Chương 3
CON NGƯỜI BÌNH DỊ

    
rường đại học ồc-xpho tặng Mai-cơn Pha-ra-đây học vị tiến sĩ danh dự. Các viện Hàn lâm khoa học Pháp, Đức Nga... Tặng Mai-cơn Pha-ra-đây đanh hiệu viện sĩ. Giới khoa học coi Mai-Cơn Pha-ra-đây là một nhà bác học thuộc vào số những người giỏi nhất của thế kỷ XIX...
Nhưng con người vĩ đại ấy vẫn sống cuộc đời bình dị như khi ông còn là một phụ tá. Hai vợ chồng nhà bác học và cô con gái nuôi vẫn sống bằng số lương 160 sin-linh một tháng trong hai gian phừng ở gầm cầu thang cửa Học viện hoàng gia! Mặc đầu bây giờ Mai-Cơn Pha-ra-đây đã trở thành giáo sư giám đốc Học viện hoàng gia, thay chân thầy học Hâm-phơ-ri Đê-vi, và đã có một người phụ tá là En-đéc-xơn nhưng cuộc sống của ông vẫn không có gì khác trước lắm. Ông vẫn tự tay chuẩn bị thí nghiệm cho các bài giảng ở cả Học viện hoàng gia và ở Hội triết học cũng như trong khi nghiên cứu. Bà Xa-ra vẫn phải tiếp tục suy nghĩ về những món ăn ngon miệng nhưng rẻ tiền.
Năm 1831, một số hãng kinh doanh ở Luân Đôn mời Pha-ra-đây cộng tác, tham gia vào việc kiểm nghiệm phẩm chất hàng hóa. Cuối năm đó số thu nhập “phụ” của gia đình nhà bác học tăng thêm bằng mười lần số lương chính của ông. Nhưng Pha-ra-đây đã quyết định thôi không tham gia công tác kiểm nghiệm đó nữa. Ông nói với vợ:
- Anh không đủ thì giờ nghiên cứu. Chúng ta chỉ có một đứa con nuôi, cũng chẳng cần phải lo kiếm nhiều tiền lắm!
Bà Xa-rạ vui lòng trở lại nếp sống thiếu thốn của một gia đình người phụ tá thí nghiệm. Nhưng bạn bè của nhà bác học thì bất bình về sự đối xử bất công đó. Họ ra sức vận động chính phủ Anh hoàng trợ cấp cho nhà bác học.
Nể lời khuyên của bạn, Mai-Cơn Pha-ra-đây tới gặp viên bí thư của bộ trưởng Men-buốc. Nhưng khi trở về nhà ông không hề nói lại với vợ con một câu nào về cuộc gặp gỡ và kết quả trợ cấp.
Vài ngày sau, một người bạn là bà Mê-ri Phồc-xơ cùng với cô con gái Ca-rô-li-na là một hội viên tích cực của Hội triết học tới thăm Pha-ra-đây. Vừa bước vào cửa, bà Phồc-xơ đã vội hỏi:
- Ông bạn thân mến, ông làm thế nào mà viên bí thư của ngài bộ trưởng Men-buốc có vẻ bực mình như thế?
Nhà bác học mỉm cười:
- Thưa bà, người nên bực mình đáng lẽ phải là tôi.
Bà Phồc-xơ ngồi xuống ghế:
- Ông có thể làm hỏng hết mọi việc đấy, ông bạn ạ! Chúng tôi phải vận động mãi mới xong, thế mà bây giờ một viên bí thư...
Pha-ra-đây nhún vai:
- Tôi không thể hành động khác được! Ông ta hết lục vấn tôi về dòng dõi gia đình, về nhân khẩu trong nhà và hoàn cảnh khó khăn lại đến đòi tôi viết đơn thỉnh cầu lên nữ hoàng Vich-to-ri-a. Thế mà tồi có nói gì đâu. Tôi chỉ trả lời ông ta rằng: các cụ thân sinh ra tôi đều đã mất và những người đã qua đời thì không cần gì đến tiền trợ cấp. Còn tình hình sinh hoạt trong gia đình tôi thì có lẽ bà Xa-ra Pha-ra-đây nắm vững hơn tôi, thế nhưng bà Xa-ra lại không được đề nghị vả cũng không yêu cầu trợ cấp!
