Vào buổi xế chiều, lấy cớ đi Brest có công chuyện và thăm viếng những người mà Pierre không quen biết, Olivier và Anne thường đi chung với nhau và họ gặp lại hắn sau đó trên bãi, có khi thật muộn màng. Hắn không than phiền gì cũng không thắc mắc hỏi han gì. Hắn đón nhận niềm cô đơn của hắn cùng một vẻ nhẫn nhục thản nhiên khi hắn được hài lòng, sung sướng.°- Ngày Chúa Nhật, Nicolas nói, ta phải dự cuộc hành hương ở Plougonvelin mới được.Có một cuộc đi xe đạp với sự tham dự của đôi song sinh "Mình đi đầu..." "Không nổi đâu" "Nổi chứ, đứa kia nói, mình là những người đầu bứt đi xa mà".Một chàng thanh niên ở trong khách sạn bãi biển, lúc nào cũng cô đơn mà Nicolas gọi là chàng trí thức hang động, bị một con cá hay một con tôm nào đođấm cho một phát và ngã bịnh luôn.Ariane đánh mất cái nịt vú của cô khi phóng từ trên thuyền xuống nước; nàng bơi quanh chiếc thuyền buồm, người cô vàng nâu, dịu dàng và mềm mại như một loài rong biển. Vợ của Francois đưa cho cô một chiếc khăn tắm và cô cũng đánh mất luôn khi lội vào bờ. Hai đứa bé song sinh đọc lên những câu thơ tứ tuyệt theo điệu Ta sẽ không vào rừng nữa: Chúng béo mập làm sao - Người ta thèm hái chúng -Ta không thấy chúng đâu - Nàng giấu chúng mất rồiTrời mưa suốt hai ngày liềnSau kỳ đập lúa là một ngày hội vui vầyRồi thì những cô nàng đập lúa im bặt tiếng hát. Đã bắt đầu tàn một vụ hè°Bây giờ Pierre, vào buổi chiều, bỏ đi một mình, thân thể nặng nề. Sau khi nhường cho Anne bước qua, Olivier đóng cửa rào và quay mặt lại trong chốc lát, Pierre đi về phía một cây điền ma cằn cỗi mọc bên phải con đường. Olivier nhìn theo hắn đang bước đi dưới những cành lá mềm mại có một màu xanh uể oải, lúc bấy giờ, trong một khoảnh khắc thật ngắn ngủi, anh chính là Pierre; và anh nghe thấy cái mùi vị buồn bã của cây điền ma mặc dù những cánh hoa của nó đã rụng từ bao giờMột buổi chiều khi vừa leo lên con đường dốc vừa nắm lấy bàn tay của Anne, anh chợt nghe cổng rào lại rít lên sau lưng họ. Pierre nhìn chằm chặp vào họ, một bàn tay tì lên cánh cổng, im lặng. "Có chuyện gì vậy? Olivier kêu lên. Mày có quên điều gì không?" Pierre không đáp. "Mày có muốn ở lại dùng bữa tối với tuị này không? Pierre! Hãy ở lại với tụi này..." Nhưng Pierre vẫn lặng thinh; nỗi thỉnh cầu mù quáng dâng lên trong đôi mắt hắn như muốn xin họ, không phải yêu thương hắn hoặc đến với hắn, nhưng chỉ xin họ xuất hiện mà thôi. Rồi bất chợt hắn quay đi và biến mất sau những thân cây. Họ lại bước đi. Pierre sắp sữa gặp lại niềm cô đơn của hắn trong ngôi biệt thự kia. Hắn dùng nỗi cô đơn của hắn vào công việc gì? Olivier thừa biết rằng hắn có thể trải qua trọn một ngày dài không buồn chán. Hắn ngủ vùi. Hắn sẽ dùng bữa cơm tối do Nicole dọn lên và hắn sẽ mở ra