Một chàng trai hãy còn rất trẻ tuổi, vóc người nhỏ nhắn, mặc một chiếc áo dài có nếp, rộng và trông khá quý phái. Anh ta nói với Diomède: - Này Diomède! Thật là một cuộc gặp gỡ thú vị! Tối nay ông có đến dự tiệc ở nhà Glaucus không? - Không, anh bạn Claudius thân mến ạ! Anh ta không mời tôi. – Diomède trả lời. – Anh ta định chơi khăm tôi đấy. Người ta nói những bữa tiệc do anh ta tổ chức thuộc loại sang trọng nhất thành Pompéi đấy. - Điều đó thì chắc chắn rồi, tuy vẫn không đủ rượu cho tôi uống. Anh ta không có máu của người Hy Lạp, vì theo anh ta nói thì rượu chỉ làm cho đầu óc nặng nề mà tôi hôi. - Tôi nghe nói anh ta thích làm bạn với những quân bài hơn với rượu. - Glaucus là bạn của mọi thú vui. Và vì anh ta thường mở tiệc chiêu đãi, nên chúng tôi đều là bạn của anh ta. - Anh nói đúng lắm. Nhưng anh đã bao giờ đến thăm hầm rượu của tôi chưa? - Tôi chưa nghĩ đến điều đó, Diomède ạ! - Vậy hôm nào thuận tiện, mời anh đến dùng bữa tối với tôi. Tôi luôn có sẵn cá biển ngon và tôi sẽ mời cả quan tòa Pansa cùng đến dự. - Ồ, đừng quá long trọng như vậy. Thôi, trời đã xế chiều, tôi phải đến bể tắm công cộng. Còn ông định đi đâu vậy? - Tôi đến nhà của vị quan phụ trách tài chính để bàn vài công việc, sau đó đến đền thờ Isis. Chào anh. “Đồ khoác lác! Đồ láo xược! Đồ mất dạy! Claudius lẩm bẩm khi thấy Diomède đã đi xa. – Nó cứ tưởng việc khoe các bữa tiệc cùng hầm rượu sẽ làm cho ta quên nó chỉ là con của một tên nô lệ vừa được trả tự do. Mà quả thật cũng có lúc mình đã quên khuấy điều đó khi thắng bạc. Bọn thường dân giàu có đó đúng là cái kho tiền cho bọn qúy tộc thích tiêu xài như mình”. Vừa lẩm bẩm, Claudius vừa đi vào con đường Domitienne, đầy người và xe cộ. Những tiếng chuông xe vang rộn bên tai Claudius. Anh mỉm cười gật đầu chào những đoàn người xe lộng lẫy nhất và cũng kỳ lạ nhất. - Anh đây à, Claudius? - Giọng đùa cợt quen thuộc của một chàng trẻ tuổi vang lên. Anh ta đang ngồi trên một chiếc xe trang hoàng lộng lẫy do hai con ngựa thuộc nòi quý hiếm kéo. Chủ nhân của chúng có dáng người cân đối như một pho tượng. Nguồn gốc Hy Lạp của anh ta thể hiện qua mái tóc vàng rủ xuống thành từng lọn cũng như sự hòa hợp tuyệt mỹ của đường nét khuôn mặt. - Nhớ tối nay tới nhà tôi dùng bữa nhé! – Anh ta nói tiếp. - Có ai quên lời mời của Glaucus đâu! - Tôi định đến bể tắm. - Nếu vậy, tôi cho xe quay lại để cùng đi với anh. – Glaucus nói. Hai chàng trẻ tuổi vừa chuyện trò vừa đi dạo qua các đường phố. Những cô gái nông thôn ngồi cạnh những chiếc giỏ đựng trái cây; đám nô lệ đầu đội các vò nước đi lại vội vã; trong các quán rượu, đám khách lười nhác vui cười, la hét. Tất cả tạo thành một khung cảnh sầm uất náo nhiệt. Trong bóng râm trước cổng một ngôi đền, có một cô gái đang đứng, tay phải ôm một giỏ hoa, tay trái ôm cây đàn nhỏ ba dây. Hòa theo tiếng đàn, cô hát một điệu cậu kỳ lạ gần như man rợ. Mỗi khi dừng tiếng hát, cô lại mời các khán giả mua hoa, rồi tiền lại rơi vào cái giỏ hoặc để thưởng cho điệu hát hoặc vì thương hại vì cô ta mù. - Đó là cô gái người Thessalie của tôi. – Glaucus vừa nói vừa dừng bước. - Tôi muốn lấy bó hoa tím này, cô Nydia dịu hiền! – Chàng kêu lên và bỏ vào chiếc giỏ một nắm tiền lẻ. Giọng của cô hôm nay nghe hay quá! Cô gái mù giật mình khi nhận ra tiếng nói của chàng trai Athène. Gương mặt của cô đỏ dần lên. - Ông đã về rồi sao? – Cô gái khẽ hỏi. - Phải, tôi mới quay về Pompéi được vài ngày. Khu vườn của tôi đang đòi bàn tay của cô Nydia xinh đẹp tới chăm nom đấy. Nydia sung sướng mỉm cười nhưng không trả lời. Glaucus mang theo bó hoa tím đã chọn, vui vẻ rời khỏi đám đông đang xúm lại mua hoa của Nydia. - Cô gái ấy là một trong những khách quý của anh à? – Claudius hỏi. - Vâng, tôi mến cô bé đó lắm. Vả lại cô bé sinh ra trên xứ sở mà ngọn