Chương 22

 <<Chuẩn cho sứ thần 2 nước Phú Lang Sa và Y Pha Nho làm lễ triều yết. Trước kỳ 2 sứ thần nước ấy đều đem quốc thư (có đóng dấu ấn của 2 nước) và phẩm vật của 2 vua nước ấy nhờ quan có chức trách dâng lên, lại kính nhận lãnh quốc thư của nước ta. (Ngày đến của biển Thuận An, sứ thần trước hết ủy một viên chức đệ phẩm hạng tới sứ quán kính để đấy. Nước ta sai quan kiểm nhận tiếp đệ hộ đợi cùng với quốc thư (bản hoà ước đã được kiểm nhận = chú giải của VSTK) cùng tiến. Ngày hôm sau ngày đến sứ quán, sứ thần xin dâng quốc thự Viên khâm phái đại thần nước ta đem đồ binh trượng, long đình, tàn lọng nhã nhạc đến tiếp đệ, tiến lên hoàng thượng xem xong, lại rước quốc thư nước ta kính đệ đến nhà sứ quán đúng như nghi thức, giao cho sứ thần ấy kính lãnh). Đến ngày triều yết, vua ngự điện Thái Hòa (đặt nghi lễ đại triều) sứ thần tới sân ra mắt vua. (Hôm ấy đón đến xưởng Hữu tướng quân, những quân theo sứ thần đi, đóng lại ở đấy, sứ thần do cửa Hữu Khuyết vào, đón đến nhà rạp kết hoa nghĩ một lúc để chờ; lại đón vào bệ son đứng vào ban. Ban thứ nhứt 2 viên chánh sứ đứng, ban thứ 2 phó sứ, bồi sứ, tham tán. Đệ nhị ban phó 5 viên đứng, ban thứ 3 tham biện, vỏ quan 6 viên đứng. Trước hết làm lễ vái một vái, đọc lời kính chúc, dịch ra tiếng ta xong, quan bộ Lễ bèn truyền chỉ nói: Hoàng đế rất vui vẻ, tỏ hết hậu tình, gửi lời thăm hoàng đế 2 nước được mạnh giỏi. Tuyên đọc xong lại dịch ra tiếng Pháp cho biết. Sứ thần làm lễ vái ba vái rồi lui ra. Các quan làm lễ triều yết, rồi đưa sứ thần về rạp kết hoa nghĩ một lúc, rồi đón về sứ quán. Làm lễ xong, mời ăn tiệc ở nhà sứ quán, đưa lại tiền bồi thường (đĩnh mười lạng, cộng 13,004 đĩnh, thành 186,111 đồng bạc Tây dương). Các phẩm hạng tặng vua hai nước và tướng sứ trở xuống đều có thứ bậc khác nhau...>> (ĐNTLCB/đệ tứ kỷ/ quyển XXVIII; bản dịch; trang 10-11).
Đoàn Thọ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Quan, Đặng Hạnh, Phạm Ý, Lê Tuấn tất cả đều bị Tự Đức trách phạt vì không lập được công trạng gì trong cuộc thương thuyết với người Pháp-Tây Ban Nha.
°
Năm Quý Hợi, tháng 3 âl, Tự Đức thứ 16 (1863), Nguyễn Trường Tộ trao cho Trần Tiễn Thành một bản trần tình kèm theo 3 lá thư luận bàn khác nhau với 3 tiêu đề:
1/- Thiên Hạ Đại Thế Luận.
2/-Tế Cấp Luận.
3/-Giáo Môn Luận.
Bản trần tình và 3 lá thư nầy có ý tỏ rõ tâm sự, giải thích lý do tại sao Tộ làm việc cho người Pháp và đồng thời cũng xin triều đình sửa đổi chính sách cai trị cho hợp với thời thế mới. (Xin đọc:Nguyễn Công Tánh; VSTKCGKL; V; chú giải 12 và 13 từ trang 1516 đến 1533 về Trần Tiễn Thành và Nguyễn Trường Tộ).
°
Quý Hợi, tháng 3 â.l, Tự Đức thứ 16 (1863), sau khi tiến hành lễ trao đổi hiệp ước năm Nhâm Tuất đã ký ngày 5 tháng 6 d.l năm 1862, triều đình cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu vào Gia Định bàn định việc quân Pháp trao trả lại cho triều đình Huế tỉnh Vĩnh Long.
Về việc nầy sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên (ĐNTLCB) của nhà Nguyễn viết như sau:
<<Sứ 2 nước Phú và Y về Gia Định. Vua sai Phan Thanh Giản cùng đi. Khi ấy sứ thần nói: về lần nầy sẽ giao trả Vĩnh Long, nên sai cùng đi, để giao nhận cho xong việc trước.