một quyển sách, thí dụ như cuốn Tự Thú mà hắn đã đọc hôm qua trên bãi (một ít cát rơi lên những trang sách), và thỉnh thoảng lại xem đồng hồ... Olivier trông thấy hắn ngồi bên cửa sổ, sát kê với đêm tối tháng tám, đôi vai và vầng trán rộng của hắn nghiêng xuống trang sách, hắn đọc chậm rãi, tra dò từng chữ một với đôi mắt lạnh lùng - hắn yêu chữ nghĩa làm sao! Hắn không thích những điều do chữ nghĩa chỉ định. Những khuôn mặt cùng người ngợm lúc nào cũng đề kháng trước hắn, công thức mà hắn tìm thấy của chúng là: "chỉ bằng con số không". Olivier nhớ lại kỳ hội chợ.. Pierre không ngừng bước lang thang trong một cái lồng kính. Và suốt những ngày dài náo động trên bãi, trên thuyền buồm, ngay khi hắn có vẻ như phá lên cười và tham dự vào những cuộc chơi của họ, hắn vẫn câm lặng như tờ, nhìn ngắm những khuôn mặt cùng ngày thángđi qua như những bóng hình tang tóc(- Kìa, Olivier! Anh không đói à? Anh không ăn gì hết...)- Cậu ta đang mơ mộng... Berthe nói. Các người còn nhớ khi chiếc tàu nọ...)... Có thể Pierre đang đứng dậy, bàn tay trái co lại làm thành một động tác khô khan, cổ tay đưa ra lộn lại cùng một lúc, giống như một cú đấm móc trong một trận đấu quyền Anh và hắn nhìn đồng hồ. Olivier mường tượng lại buổi sáng tháng giêng nọ, vào lúc hết giờ chơi - một ít tuyết còn bám trên những thân cây - anh đã quèo chân làm hắn té nhào: chiếc đồng hồ của hắn vỡ tan. Lúc bấy giờ Pierre bình thường vẫn lặng lẽ và tốt bụng biết bao, sự tốt bụng dàn dà vén mở cái nguồn cội bí ẩn của nó: hắn thiếu hẳn lòng xác tín, hắn vẫn kiên nhẫn và độ lượng biết bao, thế mà bỗng nhiên người ta thấy hắn giận dữ đến tím mặt. Hắn run run nhặt cái vỏ đồng hồ đã long ra và ném đi. Hai giọt nước mắt lăn tròn trên má hắn. Ngày giải phóng Paris, sáu tháng sau, khi đứa em trai hắn chết bên cửa sổ vì một viên đạn bắn từ mái nhà, Olivier không thấy hắn khóc. Chuông vào lớp đã reo vang, bọn học trò đã xếp thành hàng lối chỉnh tề, mọi người đã bước lên cầu thang và Pierre vẫn đứng lặng im trong sân trường vắng, hai ống quần nhàu nát - vẫn còn một ít tuyết dưới thân cây(- Olivier, sao anh không nói gì hết vậy? Anh đang nghĩ gì?- Không)và nhìn những vụn thủy tinh dưới chân hắnBây giờ thì hắn đang làm gì? Hắn rời bỏ quyển sách, hắn đi qua đi lại, không vơi dáng đi chậm rãi nặng nề, đầu cúi xuóng, như một người đang bận suy nghĩ nhưng với những bước chân mạnh bạo, vừa cắn móng tay cái. Có khi hắn phóng người về phía trước, sức mạnh hắn bùng vỡ, hắn có vẻ như đang tìm kiếm một chướng ngại vật để nghiền cho nát vụn. Nhưng không, hắn vẫn bất động, hắn vẫn ngồi lỳ ra đó, hai tai đong đầy bóng tối, cái bóng tối vo ve, buồn phiền của đêm tháng Tám:chim chóc, trùn dế, cành khô, muôn gnàn tiếng động ngột ngạt như lơ lửng ở những độ cao và những chiều sâu khác biệt nhau của một bờ tường dày đặc, gợi nên những cuộc sửa soạn nôn nao, những tiếng gọi lên đường, một đoạn tình ca cho cái chếtVà Olivier chợt hiểu ra rằng lòng dửng dưng cũng là một đam mê, một đam me khốn khổ trong mọi thứ đam mê, một đam mê không thể nào thỏa mãn được bởi đối tượng của nó thuộc ta phải đuổi theo nó: đó là đam mê thời gian. Bị giày vò trong thứ tình cảm kỳ lạ đối với thời gian, Pierre không còn quan tâm gì tới thế giới bên ngoài nữa. Trong khi Olivier vãn tưởng hắn là con người khô khan thì thật ra hắn lại phải từng phút từng giây sống trong khốn khổ, khi ăn uống cũng như lúc cười cợt hoặc thu mình nhẫn nhụctrong tình cảm khổ sở đầy mù quáng và không đối tượng - khổ sở vì không được khổ sở. Và nều giờ đây, khi sắp sửa mất Anne, hắn ra vẻ yêu cô trở lại, chính vì khi thoát khỏi tay hắn, cô đã đánh thức nơi hắn niềm hy vọng được cảm nhận một nỗi khổ được minh định rõ ràngNhưng hắn sẽ lên đường đi Beyrouth một mìh. Và thời gian rồi sẽ trôi qua. Hắn sẽ không lấy vợ. Thời gian tiếp tục trôi qua. Hắn sẽ không có ai là bạn nữa. Thời gian vẫn trôi qua, hắn sẽ không đời nào viết được quyển sách. Thời gian trôi qua mãi. Hắn sẽ không già thêm nữa: mặc dù những vết nhăn, khuôn mặt hắn vận giữ được một làn da tươi thắm, gióng như một bóng dáng của tuổi hoa niên dang dở...- Hãy miễn lỗi cho tụi này, Berthe nói. Trong lúc em nghĩ ngợi điều gì, tụi này nói chuyện chắc làm em phiền lắm phải không?Olivier nhìn chị rất lâu với đôi mắt đen láy và đầy tư lự, không đáp- Mẹ hãy nhìn nó kìa... hãy nhìn nó mà xem! Con đã bảo là sau cùng nó sẽ điên mà. Nó có những trò giải trí giống như cha ngày nàoOlivier châm một điếu thuốc. Anh vẫn nhìn Berthe chăm chăm và bây giờ thì anh mỉm cười - nụ cười xa vắng mơ hồ khẽ lay động hai khóe môi anh-Chị nói cho em biết coi nào. Theo chỗ em biết thì cha không chết vì bệnh điên- Con im đi, Berthe, bà Androuze nói. Con nói đủ mọi chuyện chỉ để làm phiền mọi người. Im đi. Đừng nói nữa- Sao lại im? Olivier lặng lẽ nhả một làn khói mỏng, nhưng ngón tay trỏ của anh lại không ngừng gõ vào đầu điều thuốc cho tàn thuốc rơi trong ly rượu tần của anh trong khi vẫn vô tình không hay biết. Chuyện riêng của tụi con mà, con thịch chị ấy giải thích câu chuyện- Nó không có gì để giải thích, bà Androuze bảo. Bà đảo cặp mắt thật nhanh qua khắp phòng ăn như tìm kiếm một đối tượng để đánh đập. Anne, nói cho mẹ nghe coi... Tại sao con không đến nhà Pierre dùng cơm tối nữa?Anne chớp mi:- Dạ, dạ... tại không có dịp- Giữa hai đứa đang có chuyện gì thay đổi phải không? Mẹ cảm thấy như vậy- Đâu cóBerthe im lặng, con mắt ti hí của chị dò xét các khuôn mặt, nó ánh lên một vẻ ác tâm và ham hố. Mấy con ruồi bay quanh một vệt nước- Con giấu mẹ điều gì phải không, Anne? Berthe đã nói với mẹ- Tôi chả nói gì cả! Berthe cắt ngang. Tôi có nói gi đâu? Tôi không biết ất giáp gì. Tôi có trông thấy họ bao giờ. Họ đi cả ngày còn tồithi ở nhà một mình nghe radio như một bà già. Radio đâu nói rằng họ sẽ không cưới nhau đâu- Con không muốn lấy chồng nữa, hở Anne? Hãy nói sự thật coi nào!