Tháng 11 â.l, Tân Dậu (1861), thủy sư đề đốc Bonard sang thay thế Charner (Charner bàn giao chức vụ cho Bonard ngày 30 tháng 11 d.l năm 1861) và Bonard tuyên bố ngay rằng quân Pháp sẽ tiến chiếm Biên Hòa và nếu cần sẽ tiến thẳng ra kinh đô Huế (đây là lời tuyên bố hiếu chiến và cao ngạo của đô đốc Bonard khi vừa mới đặt chân lên lãnh thổ của nước Đại Nam. Nguyên văn như sau: "Nous allons marcher sur Biên Hoà et, s' il le faut, nous irons à Huế" (tạm dịch: Chúng ta sẽ tiến chiếm Biên Hòa và nếu cần, chúng ta sẽ đi ra Huế) (A.Shreiner; đã dẫn; trang 222), ra lệnh quân binh chuẩn bị chu đáo cho cuộc hành quân. Trong thời gian chờ đợi sắp xếp chuẩn bị, Bonard ra lệnh cho thuyền trưởng Lespés chỉ huy tuần dương hạm Norzagaray ra chiếm hữu và thiết lập chủ quyền của Pháp trên đảo Côn Sơn. °Hỏa hồng trên sông Nhật Tảo Sáng ngày 10 tháng 12 d.l năm 1861, sau khi chiến hạm của Lespés vừa khởi hành đi Côn Sơn thì ở Mỹ Tho quân kháng chiến do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã lập kế giả làm thuyền buôn trên sông Vàm Cỏ, áp sát đến gần tàu chiến L' Espérance đang bỏ neo ở địa phận thôn Nhật Tảo và hơn 150 quân kháng chiến bất ngờ nhảy lên tấn công binh lính Pháp trên tàu. Quân Pháp nhảy xuống sông để trốn và tẩu thoát: 17 lính Pháp bị giết, chỉ có 5 thủy thủ và 3 lính Phi Luật Tân thoát chết. Một số người dân địa phương ở thôn Nhật Tảo bị quân kháng chiến trừng phạt giết chết vì hợp tác với quân Pháp, nhà cửa của những người nầy bị thiêu hủy. °Đồng loạt khởi dậy Cuộc tấn kích của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo là ngọn lửa chăm ngòi cho những cuộc nổi dậy đồng loạt của quân kháng chiến để tấn công đốt phá đồn bót của quân Pháp ở khắp nơi từ ngày 14 đến 30 tháng 12 d.l năm 1861: Tân An, Cần Giuộc, Gò Công ngày 14/12 d.l ; Gia Thạnh ngày 18 ; Cái Bè ngày 20 và 25 ; Rạch Gầm ngày 29 ; Rạch Cả Hòa ngày 30. Quân kháng chiến bị thiệt hại nhiều trong chiến dịch tổng tấn công nầy. Những người địa phương hợp tác với Pháp để làm việc trong tổ chức hành chánh cai trị trong các vùng Pháp chiếm đóng đều bị quân kháng chiến giết chết. °Quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho đánh chiếm Biên Hòa Quân Pháp khởi sự tấn công đánh chiếm Biên Hòa. Điểm xuất quân có thể chọn từ 3 nơi: -1/ từ Thủ Dầu Một, -2/ từ Sài gòn qua con đường cái quan Sài gòn-Biên Hòa, -3/ từ Sông Sài Gòn dùng thủy lộ qua con sông Đồng Nai. Không thể xuất quân từ Thủ Dầu Một vì không có phương tiện để vượt ngang sông Đồng Nai lại thêm có đồn binh Mỹ Hòa của Đại Nam án ngữ do đó Bonard chọn 2 đường tiến quân từ Sài Gòn qua đường cái quan Sài Gòn-Biên Hòa và bằng thủy lộ sông Đồng Nai. Trước khi ra lệnh tấn công Biên Hoà, Bonard gửi một tối hậu thư đến quân thứ Biên Hòa. Thư trả lời từ quân thứ Biên Hòa không đáp ứng được những đòi hỏi của Bonard và do đó Bonard phát hiệu lệnh tấn công vào ngày 14 tháng 12 d.l năm 1861. -Cánh quân thứ nhứt theo đường cái quan thẳng tiến đến đồn Mỹ Hoà. -Cánh quân thứ 2 tiếp nối cánh quân thứ 1 để đến thôn Tân Phú. - Cánh quân thứ 3 do tàu chiến của Pháp ở sông Sài Gòn ra sông Nhà Bè rồi tiến ngược lên sông Đồng Nai. -Cánh quân thứ 4 cũng theo thủy lộ để đến thôn Gò Công. -Các thuyền chiến Renommée, Alarme và Ondine có nhiệm vụ dọn dẹp các chướng ngại vật trong lòng sông Đồng Nai và cá pháo đồn dọc theo 2 bên bờ. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau khi sau pháo hiệu tấn công, liên quân Pháp-Y Pha Nho đã chiếm được đồn phòng thủ ở Gò Công. Bốn pháo đồn trên bờ sông Đồng Nai pháo kích liên hồi lên pháo hạm Alarme. Cánh quân thứ 3 của Pháp do hạm trưởng Lebris chỉ huy dùng ghe đổ bộ quân lên bờ tấn công các pháo đồn nầy, quân đồn thú bỏ pháo đồn chạy thoát thân. Các tàu chiến tiếp tục suốt đêm để khai thông các chướng ngại vật trong lòng sông Đồng Nai và phải mất 2 ngày 2 đêm dọn dẹp lòng sông mới có thể lưu thông an toàn tiến thẳng về hướng Biên Hòa. Chỉ huy cánh quân thứ 1 là Comte bị tử trận khi tiến sát đến cánh trái của điểm kháng cự Mỹ Hòa. Chỉ huy cánh quân thứ 2 từ Gò Công được lệnh tiếp tục tấn công vào cánh phải Mỹ Hòa trong khi pháo binh từ các chiến hạm bắn vào trung tâm điểm của cứ điểm nầy. Quan binh Đại Nam bị tấn công từ 3 phía: vì không thể cầm cự lâu hơn quân binh Đại Nam rối loạn bỏ Mỹ Hòa rút chạy vào thành Biên Hòa. Các cứ điểm tiền đồn phòng thủ thành Biên Hòa bên phía phải lưu ngạn sông Đồng Nai đều bị liên quân Pháp Y Pha Nho chiếm đóng. Bonard liền ra lệnh chuẩn bị thu xếp chuyển quân sang bờ trái sông Đồng Nai để tiến chiếm thành Biên Hòa. Đích thân Bonard xuống pháo thuyền Ondine và cùng với một pháo thuyền khác do thuyền trưởng Jonnart tiến đến trước mặt thành Biên Hòa để quan sát. Đại pháo trong thành bắn ra; pháo thuyền của Jonnart bắn trả vào thành: tiếng súng trong thành chấm dứt và một cụm khói đen trong thành bốc lên cao. Trời về tối, quan Pháp chưa thể đổ bộ lên bờ. Sáng hôm sau, đội quân tiền sát Pháp-Y Pha Nho tiến vào thành Biên Hòa không gặp phải một sức kháng cự nào. Khi quân Pháp tìm thấy hằng trăm tù nhân đạo Gia tô bị thiêu sống trong một trại giam họ mới biết được lý do tại sao có cột khói trong thành bốc lên cao vào đêm hôm qua. Chiến lợi phẩm quân Pháp tịch thu gồm có 48 khẩu đại pháo, 15 ghe buồm đánh trận, vô số gỗ quý. Trong trận nầy, liên quân xâm lược chỉ có 2 người chết và một số bị thương không đáng kể. Thiếu tá Y Phan Nho Domenech Diégo chỉ huy cánh quân thứ 2 được chỉ định giữ chức tỉnh trưởng Biên Hòa để tiếp tục các chiến dịch bình định trị an. (A.Sch
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương Kết
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!5842_10.htm!!!
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
ẻ thua trận không có quyền đòi hỏi hoặc đặt điều kiện với kẻ chiến thắng? "Rồi đưa xuống đình thần bàn xét", họ bàn xét cái gì? ĐNTLCB ghi vụ bàn xét nầy như sau: "Phúc tấu là: về khoản cắt đất bồi ngân, 2 viên ấy đã làm, phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí, chưa chắc đã nghe ngay. Xin chuyên trách 2 viên ấy ở gần bàn tính châm chước dần dần để chuộc lỗi trước, hãy đợi khi sai sứ tới hỏi, nhân cơ mà châm chước nghĩ định. Nhưng lại cho là xếp đặt không giỏi. Xin bắt tội. Vua nói: bây giờ há có người hiền tài nào mà đổi hết được du? Bèn cho Thanh Giản lãnh tổng đốc Vĩnh Long, Duy Thiếp (Hiệp) lãnh tuần phủ Thuận - Khánh cùng với tướng nước Phú biện bác để chuộc tội." (ĐTLCB đã dẫn, trang 305)