Vua lại bảo Thanh Giản rằng: trong thư nghị hòa có nói: khi nước có việc hoãn cấp, họ cũng cùng phải giúp ta. Mới đây, miền Bắc, bọn giặc ở sông nước (giặc biển Hải-Yên ở miền Bắc; xem chú thích (6);VSTKCGKL;VI;trang 1704) từng thuê tàu của Tây Dương, ở miền Nam, Cao Miên làm ngăn trở@, cũng nghe tin là viên tướng ấy chủ trương sai bảo. Nếu không có việc ấy, nên khéo nói với họ, làm thế nào để cùng giúp cho nhau, đó cũng là một chước hay để yên cõi ven vậy. Lại, 3 tỉnh nay đã về tay họ rồi, nên bàn đến việc đường trạm, cho đường xá đi được đều nhau. Đến cả sự lệ việc thông thương ở cả 3 cửa biển, cũng nên định rõ. Trong ngoài 1 tháng phải làm cho xong rồi về Kinh... >>(ĐTLCB; q. XXVIII; trang 11).
---------
@ Ở miền Nam, Cao Miên làm ngăn trở: ở đây Tự Đức muốn đề cập đến việc quân xâm lược Pháp dành quyền bảo hộ của triều đình Huế đối với nước Cao Miên. Không thấy sử sách của nhà Nguyễn viết rõ về việc nầy.
Trước ngày quân xâm lược Pháp đặt chân lên nước Đại Nam, nước Cao Miên (Cambodge) có lúc là một nước chư hầu, có lúc là một nước dưới quyền đô hộ của nước An Nam hoặc của nước Xiêm (Thái Lan) nhưng hầu như chịu ảnh hưởng đô hộ của người Xiêm nhiều hơn. Một viên quan của triều đình Bangkok nước Xiêm đóng trụ sở ở thủ đô mới của nước Cao Miên là Oudong để lãnh trách nhiệm đô hộ nước nầy.
Từ năm 1812 (niên hiệu Gia Long thứ 11) người Xiêm đã từng đem quân xâm lăng và chiếm đóng cựu thủ đô Angkor và tỉnh Battambang của Cao Miên với lý do trá ngụy là yểm trợ cho vua lưu vong Nặc Ong Nguyên trở về tranh ngôi báu với vua em là Nặc Ong Chân.
Người Xiêm tiếp tục xâm lấn để chiếm thêm 2 tỉnh Toulé-Repou và Mouley-Prey của Cao Miên khiến Nặc Ong Chân phải bỏ thành La Bích (Loveak, một trong những kinh đô ngày xưa của Cao Miên) chạy sang Gia Định và cầu cứu với chính quyền Việt Nam (Việt Nam là quốc hiệu nước Đại Việt của triều đại hoàng đế Gia Long). Quân Xiêm bắt giữ kiều dân Đại Nam ở đất Chân Lạp. Tướng Việt Nam giữ đồn Tân Châu là Trần Văn Năng viết thư trách cứ. Tướng Xiêm đem những kiều dân Việt Nam và một số thuyền bị quân Xiêm bắt giữ trao trả lại cho Việt Nam.
Tháng 6 âl năm Nhâm Thân (1812), vì bị áp lực của quân Miến Điện gây hấn, vua Xiêm ra lệnh rút binh ở Chân Lập về nước rồi sai sứ sang triều cống hoàng đế Gia Long để giải thích việc đem quân vào Chân Lập là nhằm mục đích làm cho anh em họ Nặc Ong không tranh chấp quyền lực lẫn nhau rồi đề nghị đễ quân Xiêm hợp đồng với quân Việt Nam đưa Nặc Ong Chân trở lại Chân Lập. Hoàng đế Việt Nam gởi lời quở trách vua Xiêm vô cớ đem quân Xiêm vào nước Chân Lập và dọa sẽ yểm trợ đưa Nặc Ong Chân trở lại ngôi vua nước Chân Lập mặc dù sau nầy vua Xiêm tráo trở, lừa dối, thất tín. Mặt khác, lại vỗ về, khuyên lơn, giải thích cho Nặc Ong Chân yên tâm về việc hợp đồng với quân Xiêm.
