Chương 13


Chương 22

Bản Tà-pìn người Mán ở tít trên núi Mây xanh cao vút chìm trong rừng thẳm đại ngàn heo hút hoang vu buồn thảm. Ðã bao đời nay rồi chẳng có người lạ tới chơi. Dân Mán bản Tà-pìn chỉ chơi với cỏ cây thú rừng và con suối Mà-oong chảy róc rách miên man suốt ngày suất đêm. Nhưng rồi mươi năm đổ về đây từ khi chợ tình Túa-rua ngày xửa ngày xưa thơm phức mùi nông sản và nồng nặc hừng hực mùi cút bò cút ngựa cút gà cút lợn lẫn cả cút người bỗng chốc rùng mình phình to ngồn ngộn những nhà cửa mái tôn bê tông cốt thép chất ngất ứ phè hàng hoá xanh đỏ tím vàng lúc nhúc chen vai sát cánh nghìn nghịt khách lạ bốn phương tám hướng thì bản Mán Tà-pìn bỗng nhiên trở thành một tụ điểm tham quan kì bí hấp dẫn cho khách du lịch nhất là những khách du lịch ngoại quốc tóc đỏ mắt xanh mũi lõ quần xoóc áo pun chân xỏ đôi giày A- di-đát to tướng. Những khách du lịch đó rồng rắn bám đít nhau lặn lội mò lên tận bản Tà-pìn thích thú xem người dân bản Tà-pìn dệt thổ cẩm trên khung cửi gỗ rừng thô ráp và nhuộm váy chàm trong chảo gang to tướng lem luốc lúc nào cũng bốc hơi ngùn ngụt cay xè hai lỗ mũi và hai con mắt. Cái sự tham quan du lịch đó đã mang đến cho dân Mán bản Tà-pìn những món lời.
Thoạt đầu nhìn thấy khách lạ nối nhau rồng rắn vào bản sờ mó hít ngửi dòm ngó xí lô xí la thì dân bản Tà-pìn lấy làm vui vẻ thích thú lắm. Tục lệ người Mán rất quí khách lạ nên dân bản Tà-pìn cứ chạy nháo lên ríu rít nghênh đón thỉnh thoảng lại dúi đầu vào nách nhau che miệng cười rúc ra rúc rích. Và hễ có ông có bà khách du lịch nào máu tham nổi lên xin xỏ cái gì là dân bản nhanh nhảu ân cần dúi ngay vào tay cho liền tắp lự. Nhưng rồi không biết có ai xui. Ai xui? Thày cúng Bạt xì Mo xui hay là anh cán bộ du lịch Thái Ðức Thành xui hay là dân bản Tà-pìn khôn ranh dần lên hay là vì… Ôi chao! Nguyên do cắc cớ nào không cần biết. Chỉ biết là hơn hai năm nay người Mán bản Tà-pìn đã đổi tính thay nết rồi. Thấy đoàn khách lạ du lịch xi xa xi xô rồng rắn bám đít nhau vào bản là họ không còn nhảy cẫng lên chạy tới chạy lui nháo nhào líu la líu lô nữa mà chỉ đứng ỳ ra ở sân ở cổng ở trên bắc cầu thang ám khói im lặng mở to hai con mát dò xét chờ đợi Người Mán bản Tà-pìn đợi cái gì? Họ đợi những người khách du lịch xí xô xí xa chào họ cười với họ và chỉ trỏ xin cái này xin cái nọ. Cứ xí xô xí xa cười cợt chào hỏi mỏi mồm mỏi tay mỏi chân đi dân bản Tà-pìn vẫn đứng ỳ ra im thít hờ hững lạnh nhạt. Còn có ông khách bà khách du lịch nào máu tham nổi lên nhoẻn nụ cười láu cá định thò chân thò tay chôm chĩa thì… còn lâu nhé? Dân bản Tà-pìn vẫn đứng ỳ ra im lặng. Hỏi xin tới câu thứ ba thứ tư thứ năm thì họ mới uể oải lắc đầu xua tay: Không cho chỉ bán thôi. Nếu mua thì đây bán cho mày đấy. Năm đô la bảy đô la mười đô la là bán cho đấy. Khách du lịch bây giờ đừng có mơ xin xỏ ăn không được cái gì dù chỉ là ống điếu con dao ống nước cũ mèm vứt lăn lóc trong bản. Còn định chui vào nhà lơ láo sờ mó mấy khung con gỗ rừng thô ráp hay là lom khom nhăn mũi hít ngửi mùi hăng hắc của làn khói đang bốc lên nghi ngút từ mấy cái chảo gang to tướng lệt xệt áo chàm váy chàm xanh đỏ tức thì ô! Tao không cho vào nhà đâu. Phải có năm đô la thì mới được chui vào nhà của tao cơ. Từ cái ngày ngẫu nhiên trở thành một tụ điểm du lịch chỉ cần phơi ra mấy bộ khung cửi cóc gậm mấy cỗ chảo gang sứt mẻ cũ rích mà cũng kiếm được tiền thì dân Mán bản Tà-pìn đâm ra lười biếng chẳng thiết vào rừng săn con thú hoặc lên nương tra bắp tra lúa. Ðám trai bản và người già suốt ngày chỉ rúc vào xó nhà ngả ngốn mơ màng hút thuốc phiện. Các bà mẹ địu con đi sau lưng cứ đi lòng vòng quanh bản hết từ đầu con dốc xuống suối rồi lại từ con suối leo lên đáu con dốc chẳng biết làm gì cho đỡ buồn tay buồn chân. Chỉ có đám con gái mười tám đôi mươi trong bản là còn chăm chỉ mười ngày một lần gùi dỏ mây dỏ song xuống chợ tình Túa Rua ngồn ngộn nhà cửa mái tôn bê tông cốt thép chất ngất ứ phè hàng hoá xanh đỏ tím vàng. Ðám con gái Mán trong bản xuống chợ chẳng phải đem bán lâm thổ sản mật gấu sừng hươu vì đàn ông trai tráng trong bản Tà-pìn bây giờ có ai thèm vào rừng săn thú đào bới lâm thồ sản đâu. Có gì đâu mà đem bán. Ðám con gái Mán bản Tà-pìn xuống chợ Túa Rua là để đem bán những tấm áo thổ cẩm váy thổ cẩm nhuộm chàm xanh đỏ loang lổ thùng thà thùng thình càng rộng to càng tốt Những tấm áo được khâu bằng tay mũi khâu càng xiên xẹo càng nghệch ngoạc ngô nghê càng tốt. Váy áo đó để đem bán cho các ông Tây bà đầm du lịch ba lô cao lớn to béo lừng lững như voi như cọp. Ðám con gái Mán bản Tà-pìn đem bán những tấm áo váy thổ cẩm thùng thà thùng thình đó lấy tiền mua đồng hồ mua vòng ngọc sà phòng ca-may mua những hộp bút vẽ lông mày và những thỏi son Hàn Quốc tím ngắt bôi vào hai hốc mắt…
Ðã có những ngày A moóng là cô gái Mán rất chăm chỉ say mê gùi dỏ mây dỏ song xuống chợ tình Túa Rua chạy nhẩy cười nói líu lo vui đùa cũng giống hệt như bao cô gái Mán ở cùng bản. A moóng sinh ra và lớn lên ở bản Tà-pìn tít trên đỉnh núi Mây xanh cao vút chìm trong rừng thẳm đại ngàn. Nhưng có một cái mà A Mông lại khác các cô gái Mán ở cùng trong bản. ẩy là vì trong người cô còn chảy lẫn khí huyết một dòng họ người Kinh ở dưới vùng đồng bằng xa xôi Có lẽ vì vậy mà ống chân ống tay của A moóng dài hơn thon thả hơn ống chân ống tay các cô gái Mán thuần chủng ở Tà-pìn. Xương chậu của A moóng cũng to hơn khiến hông cô nở nang hơn các bạn gái Mán cùng tuổi và nhất là đôi mắt đen láy xếch ngược của A moóng lại có một mí nom càng điên dại quyến rũ đến gai người. A moóng lớn dần lên ở bản Tà-pìn nổi tiếng xinh đẹp hệt như một bông hoa Toóc-lưa trắng nõn trắng nà vào mùa xuân vẫn ngào ngạt toả hương ở trong rừng. A moóng chỉ quen ở với bà ngoại bởi vì mới đẻ ra được non tuổi mẹ A moóng bị ốm nặng rồi bị ma rừng bắt đi. Hơn năm sau bố A moóng cũng bị gấu tát chết ở ngoài nương. Năm A moóng tròn mười lăm tuổi một buổi tối mùa đông rét buốt thày cúng Chái Peng Si râu dê dẫn ông phó bản Xung Cheeng đầu quả dưa lò dò mò đến nhà bà ngoại A moóng.
Thày cúng Chái Peng Si nói với bà ngoại A moóng - Gả cái con A moóng cho ông phó bản Xung Cheeng này thôi.
Bà ngoại A moóng ngơ ngác hỏi lại:
- Nhưng mà ông Xung Cheeng đây có hai bà vợ rồi. Một bà cất nhà ở đầu bản. Một bà cất nhà ở cuối bản.
Thày cúng Chái Peng Si gật gù:
- Thì lấy bà vợ thứ ba rồi cất nhà ở giữa bản chứ sao.
Bà ngoại A Móng nói khẽ:
- Phải để tôi hỏi cháu A moóng đã.
A moóng đang nằm đu đưa trên võng ở góc nhà nhẩy phắt xuống sàn:
- Ta chẳng lấy ông phó bản đầu quả dưa đâu.
Thày cúng Chái Peng Si lắc đầu:
- Phải lấy chứ. Bố mẹ mày bị con ma rừng bắt đi rồi Mày không lấy ông Xung Cheeng thì con ma rừng sẽ bắt bà ngoại của mày ới. Mày sẽ phải tội.
A moóng trợn mắt quát lại:
- Ông chỉ nói láo. Phủi phủi cái mồm ông.
Thày cúng Chái Peng Si cười nhạt. Bà ngoại A moóng sợ quá vội xua A moóng vào góc nhà rồi chắp tay run rẩy vái thày cúng Chái Peng Si như tế sao.
Vài hôm sau chẳng biết tại sao tự dưng những người già trong bản Tà-pìn xì xào: Nhà con A moóng có ma rừng về ở. Cái bản Tà-pìn chúng ta sắp ốm cả bản rồi.
Bà ngoại A moóng sợ quá suốt này trốn trong góc nhà đắp chăn rên hừ hừ. Nhưng A moóng chẳng sợ gì cả Cô gái vẫn chạy nhẩy chơi đùa mười ngày một lần hãm hở gùi váy áo chàm vòng bạc xuống chợ tình Túa Rua mua bán đổi chác.
Ngày tháng lãng đãng trôi qua tới một mùa xuân sương mù bay mờ mịt rừng núi nhà cửa ẩm ướt hôi hám bẩn thỉu tự dưng dân bản Tà-pìn cứ lần lượt thay nhau lăn ra ốm. Cái bệnh ốm lạ lắm. Thoạt đầu thì nóng hầm hập vã bồ hôi hột rồi lại rét run cầm cập rét từ trong xương rét ra đắp mười cái chăn nằm dí lưng vào bếp lửa vẫn rét. Cơn rét vừa cắt thì người bệnh lại nóng bừng bừng mặt mũi đỏ gay mắt mũi trợn ngược rớt rãi chảy ròng ròng như chó dại. Bản Tà-pìn vắng tanh vắng ngắt suất ngày lẫn đêm im phăng phắc bởi vì nhà nào cũng đóng chặt cửa cài ngược cành lá ở bên ngoài. Ðội y tế của huyện ba người đội mũ vải trắng đeo xà cột da có chữ thập đỏ lặn lội từ chợ Túa Rua trèo lên tận bản chỉ vào được nhà ông trưởng bản Pừa Lưa và ông phó bản Xung Cheeng đầu quả dưa đưa cho một hộp thuốc to tướng và bảo: Bệnh sốt rét đấy mà uống thuốc kinin đờ phoóc này là khỏi thôi. Ông trưởng bản ông phó bản gật gù. Còn thày cúng Chái Peng Si thì lắc đầu:
Không phải sốt rét đâu. Con ma rừng ở nhà A moóng vật dân bản ta đấy. Phải đuổi A moóng vào rừng thôi.