- Ồ! Mẹ! Con xin mẹ. Con cũng không biết nữa- Hắn chỉ mong chị đến, chị Berthe ạ. Tụi này có thể đưa chị đi nếu chị muốn... Olivier nói- Cám ơn. Chị muốn chết ở nhà hơn- Chết à? Bà Androuze rên rỉ. Chính mẹ chết vì con mới phải chứ!... Ôi, các con đáng thương của mẹ...Bà đưa tay lên ngực và ngửa mặt ra sau, trên lưng ghế, hai mắt nhắm nghiền- Kìa mẹ! Berthe kêu lên và đứng dậy. Mẹ làm sao vậy, mẹ?- Không có gì cả. Olivier nói. Đó chỉ là một chuyện giải khuây nho nhỏBà Androuze thở dài- Mẹ đi nằm đây... mẹ không chiu đựng được nữa. Berthe... giúp mẹ°- Olivier...Bà đã bật ngọn đèn ở đầu giường khi nghe tiếng họ bước lên, bởi trong khoảnh khắc sẽ không còn một khung cửa sổ nào còn sáng đènThân thể bà nằm im lìm trên chiếc giường hắt hiu dưới ánh sáng ngọn đèn đêm trong buổi mặt trời lặn, hai mắt bà mở ra trong cái nhìn thẳng đứng, khuôn mặt bà hốc hác quằn quại trong một nỗi dày vò bí ẩn, thăm thẳm- Mẹ có cần gì không?- Mẹ muốn nói với con, ông con trai của mẹ. Con từ nhà Francois về đó à? Con đóng cửa giùm mẹ coi nào. Những bức rèm xanh nơi khung cửa sổ gợn nhẹ. Bà ngồi dậy, tựa vào gối. Con hãy ngồi gần bên mẹ đây. Hãy đưa bàn tay cho mẹ nắm... Mẹ thích đôi bàn tay của con, chúng mảnh khảnh, dịu dàng làm sao, dịu dàng hơn cả những bàn tay của cha con. Trông chẳng khác gì bàn tay đàn bà con gái. Mắt con sáng làm sao! Nhưng con có bị sốt không đó?Then cửa trắng hiện ra giữa hai bức rèm. Anh rút tay về- Con gớm ghiếc mẹ lắm hả? Bà dịu dàng nói. Tuy nhiên... nếu con biết là mẹ thận trọng lắm! Mẹ cố nén để đừng chạm tới con. Ngay cả... chiều nay... Con biết chứ, Olivier: có thể đây là lần sau cùng...- Không ai chết vì một cơn mệt đâu, mẹ- Này ông con của mẹ. Con phải hứa với mẹ một điều. Mẹ như một con vật, con biết chứ, mẹ chết đến nơi rồi. Mẹ thấy cái chết gần kề ở cùng một nơi mà mẹ cảm thấy đói, một nơi mà mẹ cảm thấy thương con...- Mẹ nó sảng rồi, tốt hơn mẹ nên ngủ.Anh đứng dậy, bước ra cửa, và đứng khựng lại.- Hãy để em con đi lấy chồng.- Ai bảo mẹ là con cấm cản nó?- Nó chỉ đổi ý từ lúc con trở về nhà đó, ông con trai cưng của mẹ!- Chính chị Berthe giết mẹ thì có, anh nói nhỏBà ráng sức nắm hai bàn tay lại với một nụ cười rên rỉ- Con hãy để nó lấy chồng. Con hứa với mẹ đi! Mẹ khôi đòi hỏi con điều gì hết, mẹ không cần biết gì hết... Hãy để nó đi...Tiếng gót chân anh đặt xuống sán ván như vang dội trong gáy anh.