Chương 4

Cơn mưa quái ác bất chợt đổ xuống làm đường xá ngập nước lênh láng. Đứng trú mưa trong một mái hiên gần công ty Vũ Thường đưa mắt ngắm những hạt mưa rơi đều đều trên nền trời xám xịt, lòng nàng chợt gợi lên một tâm sự buồn. Thế là hơn 1 tuần đã trôi qua với nàng thật ê chề, buồn chán. Chưa bao giờ Vũ Thường có cái cảm giác trống vắng đến quay quắt như thế, nó tẻ nhạt đơn côi lạnh lùng nàng đang sống trong tâm trạng của 1 kẻ cần sự an ủi hơn xa lánh, nhưng nổi niềm ấy tưởng chừng dễ được thông cảm. Nó lại khó nói nên lời đến thế, để tìm quên Vũ Thường đã lao vào công việc. Làm cho đầu óc không được rảnh rổi để mà nhớ, mà buồn. Nhưng cuộc sống mấy lúc thuận theo lòng người? Hễ mổi lần dừng tay thì mọi việc được trải qua cứ ẩn hiện trong đầu, bắt nàng phải nhớ, phải nghĩ.
Bên ngoài, cơn mưa đã dừng và nắng lại rực sáng điều này làm cho Vũ Thường nhớ đến một câu hát mà nàng củng quên tác giả là ai. Ông ấy nói: " Trời Sài Gòn chợt mưa rồi chợt nắng " quả không sai chút nào.
Vũ Thường rời khỏi chổ trú mưa, bước xuống đường vừa lúc Thế Bảo chờ xe tới dừng lại trước mặt nàng:
- Giờ này em tan sở rồi phải không?
- Vâng
- Em đi uống nước với anh nhé, anh có chuyện muốn nói với em
- Em củng vậy. -- Vũ Thường đáp lại, chỉ tay qua bên đường -- Anh chờ em đi lấy xe
- Thôi khỏi, anh sẽ chở em. Một lát trở lại đây
Vũ Thường trầm ngâm một chút, đoạn gật đầu:
- Tùy anh vậy.
Nàng ngồi vào phía sau xe, rồi Thế Bảo lao khuất đi. Một lúc sau, họ bước vào một quán cafe
Chọn nơi ngồi thích hợp, gọi nước, sau đó Thế Bảo hít hơi thuốc rồi mới vào đề
- Hôm nay, em đẹp lắm hơn mọi khi. Anh đến tìm người ta nói em vừa đi củng may ông trời đổ mưa, không thì...
- Anh đến tìm em không phải nói chuyện ấy chứ?
- Anh xin lổi
Vũ Thường chau mày:
- Tại sao phải xin lổi em?
- Hơn tuần nay, anh không liên lạc với em, chắc em giận anh lắm?
- Không hề -- Vũ Thường khẳng định -- Em có trách gì anh đâu em hiểu mà
Thế Bảo chép miệng thở dài:
- Trong lòng anh rất nhiều mâu thuẩn anh không biết phải làm gì cho đúng nữa? Với anh, mọi thư" đều đảo lộn
- Có việc này chẳng hiểu có nên nói với anh không?
- Chuyện gì vậy em
Vũ Thường im lặng vài giây đoạn thốt:
- Cách nay vài hôm, má của anh có đến tìm em.
- Má anh?
Thấy vẻ mặt ngơ ngác của Thế Bảo làm Vũ Thường ngạc nhiên:
- Anh sao vậy? Nhắc tới bác gái, dường như anh có gì bất ngờ?
Thế Bảo thọt đầu nghe người yêu nói tiếng " má ", anh hơi giật mình. Nhưng sau đó, anh chợt nhớ ra Vũ Thường chưa rõ mối quan hệ giữa anh và bà La Cương anh xua tay:
- Không có gì.
- Không có gì. Lát nữa, anh sẽ nói cho em nghe. Giờ em cho anh biết má anh tìm em làm gì?
- Bác ấy muốn em xa lánh anh.
Thế Bảo không rõ thái độ bất ngờ này. Có lẽ anh đã đoán trước điều đó sẽ xảy ra.
- Anh biết trước sau gì má anh cũng sẽ đến tìm em.
- Bây giờ anh tính sao?
Thế Bảo cau mày hỏi ngược lại:
- Về chuyện của tụii mình? Vậy, còn em thế nào?
Vũ Thường ngao ngán đáp:
- Em cũng không biết.
- Thật ra, chuyệ này chẳng có gì nghiêm trọng, nếu như em nghe những gì anh sắp kể ra.
Sau đó, Thế Bảo thuật hết lại tất cả những gì ông bà La Cương nói cho anh biết, và kết luận:
- Mọi chuyện là như thế đó.
- Thì ra dì Hai là mẹ ruột, còn má anh lại là dì của anh?
Thế Bảo cười buồn:
- Cuộc đời này sao phức tạp đến như vậy. Bây giờ, người mà bấy lâu nay anh gọi bằng má hoá ra là dì của anh. Còn người anh gọli bằng dì lại chính là mẹ ruột.
- Thảo nào má... mà không, dì Cầm không đồng tình cuộc hôn nhân của chúng ta.
Thế Bảo nhả từng làn khói thuốc ra lơ lửng qua cánh mũi.
