Ứa nước mắt nhìn Yến Quỳnh thút thít bà Hưng nghẹn ngào nói với con rể: - Sơn à! Vợ con từ nhỏ đến lớn chẳng phải lo chuyện gì cả. Nó chỉ có mỗi chuyện ăn và học thôi, nó còn khờ lắm. Con hãy chăm sóc và nhắc nhở nó nha con. Liếc nhanh về phía Yến Quỳnh, Sơn mỉn cười: - Ba mẹ cứ yên tâm. Rồi Quỳnh sẽ quen với cuộc sống mới thôi. Mặc cho những tiếng cười nói, những chia tay hoà trộn với chạm cốc ồn ào, Yến Quỳnh vẫn cảm thấy sờ sợ trước lời tạm biệt của cha mẹ, và các cô bác họ hàng của mình. Nàng sẽ ở lại thành phố này với người chồng rất xa lạ. Ông Hưng thì cười khà khà, dường như ông muốn thấy vẻ mặt hí hửng, nghịch ngợm của cô bé hôm đấy. Nhưng Yến Quỳnh chỉ ngượng gạo đôi chút. Cô không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Sơn cứ thỉnh thoảng nhìn cô không nói năng gì. Chiều đến, Yên Quỳnh cùng chồng và mẹ chồng trở về ngôi biệt thự sang trọng. Tất cả moi thứ nơi đây thật lộng lẫy, thật kh'ac với căn nhà ba gian lợp ngoói ở quê mà Yến Quỳnh đã lớn lên với bao kỷ niệm vui buồn. Bà Phùng nói với Yến Quỳnh: - Quỳnh này! Kể từ đây, con sẽ giúp mẹ quán xuyến việc nhà cắt đặt moi thứ cho người giúp việc. Nhà nay có một bác trực cổng kiêm công việc làm vườn, cũng với một bà vú đảm đương việc đi chợ, nấu ăn và trông coi, dọn dep nhà cửa. Yến Quỳnh cúi đầu, đáp nhỏ: - Vậng ạ. Bà Phùng mỉm cười, hài lòng: - Được rồi. Giờ con vào phòng nghỉ một lát đi. Tối khoảng tám giờ, cả nhà minh sẽ ăn nhẹ chút gì đó. con nói cả cho chồng con biết luôn. Dạ, thưa me con về phòng. Nhìn theo dáng thang mảnh của Yến Quỳnh bước lên thang lầu, bà Phùng thở ra nhẹ nhõm. KHó khăn lă"m, bà mới thuyết phục đuo8.c Sơn cưới vợ. Con trai b` vẫn không quên Mỹ Hương, cô gái kiêu kỳ xinh đẹp nhưng lại không hop với bà. Là một bà chủ của một doanh nghiệp lơ"n, bà luôn dự đóan trước mọi thu8' sẽ diễn ra để có chách đối phó trong kinh doanh. Chuyen cưới vợ cho con trai, bà cũng có cách nghĩ như vậy. Trước mặt Mỹ Hương, bà luôn có cảm giác mình bị lép vế. Cô ta rất có bản lĩnh trong làm ăn, điều đó thì bà rất cần. Nhưng quan trọng là tính cách, Mỹ Hậu luôn tỏ ra quá tự tin và háo thắng. Cô ta không biết nhường bà, dù chỉ một điều rất nhỏ. Vì vậy mà bà đã kich liệt phản đối tình yêu của Sơn, buộc Sơn phải cưới Yến Quỳnh khi giữa Sơn và Mỹ Huong vừa xảy ra một rạn nứt nhỏ. Mỹ Hậu bỏ đi du lịch ở nước ngoài. Còn Yến Quỳnh, con gái của người bạn cũ luôn chinh phục được cảm tình bà, nhờ sự hồn nhiên, trong sáng và ngoan ngõng dễ thương. Yến Quỳnh tỏ ra rất quyến luyến người bạn thân của me mồi khi bà đến thăm. Bà Phùng tu8` lâu đã chọn Yến Quỳnh cho con trai truỏng của mình. Đang vui mừng và nhẹ nhõm với những kết quả đã làm được, bà Phùng không hay có một chuyện đang xảy ra