Anh cán bộ y tế người Mèo đi trong đoàn tức quá trợn mắt vỗ bàn tay vào cây cột nhà:
- Không có ma rừng. Chỉ có con vi trùng sốt rét. Bậy quá. Thày cúng Chái Peng Si nói bậy quá.
Bị vặc thẳng vào mặt thày cúng Chái Peng Si rú lên như con mèo rừng sập cạm. Ông phó bản Xung Cheeng cũng trợn mắt nhìn anh cán bộ y tế người Mèo.
Thấy chuyện lôi thôi có thể xé thành to nên chị trưởng đoàn y tế người Kinh vội vã đứng lên xin cáo lui rồi chạy thẳng một hơi xuống chợ tình Túa Rua.
Bệnh sốt rét vẫn hoành hành trong bản Tà-pìn. Dân bản từ người già đến trẻ con vẫn cứ đua nhau ngã lăn quay ngổn ngang la liệt rên hừ hừ. Chẳng rõ hai ông trưởng bản ông phó bản có phân chia thuốc kinin đờ phoóc và phân chia thế nào cho những nhà nào trong bản. Ai được uống thuốc ai không được uống thuốc?
Ai khỏi bệnh vì uống thuốc? Ai vẫn nằm vật vã rên rẩm bên bếp lửa? Thế rồi đánh đùng một cái già bản Tháo-meen ở gần nhà bà ngoại A moóng xùi bọt mép lăn ra chết. Tin đồn ầm lên. Lần này không xì xào nữa mà ầm ĩ cả lên: Con ma nhà A moóng bắt người rồi.
Phải đuổi A moóng vào rừng để xua con ma vào rừng theo không thì còn nhiều người chết. Và thế là ngày kèn trống inh ỏi làm ma cho già bản Tháo-meen cũng là ngày thày cúng Chái Peng Si râu dê dắt A moóng vào hang đá đen tít trong rừng thẳm cách bản Tà-pìn tới cả mười con dao quẩng. Thày cúng Chái Peng Si trợn mắt bảo A moóng:
- Mày phải ở lại trong hang này không được về bản Tà-pìn nữa.
A moóng bảo:
- Ở một mình ta sợ lắm.
Sợ cũng phải ở lại. Bao giờ con ma rừng bỏ mày đi thì mày mới được về bản.
A moóng run run:
- Bao giờ thì ma rừng bỏ ta?
- Ta không biết. Có thể một ngày hai ngày ba ngày cũng có thể một tháng một năm ba năm cũng có thể đến cái ngày mày đã già lụ khụ lưng còng tóc bạc rụng răng loá mắt rồi mà con ma rừng vẫn chưa chịu buông tha mày.
A moóng bắt đầu hơi sợ:
- Ta muốn con ma rừng mau chóng bỏ ta mà đi.
Thày cúng Chái Peng Si râu dê nhếch mép cười hiểm độc:
- Ðược rồi. Ta sẽ giúp mày. Chỉ có ta mới giúp được mày mà thôi. Ngày mai ta sẽ gùi đồ cúng đến đây chém kiếm hát bùa đuổi con ma rừng ra khỏi người mày để mày lại được về bản Tà-pìn ở chung nhà với bà ngoại của mày. Cứ ở trong cái hang này không được ra ngoài nhớ chưa.
A moóng nằm trong cái hang đá lạnh buốt tối sáng lom dom. Ðợi hết một ngày rồi lại ngày nữa lại thêm một ngày nữa. Ðói khát đến mờ cả mắt rủn cả người.
Ðến chiều ngày thứ tư mới thấy thày cúng Chái Peng Si gùi một dỏ mây to kềnh càng lò dò rẽ lá cây mò vào cửa hang. Nhìn thấy A moóng nằm bẹp dí ở góc hang lão nheo nheo mắt nhìn rồi nhếch mép cười hi hí:
Ðói lắm hả. Khát lắm hả. Hết hơi rồi hả. Bã người ra rồi hả. Nằm yên ở đó để ta làm phép cúng ma cho.
Thày cúng Chái Peng Si đặt ịch cái gùi mây kềnh càng xuống. Rồi lão moi ra một tấm thổ cẩm cáu bẩn loang lổ đen xì choàng lên đầu A moóng. Tấm thổ cẩm chua loét mùi bồ hôi của đủ loài người. A moóng mở to hai con mắt há mồ đất đồi vào mùa hè nóng hầm hập như chui vào lò nhưng vào mùa mưa nhầy nhụa trơn như đổ mỡ vòng vèo qua mấy ngôi nhà đắp đất cũng lùn tè loại nhà cổ xưa chẳng có cột kèo chỉ có những ô cửa sổ bé tí vuông vắn hun hút như lỗ châu mai khoét vào tường đất nứt nẻ dầy hàng thước ta nếu đi ngang qua thì thế nào cũng bắt gặp dăm con rắn mối da mốc thếch lười biếng nằm tắc lưỡi sưởi nắng sát cạnh chân tường. Vượt qua quả đồi Lùm là nhìn thấy cánh đồng trắng loá nước lơ phơ cỏ lác của làng Thượng làng Hạ. Phía bên kia cuối cánh đồng nổi lên con đê lực lưỡng xanh rì cỏ. Trèo lên mặt đê thấy ngay làng Lũng Bãi trải dài trên bãi đất bùn lệt xệt mênh mông hoang vắng. Những ngôi nhà gạch đen đùa mái ngói đen sì tường không trát vữa ngất ngưởng xây trên những đế móng lộ thiên kềnh càng cắm rất chắc rất sâu xuống đất. Đường trong làng rải đầy mảnh sành ngoằn ngoèo bám theo những bức tường được đắp toàn bằng tiểu sành đã bị nút vỡ đã bị quá lửa đã bị vứt đi sau khi dỡ lồ. Cả làng không tìm đâu một cây chanh cây nhãn cây na cây bưởi mà chỉ toàn cây chó đẻ. Suốt từ đầu làng đến cuối làng củi khô được chẻ thanh nhỏ xếp cũi lợn trùng điệp như chiến luỹ bao bọc quanh mấy cái lồ to tướng sừng sững oai nghiêm và kinh dị như pháo đài cổ xưa bí ẩn đêm ngày thong thả chậm rãi phun lên trời những làn khói đen kịt.
Cách đây hơn chục năm cha Tạc da trắng áo thâm hăm hở việc đời siêng năng việc đạo lúc bấy giờ đương tập sự thày cả tại một giáo hội nghèo ở một vùng biên giới phía Tây cực Nam thì được cụ cố đạo già họ Bùi - người nhặt được cha Tạc khóc oe oe trên đường tàu đã gọi cha Tạc về nhà thờ Lớn thành phố sau khi cho ông thày cả trẻ tuổi đẹp trai mắt sáng tinh ranh thông minh ăn một bữa no nê súp cà ri Ấn Ðộ cay xè.
Cụ cố đạo họ Bùi thong thả kể là có một ông thợ đốt lồ họ tên là Dục Tức Bền gày quắt như con đười ươi ở một làng nghề chum vại Lũng Bãi ngoài đê con sông Cái nổi tiếng tình cờ một hôm ngã lộn cổ xuống một hầm mộ kiên cố trong hầm có rất nhiều cây thánh giá bằng bạc cùng những tấm áo choàng cha cố đã mục nát nhưng lạ lùng hơn cả là còn tìm thấy mấy bức tượng sành cụt đầu đàn bà có bộ mông to tướng tròn vo như cái chum còn đàn ông thì cứ đứng ưỡn bộ phận sinh dục ra méo mó cứng đờ cong queo xám xịt chẳng khác gì những vòi ấm tích sứt sẹo bị nung quá lửa. Cụ cố đạo già họ Bùi bảo là các đấng bề trên sau khi cân nhắc kỹ đã quyết định cho cha Tạc thôi không tập sự thày cả nữa mà về làng nghề chum vại Lũng Bãi đó để khảo sát tìm kiếm xem mấy bức tượng sành cụt đầu kì lạ đó có phải thuộc quyền sở hữu của Giáo hội hay không. Cụ cố họ Bùi còn nói cho cha Tạc rõ là mấy trăm năm trước vua chúa xứ này diệt đạo nên bà con giáo dân phải đào hầm bí mật dưới đất sâu nuôi giấu bảo vệ các cha cố truyền đạo. Cha Tạc ngồi nghe cụ cố già họ Bùi nói như vậy lòng rất băn khoăn hồi lâu rụt rè thưa rằng ở nhà thờ Lớn thành phố thiếu gì những cha những thày có bằng tiến sĩ sử học thần học kiến thức uyên thâm tốt nghiệp bằng đỏ tại Rome lại thành thạo tinh thông khảo học khảo cổ. Cớ sao đấng bề trên lại trao việc này cho một thày dòng tập sự thày cả ở xứ đạo nghèo miền biên giới phía Tây cực Nam.
Nghe cha Tạc giãi bày như vậy cụ cố đạo già họ Bùi ngồi trầm ngâm hồi lâu rồi xoa đầu cha Tạc như bố già xoa đầu con trai yêu quý mà rằng: Có Chúa hằng tôn kính trên kia chứng giám ta hiểu con và yêu con hơn cả đời ta chính vì vậy ta đã cầu xin bề trên cho con được nhận công việc này. Con ơi! Kẻ muốn trọn đời dâng mình cho nước Chúa thì phải có căn cốt cả thể xác lẫn tâm hồn thơm sạch vô chừng. Nhưng con còn vướng mắc một nghiệp chướng u uẩn nặng nề ba chục năm về trước bế con còn đỏ hỏn trên tay nhìn mẩu rốn lồi dài ngoằng quái dị của con ta đã nhiều lần định cầm dao kéo cắt phăng nó đi nhưng rồi lại không dám cắt. Thân xác con là của Chúa ban cho khiến ta đâu dám nhắm mắt làm liều một điều trái đạo. Con về làng Lũng Bãi lần này khảo cứu đo vẽ sờ mó vuốt ve những pho tượng sành kì dị đó đâu phải chỉ để tìm xem nguồn gốc xuất xứ những pho tượng mà còn làm một cuộc lội ngược về cội nguồn kiếm tìm soi tỏ bản ngã bí ẩn u ám lâu nay náu mình trốn lủi sâu thẳm trong con người của con trước khi con dâng trọn đời mình cho nước Chúa. A men? Cụ cố đạo già họ Bùi chỉ nói có vậy rồi đứng lên nhắc cha Tạc thu xếp hành lý lên đường ngay kẻo lỡ chuyến tàu tốc hành xuyên Việt đường dài. Tất nhiên cha Tạc cung kính cúi chào hôn tay cụ cố đạo già họ Bùi rồi tất tả đì ngay. Về đến làng Lũng Bãi cha Tạc đã đến thẳng nhà ông thợ lồ họ tên Dục Tức Bền gảy quắt như con đười ươi. Cha thực thà bày tỏ cái công việc mà các đấng bề trên đã trao cho cha. Ông thợ lồ Dục Tức Bền mà dân làng Lũng Bãi từ người già đến trẻ con vẫn quen gọi là lão Bền cò đón tiếp cha rất niềm nở mời cha uống nước vối hãm trong ấm tích rồi nói rằng mấy cây thánh giá bằng bạc thì cán bộ bảo tàng ở trên tỉnh về lập biên bản thu sạch rồi.
