Chương 11

Ông Vũ đến Đà Lạt ngày hôm qua. Đoàn làm phim của ông đã quay xong một số ngoại cảnh ở đây. Đà Lạt là nơi ông sinh ra và lớn lên với bao nhiêu mối tình đầy kỉ niệm. Lần đến Đà Lạt này dù không muốn ông Vũ vẫn dễ dàng bị khuấy động…
Vẫn cái không khí lành lạnh với mưa bụi, với con dốc thân quan dẫn ông đi quanh co để đến quán café một thời của ông. Quán Rừng Thu. Ông đã ngồi một mình trong quán nhìn những đôi tình nhân âu yếm tựa sát vào nhau. Bức vách có khu rừng mùa thu vẫn buồn bã với những hàng cây khô trơ lá “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.. Ông đã lẩy Kiều với ai nhỉ? Có thể với tất cả những người con gái đến Rừng Thu với ông? Và bản nhạc nữa, ông đã nhiều lần lắm rồi mà: “Lá đổ muôn chiều. Ôi! Lá úa. Phải chăng là nước mắt người đi. Thôi em đừng dối lòng. Dù sao chăng nữa cũng nhớ đến tình đôi ta…”
Tiếng hát làm tim ông nhoi nhói.. “Dù sao chăng nữa, cũng nhớ đến tình đôi ta…” Ông đã nhớ ra rồi, Mai Phương vẫn tự ví mình như chiếc lá vàng kia… Ngày đó cô đã yêu ông bằng tình yêu kì lạ. Tình yêu đó là một nỗi đam mê, là một nỗi oan kiên mà hình như cô đã cố tình lao vào như con thiêu thân lao vào ánh sáng. Cái rụt rè, nhút nhát chỉ là lớp vỏ che đậy nỗi đam mê như bệnh hoạn của cô. Mỗi ngày cô âm thầm đến nhà ông chỉ để gơở một bông hồng trên bực thềm đá. Trong giảng đường mà hoạ hoằn lắm ông mới vào học, bao giờ đôi mắt cô cũng đắm say nhìn ông như nhắn gởi một điều gì… Thoạt đầu, ông không hề chú ý đến cô, vì ông luôn thích những người con gái mạnh mẽ, tự tin và bạo trong mọi mặt… Nhưng phải chăng vì trái tim vốn tự cao của ông đã đợc vuốt ve theo một cách riêng là lạ mà ông đã tìm đến cô?
Máy cassette đã qua một bản nhạc khác rồi… “Thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa, có nhiều khi từ vườn khuya bước về bàn chân nhè nhẹ, tựa hôn những năm xưa…”
Ông Vũ bước vào nhà. Ông để vội bó hoa lên bàn rồi đi tắm. Ông tìm bộ quần áo nào để mặc vào trông ông thật trẻ trung. Đối với ông, chuyện chăm sóc bề ngoài luôn là chuyện làm ông quan tâm.
Thả mình trên chiếc ghế mây to, ông khẽ lắc người theo nhịp lắc qua lắc lại của chiếc ghế.
Ông gọi to:
- Chị Chín! Có café chưa?
Một người đàn bà trông mập mạp, chậm chạp mang lên cho ông một mâm nhỏ đựgn một li café sữa, một gói thuốc lá và một hộp quẹt diêm. Chị cẩn thận để mâm lên ghế đôn sứ gần đó.
Ông Vũ hỏi:
- Thằng Bảo mấy hôm nay thế nào?
Chị Chín lắc đầu:
- Quậy hết cỡ, mà lại không chịu ăn. Tôi không dám thả…
Ông Vũ xua tay:
- Chị cứ cho nó ở trong phòng và để mắt coi chừng giùm tôi. Nó có ngủ được không?
- Ngủ cũng ít. Nó cứ lục đục, tìm kiếm cái gì suốt đêm.
Chị Chín ngao ngán:
- Hôm kia, tôi vưa mở cửa để đổ rác nó lẻn ra hồi nào không hay, nó đi tuốt vào trong chợ…
Chị ngập ngừng:
- Nó nhào vô con gái người ta xé toạc áo ra.
Ông Vũ nhỏm dậy, mặt ông nhăn lại khổ sở. Chị Chín kể tiếp:
- Rồi nó tát con nhỏ hết hai ba cái, mấy người giữ trật tự bắt trói lại, giao lên công an phường, tôi đâu có hay may nhờ chị Hai đi chợ về nói mới biết. Tôi lên bảo lãnh mấy chú công an không chịu. Bắt phải có cha mẹ làm cam đoan gì đó. Tôi phải chạy qua kêu bà nhà tới lãnh đền tiền, thuốc men cho người bị nó đánh. Bà có gởi ông tờ cam đoan này.
Chị Chín bước xuống bếp đem lên cho ông một tờ giấy caro. Nội dung gia đình phải giữ và chăm sóc thật kĩ người bệnh. Không được để bệnh nhân làm mất trật tự công cộng. Nếu không phải cho bệnh nhân vào trong nhà thương tâm thần…
Ông thẫn thờ để giấy lên bàn:
- Chị cố gắng để ý nó giùm tôi chút nữa. Dù sa tôi cũng có mình nó,làm sao tôi đành lòng…
Ông Vũ ngừng lời, ông chậm chạp đốt một điếu thúôc. Ông có thói quen chích đốt thuốc bằng diêm. Ông thích từ bàn tay mình tạo ra lửa bằng sự co sát tự nhiên, ông thích nhìn ánh lửa loé lên, cháy sáng rồi tàn lui… Một chút huy hoàng rồi chợt tắt… Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Mai Phương! Em là đốm lửa sáng đã tắt từ lâu, sao hôm nay chợt lập loè trong tâm hồn ta?
Ông ngồi một mình hút thuốc và đắng cay nhìn lại đời mình… Ông đã có một người vợ không biết gì về nghệ thuật, không có sự cảm thông nào trong công việc của chồng, một người phụ nữ an phận. Có thể ông đã không yêu vợ mình như bà tưởng, điều đó cũng không quan trọng. Ông có thể tìm tình yêu rất lãng mạn nên thờ ơ những người khác. Đối với bà, ông chỉ cần có những đứa con. Và điều ao ước đó đã được. Một đứa bé trai ra đời ông đã sung sướng đặt tên là Hoài Bão. Đó là một bằng chứng chứng minh sự hiện hữu của ông trên cõi đời nếu một ngày nào đó ông không còn sống nữa.
Ông Vũ thở dài. Một Hoài Bão điên khùng như một quả báo theo ông suốt đời, đến lúc nhắm mắt, chưa chắc ông đã yên lòng.
“Hãy cho em một đứa con…” Mai Phương đã cầu xin ông bao lần. Nhưng lúc ấy ông thấy buồn cười hơn là cảm động. Khi đó ông quan hệ khá nhiều với phụ nữ, ông rất kĩ vì ông chẳng muốn bị ràng buộc bởi những đứa con mà ông không muốn có. Ông đã ôm Phương nói:
- “Tại sao em muốn thế?” Người con gái ấy nhìn ông bằng đôi mắt trong veo khôgn chút dối gian hay tính toán. Cô nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, một câu mà đã hơn hai mươi năm ông vẫn nhớ như in: “Vì anh không yêu em, nên em ao ước có một bật trên hai chiếc kệ gỗ cao ở hai góc phòng. Trên vách, một bức tranh lụa của hoạ sĩ Nguyên Trung, đường nét phóng khoáng màu sắc nhẹ nhàng sâu sắc. Sát vách, đối diện với cửa ra vào là một chiếc tủ bup phê.
Ông Vũ ngồi xuống bộ salon màu xám đặt giữa phòng, ông để gói quà lên bàn tròn nhỏ mặt bằng mica màu nước trà. Ông chợt để mắt đến một bày chim cánh cụt bằng thuỷ tinh màu hồng được sắp thành một hàng trông rất ngộ nghĩnh trong tủ. Ông nói với Phúc:
- Những con chim cánh cụt trông dễ thương quá. Y như những đứa trẻ con vậy.
- Vâng! Coi vậy chứ đã già lắm rồi. Tuổi của nó còn hơn cả tuổi của Phúc đó, và cả con lật đạt kia cũng vậy. Từ lúc còn nhỏ xíu Phúc đã thấy có nó rồi.