trong phòng của con trai. Khi Yến Quỳnh vưa ra khỏi phòng tắm với bộ đồ lụa trắng rất dzễ thương, thanh khiết, Sơn đang ngồi quay lưng lại phía nàng, khói thuốc cuộn trên môi vàlan tỏa trên đầu. -Quynh lại đây, anh có chuyện muốn nói. Đột nhiên Yến Quỳnh thấy sờ sợ trước cái giọng vừa nghiêm, vừa lạnh của chồng. Biết mặt nhau vài lần qua thủ tục dạm hỏi, rồi đính hôn, nhưng Sơn luôn có một khoảng cách... Nếu không vì thương ba và me, cô bé sẽ không chấp nhận cuộc hôn nhân chưa tình yêu này. Nhìn thoáng qua Yến Quỳnh đang ngồi bên ghế đối diện, Sơn nói: - Anh có một chuyện, hy vọng Quỳnh sẽ giup cho anh. Quỳnh mỉm cười, giọng nhiệt tình: -Em đã là vợ anh rồi, có chuyện gì cần, anh cứ noi vơi em. - Chuyện rất dài và cũng không dễ nói chút nào. Nhưng anh nghĩ rằng, Quỳnh sinh trưởng trong gia đình thầy giáo, được dạy dỗ và học hanh đến nơi đến chốn, Quỳnh sẽ hiểu và thông cảm cho anh. Tim Quỳnh vỗ thình thịch trong lồng ngực. Trước đây, thấy Sơn ít cươi đùa, cô bé nghĩ có lẽ vì Sơn lớn hơn nàng những bảy tuổi, lại là người từng trải trong chuyện làm ăn, nên luôn tỏ ra chững chạc, nghiệm nghị. Còn bây giờ, nàng mơ hồ vấn đền không phải chi như vậy. - Anh cứ nói thẳng vào vấn đề đi --- Yến Quỳnh vẫn nhẹ nhàng --- Anh có chuyện gì đáng lo phải không?? Sơn gật đầu. Lần đầu tiên anh nhìn lâu và nhin cô vợ trẻ một chách thành khẩn. - Thật ra, trước khi kết hôn, anh đã yêu một người khác. Như có một áng mây tối trôi qua đôi mắt to có hang mi rợp dài cu/a Yến Quỳnh, nhưng rồi cô bé lại mỉm cười. - Vâng. Điều đó cũng dễ xảy ra lắm ạ. Thoáng chút ngạc nhiên, nhưng Sơn lại nói tiếp, giông khảng định. - Đến bây giờ anh vẫn còn yêu cô ấy và có lẽ anh sẽ không quên được. Yến Quỳnh cắn môi, quay mặt đi thật nhanh. Nàng hoàn toan không dự đóan trước sự thật phũ phàng này. Đối với người chồng trong ngay đâu tiên, nàng lai phải nghe những lời gần giống như sự ruồng bỏ. Ôi! Giá như mà Yến Quỳnh có thể khóc được. - Yến Quỳnh à! Xin lỗi em. Anh cũng không muốn làm em buồn. Nhưng sẽ không công bằng, nếu anh cứ sông với em trong sự lừa dối. Minh phải lam gì đây? Lòng tự trọng của một cô gái giao dục bừng dậy, khiến Yến Quỳnh không tự cho phép mi1nh nông nổi. Co nén giận, khoác lên gương mắt thanh tú vẻ lạnh lùng cố tạo ra. - Vậy anh muốn tôi phải sống với anh như thế nào đây?? Hình như tiếng "tôi" của Yến Quỳnh làm Sơn ngỡ ngàng. Anh im lặng một lát rồi nói: - Hãy cho anh một thời gian để quên cô ấy và cho anh quen dần với sự có mặt của em trong đời anh. Yến Quỳnh quay mặt nh`inh ra cửa. Hoàng hôn đã buông từ lâu. Một vần trăng non đang treo lơ lửng trên bầu trời. Lác đác đâu đó vài vì sao trông thật rời rạc, cô đơn. Nàng còn đang buồn hơn sư cô đơn cu/a vi sao. Sơn vẫn