rường đại học ồc-xpho tặng Mai-cơn Pha-ra-đây học vị tiến sĩ danh dự. Các viện Hàn lâm khoa học Pháp, Đức Nga... Tặng Mai-cơn Pha-ra-đây đanh hiệu viện sĩ. Giới khoa học coi Mai-Cơn Pha-ra-đây là một nhà bác học thuộc vào số những người giỏi nhất của thế kỷ XIX... Nhưng con người vĩ đại ấy vẫn sống cuộc đời bình dị như khi ông còn là một phụ tá. Hai vợ chồng nhà bác học và cô con gái nuôi vẫn sống bằng số lương 160 sin-linh một tháng trong hai gian phừng ở gầm cầu thang cửa Học viện hoàng gia! Mặc đầu bây giờ Mai-Cơn Pha-ra-đây đã trở thành giáo sư giám đốc Học viện hoàng gia, thay chân thầy học Hâm-phơ-ri Đê-vi, và đã có một người phụ tá là En-đéc-xơn nhưng cuộc sống của ông vẫn không có gì khác trước lắm. Ông vẫn tự tay chuẩn bị thí nghiệm cho các bài giảng ở cả Học viện hoàng gia và ở Hội triết học cũng như trong khi nghiên cứu. Bà Xa-ra vẫn phải tiếp tục suy nghĩ về những món ăn ngon miệng nhưng rẻ tiền. Năm 1831, một số hãng kinh doanh ở Luân Đôn mời Pha-ra-đây cộng tác, tham gia vào việc kiểm nghiệm phẩm chất hàng hóa. Cuối năm đó số thu nhập “phụ” của gia đình nhà bác học tăng thêm bằng mười lần số lương chính của ông. Nhưng Pha-ra-đây đã quyết định thôi không tham gia công tác kiểm nghiệm đó nữa. Ông nói với vợ: - Anh không đủ thì giờ nghiên cứu. Chúng ta chỉ có một đứa con nuôi, cũng chẳng cần phải lo kiếm nhiều tiền lắm! Bà Xa-rạ vui lòng trở lại nếp sống thiếu thốn của một gia đình người phụ tá thí nghiệm. Nhưng bạn bè của nhà bác học thì bất bình về sự đối xử bất công đó. Họ ra sức vận động chính phủ Anh hoàng trợ cấp cho nhà bác học. Nể lời khuyên của bạn, Mai-Cơn Pha-ra-đây tới gặp viên bí thư của bộ trưởng Men-buốc. Nhưng khi trở về nhà ông không hề nói lại với vợ con một câu nào về cuộc gặp gỡ và kết quả trợ cấp. Vài ngày sau, một người bạn là bà Mê-ri Phồc-xơ cùng với cô con gái Ca-rô-li-na là một hội viên tích cực của Hội triết học tới thăm Pha-ra-đây. Vừa bước vào cửa, bà Phồc-xơ đã vội hỏi: - Ông bạn thân mến, ông làm thế nào mà viên bí thư của ngài bộ trưởng Men-buốc có vẻ bực mình như thế? Nhà bác học mỉm cười: - Thưa bà, người nên bực mình đáng lẽ phải là tôi. Bà Phồc-xơ ngồi xuống ghế: - Ông có thể làm hỏng hết mọi việc đấy, ông bạn ạ! Chúng tôi phải vận động mãi mới xong, thế mà bây giờ một viên bí thư... Pha-ra-đây nhún vai: - Tôi không thể hành động khác được! Ông ta hết lục vấn tôi về dòng dõi gia đình, về nhân khẩu trong nhà và hoàn cảnh khó khăn lại đến đòi tôi viết đơn thỉnh cầu lên nữ hoàng Vich-to-ri-a. Thế mà tồi có nói gì đâu. Tôi chỉ trả lời ông ta rằng: các cụ thân sinh ra tôi đều đã mất và những người đã qua đời thì không cần gì đến tiền trợ cấp. Còn tình hình sinh hoạt trong gia đình tôi thì có lẽ bà Xa-ra Pha-ra-đây nắm vững hơn tôi, thế nhưng bà Xa-ra lại không được đề nghị vả cũng không yêu cầu trợ cấp! Mọi người đều bật cười. Bà Phốc-xơ lắc đầu: - Ông thật là quá khí khái! có thể là viên bí thư của ngài Men-buốc ăn nói thiếu lễ độ. Nhưng đó là những vấn đề thủ tục. Pha-ra-đây gật đầu: - Có thể là bà nhận xét đúng. Nhưng ngay lúc bỏ nghề đóng sách để dấn thân vào con đường khoa học tôi đã tự hẹn với mình là sẽ hi sinh tất cả cho sự nghiệp mà tôi hằng mơ ước. Tôi từ bé đã quen sống thiếu thốn, được bữa nay lo bữa mai. Từ khi có gia đình riêng vợ chồng tôi cũng không hề thấy khổ sở vì số lương ít ỏi của tôi. Chúng tôi vẫn rất hạnh phúc vì luôn luôn thông cảm với nỗi lo âu cũng như phút sảng khoái của cuộc sống những người đi tìm chân lý. Lẽ nào bây giờ tôi lại cần phải bán rẻ nguồn hạnh phủc đó để ngửa tay cầu xin một món tiền trợ cấp. Bà Phốc-xơ cảm động ngồi yên lặng nghe người bạn có tâm hồn cao thượng. Phút chốc trước mắt bà, con người hơi gầy gò mặc bộ quần áo đã bạc màu kia đã vượt lên trên hẳn vô số những người mà bà quen biết. Một lát sau bà mới khẽ nói:
http://eTruyen.com
Đã xem 27936 lần.
http://eTruyen.com
Đánh máy :welcom1985
Nguồn: welcom1985
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 2 năm 2012