à Điểu Mi tôi bảo này! - Ông tư Hùng nóng nảy, muốn gấp rút thực hiện kế hoạch. Bà Điểu Mi dọn chén bát lên bàn, Khánh Vy cùng dọn với bà, thốt lên ngạc nhiên:- Điểu Mi…? Bà Điểu Mi xưa nay biết tính ông tư Hùng, một lời gọi thứ hai là bà có thể bị ông đánh đập. Cho nên bà nhanh chóng đi về phía ông, rồi cùng dõi bước vào trong buồng ngủ với chồng, không quan tâm đến tiếng thốt ngạc nhiên của Khánh Vy. Ông tư Hùng đưa viên thuốc ngủ ra, bảo là vì đường xa nên sợ khách ở phòng lạ không quen dễ sinh bệnh, nên cần thiết cho viên thuốc vào cơm của Cao Minh.- Như thế, khách ngủ ngon sẽ khen nhà nghỉ của ta…Một viên không sao đâu! Bà Điểu Mi không hiểu nhiều, nghe theo lời ông mà không thắc mắc tại sao chỉ có một người nam. Còn cái tên Cao Minh làm bà thoáng nhớ đến con, bà cũng mong cho người con trai trạc tuổi con mình ngon giấc.- Nhớ đấy! Chỉ cho một thằng con trai thôi đấy. Lúc hai người ra khỏi phòng, cũng là lúc hai vị đại gia đi tìm mua đất lập trang trại, vừa về. Cả hai đều bụi đỏ bám đầy quần áo, nhưng thú vị việc leo trèo đồi dóc nên có vẻ bỡn cợt:- Tựa như đi bộ marathon, chúng tôi thích ở đây quá! Sao…Ông tư Hùng, việc chúng tôi gợi ý lúc sáng có chưa? Ông tư Hùng không nói, mà hất hàm về phía Khánh Vy. Cả hai trố mắt nhìn cô gái mười tám tuổi, người đẫy đà mà khô cổ họng. Vị đại gia có tên Khánh, quay sang vị đại gia trẻ tuổi tên Toàn, ý như muốn tranh giành:- Đứa con gái ấy, chắc phải là phần của tôi. Chú Toàn nghĩ sao…- Nghĩ sao…Đầu đuôi việc này là chúng ta đã thống nhất từ đầu rồi cơ. Hôm nay là tôi mà…Tại sao ông lại thay đổi ý muốn đột ngột thế? Lão già cả rồi…Khà Khà…làm ăn gì nữa được…Coi chừng lại bị khinh khi thôi.- Anh đánh giá tôi thấp đấy! – Lão Khánh nghiêm nét mặt, khẳng định- Hôm nay, cô bé ấy là của tôi… Thấy tình hình căng thẳng, ông tư Hùng xen vào.- Đúng là hai vị đại gia đều thích cô bé ấy rồi! Cô bé ấy ở Sài Gòn đó, hay ta tránh tranh cãi mà đấu giá thử xem…Ai cao giá hơn thì đương nhiên người đó sẽ được hưởng phần…- Cũng được…- Cả hai vị đều nhìn nhau với ánh mắt không còn thiện cảm nữa.- Thôi! Hai vị đi tắm cho mát mẽ rồi dùng cơm. Lúc trà nước ta đấu giá… Trước khi vào phòng, hai vị đó cố ngoái nhìn lại Khánh Vy một lúc nữa. Khánh Vy đón biết họ nói chuyện gì, thực sự cô bắt đầu chán ghét những người lớn tuổi. Nhưng vì cô nghĩ, mình không ưng thuận không ai làm gì được mình, nên cô không màng gì đến cái nhìn thèm khát của hai kẻ lắm tiền của nhưng xấu xa kia. Khánh Vy đang chú tâm đến bà Điểu Mi, cô đang cố tình bắt chuyện bà.- Bà tên là Điểu Mi ư!- Đúng rồi con…Con có gì mà nhìn ta thắc mắc?- Thế chồng bà tên gì?- Ông ấy tên tư Hùng…- Có phải ông ấy trước là bộ đội Trường Sơn.- Ơ là…À mà đúng như vậy!- Bà Điểu Mi ngập ngừng định nói khác đi, nhưng bà đã quen giấu giếm câu chuyện quá ba mươi năm rồi. Bà lại giấu tiếp.