Vũ Thường hỏi:
- Chắc anh oán giận mẹ của em lắm thì phải?
Thế Bảo gật đầu:
- Phải. Anh rất oán mà còn căm thù nữa kìa. Nhưng không phải oán giận hay căm thù bác gái, mà anh căm oán tạo hóa sao lại trớ trêu đến thế. Tại sao hoàn cảnh này lại đặt vào anh và em mà không là người khác?
- Anh nói vậy có nghĩa là...
- Nó là quá khứ. Và chuyện của đời trước, tại sao phải để đời sau gánh chịu? -- Thế Bảo đưa tay qua nắm lấy tay Vũ Thường, giọng của anh trở nên nghiêm trang hơn --- Mấy hôm nay, anh đã suy nghĩ rất nhiều và rất kỹ. Có thể quyết định của anh sẽ làm cho ba má anh không hài lòng, thậm chí họ cho rằng anh là đứa con bất hiếu. Nhưng anh không vì điều đó mà làm ảnh hưởng đến tình cảm của chúng ta.
Vũ Thường có phần cảm động, nàng hỏi khẽ:
- Anh nói thật chứ?
- Em không tin anh à?
- Không phải. Nhưng chúng ta chẳng thể nào đạp lên dư luận mà đi..
- Em phải có niềm tin chứ?
Vũ Thường cười buồn, rút tay lại:
- Niềm tin thì có ích gì chứ, cho dù anh đúng thì sao? Điều quan trọng là em phải đối diện với gia đình anh thế nào, nhất là má của anh, một khi em đã là dâu con.
- Chúng ta sẽ ra riêng --- Thế Bảo tỏ ra phấn chấn.
Vũ Thường làm tắt sự hưng phấn nơi anh:
- Anh cho rằng suốt đời này, anh sẽ không bao giờ gặp mặt lại họ ư?
- Anh... anh...
- Nói thì dễ, nhưng trong cuộc sống, mọi việc sẽ không đơn giản như mình mong muốn.
Thế Bảo rũ người ra đầy thất vọng:
- Chẳng lẽ chúng ta không còn cách nào để đến với nhau sao?
- Anh đừng bi quan như thế. Thật ra, em chỉ nói những điều em suy nghĩ mà thôi, cũng có thể tất cả đều tốt đẹp thì sao?
- Nghĩa là em cũng đồng ý?
Vũ Thường thắc mắc:
- Em cũng chẳng biết thế nào nữa. Trong lòng em đầy mâu thuẩn và lo sơ.
Thế Bảo trấn an:
- Vũ Thường! Hãy nghe anh nói. Biết đâu đây là lúc thử thách tình cảm của chúng ta? Cho dù xảy ra chuyện gì, anh mong em hãy vì cuộc tình mình vung đắp bao năm qua mà vượt lên.
Vũ Thường vui trong bụng, vì hiểu được tình yêu Thế Bảo dành cho nàng không hề lay chuyển. NHưng vẫn có một cái gì đó nàng còn khoắc khoải, nơm nớp bất an. Nàng chợt nghĩ, phải chăng khi yêu, con người ta có thể vượt qua được tất cả mọi chông gai, trắc trở. Một khi sức mạnh của tình yêu cuồng nhiệt và nó có đủ sức vượt chướng ngại trên con đường nó đi qua. Nàng không có nhiều thời gian để đong đo cân đếm để phân định rõ ràng cái nào đúng và đâu là sai. Cũng không phải vì nàng quá mù quáng để quên đi mọi việc đã và đang xảy ra theo chiều hướng xấu. Mà vì sự nhiệt tình đầy tha thiết nơi Thế Bảo truyền sang, tạo cho nàng nghị lức để tin vào tương lai của cả hai.
- Em đang nghĩ gì?
Thế Bảo phá tan suy nghĩ nơi Vũ Thường, đưa nàng quay lại với thực tế. Nàng vào thẳng vấn đề:
- Em sẽ kể cho anh nghe chuyện này.
Sau đó, Vũ Thường thuật lại câu chuyện do mẹ nàng kể.
Thế Bảo chăm chú lắng nghe, rồi chờ khi Vũ Thường nói dứt, anh liền lên tiếng:
- Xem ra mọi chuyện đã sáng tỏ hơn một khi anh biết được uẩn khúc nơi bác gái. Thế là năm xưa, mẹ của em từng là mối tình đầu với ba anh.
- Nhưng mọi chuyện đã không thành và rồi ai cũng có gia đình riêng.
Thế Bảo tỏ vẻ sảng khoái:
- Giờ anh càng tỏ ra vững tâm hơn khi cho rằng suy nghĩ của anh là đúng
- Nhưng dù sao, bức tường của má anh cũng không dễ vượt qua.
- Nếu em đồng tâm chung sức cùng anh, chắc chắn chúng mình cũng có lúc vượt được rào cản đó
Vũ Thường nở nụ cười, gật đầu:
- Vâng. Em không bỏ cuộc.
Một lần nữa, Thế Bảo đưa tay qua nắm lấy tay Vũ Thường. Anh siết nhẹ như để động viên mà cũng là tự động viên cho chính bản thân mình.
Vĩ Tân có vùng vẫy để thoát ra khỏi sự khống chế của hai anh dân phòng to lớn, nhưng Tân không sao đủ sức để làm theo ý của mình.