núi Olympe linh thiêng đã in bóng trên chiếc nôi của cô. Nydia là người xứ Thessalie. - Xứ sở của các mụ phù thuỷ! - Đúng vậy! Nhưng theo tôi thì ở người dàn bà nào cũng có bản chất phù thủy cả! - Chính xác! Mà kìa! Tôi vừa nhận ra một người đẹp của Pompéi. Nàng Julia, con gái của lão Diomède giàu có! – Claudius kêu lên trong khi một cô gái trẻ mặt che mạng tiến lại gần họ cùng với hai nữ tì đi theo sau. - Xin chào nàng Julia xinh đẹp! Claudius nói. Julia kéo mạng che mặt lên, kiêu hãnh để lộ khuôn mặt xinh đẹp của giống người La Mã, đôi mắt đen láy long lanh, má đỏ hồng. - Kìa Glaucus, anh đã về? – Nàng vừa nói vừa chăm chú nhìn chàng trai Athène, rồi giọng nàng nhỏ đi. – Anh đã quên hết bạn bè năm ngoái rồi chăng? - Thưa nàng tiên Julia, thần Jupiter chỉ cho phép chúng tôi quên bạn bè trong chốc lát thôi. Nhưng thần Vệ Nữ uy nghi hơn, lại không đồng ý ban cho tôi khoảnh khắc đó. - Glaucus thì chẳng bao giờ thiếu những lời văn hoa cả. - Làm sao mà không văn hoa được, nhất là khi đứng trước một thiếu nữ tuyệt sắc như nàng. - Xin hẹn gặp lại cả hai chàng ở điền trang của cha tôi. – Julia việc kinh khủng đó nữa. - Im ngay cái mồm! - Mụ vừa nói vừa kéo tay cô bé một cách thô bạo. - Bọn nô lệ chúng mày không được quyền cãi! - Bà nghe tôi! – Nydia van nài. – Tôi đã hầu bà rất tận tụy. Bà cứ sai bảo tôi làm các việc khác, tôi xin vâng lời ngay. Nhưng bây giờ tôi xin nói: từ nay tôi sẽ không đến chỗ đó nữa! Nếu tôi bị cưỡng bức, tôi sẽ đến xin với quan chánh án che chở cho. Mắt mụ yêu tinh quắc lên, một tay mụ túm lấy tóc cô bé, tay kia giơ lên, chỉ cần một cái đập khẽ của mụ cũng đủ sức đè nát cô bé mảnh mai và yếu đuối. Những mụ đã thấy điềui đó và tay mụ ngừng lại, mụ kéo Nydia tới sát tường, Với lấy một chiếc dây thừng trên trên đó quất vào người cô thật mạnh. Ngay sau đó, tiếng kêu của cô gái mù khốn khổ vang lên khắp căn nhà. Chào các bạn dũng cảm của tôi! – Lépidus vừa nói vừa khom người bước qua cánh cử thấp lè tè để vào căn nhà của Burbo. – Chúng tôi đến xem ai trong các anh là người xứng đáng với lòng tin của ông chủ chúng ta. Bọn đấu sĩ kính cẩn đứng cả dậy khi thấy ba chàng trẻ tuổi bước vào. Đó là ba người nổi tiếngvà giàu có bậc nhất thành phố Pompéi, tiếng nói của họ rất có uy tín ở đấu trường. - Thật là những đấu thủ đẹp! – Claudius nói với Glaucus. - Họ đúng là những đô vật! - Thật tội nghiệp! Sao họ không sung vào lính có tốt hơn không? – Glaucus nói. - À Niger, đánh đấm ra sao? – Lépidus hỏi. Anh đấu với ai? - Sporus đã thách tôi rồi. – Tên khổng lồ trả lời. – Và tôi chắc đó sẽ là một cuộc tử chiến. - Hẳn rồi! – Sporus nói, nhấp nháy đôi mắt. •• •- Nó dùng kiếm, tôi dùng thòng lọng và đinh ba. Tôi mong rằng kẻ sống sót sẽ được toàn thân để giữ vòng hoa trên đầu cho thật trang trọng. - Đừng ngại, chúng ta sẽ làm cho đầy túi tiền của nhà ngươi. – Claudius nói. – Nào, người đấu với Niger à? Anh Glaucus, đánh cuộc nào, tôi lấy Niger. - Tớ đã bảo mà! – Niger kêu lên vẻ đắc thắng. – Ông Claudius đã biết tớ. Thế là coi như mày chết rồi, Sporus nhé! Claudius lấy các thẻ bài ra. - Tôi cuộc mười đồng, được chứa anh? - Được thôi! – Glaucus nói - Nhưng người này là ai thế? Trước đây tôi chưa bao giờ gặp anh ta. Glaucus nhìn Lydon, một con người mà tay chân rắn chắc nhưng thanh thoát hơn đám đô vật kia. Hình dáng Lydon còn thoáng chút tao nhã, cao quý. Nghề nghiệp mới chưa xóa đi hết dáng vẻ đáng mến trong con người anh ta. - Đấy là Lydon, người trẻ nhất trong bọn chúng tôi. Nó mới chỉ dùng kiếm gỗ thôi. – Niger nói. – Nhưng máu nó cũng khá. Nó đã trêu Tétriadès rồi. - Chính nó đã thách thức tôi. – Lydon nói. – Tôi cũng đã nhận đấu với nó. - Vậy người định đấu ra sao? – Lépidus hỏi. - Dù sao cũng là chỗ quen biết ta khuyên người nên đợi một ít lâu rồi hãy đấu với