Ðống áo choàng cha xứ mục nát thì vợ chồng lão chôn cất đắp mồ mả hương khói chu đáo rồi. Còn mấy pho tượng cụt đầu đàn bà có bộ mông to tướng tròn vo như cái chum, đàn ông đứng ưỡn cái bòi ra - nguyên văn lời lão Bền cò như vậy - cứng đờ cong queo như vòi ấm tích sứt sẹo qua lửa thì xin cha thứ lỗi chứ trông quái đản kỳ dị tục tĩu nhảm nhí quá chẳng có ma nào thèm để ý tới. Ðem quẳng xuống sông thì sợ nên lão Bền đã khênh về nhà bọc kín giẻ rách chiếu rách dúi vào một góc trên chòi gác chạy lụt cất trên mái nhà. Rồi lão dẫn cha Tạc trèo lên chòi gác. Vừa trông thấy mấy pho tượng cụt đầu đàn bà mông tròn vo to tướng như cái chum đàn ông đứng ưỡn bộ phận dương vật cứng đờ cong queo như cái vòi ấm tích sứt sẹo quá lửa cha Tạc co rúm người có một luồng hơi nóng rát không biết ở cõi vô hình bí ẩn nào trong người cha bỗng bùng lên réo lên sùng sục cuộn chảy cuồn cuộn suốt từ gót chân lên đầu gối lên háng vòng ra mấu đuôi cụt quặt lại đan điền ngược lên rốn lên ngực lên cổ rồi thốc thẳng lên đỉnh đầu khiến cha Tạc tối tăm cả mặt mày kinh hãi xấu hổ cả thẹn đến chín người chỉ muốn nhảy phốc ngay qua cửa sổ cái chòi gác chạy lụt… Nhưng thôi chuyện cha Tạc khảo cứu đo vẽ sờ mó mấy bức tượng cụt đầu kỳ dị đó chưa nói vội được chỉ biết rằng từ đó hàng năm có khi là một năm có khi hai năm có khi chỉ vài tháng sau mỗi đợt đi cứu trợ thuốc men gạo củi cho dân nghèo những vùng đói rách túng thiếu hễ có dịp là cha Tạc lại quay về làng Lũng Bãi âm phần trèo lên cái chòi gác nhà lão Bền mà giờ đây đã trở thành ông bạn vong niên tâm tình của cha Tạc rất yêu quý cha mỗi lần cha về là lại vội vàng quét dọn rồi dành cả cái chòi gác chạy lụt cất trên mái nhà cho cha tha hồ muốn làm gì trên đó thì làm.
Hãy đọc mấy dòng trong lá thư cha Tạc gởi cho cụ cố đạo già họ Bùi ngay sau tuần lễ đầu tiên cha Tạc về làng Lũng Bãi tìm đến nhà vợ chồng ông lão thợ lồ Dục Tức Bền:
Kính cha yêu quý. Con xin thưa ngay với cha là đích thực cái làng Lũng Bãi này là một đế chế tên gọi không ngoa. Ðế chế của mảnh chĩnh mảnh sành của chum vại tiểu sành nồi niêu ấm tích mặc dù giờ đây đã lụi tàn hoang phế nhưng ngay từ hôm đầu tiên đặt bước chân lên chốn này con đã nghe thấy những tiếng réo phì phì hả hê của ngọn lửa trong lồ tiếng đất sét đỏ nung quá lửa nút vỡ răng rắc đau đớn quằn quại bí ẩn như từ lòng đất sâu phụt lên như từ cõi xa xăm hoang vu man rợ nào đó vọng về. Thưa cha bốn ngày rồi con lang thang khắp làng sục sạo lìm kiếm và bốn đêm rồi con thức trắng ngồi trước mấy bức tượng quái dị tục tĩu nhảm nhí. Con đã xem xét đo vẽ sờ mó di di ngón tay cái lên cái cổ cụt và hai vai pho tượng thậm chí còn đút cả ngón tay trỏ vào những kẽ nút toang toác trên vú trên mông trên háng pho tượng nhưng cho đến lúc này ngồi viết cho cha lòng con dửng dưng vô cảm ngoài một chút tò mò cái chum gợi cho con nghĩ tới sự biến hình của những bộ mông đàn bà căng mẩy đấy gợi dục còn bè lũ vòi ấm sứt sẹo đen đủi quá lửa chỉ là biến thái của bộ phận dương vật lũ đàn ông mà thôi. Và con vẫn chưa tưởng tượng được mắt mũi tai miệng nhân trung hốc má hộp sọ của những pho tượng cụt đầu này mang dấu vết di chứng nhân chủng học của bộ tộc nào dân tộc nào thời kỳ nào. Con nhớ lời cha có gợi ý là nên tìm kiếm sự suy nghĩ của mình trên những gương mặt của chính ngay những người dân bản địa thì thưa cha con xin cam đoan với cha là hầu như tất cả dân làng Lũng Bãi này đều không có mặt họ chỉ có một bộ răng cửa bàn cuốc to tướng và hung tợn đến nỗi nhìn thẳng vào mặt họ thì chỉ toàn thấy răng cùng răng chứ chẳng thấy mắt mũi tóc tai của họ ở đâu nữa. A men!
Sáng hôm nay trời oi quá lão Bền cò không thể ngủ tiếp được Lão bèn bò lên chòi chạy lụt cất trên mái nhà ngồi hóng gió.
Trời hãy còn sớm trâu bò lợn gà ngan ngỗng vẫn còn ngủ gà ngủ gật trong chuồng. Dân làng Lũng Bãi vẫn đóng tịt cửa ngủ say như chết. Xóm thôn im ắng như tờ. Thỉnh thoảng một cơn gió từ bờ sông thổi về cuộn theo mùi đất nung oi ả tanh nồng. Gió thổi nhẹ quá thấp quá chỉ đủ lay động đung đưa mấy bụi cây chó đẻ xơ xác héo quắt. Ngồi gù lưng cạnh ô cửa sổ phơi tấm thân già gảy đét trơ xương sát da lão Bền ngắm nhìn cảnh xóm làng Lũng Bãi lòng ngổn ngang bao ý nghĩ mỏi mệt u sầu.
Chao ôi! Cái làng Lũng Bãi của lão giờ đây sao mà lại tiêu điều nghèo đói thảm hại đến thế kia. Nhà cửa đen sì loang lổ nứt vỡ toang hoác bẩn thỉu như hang ổ loài rái cá. Mỗi một mái nhà nhô lên gợi cho lão Bền lồ nhớ tới một cái mặt gia chủ quen thuộc hốc hác ngửa lên há mồm kêu gào thảm thiết. Từng dãy củi cũi lợn chồng chất xiêu vẹo quay chung quanh mấy chục cái lồ to nhỏ rải rác trong làng lù lù chết lặng như những cái mả tổ bị ruồng bỏ. Khói đen khói xám không còn chậm rãi phun lên trời. Lửa đỏ không còn hú lên quằn quại réo gọi phừng phừng. Không có lửa không có khói đế chế Lũng Bãi oai hùng giờ đây nom thê lương như bãi tha ma.
Dễ phải hơn chục năm trời rồi chưa năm nào oi bức nóng nực như năm nay. Cả chín chục ngày tháng tư tháng năm tháng sáu không có lấy một giọt mưa. Từ sáng tinh mơ nắng đã dội lửa xuống oi ả ngột ngạt.
Dòng sông Cái cạn khô trơ ra hai bãi bùn lệt sệt lổn nhổn mảnh sành mảnh chĩnh. Bùn phơi nắng nhiều ngày kết cứng lại trắng lốp nứt nẻ cong lên trộn lẫn với hàng đống mảnh sành già lửa rạn vỡ đen bóng suất ngày loa loá phát sáng dưới ánh nắng gay gắt. Mấy cái thùng đấu rộng hàng mẫu ta ở đầu làng sát chân con đê mới đây còn đầy ắp trắng loá nước vậy mà bây giờ cạn khô tới đáy phơi lên từng đám cỏ lác héo rũ. Ðâu đó chỗ này chỗ kia trong lòng đấu còn sót lại vài vũng nước nổi váng bùn khè bỏng đến nỗi trâu bò vô ý lội qua cũng phải nhẩy phách lên cong đuôi chạy ràn rát như vừa lội qua vũng nước sôi. Ba cái giếng sâu nhất làng trong đó có một cái giếng của nhà lão đồng loạt cạn tới đáy. Có vục gầu xuống cố kéo lên cũng chỉ gạn được một ít bùn nước lõng bõng đục ngầu tanh đến phát nôn mửa. Sắp đến ngày xá tội vong nhân rồi mà trời hạn to thế này chắc sẽ báo trước những trận mưa bão lũ lụt ghê gớm hung dữ kéo theo bao tai hoạ bệnh dịch kinh khủng không thể lường trước được.
Trong một bữa rượu say tuý luý lão Bền lồ đã ôm lấy nhà doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường kẹp đầu gã vào cái nách hôi xì của lão rồi kêu lên:
- Ối ông cháu quý tử sang trọng tỉ phú vinh hạnh thơm lây của cả làng Lũng Bãi ơi cái tao đau đớn nhất nhục nhã nhất xấu hổ nhất lại là cái khác kia. Làng Lũng Bãi ta bây giờ tiêu điều tàn tạ là lẽ đương nhiên rồi. Người ta giải tán các hợp tác xã mua bán chum vại. Người ta không đánh thuyền tới tận cửa lồ để mua chum vại tiểu sành nồi niêu chĩnh ấm nữa mà người ta bắt phải vừa chất chum vại vừa quạt lồ đất lồ vừa ma-két-tinh. Ma-két-tinh là cái mả mẹ gì hả anh cháu quý tử sang trọng tỷ phú ơi. Bỗng dưng người ta mang con bỏ chợ. Bố mẹ bỏ rơi thì con cái chết đói rã họng. Bọn thanh niên trai tráng trong làng bỏ ra thành phố làm phu xe móc cống cửu vạn. Bọn con gái thì làm ca-ve đi ở trông em. Trong làng bây giờ chỉ còn trơ lại mấy ông lão móm mồm mấy mụ nạ dòng váy mốc meo những thằng dở người tàn tật dặt dẻo méo mó. Toàn những kẻ vứt đi những kẻ thục một chân vào cửa mả rồi. Làng bãi tiêu điều tàn tạ là nỗi đau nỗi nhục nhưng tao còn nỗi đau nỗi nhục khác ngàn lần cay đắng hơm ngáp ngáp như con cá mắc cạn. Ngạt quá. Chung quanh tối om. Cái mùi bồ hôi lưu cữu bao đời xộc vào mũi vào miệng A moóng khiến cô gái ựa ngay ra một bãi nước miếng đắng ngắt.
Thày cúng Chái Peng Si quát khe khẽ:
- Nằm im. Cấm cựa.
A moóng nằm im he hé mắt nhìn qua cái lỗ thủng trên tấm thổ cẩm. Thày cúng Chái Peng Si chạy tọt vào một góc hang lập cập moi trong gùi ra một đống quần áo, rồi lão lóng ngóng thay quần áo. Nhoáng một cái lão đã hoá ra một thằng người khác. áo dài đen quần trắng đầu đội mũ chóp đỏ cổ chân đeo vòng bạc như thằng trai tân. Tay phải cầm ô đen. Tay trái cầm kiếm gỗ Ðầu kiếm buộc một cái chuông nhỏ. Nom cách ăn mặc kì quặc của lão A moóng không nhịn được thò đầu ra khỏi tấm thổ cẩm buột miệng:
- Làm sao lại giống ông Lải Cung ông Cha Ta Thế kia.