Ông Vũ hơi sựng người lại khi ông nhìn theo tay chỉ của Phúc. Trên tủ búp phê là một kệ gỗ có những bức tượng, rồi đồ chơi rất dễ thương. Trong góc trong cùng của cái kệ là một con lật đật hình một cô bé choàng khăn màu đỏ đang nhếch miệng cười. Món đồ chơi quá cũ theo năm tháng.
Phúc vẫn liến thoắng:
- Nó không còn lật đật được nữa đâu chú Vũ. Ai đó đã đập vỡ phần dưới chân của nó rồi…
Ông Vũ thẫn thờ nhìn Phúc:
- Lấy xuống cho tôi mượn đi Phúc
Ngạc nhiên, Phúc đáp:
- Vâng
Phúc đưa con lật đật cho ông Vũ, mắt cô tò mò quan sát “không lẽ ông ta lại thích cái món đồ chơi buồn cười này?”
Ông Vũ cầm con lật đật trong tay. Ông chăm chú nhìn vết vỡ của nó. Rồi bất chợt, ông nhìn lên Phúc:
- Con lật đật này và bầy chim nọ là của Mai Phương… Em là con của Mai Phương phải không? Em rất giống Mai Phương.
- Mai Phương à?
Phúc ngơ ngác nhắc lại. Cô chợt lắc đầu:
- Không phải đâu. Mai Phương là cô Út của Phúc mà.
Ông Vũ ngập ngừng:
- Cô ấy bây giờ đâu?
Phúc mở tròn to đôi mắt nhìn ông Vũ:
- Cô Út mất cách đây cả hai mươi năm rồi mà…
Rồi như khám phá ra điều gì bất ngờ, Phúc lắp bắp:
- Phải rồi, chú là Vũ… Tại sao chú lại không hề biết cô Út đã mất?
Ông Vũ thẫn thờ nhìn con lật đật nằm trên bàn:
- Tại sao Mai Phương chết?
- Cô Út bệnh…
Ông Vũ ngồi im lặng. Phúc vào bếp lấy nước ra mời khách. Cô nhỏ nhẹ nhìn ông nói:
- Để Phúc đi mời ba Phúc nhe chú Vũ
Ông Vũ gật đầu rồi lại im lặng.
Phúc vội bước vào phòng của ba cô. Ông Triệu đang nằm đọc báo. Cô ngập ngừng:
- Ba!
Mắt ông Triệu không rời tờ báo:
- Có khách ba à!
Lúc này ông Trịêu mới hơi nhỏm dậy, khẽ nhíu mày ông hỏi:
- Ai vậy?
- Dạ, ông Hoài Vũ, đạo diễn…
- Chuyện gì nữa Phúc…
- Con không biết. Ông ấy muốn gặp ba. Ba ra đi ba…
Ông Triệu nhìn cô con gái út rồi đứng dậy.
Hai người bắt tay và quan sát nhau. Ông Triệu chỉ nhìn thoáng qua gương mặt của khách. Ông cởi mở:
- Ông đạo diễn còn quá trẻ so với sự tưởng tượng của tôi.
Ông Vũ gượng cười, lấy thuốc ra mời ông Triệu:
- Anh nói vậy chớ chúng ta ai cũng qua rồi thời thanh xuân.
Rồi ông mỉm cười nhìn ông Triệu:
- Phúc ít có nét giống cha.
- Cũng có đấy chứ nhưng là nét con gái của cô nó. Con bé Phúc là thằng con trai Út của chúng tôi đó.
Ông Vũ cười xoà:
- Con bé có cá tính đó chớ. Tôi rất tiếc khi không mời đựơc Phúc đóng phim.
Ông Triệu vừa thả hơi khói vừa nói:
- Nó còn bé, chúng tôi chưa muốn cháu lao vào đời quá sớm.
Ông Vũ ngập ngừng:
- Lần này đến gia đình tôi chỉ có mục đích thăm viếng bình thường, nhưng qua đó, tôi mới biêế Phúc là cháu của Mai Phương…
Một thoáng ngạc nhiên vụt qua nhanh. Ông Triệu để điếu thuốc vào chiếc gạt tàn bằng thuỷ tinh hình con thiên nga. Ông nhíu mày:
- Anh biết Mai Phương?
- Chúng tôi học chung khoa Triết ở Đại học Đà Lạt.
Nét mặt ông Triệu hơi căng thẳng. Ông như vừa chợt nhớ ra điều gì quan trọng trong quá khứ.
- Vậy anh bạn là Phan Hoài Vũ quê ở Đà Lạt?
- Vâng! Thật quá bất ngờ, tôi bặt tin Mai Phương đã hai mươi năm. Tôi vẫn nghĩ cô ấy đang sống hạnh phúc với chồng con ở một nơi nào đó…
Ông Triệu nhìn ông Vũ hơi mai mỉa:
- Đúng là ý nghĩ làm lương tâm con người an ổn.
Ông Vũ im lặng. Giọng ông Triệu bỗng lạnh tanh:
- Anh có biết vì sao Mai Phương chết không?
- Cháu Phúc vừa nói với tôi…
- Và anh cho là như thế? Em tôi đã mang theo một mối hận tình để đến bây giờ tôi mới nhìn được người đàn ông mà một thời nó say đắm mê muội quên cả cha mẹ, gia tộc…
Ông Vũ bối rối:
- Đối với Mai Phương, bao giờ tôi cũng quí mến và tôn trọng. Tôi chưa bao giờ làm điều gì xúc phạm cô ấy.
Ông Triệu gặng hỏi lại:
- Thật vậy sao?
Rồi ông cười gằn:
- Nếu anh gặp tôi cách đây hai mươi năm thì tôi đã cho anh biết tay.
- Xin lỗi! Tại sao anh lại nặng lời? Tôi đến đây vì muốn thăm Hoài Phúc. Biết Phúc là cháu của Mai Phương, tôi càng xúc động hơn. Thật sự tôi không có lỗi gì với Mai Phương cả.
Ông Trịêu nóng nảy:
- Thì ra ông là người đoàng hoàng. Thế sao ông lại bỏ nó?
Ông Vũ ngạc nhiên:
- Chính Phương đã xa lánh tôi. Tôi còn nhớ lần ấy khi tôi vào Sài Gòn để lo giấy tờ xuất ngoại rồi trở về Đà Lạt thì Mai Phương đã bỏ học. Sau đó, tôi đi Pháp và mất hẳn tin tức của cô ấy.
- Vì đâu anh lại không tìm hiểu xem lí do gì Mai Phương lại bỏ học, lại biệt tích trong khi nó có thể chết được nếu không có anh?
Ông Vũ im lặng. Ông Triệu nói tiếp:
- Có lẽ tại vì xung quanh anh có quá nhiều cô gái khác, vả lại anh đâu hề yêu con Mai Phương. Anh xem nó như một thứ tiêu khiển nên việc nó biến mất khỏi đời anh một cách tự nguyện càng làm anh nhẹ nhõm, càng làm anh an tâm để tìm quen nên những cô gái khác.
Ông Vũ cúi xuống:
- Khi còn trẻ người ta yêu và buông thả. Cũng có những người đam mê và mù quáng khi yêu. Họ làm sao miễn đạt được tình yêu. Phương là người như thế. Tôi nói không phải để phê phán người đã chết… Đúng là tôi không yêu Phương, tôi chỉ thương hại Phương. Cô ấy tự tìm đến, tự nguyện không phải một ham muốn tầm thường nào về xác thịt, rồi sau đó cô âm thầm ra khỏi đời tôi. Tôi không tìm thấy và mãi mãi tôi không bao giờ tìm thấy Phương nữa.
Ông Triệu trầm tư:
- Tôi biết em tôi yêu đơn phương, nhưng nế anh là người đàn ông khác có lẽ nó không phải khổ đến nỗi chết đi.
Ông Vũ tái mặt:
- Không lẽ Phương chết vì… vì tôi?