Ném tia nhìn giận dữ qua Đông Sơn, Tân gắt giọng:
- Anh là đồ đểu! Đồ đạo đức giả! Anh lừa tôi tới đâu để rồi cho người ta bắt tôi.
Đông Sơn chẳng quan tâm, cứ điềm đạm hút thuốc, coi như không có gì xảy ra. Thái độ này càng làm cho Vĩ Tân điên tiết:
- Đồ tiểu nhân! Tôi biết tỏng anh muốn cái gì. Đừng nghĩ sẽ lấy được lòng chị Hai tôi. Chị ấy không bao giờ ưa anh. Đồ tồi!
Đông Sơn nói với hai anh dân phòng:
- Phiền hai anh đưa cậu ấy đi trước, tôi chờ Vũ Thường tới rồi sẽ đến sau.
- Buông tôi ra!
Hút thuốc, coi như không có gì xảy ra. Thái độ này làm cho Vũ Thường điên tiết:
- Đồ tiểu nhân! Tôi biết tỏng anh muốn cái gì. Đừng nghĩ sẽ lấy lòng chị Hai tôi. Chị ấy không bao giờ ưa anh. Đồ tồi!
Đông Sơn nói với 2 anh dân phòng:
- Phiền 2 anh đưa cậu ấy đi trước, tôi chờ Vũ Thường tới rồi sẽ đến sau.
- Buông tôi ra!
Hai anh dân phòng lôi Vĩ Tân ra bên ngoài. Còn lại một mình, Đông Sơn thở phào, lộ vẻ đắc ý. Thế là Sơn đã thoát nợ. Từ lúc được Vũ Thường nhờ cậy về việc Vĩ Tân, lúc đầu Sơn chỉ muốn mược chuyện để lấy lòng Vũ Thường, rồi từ đó sẽ có cơ hội để tấn công vào tình cảm của nàng. Nhưng suy đoán của Đông Sơn không theo ý. Càng lúc, Sơn cảm thấy càng khó tiếp cận được Vĩ Tân, nhưNg nếu thất bại thì ấn tượng đối với Vũ Thường coi ra như phá sản.
Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng Đông Sơn nghĩ, chỉ còn cách duy nhất là đưa Vĩ Tân vào phòng. Nên bày ra kế nhờ người dụ Vĩ Tân đến đây. Sơn đã sắp đặt kế hoạch và lừa Vĩ Tân sập bẩy. Như vậy, xem ra đối với Sơn vừa thoát nợ, không cần lo lắng cho Vĩ Tân. Còn với Vũ Thường, Sơn vừa làm được một việc có ích, đó là đưa Tân đi cai nghiện. Ở góc độ nào nhìn vào, Sơn củng là người ơn của Vũ Thường.
Có tiếng chân chạy gấp vào nhà, Đông Sơn ngẩn lên. Nhận ra Vũ Thường, Sơn bật dậy ra dáng lo lắng:
- Sao giờ này em mới tới?
- Em có chút việc. Vĩ Tân đâu rồi anh?
Đông Sơn hất mặt ra bên ngoài:
- Cậu ấy ở bên ngoài. LÚc vào đây, em không gặp ư?
- Có thấy chiếc xe, nhưng em không để ý. Em muốn gặp nó, nhưng em muốn biết chuyện gì xảy ra?
Đông Sơn ngồi trở xuống ghế, ra vẻ buồn rầu:
- anh cũng chẳng hiểu đã xảy ra việc gì nữa. Anh nghe một số bạn của Vĩ Tân cho biết nó tới căn nhà này, khi anh hỏi chúng, Vĩ Tân đang ở đâu. Thế là anh đến đây. Lúc vào nhà, thấy Vĩ Tân đang lúi cúi làm gì đó với bọc thuốc trên bàn. Thấy anh, cậu ấy bỏ chạy vừa lúc công an ập tới. Chuyện có thế.
Vũ Thường nhăn mặt:
- Nó càng lúc càng tệ.
Thấy Vũ Thường lo âu, Đông Sơn bèn nói tiếp:
- Không có gì quá đáng lắm đâu, em đừng lo như vậy.
Vũ Thường khẩn khoản:
- Anh à! Em muốn gặp nó, có được không?
Đông Sơn gật đầu ;
- Được, để anh ra ngoài nói với họ. Nhưng anh muốn bàn với em một việc.
- chuyện gì vậy anh?
Đông Sơn cho hai tay vào túi quần, giọng nói chậm rãi ;
- Có lẽ Vĩ Tân bị tạm giam đế người ta điều tra. Qua vụ việc lần này, anh muốn nhân tiện đưa nó vào trại cái huấn, em nghĩ thế nào /
- Nhưng còn mẹ em thì sao /
Đông Sơn dẫn giải:
- Đây là co hội đế đưa Vĩ Tân trớ lại con đường đàng hoàng. Nếu em cứ xứ sự theo tình cảm, chẳng khác nào hại chết nó.
- Em...
- Ai lại không thương Vĩ Tân, nhưng hãy nghe anh. Không lẽ anh đi hại nó sao?
Trước những lời lẽ đầy thuyết phục của Đông Sơn, Vũ Thường đành gật đầu:
- Em hiểu rồi.