Năm Quý Dậu, Gia Long năm thứ 12 (1813), tháng 2 â.l, Triều đình Huế truyền lệnh cho Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tỉnh phát 13,000 thủy binh Việt Nam đưa Nặc Ong Chân và các gia thần từ Gia Định trở về thành Lô Vét (La Bích hay Loveak ở Chân Lập). Viện trợ thêm cho Nặc Ong Chân 3,500 lượng bạc, 5,000 quan tiền và hàng chục ngàn hộc thóc (hộc: một loại đơn vị cân đong lúa gạo). Vì quân Xiêm vẫn còn đóng trên đất Chân Lập, với ý định chia cắt đất Chân Lập bằng cách chiếm Battambang giao cho Nặc Ong Nguyên ở Oudong, hoàng đế Gia Long theo lời cố vấn của Lê Văn Duyệt cho phép quân Việt Nam xây đắp thành Nam Vang (Phnom Penh) cho Nặc Ong Chân ở, tăng cường thành La Bích để trữ lương rồi chỉ lưu một số ít quân binh Việt Nam ở lại Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp, còn đại binh của Lê Văn Duyệt thì rút về Gia Định. Lại viết thơ trách cứ vua Xiêm khiến vua Xiêm cũng phải ra lệnh quân Xiêm rời khỏi Battambang. (xin xem lại VSTKCGKL.III; trang 1027, 1028, 1029; đã phát hành năm 2003). Kể từ lúc đó, trên thực tế nước Cao Miên kể như bị chia đôi, một nửa gọi là Cao Miên Thượng do chính vương Nặc Ong Nguyên ở Oudong cai trị dưới quyền đô hộ của quân Xiêm và một nửa gọi là Cao Miên Hạ do phó vương Nặc Ong Chân cai trị ở Phnom Penh dưới quyền đô hộ của quan quân triều đình nước Đại Nam. Vua nước Cao Miên Hạ Nặc Ong Chân mất không con trai nối nghiệp. Minh Mạng cho quan triều đình Việt Nam gốc Chân Lập là Trà Long và La Kiên lãnh quyền cai trị Cao Miên Hạ dưới quyền kiểm soát của quan đô hộ Việt Nam là Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương. Theo lời đề nghị của Trương Minh Giảng, Minh mạng chấp thuận đặt một người Chân Lập bản xứ là Nhâm Vu cùng nắm quyền nhiếp chính cai trị, chia Cao Miên Hạ thành thành 33 phủ của nước Đại Nam. Năm Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 16, tháng 3 âl (1835), xây đắp thành Trấn Tây để cho quân binh bảo hộ của Việt Nam trú đóng, bờ thành cao 9 thước 9 tấc, bề dầy chân thành 1 trượng 8 thước, tường thành dầy 3 thước 6 tấc, 4 hào thành phía ngoài mỗi hào rộng 3 trượng 1 thước 5 tấc; riêng hào trước cửa thành rộng 5 trượng 8 thước 5 tấc. Tất cả hào lũy đều sâu 1 trượng. (VSTKCGKL.IV; trang 1193).
Sai lập miếu thờ quốc vương Chân Lập. Nhân dịp nầy, Minh Mạng dụ nội các rằng:
<<Chân Lập làm triều thần nước ta đã hơn trăm năm, tiến cống cẩn thận. Triều đình cư xử như là một nước phụ thuộc, gây dựng cho nhiều. Tuy nhiên, vua cũ nước nầy là Nặc Ong Chân yếu kém không thể tự lực tự cường. Trong khoảng những niên hiệu Gia Long, có lần đã bị giặc Xiêm xâm chiếm, Ong Chân đã phải bỏ nước Chân Lập trốn đi, đến ở thành Gia Định cũ, đất nước đã không còn là của họ nữa. Hoàng khảo Thế Tổ Cao hoàng đế nước ta (Gia Long Nguyễn Phúc Ánh) vì thương xót cho họ đã có lòng thành thần phục nên đã nhiều đời sai tướng ra quân đánh tan giặc Xiêm, lấy lại nước ấy rồi phong vương tước cho Ong Chân, cho họ giữ lấy bờ cõi, không nỡ sáp nhập nước ấy làm thành quận huyện của Việt Nam. Tuy nhiên, đương sự (Nặc Ong Chân) từ đó chỉ biết phung phí hưởng thụ, bỏ lơi việc nước. Vào niên hiệu Minh Mạng thứ 14 (1833), giặc Xiêm lại ngầm đánh úp, Ong Chân lại chạy trốn đến tỉnh Vĩnh Long, và như vậy lãnh thổ và nhân dân Chân Lập lại không còn là của đương sự nữa. Ta đã cử đại quân đánh tan giặc Xiêm, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, lấy lại thành quách, chiêu tập nhân dân. Lúc ấy đem nước đó làm thành quận huyện, thì là ta lấy được của người Xiêm chứ không phải lấy của Chân Lập. Nhưng nghĩ rằng quốc vương nước đó hãy còn và có thể cố gắng cho nên lại cho giữ lấy nước, chỉ đặt quân tướng tham tán để bảo hộ, mong rằng đương sự đời làm phên dậu, lâu chịu ơn yêu quý. Nào ngờ, quốc vương kia chết đi, lại không có con trai nối nghiệp, đó