đều giọng, có lẽ anh đà yên trâm hơn khi thấy Yến Quỳnh không làm ầm ĩ, không khóc lóc như anh đã tưởng. - Anh chỉ mong sự giúp đỡ của Yến Quỳnh, đừng cho ba mẹ hai bên gia đình biết chuyện của hai đứa minh. - chuyện của nh thôi --- Quỳnh bẽ lại --- Chính anh muo6'n tôi phải sống trong vai trò người vợ hờ, phải không? Bá Sơn ngạc nhiên nhìn Yến Quỳnh, cô ta không phải hiền lành, nhu nhược như ban đầu chàng đã nghĩ. Vây cũng tốt, anh sẽ không lo lắng về chuyện Quỳnh có thể yếu đuối đau buồn. - Em gọi là thế nào cũng được. Anh chỉ mong là dươc sống thật với cảm xúc của lòng minh. Trước mặt cha mẹ hai bên, chúng ta hày lam như là không có gì. Vợ chồng vẫn yên âm, hanh phúc nhé. si Yến Quỳnh ngồi im lặng đi. Từng giấy từng phút trôi qua, cô đã tin rằng nhỮng điều Bá Sơn nói hoàn tòan là sự thật. Anh không yêu nàng dù luôn tỏ ra lịch sư, chu đáo trước mặt mọi ngượi Ôi! MỘt cô dâu như nàng có học thức, xinh đẹp, cũng có ích lơi gì đâu. Một cô dâu bị chồng ruồng bỏ ngay trong ngày đầu tiên của cuộc đời chung hai người. Tôi đêm đó, BS ngủ trên salon, còn Yến Quỳnh nằm một mình trần trọc, nươ"c mắt cư" chảy tràn. Cho đến sáng, nàng dậy muộn. Khi thay áo quần xuông nhà, bà Phùng và Sơn đangngồi ăn sáng. Thấy Quỳnh thưa, bà Ph bảo: - con ăn sáng luôn đi. Sơn nó bảo thấy con ngủ ngon, nên không gọi. Có lẽ không quen nhà lạ phải không? Yến Quỳnh cảm động trước sự quan tâm của me chồng. Cô nhoẻn miệng cươi. - Da, đúng là con chưa quen. Nhưng khi ngủ được, con lại ngủ say quá, quên cả giờ dậy sớm. Con xin lỗi mẹ. Bà Phùng khóat tay: - Nhà nay cũng không có việc gì cần dậy sơm. Nhưng sau này, các con hãy nhớ đi đâu, làm gì cũng nên có cả hai vợ chồng Khi nãy, Sơn nó xuống mộ t mình là không nên. Làm sao hai đứa phải luôn luôn bên nhau. Ngay xưa, ba với me………. …. - Bà Phùng vừa ăn sáng, vừa nhắc lại vài kỷ niệm với người chồng đã quá cố. Quỳnh vừa nhỏ nhẹ ăn, vừa nghe. Thỉng thoảng, Sơn xen một vài câu pha trò. Trông anh thật nhẹ nhỏm và hạnh phúc như chẳng hề có chuyện gì xảy ra. Ăn xong, bà Phùng hỏi con trai: - HÔm nay con có đinh đưa Yến Quỳnh đi chơi đâu không?? Sơn ân cần quay sang Yến Quỳnh: - Em có muốn đi nơi nào không? Yến Quỳnh mỉm cười, giọng nhỏ nhe hiền thục: - Anh cứ đến công ty, em chưa muốn đi đâu cả. Hôm nay, em sẽ ở nhà vơi me. Sơn nhún vai, còn bà Phùng thì cười hài lòng: - Thôi, cũng được. Có lẽ con cũng nên làm quen với mọi thứ ở đây. - Da. Khi Bá Sơn đi làm, bà Phùng dẫn Yến Quỳnh di xem khắp các phòng. Ở tầng trệt có đây đủ nào phòng đọc sách, phòng làm việc ngay xưa của ông Phùng vẫn còn nguyên moi thứ, phòng sổ sách hô sơ và cũng là phòng của Sơn. Tai đây, bà Phùng nói say sưa về con trai mình. - Từ nhỏ, Sơ”n tỏ ra là người rất nhạy cảm