Ông Triệu lạnh lùng nhìn người đối diện:
- Ông đã để lại trong nó cả cái chết lẫn sự sống. Nó đã ấp ủ nuôi dưỡng cái hi vọng sống nhỏ nhoi mà nó cho rằng đó là tình yêu của ông giành cho nó. Nó không muốn ông lấy lại của nó niềm hi vọng đó. Cuối cùng, vì muốn giữ tìnhyêu của ông được trọn vẹn, nó đã chết.
- Tôi không hiểu gì cả?
- Ông sẽ không bao giờ hiểu và được phép hiểu gì hơn nữa. Ngày xưa khi em tôi còn sống, chúng tôi đã mong ông xuất hiện biết bao. Bây giờ mọi thứ đã sắp đặt đúng vị trí của nó, ông cũng chỉ là người của dĩ vãng. Ông không nên đến đây làm gì nữa cả.
Ông Vũ nhỏ nhẹ:
- Tôi vẫn không hiểu vì sao Phương chết. Cô ấy bệnh gì? Anh nói rõ ra đi.
- Nó chết vì tuyệt vọng. Mà bệnh đó thì không ai chữa được.
Ông Triệu thở dài:
- Mọi sự trách cứ không còn nghĩa lí gì cả. Hãy để yên dĩ vãng. Cụ thể hôm nay anh muốn gì khi đến đây?
- Tôi mới ở Pháp về… Có món quà nhỏ tôi mang đến tặng cháu Phúc…
Ông Vũ hơi bối rối:
- Lần đầu nhìn thấy Phúc tôi đã xúc động, tự dưng tôi cảm nhận hình như giữa tôi và cô bé ấy có gì đó quen lắm. Trong mấy tháng trời tôi cứ nghĩ đến cô bé đó.
Ông Trịêu hơi nhỏm người lên, ông nhìn thẳng vào mắt ông Vũ:
- Cho là ông dành cho cháu một tình cảm đặc biệt thiêng liêng nào đó đi, nhưng nó không giống tánh cô nó đâu. Và nó chỉ là một đứa bé, ông không nên ru ngủ nó.
Mắt ông Vũ đỏ lên, rồi một chút ngạo mạn thoáng qua nhanh. Ông cười nửa miệng:
- Những đứa trẻ con sẽ tự động lớn lên theo thời gian, nó sẽ có những suy nghĩ độc lập riêng tư của nó… Hình như anh không thích tôi có mối quan hệ tốt với Phúc? Anh hơi khắt khe với con gái đấy. Cô bé đã là một thiếu nữ rồi…
Ông cố tình nhấn mạnh:
- Nhìn Phúc tôi thấy y như là Mai Phương.
Ông Trịêu thản nhiên nói:
- Anh nghĩ thế nào cũng được. Nói thật, bản thân tôi rất sợ người nghệ sĩ như anh. Có thể các anh làm đẹp cuộc đời chung chung, nhưng thường cuộc đời riêng của các anh thì chả ra làm sao cả. Tôi không muốn con tôi là một nghệ sĩ.
- Tôi hiểu, nhưng chắc không có gì trở ngại khi thỉnh thoảng tôi đến thăm gia đình… Mai Phương chớ?
Ông Triệu im lặng nhìn xoáy vào mắt ông Vũ:
- Những người nghệ sĩ như ông có nhiều thời gian quá đấy. Gia đình chúng tôi trái lại rất hiếm lúc rảnh rỗi. Tôi rất tiếc…
Vừa nói ông Triệu lạnh lùng đứng dậy. Ông Vũ đành bước ra sân theo ông Triệu.
Phúc từ nhà sau chạy theo. Cô cười hồn nhiên:
- Chú Vũ ơi! Đợi Phúc một chút.
Trên tay cô là một bó đồng thảo tím và một nhánh hồng cam được gói cẩn thận trong một tờ giấy pelure trắng.
Cô duyên dáng nhìn ông:
- Chú đem về nhà và cắm vào chiếc bình pha lê cô độc của chú.
Ông Vũ nhìn Phúc rồi nhìn sang ông Triệu như ngầm chế giễu… Miệng ông ta nở nụ cười khó hiểu:
- Cám ơn cô bé… Xin chào anh.
Phúc đóng cổng lại rồi vừa hát vừa bước vào phòng khách. Ông Triệu ngồi trên salon, mắt nhìn lên trần nhà đăm chiêu một cách khác thường. Tay ông gõ liên tục vào mặt ghế, thấy Phúc vào, ông nhỏm dậy gọi con gái:
- Phúc! Ngồi đây
Phúc đang định bưng li tách xuống bếp, cô liền bỏ chiếc khay xuống nhìn cha:
Ông Triệu đưa cô gói quà:
- Con có thích không?
Nhìn cha, Phúc bỡ ngỡ:
- Lúc nãy con đã từ chối…
- Ông ta đã để lại đây… Con nhờ anh Khải chở đến chỗ ông ta làm việc để trả lại, càng sớm càng tốt.
Ông Trịêu nhìn Phúc với ánh mắt lạ thường, ông bỗng buông tiếng thở dài. Phúc tò mò:
- Ba! Phải ổng là người yêu của cô Út con không?
- Ừ
- Mà sao ông ta không hề biết cô Út đã chết?
- Vì lúc đó hắn đã bỏ rơi cô Út con.
Phúc bàng hoàng:
- Nghĩa là..?
- Nghĩa là cô Út con chết vì phải mang nỗi khổ thì nhiều, hi vọng thì ít, và chết vì buồn phiền, tủi hổ…
Ông Triệu nói tiếp:
- Và vì bệnh hoạn…
Phúc có vẻ không tin:
- Ông ta trông đoàng hoàng lắm mà, lẽ nào…
Ông Trịêu nhìn cô nghiêm nghị:
- Con không tin ba nói thật?
Phúc mím môi, nhưng cô vẫn nói:
- Con tin, nhưng con nghĩ phải có lí do gì đó mà hai người xa nhau, hôm nào con phải hỏi cô Trâm mới được.
Ông Triệu nạt ngang:
- Để làm gì? Con không nên tò mò chuyện của người lớn.
Phúc quay lại nhìn ông Triệu:
- Cô Út có một cuốn nhật kí, má cất rồi. Ba đọc chưa ba?
Ông Triệu bối rối:
- Đọc để làm gì?
- Thì để biết chuyện của cô Út và ông Vũ…
Ông Triệu “hừ” một tiếng:
- Lại tò mò, chi vậy?
Phúc bứt rứt:
- Con thấy tội cho ông Vũ. Lúc ông ta thấy bầy chim cánh cụt rồi con lật đật, sau đó biết con là cháu của cô út mặt ông ta trông thất thần…
Ông Trịêu dịu dàng:
- Ba không cho là ông ta đóng kịch. Tình cảm của con người bao giờ chẳng thế. Nhưng rồi đâu sẽ vào đó. Tất cả đã là kỉ niệm. Con không nên quan tâm.
Phúc nhìn con lật đật còn để trên bàn:
- Cái này của cô Út?
Ông Triệu gật đầu nhìn con gái đem món đồ chơi cũ kĩ để lại đúng chỗ của nó.
- Trưa rồi, con lo cơm xong ra phụ má.
Phúc loay hoay dọn khay li tách xuống bếp. Cô chợt nhớ ra sáng nay anh chàng phu xe bất đắc dĩ của cô không đến.
Phúc cắn nhẹ môi mình. Cô đang nghĩ đến nụ hôn dài trước khi Nguyên về tối qua. Cô nói với chính mình “em yêu anh, anh chàng có trái tim quỉ dữ…”. Rồi cô bỗng nhớ đến cô Út và ông Vũ… Lúc nào tình yêu cũng làm con người ta bận rộn hết.
Nhưng cũng phải mấy tuần sau Phúc mới có dịp đến phim trường trả lại món quà của ông Vũ. Cô và Khải đứng đợi hơi lâu, Khải cằn nhằn:
- Dượng Út khó quá. Anh mà là em ha, anh “dím” tuốt, ổng đâu nhớ đâu mà lo.
Phúc không chịu:
- Làm như vậy thì dễ rồi. Có điều em cũng không muốn nhận. Mình với ông Vũ có thân gì đâu.
Rồi cô lại săm soi:
- Mà cũng tức tức, không biết cái gì trong đây.