Thày cúng Chái Peng Si trợn mắt:
- Câm mồm. Chui đầu vào ngay. Cấm cựa.
Lão lấy mũi ô nhọn hoắt gẩy tấm thổ cẩm trùm lên đầu A moóng. Rồi lão đứng quay lưng chắn ngay cửa hang như sợ A moóng vùng ra chạy mất. Lão đứng lò cò một chân tay cầm kiếm trỏ ngược lên. Lão di di bàn chân trên nền đá cố tìm cách quắp lấy một hòn sỏi rồi nhẩy cỡn lên hất hòn sỏi về phía trước A moóng. Tấm thổ cẩm hôi xì chua loét vẫn trùm kín lên đầu A moóng. Ngạt quá. Hôi quá. A moóng vẫn he hé mắt nhìn qua cái lỗ thủng. Hất được hòn sỏi đi rồi thày cúng Chái Peng Si không đứng khuy hai chân như đứng thế võ. Kiếm không trỏ ngược lên nữa mà chọc thẳng xuống nền hang vạch liền ba vạch rồi lại đưa lên cao ngang đầu và rung mạnh. Cái chuông nhỏ rên lên eng eng eng eng. Rồi bỗng nhiên lão quát lên:
- Ai đã tạo được trời?
Không có tiếng trả lời. Thế là thày cúng Chái Peng Si quát lên:
- Ông Lý cùng vua Tam Thanh Tam Nguyên tạo ra được trời chứ còn ai.
Rồi lão lại quát lên hỏi tiếp:
- Ai tạo ra đất?
Cũng chẳng có ai đáp lại. Thày cúng Chái Peng Si lại tự quát lên đáp lại:
- Ông Công tạo ra đất?
- Năm nào đất bị lở Năm khai thiên lập địa đất bị lở.
- Ông nào vá được trời?
- Ông Thiên vương vá được trời.
- Ông nào tạo được người?
- Ông Thiên nhiên tạo được người.
- Họ nào được làm vua?
- Họ Bàn được làm vua.
Thày cúng Chái Peng Si cứ quát lên tự hỏi rồi lại quát lên tự trả lời như vậy. Thanh kiếm rung bần bật.
Cái chuông nhỏ vẫn cứ rên lên eng eng eng eng. Quát lác chán rồi thày cúng Chái Peng Si lủi nhảy thách lên hát lảm nhảm. Hai tai A moóng réo ong ong nghe câu được câu mất. Ế cha cha! Ta là Lải-cung đây. Ta cũng là Chá-ta đây… Ta cũng là… Á cha cha… Mày là Tè-Mụ của ta rồi. Ta có biết đường đâu. Ta lang thang trong rừng hỏi hoa Pơ lóc trỏ đường cho ta tới đây tìm được mày rồi hãy cho ta vào. Ta xin ông bà tổ tiên nhận lễ vật của ta. Á cha cha… Tè-Mụ ơi là Tè-Mụ ơi…
Thày cúng Chái Peng Si cứ lảm nhảm hát như vậy và A moóng nghe mãi câu được câu mất. Chán quá cô gái nhắm tịt mắt lại nằm im thít chẳng thèm nhìn trộm nữa chẳng thèm cụ cựa nữa. Ðói quá mệt quá cái mùi bồ hôi chua loét lưu cữu xộc vào mũi vào mồm ngạt thở quá. A moóng thiếp vào giấc ngủ chập chờn cho tới lúc A moóng choàng tỉnh dậy. Lúc này ngoài cửa hang đã tối đen. Gió trăng chạy rào rào. Một đống lửa đốt lên cháy lụp búp. ánh lửa nhảy múa chờn vờn uốn éo trên vách hang. Thày cúng Chái Peng Si đang ngồi chồm hỗm cạnh đống lửa. Thấy đầu A moóng chui ra khỏi tấm thổ cẩm thế là lão reo lên:
- A ha… tỉnh giấc ngủ rồi.
A moóng lồm cồm bò dậy. Ðói mờ mắt. Khát khô họng. Mệt rũ người. Chân cẳng bải hoải. Cô gái Mán run run hỏi:
- Ðuổi được con ma rừng chưa?
Thày cúng Chái Peng Si lắc đầu đáp cụt lủn:
- Chưa.
- Á trời ơi! Khổ thân ta.
Thày cúng Chái Peng Si he hé mắt ngắm A moóng như đang ngắm tảng thịt nai hong trên đống lửa.
- Con ma bảo mày phải lấy ta.
Cô gái Mán lắc đầu:
- Con ma nói láo. Ta không thích lấy mày.
Thày cúng Chái Peng Si cười nhạt:
Ta cúng ông bà tổ tiên rồi. Ông bà tổ tiên cũng bảo mày phải lấy ta thì mới tống cổ được con ma rừng ra khỏi người mày.
A Móng vẫn lắc đầu:
- Ta không thích lấy mày làm chồng.
Thày cúng Chái Peng Si gật gù:
- Mày phải lấy ta thôi. Muốn đuổi con ma rừng đi thì mày phải lấy ta thôi. Cái số mạng của mày là như vậy. Mày là Tè Mụ của ta rồi.
Thày cúng Chái Peng Si cười hề hề rồi lão vươn tay túm lấy A moóng. Hai cánh tay lão đen xì khô khốc như hai ống tre đực. A moóng muốn đẩy lão ra mà không đẩy được. Á trời ơi? Lão thày cúng già rồi mà khỏe như con trâu. Giằng co một lúc A moóng đành nằm vật ra cạnh đống lửa. Hai con mắt lão thày cúng trợn tròn nhìn A moóng. Có hai đống lửa đang cháy phừng phừng trong hai con mắt của lão. Hai hàm răng to tướng vàng khè của lão nhe ra chẳng biết lão đang cười hay đang khóc. A moóng cố dãy dua. Mười ngón tay xương xấu thọc vào dưới váy áo của A moóng.
Mười cái móng tay sắc nhọn dài nghêu cáu ghét bấu chặt lấy da thịt A moóng. Ôi trời ơi! Ðau quá. A moóng kêu oai oái như con mãng bị con báo cắn cổ.
Gió rừng ào vào trong hang. Ðống lửa gào lên ổ ổ như phát rồ phát dại. Tàn lửa bay tán loạn như ngàn cánh bướm ma đang bị gió rừng quần đảo vò nhầu xé nát. Á trời ơi? Ðau quá. Hai chân A moóng đạp loạn xạ. Ðầu cô lắc lia lịa vật bên này vật bên kia cho tới lúc va đốp vào vách hang. A moóng nổ đom đóm hai con mắt. Choáng váng. Cô gái kêu ối một tiếng rồi lịm đi…
Có lẽ cô gái Mán sẽ lịm đi thẳng một lèo cho tới tận lúc đàn gà rừng gáy inh ỏi đánh thức bọn chim khiếu giật mình bay vù ra khỏi tổ và cũng c thổi đàm tiếu không phải lời nhảm. Thế là chùa đi tong đằng chùa sư đi tong đằng sư Cái làng Lũng Bãi thật vô phúc thật khốn nạn.
Một tháng sau chùa Lũng Bãi đóng cổng. Tấm biển sơn son thếp vàng kẻ chữ chùa Lũng Bãi hạ xuống. Hai câu đối viết chữ quốc ngữ giả chữ "Phạn bước lên đường chính gót ngọc thênh thang vào tới cửa từ lòng trần nhẹ bẫng" cũng biến mất. Còn sư cụ Thích Ðủ Ðức thì bỏ đi. Lão Bền thuê xe ôm lên thành phố tìm đến biệt thự Phai Phô ba lần thì cả ba lần anh cháu doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường đều tránh mặt sai vệ sĩ ra nói là bận đi ký hợp đồng với công ty Hàn Quốc.
Cực chẳng đã lão Bền lại phải mò lên tận huyện núi Quế Sơn hỏi ông cả Nghễnh thợ mộc thì mới bổ ngửa người ra là kẻ tự xưng là sư cụ Thích Ðủ Ðức ấy chẳng phải sư mô gì cả hay nói đúng ra thì cũng là sư nhưng phá giới từ đời tám hoánh nào rồi. Hồi xửa hồi xưa lão ta là một gã buôn da trâu da bò thất tán phẫn chí chán đời gọt tóc vào tu ở một ngôi chùa tiểu thừa nhưng được vài năm thì bị đuổi vì can tội ăn cắp xe đạp của ông phó chủ tịch huyện. Từ đó đến nay lão chuyên sống bằng nghề lừa đảo bịp bợm đã có tới ba tiền án tiền sự.
"Ðến cả tôi đây thưa cụ tôi cũng bị mắc lỡm lão Thích Ðủ Ðức hai bận mất toi gần thước gỗ Trắc".
Ông cả Nghễnh há mồm cười hơ hớ hở răng hở lợi nói với lão Bền cò như vậy.
Lão Bền đau quá nhục nhã quá hơn tháng trời cứ rúc sau chuồng lợn ăn vã toàn bún sốt chan nước ớt ngâm dấm. Cha Tạc áo thâm da trắng an ủi:
- Cũng là chuyện đời thôi. Ông bác nghĩ làm gì cho khổ.
Lão Bền rên rỉ:
Nhục quá thưa cha tôi chỉ muốn thắt cổ tự tử.
- Ấy chết nghĩ quẩn.
- Nhưng mà tôi biết làm gì bây giờ?
Cha Tạc rụt rè:
- Hay là ông bác vào đạo đi.
Lão Bền giật thót người như giẫm phải hòn than đỏ rồi dương đôi mắt trắng rã nhìn cha Tạc. Cha Tạc thong thả nhỏ nhẹ mời thêm một lời nữa nhưng thấy lão Bền vẫn trố mắt im lặng đầy vẻ đề phòng. Thế là cha Tạc cũng lảng sang chuyện khác. Chuyện đền chùa bỏ đó.
Nửa năm sau cha Tạc quay về làng Lũng Bãi thì thấy lũ trẻ con đen nhẻm cởi trần trùng trục lê chổi đuổi theo lão Bền cò hét toáng lên:
- Ê hê… cụ Bền cò nghệ sĩ ăn chó cả lông ăn hồng cả hột.
Buổi chiều nhập nhoạng cha Tạc buồn tình một mình mò lên chòi gác. Vừa đẩy cửa bước vào cha đã rú lên như người bị bóp dái. Trong ánh tranh tối tranh sáng mờ mờ ảo ảo lổn nhổn 99 con rồng đất đỏ rực hung dữ ghê rợn như đàn rết khổng lồ túa ra bò ngọ nguy lung tung khắp mặt sàn gỗ. Cha Tạc sững sờ khiếp vía bảo lão Bền:
- Ông bác nặn đấy à. Siêu nghệ thuật. Tuyệt vời.
Lão Bền hơi đỏ mặt nhưng vẫn chưa hết rầu rĩ:
- Ăn mãi bún siết xót ruột tôi bắt chước cha bóp nặn nghịch ngợm mấy hòn đất cho đỡ buồn.
Cha Tạc nắm tay lão Bền chân thành:
- Bác đem nung những con rồng này mang về thành phố có thể bán được đấy.