trong việc lam ăn. Khi ba con còn sống, tuy chỉ đươc ggiao trách nhiểM nhỏ trong công ty nhưng nó đã phát hiện đươc nhiều chệch choac trong cách tố chức kinh doanh. NHưng ba con là người rất nghiêm khắc. Ông thử thách Sơn rất nhiều lần sau đó, mới giao cho nó quản ly công ty. Yến Quỳnh chạm tay lên bàn phím của ma;y vi ttinh, liên tưởng đến khuân mặt rộng, đôi mắt sang, chiếc mũi thẳng và nu cươi vởi mở của chồng. Nhưng tất cả những dường nét đó không dành cho nàng, nhưng biểu hiện tình cảm sâu lắng, thương yêu đdã thuộc về một người con gái nào đó……. …. thật là xót xa. Quỳnh à! ---Giọng bà Ph kéo Yến Quỳnh trở về thực tại--Có những lúc Sơn nó sẽ làm đêm ở văn phòng này. Lúc ấy, con hãy cố gắng thức khuya với nó nhé. - Anh ấy làm gì hở mẹ?? - Định các kế hoạch, tính toán sổ sách, kiếm tra lại các thứ -Ủa! Ở công ty không có kế toán sao me? - Có chứ. Nhưng họ chỉ là người ngoài giup viêc. Nếu có sai sót gì đó, mình phải chịu tất cả mọi hậu quả, con ạ. Một ý tưởng vừa loé lên trong đầu Yến Quỳnh, không biết sớn không nhỉ? Nhận ra vẻ ngập ngừng của Quỳnh, bà Phùng hỏi: - Sao, con định nói gỉ? Gương mặt bà PHùng giãn ra. Bà cười thành tiện: - Nhiệm vụ của con là chăm sóc cho chồng, để ý quan xuyến việc nhà cửa, sau đó sanh cho me vài đứa cháu nội Yến Quỳnh lảng tránh ánh mắt của mẹ chông. Nàng xấu hỏ lại vừa cay đắng, vừa thương mẹ chộng KHÔng biết bao giờ, Sơn quên được ngườ uêu cũ, để chung sông vơi nàng? - Sao vậy con? Con không thích sao? - Thưa mẹ -- Yến Quỳnh nói sau một thoáng do dự -- không biết con có thể giúp được gì cho mẹ và anh Sơn ạ? Yến Quỳnh nhoẻn miệng cươi. nàng không thể để me chồng phải bận tâm về chuyện của mình. - Dạ khộng Con nghĩ đó cũng là trách nhiệm của con. Nhưng con tiếc là không có cơ hôi làm những chuyện khác lớn hơn, như giúp đờ cho anh Sơn chảng hạn. Bà Phùng nhươ"ng mắt: - Sao con lại tự ti như vậy? Trách nhiệm ở nhà và trách nhiệm ở công ty cũng như nhau thôi. Mẹ không xem nhẹ những đóng góp của con đâu. Ngừng một lúc, bà Ph nói tiêp: - Riêng đối với chồng con, con cân chú ý khéo léo đổi xử. Bởi vì xung quanh thằng Sơn có rất nhiều cô gái sẵn sàng bắt lấy nó. Là vợ, con cần phải diu dàng và chăm sóc nó thật chu đạo Đàn ông rất dễ bị thuyết phục bởi sư diu dàng, vị tha cúa người phụ nữ. Nghe bà Phùng nhắc nhở, Yến Quỳnh cúi đầu nghe: - Con cám ơn me đã dậy bảo. Bà Phùng xoa đầu Yến Quỳnh, hài lòng: - Con ngoan lắm. Mẹ đã không chọn lầm.Rồi bà chợt thở dài: -Bây giờ me yên tâm vơi thằng Sơn rồi, nhưng còn Bá Hải me lo lắm. Yến Quỳnh đã nhiều lần nghe tên người em chồng nay, không biết cậu ta làm gì mà bà Phùng luôn tỏ ý phiền muộn mỗi lần nhắc đến. - Mẹ à! Chú ấy đà lơ"n rồi mà. Chắc là biết tự lo cho mình đó mẹ. Ba Phùng