- Không phải ông ấy là bộ đội Trường Sơn…Mà là lính dù thời nguỵ chứ! Ông tư Hùng tiễn khách về phòng, quay trở lại căn bếp hòng gặp Khánh Vy để tiếp tục cố thuyết phục. Vừa vào phòng, ông đã nghe cô thốt ra một bí mật mà ông giấu giếm hơn cả tuổi đời cô con gái đó. Ông có phần hoảng hốt nhưng vì người có giàu kinh nghiệm đối phó với bí mật này, nên gằng giọng:- Cô biết mình vu oan cho người khác là công an họ bắt nhốt đấy nhé! Tôi là bộ đội Truờng Sơn, thời chống Mỹ chúng tôi cưới nhau có già làng làm chứng. Tuy những người đó người còn người mất, nhưng ai cũng nhớ mặt mũi tôi mà.- Ông không phải là tư Hùng ( Cụ thể là Tuấn Hùng)... Mà ông là Cao Xuân Sơn…Ông đích thực là lính dù thời nguỵ, vào sóc Bom Bo ăn ở lén lút với bà Điểu Mi. Ông bị trướng bụng phải quay về gấp, bỏ bà Điểu Mi lại. Rồi bà phải nhờ một người bộ đội tốt bụng, cưới giả để đừng bị tai tiếng nhưng bà trốn xuống Sài Gòn tìm ông, rồi về Bến Tre quê ông để nuôi bệnh. Nhưng khi khỏi, ông lại bỏ bà với đứa con. Đến Sài Gòn lập băng đảng cướp giật. Bà Điểu Mi sau đó cũng bỏ đứa con lại, đi theo ông, rồi giải phóng lấy giấy tờ của người bộ đội có tên Tuấn Hùng kia đưa cho ông. Ông cầm giấy ấy phòng thân và thoát được việc học tập cải tạo, mà còn ở Sóc Bom Bo gây dựng cơ ngơi đến bây giờ… Khánh Vy nhìn thẳng vào mặt ông tư Hùng, gương mặt đó bắt đầu biến sắc, cô không muốn nhìn đến chút nào. Ông tư Hùng lạnh toát mồ hôi, nghe một tràng sự thật của mình ông hết hồn không còn chối đâu nữa được. Những tưởng là đến dụ dỗ cô vào chuyện bán thân để ông hưởng lợi, bây giờ cảm giác như ông không dám đụng tới một sợi lông chân của Khánh Vy chứ đừng nói đến chuyện ép uổng cô vào phòng với hai vị đại gia kia. Bí mật ông tưởng sẽ không thể còn một ai biết nữa, nhưng không ngờ một cô bé ranh mảnh kia biết toàn bộ sự việc. Trước tiên ông xuống nước, rồi sẽ tính sau:- Mọi chuyện làm sao cô biết rõ ràng vậy? Cô sẽ trình báo chính quyền chứ?- Ông yên tâm đi! Trước khi đi lên đây, tôi có nghĩ đến vấn đề đó. Nhưng sự việc cũng thuộc chuyện của quá khứ, bây giờ lôi ra để bắt bớ ông nữa cũng không còn mang ý nghĩa nào quan trọng. Tôi chỉ muốn cho ông biết: Cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra thôi.- Dạ! Tôi biết thế nào sự thật rồi cũng sẽ phơi bày! Cám ơn cô không có ý tố giác chính quyền…Vậy cô có ý muốn gì tôi sẽ chìu theo.- Trước mắt là tìm người thân cho anh bạn tôi. Bây giờ tôi vô tình đã tìm được rồi, nên tôi không còn lo sợ thiếu tiền. Thành ra, dứt khoát ông không được lôi kéo tôi làm chuyện điên rồ hồi nảy…Tôi cũng bỏ qua, chứ không tố giác ông đâu…Tôi chỉ muốn ngày đoàn tụ của ông vui vẻ, không lẽ giờ đây đoàn tụ rồi bị tù tội, lại phải chia xa nhìn cảnh tình ấy thật không đành.- Dạ! Tôi hiểu rồi! Nhưng người thân nào?