là do ý trời chứ không phải ý người tạo ra. Nếu không xử trí trước thì nhất định giặc Xiêm lại nhân lúc sơ hở đến quấy rối thì nhân dân một hạt không khỏi lại bị lầm than. Vì thế mới sai đặt quận huyện, đặt lưu quan để cai trị đất ấy, khiến cho người Xiêm phải sợ mà không còn dám đến xâm lấn mà nhân dân hạt ấy mới được cùng yên ngủ trong chăn chiếu vậy. Nay quốc vương kia để lại con gái còn bé là Ngọc Văn cho nên phong làm quận chúa, Ngọc Biện thì phong làm huyện quân, hậu ban bổng lộc, cho họ được nương nhờ. Các thổ mục của nước đó cùng được tùy theo tài cán bà bổ dụng, dân Chân Lập cũng được đối xử y như là dân kinh Việt Nam. Triều đình làm như thế là chính đại quang minh. Quốc vương kia dưới chín suối nếu có thiêng thì cũng nên cám ơn mà không ân hận gì. Ta lại nghĩ rằng nước ấy dù rằng đời đời không có vua nhân tài, công đức với dân nhưng vì từ trước đã từ làm quân trưởng một nước thuộc quốc. Nay đã sáp nhập vào bản đồ nước ta, thì việc đèn hương tuế thời thờ cúng cho quốc vương đó không nỡ lại để cho nguội lạnh, khiến linh hồn không chỗ nương tựa sao? Vậy sai Ty có chức trách chọn đất lập miếu ở kinh thành, bày thờ thần vị các quốc vương chân Lập đã quá cố, tuế thời cúng tế, để tỏ rõ đạo Ưu hậu. >> (ĐNTLCB; Đệ nhị kỷ; trang 145)
Tháng 8 âl năm Canh Tý, niên hiệu Minh Mạng thứ 21 (1840), thuyên chuyển Mỹ Lâm quận chúa, Thâu Trung huyện quân Ngọc Thu, Tập Ninh huyện quân Ngọc Nguyên đến ở Gia Định. Lý do thuyên chuyển: Ngọc Biện ngầm liên hệ với một người Miên tên Mao (là cậu của Ngọc Biện). Ngọc Biện bị bắt giam, tước bỏ tước hàm huyện quân. Sau đó cùng với Mao bị xử chém. Lính và dân Miên (Chân Lập) ở thành Trấn Tây do huyện úy huyện Thái Thịnh, phủ Ninh Thái là Tùng Hiên và huyện úy huyện Thượng Phong, Phủ Nghi Hòa là Đào Vân cầm đầu nổi loạn vì chuyện Ngọc Biện bị triều đình xử chém. Tùng Hiên nguyên ngày trước là kẻ theo hầu Ngọc Biện.
Tháng 9 âl, người Miên ở phủ Tỉnh Biên tỉnh Hà Tiên nổi loạn đánh hãm đồn Châu Nham.
Người Miên loạn khắp nơi, lan tràn ra Hà Tiên, Gia Định, Định Tường, nơi nơi đều có biến động, chỗ nhiều thì 1, 2 ngàn người, chỗ ít cũng không dưới vài trăm người, hoặc đánh phá đồn binh hoặc mặt thủy, bộ giết hại dân Việt Nam chính gốc, quan binh triều đình địa phương bình định, đánh dẹp không dứt.Minh Mạng bảo với triều thần rằng:
<<Trước đây Trương Minh Giảng thường nói với ta là người Chân Lập phần nhiều chất phác thực thà có thể tin cậy được, có phần hơn người Thổ ở Bắc Kỳ. Ta cho là không phải. Thực ra người Thổ ở Bắc Kỳ còn có người biết chữ nghĩa, thạo tiếng người kinh, còn có thể lấy nghĩa lý hiểu bảo được. Còn như người Chân Lập thì ù lì như viên đất không biết gì, lại phần nhiều giảo quyệt dối trá, dù có kề sát tai mà nói cho biết cũng không thể được Ta đã dự tín sẽ có ngày nầy từ lâu rồi. Rất may là hiện nay nước nhà cường thịnh, binh ít thì lấy thêm, lương thiếu thì tăng thêm, nhất định phải có một phen khó nhọc mới có thể vỗ yên được. Việc gian nan to lớn như thế thà rằng xảy ra trong thời đại của ta, không nên để lại cho con cháu đời sau giải quyết.>>(ĐNTLCB đã dẫn; trang 361,362 và VSTKCGKL.IV; trang 1227,1228,1229,1231).
Dưới thời đại Thiệu Trị, người Cao Miên ở Trấn Tây (Phnom Penh) thường nổi dậy đánh phá quân đô hộ của triều đình nước Đại Nam. Tháng Giêng, năm Tân Sửu (1841), Thiệu Trị lên ngôi hoàng đế tại điện Thái Hòa, đổi niên hiệu là Thiệu Trị. Để lấy lòng người dân Cao Miên, tháng 2 âm lịch (1841), Thiệu Trị dựng miếu thờ quốc vương Cao Miên ở xã Dương Xuân, mỗi năm cứ đến mùa Xuân, mùa Thu thì làm lễ. Lệ tế và đồ thờ cũng cũng giống như miếu thờ quốc vương Chiêm Thành. Theo lời trình tấu của kinh lược Phạm Văn Điển và tướng quân Trương Minh Giảng, tha quận chúa nước Cao Miên là Ngọc Vân, huyện quân là Ngọc Thu và Ngọc Nguyên về thành Trấn Tây.