lă"c đầu, nhìn xa xăm: -Có những người đến cả đời vẫn không thấy mình đã sai. Thăng Hải này tính tình rất bướng bịnh, khó bảo. Nếu nó giống một phần của anh Hai nó thi thật là tốt. Không muốn gợi lại cho bà Phung những chuyện kông vui, Yến Quỳnh lãng chuyện: - Mẹ à! Mẹ có đến công ty của anh Sơn không ạ? - Con muốn hỏi là ngày hôm nay ấy à? - Dạ, con muốn hỏi thường lê thì bao giờ me đên công ty anh ấy. - Tuy lúc, con ạ. Nếu công ty không có vấn đề gì thì thôi. Mẽ sẽ ở nhà nghỉ ngợi Còn nếu có răc rối, me sè đến cùng Sơn giải quyết. Yến Quỳnh quan tâm " - Ngày xưa, me từng giúp việc cho ba, chắc là có rất nhiều kinh nghiệm phải không ạ? Nghe nhắc đên chồng, mắt bà rực lên tình cảm ấm áp: - bố con tuyết lă"m. Ông ấy đã chỉ dậy cho me rât nhiều điều, gần như những khi me gặp khó khăn, ông luôn có mặt thật đúng lúc. Sống vơi nhau bao nhiều năm trơi, không bao giờ ống ấy to tiếng với mẹ. HƠN cả giờ đồng hồ, bà Phùng say sưa nhắc về thời ky kinh doanh làm ăn gặp muôn vàn khó khăn. Yên Quynh càang nghe, càn thấy buồn cho minh. Nàng có nênnói thật vơi bà Phùng những gì mà nàng đang chịu đưng hay không? Bà Phùng đang rât gần và rất thân ái. - Yến Quỳnh này! con đã chán nghe me nói chưa? Yến Quỳnh vội lắc đầu, cười: - Dạ không. Con đang suy nghĩ về những điều mẹ kể về ba đấy ạ. - Thế con suy nghĩ thế nào? Ngập ngừng một lát, Yến Quỳnh đáp: - Con nghĩ, con thật lúng túng không biết làm thế nào để gia đình hạnh phục Đối vơi con, moi việc rất mới mẻ. Bà Phùng cười xòa: - Ôi! Tưởng chuyện gì quan trọng, chứ chuyện đó thì thời gian và cuộc sống sẽ dạy cho con. Đừng quá lo lắng, con ạ. Con hãy nhơ là bên con có mẹ, còn có mẹ Hương nữa. Mẹ Hương là tên thời gian con gái của me bà Hưng, me ruột của Yến Quỳnh. Bà đã tỉ tê kể cho Quỳnh nghe rất nhiều điều tốt về Bá Son, Trư việc anh ấy đã yêu người khác trước nạng - Thôi nào. Có lẽ me con mình lên lâu đi --- Bà Phùng nói và đứng lên. Trên lầu, có đến năm phòng ngủ và một phòng lam việc của Hải. Ngoai hai phòng dành cho khách, thì mồi người trong gia đình bà Phùng là một phòng. Nàng qua phòng về làm việc của Hai, bà Phùng bảo: - Sơn trầm tính bao nhiêu thì Hải bốc đồng bấy nhiều. Nhưng nó h.c hành không thua dém gì anh Hai nó - Chú ấy bây giờ đang làm việc ở xa hủh mẹ?? Đôi mắt bà Phùng sẩm tối: - Nó đang bị treo bằng bác sĩ. Vì chán đời, nên xin me đi du lich sang Úc một thời gian. - Ủa! Bên ấy có người thân huh mẹ?? - Dì út của con và ngoai con đều ở bên ấy. - Vì sao chú ấy bị treo bằng hở me?? - Một ca mổ rất phức tap, bênh viên không tán thành phầu thuật mà bảo bênh nha6n về nhà chờ chết. Nhưng nó lại tự y quyết đinh mổ muốn cưu bện nhân. Thế là bị kỷ luật sau kh ca mổ thất bại. Hoan toan không am hiểu về chuyện