Tétriadès. Lydon mỉm cười vẻ coi thường. - Đưa tay xem nào, Lydon! – Lépidus nói với vẻ thành thạo. - Người đầu bếp duỗi tay ra. Cánh đó tuy không to lớn như của bọn kia nhưng bắp thịt rắn chắc làm ba người khách đều kêu lên thán phục. Được! – Người định dùng vũ khí gì? - Đầu tiên, chúng tôi đấu bằng bao giờ tay sắt. Sau đó, nếu cả hai đều còn sống sẽ dùng kiếm. – Tétraidès vội vàng nói. - Bằng bao giờ tay sắt? – Glaucus kêu lên. – Người hớ rồi Lydon! Người gầy quá đừng đấu bằng bao tay sắt! - Không thể được! – Lydon trả lời. - Tại sao? - Tôi đã thưa với ông chủ rồi, bởi chính nó thách tôi. - Nhưng nó không bắt buộc anh cứ phải dùng một thứ vũ khí đã chỉ định! - Danh dự bắt buộc tôi. – Lydon đáp. - Tôi đặt cuộc vào Tétraidès, hai ăn một về đấu tay không. – Claudius nói. – Và một ăn một về đấu kiếm. Bằng lòng không, Lépidus? - Anh cứ đặt ba ăn một, tôi cũng chẳng cuộc. – Lépidus nói. – Lydon chẳng phải đấu đến kiếm. - Glaucus, anh nghĩ sao? – Claudius nói. - Tôi nhận cuộc ba ăn một. Claudius ghi ván cuộc vào thẻ bài.- Thưa ông chủ, ông thứ lổi cho! – Lydon nói khẻ với Glaucus. - Kẻ chiến thắng sẽ được bao nhiêu ạ? - Có thể đến bảy trăm đồng. - Nhiều như vậy cơ à? Ông có chắc không? - Phải, ít ra thì cũng như vậy. những thật nhục cho mày! Một người Hy Lạp chỉ nghĩ đến danh dự, chứ đừng nghĩ đến tiền. Ôi, bọn ý chúng mày bao giờ cũng vẫn là người Ý. Khuôn mặt người đấu sĩ ửng đỏ. - Ông Glaucus, ông đừng đánh giá tôi như vậy, tôi nghĩ đến cả hai. Nếu tôi không thiếu tiền, tôi đã chẳng làm đấu sĩ. Vào lúc đó, một tiếng kêu lo lắng và kinh sợ làm mọi người giật mình. - Tha thứ cho tôi! Tha thứ cho tôi! Tôi còn bé bỏng, lại mù loà! Như vậy chưa đủ khổ hay sao? - Nữ thần Pallas chứng giám, tôi có quen cái giọng này: Đó chính là tiếng khóc của cô gái vẫn báan hoa cho tôi! – Glaucus hét lên rồi lao về phía có tiếng kêu la đó vọng đến.Chàng giật tung cánh cửa và thấy Nydia oằn oại trong tay mụ già đang nổi tam bành. Sợi dây thừng đẫm máu đang vung lên trong không khí. Chàng đưa tay giật mạnh nó. - Mụ điên à? – Glaucus vừa nói vừa giằng lấy Nydia trong tay mụ. – Sao mụ dám hành hạ đứa con gái non nớt như vậy? Khốn khổ cho Nydia của tôi! - À, ông đấy ư, ông Glaucus? – Cô gái bán hoa kêu lên với một niềm sung sướng. Nước mắt ngừng lại trên má cô. Cô mỉm cười ép mình lên ngực chàng và dùng hai tay bám chặt vai chàng. - Đồ hỗn xược! Ông là ai mà dám chen vào giữa một phụ nữ tự do với tên nô lệ của mình? Chắc ông không phải là dân La Mã! - Bà chủ, ăn nói cho cẩn thận! – Claudius vừa nói vừa cùng Lépidus bước vào. – Đó là anh bạn của tôi. Bà phải giữ mồm giữ miệng. - Tại sao con Nydia này lại được trọng vọng như vậy? - Mụ Stratonice vừa nói vừa lau mồ hôi trán. Glaucus nhìn Burbo. - Này ông – Chàng nói. – Đó là người nô lệ của ông. Nàng hát hay, quen chăm sóc hoa. Tôi muốn đem biếu một nô lệ như vậy cho một phu nhân đài các. Ông có muốn bán cô ta cho tôi không? - Bán Nydia của chúng tôi? Không đâu! - Mụ Stratonice nói. - Đồ ngốc! – Claudius nói. – Ông phải biết nể mặt tôi chứ. Nếu cứ trái ý tôi, ông bà bị tai họa ngay. Ông Burbo không phải là khách hàng của ông anh họ tôi, ông Pansa ấy à? Tôi không phải là nhà tiên tri ở đấu trường về các nhà vô địch à? Tôi chỉ cần nói một câu thôi cũng đủ cho ông bà đập hết các vò rượu của mình và đóng các cửa hàng lại. – Glaucus! Đứa nô lệ đó thuộc về anh rồi đấy! - Đến mười ngàn tôi cũng không bán đứa con gái yêu quý đó! – Burbo ranh mãnh trả lời. – Tôi nhường nó cho ông chỉ cốt để cho ông Claudius được vui lòng. Ông ta sẽ giới thiệu tôi với ông Pansa và ông ấy sẽ cho tôi cái chân xếp chỗ ngồi ở đấu trường, ông Claudius nhé. - Ông sẽ được cái chức vụ đó. – Claudius vừa nói, vừa mỉm cười. – Ông Hy Lạp này có thể làm cho ông giàu sang được