- Bây giờ, anh ra ngoài kia cho nó vào gặp em. - Đông Sơn đi được vài bước chợt dừng lại -- Phải rồi. Lát nữa khi nó vào, em đừng để nó dùng lời lẽ đế thuyết phục nghen.
- Sao anh lại nói thế?
Đông Sơn cười:
- Vì anh sợ em nhẹ dạ cả tin. Với lại, người có lổi thì thì bao giờ tự nhận mình sai. Họ thường đổ lổi cho kẻ khác.
- Vâng.
Đông Sơn rời đi. Vài phút sau, Vĩ Tân được một người dân phòng dẩn vào.
Thấy anh ta nấn ná, Vũ Thường trấn an:
- Nó không làm điều gì dại dột đâu. Tôi lấy bản thân mình ra để bảo đảm điều đó.
Khi anh dân phòng bỏ ra ngoài, Vĩ Tân nói liền:
- Chị Thường! Chị hãy cứu em. Trong vụ này, em là ngưo8`i bị hại.
- Em còn nói nửa. Mình làm thì mình chịu, sao còn chối bỏ?
Thật mà chị. Em vô tội.
Vũ Thường giận dữ nhìn em:
- Quả nhiên anh Sơn nói đúng, em chỉ biết đổ tội cho người khác.
- Chị đừng tin hắn, vì hắn không phải là người tốt.
- Em im đi! --Vũ Thường gắt giọng -- Anh Sơn đã giúp đỡ em thế mà không biết ơn người ta, lại còn nói xấu.
Vĩ Tân muốn nói cho Vũ Thường biết, chuyện mà trước đây Tân bắt gặp Đông Sơn cùng mấy tên côn đồ ở quán bar dạo nọ. Nhưng biết có nói, chưa chắc Vũ Thường đã tin. Chính lần đó Vĩ Tân có mặt và rõ đầu đuôi câu chuyện, chính Đông Sơn sai người đánh Thế Bảo, sau đó hắn tự ra tay cứu. Lúc ấy, Vĩ Tân không hiểu lý do tại sao Đông Sơn làm thế. Nhưng sau lần gặp Thế Bảo tại nhà, Tân mới hiểu ra loáng thoáng, Đông Sơn có thể làm điều ấy với một điều duy nhất là vì Vũ Thường.
Vĩ Tân nhình xoáy vào mặt chị, tiếng của Tân cộc lốc:
- Chị dể tin người quá. Em biết vì bản thân của em bây giờ có lổi, cho nên nói gì củng đâu có ai tin. Nhưng em là em của chị mà, tại sao chị không tin em?
- Không phải là chị không muốn tin em, nhưng em có làm gì cho chị tin đâu? Lần trước, em gạt chị lấy 5 triệu, thử hỏi chị tin em sao được.
Vĩ Tân tỏ vẽ bức xúc:
- Giờ em có nói gì củng bằng thừa, song em phải nói. Có thể lần này củng có thể do Đông Sơn bày ra để đưa em vào bẩy.
- Thôi đi! -- Vũ Thường gạt ngang -- Em càng nói càng sai. Chị cấm em không được xúc phạm tới anh Đông Sơn. Cho dù em có nói gì về anh ấy, chị củng không bao giờ tin.
- Chị...
- Thật ra chị muốn gặp em để tìm hiểu và tìm cách cứu em ra. Nhưng bây giờ, chị thấy điều đó không cần thiết nửa.
Vĩ Tân ngồi phịch xuống ghế, lời nói nghe nặng nề:
-Bây giờ hắn nói gì củng đúng, còn em sai vẩn sai. Chị Thường ơi! Em dù phải đi tù củng đáng, vì đó là lổi của em, nhưng em không muốn nhìn thấy chị của em bị người khác lừa gạt.
Vũ Thường vẩy tay gọi người vào:
- Các anh hãy dẩn nó đi đi.
- Chị Thường...
Vĩ Tân thật quá bất ngờ trước thái độ của chị mình, kiên quyết đến như thế. Trước khi rời đi, Tân chỉ còn biết nhắn nhủ:
- Rồi chị sẽ ân hận.
Đông Sơn trở vào, còn Vũ Thường ngồi chết lặng ở ghế:
- Đừng lo lắng, để anh tìm cách giúp cậu ấy nhẹ tội.
- Em cám ơn anh.
- Có gì mà ơn với nghĩa. Cho dù anh không vì em, củng phải vì bác gái chứ. -- Giọng Đông Sơn trở buồn -- Anh mất mẹ từ bé, sống với người cha già bị bệnh trầm cảm, nên anh xem bác gái như mẹ anh vậy.
Anh muốn làm chút việc gì đấy, chỉ cần bác gái vui là anh cũng vui.
- Anh thật tốt, thế mà thằng Tân nó lại nói...
Đông Sơn nhỏ nhẹ:
- Anh đã bảo là nó sẽ đổ vạ cho người khác mà.
- Đừng nói tới chuyện đó nữa. Anh nhắc em mới nhớ, chú Chín sao rồi, hả anh?
- Ba anh à? - Sơn so vai, bình thản --- Cũng vậy thôi, chẳng có gì thay đổi.