môn bên ngành Y, Yến Quỳnh chỉ biết thở dài. - Chú ấy có gan đấy, me ạ. - Vì vậy mà me luôn lo lă"ng cho nó. Nhưng bây giờ thi me hy vọng thời gian sè lam ch nó hiểu ra nhiều điều hơn. Thời gian ư? Hai tiếng ấy, Quỳnh đà nghe nhiều lần. Ch'nh bản thân nang cũng đang chờ thời gian đây. Trưa hôm đó, khi B Son đi làm về, Quỳnh trong vai người vơ yêu chồng, ra xách chiếc cặp da giúp chồng. Nhưng Sơn lắc đầu, cười: - Anh là đàn ông mà. Thấy vẻ mặt thất vọng của Quỳnh và bà Phùng thì đang bưóc ra thềm, Son trao cho nàng chiếc áo veston. - Đây nè, em cầm giup anh. Một chiếc áo thay cho lời an ủi. Quỳnh gượng vui, đinh hỏi Son một câu gi đó, nhưng không biết hỏi cái gì, the6' là để cho chồng nói chuyện với mẹ. Trong bữa cơm, thấy Quỳnh có vẻ lặng lẽ, Son gợi chuyên. - Sao, hôm nay ở nhà vơ"i me có vui không?? - Dạ, cũng bình thường ạ. Em có cảm giác gần gùi như đang ở trong nhà minh. Sơn gật gù, rồi quay sang mẹ, cười: - Như vậy là mẹ có the6m cô con gái rồi đấy. Bà Phùng vẻ hài lòng: - Mẹ chỉ mong có vậy thôi. Vài tháng nữa, nếu Quỳnh báo tin vui, me mơi yên lòng. Hiểu ý bà Phùng muốn nói đến đứa cháu, Quỳnh cúi đầu nhai cơm, còn Son thì gỉa lả: - cho tui con thônng thả chút đi mẹ. Chưa gì hết,đã con với cái rồi. Bà Phùng tròn mắt: - Con biết năm nay con đà bao nhiêu tuổi rồi không? Gần ba mươi rồi mà tưởng vẫn con trẻ ư? Sơn gãi đầu, cười: - Chính xác là chỉ mới hai mươi chin. Còn Quỳnh thì hai mươi hai. - Bây giờ me còn sức, tui con không sớm có con. Mai mốt đến lúuc mẹ già lụm cụm đi không nổi, vãn chưathấy cháu nội lập gia đình. Câu nói đấy trách nhiệm và lòng cưng yêu con cháu của bà Phùng làm Yến Quỳnh không khỏi súc động. Nhưng bây giờ, nàng chỉ biết im lă>ng nhìn bà. Còn s thì cười thành tiếng: - Mẹ đúng là mẹ. Lúc nào cũng quá lo xạ Nhưng me yên tâm đi. Để cho tui con thông thả chừng môtnặm thôi, me ha? Bà Phùng nghiêm giọng: - con nói thì hãy giữ lời đấy nhé! Rồi bà quay sang Yến Quỳnh: - Sao con không có ý kie6'n gì hết Quỳnh?? Quỳnh cười, cô la6'y vẻ mặt thật tư nhiên: - Anh Son đã nói thay con cả rồi. Sơn gật gù, nheo mất nhìn vợ. - Me đà kỳ vong thật nhiều vào việc sinh con của chúng ta. Vì vậy anh muốn ngay từ này, em và anh phải có sự chuẩn bi đầy đủ veễ kiến thức, về sức khoẻ. HÔm nao đó, anh sẽ giới thiệu em vơi một bà chị họ Ở thành phó này. Cảm thấy cơn tức bị dồn nén chực trào ra, Quỳnh nói, mặt hơi tái đi: - Em nghĩ anh không nên bận lòng về chuyện ấy. Chỉ cần em có thể tự do một chút đi để dao qua các nhà sách, em sẽ có trong tay những kiến thức cần có. Sơn cố lôi kéo sự chú ý của bà Phùng về phía mình. - Me thấy chưa? Rõ rang vợ con rất biết lo cho mình đó chứ. Tuổi trẻ bây giờ khác me ngày xưa, phải không me? Bà Phùng chắc