đấy. - Bây giờ tôi sẽ đi theo ông. Thật hạnh phúc quá! – Nydia lẩm bẩm. - Phải, tạm thời lúc này là như vậy! Chúng ta đi thôi! •• •Mặt trời ban mai chiếu xuống mảnh vườn nhỏ có nhiều hương hoa trong khu nhà của chàng trai Athène, Glaucus nằm buồn rầu và lơ đễnh trên bãi cỏ dịu mát. - Đã được ba ngày về nhà ta rồi, Nydia thân mến! Cô có được sung sướng không? - Ôi, có ạ, tôi sung sướng lắm! – cô nô lệ thở dài nói. - Bây giờ - Glaucus nói tiếp. – Tôi muốn nnhờ cô một việc. - À, tôi có thể giúp gì được cho ông? - Tuy cô còn trẻ thơ, cô sẽ là người tâm phúc của tôi. Cô đã bao giờ nghe thấy ai nói đến nàng Ione chưa? Mặt cô gái tái đi và cô thở hổn hển. - Có ạ. Tôi nghe nói nàng sinh trưởng ở Néapolis và xinh đẹp lắm. - Đẹp lắm! Nàng sinh trưởng ở Néapolis nhưng gốc gác lại là người Hy Lạp. chỉ có nước Hy Lạp mới sinh được một thiếu nữ kiều diễm như vậy. Cô Nydia ạ, tôi đã yêu nàng ta. - Tôi cũng nghĩ vậy! – Nydia bình tĩnh nói.- Tôi yêu nàng và nhờ Nydia nói với nàng điều đó. Tôi sẽ đưa Nydia tới nhà nàng. Cô sẽ vào phòng của nàng Ione chơi đàn và cậu hát cho nàng nghe. - Ông muốn xa lìa tôi? - Cô sẽ ở nhà Ione. – Glaucus nói giọng như muốn trách: Cô còn mong ước gì hơn nữa? Nydia oà lên khóc, Glaucus đứng dậy kéo nàng về phía chàng, dịu dàng như một người anh. - Cô khóc vì không rõ tôi đang lo toan hạnh phúc cho cô. Ione đáng yêu và tốt bụng lắm, cô ta dịu dàng như hơi thở mùa xuân. Ione sẽ là một người chị của cô. Ione sẽ biết thưởng thức tài nghệ đầy hấp dẫn của cô. Hơn ai hết, Ione sẽ yêu cái dáng mộc mạc của cô vì cô cũng giống như của Ione. Nhưng tôi không muốn ép buộc đâu Nydia ạ! - Tôi đến đây để hầu hạ ông. Ông cứ sai bảo. Ông thấy đấy, tôi có khóc nữa đâu. - Thế mới là Nydia của tôi. Cô đi đến nhà Ione. Cô sẽ trao cho Ione bức thư này. Cô sẽ lắng nghe giọng đọc của Ione. Khi nào ta gặp nhau, cô sẽ cho biết cô có gặp thuận lợi hay không. Mấy hôm nay, tôi không được phép gặp Ione. Chắc có điều gì bí ẩn trong đó. Cô cố tìm hiểu nguyên nhân sự phũ phàng đó. Khi nào thuận tiện cô lại nói với Ione về tôi. Nhưng cô còn ngây thơ quá. Có thể cô không hiểu hết những lời tôi định nói. - Vâng. - Cô sẽ giúp tôi? - Vâng. - Cầu thần linh phù hộ cho cô, Nydia dịu dàng! – Chàng cảmn động nói. Rồi chàng hôn lên trán Nydia! - Bây giờ tôi đi hái hoa. Nydia im lặng cầm lấy cái bình chạm trổ rất đẹp từ tay Glaucus và ra vườn hái hoa. Trong bình là những bông hoa đua sắc và hương thơm ngào ngọt. Không một giọt nước mắt. Nydia nhận những lời chỉ dẫn cuối cùng. Nàng sờ soạng tìm tay Glaucus, đưa lên môi, rồi che mặt bằng tấm mạng, Nydia ra đi. •• •Một nô lệ bước vào phòng của Ione, báo tin có người của Glaucus đến, Ione hơi ngập ngừng. - Cô ta bị mù và nhất định chỉ giao bức thư cho một mình nàng. - Chàng muốn gì ở ta? Chàng viết gì đây? Nàng tự hỏi, và trái tim Ione đập rộn ràng.Rèm cửa kéo lên. Tiếng bước chân êm lướt trên nền đá hoa. Nydia bước vào cùng với những bông hoa quý giá, theo sau là một tỳ nữ của Ione. Nydia dừng lại một lúc như chờ đợi một tiếng động định hướng cho cô đi về phía Ione. - Nàng Ione cao quý! – Nydia nói, giọng dịu dàng và rụt rè. – Nàng hãy kên tiếng để tôi có thể biết, tôi nên bước chân đi về phía nào để được đặt dưới chân nàng một món quà. - Cô gái xinh đẹp! – Ione cảm động nói. – Cô đừng mất công bước vựot qua cái thềm nhẵn trơn đó. Người nô lệ của tôi sẽ mang thay cho tôi những thứ mà cô định biếu tôi. - Tôi phải đưa bông hoa này đến tận tay nàng. – Nydia trả lời. Lấy tai nghe để định hướng, Nydia tiến từ từ lại gần Ione, quỳ trước mặt nàng, trao cho nàng cái bình hoa, Ione cầm lấy chiếc bình đặt trên bàn bên cạnh. - Tôi mới làm được có một nửa nhiệm vụ. – Cô nói, rồi rút bức thư của Glaucus ở thắt lưng ra. Ione cầm bức thư, bàn tay nàng run rẩy mà Nydia