Mọi người đều bật cười. Bà Phốc-xơ lắc đầu:
- Ông thật là quá khí khái! có thể là viên bí thư của ngài Men-buốc ăn nói thiếu lễ độ. Nhưng đó là những vấn đề thủ tục.
Pha-ra-đây gật đầu:
- Có thể là bà nhận xét đúng. Nhưng ngay lúc bỏ nghề đóng sách để dấn thân vào con đường khoa học tôi đã tự hẹn với mình là sẽ hi sinh tất cả cho sự nghiệp mà tôi hằng mơ ước. Tôi từ bé đã quen sống thiếu thốn, được bữa nay lo bữa mai. Từ khi có gia đình riêng vợ chồng tôi cũng không hề thấy khổ sở vì số lương ít ỏi của tôi. Chúng tôi vẫn rất hạnh phúc vì luôn luôn thông cảm với nỗi lo âu cũng như phút sảng khoái của cuộc sống những người đi tìm chân lý. Lẽ nào bây giờ tôi lại cần phải bán rẻ nguồn hạnh phủc đó để ngửa tay cầu xin một món tiền trợ cấp.
Bà Phốc-xơ cảm động ngồi yên lặng nghe người bạn có tâm hồn cao thượng. Phút chốc trước mắt bà, con người hơi gầy gò mặc bộ quần áo đã bạc màu kia đã vượt lên trên hẳn vô số những người mà bà quen biết.
Một lát sau bà mới khẽ nói:
Đã xem 27936 lần.

Đánh máy :welcom1985
Nguồn: welcom1985
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 2 năm 2012

Truyện Michael Faraday Giới Thiệu PHẦN 1 THỜI NIÊN THIỀU- Chương 1 Chương 2 Chương 3 PHẦN II - NHỮNG CHUYỂN ĐI -Chương 1 Chương 2 Chương 3 PHẦN III- NHÀ BÁC HỌC -CHƯƠNG I Chương 2 Chương 3 hơi suốt ngày không chán! Phải làm sao cho chúng cũng bào hứng trong việc nhận thức bí mật của giới tự nhiên như thế!
Ngừng một lát, ông lại nói với Tinrđan:
- Anh hãy ghi vào chương trình hoạt động: tôi sẽ đóng góp một bài diễn giảng xung quanh cây nến nhé.
Dường như khi nói câu đó, nhà bác học vĩ đại đã bắt đầu hình dung rõ rệt nội dung và cả hình thức trình bày những đề tài khoa học cho những công dân tương lai của đất nước. Ông yên tâm với những dự định của mình và ngủ đi lúc nào không biết.

4
Sức khỏe của Mai-Cơn Pha-ra-đây dần dần bình phục. Mùa xuân năm 1841, ông đã gần như đi lại được bình thường. Sáng sớm và chiều tối ông dẫn cô con gái nuôi Mẽ-ri ra vườn bách thú chơi. Ở nhà, bà vợ của ông cố ý nhờ chồng làm hết việc này việc nọ để ngăn cản không cho ông làm việc trí óc.
Nhưng mệt hôm, nhà bác học nhất định ngồi vào bàn viết, dự định bắt đầu viết lại một số suy nghĩ xung quanh vấn đề bản chất của các hiện tượng điện từ. Song ngồi mãi mà ông vẫn không sao sắp xếp lại ý nghĩ thành hệ thống được. Cứ nghĩ được ý nọ ông lại quên mất ý kia. Cuối cùng nhà bác học đành phải gác bút thất vọng.
