Suốt từ sáng, Bình chuẩn bị va li, thu dọn đồ đạc để trả phòng vào ngày hôm sau. Một lần nữa, mùa hè lại về trên thành phố Rennes. Khác với nỗi rạo rực ở hai mùa hè trước, lần này Bình thâý nao nao buồn. Nhưng nỗi buồn như làm cho Bình lớn lên. Nhìn qua cửa sổ, những dãy hoa tuy lipé đủ màu đung đưa trong nắng chiều. Gió lay khe khẽ. Mùa hè ở đây thích thật, nắng trải đầy trên các thảm cỏ. Sinh viên nam nữ của ký túc xá vừa nằm phơi nắng vừa nói chuyện hoặc đọc sách. Nắng nóng mà đi ra đường, vào những chỗ bóng râm vẫn thấy mát. hầu như không mấy khi ta cảm giác có mồ hôi. Tất nhiên ở những thành phố lớn, không thể nói là không ô nhiễm. Tuy không có bụi bốc mù mịt như ở Việt Nam mỗi khi có xe chạy hay có cơn gió mạnh, nhưng ở đây, bụi là bụi tinh nên mắt thường không nhìn thấy được. Nhưng trời nóng mà người không đổ mồ hôi là thấy sướng rồi. Sắp phải xa nơi đây, Bình như thấy nuối tiếc, hối hận... Có tiếng gõ cửa, Bình lặng lẽ đi về phía cửa. - Mai đấy ư? Hôm nay Mai không đi học à, chiều thứ bảy mà. - Cũng định đi đấy, nhưng chợt nhớ ra ngày mai Bình về rồi. Mai muốn sang xem Bình có cần gì không? - Cảm ơn Mai nhiều. Mai tốt với mình quá. Mình cũng chuẩn bị hòm hòm rồi. Thế còn Mai? Hè này Mai có định về thăm nhà không? - Mình cũng muốn về thăm gia đình lắm Bình ạ, vì mình cũng đã xa nhà ba năm rồi. Nhưng mình còn chờ kết quả thì rồi mới quyết. Nếu như trước đây chắc Bình đã tìm mọi cách làm cho Mai phải bực bội bỏ ra về rồi. Nhưng lần này thì không. Không hiểu sao từ sâu thẳm trong Bình, lúc này, phần thiện đang dần dần trỗi dậy. Phải chăng những kỷ niệm về thầy giáo Khôi đáng kính, đáng trọng ấy đang giúp Bình dần trở thành con người đúng với nghĩa của nó, trong quá trình ăn năn hối lỗi với những việc làm xấu xa của mình trước đây? Phải chăng lòng tốt và sự vô tư của Mai đã khơi dậy trong Bình tình người, giúp Bình xua đi mọi mặc cảm với cuộc sống của những người cần cù, chăm chỉ trong học tập, công tác, giản dị, khiêm tốn trong đời thường. Bình cứ nghĩ miên man trong lúc Mai lau dọn nhà cửa. Bỗng Mai phá bầu không khí im lặng: - Bình nghĩ gì mà đần người ra thế. Cả Mai và Hạnh đều thấy Bình đúng là thanh niên có đầy cá tính. Như vậy mới là đàn ông. Nếu Bình nghĩ một cách nghiêm túc, làm lại từ đầu, những thế mạnh của Bình nhất định sẽ được phát huy đấy. Xin lỗi là Mai không muốn nói, sợ Bình cho là lên lớp, nhưng nếu đã là bạn mà không nói hết những suy nghĩ của mình về bạn thì lại không chân thành, phải không nào? Mai nghĩ nếu Bình xác định đúng hướng, Bình sẽ thành công. - Bình không hiểu Mai muốn nói gì? - Mai nghĩ rằng Bình thừa biết vì sao bố mẹ Bình ép Bình sang Pháp học. Một mặt, bố mẹ Bình sỹ diện, muốn khoe với mọi người có con đi du học nước ngoài, đặc biệt là ở các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Úc... Mặt khác, Mai nghĩ, bố mẹ Bình không muốn mang tiếng thua kém những gia đình có con học hành có bằng cấp, thậm chí bằng cấp cao, Bình còn lạ gì cuộc chạy đua bằng cấp ở nước ta bây giờ nữa. Từ thành thị đến nông thôn, con học hết phổ thông trung học, bố mẹ vẫn chưa yên tâm, phải tìm mọi cách cho con vào học đại học. Theo họ, có học đại học mới có tương lai. Ở Việt Nam ta, số kỹ sư hiện nay như lợn con, tìm đâu chả thấy, còn thạc sỹ, tiến sỹ cứ như lá mùa thu. Các giáo viên ở bậc đại học, cao đẳng, cố gắng kiếm lấy cái bằng thạc sỹ, có bằng thạc sỹ thì phải phần đấu kiếm lấy cái bằng tiến sỹ, có bằng tiến sỹ thì bằng mọi cách phải là phó giáo sư, giáo sư. Có như thế, học vị mới tương đương học hàm. Có học vị mà không có học hàm thì ít có cơ hội được cơ cấu vào các hội đồng chấm thi. - Mai giỏi thật đấy, Mai học ở Pháp đã ba năm rồi mà nắm tình hình ở nhà thật tường tận! - Bình nói. Hàng ngày Mai vẫn lên mạng để đọc báo của nhà mình bằng tiếng Việt đồng thời đọc báo của nhà mình bằng tiếng Việt đồng thời đọc báo và nghe tin bằng tiếng Pháp, Mai được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống, quá