cũng cảm nhận được. Nàng mở ra và đọc: “ Tôi viết cho Ione những điều mà tôi không dám nói ra với nàng. Mấy ngày qua, tôi lo sợ Ione lâm bệnh. Nhưng các nô lệ của nàng đều đảm bảo rằng không phải như vậy và điều đó làm tôi yên tâm. Glaucus có làm gì phật ý Ione? đã năm ngày rồi, tôi bị cấm không được gặp nàng! Mặt trời đã mọc chưa? Tôi cũng không hay. Bầu trời có tươi đẹp không? Tôi cũng không biết. Mặt trời của tôi, vũ trụ của tôi, chính là Ione. Phải chăng tôi đã làm phật ý nàng? Nàng không muốn gặp tôi. Nàng cấm cửa tất cả những kẻ xu nịnh thường đến vây quanh ngọt ngào bên nàng. Sao nàng lại để tôi lẫn vào bọn họ? Không thể như vậy. Tôi không giống như họ. Ai đã vu khống tôi với nàng? Nàng có bao giờ tin điều vu oan. Cho dẫu lời tiên tri của chính Đelphơ có nói là nàng không xứng đáng cho tôi thờ kính, tôi cũng không tin. Nàng để cho tôi được gặp, nghe tôi trình bày; sau đó, nếu nàng muốn, nàng cứ đuổi tôi đi mãi mãi. Tôi chưa có ý định tỏ tình yêu với nàng sớm như vậy, nhưng những lời đó cứ thoát khỏi trái tim tôi. Tôi cũng không thể kìm nó lại được. Vậy nàng hãy nhận lấy trái tim và ước vọng của tôi. Chúng ta đã gặp nhau trước cửa đền Nữ thần Pallas. Sao chúng ta lại không gặp nhau trước một bàn thờ êm dịu và cổ xưa hơn? Một điều nữa,Ione, thứ lỗi cho sự liều lĩnh của tôi. Vì đâu nàng lại mến người Ai Cập âm u đó? Những người Hy Lạp, từ lúc lọt lòng, chúng tôi đã biết con người Arbacès không phải là kẻ mà người ta tin cậy được. Phải chăng chính hắn đã vu lkhống tôi với nàng? Nàng đừng tin những điều hắn nói. Nếu nàng tin hắn, ít nhất nàng cũng cho tôi biết, Ione còn nợ Glaucus điều đó. Chào nàng”. Đối với Ione, một đám mây mù hình như đang tan dần trước mắt nàng. Sao nàng lại có thể nghi ngờ lòng ngay thẳng của chàng và tin vào lời Arbacès? Những giọt nước mắt lăn trên má nàng. Nàng quay về phía Nydia: - Em ngồi xuống, - nàng nói. – Trong khi tôi viết thư trả lời. Em hãy nghỉ ngơi và chờ đợi được chứ? Tên em là gì hỡi em gái xinh đẹp? - Người ta gọi tôi là Nydia. - Quê cô ở đâu? - Dạ, vùng Olympe xứ Thessalie. - Em sẽ là bạn của tôi, gần như là đồng bào của tôi. Nói xong Ione viết thư trả lời cho Glaucus: “Glaucus, sáng mai mời chàng đến gặp tôi. Tôi đã cư xử không đúng đối với chàng, nhưng ít ra tôi cũng cho chàng biết người ta chê bai chàng ra sao? Chàng đừng nghi ngờ ông Ai Cập, và cũng đừng nghi ngờ ai cả. Trong bức thư chàng nói chàng đã hiểu nhiều điều. Than ôi! Trong vài dòng viết vội tôi cũng muốn như chàng vậy. Chào chàng”. - Đi đi, Nydia, em sẽ tự tay đem bức thư này cho ông Glaucus. Nhưng rồi em quay lại đây ngay. Nếu khi quay trở lại mà chưa thấy tôi về - chiều nay có thể như vậy – thì phòng của em sẽ ở bên cạnh phòng tôi. Nydia, tôi không có em gái, vậy em làm em gái tôi nhé! Cô gái Thessalie hôn tay nàng Ione. Khi Nydia đi rồi, Ione đắm mình trong những mơ màng êm đẹp và tươi thắm. Nàng biết Glaucus yêu nàng. Nàng không tự hỏi vì sao Glaucus bị vu khống. Nàng chỉ chắc chắn chàng bị vu oan. Nàng rùng mình khi nghĩ đến Glaucus khuyên nàng nên thận trọng đối với Arbacès. Và nỗi lo lắng thầm kín mà con người bí mật đó gây ra cho nàng giờ đây đã trở thành khủng khiếp. Nàng sực tỉnh giấc mơ khi các tỳ nữ báo đã tới giờ nàng hẹn đi thăm Arbacès. Nàng rùng mình. Nàng không muốn nhớ đến lời hứa. •• •Khi thực hiện sự uỷ thác xong, Nydia quay trở về. Nàng hỏi người nô lệ của Ione hiện Ione ở đâu. Câu trả lời đã khiến Nydia kinh sợ và lạnh toát cả người: “Ione đã ở nhà ông Ai Cập Arbacès”. - Không thể như vậy được! - Không, đúng như vậy đấy nàng quen ông Arbacès từ lâu rồi? - Từ lâu? Trời! Thế nàng có đến thăm ông ta luôn không? - Chưa bao giờ cả. Nydia ngập ngừng một lúc. Cô lại đặt bó hoa xuống đất, gọi người nô lệ vẫn đi theo cô, rồi cả hai rời khỏi