Vũ Thường chép miệng:
- Theo em được biết, bện trầm cảm là tâm bệnh. Hay hôm nào anh đưa chú lên SÀi Gòn rồi dẫn đến bác sĩ tâm lý điều trị xem sao. Biết đâu phước chủ may thầy.
- Anh không tin vào mấy điều ấy, nhưng nghe lời em coi sao. Bây giờ, để anh đưa em về nhé?
Vũ Thường đồng ý cùng Đông Sơn ra về. Sơn nở nụ cưỜi đầy thỏa mãn.
Vũ Thường đứng tần ngần ngoài mảnh vườn nhỏ trước sân nhà. Nàng ngắm mâ"y đóa hồng màu vàng khoe sắc trong ánh nắng chiều, càng làm nó vàng rực hơn và đẹp hơn. Nàng cũng không rõ vì sao bản thân lại yêu thích màu hoa hồng vàng đến thế? Phải chăng vì hoa hồng vàng là biểu tượng cho vẻ đẹp quý phái, quyến rũ rực rỡ hay đơn giản nó chỉ là sự thuần khiết, tượng trưng cho sự bất diệt trong tình yêu? Dù đứng ở góc độ nào để phân tích, thì Vũ Thường cũng vẫn chung thuỷ với màu vàng muôn thuở đó.
Đứng một lúc, Vũ Thường bước tới chiếc ghế xích đu ngồi xuống, rồi nghĩ về những gì Vĩ Tân đã nói. Nàng nhận thấy cái gì đó hơi quá đà. Bởi lẽ từ ấy lâu nay, Đông Sơn đối xử với nàng hay gia đình của nàng đều hết mình, không quản ngại bất cứ điều gì thì lý do nào Sơn lại là người không tốt? Nàng cho rằng, Vĩ Tân đã quá đố kỵ nên có thành kiến với Đông Sơn
Tuy nàng cũng chẳng mấy nghĩ nhiều về Đông Sơn, nhưng qua những vụ viếc Đông Sơn giúp đỡ, phần nào làm nàng phải suy nghĩ lại. Nàng cho rằng từ bấy lâu nay, nàng đối xử với Đông Sơn hơi nghiêm khắc, cách biệt. Có lẽ trước đây do vì1 muốn phân định rõ ràng có sự cứng rắn. Nhưng bây giờ nghĩ, Vũ Thường muốn thay đổi cách đối đãi với Đông Sơn hơn. Nàng cho tánh tình của Sơn cũng không quá tệ như từng nghĩ trước đây. Chỉ vì Sơn quá lộ liễu trong cách bày tỏ tình cảm mà thôi, và điều ấy lại đố kỵ với con gái như Vũ Thường.
Còng đang trầm ngâm suy tư thì bà Cẩm Hằng về tới. Bà thảy túii đồ xuống cạnh Vũ Thường và ngồi xuống bên con.
Nhìn túi đồ vẫn còn nguyên, Vũ Thường đoán ra phần nào sự việc. Nàng hỏi:
- Người ta không cho mẹ vào thăm Vĩ Tân à?
- Họ bảo trong thời gian này không cho tiếp xúc.
Vũ Thường choàng tay qua cổ mẹ, an ủi:
- Vì người ta sợ mẹ chịu không nổi trước sự cầu xin rồi lại giúp Vĩ Tân, như vậy sẽ hại thêm cho nó.
Bà Cẩm Hằng gỡ tay con gái, rồi có chút giận:
- Cái gì cũng tại con hết. Thằng Tân như thế thì...
Bà Cẩm Hằng gỡ tay con gái, rồi có chút giận:
- Cái gì cũng tại con hết. Thằng Tân như thế thì phải nói cho mẹ biết chứ, sao lại giấu?
- Con xin lỗi, vì sợ mẹ lo.
- Nhưng bây giờ mẹ còn lo hơn.
Vũ Thường buồn rầu, buông thõng một câu:
- Trách móc lúc này không phải là lúc, mà mẹ con mình nên tìm cách nào tốt nhất để giúp Vĩ Tân mẹ a.
Bà Cẩm Hằng than thân, trách phận:
- Có lẽ tại lúc trẻ, me đã làm sai nhiều việc, nên bây giờ ông trời bạc đãi mẹ như vậy.
- Mẹ đừng tự trách, chẳng phải lỗi tại mẹ đâu. Tại Vĩ Tân quá hư hỏng dấy thôi, nhưng bây giờ cải huấn sau này, chắc chắn nó sẽ trở thành người tốt.
Bà Cẩm Hằng gật nhẹ đầu có phần nào an tâm, rồi hỏi:
- Vậy còn chuyện giữa còn và Thế Bảo ra sao rồi?
- Còn đau đầu lắm, mẹ ạ.
- Có vướng mắc ư?
Vũ Thường ngán ngẩm:
- Không hẳn là thế, nhưng cũng chẳng suông sẻ cho lắm ạ.
- Phải chăng là vấn đề Thúy Cầm?
- Vâng ạ - Vũ Thường se sẽ thốt --- Tụi con rất thông cảm cho nhau, nhưng chỉ sợ má anh ấy.
Bà Cẩm Hằng chép miệng:
- Thúy Cầm là người rất bảo thủ. Mẹ hiểu tánh ý cô ấy ra sao.
- Mẹ Ơi! Con đang rối lắm một khi anh ấy muốn kết hôn.
