Eo ơi! Thấy mà tởm.
- Em thấy anh giống thi sĩ không?
- Ừ, giống lắm. Giống " lòi xỉ " thì có.
Thế Bảo chẳng để ý, anh nói tiếp:
- Nghĩ cho cùng, anh cũng nên cảm ơn anh chàng Đông Sơn mới được.
- Sao kỳ vậy anh?
- Thì cũng nhờ anh ta mà bác gái mới giục em, và em chịu đưa anh về ra mắt mẹ.
Vũ Thường trừng mắt:
- Nè! Anh mới gọi ai là mẹ vậy?
- Mẹ của em.
- Ai cho anh gọi mẹ?
- Em sao khó quá? Anh tập gọi cho quen dần mà.
- Không cho. -- Nàng ra vẻ dứt khoát --- Ai thèm lấy anh mà chưa chi dám đèo bồng.
Thế Bảo ngạo:
- Thôi mà, lấy ai cũng vậy, lấy anh giùm anh cám ơn.
- Ghét!
Thấy bông đùa như thế vừa đủ, Thế Bảo nghiêm sắc giọng:
- Mình ăn cháo kẻo nguội hết em. Sau khi ăn xong, em muốn đi đâu, anh sẽ đưa em đi.
- Vào siêu thị mua ít đồ.
- Phải rồi. Anh cũng nên mua cái gì đó để hôm đến ra mắt coi cho được.
Vũ Thường xua tay:
- Anh bày vẽ làm chi. Nếu anh làm thế, có khác gì Đông Sơn.
- Nhưng lần đầu tới, đi tay không, kỳ lắm, em a.
- Anh lại khách sáo với em nữa rồi. Đã nói không được mua thì anh phải nghe em.
- Ừ anh nghe em vậy.
Vũ Thường hối thúc:
- Mình ăn đi anh.
Cả hai chẳng nói gì thêm, cặm cụi lo ăn hết tô cháo. Sau đó, họ trở vào thành phố mua sắm ít vật dụng cho Vũ Thường. Thế Bảo không mua gì. Anh làm theo lời nàng cho nàng vui.
Hai người đi chơi đến tận khuya, Thế Bảo mới chịu đưa Vũ Thường về lại nhà của nàng. Khi chia tay, họ trao cho nhau nụ hôn thật nồng cháy. Họ đâu biết rằng, bên kia đường, đứng ẩn sau thân cây to, Đông Sơn đang theo dõi từng cử chỉ của ho.
Đợi khi Thế Bảo rời đi, Đông Sơn mới rời chổ núp, bước hẳn ra vệ đường. Anh ném điếu thuốc rồi dùng mũi giày dí nát với bao căm tức trong lòng.
Thế Bảo cố nhìn cho thật rõ khi anh bước vào một vũ trường. Lúc này, các đèn ở các bàn đã tắt, chỉ có các ánh đèn đủ màu sắc đang chớp tắt liên tục theo điệu nhạc, khiến anh không sao nhận rõ nơi nào là bàn ghi -sê.
Đứng một lúc cho quen dần với ánh sáng và nhịp độ cường loạn ở đây. Thế Bảo quan sát khắp nơi. Anh nhìn thấy ở góc đằng kia, có vài ba cô gái nét mặt còn non choẹt. Anh đóan họ chừng độ hai mươi tuổi là cùng. Họ không ra sàn để khiêu vũ, chỉ đứng tựa vào một cái bàn dài, nhún nhảy cặp chân tại chổ với cái đầu lắc lư, rất ăn khớp theo điệu nhạc. Thế Bảo chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán, rồi đảo mắt về phía ngược lại.
Thế Bảo đã quen dần trong cảnh tranh tối tranh sáng. Anh bước tới, lách qua một vài người và dừng trước bàn ghi - sê. Anh hỏi cô gái đang ngồi ghi chép gì đấy ở bàn:
- Xin lỗi, lúc chiều có phải ở đây gọi điện nhờ thợ điện sửa điện thoại?
Cô gái gật đầu, đáp:
- Dạ, đúng vậy. Anh là nhân viên của công ty điện thọai?
- Vâng.
Cô gái rời chỗ, hướng dẫn Thế Bảo đi theo vào phòng bên trong. Vừa đi, cô gái vừa giải thích:
- Lúc sáng, điện thoại vẫn còn dùng được, nhưng không hiểu sao trưa nay, tôi gọi không được. Cả gọi đi và gọi đến đều bị gián đọan. Anh cũng biết, chỗ làm ăn mà điện thoại trục trặc thì phiền phức lắm.