nhà không nói một câu. Khi cô gái đã về nha Glaucus, cô được tin chàng vừa ra khỏi nhà với một số bạn bè. Không ai biết chàng đi đâu. - Không nên để mất thời giờ. – Nydia nghĩ, rồi cô hỏi chuyện người nô lệ đi theo dẫn đường cho cô. Người nô lệ nói: - Tất cả mọi người ở Pompéi đều biết Ione có một người anh, trẻ tuổi, giàu có đang vào tu đền thờ thần Isis. - Một tu sĩ ỡ đền thờ Isis? Trời! Tên chàng là gi? - Apoecides. - Tôi hiểu cả rồi! – Nydia lẩm bẩm. - Cả hai anh em đều là nạn nhân của lão Arbacès. Phải, chính cái tên mà ta nghe nói ở nhà ông ta. A! Chàng sẽ rõ ngay nguy cơ của em gái…Nydia đứng dậy, cầm lấy cái gậy và đi ngay đến đền thờ nữ thần Isis. - Không có ai ở đây cả! – Người nô lệ ở đây bảo. – Cô muốn hỏi ai? Cô không biết là các tu sĩ không ỡ hẳng trong đền à? - Anh nhầm! Tôi nghe thấy có tiếng thở dài. Nhìn kỹ lại xem!Người nô lệ ngạc nhiên và lầu bầu đưa mắt lờ đờ nhìn xung quanh. Trước một trong những bàn thờ mà đồ lễ còn đầy cả một khoang chứa chật hẹp, có một người đang cầu nguyện. - Hỡi người tu sĩ thờ thần Isis! – Nydia kêu lên. - Bầy tôi của nữ thần cổ kính nhất, hãy nghe lời tôi! - Ai gọi tôi đấy? – Một tiếng hỏi khe khẽ vọng đến.- Hình như tôi nhận ra tiếng nói của ông. Ông là người tu sĩ Apoecides? - Phải! – Người tu sĩ trả lời, vừa rời bàn thờ bước tới gần hàng rào. – Vì cô đã biết tôi, cô chỉ cần nhớ lại nét mặt của tôi thôi. - Tôi bị mù! – Nydia trả lời. – Ông thề đi thề chính ông là người mà tôi đang tìm. - Tôi xin thề. Thề có… - Suỵt! Khẽ chứ! Đưa tay của ông ra đây. Ông quen Arbacès? Có phải ông đã đặt vòng hoa dưới chân thần chết rồi? A, tay ông lạnh ngắt. Ông hãy nghe thêm: Ông đã đọc lời thể ghê rợn chưa? - Cô là ai? Cô ở đâu đến? Tại sao cô lại tái nhợt như vậy? – Apoecides lo lắng hỏi. - Ông nghe lời tôi, ông có một người em gái phải không? - Nói đi! Có chuyện gì xảy ra cho em gái của tôi? - Ông đã biết bữa tiệc của thần chết. Có lẽ ông thích tham gia vào đó? Ông có thích thấy em gái của ông ở đó không? Ông có thích thấy Arbacès cùng dự với ông không? - Trời! Nó dám làm như vậy sao? Cô gái nhỏ này, nếu cô định trêu tôi, cô liệu hồn! - Tôi nói với ông hoàn toàn đúng sự thật. Lúc này Ione đang ở nhà Arbacès. – Chào ông, tôi đã làm đầy đủ bổn phận của tôi rồi. - Dừng lại! Dừng lại! Nếu cô nói đúng như vậy, làm thế nào để cứu được em tôi? Họ sẽ từ chối không cho tôi vào cái nhà đó. Lối đi trong nhà tôi lại chưa quen. - Để tôi bảo người nô lệ về đã. Ông sẽ đi với tôi. Tôi sẽ dẫn ông đến một cánh cửa bí mật. Tôi sẽ cho ông biết mật hiệu. Ông sẽ lọt được vào trong đó. Khi đi ông nhớ mang theo vũ khí. •• •Khi Ione vào căn phòng rộng của tên Ai Cập, nàng chợt cảm thấy nỗi kinh hoàng xâm chiếm lấy mình như anh mình đã cảm thấy trước đây. Cũng như Apoecides, Ione linh cảm như có điềm báo chẳng lành trên bộ mặt các nhân sư bày trong phòng. Tên nô lệ cao lớn mỉm cười mở cửa cho nàng, rồi hắn đi trước dẫn đường. Nàng vào đến cửa phòng. Arbacès quần áo lễ lấp lánh như ngọc, tiến lại. tuy đang giữa trưa, ngôi nhà vẫn tù mù. Những ngọn đèn chiếu ánh sáng lên các bậc lát đá hoa và trần nhà màu ngà. Mọi phía đầy vàng bạc, châu báu. Arbacès và Ione đi giữa một hàng rào nô lệ quỳ phục xuống khi họ lại gần, và dâng những vòng, nhẫn, kim cương và tên Ai Cập cố mời nàng nhận mà không được. - Tôi vẫn thường nghe nói ông giàu có. – Ione nói. – Nhưng tôi không ngờ gia tài của ông lớn như vậy. - Tôi muốn đem đúc số vàng này lại thành một chiếc mũ để nàng đội đầu. - Trời oi! Cái khối lượng ấy sẽ đè bẹp tôi mất! - Kẻ nào không gìau có thì không biết được hạnh phúc cuộc đời. Vàng là tên phù thuỷ có thể tạo ra mọi việc giỏi nhất trên trái đất này. Họ vào một căn phòng có phủ những rèm trắng thêu chỉ bạc. Tên Ai Cập vỗ tay một cái như có phép mầu, một cái