Cuộc đời nghèo khổ của lão Bền cò đã biết bao lần vùng lên không cam chịu số phận. Chỉ nói mươi năm đổ lại đây từ khi nhà nước giải tán hợp tác không mua chum vại tiểu sành nữa cả làng Lũng Bãi méo mặt ôm nhau ngồi nhìn hàng núi chum vại ế ẩm xếp đầy bến sông thì lão Bền cò bán phăng củi đóm trâu bò sập gụ tủ chè gom tiền cùng anh con trai tên là Ðễ vào tận Tây Nguyên mua đất trồng cà-phê. Ba năm trời vật lộn với mưa rừng gió núi bị cơn bão Năng Xy ập về quét trụi vốn liếng. Tay trắng. Anh con trai Ðễ phẫn chí bỏ theo một đám người mò sang rừng Lào buôn trầm hương rồi chết mất xác trong rừng xanh núi đỏ. Lần thứ hai nghe lời xui của anh cháu doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường lão vét sạch đồ đạc còn lại trong nhà kể cả cái mô-kích đã tàng của anh con trai Ðễ vứt lại cũng tống đi nốt rồi mở lồ ở phố Mới gần bến phà Kiều nung bát chén ấm tích và các đồ mỹ phẩm con giống lọ hoa cho khách tứ phương. Nhưng lồ của lão đỏ lửa được đúng một vụ rồi tắt ngủm. Trắng tay. Nhục quá lão Bền cứ ở lỳ cạnh bến phà Kiều mua cái bơm xe Liên xô có đồng hồ làm tạm nghề bơm vá xe đạp xe máy xe thồ qua ngày bệ rạc nhếch nhác ốm o đến nỗi bà vợ châu chấu ma của lão phải thuê xe ôm đến tận nơi gô cổ lão về làng. Ðúng điệu cảnh lão là cảnh cóc chết ba năm quay đầu về núi. Phá sản kiệt quệ may không mắc nợ đi tù.
Không lồ không tiền chỉ còn cái xác nhà cái chõng tre cái võng gai rách lã tươi mắc ở gian giữa suất ngày đu đưa đu đưa. Ðang là ông chủ gia đình bỗng hoá thành thằng ở ăn bám vào gấu váy vợ. Anh hùng lỡ bước sa cơ lão chẳng còn biết xoay sở dọc ngang thế nào từ sáng đến chiều lão chỉ đi ra đi vào đi vào đi ra ngồi xuống thở dài đứng lên thở dài chẳng biết làm việc gì đến đàn lợn cũng chẳng có để mà thái chuối băm bèo.
Cả nhà chỉ còn năm con ngỗng Bắc Kinh hôm nào mưa to mấy cái đấu ở đầu làng ngập trắng nước lão mới có việc đội nón cầm que quần vê tới tận bẹn bì bọp lội ra đấu đuổi ngỗng về chuồng. Lão vô dụng không kiếm được tiền nên bị bà vợ châu chấu ma coi thường thỉnh thoảng cứ mắng vỗ vào mặt chẳng kiêng nể gì kể cả khi có cha Tạc hoặc anh cháu doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường ngồi uống nước trong nhà. Một lần anh cháu doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường bèn khuyên lão có lẽ lão nên tâm lý một tí chiều vợ một tí cho bà thím cháu hạ hoả. Chẳng biết anh cháu rót mật vào tai thế nào một đêm trăng sao vằng vặc lão Bền lò mò vào cái chõng tre ở trong buồng đè bà vợ châu chấu ma ra đòi ân ái kết quả là lão ăn hai cái xống quạt vào thắt lưng và được một trận chửi ê chề vuốt mặt không kịp.
Cha Tạc áo thâm da trắng có một tiểu sử rất lạ lùng bí ẩn. Người ta sinh ở đời có họ có tên có cha có mẹ nhưng cha thì lại không có. Trông cốt cách cha nền nã da trắng áo thâm ăn nói nhỏ nhẹ dịu dàng từ tốn cứ như là sinh ra từ một gia đình giàu có tiếng tăm quyền quý nhưng thực ra cha là một con người tứ cố vô thân một kẻ vô lại trơ trọi cô độc trên cõi đời này. Hơn bốn chục năm trước có người đàn bà bụng chửa vượt mặt ngồi trên chuyến tàu hoả chạy đường dài đau bụng quá mò vào hố xí ở cuối toa ngồi ỉa rồi chẳng biết răn mót thế nào đẻ phọt ra đứa trẻ rơi tọt vào cái lỗ hố xí thông thống trên tàu hay là bà ta đẻ vãi ra trong hố xí sợ quá thả luôn đứa con đỏ hon hỏn ấy vào cái lỗ hố xí để phi tang xoá tội chửa hoang. Không ai nhớ tên không ai biết mặt người đàn bà đó nhưng có cụ cha đạo già họ Bùi đã nhặt được đứa bé đỏ hon hỏn đang giãy giụa gào khóc trên đường ray đem về nhà thờ giao lại cho một bà sơ chăm bằm nuôi nấng đến khi 9 tuổi thì gửi vào tiểu chủng viện. Ðứa bé đó chính là cha Tạc. Thoạt tiên cha Tạc tên là Lạc mang họ Bùi là họ của cụ cha cố già đã nhặt được cha trên đường tàu. Ðặt tên là Lạc có lẽ cũng muốn nhắc tới gốc gác của cha là đứa trẻ lạc mẹ nhưng rồi vì Thày già nuôi cha ngắn lưỡi nói ngọng cứ gọi chệch đi là Tạc lâu mãi thành cái tên thật.
Cha Tạc học ở trường dòng hơn hai chục năm nói thạo tiếng la tinh tiếng Mỹ lại rất am tường thần học chính trị kinh tế học và cả thiên văn học. Khí chất thông minh tính tình kín đáo ít nói chăm chỉ nhẫn nại lại được cụ cha cố già đỡ đầu bảo lãnh nhận là con nuôi nên cha đã sớm được các bề trên chú ý nâng đỡ. Tốt nghiệp trường dòng cha được bổ về một xứ đạo nghèo tít cực Nam thực tập chức phận thày cả. Phải nói con đường chức phận danh phận của cha Tạc trong giáo hội hứa hẹn tương lai sáng sủa nếu như không có một lần cụ cố đạo già họ Bùi cho gọi cha về nhà thờ lớn Thành phố và bảo…
Buổi sáng hôm nay lão Bền cò lại leo lên chòi gác ngồi gù lưng ngắm nhìn thôn xóm trời đất. Cảnh vật xóm thôn hiền hoà u sầu nghèo đói khiến lão càng nghĩ ngợi miên man. Rồi lão bất chợt nhớ tới cha Tạc.
Thời gian trôi nhanh như gió thổi thấm thoát cũng lâu lắm rồi không thấy ông cha đạo da trắng áo thâm ít nói hay cười tủm tỉm quay về làng Lũng Bãi ngắm nhìn đo vẽ sờ mó mấy pho tượng đàn bà không đầu béo ụt ịt vú vê mông bướm to tướng và mấy pho tượng đàn ông đứng ưỡn bòi cứng queo nom rất chướng mắt vất lăn lóc ở gậm giường. Nhớ đến cha Tạc, lão Bền cò lại nhớ đến anh cháu Dục Văn Bường doanh nghiệp tỉ phú.
Tháng trước gã có nhắn chú Lam xe thồ xe ôm là độ tầm này gã sẽ về Lũng Bãi để lo việc đại sự đo lại mảnh đất chùa Lũng Bãi giải quyết nốt thủ tục giấy tờ sang tên nhượng bán chuẩn bị xây khách sạn du lịch và cũng tiện thể đón cô con gái út của lão ra thành phố.
Lão Bền cò ngồi gù lưng thở dài dõi mắt ra phía bờ đê nơi có ngôi chùa bỏ hoang đã tàn hương khói đang sáng dần lên trong buổi sớm oi ả. Bỗng nhiên có tiếng xe máy nổ phành phạch từ xa vọng lại. Tiếng máy xe to dần nghe rất quen tai rồi hấp một cái như có phép lạ từ trên mặt đê lờm xờm cỏ bất thần trồi lên anh cháu doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường áo Na-tô quần bò mũ cối đang cong người trên chiếc Sim-sơn méo mó cổ lỗ sĩ. Ngồi co dúm đằng sau hai tay thít chặt lấy bụng Dục Văn Bường là một người lòng khòng da tôm luộc đỏ au áo thổ cẩm tóc vàng giầy Adiđát. Chỉ thoáng nhìn lão Bền cũng đã nhận ra đó là một thằng Tây ba lô lang thang du lịch. Anh cháu Dục Văn Bường doanh nghiệp tỉ phú rủ rê vị khách lạ này về làng Lũng Bãi này để làm gì. Ðể tham quan du lịch ư? Cái đế chế chum vại tiểu sành suy tàn khánh kiệt này còn cái gì để mà đáng hít ngửi sờ mó. Chẳng nhẽ anh cháu tỉ phú của lão đã gạ gẫm môi giới lừa ông Tây du lịch này mua mấy cái vại mẻ.
Nhà doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường về làng Lũng Bãi lần này đèo díu theo một người Mỹ cao mét chín mươi phân râu ria xồm xoàm họ tên là Jôn Owen.
Gã không phải là Tây ba lô du lịch lang thang. Gã là nhân viên tiếp thị đồ điện tử ở bang Ca-li. Gã sang Việt Nam lần này để làm tiếp luận án Tiến về nền mỹ thuật Ðông Dương đương đại. Mấy tháng trước Dục Văn Bường gặp Jôn Owen đương vật vờ nhai kẹo cao su trong ga-rơ-ri Sông Luộc gần trung tâm thành phố.
Jôn tự xưng là nhà nghiên cứu mỹ thuật. Mặt hắn xanh rớt vì đói ăn đói ngủ. Dục Văn Bường mời Jôn một ly cà phê đen không đường. Jôn cám ơn tới bốn lần. Jôn nói tiếng Việt bập bẹ. Dục Văn Bường nói tiếng Mỹ ú ớ. Jôn chê nền hội hoạ Ðông Dương là nền hội hoạ cóc nhái bị mặc cảm thuộc địa. Jôn nghe đồn Việt Nam là xứ sở lạ lùng man rợ đầy ấn tượng ấy vậy mà sang đây bốn tháng rồi ăn hết tiền rồi xài hết tiền rồi đã chuyển khách sạn từ 30 đô một tối 1 buồng xuống loại 2 đô rưỡi 1 tối 1 buồng rồi thậm chí đã bắt đầu ăn chực ngủ lang rồi mà gã vẫn chưa gặp nổi một chuyện gì tạo ấn tượng mạnh khiến hắn kinh sợ hoảng hết.
Dục Văn Bường hỏi gã đã đi lên bản người Dao ở Cao Bằng chưa. Gã đáp đi rồi thuê xe con Thỏ 7 đô 1 ngày đi chán rồi nhưng chẳng có gì đặc biệt. Và gã nhún vai hỏi Dục Văn Bường có thể gít gít cho gã đi thăm thú một chỗ nào vừa có tý gì dây mơ rễ má tới hội hoạ điêu khắc lại vừa có cái gì ngồ ngộ để cho đỡ buồn đỡ tẻ không. Dục Văn Bường cười nhạt rủ gã về làng Lũng Bãi gã vui vẻ nhận lời ngay. Ðêm qua Dục Văn Bường rủ tên Jôn Owen về ngủ ở cái biệt thự Phô Phai có chó béc-giê và vệ sĩ ở rìa thành phố. Hai giờ rưỡi sáng Jôn đã thúc Dục Văn Bường dậy. Ô tô có đấy nhưng Jôn thích đi Sim-sơn 7 đô 1 ngày. Tại sao lại đi sớm thế? Tại vì Jôn muốn xuất hành vào giờ Tý Sửu Dần Mão gì đó. Nghe Jôn nói vậy Dục Văn Bường chỉ cười nhạt.
Lão Bền cò tụt xuống khỏi chòi gác chưa kịp xỏ hai tay vào manh áo hôi hám bẩn như ma thì đã thấy Dục Văn Bường sùng sục đẩy xe Sim-sơn vào sân. Cụ chó già ghẻ lở mắt đã kéo màng quen hơi anh cháu doanh nghiệp tỉ phú nhưng lạ mùi Jôn Owen nên xồ ngay ra xù lông cổ nhe hàm răng trắng nhởn nhọn hoắt rít lên.