- Không sao. Tôi nghĩ có thể do nghẽn mạch hoặc đứt đường dây chi đó, chứ chẳng hề hấn gì nặng. Để tôi xem qua sẽ biết ngay.
Cô gái đẩy cửa phòng mời Thế Bảo vào, rồi chỉ máy điện thoại đặt ở bàn cạnh góc phòng.
- Đây là máy chính, máy phụ tôi để ngoài bàn ghi - sê lúc nãy.
Thế Bảo bước tới xem xét. Cô gái nói tiếp:
- Tôi không nghĩ công ty điện thoại cho người tới nhanh đến thế, mà phải là ngày mai.
Thế Bảo áp ống nghe vào tai nghe ngóng, rồi lần theo đường dây. Anh trả lời cô gái:
- Chúng tôi có dịch vụ làm việc ngoài giờ. Nếu khách hàng cần gắp dù ban đêm, chúng tôi cũng phục vu.
Cô gái bông đùa:
- Đúng là kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt nhi?
- Nếu không thế thì đói đấy cô ạ --- Thế Bảo dừng lại tại một điểm --- Đây rồi. Tôi đã tìm được nơi hư hổng.
Cô gái bước tới, nhìn theo tay chỉ của Thế Bảo, sợi dây điện thoại bị đứt lìa ra. ĐẤy là nguyên nhân làm máy không hoạt động.
Thế Bảo nghiền ngẫm sợi dây trên tay. Anh đóan ra đây không do hư hỏng ngẫu nhiên, mà do phá họai. Anh nêu nghi vấn của mình:
- Hình như có ai đó dùng vật sắc bén như dao hay kéo để làm đứt sợi dây.
Cô gái chủ quán lộ vẻ ngạc nhiên:
- Đây là phòng riêng của tôi, đâu ai dám vào?. Sao có chuyện lạ như thế?
Để chứng tỏ nghi ngờ của mình là đúng, Thế Bảo đưa cao hai đầu sợi dây lên:
- Cô cứ nhìn khắc rõ. Hai đầu dây bị cứa đứt rất ngọt. Nếu do hư hỏng, nó không bao giờ trơn tru đến thế.
Cô gái lắc đầu khe khẽ ra chiều khó hiểu:
- Nhưng họ làm vậy để làm gì?
Thế Bảo nhún vai, cười xoà:
- Làm sao tôi biết. Vả lại, cô cũng vừa nói " cơ chế thị trường, canh tranh gay gắt " ma `.
- Nghĩa là có ai đó phá hoại chuyện làm ăn của tôi?
Thế Bảo không đáp, chỉ so vai nhướng mày ra vẻ chẳng ý kiến về vấn đề ấy, đoạn thốt:
- Nhưng không hề gì. Chỉ vài phút, tôi sẽ sửa xong cho cô.
Cô gái lộ vẻ hài lòng:
- Cám ơn anh. Để tôi cho người mang nước vào đây anh uống.
- Không cần đâu. Tôi xong ngay đây mà
- Vậy lát nữa ra ngoài, tôi sẽ chiêu đãi anh. Bây giờ, tôi phải ra quán.
Nói rồi, cô rời phòng. Còn lại một mình, Thế Bảo lúi húi một lúc cũng nối xong hai đoạn dây bị đứt. Sau cùng, anh đến bên máy gọi thử đi vài nơi. Có lẽ đã bằng lòng với công việc vừa hòan tất, Thế Bảo phủi hai tay vào nhau vài cái, rồi bước ra khỏi phòng.
Cô gái chủ quán vừa trông thấy anh, cười thật tươi, chỉ chiếc máy điện thoại phụ đang cầm trên tay:
- Máy họat động được rồi. Bao nhiêu tiền để tôi gởi?
- Chỉ lặt vặt không đáng, tôi không tính tiền cô.
Cô gái bèn đề nghị:
- Thế thì anh hãy đến bàn ngồi, tôi đãi anh ly cốc - tai đặc biệt của quán tôi.
- Cám ơn.
Thế Bảo bước theo cô gái, tới chỗ đặt cái bàn dài có nhiều ghế xoay được. Bên trong bàn, một người thanh niên đang pha chế rượu đang lau mấy ly thủy tinh, rồi máng chúng lên cái khung trên đầu. Ở đấy đã có sẵn vài chục chiếc ly được treo ngược đầu xuống.