- Mẹ hỏi thật, con có yêu Thế Bảo không?
Vũ Thường nhíu mày:
- Sao mẹ lại hỏi thế?
- Con yều nhiều lắm, phải không? Như vậy thì được rồi.
Vũ Thường ngơ ngác, lắc đầu:
- Con không hiểu?
- Này nhé! Tuy Thúy Cầm là rào cản, song không có nghĩa là hai đứa không vượt qua được. Mẹ tin tình yêu của hai con dần dần sẽ cảm động được bà ấy. Nhưng...
- Nhưng sao hả mẹ?
Bà Cẩm Hằng từ tốn:
- Nhưng nhất định con sẽ gặp nhiều khó khăn đấy.
- Con hiểu chuyện đó. Con chấp nhận tất cả mọi việc đến với mình cho dù thế nào, miễn là được sống bên Thế Bảo.
Bà Cẩm Hằng vuốt khẽ vào lưng con:
- Tội nghiệp con gái của mẹ, nhưng mẹ lúc nào cũng ủng hộ con.
- Nghĩa là mẹ sẽ khyông thấy ngại khi con thành thân với anh Bảo?
- Sao mẹ lại ngại? - Bà Cẩm Hằng dõng dạc --- Hạnh phúc là của con, nếu con nghĩ nó đúng thì cứ mạnh dạn tiến hàh, đừng vì một trở ngại nào mà chùn bước. Người sống đời với con là " Thế Bảo " chứ dâu phải mẹ của Thế Bảo.
Nét mặt Vũ Thường không vui:
- Phải chi má anh Bảo cũng nghĩ được như mẹ thì hay biết mấy.
- Rồi một ngày nào đó, mẹ tin Thúy Cầm sẽ nhận ra tấm chân tình nơi con.
- Mẹ!
Vũ Thường dúi đầu vào lòng bà Cẩm Hằng. Nàng rất hạnh phúc vì...
Vũ Thường dúi đầu vào lòng bà Cẩm Hằng. Nàng rất hạnh phúc vi có được một người mẹ hiểu biết, biết thông cảm và chia sẻ cùng nàng. Đó cũng là điều an ủi, đông viên nàng rất lớn. NÓ giúp nàng mạnh dạn đi đến quyết định sau cùng mà không sợ một rào cản nào cả. Dù nàng cũng nhận ra rằng, con đường nàng chọn có rất nhiều chông gai đón đợi phía trước. Nàng không biết sẽ có thể vượt qua được hay bỏ cuộc giữa chừng Tất cả và tất cả vẫn còn một điều gì đó mơ hồ lắm, nhưng nàng muốn được thử sức, cọ xát
Không khí có vẻ căng thẳng khi Thế Bảo bước vào nhà. Ông La Cương ngồi bó gối trên ghế bố. Nét mặt ông không để lộ ra ngoài bâ"t cứ điều gì cho kẻ khác có thể đoán được ông đang nghĩ gì. Còn bà La Cương đứng cạnh bàn thờ người chị quá cố, nét mặt trông thảm não, ủ dột
Trên đường về, Thế Bảo suy nghĩ rất nhiều. Anh sẽ mạnh dạn thưa chuyện lại cha mẹ về việc giữa anh và Vũ Thường. Anh cho rằng, anh đủ can đảm để làm điều ấy. Nhưng giờ đây đứng trước mặt họ, bỗng dưng anh thâ"y lòng mình chùng xuống một cách lạ lùng. Dầu biết cả hai không là đấng sanh thành ra anh, nhưng công dưỡng dục, giáo huấn chẳng nhỏ. Đó là cả một thời gian dài nuôi nấng, bảo bọc. Thư hỏi, làm sao Thế Bảo đủ mạnh dạn lên tiếng.
Thế Bảo bỏ cái túi du lịch lên bàn, ngồi xuống chẳng biết mở lời thế nào, vì thế anh đà1nh im lặng. Anh hết đưa mắt nhìn ông La Cương, rồi nhìn qua bà La Cương. Đây là việc anh có thể duy nhất làm đượpc trong lúc này mà thôi.
Ông La Cương tâm lý:
- Bảo! Con theo ba ra ngoài nhà sau, ba có chuyện nói với con.
Hai cha con vừa dợm chân định đi thì bà La Cương hậm hực:
- Chẳng đi đâu hết. Muốn gì cứ việc nói ra ở đây. Tôi muốn ngươ1i chị quá cố của tôi cũng được nghe.
- Má à!
Bà xoay lại, giọng nghiêm khắc:
- Nếu con còn gọi má bằng mỘt tiếng " má ", thì con phải lập tức cắt đứt mọi quan hệ với cô gái kia.
Thấy Thế Bảo chần chừ, ông La Cương lên tiếng:
- Bà làm khó cho con thì có ích lợi gì?
- Ông chỉ biết tối ngày đi bênh vực cho người ngoài thôi.
- Bà nói sao lạ. Tôi đã n'i gì đâu nào?
Bà La Cương gắt gỏng:
- Đâu cần ông phải nói ra, tôi cũng đủ biê"t ông muốn gì rồi. Tại sao là người một nhà, mà ông không đứng cùng phe với tôi chứ?
- Tôi chỉ đứng về phía chính nghĩa, về lẽ phải.