Tháng 3 âl/ nhuận (1841), dân Cao Miên ở tỉnh Vĩnh Long đánh phá phủ Lạc Hóa. Sai Bùi Công Huyên đem quân bình định.
Tháng 4 âl, sai tham tán Trấn Tây Nguyễn Tiến Lâm đi giúp Nguyễn Tri Phương dẹp loạn người Miên ở Ba Xuyên và Lạc Hóa. Nguyễn Tri Phương phá tan loạn người Miên ở Trà Tâm, Sóc Trăng và Tượng Sơn. Người Miên ở phủ Lạc Hóa lại vây đánh đồn Nguyệt Lảng. Bùi Công Huyên đem quân tiểu trừ. Loạn quân người Miên thua chạy tan. Tháng 5 âl, theo lời tấu trình của Nguyễn Công Trứ, tha cho tên Yểm cho về Trấn Tây để chiêu dụ dân Miên. Ngày trước, khi người Miên tên là Yểm quy thuận, họ hàng thân thuộc đến hơn 9,000 người đều bị phân tán khắp các tỉnh ở Nam Kỳ, nay cũng tha, cho được đoàn tụ với nhau. Gia sản của Yểm đều được trả lại đầy đủ ngoại trừ súng óng và đồ binh khí thì phải bỏ vào làm của công. Con trai của Yểm tên là Bướm vẫn bị an trí ở Khánh Hòa.
Bàn định cùng đình thần về việc người Xiêm La (Thái Lan gây hấn, xúi giục dân Cao Miên tạo loạn ở Trấn Tây.
Tháng 8 âl (1841, Thiệu Trị khiến các quan đại thần viện Cơ Mật tìm biện pháp giải quyết vấn đề giặc loạn ở Trấn Tây. Viện Cơ Mật hỏi ý kiến các tướng lãnh ở Trấn Tây là Phạm Văn Điển, Trương Minh Giảng, Nguyễn Công Trứ, Đoàn Văn Sách, Nguyễn Công Nhàn, Cao Hữu Dực: những tướng nầy đề nghị rút hết quân Đại Nam ở thành Trấn Tây về An Giang để cho binh lính được đỡ nhọc và dân chúng ở Nam Kỳ cũng được nghỉ ngơi. Triều thần cũng đề nghị rút quân. Thiệu Trị đồng ý cho rút quân.
Tháng 9 âl (1841), quan quân ở Trấn Tây lui về An Giang; ngày về tới đó, Trương Minh Giảng mất. Thiệu Trị định tội các tướng lãnh đã bất lực làm mất thành Trấn Tây. Bộ Hình đệ án tâu lên, khép Cao Hữu Dực, Phạm Văn Điển và Nguyễn Công Trứ vào tội trảm giam hậu (án treo); từ Lê Văn Đức và Nguyễn Tiến Lâm trở xuống cứ theo thứ tự mà giảm tội dần. Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Tri Phương đem quân tới Hậu Giang đánh phá loạn quân ở các sóc, đánh chiếm được 5 đồn sở, người Hán, người Hoa xin hàng 88 người. Tiếp tục truy kích loạn quân ở sóc Trà Điêu, bắt được 25 loạn quân người nhà Thanh và 1 loạn quân người Miên.
Tháng 12 âl, có người tự xưng là con của Anh Duệ hoàng thái tử ( Anh Duệ tức hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh con trai trưởng của hoàng đế Gia Long ở thành Nam Vang (Phnom Penh) tụ họp những quân Xiêm, Lào, Hán, Miên đến vài ngàn người. Dân giang hồ tứ chiến kéo theo rất đông. Vì thế Nguyễn Công Trứ, Đoàn Văn Sách và Nguyễn Công Nhàn đắp 2 đồn phòng thủ ở biên giới Việt Miên để giữ Hà Tiên và Vĩnh Tế. Vua Thiệu Trị không hài lòng về việc đắp đồn nầỵ.