Thế Bảo kéo ghế ngồi lên, nhìn qua bên cạnh. Một thanh niên đang cầm trên tay ly cốc tai có màu nước xanh đục, bên trên vành ly là cam vắt chéo, cách trang trí mà bất cứ quán như thế. Người thanh niên cười, gật đầu chào anh. Thế Bảo cũng chào xã giao lại, đoạn nhìn đi chỗ khác.
Được vài phút, bất thình lình, trong đám đông sàn nhảy có ba thanh niên xông xáo lao thẳng tới chỗ Thế Bảo đang ngồi. Một tên thuận tay chụp luôn chai bia ở bàn gần đấy.
Vì không nghĩ mình là mục tiêu của ba tên côn đồ, nên Thế Bảo cứ dửng dưng nhìn mông lung, thả hồn theo tiếng nhạc. Đến chừng bọn chúng đến gần và một gã vung tay đập chai bia lên đầu anh. Khi phát hiện ra, mọi việc đã trễ.
Người thanh niên bên canh nhanh nhẹn đưa tay lên gạt phăng chia bia trên tay gã nọ. Do sự va chạm khá mạnh với tay anh thanh niên, cái chai bị vỡ làm nhiều mảnh, văng tuốt vào trong chạm mấy chai rượu sau lưng người pha chế.
Tiếng đỗ vỡ loảng xoảng gây ra sự huyên náo, khiến nhiều cặp đang nhún nhảy ở ngoài sàn dừng hẳn lại. Và sau đó lan rộng làm mọi người dừng lại tất cả.
Riêng Thế Bảo cứ như người vừa từ cung trăng rớt xuống, anh chẳng hiểu mô tê gì cả. Anhi nhìn qua người thanh niên vừa cứu mình. Anh ta đang ôm lấy cánh tay đầm đìa máu.
Lúc này, cô gái chủ quán cùng vài bảo vệ quán Bar chạy đến. Cô ngơ ngác nhìn hiện trường rồi hỏi Thế Bảo:
- Xảy ra chuyện gì thế?
- Cô hỏi tôi, rồi tôi biết hỏi ai?
Để phá tan thắc mắc nơi mọi người, một trong ba gã côn đồ lên tiếng:
- Xin lỗi, chúng tôi đã nhầm người.
Nói xong, bọn chúng xoay người toan đi, nhưng cô gái chủ quán ngăn lại:
- Này, các anh kia! Các anh vào đây gây chuyện rồi bây giờ bỏ đi tự nhiên như vậy, như thế còn ai dám vào quán của tôi chơi nữa.? Vả lại, đồ đạc bể, ai chịu trách nhiệm đây?
Anh thanh niên bị thương lên tiếng:
- Cứ để họ đi đi. Hư hao gì, tôi trả hết cho.
Thấy chẳng còn gì để nói, cô gái chủ quán phất tay:
- Vậy các anh đi được rồi.
Ba gã côn đồ liền bỏ đi. Thế Bảo bước đến cạnh anh thanh niên, với chút lo lắng hỏi:
- Anh không sao chứ? Cám ơn anh.
Nếu lúc nãy không có anh, chẳng biết bây giờ tô thế nào nữa?
- Thì anh đã vào bệnh viện nằm chứ còn thế nào nữa.
Thế Bảo phì cười:
- Tay anh bị thương mà còn đùa được sao? Để tôi băng bó lại cho anh.
Cô gái chủ quán tiếp lời:
- Tôi đi lấy bông băng. Hai anh lại đằng kia ngồi chờ một chút.
Thế Bảo và anh thanh niên theo lời cô chủ quán, bước tới chiếc bàn đằng kia. Lúc này, mọi người trong quán đã trởi lại sinh hoạt bình thường. Cảnh náo nhiệt tiếp tục ồn ào như bao thuở của nó.
Nhìn cử chỉ lo lắng của Thế Bảo, anh thanh niên trấn an:
- Tôi không sao thật mà. Chỉ trầy trụa ngoài da một chút thôi.
- Cám ơn anh nghen.
- Bộ anh thích nói hai chữ " cám ơn " ấy lắm a `?
Thế Bảo nhe răng cười:
- Thiệt tình, tôi cũng không biết nói gì khác hơn, ngoài hai tiếng đó. Ấy chết! Nãy giờ tôi quên hỏi anh tên gì để tiện xưng hô?