- Nói như ông thì tôi là phi nghĩa, là sai trái à?
- Bà... bà...
- Ba má cho con xin, có được không? ---- Thế Bảo chùng giọng --- Con chẳng muốn vì con mà ba má phải cdãi vã với nhau. Thật ra, con chỉ về lấy chút đồ rồi đi ngay.
Giọng bà La Cương vẫn còn tấm tức:
- Cái nhà này bây giờ đâu còn là tổ ấm của cậu nữa. Phải rồi, tôi đâu là má ruột nên lời n'i của tôi, cậu xem như gió thoảng qua tai chứ gì?
- Sao má lại nói vậy? Trong lòng con, chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì cho ba má buồn.
- Thế sao cậu để tôi nói mãi về chuyện của cấu với cô gái kia hoài vậy?
- Người ta có tên cho bà gọi mà. Hễ một chút là cô gái kia, cô gái nọ là sao?
- Ông im đi!
Thế Bảo từ tốn, chậm rãi:
- Con đã đủ lớn để có thể biết nên hay không nên làm gì. Trong chuyên này, má có thể cho con tự quyết định có được không?
- Để cậy quyết định có nghĩa là cậu sẽ cưới nó về đây chứ gì?
- Bà này kỳ thật. LÚc trước, bà thương yêu Vũ Thường lắm mà?
- O6ng cũng biết nói " lúc trước ", nhưng bây giờ đã khác rồi.
Ông La Cương không chịu lép vế:
- Khác là khác làm sao? Tôi thật không hiểu nổi bà. Vũ Thường là đứa vô tội, chỉ vì chút thù hận của ngày xưa mà bây giờ bà trút lên đầu nó. Như vậy có công bằng cho con Thường hay không?
- Nè! Bộ người đàng bà kia mua chuộc ông rồi hả? --- Bà La Cương đưa tay đấm thình thịch vào ngực, rồi than khóc trước bàn thờ -- Chị Hai ơi! Chị chết đi sớm thế để bây giờ mọi ngươ1i ăn hiếp em kìa.
- Không biết ai mà dám cả gan ăn hiếp bà đây?
- Ông... Tại sao ông lúc nào cũng công kích tôi hả?
Thế Bảo nhăn mặt:
- Ba má lại cãi nhau nữa rồi?
- Tôi không nói với bà nữa.
Ông La Cương bỏ ra nhà sau, còn bà La Cương thì bỏ lại ghế ngồi.
Thế Bảo rót tách trà, anh đưa qua cho mẹ:
- Má uống chút nước cho khỏe.
- Đúng đó, tôi uống để có sức nói chuyện với cậu chứ.
- Bây giờ, má muốn con làm sao đây?
- Tôi không lập lại nữa -- Bà để tách nước lên bàn --- Tùy cậu.
Thế Bảo nhã nhặn:
- Má cho con trình bày, được không?
Nhìn mặt con, lòng bà oằn xuống một nhiềm thương vô biên, làm sao bà không thương yêu cho được? Một tay bà chăm lo cho Bảo từ lúc còn đỏ hỏn đến khi tập tểnh những bước đi đầu đời. Mỗi lần, anh đau bệnh, bà thấp thỏm thức từng đêm đứng ngồi không yên. Rồi ngày anh đỗ vào đại học, nước mắt bà chảy dài trên đôi gò má giờ đã nhăn nheo vì sung sướng. Có người mẹ nào lại chẳng thương yêu con. Nhưng càng thương, lòng bà càng ích kỷ không muốn chia sẻ nó với bất kỳ ai và nhất là phải chia sớt với người mà bà căm giận gây ra nổi ly tán cho hạnh phúc của chị mình.
- Được ---- Tiếng của bà dịu lại --- Con nói đi.
- Con biê"t những lời của con có thể làm cho má kông bằng lòng, nhưng xin má hãy thấu nghe nỗi lòng của con -- Thế Bảo dừng lại để cô đọng lại những gì sẽ nói tiếp --- Lúc này, con biết nói gì cũng khó làm cho má lay chuyển. Son trong chuyện này, cả hai chúng con đều vô tội --- Anh lại dừng, dò thái độ của mẹ xem phản ứng, đoạn thốt --- Phải. Người đó là mẹ đẻ của con, lý nào con không thương, không kính yêu. Nhưng con nghĩ, nếu mẹ con còn sống, có lẽ cũng đồng tình với những gì con đang suy nghĩ và làm.
Bà La Cương nhíu mày:
- Má không rõ, con nói thẳng ra đi.
- Má ơi! Con không hiểu lý do nào và tại sao mọi tội lỗi lại trút lên đầu hai chúng con như thế? Cẩm Hằngúng con có lỗi gì đâu? Xin má mở rộng vòng tay để đón nhận Vũ Thường, có được không má?
Đôi mắt Thế Bảo đỏ hoe, lời lẽ anh chân thành phần nào tác động vào bà La Cương. Nó làm bà quặn thắt cả con tim. Bà thấy mình như đứng trước sự lựa chọn khó khăn cùng cực, mà qua đó nó sẽ quyết định sự thành bại của một đời người. Và bà hiểu rõ sự bất bình nơi bà xuất phát từ lòng nhỏ nhen ích kỷ của bản thân, nhưng bà phải làm sao đây khi người đó là chị của bà và đâ"y cũng là con trai của chị ấy?