Gã người Mỹ sợ quá nhảy vọt ngay lên một cái vại úp lộn ngược. Lão Bền vội vã chạy ra mắng chó chào khách. Anh cháu doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường dựng xe ngoác mồm tận mang tai cười khăng khắc với ông chú họ:
- Chào chú. Con rước một thằng Mỹ bạn con về chơi Lũng Bãi đây. Giới thiệu với chú nó là một nhà nghiên cứu nghệ thuật có hạng ở bang Ca-li nước Mỹ. Tiến sĩ đấy. Nó nói tiếng ta ú ớ như bị nghẹn cơm nắm nhưng nó nghe thạo lắm đấy. Nói gì nó cũng hiểu nhất là văng đéo xíu bòi cặc lại càng hiểu. Con phải dặn ông bà trước kẻo lỡ mồm lỡ miệng thì…
Lão Bền thật thà:
- Anh lo bò trắng răng. Nhà tôi tiếp khách du lịch quốc tế về thăm mấy lần rồi đã có lần nào thất thố đâu.
Dục Văn Bường gật đầu:
- Con dặn trước thế thôi. Bà đâu hả ông. Tý nữa con bắt thằng Mỹ quốc tế này thòi tiền ra để bà đi chợ mua mấy con cá về luộc hai ông con nhắm rượn.
Nói rồi Dục Văn Bường quay lại gọi Jôn Owen vẫn đang đứng co chân trên cái vại úp lộn ngược:
- Sao mày chưa nhảy xuống.
Jôn Owen lắc đầu:
- Vì mày chưa bảo tao nhảy xuống đất và tao đang rất sợ… sợ… sợ con chó ghê tởm… tởm… tởm kia mắc bệnh dại cắn vào chân tao.
Dục Văn Bường nhếch mép lấp lửng:
- Răng chó là cái đinh gỉ gì. Vào chào chủ nhà được rồi đấy.
Jôn nhảy xuống khỏi cái vại. Con chó ghê tởm cũng quay đít uể oải xuống bếp. Lão Bền và Jôn bắt tay nhau. Vì đã được Dục Văn Bường dặn trước nên Jôn rất lễ phép:
- Cháu xin chào ông chú ạ.
Lão Bền cò lịch sự đáp lại:
- Không dám mời anh vào nhà xơi nước.
Ba người bước vào căn nhà thông thống chỉ còn trơ lại cỗ phản nứt mảnh võng gai rách tơi tả và bộ hương án long chân.
Lão Bền cò mời khách đập chân ngồi cả lên cỗ phản nứt. Chẳng có nước chè chỉ có ấm nước vối đặc chát lạnh tanh. Lão Bền rít thuốc lào sòng sọc. Jôn Owen cũng đỡ cái điếu nhồi thuốc châm lửa rít sòng sọc chẳng hề chịu thua kém. Dục Văn Bường chỉ vào lão Bền rồi chỉ lung tung khắp căn nhà gã nói như chữa thẹn cho gia cảnh nhà ông chú:
Nhà làm nghề đất thì đếch cần sắm đồ vì cần chỗ rộng rãi để chạy mưa chum vại tiểu sành với lại làng Lũng Bãi này năm nào cũng một lần lụt lũ mênh mông mua cho lắm tủ nhiều giường chỉ tổ lúc đó trôi lềnh phềnh kinh bỏ mẹ. Còn ông chú nhà tôi đây là đệ nhất tay nghề ở cái làng này năm bơ oằn cả cái vùng này không có ai qua mặt được ông.
Jôn Owen gật đầu:
- Biết rồi nhất nghệ tinh nhất thân vinh.
Lão Bền cò cười sung sướng:
- Anh Jôn đây thạo tiếng việt chúng tôi quá.
Jôn xua tay:
- Chưa thạo đâu chỉ thuộc lòng nhiều… nhiều… nhiều chục câu tục ngữ thôi.
Dục Văn Bường bảo:
- Ngồi chơi hút thuốc tí nữa bà thím tao đây sẽ dẫn mày đi chợ mua cá bằng tiền của mày. Chợ quê làng Lũng tuyệt vời. Mày tha hồ ngồi bệt xuống đất ăn bánh đúc chấm nắm tôm. Ðặc sản quà cổ xưa làng quê Việt Nam đấy. Buổi chiều tao sẽ dẫn mày đi chơi khắp trong làng xem chuốt chum chuốt vại rồi ra bãi sông cởi truồng hai ta cùng bông nhông xuống ngụp lặn với lũ trẻ con. Mày có thích một chương trình như thế không?
Jôn Owen rối rít:
- Tao thích lắm. Rất thích nhiều nhiều.
Dục Văn Bường nhe hai hàm răng vàng khè ra:
- Nhưng phải chờ tí nữa đi chợ mua cá bằng tiền của mày.
Jôn gật gù:
- Không thành vấn đề.
Dục Văn Bường cười khăng khắc:
- Thành vấn đề đấy. Dân làng Lũng Bãi nghèo lắm sắp chết đói cả đám rồi.
Cũng lúc đó bà Bền lò dò từ bếp xách siêu nước lên.
Bà chùm khăn mỏ quạ đen sì áo thâm váy đụp lòi ra cẳng chân cẳng tay gầy đét lòng khòng xám xịt y hệt như con châu chấu ma. Bà đặt siêu nước xuống phản chẳng thèm chào ai. Dục Văn Bường hét lên dường như để lấy lòng bà hơn là vì sợ bà nghễnh ngãng:
- Chào thím. Tý nữa thím dẫn ông Mỹ này đi chợ mua cá nhá. Ông Mỹ chủ chi còn thím thì chủ trì.
Bà Bền điềm nhiên:
- Các ông ăn cá gì?
Ông Bền nhanh nhảu:
- Cá chép.
Bà Bền chằm chằm nhìn vào mặt anh cháu Dục Văn Bường rồi cẩn thận hỏi lại:
- Ăn cá chép?
Dục Văn Bường gật đầu:
- Cá chép. Không có cá chép thì cá quả. Không quả thì trôi mè. Thím cứ theo thứ tự ưu tiên như thế nhưng mà cá gì cũng phải hơn cân trở lên đúng như các cụ nói cá cả thịt lớn.
Jôn Owen gật đầu lắp bắp:
- Ðúng rồi. Ô kê. Cá cả thịt lớn.
Ngay buổi sáng hôm đó Jôn đeo bị theo bà Bền đi chợ. Gã buộc chặt dây giầy đeo bị cói lên vai và mượn cái mũ cối của Dục Văn Bường úp lên đầu. Chợ Lũng Bãi họp ngay trên mặt con đê xờm cỏ cách làng Lũng non cây số. Ðúng là chợ quê lều tranh xiêu vẹo tềnh toàng trống hoác rơm rạ ướt lép nhép rải kín từ đầu cho đến cuối chợ chỗ nào cũng nồng nặc mùi cút gà cứt vịt lưu cữu vừa thối vừa chua vừa khẳm. Trong chợ bày bán la liệt linh tinh đủ mọi thứ bà rằn nhưng thứ nào cũng chỉ có in ít chút chút nào là kim chỉ hàng xén hàng khô vài mẹt cá tôm khô tép riu rồi nải chuối rổ thị quần đùi áo may ô dây chun dây cao su. Cuối chợ còn có bếp lò rèn phun lửa phì phì bày bán lưỡi xẻng lưỡi cuốc dao rựa liềm búa… Chợ la liệt hàng quà bún riêu bún ốc bánh đa cua bánh đa kê bánh đa vừng bánh đúc mắm tôm và cả gánh cháo lòng tiết canh. Ðại để chợ Lũng Bãi là như vậy. Jôn Owen rất háo hức được đeo bị theo bà Bền châu chấu ma đi chợ. Gã rất tự nhiên và rất lỳ tỏ ra không hề lúng túng ngô ngọng gì kể cả khi bị một đám trẻ con cởi trần trùng trục mặt mũi nhọ nhem ùa theo chỉ trỏ la hét om sòm. Nếu như cách đây mười hoặc mười lăm năm Jôn owen xuất hiện ở chợ Lũng Bãi thì có thể gây nên một sự chấn động huyên náo hỗn loạn có khi đến vỡ chợ. Nhưng thời buổi bây giờ khác rồi một ông Tây đeo bị cói lò dò ở chợ quê là điều thường gặp. Dân nhà quê Việt Nam thời buổi này cũng nhẵn mặt Tây rồi nhất là những ông Tây ba lô da đỏ au lúc nào cũng cởi trần trùng trục cõng trên lưng những chiếc ba lô kềnh càng to tướng như cái tủ mỗi khi cúi xuống mua cái gì cũng mặc cả như điên. Sáng nay Jôn Owen xuất hiện ở chợ Lũng Bãi cũng mang lại cho cái chợ quê một chút vui vẻ ngộ nghĩnh vì cái thân hình cao lêu đêu một mét chín của gã đi tới đâu cũng nổi trội vượt hẳn lên như một kẻ đi cà kheo vậy.
Jôn tò mò và rất ma mãnh. Chỗ nào góc nào ở chợ gã cũng rúc vào nhòm ngó hít ngửi sờ mó nhưng chẳng nhét vào mồm bất cứ thứ gì từ thanh kẹo lạc cái bánh chưng đến bát bún riêu cua bốc hơi nghi ngút cùng mẹt bánh đúc nẫng nẫng đổ trên mẹt lá chuối xanh mướt thoa mỡ bóng loáng mặc dù các bà các cô các chị mời mọc chèo kéo tíu tít. Có lẽ gã sợ bị đi ỉa tháo tỏng. Khi bà Bền mua cá gã cũng lăn xả vào thò tay khoắng khoắng loạn xạ trong vại nước và gã mặc cả đôi co róng riết gấp bốn lần bà Bền châu chấu ma. Chả thế mà khi về đến nhà mặc dầu đã quá chán cái mặt ông chồng già vô dụng bà cũng phải nhếch mép ghé vào tai ông.
- Cái ông Mỹ bạn thằng Bường hà tiện lắm người như thế vợ con được nhờ.
Bữa cơm trưa hôm đó thật vui vẻ. Cơm nhà quê đón khách trải chiếu trên cỗ phản kê giữa nhà bà Bền ngồi đầu nồi và vội bát cơm chan ít nước canh rồi buông bát đũa đứng lên chỉ còn lại ba người đàn ông ngồi uống rượu trên phản với con chó già ngồi chầu rầu rĩ ở dưới đất. Rượu vào lời ra lão Bền dò hỏi bao giờ thì anh doanh nghiệp tỉ phú động thổ xây khách sạn ở mảnh đất chùa Lũng Bãi và lần này anh Bường đã lo việc được cho em Liễu ở trên thành phố chưa kẻo em nó mong mỏi ao ước lắm rồi.
Nhà doanh nghiệp tỉ phú lờ đi làm như không nghe thấy gì mà lại gật gù hỏi thăm cha Tạc có nhắn nhe bao giờ về bóp tượng ở làng Lũng. Gã khoe là hôm nọ có đọc báo đăng hàng chữ to tướng đỏ chói giới thiệu cha Tạc vừa được bầu làm phó chủ tịch quỹ "Hỗ trợ và phát triển các vùng đói kém"
Thế là dân làng Lũng Bãi sắp có quí nhân phù trợ.