Năm Nhâm Dần, Thiệu Trị thứ 2, tháng Giêng (1842), thủy binh Xiêm quấy rối vùng biển Hà Tiên triều đình cho rằng không đáng chú tâm vì quân Xiêm không có khả năng gây chiến với Đại Nam. Quân Xiêm lại tiếp tục quấy rối vùng biển đảo Phú Quốc. Sai Nguyễn Công Trứ đem quân đánh dẹp. Tháng 2 âl, triều thần báo cáo việc quân Xiêm cùng quân Miên đánh phá vùng biển Quảng Biên thuộc Hà Tiên. Sai Lê Văn Đức thống lãnh quân binh cùng với các tướng Lê Văn Phú, Tôn Thất Tường, Lê Khắc Nhượng đem binh thuyền từ kinh đô Phú Xuân đến Gia Định, hợp đồng với quân binh của Quảng Nam, Quảng Ngãi đi đánh dẹp quân Xiêm. Sai Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm đón đánh quân Xiêm-Miên ở Tiền Giang, Nguyễn Công Trứ cùng với Nguyễn Công Nhàn giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Lương Nhân đón đánh tại Hậu Giang. Ba đạo quân từ 3 mặt cùng tiến đánh, quân Xiêm cùng giặc Miên bị đánh tan phải chạy rút về Trấn Tây. Tháng 6 âl (1842), một số dân người Cao Miên không chịu sự xâm lăng và thống trị quân Xiêm trước đây đã bỏ trốn vào rừng nay các thổ mục của họ tỏ ý với chức quyền Đại Nam xin giúp để họ trở về nước cũ. Sai tổng đốc Nguyễn Tri Phương và tuần phủ Doãn Uẩn vỗ về, thu phục nhóm người Miên nầy để dùng họ trong việc cai trị ở thành Trấn Tây trong tương lai. Tháng 8 âl, ra lệnh chuẩn bị quân binh để đánh Trấn Tây theo lời trình tấu và đề nghị của Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn. Tháng 10 âl, sai văn võ đại thần duyệt bàn tình hình biên giới xứ Trấn Tây.
Năm Ất Tỵ, Thiệu Trị thứ 5, tháng 6 (1845), Tuần Phủ An Giang là Doãn Uẩn cùng với đề đốc Nguyễn Văn Hoàng chia đường tiến đánh vào nước Chân Lập: quân của Doãn Uẩn hợp với quan binh Định Tường hạ được 2 đồn Thị Đam, Vịnh Bích. Đạo quân của Nguyễn Văn Hoàng phối hợp với quan binh An Giang và Vĩnh Long tiến đánh Tầm Bồn (Battambang), quân Chân Lập bỏ đồn chạy. Thu được rất nhiều thuyền bè, khí giới. Truyền dụ cho Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch và Tôn Thất Nghị ở Gia Định hội đồng với quan binh của Nguyễn Tri Phương ở An Giang để tiến đánh Chân Lập. Doãn Uẩn phá tan quân Chân Lập tại một vùng sông ở Sách Sô rồi tiến đến Bang Chích, đắp đồn đóng giữ. Tháng 7 âl (1845), Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Nghị đưa quân đến Ba Nam, cho người đi chiêu dụ quân Chân Lập nhưng họ không chịu đầu hàng mà còn làm đồn, đắp lũy ở thượng lưu vùng sông chạy ngang đến đồn Thiết Thằng (đồn nầy giăng dây sắt nên gọi là Thiết Thằng) để giữ thành Nam Vang. Quan binh triều đình không thể tiến binh, vua Thiệu Trị ra lệnh đánh gắp. Quân đoàn của Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn ở Ba Nam tiến đánh và hạ được đồn Thiết Thằng của quân Chân Lập rồi tiến chiếm luôn thành Trấn Tây (tức thành Nam Vang /Phnom Penh). Từ Gia Định, Võ Văn Giải báo trình tin thắng trận về kinh đô Phú Xuân. Vua liền phái Võ Văn Giải đến Trấn Tây để ủy lạo và ban thưởng cho các quan binh. Truyền dụ cho Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn tiếp tục đưa quân tới Vĩnh Long để truy kích và tảo thanh tàn quân của Chân Lập. Cũng sai Võ Văn Giai, Tôn Thất Bạch và Nguyễn Văn Hoàng hành quân chiêu hồi trong các vùng đất Chân Lập vừa tái chiếm. Ai ra đầu thú mà bắt được quân Xiêm trên đất Chân Lạp để giải nạp cho quan binh của nước Đại Nam thì được thưởng và khỏi tội. Thổ mục và Thổ dân người Chân Lập đem nhau ra đầu thú hơn 23,000 người. Họ đều nói bị quân Xiêm ức hiếp áp chế nên phải nghe theo Võ Văn Giải trình tấu xin đặt Nặc Ong Bướm (con của Nặc Ong Yêm) là quốc trưởng Cao Miên, phái quân của Đại Nam giám sát, lấy Vĩnh Long làm nơi sở tại để quân triều đình đóng giữ ở đấy. Triều thần bàn định không chấp nhận giải pháp của Võ Văn Giải và đề nghị chia đất Cao Miên thành phủ, huyện rồi giao cho các thổ mục người Chân Lập đã theo về với triều đình giống như trường hợp của Trà Long, Nhâm Vu để cai trị dân Chân Lập. Đề nghị nầy của triều thần được chấp thuận.