- Điều con có thể hứa với mẹ là chị Berthe sẽ trả giá cho con trong vụ nàyAnh đến bên mẹ, nghiêng người xuống, bà đưa một cánh tay lên, chạm phải cây đèn, cây đèn rơi xuống nền nhà, nằm lộn ngược- Mẹ tưởng con là ai, hở mẹ? Anh thì thầmBà lắc lư cái đầu khốn khổ trên chiếc gối, hai con mắt ảo não khẽ nhắm lại- Mẹ đâu biết gì, Olivier. Lâu rồi mẹ không biết gì nữa... Có một hôm - con lên mười lăm tuổi, con làm thơ - con còn nhớ chứ? Mẹ bảo con đọc cho mẹ nghe một bài. Con đã đọc cho mẹ nghe một bài sonet của Baudelaire. Chẳc con tưởng mẹ vẫn không nhận ra nó?- Rồi sao nữa? Anh nói và cầm cây đèn lên.- Không sao cả. Mẹ thíh tìm hiểu con.Bà eo sèo rơi xuống gối.- Mẹ chưa hề làm con vui lòng. Đó không hẳn là lỗi của mẹ, con thấy chứ... Mẹ nhớ lại tất cả các kỳ Giáng Sinh, những kỳ sinh nhật - à, nếu mẹ biết được con đòi hỏi điều gì! Nhưng con lại không đòi hỏi gì cả. Tặng con món quà gì, con cũng nở một nụ cười, con cám ơn mẹ cũng bằng cách đó, mẹ không hiểu nổi.Anh ngồi xuống giường, một nụ cười run rẩy vô vọng tìm chõ đậu trên môi anh.- Olivier con, bà nói nhỏ nhẹ, con chưa hề là một cậu bé.Dù hai mắt nhắm nghiền, anh vẫn đoán biết được bàn tay đang trờ tới gần bàn tay anh và anh lảng ra xa- Không. Thật thế. Con chỉ là một đứa bé với cha con. Mẹ không thể nào hiểu được đâu...- Người cha đáng thương của con không hề có đó.- Cha có ở đó vào ngày Chúa Nhật.- Ồ!... Sáu hay bảy cái Chúa Nhật mới có một lần.... Ngày Chúa Nhật trong số những ngày Chúa Nhật, ngày dạo chơi trong Sèrvres hay rừngSant - Cloud, với người đàn ông ăn mặc theo lối người chơi xuồng, đôi mắt ngạo nghễ, chỉ hôn anh phớt qua bằng bộ ria mép... Rồi thì ngày thứ Hai u ám lại mang người ấy đi mất, trên tay lái của chiếc xe đua. Một ngày vào mùa xuân, hai cha con tìm thấy những trái dâu rừng, anh thấy ông đứng trong một khoảng rừng thưa, cầm giữa hai ngón tay một trái dâu, đưa lên mũi ngửi và ông cho anh. Ông cho anh tất cả những trái dâu, chỉ giữ lại một trái để thưởng thức một cách chậm rãi như một viên kẹo. Hôm sau một mình, Olivier rở lại ngồi trong khu rừng thưa, anh vừa bước xuống ngọn đồi vừa cất tiếng hát vang. Tuần lễ sau, anh trông thấy cha anh trên đường, tay cầm một chiếc khăn, anh bước theo sau trong nỗi thích thú sẽ gây ngạc nhiên cho ông, nhưng anh đã dừng lại một giây phút để nhìn một quả bóng nhỏ bay trên nền trời, và khi anh đuổi theo ông thì đã quá trễ, cánh cửa của khu vườn đã khép chặt sau ông. Cánh cửa sơn màu xanh lá cây. Anh leo lên bờ rào sắt nhưng những sợi d6y lao thì quá dày đặc. Anh ngồi sát bên cánh cửa trong suốt hai tiếng đồng hồ, anh trở về vào buổi chạng vạng. Những cánh tay hiện ra ngoài khung cửa sổ để đóng lại cửa. Một con chó hoang đã bước theo anh trong một quãng khá xa. Trên dòng sông Seine hiện lên những đốm lửa và những con tàu.