Trông ông cha lù đù nhẹ nhàng nhỏ nhẹ ít nói ấy mà hoá ra lại oai ra phết. Thế nào dân làng Lũng Bãi chẳng được "quỹ hỗ trợ phát triển" tài trợ khẩn cấp cho một ít vải vóc quần áo gạo muối. Dục Văn Bường còn nói thêm: Gã cũng đang muốn gặp cha Tạc để mời cha nếu cao hứng thì mua một cổ phần tham gia vào dự án xây dựng khách sạn ở làng Lũng Bãi này. Các ông cố đạo thiên chúa lùng phùng áo thâm vậy thôi nhưng toàn loại siêu cường tiền bạc. Dục Văn Bường dằn cốc rượu xuống phản quả quyết như vậy.
Bữa rượu ề à vui vẻ kéo đến gần ba giờ chiều thì lão Bền lăn quay ra phản ngáy khò khò như kéo bễ. Jôn Owen thay quần sóc áo may ô thun đen dài chùm đầu gối kính râm thắt dải lụa đỏ thắt ngang trán vắt vai khăn vải tổ bố đứng ở ngoài hiên khịt mùi liên tục có ý hơi ghê cái mùi khói lồ nung chum vại nồng nặc trong làng. Trong gầm phản con chó mực già ghẻ lở ghê tởm vừa gặm xương vừa gầm gừ liếc nhìn hai cái bắp chân nần nẫn của ông khách Mỹ. Thấy Dục Văn Bường cứ ngồi điềm nhiên xì xoạt uống trà búng tăm tanh tách Jôn xem đồng hồ rồi kêu lên:
- Có lẽ đến giờ đi xem chuốt chum chuốt vại theo đúng chương trình.
Dục Văn Bường thản nhiên ra giếng múc nước rửa mặt tung toé rồi lại vào nhà leo lên phản nhẩn nha uống trà búng tăm tanh tách. Thấy Jôn Owen bồn chồn gã thủng thẳng:
- Nghỉ đi kẻo đau dạ dày. Ðúng bốn giờ xuất hành. Ði đâu mà vội mà vàng mà vấp phải đá mà quàng phải dây. Ðấy, ca dao tục ngữ nhà quê Việt Nam đấy mày đọc thuộc lòng đi cho đỡ sốt ruột.
Bốn giờ kém năm phút Dục Văn Bường dẫn Jôn Owen sang nhà ông Chữ cách nhà lão Bền có một bức tường xây toàn bằng tiểu sành. Chiều nay ông Chữ không có nhà chỉ có bà Chữ và cô con dâu cả ở nhà đang chuốt chum. Ở làng Lũng Bãi đàn ông đốt lò còn đàn bà thì chuốt chum vại. Ðố tìm thấy một người đàn ông nào làm nghề chuốt. Có lẽ cũng vì vậy cha Tạc về đây ngồi lê la với đám các bà các chị các cô suốt ngày.
Cha Tạc đã hỏi rất nhiều người nhưng không ai biết tại sao lại như vậy bởi vì ở những làng nghề khác thì không bao giờ đàn bà con gái được ngồi vào chuốt chum vại. Gặng hỏi quá thì họ lắc đầu: chỉ biết từ đời ông bà đến nay vẫn như vậy. Công việc chuốt chum vại thoạt nhìn tưởng chẳng có gì. Công việc này đất cát bẩn thỉu nặng nhọc vất vả. Thoạt tiên đào đất. Ðất sét đỏ phải được nhào kỹ dẻo như bột. Rồi cần một cái bàn xoay bằng gỗ hai người ngồi hai bên. Một người cắt đất một người đạp bàn xoay quay tít hai bàn tay chuốt tảng đất dần dần hoá thành cái chum cái vại. Ðem chum vại phơi nắng cho thật già cũng có khi quét lên lớp men bùn phù sa trộn lẫn tro bếp rồi xếp vào lồ nung vài ngày thì được chum sành vại sành. Công việc này người xem vô tình thì chỉ xem một lần đã chán chẳng có gì cao siêu mơ màng bí ẩn cho là nó chỉ là một cái nghề thô lậu tầm thường của những người nông dân đói khổ xứ nhiệt đới nóng bức ẩm ướt nghèo đói.
Có lẽ vì thế mà Jôn Owen vỡ mộng. Gã đã tận mắt xem cái nghề đồ gốm của Nhật Bản và Trung Quốc rất tinh xảo cao siêu vì vậy ngó nghiêng mười lăm phút gã chán quá mất cả hứng thú. Gã bèn dở cái thứ tiếng Việt cong queo lơ lớ của gã ra tán tỉnh bà vợ và cô con dâu cả của ông Chừ khiến hai người đàn bà cứ cười rú lên như bị chọc vào nách. Tán tỉnh chán Jôn Owen vỗ vai Dục Văn Bường rồi thở hắt ra:
- Còn trò gì nữa?
Dục Văn Bường nói:
- Tối nay đi xem đốt lồ.
Jôn lắc đầu:
- Ngồi xem người ta luộc nồi bánh chưng ba ngày tết thú vị hơn nhiều.
Dục Văn Bường hỏi:
- Chán đi du lịch làng Lũng Bãi rồi à?
Jôn gật đầu:
- Chán rồi. Chuồn thôi.
Dục Văn Bường cười nhạt:
- Tuỳ mày.
Jôn nhún vai:
- Cái làng Lũng Bãi của mày tẻ nhạt quá. Tao nghĩ rằng sẽ không tìm được cảm giác mạnh ở đây.
Dục Văn Bường im lặng dẫn gã ra bờ đê ngồi hóng gió. Trời lúc này đã muộn. Nắng đã tắt. Ðồng quê tĩnh mịch im ắng lạ thường. Gió ào ào chạy dọc sống lưng con đê cuộn lên mùi đất mùi cỏ cây ngai ngái hoang dại. Jôn Owen lăn ra thảm cỏ dang thẳng cẳng bốn chân tay. Gã rống lên như bị chọc tiết:
- Sướng quá mày ơi. Mấy cái chum vỡ vại mẻ của mày không quyến rũ bằng nắm cỏ dại. Tao sướng quá trời ơi! Ăn cứt mày.
Jôn Owen văng ra một câu chửi vô nghĩa vớ vẩn.
Dục Văn Bường chỉ cười nhạt.
Trời sập tối Dục Văn Bường và Jôn Owen mò về nhà ông Bền. Căn nhà trống không chẳng biết ông bà chủ nhà đi đâu. Con chó già ghẻ lở nằm quắp đuôi đầu hồi chẳng thèm hé mắt nhìn hai ông khách dở hơi. Một mâm cơm nguội tanh úp trên phản. Trời tối thế mà vẫn nghe ruồi nhặng bay vù vù. Jôn Owen nhún vai không đụng bát đũa chỉ ngồi hút thuốc lào. Dục Văn Bường ngồi xếp chân vòng tròn chén tì tì. Gã ăn vã hết nhẵn bát canh cá còn thừa tanh ngắt nồng nặc mùi đất đèn.
Jôn ngồi bó gối ngán ngẩm ngắm nhìn cái lõ điếu.
Ðúng là gã đã chẳng còn vui thú gì nữa rồi gã nằng nặc đòi sớm mai đi xe ôm về thành phố. Ðêm đó Jôn Owen và Dục Văn Bường cùng chui vào cái màn rách bươm hôi đến ngạt thở mắc trên bộ phản. Dục Văn Bường đặt lưng xuống là ngáy như sấm chẳng hay biết gì ông bạn Mỹ nằm cạnh tráo đầu trở đuôi thức hay ngủ có ngon giấc không. Mờ sáng hôm sau Jôn đã lay Dục Văn Bường dậy. Gã thì thào:
- Tao muốn đi ỉa.
Nhà doanh nghiệp tỉ phú còn ngái ngủ nên làu bàu:
- Khỉ ạ! Ra vườn.
Jôn mò ra vườn lục đục một lúc lại thấy mò vào. Gã vẫn thì thào:
- Không tìm thấy toa-lét.
Dục Văn Bường cười nhạt:
- Làm đếch gì có toa-lét.
- Vậy thì ỉa ở đâu?
- Tương mẹ nó ra vườn ấy.
Jôn trợn mắt nhìn Dục Văn Bường. Thấy nhà doanh nghiệp tỉ phú cũng trợn mắt nhìn lại gã biết là Dục Văn Bường không nói đùa thế là gã xách quần đi ra vườn.
Nhưng chỉ một thoáng sau lại thấy gã xách quần lom khom đi vào nhà nhăn nhó:
- Tao không thể nào ngồi ỉa được.
- Làm sao?
- Có rất nhiều các bà các cô đi lại rậm rịch khúc khích ở bên ngoài hàng rào.
Ở nhà quê đàn bà phải dậy sớm đi chợ thổi cơm băm bèo thái khoai.
Dục Văn Bường nhún vai cho Jôn một lời khuyên:
- Phải cố gắng mà ỉa thôi.
- Nhưng tao không thể nào ngồi ỉa trong một tình trạng như vậy.
- Ðó là việc riêng của mày. Tao không biết.
Jôn Owen đã hoảng sợ thực sự. Mặt gã tái đi:
- Mày hãy cố gắng tìm cho tao một giải pháp nào đó khả thi.
- Khả thi cái con bòi. Vào trong chuồng lợn mà ỉa.
- Ô kê!
Thế là Dục Văn Bường dẫn Jôn Owen sang chuồng lợn nhà ông Chứ ở ngay sát hàng rào cây chó đẻ. Ông Chứ nuôi một con lợn giống mõm dài nửa thước ta nặng ngót một tấn hình dạng bẩn thỉu lấm lem cổ quái kinh dị như con tê giác vì vậy ông phải xây cho nó một cái chuồng rất vĩ đại. Dục Văn Bường bèn mắc hai cây tre đực ngang qua chuồng như bắc hai cây cầu tạm rồi vỗ vai Jôn Owen:
- Toa-lét du lịch bụi. Xin mời.
Jôn cười tít mắt thích lắm cám ơn rối rít rồi xách quần leo lên cầu hai cây tre đực. Dục Văn Bường bỏ vào nhà loay hoay pha ấm chè Thái Nguyên. Nhưng ấm chè chưa kịp ngấm đã nghe tiếng thét rùng rợn ngoài chuồng lợn. Gã tái người. Ấm chè rơi xuống đất vỡ tan tành. Bỏ mẹ? Thằng Mỹ xẩy chân rơi xuống chuồng lợn rồi. Ðúng lúc đó Jôn Owen nhảy vọt qua hàng rào cây chó đẻ lao vào sân. Quần tụt xuống khoeo chân lộ ra đôi mông trắng hếu béo nẫy như mông đàn bà. Ðằng sau thằng Mỹ là con lợn giống khủng khiếp của ông Chứ to vật vã há hoác mồm nhe hai hàm răng rùng rợn nhọn hoắt cào móng hồng hộc đuổi theo với điệu bộ vô cùng cay cú tức giận.
Tất nhiên mọi chuyện được thu xếp ổn thoả ngay.
Ông bà Chứ vác sào đuổi con lợn vào chuồng. Jôn chạy băng vào nhà leo tót lên phản. Mặt gã méo xệch Dục Văn Bường rót đấy cốc nước nóng bắt gã uống liền ba chén cho lại hồn nhưng gã vẫn nhăn nhó như nhai phải bọ xít:
- Tại sao con lợn nhà quê Việt Nam lại hung ác và ngu xuẩn như vậy. Thoạt đầu nó khịt mùi ụt ịt liên tục thân thiện với tao nhưng rồi đột nhiên nó trở mặt nhảy chồm lên định ăn thịt cái dái của tao. Thật là man rợ. Tao không thể nào hiểu được.