Tháng 9 âl (1845), Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem quân tới Vĩnh Long, loạn quân kháng cự mạnh, quan binh không thể tiến tới được bằng đường sông. Nguyễn Tri Phương liền ra lệnh cho quân binh bỏ thuyền lên bộ tấn công ào ạt, loạn quân vỡ thua, Nặc Ong Đôn và tướng Xiêm Chất Tri rút quân lui giữ thành U Đông. Bổ dụng Nặc Ong Bướm làm tuyên phủ sứ vì đã theo về với quan binh Đại Nam và có công trong chiến dịch chiêu dụ người Chân Lập. Thành U Đông bị quân Đại Nam vây rất ngặt. Tướng Xiêm là Chất Tri hai ba lần sai người mang thư đến trại quân của Võ Văn Giai xin hòa. Triều thần nghị bàn đề nghị chấp thuận với điều kiện Nặc Ong Đôn phải ra đầu thú và nước Xiêm phải ký hòa ước với Đại Nam. Nguyễn Tri Phương tạm ngưng tấn công thành U Đông và ra kỳ hạn cho Chân Lập và Xiêm La đến ký hòa ước.
Tháng 10 âl, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đề nghị chọn 20 người Chân Lập tài giỏi vừa mới đầu phục trong thành Trấn Tây, cho họ giữ các chức phủ úy và huyện úy (6 phủ và 14 huyện) để họ chiêu dụ dân Chân Lập. Vua chuẩn y. Tướng Xiêm Chất Tri sai hẹn hội ước và tiếp tục cố thủ thành U Đông. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn liền ra lệnh tiến đánh giết chết hơn trăm quân địch, trong số đó một nửa là quân Xiêm. Quân Xiêm-Miên cố thủ và phản công. Cả hai bên đều bị thiệt hại. Nguyễn Tri Phương xin viện binh tăng cường. Triều đình gửi thêm viện binh: cho thự đề đốc Vĩnh Long-Định Tường Ngô Văn Giai đến Trấn Tây hội đồng với Tôn Thất Bạch tham biện công việc, sai Nguyễn Văng Hoàng đi Vĩnh Long hợp cùng Lê Văn Phú và Doãn Uẩn đốc quân đánh dẹp. Lãnh binh An Giang là Lê Đình Lý cũng được sai đến Trấn Tây để phòng sai phái.
Tháng 11 âl (1845), chỉ thị cho Nguyễn Tri Phương nên cứu xét để ký hòa ước với quân Xiêm và Chân Lập nếu họ thực lòng cầu hòa, nếu không thì thì phải tiến đánh nhanh chóng cho xong việc. Sau đó Chất Tri lại cho người đến xin ước hội. Quân Xiêm dựng một nhà lợp tranh nơi địa điểm hai bên gặp nhau. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn dẫn quân hộ vệ đến hội quán rồi từ của bên trái đi vào. Chất Tri xuống voi, đi chân không, bỏ hết nghi thức của người Xiêm rồi từ cửa bên phải đi vào làm lễ vái chào. Hai bên ký hòa ước nhưng buộc Nặc Ong Đôn phải đích thân dâng thư xin nhận tội. Ngày hôm sau, Ong Đôn cho người mang thư đến cửa quân xin nhận tội để chuyển về kinh thành cứu xét, được chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn không nhận được thư chính thức của Chất Tri. Rồi quân Xiêm tự ý triệt đồn lui quân. Lệnh cho Nguyễn Tri Phương lui quân về thành Trấn Tây, Ngô Văn Giai về An Giang, Tôn Thất Bạch về Gia Định.
Năm Bính Ngọ, Thiệu Trị năm thứ 6 (1846), tháng Giêng, tướng Võ Văn Giai tha cho mẹ của Nặc Ong Đôn về Cao Miên còn vợ và cháu của đương sự, đợi cho đến sau khi Chất Tri về nước Xiêm rồi sẽ tha về với Ong Đôn. Tháng 11 âl (1846), tướng Chất Tri lần lữa lấy cớ, ra kỳ hạn một tháng để chờ thư của vua Xiêm, chưa chịu chịu rút quân Xiêm ra khỏi thành U Đông. Sau Chất Tri đó lại yêu cầu xin cho Nặc Ông Đôn đến đầu thú trước và thư của vua Xiêm sẽ nộp sau. Tháng 12 âl (1846), Chân Lập Nặc Ong Đôn sai bầy tôi là Ốc Nha Lịch, Y Giá Non, Ốc Nha Bô, Na Đốc Côi, Ốc Nha Thôn, Na Tiếp Bà Đê Đột đem bài biểu và lễ vật tới Trấn Tây để gởi về kinh đô xin thần phục, được chấp nhận.