Anh Khải lắc đầu:
- Em y như con nít, lộn xộn quá.
Phúc lại tiếp tục:
- Anh đoán cái gì?
- Đi tây về không son phấn, thì cũng dầu thơm, xà bông chứ gì
Vừa nói Khải vừa che miệng ngáp:
- Chờ lâu quá. Chẳng biết ông ta đang “đạo diễn” scene nào? Có hấp dẫn không mà lâu dữ vậy?
Phúc cũng bồn chồn:
- Hay là tại không ai kêu ổng giùm mình hết?
Khải nhìn đồng hồ:
- Ê! “Gỗ mun”, em ở đây chờ ông ta nhe. Anh vọt tới nhà thằng bạn gần đây một chút. Nửa tiếng nữa trở lại.
Khải vừa đi khỏi thì ông Vũ ra tới. Mắt ông sáng một tia nhìn ấm áp khi thấy Phúc đang ngồi một mình ngoài ghế đá. Ông cười rất tươi, những nếp nhăn ở đuôi mắt khiến tia nhìncủa ông làm người khác dễ mềm lòng hơn nữa.
- Ôi! Thật bất ngời. Chờ tôi lâu không?
Phúc gật đầu hơi bối rối chẳng biết nói gì với ông.
Ông Vũ nhìn lại cô, cái nhìn lạ kì làm Phúc xấu hổ. Ông cứ lặng im nhìn cô rồi lắc đầu:
- Cô bé chi phối tôi hơi nhiều đấy. Tại sao lại là em mà không là người khác? Tại sao em lại là cháu của Mai Phương nhỉ?
Phúc im lặng. Nhưng trả lời thế nào bây giờ chớ? Ông ta đang hỏi những câu hỏi có lẽ chỉ ông ta mới trả lời được thôi.
Phúc hơi mất tự nhiên, cô rụt rè mở túi xách lấy gói quà ra ấp úng:
- Phúc gởi lại chú Vũ. Phúc rất cám ơn chú đã nghĩ đến Phúc…
Gương mặt ông Vũ bỗng sa sầm xuống:
- Cô bé thật tình không muốn nhận thật ha vì tại ông bố cô không cho phép?
Phúc nhìn nét mặt ông Vũ, cô biết ông rất giận, cô bỗng thấy việc đem món quà đến trả thật là quá đáng. Phúc chợt nói những lời mà cô không ngờ tới:
- Tại sao chú không nghĩ món quà này chỉ là cái cớ…
Phúc đỏ mặt. Cô đã nói dối một cách ngu ngốc? Hay cô đã nói thật lòng mình một cách vụng về? Ông Vũ thở dài:
- Nào, chúng ta hãy qua quán bên kia đường uống nước. À! Phúc đến đây bằng gì?
- Anh Phúc chở
Ánh mắt ông Vũ chợt soi mói, ngờ vực một cách kì lạ:
- Cô lại có cả anh à? Anh nào?
- Anh Khải, con dì Hai của Phúc
- Đâu rồi?
Phúc hơi bực trước những câu hỏi cụt lủn mang đầy uy quyền của ông Vũ. Cô trả lời nhát gừng:
- Chờ lâu quá. Ảnh đến nhà bạn rồi…
- Chúng ta vừa uống nước vừa chờ anh chàng Khải vậy…
Phúc bước theo ông ra đường. Ông Vũ tự nhiên khoác vai cô khi hai người băng qua lộ. Phúc cảm thấy mình nhỏ bé bên ông, giống như trẻ con đi cùng người lớn.
- Ăn kem nhé?
- Vâng!
Ông Vũ cười:
- Kem và trẻ con bao giờ cũng là bạn.
Phúc nhìn ông Vũ, cô không muốn làm người lớn với ông bao giờ. Tự dưng đối với ông Vũ, cô muốn mình là đứa bé để được vòi vĩnh, cưng chiều.
Phúc để gói quà lên bàn. Ông Vũ nói:
- Đố Phúc quà gì đó?
- Phúc cũng đang đoán. Thế chú Vũ mua món quà này chú Vũ nghĩ Phúc là con nít hay người lớn?
- Có bao giờ Phúc là người lớn đối với tôi đâu?
- Thế người ta mua gì cho cô con gái nhỏ của mình nhỉ?
Phúc mỉm cười nhìn ông Vũ, cô hỏi tiếp:
- Một con búp bê? Hay một chú gấu bông?
Ông Vũ như vui lây cái trẻ con của Phúc, ông xoa hai tay, giả vờ nói nhỏ:
- Vừng ơi! Vừng ơi! Hãy mở ra.
Hình như Phúc đã quên là mình đến để trả lại gói quà, cô không cưỡng lại được ý mình cũng như cương lại ánh mắt khuyến khích của ông Vũ. Cô thích thú với trò chơi mở quà này… Đúng là một con búp bé bé tí với cái đầu to, tóc vàng, hai gò má phính và đôi mắt chớp mở…
Phúc nhìn con búp bê một cách say mê. Từ nhỏ đến giờ cô chưa có con búp bê nào cả. Hai con búp bê ở nhà là của Thơ và Mai. Phúc cũng từng ẵm chúng đùa chơi khi còn bé, nhưng bao giờ cô cũng nghĩ rằng nó không phải là của cô. Cô không hề ganh tị vì “Gỗ mun” còn nhiều trò chơi lí thú khác hẳn trò chơi búp bê. Cô chẳng buồn vì cô biết không ai đi mua con búp bê thứ ba khi ỏ nhà đã có rồi hai con lăn lóc. Thế nhưng hôm nay cô lại xúc động với món đồ chơi này.
- Tại sao chú lại mua nó?
Ông Vũ thở dài:
- Lúc nào tôi cũng bị ám ảnh bởi đứa con, bởi gia đình vì đâu tôi không có gì cả?
Phúc chớp mắt. Cô tưởng tượng ra ngôi nhà rộng mênh mông, trong một căn phòng lạnh lẽo có một người đàn ông ngồi trầm tư một mình bên li rượu đỏ. Có thể ông đang nghe nhạc, cũng có thể ông đang nhớ lại những tháng ngày đã qua của đời mình.
Phúc bỗng thấy một niềm thương cảm xen lẫn một nỗi thắc mắc:
- Chú Vũ! Sao chú lại xa cô Út vậy?
- Vì cô ấy không còn yêu tôi nữa… Cô ấy đã bỏ đi…
Phúc hoang mang, tại sao ông Vũ lại nói khác với ba cô.
- Chú không… phản bội cô ấy chớ?
- Ồ! Không đâu
- Sao cô Út lại bỏ chú trong khi cô ấy thương chú dữ lắm?
Một thoáng ngạc nhiên trong mắt ông Vũ:
- Sao Phúc biết?
Cô ngần ngừ một lúc rồi nói:
- Phúc có xem nhật kí của cô Út, cô viết về chú nhiều lắm cơ.
Ông bối rối nhìn Phúc:
- Cô ấy có viết vì sao cô ấy lẩn tránh tôi không?
Phúc lắc đầu:
- Phúc đọc được có mấy trang thôi là má Phúc đã cất đi rồi, làm sao Phúc biết được…
Rồi cô tò mò một cách trẻ con:
- Sao chú không lấy vợ vậy chú Vũ?
Ông Vũ cười gượng:
- Có chứ! Nhưng chúng tôi đã chia tay sau khi có một đứa con trai.
- Anh ấy ở chung với cô…
Ông Vũ lắc đầu:
- Không! Nó ở với tôi. Nó không bình thường, mười bảy tuổi rồi nhưng không khác gì đứa trẻ lên ba.
Phúc nhìn ông Vũ, lòng cô se lại:
- Từ đó tôi rất sợ khi nghĩ đến chuyện có con với bất cứ ai.
- Nhưng sống một mình cũng buồn lắm
- Tôi biết chớ. Nhưng nếu sống với những đứa con tâm thần thì không những buồn mà còn khổ nữa.
Ông chợt đổi giọng vui vẻ:
- Ăn đi Phúc. Kem tan hết rồi kìa.
Rồi ông lại nhìn cô bằng một tia nìn ấm áp:
- Phúc ngồi trầm tư trông rất giống Mai Phương.
Phúc cười ngượng ngùng:
- Chú vẫn nhớ đến cô ấy?
- Trước kia thì không. Nhưng từ hôm ở nhà Phúc về tôi lại hay nghĩ đến Mai Phương.
Ông chớp đôi mắt nâu đa tình:
- Nghĩ thì nghĩ đến Mai Phương nhưng nhớ thì lại nhớ đến Phúc. Em làm tôi hồi tưởng hình ảnh của một thời trai trẻ, rồi bây giờ tôi thấy mình giống một người mang nợ, luôn tự nhủ mình phải trả.
Phúc xao động. Cô không muốn nghĩ sâu hơn những gì ông Vũ vừa nói với cô.
Phúc nhìn ra đường. Khải đang đứng lóng ngóng chờ cô.
- Anh Khải của Phúc kia rồi chú Vũ
Ông Vũ cười:
- Cứ ngồi an tâm. Ăn kem đi.
Ông băng qua đường đến bên Khải. Hai người cùng bước vào quán
- Cậu dùng café nhé?
Anh Khải mỉm cười, gật đầu. Phúc để ý anh nhìn ông Vũ khá lâu. Cô nghịch ngợm cầm đầu con búp bê để sát mũi Khải.
Khải giật mình vì nhột. Anh nói:
- À!!Quà là con búp bê này chớ gì?
Phúc nghiêng đầu:
- Dễ thương không?
Ông Vũ đưa gói thúôc ra cho Khải. Anh thong thả nhả khói và hỏi:
- Chú Vũ làm đạo diễn chắc lâu rồi?
- Cũng hơn mười lăm năm
- Cháu vừa xem một phim của chú hồi tháng rồi
Ông Vũ cười:
- Cậu thấy thế nào?
Khải nhìn ra cửa như để trông chừng chiếc xe vừa trả lời:
- Cũng không đến nỗi tệ. Có điều không biết có nên nói với chú không?
Ông Vũ nhỏ nhẹ:
- Ồ! Rất nên anh bạn ạ.
Khải thẳng thắn:
- Cháu thấy… Thứ nhất tốc độ phim quá chậm làm mệt người xem, thứ hai đối thoại dài quá trong khi âm thanh không rõ làm bực mình khán giả, thứ ba y phục không đúng với thời gian xảy ra trong phim, thứ tư tình tiết lòng vòng nặng nề…
Phúc khẽ đá chân Khải làm anh chàng ngừng nói. Cô cười khoả lấp:
- Uống café đi anh Khải. Còn về đẩy xe chứ…
Ông Vũ nhìn Phúc:
- Vội thế cô bé!
- Vâng, mục đích của Phúc là gởi trả món quà nhưng bây giờ…
Phúc lém lỉnh nói tiếp:
- Nó không còn là quà nữa, nó là của “Gỗ mun” rồi, phải không anh Khải?
Ông Vũ ngạc nhiên:
- “Gỗ mun”?
Khải giải thích:
- Ở nhà, con nhỏ lí lắc này tên là “Gỗ mun”.
Ông Vũ gật đầu:
- Lại thêm một điểm lí thú về cô đấy, “Gỗ mun” ạ.
Khải đứng dậy trước:
- Tụi cháu phải xin phép chú về.
Quay sang Phúc, anh nói:
- Dượng Út giao anh việc chở em đến đây rồi rước về. Anh làm xong phần anh rồi nhé. Phần em ra sao anh không biết à…
Ông Vũ nhếch mép:
- Ba của Phúc giữ cô gái Út kĩ thật. Các chàng trai chắc khó mà trồng cây si…
Phúc chào ông Vũ. Khi xe chạy cô nhí nhảnh đưa con búp bê lên chào ông Vũ lần nữa. Anh Khải nói:
- Ông ta còn quá trẻ và trông cũng hay hay.
Phúc bắt bẻ:
- Hay hay là sao?
- Là các cô gái có thể mê được.
- Vậy sao?
- Có một điều là lạ. Ông Vũ trông giống em.
Phúc chanh chua:
- Không dám đâu. Sao em giống nhiều người quá. Hết giống cô Út bây giờ lại giống ông Vũ.
Khải không chịu thua:
- Cho là anh nhìn trật nhiều nét. Nhưng ít ra đôi mắt hai người cũng chung một màu… À! Sao em lại nhận con búp bê đó.
Phúc chặt lưỡi:
- Lúc em đưa trả gói quà, ông Vũ giận lắm. Làm em thấy mình kì cục. Tại sao ba em lại câu nệ như thế nhỉ?
- Em cũng thế chớ gì?
Phúc im lặng. Khải cười:
- Nhìn tướng ông Vũ, ai có con gái mà không lo? Dượng Út kĩ thế là phải.
Phúc bực mình:
- Anh lại nói tầm ruồng. Chú Vũ là người yêu của cô Út trước kia…
- Đó là điểm mạnh của ông ta đối với em bây giờ.
Phúc giận dỗi:
- Anh nói mà không sợ người ta nghe..
Khải làm thinh. Anh chăm chú chạy xe. Bà Thạch mẹ anh vừa mua cho anh chiếc cúp. Khải cưng xe lắm. Diệp Thơ bảo chiếc cúp là “bồ nhí” của anh Khải. Anh chỉ cười không trả lời. Khải biết Thơ đang ganh tị vì cô vẫn chưa có được chiếc chali như cô đang mơ ước.

Truyện Lỡ lầm Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 n ông khác”.
Nguyên quay sang bà Năm, anh dè dặt:
- Nội nghĩ về mẹ con như thế nào?
Bà Năm hơi ngạc nhiên trước câu hỏi đột ngột của Nguyên. Bà đắn đo một chút như đang lựa chọn lời để nói với anh:
- Mẹ con là người có học, nó tự coi mình là một nghệ sĩ. Có lẽ vì ý nghĩ đó mà nó sống buông thả. Ba con yêu thương mẹ con nhưng lại không hợp tánh, không thông cảm. Hai đứa thôi nhau là điều không thể tránh khỏi. Chỉ khổ cha mày, nó luỵ mẹ mày mà sinh ra bê tha đủ thứ.
Nguyên nhìn bà nội. Anh nhíu mày:
- Nội nghĩ là ba con còn thương mẹ con à?
- Chớ sao không? Nó thương nhưng cố chấp, nó muốn mẹ con phải phục tùng, phải suốt ngày ở nhà chăm sóc, hầu hạ nó. Nó không muốn mẹ con trở thành người nổi tiếng. Thà nó li dị mẹ mày chớ nó không múôn sống chung mà mẹ mày làm trái ý nó. Vì vậy nên nó mới khổ. Mày cũng cố chấp y như nó. Cha nào con nấy.
Ngừng một chút, bà Năm nói tiếp:
- Đối với bà nội, mẹ con không có lỗi gì. Nó vẫn thăm viếng đàng hoàng, nội không bao giờ chấp nhất…
Nguyên bối rối. Rõ là anh vẫn chưa hiểu hết cha, mẹ anh. Anh không ngờ bà nội anh nói nhiều câu đáng để anh suy nghĩ như vậy…
Bà Năm bồi thêm câu:
- Nguyên nè! Con đang quen đứa nào vậy?
Nguyên ngớ ra. Anh cười:
- Sao nội biết?
- Mà con nhà ai?
- Em của thằng Khải…
- Sao không dắt nó về nhà chơi?
- Con cũng định đó chớ nhưng không biết ý nội ra sao?
- Lạ chưa. Con nói nghe chừng như nội khó khăn lắm vậy…
- Không phải… Mà nội ơi! Con đã dắt ai về ra mắt nội chắc chán người đó là cháu dâu của nội. Nội thấy đó, con lăng nhăng nhiều người nhưng đã có cô nào được đến đây đâu?
Bà Năm nhìn anh:
- Vậy chừng nào con dắt con nhỏ đó về?
Nguyên nhìn bà nội nghiêm trang:
- Cô bé tên là Hoài Phúc
Rồi anh tủm tỉm:
- Nội thích chừng nào?
Bà Năm buồn cười, bà biết Nguyên không muốn bà kêu cô nàng của anh là con nhỏ… Bà vờ nghiêm mặt:
- Vội vàng hấp tấp rồi vấp thì đau… Con bé Phúc này chắc khiển được mày.
Nguyên cười thích thú:
- Sao nội lại nói vậy?
- Thì rượu chè, hút xách hổm rày mày bỏ rồi, chắc nhờ nó cấm…
Nguyên ngượng nghịu:
- Không phải đâu nội! Phúc không dám đâu. Cô ấy nhỏ tuổi hơn con nhiều mà… Có điều con chán những thứ đó rồi. Con muốn mình sống đàng hoàng hơn.
- Được vậy thì nội mừng.
Rồi bà thở dài:
- Mà nè! Làm người phải có tổ tông, cha mẹ. Nội nói thế, con hiểu sao thì hiểu. Rồi còn con cái nữa. Nó cũng phải có bà nội lo lắng cho như con vậy chớ?
Nguyên im lặng. Anh chợt thèm một điếu thuốc. THường trước những thứ gì cần suy nghĩ, Nguyên hay hút thuốc. Thế nhưng từ hôm hứa với Phúc đến nay, Nguyên đã bỏ thói quen ấy. Anh chép miệng đứng dậy:
- Con hiểu ý nội… Nhưng con muốn đưa Hoài Phúc của con đến thăm nội trước… Chiều nay được không nội?
Bà Năm nhìn Nguyên. Anh lúng túng trông đến buồn cười. Bà gật đầu:
- Ừ! Nội sẽ đãi tụi bây nồi cháo gà.
Lòng bà chợt rộng lên một niềm vui nho nhỏ khi nhìn thấy Nguyên hứng chí tung hòn sỏi vê phía cuối sân.
°

*

Nguyên ngần ngừ đẩy cổng bước vào sân. Anh dựng xe đạp trước bậc thềm xi măng rồi bước lên. Cửa phòng khách mở. Con nô chồm ra định gừ, nhưng có lẽ đã nhận ra anh, nó sủa lên và vẫy đuôi mừng. Dưới bếp, bóng phụ nữ chạy lên… Nguyên hơi bối rối, nhưng không phải mẹ anh. Chị Xê trố mắt nhìn anh:
- Ủa! Em vào hồi nào chị không hay?
Nguyên nhìn quanh phòng:
- Em vào tới là chị ra đó. Mẹ em đâu rồi chị?
- Cô Nga đi dạy…
Chị Xê tò mò nhìn Nguyên:
- Có chuyện gì cần không Nguyên?
Nguyên ngừng ánh mắt của mình lại trên bức ảnh chụp anh và mẹ ngày anh còn bé. Nguyên trả lời:
- Không! Em muốn lên phòng của em. Được chớ?
Chị Xê ngập ngừng rồi nói nhanh:
- Được, được. Đồ đạc, giường tủ vẫn y như trước. Cô Nga không cho phép dời đổi gì cả. Chị vẫn lau dọn sạch sẽ hàng tuần. Chìa khóa treo gần góc cầu thang…
Nguyên đưa chị Xê gói giấy:
- Chị nhớ hấp lại cho nóng. Bánh bao đó!
Nguyên đi lên lầu. Anh vào phòng trước kia anh đã từng ở. Nguyên mở hết những cánh cửa sổ a. Phòng vẫn sạch sẽ nhưng hơi lạnh, cái lạnh chỉ có ở những nơi không có người ở.
Đúng là mọi thứ vẫn y như xưa. Trên bàn xếp những quyển vở năm anh học lớp mười. Cái kèn harmonica nằm cô đơn trong hộc tủ. Anh cầm kèn lên và thổi một đoạn nhạc ngắn. Đúng là cái kèn của anh với một note nhạc bị câm. Dưới góc bàn, một trái banh bị xì hơi mép mó nằm yên như ngủ.
Buông mình lên giường, Nguyên bỗng thấy an ổn. Cái an ổn của một người vừa về sau những chuyến đi xa đầy bất trắc. Anh cởi chiếc áo sơ mi mắc lên ghế rồi lại nằm xuống… Hẳn là “Gỗ mun” sẽ hài lòng vì anh đã trở về đây. Lúc nãy nhìn gương mặt giận dỗi của cô, Nguyên đến buồn cười. Rồi những lời cô nói nữa:
“Anh nè! Sao em cứ nghĩ đến mẹ anh hoài, nếu em là mẹ em sẽ khổ ra sao khi con mình không nhận mình. Mà thật! Chỉ có con bỏ cha mẹ thôi chớ có mẹ nào, cha nào mà bỏ con mình đành đâu?”
Thấy anh làm thinh, Phúc đã lí lắc xoay đầu anh lại sát mặt cô… Nguyên! Đi thăm mẹ đi… Em có bảo anh làm điều gì xấu đâu… Rồi cô cũng nói những lời tương tự bà nội đã nói… “Nguyên, anh không nghĩ đến những đứa con sao…”. Anh nhớ gương mặt cô đỏ lên trông rất đáng yêu… “Anh không muốn con… con có bà nội à?”
Nguyên lăn một vòng trên giường. Hình như khi nghe Phúc nói như thế anh đã xúc động và anh đã hôn cô. Hôn rất lâu và hôn một cách khao khát lạ kì… Lâu rồi, anh chỉ biết mỗi môi cô. Anh cảm thấy sung sướng khi Phúc vụng về hôn trả lại anh… Bỗng dưng nguyên thèm ngủ một giấc thật ngon, với dư vị của nụ hôn còn đọng lại.
Khi Nguyên thức dậy thì trời đã chiều. Có lẽ mẹ anh đã về và đã vào đây. Anh cảm nhận mùi nước hoa quen thuộc của mẹ và cảm giác mềm mại của chiếc mèn ai đắp ngang ngực anh. Anh bỗng nhớ giong nói trong trẻo, hơi nhõng nhẽo của Phúc mỗi lần cô gọi bà Thanh: “Má ơi, má ơi..” Nguyên chợt thèm được gọi mẹ một cách tự nhiên như Phúc:
Anh vừa ngồi dậy thì mẹ cũng vừa vào tới
Nguyên chớp mắt, cố giữ giọng được tự nhiên:
- Mấy giờ rồi mẹ? Có cơm chưa? Con đói quá!
Bà Nga vội bước tới bên Nguyên, rồi bà bỗng bối rối:
- À! Có cơm rồi! Xuống ăn với mẹ.
Bà lúng túng nhìn Nguyên vương vai bước xuống giường, miệng huýt gió bài nhạc mà ngày xưa Nguyên vẫn hay hát. Đó là thói quen của con trai bà. Bà vẫn còn nhớ, nó có nhiều thói quen… Bước xuống giường là không huýt gió thì cũng hát. Trước khi ăn cơm hay uống một li nước, hoặc là ăn nước mắm cay thật ngọt. Bà mỉm cười:
- Chiều nay ăn cơm với cá chiên. Mẹ mới cho thêm đường vào chén nước mắm…
Nguyên nhìn mẹ. Rõ là bà đã già với những nếp nhắn khắc sâu giữa hai chân mày, nếp khắc nhỏ thôi nhưng rất sâu, gương mặt bà vẫn còn đẹp nhờ được sự chăm sóc và son phấn công phu. Anh vừa để chân xuống nấc thang đầu tiên thì mẹ anh gọi nhỏ:
- Nguyên!... Con đã hết giận mẹ?
Nguyên ngần ngừ. Anh tránh nhìn vào mắt bà:
- Con muốn quên hết những chuyện gì đã xảy ra, mẹ à! Đúng là ở tuổi hai mươi lăm và tuổi mười sáu, mười bảy người ta có những suy nghĩ khác nhau… Cũng như mẹ bây giờ khác mẹ của ngày xưa đó… Con cần có mẹ cho những ngày còn lại.
Nguyên bước xuống nhà bếp. Rửa mặt xong, anh ngồi vào bàn. Anh giành bới cơm cho mẹ.
- Mẹ ăn ít thôi… Con có mua cho mẹ cái bánh bao đặc biệt. Tối mẹ nhớ anh nhé!
Bà Nga nhìn anh. Một ánh chớp mắt rất nhanh. Bà hỏi:
- Ba con dạo này thế nào, Nguyên?
Anh cười:
- Nếu nói theo cách của bà nội thì dạo này ba con dễ bảo, còn nếu nói theo cách của con, thì ba đang dừng lại. Dạo này ba thích ở nhà, đọc sách, xem phim hơn là đi chơi ban đêm. Có điều ba cũng như mẹ, ai cũng chỉ có một mình.
Bà Nga nhìn anh:
- Vậy chắc có con là hai mình?
Nguyên đánh trống lảng. Anh xuýt xoa:
- Ôi! Mẹ làm nước mắm cay quá.
Bà Nga quên rằng Nguyên đã quá lớn, như một phản xạ bà đứng bật dậy:
- Để mẹ lấy nước cho
Nguyên lắc đầu:
- Con ăn canh vào… được rồi…
Như chợt nhớ ra, Bà Nga thắc mắc:
- Sao con đi xe đạp?
- Con không có tiền đổ xăng
- Thật hả?
Giọng bà Nga xót xa:
- Mẹ đâu có biết…
Nguyên cười:
- Con nói đùa… Tại con muốn thế… Cũng có cái hay hay
Nguyên bước lên phòng khách. Anh mở nhạc thật to. Đó cũng là thói quen của anh… Đã có những lúc bực bội, bế tắc, anh thích mở hết volume những bài nhạc rock thật ồn ào, thật dữ dội… Tiếng động cơ gầm gừ, tiếng đập phá, đổ vỡ, tiếng ồn ào của ban nhạc hoà tấu Hồng Kông làm anh cảm thấy có cái gì đó khiến anh đỡ cô đơn. Rồi cũng có lúc nằm một mình giữa những bủôi chiều mưa xám trời, anh thích nghe những bài độc tấu guitar nhẹ nhàng, sâu lắng. Anh đã đến với những người con gai mà anh không yêu bằng tính khí bất thường, bất cần, ngang ngược của anh… Nhớ lại làm gì… Bây giờ anh đã khác. Anh đến với Hoài Phúc bằng chút lãng mạn còn lại trong tâm hồn anh, trước cô bé phá phách đó anh cũng đã rụt rè như cậu con trai mới lớn. Anh đã dở hơi đến mức phải chịu làm phu xe để mỗi ngày được nhìn thấy mặt con bé ba gai ấy… Mẹ anh chắc sẽ buồn cười nếu bà biết thằng con trai hay làm trời làm đất của bà đã từng như thế… “vì tình yêu”.
Bà Nga ngồi dựa trên chiếc ghế salon màu rượu chát. Nguyên nhìn mẹ:
- Mẹ hoà nhạc thật tuyệt
Bà thích thú trước lời khen của Nguyên. Anh hỏi bà một câu khá bất ngờ:
- Mẹ và ông ta lúc này ra sao?
Bà Nga cười gượng gạo. Bà lặng lẽ nhìn tấm màn cửa sổ bay nhè nhẹ. Khẽ thở dài. Con bà nó đã lớn. Nó đã hỏi một câu hỏi lẽ ra chỉ có ở hai người bạn.
- Mẹ không giữ chân ông ta được. Đối với ba con, tuổi già đôi khi là một lợi thế trong tìnhyêu, đối với mẹ, tuổi già là điều bất lợi vì tất cả những gì người đàn ông thích là sự trẻ trung, nhí nhảnh của các cô gái.
- Nghĩa là ông ta đã bỏ rơi mẹ?
- Không hẳn là bỏ rơi, nhưng với tìnhyêu hình như ông ta vẫn còn khát khao tìm kiếm cho mình cái gì đó, mà ở mẹ những thứ ông ta cần đều không có..
Nguyên lắc đầu:
- Mẹ vẫn thích nói tốt cho ông ta. Mẹ à, con nghĩ mẹ nên quên ông ta đi…
Anh chợt im… Đâu phải mục đích của anh khi đến đây là để nói những chuyện này. Anh bối rối khi nhìn mặt bà:
- Con xin lỗi! Con chỉ muốn mẹ không khổ…
Bà Nga đứng dậy vặn nhỏ cassette lại. Bà cười:
- Thế nào? Nói cho mẹ nghe về cô nàng của con đi chứ.
- Ồ! Cũng bình thường chớ có gì đâu mẹ…
Bà Nga chớp mắt, con trai bà cũng xấu hổ khi mẹ hỏi về người yêu
- Con bé chắc phải đặc biệt lắm mới lọt vào mắt xanh của con?
Nguyên cười thích thú. Dĩ nhiên, khó có cô nào đặc biệt hơn “Gỗ mun” của anh.
°
°
Diệp Thơ sang trọng trong chiếc áo vàng bước vào nhà. Vứt chiếc ví kim tuyến lấp lánh xuống bàn, cô mỉm cười nhìn Phúc:
- Mệt thật! Nhưng bù lại rất vui… Toàn những nhân vật lịch sự, sang trọng đến dự… Anh Kiệt bảo… Các cô tiếp tân xấu quá, nhờ có chị không thì thiếu phần tươi mát.
Phúc làm thinh nhìn chị. Đúng là hôm nay Thơ đẹp không chỗ nào chê được. Rực rỡ và sang trọng. Thơ vừa đi dự lễ khai trương một ngân hàng nào đó.
Dạo này Kiệt thường đến nhà và dĩ nhiên Thơ thích ra mặt với những món quà của anh ta. Như xâu chuỗi hạt màu hổ phách Thơ đang đeo chẳng hạn, cũng là món quà mừng Thơ đậu tốt nghiệp.
Thơ kiểu cách vén tà áo dài ngồi xuống. Cô thầm thì:
- Lúc anh Kiệt chở chị về… Đến ngã từ đèn xanh đèn đỏ, xe ngừng lại. Chị thoáng thấy anh Dương. Anh ấy đi xe đạp dừng kế bên chị…
Thơ thở dài:
- Có lẽ anh ấy đã thấy chị…
Cô đứng dậy cầm chiếc ví lên:
- Cũng tốt, chắc anh Dương đã hiểu…
Phúc ngồi bó gối nhìn Thơ bước lên lầu, chị Thơ cũng đẹp thật. Thân hình mềm mại và khêu gợi dưới là áo dài ôm sát, đôi mắt sáng trên gương mặt biết làm bộ, làm điệu. Thế nhưng dạo này Phúc có cảm tưởng chị Thơ đang sa lầy… Hình như chị ấy luỵ lão Thiện Sĩ thật hay sao ấy? Bình thường thì Thơ cũng là người sâu sắc lắm mà… Vì đâu chị không nhìn ra cái bẩn lẫn trong cái giả tạo của ông Kiệt nhỉ?
Phúc còn nhớ cách đây chừng nửa tháng, hôm đó cô đang mặc chiếc quần short bụi đời của mình ngồi trên ghế đá dưới giàn thiên lí, thì Kiệt đến. Phúc đã cố tình ngó lơ cho anh ta vào phòng khách, thế mà Kiệt lại quẹo sang chỗ cô. Rất tự nhiên, anh ta ngồi xuống cạnh Phúc. Đôi mắt cười nhắm tít… Chắc không còn trông thấy đâu là đâu… Phúc khó chịu, cô lên tiếng:
- Chị Thơ trong nhà…
Kiệt liếc một cái rất lẳng:
- Đâu phải đến đây anh chỉ biết mỗi Diệp Thơ, anh đến thăm cả nhà chứ… Sao cô bé? Hôm nào Phúc phải đến chỗ anh chơi cho biết.
Phúc đốp chát:
- Chỗ anh là chỗ nào?... Nhà? Cơ quan làm việc? Hay cái gì?
Kiệt cũng chẳng vừa:
- Thế cô bé muốn chỗ nào? Anh có một chỗ hết ý, vừa có bể bơi vừa có sàn nhảy, tuyệt lắm!
Kiệt nhìn xuống. Anh ta tự nhiên đặt bàn tay mình đặt lên đùi Phúc véo nhẹ:
- Bộ giò này mà nhảy thì phải biết.
Phúc vừa ngượng vừa tức. Cô đứng phắt dậy chống nạnh lạnh lùng nhìn Kiệt. Anh ta giả lả trông thấy ghét và cũng thật đểu:
- Anh đùa mà! Tưởng Phúc cũng thích nhảy. Nguyên thường đến chỗ đó lắm.
- Tôi không muốn anh kéo anh Nguyên vào những chuyện tương tự như vậy nữa…
Kiệt đứng dậy nhún vai rồi bước vào nhà.
Phúc nhìn theo anh ta bực bội. Người gì… rõ là cái nhìn đầu tiên của cô không sai… Đã vậy, hắn lại còn kéo Nguyên vào, anh không bao giờ như hắn ta, ngay cả cử chỉ lố bịch vừa rồi Nguyên cũng chưa hề có. Phúc tức lắm. Không lẽ nói với Thơ. Cô ấm ức kể với Mai và Khải. Anh Khải lắc đầu:
- Đâu phải có học là có văn hoá? Anh không hiểu con Thơ nó nghĩ thế nào…. Theo lời anh Khôi thì thằng cha Kiệt cũng không đàng hoàng đâu, ảnh nói với má Út rồi. Để xem con Thơ nghĩ sao.
Phúc lo lắng nhìn ra sân. Trời sắp mưa rồi. Tay cô mân mê con búp bê. Nguyên vừa bước vào thì mưa đổ như trút. Phúc đứng dậy đóng bớt những cánh cửa sổ… Nguyên phụ cô xong, anh đứng khoanh tay nhìn Phúc. Hôm nay trông Nguyên rất đáng yêu với chiếc áo thun màu trắng Phúc mua tặng anh hôm anh thi đậu. Phúc cười tủm tỉm ra vẻ thích thú. Nguyên nhéo mũi Phúc rồi hôn cô. Môi anh vừa mơn man vừa thì thầm bên tai Phúc:
- Hôm nay Phúc thật tuyệt
Đỏ mặt, Phúc không biết làm sao, sẵn tay cầm con búp bê, Phúc dí dí tóc nó vào mũi Nguyên. Bị nhột, anh nắm tay cô:
- Gì thế Phúc?
Phúc để búp bê lên lòng bàn tay anh:
- Dễ thương không?
Nguyên ngắm nghía:
- Xem nào! Giống em ở cái mũi nhỏ hơi bướng. Cái trán cồ hơi lì, cái môi cong chúa nhõng nhẽo. Ở đâu ra vậy?
- Ông đạo diễn cho em
Nguyên nhíu mày:
- Ông nào?
Phúc hơi tự đắc:
- Ông Hoài Vũ… Anh không biêt đâu!
Phúc chợt thấy Nguyên cười. Cái cười nhếch mép mà lâu rồi Phúc đã quên:
- Một nhà nghệ sĩ cho ra đời một tác phẩm điên khùng. Một nhà nghệ sĩ luôn khao khát tìm đến một tình yêu không tưởng. Chẳng ngờ hôm nay, nhà nghệ sĩ ấy lại đóng vai ông già thích chơi búp bê.
Phúc nóng mặt. Tự dưng Nguyên lại cay cú một cách quá đáng khi nói về ông Vũ. Cô cố giữ giọng bình thản:
- Anh biết chú Vũ à?
Nguyên hơi mỉa mai:
- Một người nổi tiếng, ai mà không biết, nhưng anh không quen ông ta như Phúc…
Bỗng dưng Phúc nhớ lại hôm cô ngồi trên xe hơi với ông Vũ… Cô hỏi tới:
- Sao anh lại biết chú Vũ vậy?
Giọng Nguyên cố tình giễu cợt:
- Anh biết ông Vũ vì ông ta dám cả gan chở người yêu anh bằng xe du lịch, rồi lại cả gan tặng quà cho cô ta nữa.
Giọng anh lại kéo dài ra:
- Ông ta muốn gì ở em nhỉ?
Phúc lại hỏi Nguyên:
- Anh biết chú ấy lâu rồi phải không?
Nguyên im lặng. Anh đặt con búp bê xuống bàn:
- Tại sao ông ấy lại tặng cho em khi em đã từ chối không làm diễn viên? Khi em và ông ta chỉ quen biết mức xã giao?
Phúc giải thích:
- Anh không hiểu. Chú Vũ là người yêu ngày xưa của cô Út em! Chú Vũ tặng quà cho em như tặng cho một đứa cháu…
- Ông ấy có rất nhiều người yêu ngày xưa và cả người yêu bây giờ…
Nguyên ngả người ra ghế. Hai tay để sau ót, anh ngó mông lung lên trần nhà. Phúc ấm ức nhìn anh… Lòng cô vừa bực bội vừa thích thú… “anh chàng có trái tim quỉ dữ đang ghen…”
Phúc dịu dàng nắm tay anh:
- Em thấy chú ấy rất đàng hoàng. Chú có đến nhà gặp ba em nữa mà.
Cô buông một câu tiếp theo đúng là dại dột:
- Bộ anh ghen sao?
Nguyên hơi nhỏm dậy:
- Em trẻ con vừa thôi! Anh không ghen đâu. Anh không muốn nói những điều không hay về người khác, nhất là người đó là người quen của gia đình. Ông Vũ thì anh bíêt từ lâu. Ông ấy làm abát cứ chuyện gì cũng đều có mục đích…
Phúc lắc đầu:
- Em không tin như vậy. Anh có quá đáng khi nói về chú Vũ không?
Nguyên lạnh lùng:
- Tuỳ suy nghĩ của em. Anh không tự hào, nhưng anh ra đời sóm hơn em, đương nhiên anh hiểu bọn đàn ông các anh… Những con sói già càng thích những con cừu non.
Phúc kêu lên giận dỗi:
- Nguyên! Em không muốn nghe anh nói như thế đâu.
Nguyên thản nhiên:
- Anh xin lỗi
Rồi Nguyên hóm hỉnh:
- Anh không nói nữa đâu! Nhưng trong đầu anh lại vang lên câu nói của Galilé: “Dù sao nó vẫn cứ quay…” Sự thật bao giờ cũng là sự thật…
Hai người ngồi im. Một lúc sau Nguyên lấy từ túi quần ra một chai dầu thơm nhỏ. Anh đưa Phúc giọng dịu dàng:
- Mẹ anh gửi cho em
Phúc tròn mắt:
- Anh đến thăm mẹ rồi à?
Nguyên gật đầu:
- Thế… anh nói gì với mẹ về em?
- Anh bảo “Gỗ mun” là một cô bé rất dễ ghét. Con đã lỡ yêu cô ta rồi nên con cứ khổ vì…
- Vì ghen?
Nguyên nhíu mày:
- Ai bảo em anh ghen?
Phúc trêu anh:
- Cái mặt nhăn nhăn của anh bảo thế.
Nguyên nhún vai:
- Ông ta có gì hơn anh đâu để anh phải ghen? Nếu có, thì ông ta chỉ hơn anh cái tuổi già. Không lẽ Phúc thích mái tóc hoa râm và bộ râu hàm?
Phúc đỏ mặt, cô giận Nguyên ghê gớm. Hình như anh cố tình nói những câu nặng nề để xúc phạm mình. Cô ngồi im, nước mắt ứa ra…
Nguyên kéo cô vào lòng:
- Anh xin lỗi! Có những điều anh không nói với em được. Anh không ghen vì anh biết là em yêu anh. Anh chỉ lo vì em còn ngây thơ và trong sáng quá, làm sao em có thể hiểu được và lường hết những chuyện của đời chớ…
Phúc lặng im để mặc Nguyên vuốt ve. Trái tim bướng bỉnh của cô đang suy nghĩ riêng của nó… Cô vẫn cho những lời của Nguyên nói về chú Vũ là không đúng…
Nguyên về rồi… Trời cũng đã tạnh mưa… Phúc mân mê con búp bê trên tay. Cũng tại nó mà cô đã phải khóc. Cô lấy ngón tay trỏ ấn vào mũi con búp bê làm gương mặt phúng phính của nó lõm vào trông xấu xí và quái dị. Nhặt sợi thun dưới đất, Phúc cột tóc nó lại và treo con búp bê vào cây đinh ở góc phòng… Cô nói một mình:
- Ta tuyên án tù treo cưng nhé? Búp bê.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Culong
Nguồn: Culong
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 23 tháng 9 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--