- Tôi tên...
- Tôi tên Sơn.
- Anh Sơn! Chào anh. Còn tôi tên Thế Bảo.
Câu chuyện bị cắt ngang vì cô chủ quán đem vật dụng y tế đến và hai ly cốc tai.
Thế Bảo và anh thanh niên tên Sơn ngồi với nhau thêm một lúc nữa, Thế Bảo từ giã ra về. Anh không quên hỏi xin địa chỉ của Sơn.
- Nếu không có gì ngại, anh Sơn cho tôi xin địa chỉ của anh, được chứ?
- Tất nhiên là không ngại, nhưng bây giờ chưa phải lúc.
Có lẽ ngạc nhiên trước câu nói này của người bạn mới quen, Thế Bảo tròn xoe mắt hỏi:
- Tại sao chưa phải lúc?
- Có gì khó hiểu đâu. Anh hỏi địa chỉ của tôi chẳng qua là để trả ơn tôi chứ gì.? Không nên để ý chi cái việc cỏn con ấy.
Thế Bảo cúi đầu với chút đắn đo:
- Dẫu sao mang ơn người khác, mình phải biết đền đáp. Đây cũng là đạo lý của người Việt chúng ta.
- Cứ xem như chúng ta có duyên nên mới quen nhau. Nếu anh không phàn nàn, mình có thể kết bạn, được không?
Thế Bảo thích thú thốt:
- Thế còn gì bằng. Bây giờ tôi có chuyện phải đi, nhưng làm sao tôi có thể gặp lại anh?
- Tôi đã nói, chúng ta có duyên chắc chắn sẽ gặp lại thôi.
Thế Bảo chẳng nói gì thêm, bắt tay Sơn rồi đi nhanh. Chợt anh dừng lại, xoay người, giọng anh nghiêm nghị:
- Anh Sơn! Nếu mai sau anh cần tôi giúp việc gì, cứ lên tiếng. Nhất định tôi không từ chối.
- Được rồi. Nhất định tôi sẽ nhờ nếu cần tới anh.
Thế Bảo gật mạnh đầu để chứng tỏ lời nói của anh là danh dự, rồi bỏ đi thẳng. Sơn ngồi thêm một chút, đoạn trả tiền và rời quán.
Ra bên ngoài, Sơn đi vòng qua con đường khuất sau một hàng cây, ở đấy hơi tối. Vừa trông thấy Sơn, ba gã côn đồ lúc nãy từ một góc vội đi đến:
- Anh Sơn!
- Anh không sao chứ?
Sơn trừng mắt, gằn giọng:
- Các anh có cần mạnh tay vậy không? Tôi chỉ nói các anh diễn trò thôi, chứ đâu bảo làm như thật thế.
- Xin lỗi nghe anh Sơn. Lúc nãy, em hứng quá, nên dằn không được..
- Thôi, bỏ đi. -- Sơn khoát tay --- Đây là tiền công của các anh. Giờ hãy " biến đi " đừng bao giờ xuất hiện trước mặt tôi nữa. Và hãy nhớ, chúng ta chưa hề quen biết nhau.
Chờ ba gã nọ đi khuất, Sơn xoa nhẹ vào cánh tay bị thương, nhủ thầm trong đầu " Ít ra cánh tay này bị thương cũng xứng đáng. "
Đông Sơn không biết rằng mình đang bị Vĩ Tân theo dõi ngay từ đầu ở trong quán.
Vĩ Tân không có ý theo dõi, nhưng do khát nước nên vào quán rồi vô tình phát hiện ra sự việc. Lúc đầu, Tân vó vẻ nể phục tánh hào hiệp của Đông Sơn. Nhưng bây giờ, qua đối thoại của Sơn và mấy tay côn đồ thì Vĩ Tân hiểu rằng, Đông Sơn đang bày trò gì đó với Thế Bảo. Song, bày trò gì thì Tân chẳng đóan ra.?
Rồi Vĩ Tân nghĩ đến Thế Bảo. Chẳng biết anh ta là ai và tại sao phải bị Đông Sơn giở thủ đoạn như thế?
Quanh đi quẩn lai, Vĩ Tân cũng không sao đoán ra được. Nhưng qua sự việc này Tân nhận ra rằng, Đông Sơn không là người tốt.
Chờ Đông Sơn đi khỏi, Vĩ Tân mới rời chỗ nấp và bỏ đi.