- Người thanh niên đi cùng tôi chính là Cao Minh, đó là con trai ông đấy. Ông tư Hùng không rung cảm, mà bà Điểu Mi thốt lên:- Cao Minh phải rồi…Con trai tôi tên là Cao Minh… Cho tôi gặp nó đi!- Bà ngồi xuống cho tôi cái nào!- Ông tư Hùng gằng bà Điểu Mi, nổi nghi ngờ ngày xưa vẫn còn đó. Ông lắc khẽ đầu- Bà cứ ngồi đó đi! Tất cả phải rõ ràng, tự dưng thừa nhận một người xa lạ là con mình ngay sao?- Ông đã bỏ con mình từ nhỏ, nên ông xem là một người xa lạ. Anh ấy được đưa vào làng SOS, và nay anh ấy đã lớn.- Nhưng cho dù đó là Cao Minh, thì tôi vẫn không thừa nhận đó là con mình.- Ông tư Hùng đứng lên, bỏ đi ngay ra sân trước nhà. Nỗi lòng vẫn còn tức tối, việc bà Điểu Mi lấy một người bộ đội ông vẫn còn hằn học đến bây giờ. Ở lại với bà Điểu Mi, Khánh Vy nói rõ đầu đuôi việc hai người tìm đến sóc Bom Bo. Cô vì mong muốn anh có gia đình êm ấm, cố công tìm giúp cha mẹ ruột thịt. Bà Điểu Mi biết được toàn bộ sự việc, cảm kích Khánh Vy vô cùng. Bà cúi hôn lên tay cô nhiều cái, giọt nước mắt lăn dài rớt lên mu bàn tay trắng xinh xinh. Bà lấy cái khăn lau, nhưng Khánh Vy cản lại. Cô muốn nhìn giọt nước mắt còn đó, như bằng chứng hạnh phúc của tình mẫu tử. Bà Điểu Mi nhanh chóng vào phòng của Cao Minh. Chờ cơm một lúc, Cao Minh nghe đói quá, liền đi ngủ. Ý như là ngủ sẽ quên đói thôi, ngáy tò he say sưa. Bà Điểu Mi ngồi bệt xuống giường, đứa con của bà đẻ ra đây mà. Nay hẳn đã lớn cồng kềnh mà bà chỉ bên con có mấy tháng. Ôi chiến tranh, ôi mọi chuyện lại xảy ra vô cớ làm sao ấy? Tại sao đưa đẩy ra sự việc như thế này và tại sao phải sợ hãi mà không dám nhận con mình sinh ra…Tất cả mọi việc đều do chiến sự, người dân lỡ lẩn tránh sự thật một lần thì sẽ lẩn tránh mọi sự thật. Ngay cả đứa con do chính mình sinh ra, cũng là một sự thật chính cống, thế mà phải giấu giếm để che đậy sự thật của ông chồng. Nổi đau khổ mà bà đã chịu đựng, giờ gặp lại con như quên tất cả, tha thứ tất cả và bất chấp tất cả. Nếu ông tư Hùng cản trở việc nhận lại con, lần này bà quyết sẽ cải lại ông, rồi đi đâu đó sống cạnh con trai mình, như vậy tuổi già bà mới toại nguyện. Bà vuốt trán Cao Minh, tiếng ngáy nhỏ lại. Bà nhìn nó ngủ mà nói nhảm sao mà thương quá.- Đói quá…má ơi!- Nó biết là má nó nữa…Tội con tôi quá! Cao Minh chỉ vô ý nói má này má nọ thường để than trời than đất, chứ thực sự không hề biết bà Điểu Mi là mẹ của mình. Người ngợm tanh hôi của kẻ lang bạt, cho dù mới vừa tắm xong. Bà Điểu Mi không trách, vì cho rằng như thế mới là giòng máu của người sóc Bom Bo. Bà cuối hôn trán con, mồ hôi tươm ra và chỗ đó mới tanh tưởi nhất. Bà nhỏ nhẹ:- Dậy ăn cơm đi con trai…- Cơm à! – Cao Minh ngồi dậy, nhìn quanh. Tưởng rằng cơm được đem tận vào giường nằm, nhưng ngờ ngợ nhìn bà Điểu Mi- Bà gọi tôi là con trai à. Bà Điểu Mi mỉm cười, gật đầu. Tựa như Cao Minh là đứa bé ngày xưa bà ẵm bồng. Bà ôm ghì nó vào lòng. Khánh Vy đứng trước cửa phòng xem xét chứ không vào. Đến đó, cô thấy sự việc như đã xong xuôi đâu đấy rồi và cô cũng nhớ về gia đình của mình lắm. Khánh Vy hỏi bà Điểu Mi:- Nhà nghỉ ta có điện thoại chứ bà…- Có chứ con…Con có dùng, thì cứ tự nhiên. Bà không buồn phiền gì nào. Khánh Vy đến bên điện thoại. Bây giờ mới thấy mình có lỗi với cha mẹ mình nhiều lắm. Nhưng cô chắc chắn một điều, ba cô sẽ hãnh diện việc làm của cô lắm lắm.