quy củ, nề nếp. Hàng ngày, Mai được tiếp xúc với những người như bố mẹ Mai và được họ giáo dục. Mai được ảnh hưởng nhiều lắm và Mai rất trân trọng điều đó. Nhưng đồng thời cuộc sống xã hội bên ngoài cũng tác động không ít đến Mai. mai nghĩ rằng tại sao có những người không bằng lòng để trở thành một người công nhân bậc cao, một người thợ có tay nghề giỏi hay một người y tá, dược tá có chuyên môn tốt để được yêu mến, trọng vọng? Tại sao có những người cứ phải cố là kỹ sư, bác sỹ, hay thạc sỹ, tiến sỹ với cái đầu rỗng tuếch. mai thấy ngượng khi bị gọi là " thạc sỹ giấy " hay " tiến sỹ giấy" lắm. mai không muốn nói những cố gắng của mình khi chưa thực hiện được, sợ Bình cười, nhưng từ ngày mai, Mai đâu có được gặp Bình trên mảnh đất xứ người này nữa, cho phép Mai nói với Bình rằng Mai biết ở bên này, học hành thi cử rất khó nên gần ba năm qua, Mai đã cố gắng học thật tốt; Cuối năm học thứ hai này, nếu Mai có bằng đại học đại cương loại khá giỏi, Mai sẽ xin ghi danh học tiếp một trường đại học ở paris, Mai nghe nói yêu cầu về trình độ của sinh viên ở các trường đại học ở Paris cao hơn ở các tỉnh. Biết là khó, nhưng Mai muốn thử sức mình nếu thấy khà năng mình học được, Mai sẽ dấn thân. Còn không, Mai sẽ bằng lòng trở về Việt nam với cái bằng cử nhân thôi Bình ạ. Vấn đề mà Mai hằng ta^m niệm nữa, đó là ngoài chuyên môn, mình phải tranh thủ môi trường để có ngoại ngữ thật giỏi theo đúng nghĩa của nó. - Trở về Việt Nam, hứa với Mai, Bình cũng sẽ suy nvghĩ cẩn thận khi lại chọn hướng đi nghành nghề sau những thất bại. Chúng mình sẽ viết thư cho nhau nhé, Mai có đồng ý không? Bình nói nhỏ nhẹ như vẫn còn mặc cảm với kết quả về điều mình đang nghĩ, đang cố. - Sao lại không? - Mai trả lời quả quyết. - Nếu Mai cần gì hay thích thứ gì ở nhà, Bình sẽ gửi sang cho Mai, nhưng Mai nhớ là phải giữ sức khoẻ đấy nhé! - Bình cũng vậy nhé! À, mà Mai thích gì nhỉ? Mai thích nhất là ô mai, ô mai mơ chua có gừng Bình ạ. - Nhất định Bình sẽ gửi ô mai sang cho Mai, nhưng gửi bằng đường nào nhỉ? À, Mai ơi, Bình nhớ ra rồi - chợt Bình reo lên - Bình vừa nhận được thư của Lợi, Lợi con bà Nụ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện. Năm Bình đi, Lợi không đỗ đại học. Sau hè năm ấy, mẹ Lợi gửi Lợi về Hà Nội, nhờ dì Lợi là giáo viên một trường đại học kèm Lợi tại nhà. Kèm dữ lắm, Lợi ôn thi đại học hai năm liền nhưng năm đầu không đỗ. Mãi đến năm vừa rồi mới đỗ vào trường Đại học Thủy lợi. hè này, Lợi sẽ hết năm thứ nhất. Trong thư, Lợi nói, An sắp sang Pháp học. An đi, Bình sẽ gửi ô mai sang cho Mai. - Vừa nói, Bình vừa mở túi, lấy thư của Lợi cho Mai đọc. "... Bình ơi, tình hình học tập của cậu ra sao rồi? Lâu lắm rồi chẳng có tin tức của cậu, mình mong lắm. Mình vẫn ở Hà Nội, hai năm liền ôn thi! Rát mặt lắm cậu ạ. Mình sắp hết năm thứ nhất rồi. An cũng đang ở Hà Nội. Mình báo tin mừng của An cho cậu hay. Sau khi thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội, do xác định được đúng đắn động cơ học tập, kết hợp với sự cố gắng bền bỉ, không ngại khó, ngại khổ, An đã trở thành sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ Thông tin ngay từ năm học đầu tiên. Khi đăng ký môn ngoại ngữ, An đã chọn tiếng Pháp. Chắc chắn là An mong muốn có ngày sẽ được gặp cậu ở Pháp đó. Để có tiền đăng ký học thêm tiếng pháp ở Hà Nội, An làm gia sư, dạy toán cho các em học sinh phổ thông lớp 10, lớp 11. Cuối năm thứ hai, An xin đăng ký dự thi tiếng Pháp do Đại sứ quan Pháp tại Hà Nội tổ chức cho sinh viên Việt Nam có nguyện vọng đi học tiếp tại Pháp, An đỗ đầu danh sách và được chính phủ Pháp cấp học bổng toàn phần đi học tại Cộng hòa Pháp. Cuối tháng 8 tới An sẽ sang đó. Mong cuộc hội ngộ giữa hai bạn thật vui vẻ và lý thú... " Đưa lá thư của Lợi trả lại cho Bình, nhìn mắt bạn, Mai biết Bình như muốn nói với Mai gì nữa... Nhưng bỗng thấy Bình trầm, buồn, lặng lẽ, Mai chợt hiểu. Mai hiểu nỗi lòng Bình và cũng không hỏi, không nói thêm gì nữa.