- Cha chết cách nào hở mẹ?- Nhưng con đã biết rõ rồi mà...- Con biết cha bị người ta giết. Con chỉ biết có vậy. Mẹ còn nhớ đã bỏ thì giờ kể cho con nghe chuyện đó không? Ban đầu, mẹ và chị Berthe còn sợ sệt, muốn để cho con đoán biết câu chuyện một mình. Con đành phải đoán chừng mọi sự. Trong cuộc tản cư...Bao giờ? Ở đâu trên con đường đông người như kiến cỏ dưới ánh mặt trời, trong sự hoảng hốt và kinh hoàng? Không ai nói cho anh biết bao giờ. "Olivier, phải can đảm lên" (và không ai, vào thời đó, thốt lên một lời lẽ như thế). Ban đầu anh chỉ nghe lòng mình nổi lên một tình cảm mơ hồ, đầy hoài nghi trước cuộc sống, một tình cảm dần dà được xác định rõ, sẽ siết chặt lại trên sự hiện hữu của cha anh. Không phải là những nỗi ngờ vực mà là một tình cảm hoài nghi trước sự khám phá về một điều gian trá hơn là sự khám phá về cái chết.°Họ đã vùi đầu dưới những hầm núp, họ đã chạy, họ đã bò, họ đã van xin, họ đã gõ những cánh cửa mà người ta đóng trước mũi họ, anh đã trông thấy mẹ anh kêu la, cầu khẩn một lời khuyên, một sự giúp đỡ, một ân huệ, người ta đã bắt họ phải trả tiền từng ly nước, người ta đã thả chó vào họ - nhưng có khi người ta cũng giúp đỡ họ, đó là những người nông dân đã mang cho họ những chén sữa, canh, đã cho họ ở trong những vựa lúa, một bà lão đã cho họ bước lên chiếc xe hòm của bà do một anh tài xế có nét mặt ngạo nghễ cầm tay lái. "Hãy nói cám ơn đi. Hãy nói cám ơn đi. Hãy trông người ta ăn ở tốt bụng làm sao!" Hổ thẹn, ươn hèn, nhục nhã, những tình cảm đó - đúng hơn là những cảm giác đó mà chính anh vẫn chưa hiểu rõ, chúng ghim chặt vào da thịt anh và sự tàn bạo đầy bí ẩn của chúng, anh lại tưởng đó là hậu quả của một căn bệnh thầm kín đang lớn lên trong bụng anh, đang đục khoét đôi má của anh, đang gậm mòn cái nhìn xanh xao lúc nào cũng nơm nớp sợ sệt của anh. "Nói cám ơn đi, Olivier. Nói cám ơn đi". Anh ngoan ngoãn thốt lời cám ơn; dưới cặp mắt ấu thơ của anh lúc bấy giờ, việc tản cư, chạy loạn chỉ là một chuyến du lịch được quyết định vào một lúc xấu trời, được kéo dài một cách khó iểu, và mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng hai nỗi cực hình: chứng tháo dạ và sữa tươi. Nhưng nó cũng có những khía cạnh tốt:một cuộc cắm trại ly kỳ trên khắp một nửa nước Pháp; những chuyến đi dạo trên xe bo; những chiếc phi cơ đẹp, lấp lánh bạc, đầy dọa nạt với những tiếng gầm gừ nho nhỏ, nghe chói tai của một loài chó đang tới gần - nó cắn hay không cắn đây? - đoàn phi cơ bất chợt như dừng lại bất động, rồi bay vụt ra xa, êm đềm và lấp lánh, mất hút ở chân trời nơi chúng tan biến, lẫn lộn vào cơn run rẩy của ánh