bàn lộng lẫy hiện ra trước mắt họ. Một chiếc ngai màu đỏ chói, cùng hiện ra bên Ione. Ngay lúc đó, tiếng nhạc vô hình bỗng nổi lên. Arbacès ngồi xuống dưới chân Ione và những đứa trẻ đẹp như những “thần ái tình” đến phục vụ bữa tiệc. sau bữa tiệc, tiếng nhạc nhỏ dần. Arbacès nói” - Trong cái thế giới tối tăm và mơ hồ này, nàng đã bao giờ nghĩ về tương lai chưa? Có bao giờ nàng ước mong được vén tấm màn số phận để biết trong bóng đêm vô tận việc gì phải xảy ra? Nàng có muốn xem nghệ thuật của tôi và xem những sự việc sẽ xảy ra cho chính nàng không? - Khoa học có thể đạt đến mức đó ư? Ione rùng mình. Nàng nghĩ đến Glaucus số phận của họ có đi liền với nhau không? Bán tính bán nghi, nể vừa sợ người chủ kỳ lạ đó, nàng yên lặng một lúc rồi trả lời: - Nhưng mà… biết được tương lai thì khi đối diện với hiện tại ta càng thêm lo lắng. - Không, Ione. Chính tôi cũng đã để mắt tới tuơng lai của nàng rồi và những hình bóng hiển hiện cho số phận của nàng đang sống trong vườn ngự uyển. giữa đám hoa hồng, nó chuẩn bị sẵng sàng cho nàng những bông hoa tươi đẹp để cho nàng đội trên đầu. Và số phận vốn thường tồi tệ với bao giờ kẻ khác, với nàng chỉ là những chuỗi ngày hạnh phúc chan chứa tình yêu. Trái tim Ione lại thì thầm: “Glaucus!”. Nàng nhẹ nhàng tỏ vẻ ưng thuận. tên Ai Cập đứng dậy cầm lấy tay nàng dắt qua phòng tiệc. Bức rèm cửa tự mở ra như có phép mầu. Điệu nhạc rộn ràng hơn. Họ đi qua những dãy cột mà hai bên có hai vòi phun những dòng nước tỏa hương thơm ngào ngạt. - Ông dẫn tôi đi đâu thế, ông Arbacès? – Ione ngạc nhiên hỏi. - Đến đây! – Hắn vừa trả lời, vừa chỉ tay về phía trước mặt. – Đến ngôi đền của thần số phận… - Họ cùng bước vào một gian phòng chật hẹp. Phía cuối có treo một bức màn đen, Arbacès kéo tấm màn. Bóng tối bao giờ ohủ lấy hai người. - Nàng đừng sợ! Sẽ có ánh sáng ngay bây giờ. – Tên Ai Cập nói. Hắn vừa dứt lời, một luồng ánh sáng dịu êm lan ra xung quanh họ. Khi mọi vật đã được trông rõ, Ione nhận ra nàng đang ở trong một căn phòng xung quanh đều che vải đen. Ở giữa phòng, có một bàn thờ nhỏ trên mặt bàn đặt một chiếc lư trầm bằng đồng đen. Phía trên là một bức tượng bằng đá hoa tạc hình đầu người đội một chiếc vòng tết bằng rơm, Ione nhận ra đó là tượng nữ thần cao quý xứ Ai Cập, Arbacès đang đứng trước bàn thờ. Hình như hắn đang bận rót vào chiếc lư trầm một thứ chất lỏng đựng trong một chiếc bình bằng đồng. Bỗng từ chiếc lư phụt lên một ngọn lửa màu xanh. Tên Ai Cập đưa tay lại gần Ione và đọc vài câu thần chú. Chiếc màn từ sau bàn thờ từ từ mở ra và Ione nhìn thấy một bức tranh rộng lớn. Nàng càng nhìn càng thấy những hình ảnh rõ nét dần: cây cối, sông ngòi, ruộng đồng, bãi cỏ. Cuối cùng là một chiếc bóng lướt qua, dừng lại trước mặt nàng, cử động rồi nổi rõ thành hình người, Ione nhận ra chính dáng điệu, cử chỉ của nàng. Rồi một bóng dáng khác hiện ra từ đầu đến chân mặc toàn đồ đen, mặt che kín. Cái bóng đó quỳ xuống dưới chân chiếc bóng Ione. Tim Ione đập mạnh. - Nàng có muốn biết bóng kia là ai không? - Có! – Ione dịu dàng nói. Arbacès giơ bàn tay lên. Cái bóng hình như trút bỏ cái áo khoác đang che kín nó, Ione rùng mình. Đó chính là Arbacès đang quỳ dưới chân nà. - Số phận của nàng như vậy đó! – tiếng tên Ai Cập vang lên. – Nàng sẽ là vợ của Arbacès. Ione rùng mình. Tấm màn đen khép lại. Arbacès bằng xương bằng thịt, quỳ phục dưới chân Ione. - Mời ông đứng dậy, ông Arbacès! – Nàng nói. – Ông là người đỡ đầu của tôi, là bạn, là người dạy bảo tôi. Ông đừng nghĩ tôi ghét bỏ tình yêu của ông… nhưng… ông phải bình tĩnh nghe tôi nói. - Được! dù lời nàng có làm ta tan nát cõi lòng! - Tôi đã yêu một người khác rồi. – Ione nói với giọng quả quyết. - Trời đất quỷ thần ơi! Nàng đừng đùa cợt với tôi. - Than ôi! – Ione thở dài. Hoảng sợ trước cơn thịnh