- Nghĩa là con đã quyết định cưới Vũ Thường?
- Nếu má không đồng ý, con sẽ chẳng dám. Nhưng trong lòng con chỉ có một mình cô ấy.
Bà La Cương thở dài:
- Tội tình chi hả con?
- Những gì con nói là cả tâm tư tình cảm của con.
Bà Cương nhìn vào mặt con, trìu mến thốt:
- Trong lòng con đã quyết, cho dù có nói thêm gì cũng chỉ bằng thừa. Hạnh phúc là của con, má không nen xen vào. Thôi thì con cứ làm theo ý con, nhưng riếng má, không bao giờ có sự thay đổi nào.
- Má nói thế cũng bằng không, làm sao con dám?
- Cẩm Hằngứ con muốn má phải làm sao đây? Không lẽ má tìm đến và nói với Vũ Thường " Được rồi, tôi đồng ý cho con trai tôi cưới cô làm vợ ". Hay là gặp mẹ nó và bảo: " Chuyện ngày xưa hãy bỏ đi, chúng ta vì con của mình mà quen đi tất cả. Tôi xin lỗi ".
Thấy khó thuyết phục mẹ trong lúc này, Thế Bảo kết thúc câu chuyện:
- Con nghĩ mẹ con mình tạm thời đừng bàn về chuyện này nữa. Con biết nên làm gì trong lúc này.
Bà La Cương chỉ im lặng. Có lẽ ba cũng mỏi mệt vì câu chuyện, nên lặng lẽ uống từng ngụm nước trà.
Thế Bảo cầm lấy túi xách bước vào trong buồng. Lúc này, ông La Cương từ phía sau đi lên, kéo ghế ngồi xuống.
Chẳng ai nói với ai lời nào, mà chỉ đuổi theo suy nghĩ riêng của bản thân. Được chừng vài phút, ông La Cương chịu không nổi bèn lên tiếng trước:
- Nhìn thằng BẢo, tôi đau lòng quá.
- Làm như chỉ có mình ông biết thương nó không bằng.
- Ai không biết là bà thương nó, nhưng bà có thấy tình thương của bà đối với nó quá đà hay không?
Bà Cương lườm chồng:
- Ông muốn nói gì nữa đây?
- Con nó đã lớn khôn rồi, có những việc đâu đến lượt chúng ta xen vào. Cứ để nó tự quyết định, đúng hay sai cũng là bài học cho nó được kinh nghiệm hơn.
- Nói như vậy thì trách nhiệm làm cha, làm mẹ Ông bỏ đi đâu? Thấy con sai trái cứ để mặc cho nó dấn thân vào à?
Ông La Cương cười xòa:
- Ý tôi không phải là thế
- Vậy ý ông là sao?
Ông La Cương nhỏ nhẹ phân tích:
- Tất nhiên thấy con sai, bổn phận cha mẹ phải nhắc nhở dạy dỗ. Song, trong trường hợp này thì khác.
- Khác cái gì chứ? Cũng vậy thôi.
- Bà cứ nói vậy mãi -- -- Ông La Cương nặng giọng ---- Hễ bà ghét bỏ cái chi, hoặc người nào chẳng lẽ bà bắt kẻ khác phải giống bà hay sao? Thằng Bảo cũng là con người, là một cá thể độc lập. Nó có quyền tự do riêng, được quyền yêu, quyền ghét và được quyền chung sống với người nó yêu thương. Bà ngăn cấm là đi ngược lại quy luật trời đất, đi ngược lại sinh tồn của tạo hóa.
- Tôi có ngăn cấm gì đâu nào? Lúc nãy, tôi đã nói nó muốn làm gì thì làm, tôi không chen vào nữa.
Ông La Cương chép miệng:
- Có thật là bà không xen vào chứ? Hai mẹ con bà nói gì, tôi ở nhà sau đều nghe rõ. Bà bảo không cấm, nhưng thực chât bà đâu đồng tình. Khó khăn chỉ có làm khổ cho con mình thôi, chứ vui sướng ích lợi gì.
- Nói tóm lại, ông cũng đồng ý cho Thế Bảo thành hôn với Vũ Thường?
- Bà đã trả lời thay cho tôi rồi còn gì.
Bà La Cương lắc đầu chán nản:
- Cả ông cũng nói như vậy, tôi đâu còn gì để phản đối nữa. Cha con ông tính sao thì tính, tôi hứa sẽ không ý kiến.
- Tôi mong bà đừng miễn cưỡng, vì như thế, nó rất khó chịu.
- Cái ông này lạ thật. KHông chịu thì ông cũng phản đối, giờ đồng ý thì ông lại nghi ngờ. Nè! Nói một hồi, tôi đổi ý đấy.
Ông La Cương lật đật thốt:
- Thôi được rồi, tôi không nói nữa.
Bà La Cương đứng dậy, nhưng phán một câu " xanh rờn ".
- Nhưng tôi nói trước, tôi thoa? hiệp vì con của chúng ta, chứ không phải tôi bỏ qua mọi chuyện. KHông bao giờ tôi tha thứ cho bà ấy.
Nói xong, bà Cương bỏ đi thẳng ra nhà sau. Ông La Cương cười hài lòng vì đã thuyết phục được vợ.