sáng. Sự kích động của những tin tức chẳng lành. "Bọn Anh đã xuống tàu rồi", "Bọn họ đã vượt tỉnh Somme, bọn họ đã vượt sông Seine", những tin tức mà anh không hiểu có ý nghĩa gì, anh dửng dưng và thong thả dò xét, trên những khuôn mặt người lớn, những phản ánh của một biến cố còn hứa hẹn nhiều sự ngạc nhiên. Nhưng càng đi sâu về phía nam, anh càng thấy rõ hơn là anh sẽ không gặp lại cha anh nữaHình ảnh của những ngày đẫm máu, buồn nôn và đầy hoạt kê đó chỉ làm cho anh xúc động sau này khi chúng đã định rõ trong trí nhớ của anh. Niềm hối tiếc khổ sở nhất của con người là niềm hối tiếc về những lỗi lầm vô thức, những lỗi lầm mà chúng ta mắc phải vì bất cẩn, không màng tới việc biện minh cho chúng vào cái ngày mà kỷ niệm về chúng trở về đòi ta trang trải - niềm hối tiếc đã bị lừa phỉnh. Về những cuộc lẩn trốn, ẩn nấp, bố thí, cảm ơn, anh chỉ cảm nghiệm được sức nặng khốn khổ của chúng rất trẽ sau này, đó là cái vết chàm mà trọn kiếp anh không tẩy sạch nổi. Năm lên mười, anh đã trông thấy đàn ông, đàn bà cùng trẻ nhỏ của cả một dân tộc tìm lại được tình nhau, được tin cậy lẫn nhau và được thương yêu nhau chỉ vì họ đã từng chung chịu cảnh trốn tránh, run sợ và nhục nhằn với nhau, bởi vì trong một góc rừng nọ, khi đoàn người phả idừng lại vì một cuộc hỏng xe, họ có dịp cùng chung thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên. Và vào hôm sau, anh đã trông thấy những người đàn ông đang tần ngần thúc thủ trong một thôn làng nào đó, trông giống như đàn kiến đang bò trên một cọng rơm, tình cờ bị một hòn đá chận đầu trong khoảnh khắc cho tới khi một dòng nước cuốn chúng đi mất, những người đàn bà nọ vừa mệt nhoài vì cuộc tháo lui vừa bị khích động bởi ám ảnh của một giống đực hung bạo (những tên Hung nô đó, những tên man rợ đó đã từng bức hiếp trẻ con, chặt những ngón tay của phụ nữ để cướp những chiếc nhẫn của họ, giúp cho những bà mẹ sinh đẻ bằng những gót giày ống của chúng và ngay đó họ sẽ thấy chúng "mã thượng", "đàng hoàng" làm sao) cũng những người đàn ông đó, cũng những người đàn bà đó tràn xuống những con đường chói chan ánh mặt trời và ôm chầm lấy nhau vừa khóc òa trong nhẹ nhõm, mặt mày họ méo xệch đi vì nỗi mệt mõi đầy thống khoái, tách biệt khỏi tất cả mọi sự, đang trôi chảy chầm chậm trong thân thể vừa được trả tự do, và rồi trong tận cung của những khoái cảm đó, anh chỉ trông thấy sự nhục nhằn thảm bại. Họ nức nở, họ hôn hít nhau, người ta đã thất trận, chiến tranh đã kết liễu. Anh không gặp lại cha anh nữa.Chính vào lúc đó, bọn Đức đã tới, với những người đi xe máy dầu ở phía trước đang chạy chầm chậm, hai cánh tay dang ra, nửa thân trên dựng thẳng. Lúc đó, vào giờ ăn trưa, từ những ngôi nhà, người ta ùa ra để nhịnho. Họ hát vang một điệu khàn với những ngắt khoảng thật lâu và người ta chỉ còn nghe những nhịp chân rầm rập của họ, khúc hát không gợi lên một hơi men chiến thắng nào mà chỉ khơi dậy một ý chí tiến tới, tiếp tục tiến tới, luôn luôn đẩy xa hơn nữa, nghiền nát mọi chướng ngại vật, hướng về một vùng đất xa lạ và hứa hẹn - cùng thứ ý chí diễn tả bằng nhịp bước rầm rập của họ (như thể họ đang giẫm nát một cái gì trên bước chân đó), cái nhìn họ ném thẳng về phía chân trời, vầng trán họ không còn vuơng chút mộng mơ. Họ đi qua, họ đi qua, không ngừng nghỉ, dưới lớp đồng phục xanh và đen, họ chìm khuất trong lớp bụi mù, không một ai trong bọn họ đưa mắt nhìn vào đám đông đang đứng rạp bên những bức tường như một hàng rào danh dự "Mẹ, con muốn làm dân Đức". "Có câm họng đi khôg, chỉ nói nhảm" "Con muốn làm dân Đức quá, mẹ ạ!" Và bất chợt anh tưởng trong thấy cha anh, trong bộ đồng phục Đức, đang đi trong hàng binh. Anh nghe có tiếng nói "Không phải tôi thích họ, nói có trời, nhưng dù sao họ cũng có một dáng vẻ tự phụ"... Tên lính đi qua trước mặt anh, mắt nhìn thẳng. Hắn có một vét thẹo trắng trên gò má. Trong giây phút, Olivier đã suýt chạy theo hắn. Anh nhìn hắn biến mất lần đầu tiên kể từ buổi đầu của cuộc tản cư, anh đã khóc. Anh khóc, hai hàm răng nghiến chặt, và anh vừa khóc vừa chạy tới đầu đường, ở cuối làng, để nhìn theo lớp bụi mù tung lên phía sau họ, và bước theo họ trên con đường giữa những cánh đồng lúa đã thuộc về họ, dưới ánh nắng một giờ trưa.°- Mới đây, chị Berthe muốn nói gì? Con muốn biết.- Không có gì đâu con ạ... mẹ bảo đảm với con đó. Không có gì cả.- Con muốn biết, anh lập lại giọng nhỏ nhẹ.- Nhưng mà có gì đâu... chỉ là một ước đoán... phi lý!- Con muốn biết.- Berthe giả bộ tin rằng cha con đã tự tử; người ta tìm thấy ông bị giết bởi một viên đạn nơi màng tang, ở phía sau- Ở phía sau hả mẹ? Tại soa lại ở phía sau?- Berthe cho rằng ông đã đào ngũ.- Đào ngũ là sao, hở mẹ? Olivier nói, và anh bật cười.- Thì đào ngũ... Phản bội, nếu con thích.Anh đứng dậy, cười lớn hơn chút nữa và lập lại "Nhưng mà phản bội ai? Cái gì? Nước Pháp à?..." Rồi bỗng nhiên anh trở nên trầm trọng, anh bước lại gần và cúi xuống bên mẹ- Tại sao con cười, hả ông con trai cưng của mẹ? Con làm mẹ khổ khi con cười như vậy.- Này mẹ: người ta chỉ gặp cái gì người ta muốn gặp, anh cúi xuống bên bà, nói nhỏ từng tiếng, như người ta dạy một bài học cho một đứa trẻ. Chính vì vậy mà con cười. Con cười vì cái khoảnh khắc nó khiến cho con cười, con cười vì con muốn cười, mẹ hiểu chứ?- Mẹ chẳng hiểu chút nào cả, Olivier ạ... bà vừa thì thầm vừa khép hai mí mắt lại. Mẹ tưởng rằng con thích làm khổ cả mẹ lẫn con thì đúng hơn.- Vậy thì đúng rồi đó. Mẹ không cần gì nữa chứ? Thôi mẹ ngủ đi, con tắt đèn đây.