lưỡi: - Các cô câu vẫn tự cho mình là khôn ngoan. Nhưng găp chuyện thì cứ ngẩn ra bối rối. Sơn cười dễ dãi. Còn Yến Quỳnh thì cứ như đang ngồi trên gai. Cô không biết cách làm cho khỏi đau. Sáng nay, Yến Quỳnh nô nực dậy sớm. Một lớp phấn mỏng, một ít son màu hông, một đương viền mi màu nâu, khiến cho khuộn mặt thanh tú của Yến Quỳnh sinh động hẳn lên. Lát nữa, cô sẽ tìm đến địa chỉ một trường trung học dân lập đang thiếu giáo viên đã đăng trên báo. Chọn áo quần thế nào đây? Nghiêng ngó một lúc, Yến Quỳnh chọn chiếc quần Jean màu xanh học trò, chiếc áo tay phồng cổ lọ rất dễ thương. Ngắtm mình trong gương, Yến Quỳnh khẽ mỉm cười. Lâu rồi, mới thấy lại mình thủa sinh viên ngày nào. Khi Quỳnh kéo chiếc màn ngăn đôi, thì đã thấy BS quần áo chỉnh tề. Thấy Qu bước ra, anh ngẩng nhìn với một thoáng ngỡ ngàng. Nhưng rồi phớit tỉnh rất nhanh, Sơn lên tiếng: - Nào! Minh xuống nhà đi. Chồng đi trước, vơ đi theo. Yến Quỳnh cảm thấy hơi buồn cười. Nhưng nghĩ đến hôm qua, phải thuyết phục me rất lâu bà mới đồng ý cho nàng đi tìm việc. Yến Quỳnh tự nhủ phải thật có gắng. Ngồi xuống bàn ăn, Quỳnh vui vẻ hỏi bà Phùng: - Hôm qua mẹ ngủ ngon không ạ? - Làm sao có thể ngủ đuỢc chứ. Quỳnh nè! Hay là để me điện thọai nhờ mấy người bạn, chắc chắn họ sẽ chọn được nơi dạy tốt cho con. - Cám ơN me đã quan tâm đến con. Nhưng con vần muốn tự mình tìm việc ạ. Con rất sợ người ta cho mình là lơi dụng quen biết hay dựa hơi vào ai đó. Bà Phùng cau mày lại: -Sao con lại nghĩ như vậy chứ? Đời này, người ta thiếu gì người thấy sang bắt quàng làm nọ. Còn con thì khác hắn. Sợ bà Phùng phật ý, Quỳnh đặt tay lên tay bà, vẻ thân ái: - Con biêt là mẹ rất lo cho con, con luôn biết ơn về điều đó. Nhưng nhọc lòng để me phải lo nghĩ, con áy náy lăm. Hay là như vầy, me ha. Hôm nay con sẽ đi tìm, nếu có gì trở ngại, hãy nhờ những người bạn của me nhé. Sơn hưởng ứng: - Đúng đó mẹ. Thật rra, chuyện này tụi con cũng đã bàn với nhau rồi. HÔm nay con sẽ cùng đi vơi vợ con. - Thôi được rồi. Có con đi thì tốt. Lát sau, khi ngồi lên xe Mercides của Sơn, Quỳnh nói: - Anh cho em đến ngã sáu được rồi. - Sao vậy? Không muốn anh đưa đến trường ừ? - Ai lại đi xin việc bằng xe du lịch đâu. Người ta thấy sẽ... không tiếp đó ---- Quỳnh mỉm môi. -Anh sẽ đậu xe ngoài cổng trường chờ em. Ai hỏi thì em bảo anh là tài xế taxi. Quỳnh cườii nhạt: - Chúng ta đóng kich trong nhà thôi mà. Đi ra đường, chúng tta là người tự do. Sơn đột ngột hãm phanh làm Quỳnh chúi nhủi. Giọng anh đây uy quyền: - Em nói vzây là sao? Em muốn chứng tỏ mình là gái chưa chồng ư? Quỳnh khiêu khich: - thực chất là vậy mà. Sơn trừng mắt nhìn vợ. Còn Quỳnh thì cảm thấy thật hả hê. Kể từ đây, nàng sẽ có dip nói cho đỡ tức. Biết là không thể bắt bẽ Quỳnh, Sơn nuốt cục tức vào lòng, cho xe chay tiếp. Từ đó đến trường, Sơn không nói thêm lời nào. Lúc xuông xe, Quỳnh noi: - Cám ơn anh đã cho quá giang. Lát nữa, em sẽ đi taxi về nhà. - Ờ. Nhưng q đã quay đi. Tiếp Quỳnh là một nữ hiểu trường đã có tuổi tên Hà. Sau một hồi trò chuyện, cô Ha bảo: - em có xen các điều kiện khi dự tuyển vào trường chưa? - Da, rồi ạ. - Ở đây, điều chúng tôi cần nhất là chất lượng dạy và học. Người giáo viên không những cần tay nghề cao mà con làm thế nào để gậy sự hào hứng, làm cho các em mê say đế lớp, đến trường. Dạ, em hiểu ạ. Ánh nhình cô hiểu trưởng dịu xuống, có lẽ cô là người ưa sự phục tùng. - Em cho tôi xem hồ sơ. Trao xấp hồ sơ xin việc, bằng cấp và các giấy tờ liên quan khác, Yến Quỳnh nín thở dò xét thái độ của cô Hà. Có lẽ những nhận xét tốt từ học lực đến các giấy tờ liên quan đã làm cô hài lòng hơn. -Vậy là moi được đã tạm ổn. Bây giờ còn một thử thách cuối cùng, em sẽ trải qua. - Là phải lên lớp à? - Đúng vậy. Em đi theo cô nhé. Ôm chiếc cập nhỏ vào lòng, Yến Quỳnh không khỏi hồi hộp. Những ngày thực tập vừa qua, nàng luôn được đánh giá cao về năng lực truyền đạt, tính tự chủ và kiến thức rộng rãi. Nhưng không biết bây giờ khả năng ấy có mai một chút nào không. Cô Hà đưa Yến Quỳnh đến phòng họp giáo viên. Có rất nhiều khuôn mặt già có, trẻ có. Tất cả đang chăm chú nhìn nàng. - Giới thiệu với các anh chị, đây là cô Lê Yến Quỳnh, người ứng cử thăm năm của trường mình. Những nụ cười thay lời chào, làm Quỳnh thấy yên tâm một chút. Cô Ha nói vơi nàng: -Còn đây là các anh chị giáo viên của trường. PHần lớn là giáo viên thỉnh giảng có tay nghề rất cao. Yến Quỳnh cúi đầu thấp chào lần nữa. Họ thật đáng để cô khính trọng. Vần giọng của cô Ha: - Nào, bây giờ em bbắt đầu lên lớp nhé. Quỳnh ngơ ngác: - Ngay tại đây a. Có những tiếng cười khẽ, cô Hà gật đầu: - Em cư" nghĩ... trước mắt em là học trò của mình. Nào, bắt đầu Hoàn toàn ngoài dự đóan cúa Quỳnh. Bây giờ những thầy cô giáo ở đây là học sinh của cô. Thật là thử thách quá bất ngờ. Có một ánh mắt ở cuối dãy nh`in cô động viên. Trông anh ta khá trẻ và điển trai. Phải vào cuộc thôi. Quỳnh nhìn đồng hồ, rồi đến chồ bàn giáo viên. -Trong thi đàn VN đầu thế kỷ 19 có một đại thi hào rất nổi tiếng. MỘt tác phẩm của ông là một bản trường ca trữ tình, mỗi vầng thơ là một hạt ngọc cứ luôn toa? sáng dù phải trải qua bao nhiều tháng năm dài. Giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ trong những tác phẩm của ông đến ngày nay, vẫn đuoc khẳng đinh. Tôi muốn nói đến dại thi hào ấy, tác phẩm bất hủ ấy trong tiết học hôm nay. MỜi các anh chị ghi tự bài. Yến Quỳnh đến giữa bảng đen. Chừ viết thanh mảnh, đep như cô giáo giảng bài hôm này: Nguyễn Du và Truyện Kiều.