Tháng 2 âl năm Đinh Mùi (trong khoảng tháng 3dl và tháng 4 dl năm 1847), sứ Cao Miên làm lễ triều cống. Truyền chỉ cho bộ Lễ điều tra hỏi han để xem người Cao Miên đã thực lòng thần phục triều đình Đại Nam hay chưa. Hỏi đến đâu, sứ Cao Miên nói đến đó, không ngần ngại chút nào, xét thấy lời lẽ của họ chân thành, cho nên không còn nghi ngờ người Cao Miên nữa. Phong cho Nặc Ong Đôn làm Cao Miên quốc vương, Mỹ Lâm quận chúa Ngọc Vân làm Cao Miên quận chúa. Sai bố chính tỉnh Gia Định là Lê Khắc Nhượng cùng với Nguyễn Tiến Hội và Hoàng Thu làm khâm sứ sang thành Oudong làm lễ tuyên phong cho Ong Đôn và Ngọc Vân. Thưởng công cho các quan đại thần ở Trấn Tây.
Tháng 12 â.l năm Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức thứ 14 (tháng 1 d.l/1861), để trả thù về cái chết của Barbet, Ariès mở một cuộc hành quân lớn tấn công vào các phòng tuyến của chiến lũy Chí Hòa nhưng bị quan binh triều đình chống trả mãnh liệt, hơn 130 quân Pháp bị chết tại trận. Sau trận đánh nầy, phó đô đốc hải quân Charner và thiếu tướng Vassoigne được chính quyền Pháp phái sang, mang theo 3,000 quân tăng viện và một hạm đội tàu chiến hùng hậu.
Vua Cao Miên (Chân Lập) Nặc Ong Đôn (sử cũ viết là man tù Xá Ong Giun) chết năm 1860 tức năm Canh Thân, tháng 11 â.l/ niên hiệu Tự Đức thứ 13 (ĐNTLCB; quyển XXIII đã dẫn; trang 166), con trai trưởng là Norodom kế vị.
Tân Dậu, Tự Đức thứ 14, tháng Giêng (7 tháng 2 d.l/1861), soái hạm Impératrice-Eugénie của Charner thả neo trên sông Sài Gòn (sông Tân Bình). Sau khi đánh chiếm đại đồn Chí Hòa và truy kích quân triều đình chạy về Biên Hòa Charner phái phó thuyền trưởng Lespès mang qua cáp và một lá thư đề ngày 24/ 3 d.l/ 1861 sang chiêu dụ vua Cao Miên Norodom đệ I. Norodom liền cử một sứ đoàn 80 người mang lễ vật sang gặp Charner để xin giao hảo với người Pháp. Việc nầy được A. Schreiner viết lại như sau:
En fin, au roi du Cambodge, l'amiral fit parvenir des présents et une lettre (24 mars 1861). Le lieutenant de vaisseau Lespès, qui avait pris une part des plus actives à la campagne, fu chargé de la mission; il se rendit à Kampot avec l'aviso le Norzagaray qu'il commandait. Voici la teneur du pli:
<<Les derniers événements de la Cochinchine sont parvenus à la connaissance de Votre Majesté. Ell sait que les troupes franco-espagnoles ont chassé les Annamites des lignes de Chí-Hòa, que Saigon est dégagé et qua l'armée ennemie vaincue s'est dispersée dans toutes les directions. Les populations des environs, à de grandes distances, sont venues faire leur soumission et accepter la protection qui leur était offerte.
L'intention de la France est de conserver sa conquête, de fonder dans la Basse-Cochinchine une colonie et d'y apporter tous les bienfaits de la civilisation européenne. Le Cambodge a toujors eu avec la France des relations d'amitié. J'espère que nos rapports, en devenant plus fréquent, deviendront aussi plus intimes.
Comme commandant des forces de terre et de mer en Cochichine, et comme représentant de la France, je viens assurer Votre Majesté de nos meilleures intentions à l'égard du royaume du Cambodge et répondre aux avances de paix et d'amitié que le Roi, votre père, Sire, a souvent faites au représentant du noble Empereur des Français à Saigon.
J'ai l'honneur d'informer aussi Votre Majesté que je compte, dans un temps peu éloigné, porter nos forces sur Mỷ Tho et m'emparer de cette place, dernière défense des Annamites vers le Cambodge.
Le commandant de l'aviso de sa Majesté Impériale, le Norzagaray, porra entrer en communication avec Votre Majesté, si tel ait son désir.
J'offre à Votre Majesté....>>
Cette démarche auprès du souverain cambodgien eut un sucès complet. Le Roi Norodom répondit par des présents et l'envoi d'une ambassade de quatre-vingts personnes (nous en parlerons plus loin). (A.Schreiner; đã dẫn; trang 183)
Tạm dịch: Sau cùng, đối với vua Cao Miên, viên đề đốc đã gởi qua cáp và một lá thư (đề ngày 24 tháng 3 năm 1062). Phó hạm trưởng Lespès, người đã dự phần hết sức tích cực vào chiến trận, được chỉ định nhiệm vụ mang quà và thư; ông ta tới Kampot với chiến hạm Norzagaray do ông chỉ huy. Và sau đây là nội dung lá thư: