-- I --


-- X --

     iữa lúc kinh thành đương chìm đắm trong cảnh tối tăm mù mịt và nhân dân đương hết sức náo loạn ấy, hai người đàn bà và ba đứa trẻ bỗng từ cung vua đi ra, dáng vội vàng, hấp tấp như sợ có người đuổi bắt.
Bọn họ ra khỏi cung môn, liền rẽ vào con đường tắt từ Linh Đường sang Dịch Vọng. Họ cứ cắm cúi rảo bước, không nói một câu nào và cũng không trò chuyện gì cả. Khi vầng mây đen tan hết, ngày bắt đầu xế chiều thì họ đi đã xa kinh thành.
Nếu ai để ý ngắm kỹ thì thấy người đàn bà đi trước, mình mặc áo the thâm, quần nái, đầu chít khăn tam giang, tuy đã đứng bóng mà nhan sắc xinh đẹp lạ. Nhất là hai gót chân thiếu phụ, trên lần dép da đen, nom trắng như bột nặn, càng tỏ ra đấy là một nhân vật sinh trưởng ở nơi quyền quý. Người đi sau ít tuổi hơn, kém nhan sắc hơn, còn đứa lớn nhất tự mình đã đi được, nhưng hình như nó không quen đi xa, lại không theo kịp người lớn, khiến cho họ vừa đi vừa phải chờ đợi, dỗ dành nó mà nó vẫn nhăn nhó, khóc mếu chỉ toan những ngồi bệt xuống cạnh đường.
Thiếu phụ đi đầu hết sức lúng túng, bởi nàng không biết làm cách nào để thằng bé khỏi khóc và mấy mẹ con đi mau hơn nữa. Và chừng nghĩ đến bước long đong của mình, thiếu phụ luôn luôn buông tiếng thở dài và thỉnh thoảng lại nhấc vạt áo chùi nước mắt.
- Nào, cố đi một quãng nữa rồi mấy mẹ con cùng nghỉ! Con trai mẹ tài lắm kia, nó đi nhanh lắm, nó không khóc nữa đâu...
Những câu phỉnh phờ ấy đã mất hết hiệu lực, vì nghe đã nhiều quá quen tai rồi. Cậu bé nhất định ngồi và kêu đói ầm ĩ.
May sao, lúc ấy, đám đông đã tới đầu làng Dịch Vọng. Tên đầy tớ gái vừa trông thấy ánh đèn thấp thoáng qua lũy tre liền giơ tay trỏ và reo to:
- Kia rồi, đến nhà kia rồi... Đi cố lên rồi ăn cơm!...
- Phải đấy, nào con trai đứng dậy nào! Đến nơi rồi...
Thiếu phụ tuy nói vậy mà thực ra nàng có vẻ ngờ vực, lo lắng, đưa mắt nhìn ngược nhìn xuôi một lát.
Sau cùng kế, nàng đâm liều, đi thẳng đến cái cổng ngoài của ngôi nhà gỗ ngay đầu xóm và lên tiếng:
- Có ai trong nhà, mở cổng cho tôi với!
Tiếng gọi vừa dứt, một ông già khăn lượt, áo the hình như chực sẵn, chạy ra.
Thiếu phụ vái chào và nói:
- Mẹ con tôi lỡ độ đường, xin cụ làm ơn cho nhờ một đêm, mai chúng tôi lại đi sớm!
Vị lão trượng chắp tay:
- Dám xin mời Đức bà và các vị vào trong nhà, chúng tôi hiện vẫn chờ nghênh tiếp...
Thiếu phụ choáng người:
- Chết nỗi, sao cụ dạy thế... Chúng tôi...
Ông già vẫn ra vẻ cung kính:
- Đêm qua, chúng tôi chiêm bao thấy thần nhân mách bảo rằng: “Sắp có xe giá Thái hậu và Hoàng đế giáng lâm, vậy nhà ngươi phải quét dọn nhà cửa cho tử tế để chờ nghênh tiếp!”. Chúng tôi mong đợi suốt cả ngày hôm nay không thấy gì. Bây giờ mới có Đức bà và các cậu nhỏ hỏi trọ, thế thì ứng vào thần mộng rồi. Đức bà nếu chẳng phải người trong cung vua, tất cũng là người bên phủ Chúa vi hành qua đây không sai.
Thiếu phụ nghe nói mới hoàn hồn, liền đáp:
- Mộng ảo vô bằng. Xin cụ đừng quá tin như vậy mà nhỡ mang lụy vào thân!
Ông già không đáp, vì ông đã tin chắc quá. Ông đón mấy mẹ con vào trong nhà, thân đi lấy nước rửa mặt và chân tay cho mấy đứa trẻ, đoạn mời mẹ con thiếu phụ ăn cơm.
Một mâm thịnh soạn bưng ra, càng tỏ rõ là chủ nhân có dự bị sẵn thực. Đến nỗi, chính thiếu phụ vừa bảo ông già đừng tin mộng ảo vô bằng mà lúc này nàng lại cảm thấy lòng mông mênh hy vọng.
Bởi nàng quả là một bậc quý nhân: Lê hoàng phi, chính thất của Đông cung Thái tử Duy Vỹ.
Sau khi được tin báo Thái tử đã bị hại, nàng e rằng sẽ có cái họa đập trứng phá tổ nên bẩm với Cảnh Hưng Hoàng đế cho phép nàng đem ba vị Hoàng tôn ra thành đi lánh nạn. Vua Lê thương con thương cháu đến đứt ruột mà không sao được, đành phải gật đầu. Thế là Lê hoàng phi cùng ba con nhỏ và một đứa cung nhân bắt đầu lên đường phiêu lưu. Cũng là cùng kế đâm grave;i, gìn giữ... Trên mặt tường trong treo một bức trung đường vẽ tích “Anh Hùng Độc Lập” kèm câu đối, thủ bút của Thánh Tôn hoàng đế, nét chữ tươi như hoa. Mặt tường bên tả treo bộ tứ bình cũng của Thánh Tôn hoàng đế ngự đề khúc “Quỳnh uyển cửu ca” đối với bốn bức họa ở tường bên hữu: “Lư thu phong đỉnh, Bạch Vân tàn vi, Hàn nguyệt mai hoa, Cô chu ngộ vũ” do Thái tử vẽ. Ngoài ra, một thanh cổ kiếm, vài cây đàn là những thứ đồ tiêu khiển bình nhật của Thái tử.
Lại một lần nữa, các đồ bài trí thanh nhã phong lưu, nhất là cái ngụ ý của thơ họa làm cho ngọn lửa thù oán đương ngùn ngụt trong lòng Thái tử Lê Duy Vỹ dịu hẳn. Tre già măng mọc, người đi rồi tới, trong khi sự vật cứ y nhiên trường tại. Cái trật tự ấy không thay đổi là may biết chừng nào. Phỏng thử bây giờ trật tự ấy bị đảo lộn, sự vật cứ đến rồi đi, trong khi người cứ lúc nào cũng ám ảnh quanh ta. Trời, mới thí dụ thế cũng đã đủ ngã lòng! Là vì đem so sánh với người, sự vật sẽ trung thành và an ủi biết chừng nào. Sự vật càng lâu càng quý, thời gian không chút ảnh hưởng nào đến cái đức tính của sự vật, năm tháng chỉ càng làm tăng cái giá trị của chúng lên. Người trái hẳn, bất nhất vô cùng và làm ta mệt long, mệt trí vô cùng. Mối thâm tình nhất của lòng người sẽ phai mòn theo năm tháng.
“Chẳng thế mà bao kẻ đời đời hưởng lộc nhà Lê, nay đã công nhiên thờ họ Trịnh để mong được nghênh ngang mũ vàng, đai bạc!”
Thái tử càng nghĩ đến nhân tình càng ngao ngán. Giá không nghĩ đến công phu khai thác của tổ tiên và không thương cảnh phụ hoàng già nua cô quạnh, Thái tử có lẽ đã rời xa nơi cung khuyết một mình đi ngao du sơn thủy, nếu không cũng cạo đầu làm một kẻ tu hành.
Tưởng tượng mình đầu trọc, áo nâu, Thái tử bỗng mỉm cười vì chàng chợt nhớ đến Tiên Dung quận chúa, con gái út Minh Đô vương, em Thế tử Tĩnh Quốc công Trịnh Sâm, là vợ chưa cưới của Thái tử.
Nguyên Minh Đô vương và Vương phi Nguyễn Thị Ngọc Vinh đều có lòng kính trọng và thương yêu Thái tử Lê Duy Vỹ về tài năng, đức hạnh và trạng huống. Hai người muốn rằng cái vực sâu vẫn ngăn cách họ Lê và họ Trịnh sẽ được lấp đầy bởi một mối lương duyên nên đã quyết định đem Tiên Dung quận chúa gả cho Thái tử. Cuộc hôn nhân ấy chỉ còn là một vấn đề thời gian.
Về phần Thái tử, một bên là tình riêng, một bên là nghĩa chung, nhiều lúc cũng tự thấy lúng túng khó nghĩ hết sức.
Đành rằng mối tình thương yêu và sự trọng đãi của vợ chồng Trịnh Vương đã khiến Thái tử vô cùng cảm động và cái nhan sắc tuyệt vời, cái tài hoa xuất chúng của Quận chúa cũng làm cho Thái tử rung động đến tận những từng lớp sâu xa nhất của tâm hồn. Nhưng đồng thời Thái tử vẫn không qua cái thù kỷ thế của hai họ và cái bổn phận của chàng là phải nghĩ cách thu hồi quyền bính về cho ngai rồng.
“Mà lừa dối, dù là lừa dối kẻ thù, ta cũng không thể làm nổi!”
Thái tử chép miệng và than vừa dứt tiếng, cửa son bỗng hé mở rồi một võ tướng mặc đồ dạ hành tiến vào. Tướng ấy chưa kịp thi lễ, Đông cung Thái tử đã cất tiếng hỏi:
- Chẳng hay chức Điện tiền Hiệu điểm có việc chi mà đêm hôm còn tới đây?
Nguyễn Lệ chắp tay vái và đáp:
- Khải Điện hạ, thần đem quân đi tuần phòng các cửa cung, qua đây nhân vẳng nghe có tiếng nói vội vào xem, không ngờ kinh động tới Điện hạ...
Thái tử Duy Vỹ tươi cười nói:
- À, tướng quân đến rất phải lúc. Nội triều thần văn võ, ta chỉ còn trông cậy ở tấm lòng trung dũng của tướng quân mà thôi. Vậy, tướng quân hãy vào đây, ta có một việc muốn hỏi...
Dứt lời, Thái tử bước lại cái sập chân quỳ chạm rồng vàng. Ngài ngồi lên chiếu cạp vàng, một tay dựa vào chồng gối ấp, cạnh chiếc kỷ con tiện để một chiếc lư trầm, một lọ sứ Giang Tây cắm mấy bông sen trắng và một cuốn Tam Quốc Chí in thạch bản. Theo lệnh Thái tử, Nguyễn Lệ rón rén ngồi lên một chiếc đoản kỷ bằng gỗ bạch đàn ở trước sập.
- Minh Đô vương đại thắng các nghịch đảng, hiện đương ban sự hồi trào, tướng quân có biết chăng?
Nguyễn Lệ nhìn Thái tử:
- Khải Thiên tuế, Minh Vương thắng trận, tin ấy bay về kinh sư, dù kẻ thường dân ai mà không biết!
- Ấy, ta chính đương nghĩ ngợi về việc này! Minh Đô vương đắc thắng, các loạn đảng dẹp tan, quyền thế họ Trịnh từ nay sẽ càng vững như Thái Sơn, bàn thạch. Minh Đô vương lại có lòng quý trọng ta, muốn đem Tiên Dung quận chúa gả cho ta, việc ấy tướng quân hẳn cũng đã biết!
- Hạ thần quả biết việc ấy.
- Tướng quân nghĩ thế nào?
- Khải Đi

Xem Tiếp: ----