Khi bà Xa-ra từ dưới bếp lên thì thấy nhà bác học Pha-ra-đây đang ôm đầu ngồi ủ rũ bên bàn viết. Bà sợ hãi chạy lại đặt tay lên trán chồng, vẻ dò hỏi. Ông chỉ xua tay và đau đớn thốt lên:
- Hình như tôi bắt đầu mất trí nhớ rồi! Chẳng lẽ mới năm mươi tuổi mà tôi đã phải vĩnh viễn ngừng nghiên cứu khoa học hay sao?
Bà Xa-ra ái ngại nhìn chồng. Suy nghĩ một lát rồi bà nhẹ nhàng bảo chồng:
- Hay chúng ta đi du lịch châu Âu một chuyến. Em cũng muốn tận mắt thăm cảnh hồ Giơ-ne-vơ thơ mộng mà có lần anh đã tả cho em nghe.
Thực ra bà Xa-ra chỉ hi vọng chuyến đi du lịch sẽ tạo điều kiện hồi phục sức khỏe và năng lực làm việc của người chồng thiết tha với khoa học. Và thế là cả gia đình nhà bác học đã lên đường sang châu Âu.
Lại con đường xe ngựa Luân Đôn - Pli-mút cát bụi mù mịt. Cũng những cuộc tiễn đưa, nhưng mẹ già năm nay không còn nữa, chỉ có anh Rô-bớc và chị Ê-li-da-bét thân yếu. Vẫn bến cảng Pli-mút năm xưa với những con tàu buồm vượt biển đồ sộ và những thuỷ thủ vạm vỡ dạn dày sóng gió.
Nhà bác học Mai-Cơn Pha-ra-đây bất giác nhớ lại cái cảnh người phụ tá kiêm quản gia của ngài Đê-vi năm nào cũng ở bến cảng này giữa đống đồ đạc ngổn ngang. Và trong óc ông lại thoáng hiện ra hình ảnh kiêu kỳ của bà Ê-pơ-rít Đê-vi với con chó Tổp-xi mà bà ta từng sai anh quản lý Mai-ca đi tắm cho nó.
Ông đứng tựa vào lan can boong tàu đón làn gió ấm từ biển thổi lên và mỉm cười. Của cải, tước hiệu, và cả bản thân con người cũng đều bị thời gian phũ phàng xỏa hết. Chỉ có những phát hiện của trí tuệ là không cái gì tiêu diệt được và tồn tại mãi với thời gian. Pha-ra-đây ngậm ngùi nhớ đến người thầy học và ân nhân của mình...
Ba tháng sống với thiên nhiên cùng lòng quyết tâm trở lại hoạt động khoa học đã giúp nhà bác học vượt qua được bệnh tật. Năm 1842, trở về Luân Đôn, Mai-Cơn Pha-ra-đây lại lao vào việc nghiên cứu và những bài diễn giảng. Cuối năm đó ông đã đặt xong nền móng cho một lý thuyết xuất sắc về điện từ mà sau này Giêm-xơ giéc Mắc-xoen đã phát triển lên thành lý thuyết về trường điện từ, một cơ sở không thể thiếu được của vật lý học hiện đại.
Pha-ra-đậy không chỉ quan tâm đến các vấn đề khoa học thuần túy. Mặc dầu tuổi đã cao, ông vẫn nhận làm cố vấn cho “Công ty điều khiển đèn biển” trong suốt mười ba năm. Mỗi tháng vài lần, ông lại đi xa ra bờ biển, chờ xuồng đón ra những hòn đảo nằm trơ ngoài khơi để quan sát những cây đèn biển hoạt động. Ông già ngoài năm mươi tuổi ấy vẫn nhanh nhẹn leo lên đỉnh cây đèn biển, thức suốt đêm nói chuyện với những người gác đèn và lắng nghe hơi thở của biển cả khi ngọt ngào, khi hung dữ. Kết quả những chuyến đi đó và những ngày đêm suy nghĩ tiếp theo đã làm Pha-ra-đây sáng chế ra một hệ thống thông khói cho các cây đèn biển thắp dầu hỏa thời đó, nhờ vậy đã tăng được độ sáng và tầm hoạt động của chúng.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy :welcom1985
Nguồn: welcom1985
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 2 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--