nộ bất ngờ, nàng óa lên khóc. Bức thư trong ngực nàng rơi ra, Arbacès cầm lấy. Đó chính là bức thư nàng vừa nhận buổi sáng. Arbacès đọc hết bức thư, rồi hắn nói, giọng bình tĩnh, uất ức. - Có phải nàng yêu người viết bức thư này không? Ione thở dài, không trả lời. - Nàng nói đi!... Chính vì nó! Tên nó là Glaucus phải không? Ione chắp hai tay lại, nhìn xung quanh như tìm một lối thoát. - Nàng nghe đây, nàng không thể về tay nó được! Sự tuyệt vọng làm cho Ione có một sức lực siêu phàm. Nàng lao về chỗ nàng đã đi qua ban nãy, nàng dùng tay hất tấm rèm ra. Nhưng nàng đã bị Arbacès túm ngay lại. Nàng gục xuống rã rời và kêu lên một tiếng thật to. Vừa lúc đó, chiếc rèm bị bật tung ra. Arbacès thấy một bàn tay to lớn đè lên vai hắn. Hắn quay lại và bắt gặp đôi mắt nảy lửa của Glaucus và khuôn mặt tái nhợt đầy đe dọc của Apoecides. - A! – Hắn hét lên. - Tại sao chúng mày dám xông vào đây? Ngay lập tức, Glaucus định đánh ngã tên Ai Cập. Hai đối thủ ôm chặt lấy nhau, tay kẻ này tìm cổ họng kẻ kia. Mắt nẩy lửa, bắp thịt căng cứng, mạch máu phồng lên, miệng thở phì phò, hàm răng nghiến lại. Cả hai đều cùng có sức mạnh lạ lùng và sự căm hờn, họ xô đẩy nhau trong khoảng không gian chật hẹp, lúc thì ở trước bàn thờ, lúc thì ở chân cột. - Ôi, nữ thần cổ kính! – Arbacès bất ngờ hét lên và đưa mắt nhìn lên tượng nữ thần! Hãy giáng sấm sét lên kẻ thù người bầy tôi của nữ thần. Tiếng kêu đó vừa dứt, bức tượng bỗng chuyển động. Xung quanh đầu bức tượng những tia chớp phát ra và đôi mắt sáng rực như than hồn gchăm chú nhìn chàng Hy Lạp, vẻ tức giận vô tả. Ngạc nhiên, hoảng sợ vì sự kiện kỳ lạ xuất hiện bất ngờ đến mức hoang đường trước lời kêu cứu của kẻ thù. Lòng mộ đạo và sự cuồng tín đã làm cho chàng sững sờ, chết lặng. Đầu dối chàng run lên, kinh hoàng và bất lực trước đối thủ, Arbacès không để cho Glaucus trấn tỉnh lại. - Đồ khốn nạn, mày phải chết. – hắn hét lên, tiếng hắn vang như sấm, hắn lao vào chàng Hy Lạp, - Thần Isis đòi mạng mày làm vật hiến tế, Bị đánh vào lúc còn đang mê hoảng do thói dị đoan, Glaucus loạng choạng. Sàn đá hoa nhẵn như gương khiến chàng trượt chân ngã sóng soài. Arbacès đè ngay chân lên ngực đối thủ đã bị đánh quỵ. Apoecides, do đã hiểu rõ cái trò bịp bợm lạ lùng đó nên không chút sợ hãi. Anh lao vào, tay vung con dao găm. Nhưng tên Ai Cập đã đề phòng và giữ được tay anh lại, giằng mạnh lấy con dao từ bàn tay yếu đuối của người tu sĩ, rồi đánh anh ngã quỵ. Đến lượt hắn, Arbacès vung con dao lên với vẻ đắc thắng. Glaucus coi như số phận của mình đã được quyết định, anh cam chịu bất cần như một đấu sĩ bị đo ván. Bỗng bất ngờ sàn nhà tung lên dưới chân họ, một con quỷ ghê gớm hơn nữ thần của tên Ai Cập đã trở mình. Đó chính là một cơn động đất sẽ xảy ra. Nó vuợt lên trên tất cả những pháp thuật, cả sự giận dữ của loài người. Nó đã thức dậy sau giấc ngủ dài hàng trăm năm. Vào lúc Arbacès tin chắc vào chiến thắng của hắn, xa xa, dưới lòng đất những tiếng động có âm thanh đùng đục vang lên, các rèm, màn bay tung, xoắn vào nhau như cơn giông tố. Cái bàn thờ đung đưa, lư hương chao đảo. Đầu tượng nữ thần rời ra, rơi từ trên đỉnh cột xuống. Vào đúng lúc tên Ai Cập cúi xuống để kết kiễu cuộc đời của đối thủ thì khối đá hoa đã rơi trúng vào người hắn đang gập xuống giữa hai vai và cổ Glaucus, hắn hốt hoảng buông chàng ra. - Đất đã bảo toàn những người con của nó. – Glaucus vừa nói vừa đứng dậy. - Động đất thế mà lại may. Chúng ta phải nhớ ơn các vị thần. Glaucus đến vực Apoecides ngồi dậy rồi lật mặt Arbacès lên xem. Hắn đã bất tỉnh. Máu từ trong mồm phun ra ướt đẫm chíêc áo quý giá của hắn và loang khắp sàn nhà. Mặt đất lại rung lên, Glaucus và Apoecides phải vịn vào nhau mới đứng vững, cơn địa chấn đã kết thúc. Glaucus ôm lấy Ione rồi cùng Apoecides chạy trốn.