Ruộng sinh đứa con thứ hai, là gái.Tôi đang mê làm thơ, ôm mộng thi hào thi bá nên đặt tên con là Trằn Thị Vương Thi. Tiểu thuyết của tôi đang chạy ở nhà in với số lượng gần chục ngàn cuốn. Rồi Sống bên những người đã chết in xong. Tôi hồi hộp mượn nhà in một cuốn mẫu về đọc thử. Nhưng một tin sét đánh đến với tôi giữa lúc tôi đang hí hửng chắc ăn trăm phần trăm. Bát cơm đã đưa lên tới miệng nhưng bị giằng ra: có lệnh giam toàn bộ số sách của tôi, không được giao cho phát hành. Tôi hoảng hồn, rõ là cái số ăn cám. Tôi chạy ba chân bốn cẳng tới nhà xuất bản thì được biết lệnh cắm này của công an văn hóa. Trời, tôi như Từ Hải chết đứng. Công an văn hóa, chỉ nghe thấy mấy từ này là người cầm bút đã dúm vào như giẻ rách. Huống hồ đây là lệnh cấm nhãn tiền của họ. Đối với những người cầm bút, lệnh của công an văn hóa là lệnh ông trời. Chỉ cần một cú điện thoại của người trong cơ quan công an văn hóa đến là các nhà xuất bản, các nhà báo và cả hội nhà văn nhà vẻ đều xanh mặt. Bởi vì công an ở ngoài mọi luật pháp chính thức đã được công bố. Người viết không được xử bằng luật thành văn mà là thứ luật lệ xử lý nội bộ. Cái đáng sợ nhất là ở chỗ đó. Anh không được bảo hiểm lao động như những ngành lao động chân tay. Người viết văn bị tước mất quyền được sai lầm, quyền được vắp ngã. Tôi đành mang tin dữ này về nhà với cái mặt đưa đám. Tôi không dám nói với Ruộng vì sợ cô hoảng hồn bị sản hậu. Tôi nằm gác hai chân lên vách nhà suy nghĩ lung tung. Chết cha, năm nay tôi ba mươí ba tuổi, vừa bằng tuổi Chúa Jêsu bị đóng đinh câu rút. Nhưng Jêsu là một thiên tài, còn tôi chỉ là một con rận. Mấy ngày sau, có giấy mời tôi lên công an văn hóa. Tôi giấu Ruộng nói dối là đi họp.Người công an chừng nhỏ hơn tôi vài tuổi, dáng vẻ xởi lởi, nhanh nhẹn mời ngồi uống nước, hút thuốc nữa. Đoạn ông ta ngồi đối diện với tôi, tay cầm bút lăm lăm hỏi:- Anh có biết vì sao chúng tôi mời anh lên đây không?- Tôi đoán là vì cuốn sách bị cấm phát hành.- Đúng, còn vài chuyện khác chúng ta sẽ bàn sau. Bây giờ yêu cầu anh trả lời chúng tôi một cách thành thật. Anh viết cuốn tiểu thuyết Sống bên những người đã chết nhằm mục đích gì?- Thưa các ông, tôi chẳng có mục đích gì ngoài việc phục vụ cách mạng. Như các ông đã biết, tôi từng tham gia kháng chiến. Hiện nay, tôi vẫn là đảng viên của đảng. Chúng tôi biết rồi. Anh qua mặt được nhà xuất bản chứ không qua mặt được chúng tôi đâu. Đọc xong cuốn sách của anh, ngưởi ta thấy cuộc kháng chiến chống Pháp thật là bi thảm, đầy rãy những bi kịch và chết chóc.- Đúng như vậy, thưa các ông. Chiến tranh là như thế thật.- Nhưng các ông chỉ nói đến phía bi kịch, phía hy sinh trong cuốn sách mà quên đi chất anh hùng ca, chất lãng mạn cách mạng. - Vì chất anh hùng ca đã bị cái bi thương làm mờ hết.- Chúng tôi xin nói thẳng nhé: cuốn sách của anh tuyên truyền cho tinh thằn sợ chiến tranh, hòa bình chủ nghĩa. Chiến tranh không như anh tả đâu. Nó đơn giản hơn nhiều. Mọi người học nghị quyết, thắm nhuần lòng yêu nước, căm thù giặc, xông lên và cuối cùng là ta thắng địch thua. Chiến tranh không bi kịch và khốc liệt như anh xuyên tạc đâu. Các anh cứ mượn văn với chương, mượn cái tình người chung chung để vẽ chuyện.- Đấy là quan niệm đơn giản, một chiều muôn thuở của các ông. Chiến tranh là ngày hội, là cuộc liên hoan, người người vui vẻ lao vào chẳng khác những con thiêu thân. Hiểu như vậy, chúng ta vô tình đã hạ thắp giá trị của chiến thắng, xúc phạm xương máu của bao người. Tại sao địch dễ đánh như vậy, hèn nhát, đụng đâu chạy đó như vậy mà cuộc kháng chiến nào cũng cứ trường kỳ gian khổ? - Anh không có quyền hỏi lại chúng tôi. Chúng tôi mời anh đến đây là để trả lời nghe chưa?- Vâng, tôi biết phận mình ạ.- A, anh đừng có quen thói châm chọc nhé.- Xin các ông hỏi tiếp.- Trong một đoạn văn, anh dám bôi nhọ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Anh viết rằng có một chiến sĩ chiến đấu nhiều trận rất anh dũng, nhưng rồi một hôm chạy sang đầu hàng địch.- Tôi không bôi nhọ quân đội ta. Thực tế có những kẻ phản bội đầu hàng vì sợ hãi, vì ham sống, vì coi sinh mạng mình cao hơn sinh mạng đất nước. Lẽ nào trong đời sống có những trường hợp ấy mà văn học không được quyền đề cập đến?- Anh lại hỏi chúng tôi rồi? Văn học là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình nghe chưa? Anh viết chiến sĩ ta đầu hàng tức là quân đội ta đầu hàng.- Các ông có quyền nên muốn chụp mũ, quy kết gì cho tôi cũng được cả. Có điều, sự thật không phải như vậy. - Chúng tôi đã đi đến kết luận: cuốn Sống bên những người đã chết anh viết theo chỉ thị của bọn xét lại.- Trời, từ bé đến giờ, tôi đã nhìn thấy bọn xét lại xét đi gì đâu. Chính anh Tràng Giang đã chỉ thị cho tôi viết cuốn này ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp.- Anh nghe đài của bọn xét lại nhiều rồi chứ?- Thưa các ông, tôi có đài, nhưng chỉ bắt được đài Hà nội thôi.- Ai mà biết được anh bắt thêm bóng bán dẫn vào rađiô lúc lén nghe đài của bọn xét lại. Bọn xét lại đang tuyên truyền cho tư tưởng sợ chiến tranh, sợ Mỹ, mê hòa bình. Tác phầm của anh viết ra phục vụ ý đồ bọn xét lại chứ không phải viết ra để phục vụ cách mạng Việt Nam.- Tôi không công nhận kết luận của các ông.- Anh đừng có mà bướng. Rồi chúng tôi sẽ có cách làm cho anh phải khai ra toàn bộ sự thật.Sau đó, bằng lối suy diễn chủ quan của mình, người công an đã phân tích, quy kết hai bài thơ tôi làm trên Tây Bắc mà có người đã chép được để báo cho họ. Tôi trình bày cho ông công an hiểu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ nhỏ tâm sự riêng tư ấy là bài Đêm rừng và bài Chúng tớ học làm người. Ông công an đọc thuộc lòng hai bài thơ của tôi, rồi phân tích từng câu. Trong bài Đêm rừng anh viết: Trăng liềm con cá cắn câu. Giật lên đỉnh núi đêm đau, trăng tà. Anh biết mặt trời, mặt trăng, căc ngôi sao biểu tượng cho cái gì không? Cho đảng, cho cách mạng và các lãnh tụ. Vậy mà anh dám viết trăng là con cá cắn câu. Anh bảo ai cắn câu hả. Tất nhiên không phải anh rồi, vì anh đâu có phải mặt trăng. Vậy thì còn ai ngoài những biểu tượng thiêng liêng cao quý kia nữa. Tôi chưa phân tích mấy từ giật lên đỉnh núi mà chỉ nói đến hai từ đêm đau. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa của chúng ta, ngày lao động hát ca, đêm ngon giấc, làm gì có chuyện đêm đau. Rõ là anh vu cáo rồi nhá. Chỉ có bọn bóc lột, bọn trí thức tư sản văn nghệ sĩ chưa chịu cải tạo mới thấy đau đớn về ban đêm, vì chúng đang bị giai cấp bần cố nông tấn công từ mọi phía. Hai câu lục bát tiếp anh viết rằng: Sương giăng giăng lạnh làm màn. Chiếu chăn rừng thằm, đêm hàn giường êm. Anh muốn vu cáo chế độ tốt đẹp của chúng ta là màn trời chiếu đất chứ gì. Lại vu cáo nữa, bôi nhọ nữa. Khổ thứ hai của bài thơ, anh viết: Chim Oanh còn đậu bên thềm. Trái tim một nấm cỏ mềm người ơi. Chim Oanh, vừa là cô Oanh con tay quốc dân đảng, vừa là biểu tượng cho những cái cũ đã mắt mà anh hằng tơ tưởng, nghĩa là anh còn mơ thời kỳ lãng mạn tư sản phong kiến kia trở lại phải không? Anh viết: Trái tim một nấm cỏ mềm, trái tim đã chết thành mồ mả. Thật là tang thương, xã hội trong câu thơ của anh là một xã hội chết, đến trái tim người cũng xanh cỏ mộ. Đấy phải chăng là sự ca ngợi chế độ ta hả anh Trần Hưng? Còn hai câu tiếp: Bão giông thổi nát một thời. Mắt ai lá rụng bên trời lửa thiêu. Anh ước muốn giông bão thổi nát thời đại cách mạng của chúng ta hả? Thật là tinh vi và nguy hiểm. Trong một xã hội mà mắt người như lá rụng bên trời rồi bị lửa thiêu thành tro bụi hết, thì xã hội đó ắt là ngày tận thế. Anh muốn xã hội ta, cuộc sống ấm no hạnh phúc có chăn bông, phích nước của chúng ta tận thế ư? Tôi xin đọc tiếp bốn câu thơ cuối của anh: Đêm rùng cọp rống tình yêu Cu li khóc kể những điều ngày xưaRừng ơi, đừng có dối lừaTrái tim anh vốn đong đưa suốt đời.Trời ơi, tình yêu là khái niệm đẹp nhất của giai cấp vô sản mà anh lại để cho cọp nó rống? Anh nói ai là cọp, ai rống? Lại còn con cu li khóc kể lể về ngày xưa, tiếc nuối ngày xưa. Anh khóc, anh tiếc nuối thời thực dân phong kiến còn chưa đủ sao Trần Hưng, lại còn bắt cả con cu li cũng phải khóc, phải kể lể nuối tiếc. Câu thứ ba, tôi chỉ xin hỏi rằng ai đưa anh lên rừng khai hoang, có phải đảng không nào. Vậy mà anh trách rừng lừa dối anh, cũng có nghĩa là anh vu cáo đảng lừa dối. Trời ơi, tội anh nặng lắm. Câu cuối cùng của bài thơ, anh chả cần úp mở mà tuyên bố một cách hết sức trắng trợn, rằng trái tim tư sản của anh đong đưa suốt đời. Phải rồi, anh, các anh, những phần tử thuộc thành phần trí thức thì làm sao có được lập trường kiên định của giai cấp vô sản vĩ đại. Các anh nghiêng ngả chao đảo như con sứa, như phù du, không chết kiên định, lúc địch lúc ta, rất là nguy hiểm.Cứ một đà phân tích ấy, ông ta còn hàm hồ quy kết bài thơ thứ hai của tôi đến nỗi với tất cả những tội lỗi mà ông ta đã phán, có thể phải đem tôi ra mà chém đến trăm lần cũng chưa xứng đáng với tội đã phạm.Tôi đã bị gọi lên chất vấn, tra hỏi đến chục lần. Lúc đầu còn sợ són đái nhưng rồi dần dà thành ra liều, thành quen đi. Vâng, miệng người bé nhỏ mỏng manh của tôi làm sao cãi nổi miệng súng được hả trời? Nhờ sự can thiệp của nhà xuất bản, của một số anh em trong đó có mấy anh ở ban tuyên huấn trung ương, tôi mới khỏi bị ngồi tù vì tội viết tiểu thuyết theo chỉ thị của bọn xét lại và làm thơ chống đối chế độ. Cho hay, làm nghề viết văn trong xã hội ta phải biết uống mật gấu, phải có một tí chất Chí Phèo. Từ đó, mỗi khi giận dữ vì ghen tuông, lúc cãi nhau với vợ, tôi lại phải nghe Ruộng rống lên sầu thảm: ôi chao, đời tôi sao khổ thế này, lấy ai không lấy, lại đi lấy phải cái thằng chồng xét lại!