- Mình gọi máy ba trước đi! Mình nói chuyện với ba ngày mai mình về…Số của ba là không chín không…ba …hai..tiếp là…nhớ rồi…tiếp nữa là…xong… Khánh Vy ốp tay nghe vào tai, tiếng máy chạy rụt rịt rất vui tai. Cô biết là ba cô sẽ vui khôn xiết khi nhận ra giọng nói của mình, cô thương ba cô quá. Một lúc nghe tiếng chuông đổ, Khánh Vy cười khúc khích nhỏ nhẹ:- Ba hả…Ba biết ai không?- Ô!...Con gái của ba? Con ở đâu…có bề gì không…Ba mẹ tìm con khắp nơi.- Con không sao đâu! Mà con còn lập chiến tích nữa đó ba. Con muốn làm một việc có ý nghĩa cho đời con, bỏ nhà để tìm cha mẹ cho một anh bạn…Ba sẽ thấy con gái tinh ranh của ba như thế nào?- Con ơi! Con đang ở đâu…Cho dù ba đã nghe giọng con nói! Nhưng ba chưa thấy con gái ba, là ba không an tâm. Mọi thứ còn ở phía trước…- Sóc Bom Bo…- Sóc Bom Bo à? Ba cũng đang ở đây…- Vậy sao? Cảm giác như sắp gặp nhau, Khánh Vy ốp tai nghe lại để nghe tiếng cãi cọ giữa ông tư Hùng và bà Điểu Mi về việc nhận lại con mình. Khánh Vy thỏ thẻ:- Ba yên tâm đi, chắc chắn cha con mình sẽ gặp lại nhau thôi… Nói đến đó, Khánh Vy gác máy. Cô đi đến phòng Cao Minh, nhìn thấy ngay việc giằng xé giữa ông tư Hùng và bà Điểu Mi. Cao Minh bị xua ra khỏi lòng bà Điểu Mi như con vật, ông định còn tát bà nữa. Khánh Vy đến kịp, cố can ngăn và giải thích cho ông hiểu. Mọi việc cô chắc chắn với ông Cao Minh chính là con ông, cô còn hứa là sẽ giấu sự thật của ông.- Nó không phải là con tôi, dù cô có khai ra sự thật nào đi nữa. Tôi vẫn không công nhận nó là con tôi…- Ông phải tin bà Điểu Mi. Cuộc đời của bà đã gắn bó với ông như thế, người Stiêng rất chung thuỷ một lòng cho dù đã lầm ông là bộ đội. Người đàn bà đã gắn bó với chồng như thế, không bao giờ gian dối chồng…Sao, ông vẫn cứ cho là con của người ta, để anh Cao Minh cũng như bà Điểu Mi chịu khổ sở. Nay có dịp gặp lại nhau, cứ để họ nhận ruột rà với nhau chứ…- Cô nói như thế! Tôi chỉ chấp nhận bà Điểu Mi đẻ ra người con trai này, chỉ ruột rà với bà ấy. Còn tôi thì không, tôi không công nhận đứa con của kẻ thù và nuôi nó…- Ông có biết chiến tranh qua bao lâu chưa. Mọi việc đã thành quá khứ…Cho dù lính nguỵ hay bộ đội cũng là anh em một nhà. Chiến tranh do âm mưu của đế quốc bên ngoài gây ra, hòng chia rẽ mọi người Việt Nam. Đến bây giờ, ông vẫn coi người này kẻ thù, người kia kẻ thù mãi là ông sẽ khổ đau suốt đời.- Tôi được huấn luyện bài bản, tôi được học lòng căm thù giặc và kẻ thù lúc ấy tôi biết là Việt Cộng…- Ông đúng là lính nguỵ hiếu chiến, nên cứ như thế ông sẽ không bao giờ nhận con mình. Chiến tranh đã qua đi, nhưng dư âm của nó vẫn còn là vậy. Nổi khổ đau của con người không kiểu này cũng kiểu khác…Cho nên ông phải hiểu…- Cô nói nghe thì hay đấy! Tôi quá đau khổ vì bà ấy lấy bộ đội, rồi còn muốn tôi nuôi nấng con của kẻ đó. Thử hỏi hoàn cảnh của người khác thế vào chỗ tôi, có thể chấp nhận hắn là con mình được không?- Dễ thôi! Còn một phương cách là thử máu…Ngày mai này đi xác định gien, bây giờ người ta tiến bộ lắm chắc chắn sẽ biết anh Cao Minh là con ông ngay đó.- Tôi không đi! Cho dù có xác định đích thực là con tôi đi nữa tôi cũng không đi.- Ô! Ông là người thật lạ…- Chẳng có gì lạ. Nỗi khổ thời chiến tranh, nỗi niềm của một thằng lính cộng hoà bị chôn vùi, sống mượn giấy tờ của kẻ khác và lấy nỗi niềm tự hào của kẻ khác làm nỗi niềm của mình. Cuộc đời của tôi là giả tạo từ lâu, cứ hay để cho tôi giả tạo…Tôi đã là con người đó. Tôi đã đến sóc Bom Bo và là ông tư Hùng chỉ một đứa con gái, cứ để cho tôi như vậy…- Ông phải tập…Cái gì cũng phải qua tập luyện. Tựa như đi học phải làm bài tập, có rèn luyện như vậy thì kỷ năng nhận thức nhanh nhạy…- Cô nói thì dễ lắm! Chứ có tuổi rồi, cô sẽ thấy thay đổi một cái gì đó là cả một vấn đề lớn lao…- Mọi chuyện tôi đã giảng giải cho ông nghe! Tôi chỉ vì điều tốt cho gia đình ông thôi…Thế mà ông vẫn khăng khăng như thế. Vậy ông muốn tôi làm gì cho ông, thì ông mới chịu nhận Cao Minh là con mình. Ông tư Hùng đợi có thế, ông gật gù nhè nhẹ. Ý tưởng của ông không tiện nói ra tại đây, mà bảo Khánh Vy ra ngoài nói riêng. Khi cả hai bước ra ngoài, ông thỏ thẻ:- Cô hỏi tôi làm gì, tôi mới chịu nhận con mình chứ gì?- Đúng vậy…- Ý cô thì tốt đó, nhưng con người của cô làm điều tốt thì làm điều tốt cho trót.- Tôi đã làm xong đến nơi đến chốn rồi chứ!- Xong đâu mà xong…Tôi có nhận Cao Minh là con tôi đâu…- Vậy thì ông phải nhận…- Cô xem…Nhận để rồi nuôi một thằng khù khờ, chẳng biết phải là con mình không. Tiền đâu mà nuôi…- Vậy thì ông muốn tôi làm gì, ông mới nhận.- Cô tốt thì phải tốt cho trót, làm việc gì phải đến nơi đến chốn chứ.- Vậy ông muốn tôi phải làm gì…- Cô hãy làm chuyện tôi đề nghị…khi nãy. Tôi có tiền, tôi mới dám nhận Cao Minh là con của mình.- Ông lại…- Đó thấy chưa? Tôi biết cô nói tốt thì hay…Chứ làm thì không làm tới nơi tới chốn. Khánh Vy ngồi bệt xuống ghế, đứa con gái nhỏ nhắn như cô bày đặt ra đời sớm làm chi. Bao nhiêu cạm bẫy, chắc chắn không thể nào đủ để đương đầu. Hình như cô bắt đầu lúng túng, nét mặt sa sầm. Ông tư Hùng rắc tâm thêm vài câu nữa, càng làm cho Khánh Vy dao động càng tốt:- Chỉ vì làm cho sự việc tốt thêm thôi cô ạ! Cô giúp một gia đình đoàn tụ, mang một ý nghĩ cực cao quí. Vì những điều cao quí, đôi khi người ta hy sinh cả mạng sống của mình, chứ đừng nói chi chữ trinh nhỏ nhoi kia…- Ông nói vậy…thì tôi làm…Tôi đồng ý!