Dục Văn Bường chẳng thể cười được nữa. Gã cũng chán thằng Mỹ phê bình nghiên cứu Mỹ thuật Ðông Dương này rồi. Chán thật rồi. Chán tới cổ rồi. Gã chẳng buồn giải thích cho thằng Jôn Owen này là cả làng Lũng Bãi này không nhà nào xây hố xí cả. Muốn đi ỉa thì cứ dạt ra bờ sông vào vườn hoặc lẩn vào sau một bụi cây chó đẻ nào đó bên đường thoải mái tự nhiên tương ra là sẽ có con gà con ngỗng con chó con lợn lao đến dọn dẹp sạch trơn tức thì. Ở làng bãi đang tàn tạ này người còn đói nhăn răng nữa là con vật. Thằng Jôn Owen ngu xuẩn chứ không phải con lợn ngu xuẩn. Con lợn nó đuổi theo mày là nó đòi ăn cứt của mày chứ đâu nó có thèm ăn cái dái của mày. Nghĩ vậy Dục Văn Bường tặc lưỡi: Cũng may là Jôn Owen không ngã xuống chuồng lợn. Nếu Jôn ngã xuống rất có thể lúc đang háu đói tạp ăn con lợn sẽ đợp nhầm bộ dái của thằng Mỹ thì sao? Nếu thế thì chắc là gã sẽ rũ tù.
Dục Văn Bường chính gốc người làng Lũng Bãi.
Về đằng họ hàng gã gọi ông Bền cò là chú. Ông nội gã là một thợ đất lồ có hạng. Ðến đời bố gã thì đã bỏ nghề đất lồ làm nghề đóng cối xay bỏ làng đi kiếm ăn tha phương. Dục Văn Bường đã từng là lái xe trong ngành vận tải công an. Rồi gã xin ra khỏi ngành. Gã xin ra chứ không phải bị sa thải hoặc bị đuổi và cuộc đời gã chỉ thực sự phất lên sau khi đã ra khỏi ngành vận tải công an. Lý lịch làm giàu của gã mờ ám. Nghe đồn gã đã từng buôn thuốc phiện buôn ôtô bãi rác buôn sắt vụn và buôn cả máy cày máy bay trực thăng.
Ngày xưa gã là thằng khố rách áo ôm còn bây giờ gã là một nhà doanh nghiệp có bạc tỉ. Ở thành phố gã là tổng giám đốc một công ty TNHH có trụ sở nhà 3 tầng giữa trung tâm có đầy đủ trợ lý, thư ký, trưởng phó phòng và nhân viên bảo vệ cùng ôtô Nít-san 12 chỗ ngồi. Gã có biệt thự Phai-phô ở rìa thành phố có vườn cây có ao cá có chuồng sắt nuôi ba con gấu và có cả sân chơi te-nít cùng một đám vệ sĩ thanh niên trai tráng áo trắng cộc tay quần vải xi-mê-ni thắt cà-vạt đen ăn lương tháng có tiền thưởng cuối năm hẳn hoi. Hồi mới quen biết cha Tạc gã đã trân trọng mời cha Tạc về thăm biệt thự Phai-phô của gã. Một ôtô máy lạnh đưa cha Tạc đi lòng vòng chán chê rồi mới chui vào cái cổng một toà biệt thự um tùm cây cối.
Toà biệt thự có kiểu kiến trúc cực kỳ quái đản phía trước giống như nhà Tàu phía sau nhại kiểu nhà Tây.
Trên mái vọt lên hai chòm tháp hình củ hành lên ngược ốp đồng vàng choé. Bốn vệ sĩ thắt cà-vạt mặt lạnh như tiền đi đều bước ra đón. Khu vườn bao quanh biệt thự rộng cả ngàn mét vuông có tường chăng kẽm gai bao quanh có đường dải sỏi có cây cảnh hòn non bộ lại có cả ao cá và cây cầu cong cong loè loẹt kiểu cầu vườn chơi Nhật Bản. Một chuồng gỗ nuôi tới chục con hươu lại còn có chuồng sắt nhốt tới bảy chứ không phải ba con gấu đen sì suốt ngày mõm sùi bọt trắng xoá. Nhà doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường quần đùi Thái Lan sặc sỡ cởi trần khoác ki-mô-nô Nhật Bản thêu rồng phượng xanh lè tay cầm ống cao su phun nước xè xè đứng đợi khách bên một gốc bách tuế tua tủa cành lá. Ðứng cạnh Dục Văn Bường còn có một nhà thơ một đạo diễn điện ảnh và một nhạc sĩ. Ba ông văn nghệ sĩ này dễ chừng cũng vừa được ô tô máy lạnh đổ xuống chỉ trước cha Tạc vài phút ông nào cũng còn mũ đội trên đầu xăm xô nai xách nơi tay đầu đít chân cẳng còn nồng nặc mùi mùi nước hoa rẻ tiền xịt trên ôtô. Dục Văn Bường chẳng thèm giới thiệu ai với ai gã cười hô hố rồi cứ thế dẫn cả bốn vị khách đi tham quan một lượt mấy tầng lầu khu biệt thự. Phải nói là vật liệu cửa giả đồ đạc trong ngôi nhà này đều thuộc loại đắt giá. Toàn bộ các cánh cửa và bậc cầu thang bằng gỗ lim. Vòi sen chậu ỉa bồn tắm gương soi trong toa-lét đều là loại tân kỳ nhất mới nhập cảnh. Ngay giữa phòng khách xa-lông Mỹ đặt pho tượng ông phật Di lặc to béo bằng gỗ xà-nu vai khoác cái bọc đựng tiền to như bao tải gạo 100 ki-lô-gam tay giơ cao một thỏi vàng đúc to hơn cái đấu có chạm khắc 4 con số 9. Trên tường treo la liệt các bức ảnh chụp nhà doanh nghiệp tỉ phú Dục Văn Bường có những dòng chữ tiếng Mỹ tiếng Việt giới thiệu đang bắt tay nhà tài phiệt Nhật Bản MÔ TÔ Ky Xứ hoặc là đang cúi chọc bi-da với ông giám đốc kỹ thuật Ða Vít Kây người Mỹ hoặc là đang ngồi cùng bàn dự thảo hợp đồng chuyển nhượng hai máy bay trực thăng OK876Z của Thổ Nhĩ Kỳ… Nhưng thú vị nhất là khi Dục Văn Bường dẫn cả đám khách ra vườn leo lên cây cầu cong cong sặc sỡ kiểu cầu vườn chơi Nhật Bản gã quay lại như ra lệnh cho ông nhà thơ: vỗ tay đi văn nghệ sĩ. Ông nhà thơ cười hơn hớn vỗ hai tay nổ vang như pháo tết cũng là lúc có đàn cá to tướng lưng đen sì ạt ạt nổi lên quẫy đuôi đập vây bắn nước tung toé. Ðiểm tham quan cuối cùng là đi vòng ra sau nhà tới sân chơi te-nít đúng tiêu chuẩn quốc tế quây lưới sắt B40 cao vời vợi lắp đủ mười bốn cây đèn cao áp sáng trắng. Trong sân đang có hai chàng to con ngực nở đùi dế cởi trần trùng trục đang cong đít chạy tới chạy lui vung vợt tung bóng hầu đánh một cậu bé khoảng mười ba mười bốn tuổi diện sóc trắng may ô trắng giầy thể thao trắng to tổ bố ngang trán buộc mảnh lụa đỏ trông có dáng P. Samprap thu nhỏ. Bọn đánh quần vợt tỏ vẻ thờ ơ khinh khỉnh chẳng thèm để mắt tới mấy ông văn nghệ sĩ đang đứng bên ngoài dí mũi vào tấm lưới sắt. Dục Văn Bường điềm đạm giới thiệu về cậu bé:
- Thằng con thứ hai của tôi đấy; cháu đang học ở Pháp. Về thăm bố. Chẳng biết nó ăn bậy phải thứ gì mà chơi quần vợt thần sầu. Bạn chơi cùng sân quần vợt thái tử Bảo Long đấy. Tôi thích nó học luật sau này làm thứ trưởng bộ trưởng gì đó lãnh đạo ngành kinh tế hoặc ngoại giao nhưng nó chỉ mơ làm một Jắc-ky-Chang châu Á thứ hai đọ vợt với Pi-te-xăm-rát. Con cái chán thế đấy tôi tuyệt vọng…
Bữa tiệc bày ra chiếu trải ngoài hiên rộng độc nhất món cá nướng và rượu Hen-nét-si. Mỗi người một con cá chuối hai ki-lô. Cá ở dưới ao đấy nuôi toàn bằng cứt hươu cứt gấu bổ béo vô tư đi. Dục Văn Bường hỉ hả khoe như vậy. Từ đầu đến cuối bữa tiệc Dục Văn Bường là người độc diễn kể chuyện. Gã không nể ai nhường ai một lời dường như gã bỏ tiền cá tiền rượu cho bữa chén này là cốt để nói cho sướng cho hả cái mồm. Những chuyện kể của gã đại loại là: gã đi du lịch Trung Quốc chẳng may bị đi tháo tỏng phải vào nằm một bệnh viện đặc biệt ở Bắc Kinh chỉ riêng tiền phòng đã ngốn ngàn tám U-ét đô Mỹ một đêm. Phòng gã lọt thỏm kẹp giữa phòng của tổng thống một nước Châu Phi đen trọc đầu và phòng một hoàng thân một nước Cộng hoà Ả Rập đạo Hồi râu mép. Có chữa bệnh đi tháo tỏng thôi mà ba ngày thuốc men khi ra viện hoá đơn thanh toán bốn ngàn rưởi đô Mỹ… Nào là chuyện thằng con đang quật te-nít ngoài kia gã không nuông nó đâu gã luôn nhắc nhở nguồn gốc xuất xứ dòng dõi của nó cụ nội chỉ là một ông thợ đốt lồ nghèo khổ ông nội chỉ là một gã thợ đóng cối kiết xác và bố nó chỉ là một thằng phó thường dân mạt hạng đã từng bị chẹn ngang họng tống cả một bát cơm trộn lẫn vẩy ghẻ vào mồm cho nên không thể chấp nhận được cái trò thỉnh thoảng lại lơ đãng dùng phôn inh từ Paris nói chuyện với bạn bè ở Sài Gòn hàng tiếng đồng hồ đốt veo vào cuốc điện thoại nhảm nhí đó hàng trăm ngàn có lẻ đô la Mỹ vân vân và vân vân… Trong khi nâng chén Dục Văn Bường cũng hay làm như tình cờ chợt nhớ ra mà kể là ngài đại sứ Hàn Quốc đại sứ Tây Ban Nha đại sứ Mai và cả ông đại sứ Mỹ những lúc chán làm chính trị mỏi mệt công vụ vẫn thường phóng xe đến đây ăn cá nướng đánh te-nít rồi ngồi phưỡn bụng như ông nhà thơ đây này. Dục Văn Bường khoe gã không thể nào bỏ được thói quen ỉa đồng. Tôi rất ngại khi phải giải quyết trong toa-lét vì cái mùi nước hoa làm tôi lộn mửa vì vậy mỗi lần về đây nghỉ tôi vẫn phôn cho ông cố vấn ái tình của tôi cùng vào ăn cơm rồi rủ ông ta đánh ô tô ra ngoài cánh đồng đi ỉa. Thứ nhất quận công thứ nhì ỉa đồng các cụ nói vậy nhưng tôi xin sửa lại thứ nhất ỉa đồng thứ nhì quận công… Cuối bữa tiệc hôm đó Dục Văn Bường cho gọi cố vấn ái tình của gã đến. Gã giới thiệu ông cố vấn này vốn là một cán bộ tuyên huấn cấp vụ đã về hưu hiện đương làm thêm ăn lương cố vấn ái tình năm trăm đồng một tháng gã trả. Có lẽ Bường nói thật vì ông cố vấn này mặt mũi lạnh tanh trang trọng và vẫn còn rơi rớt lại cái vẻ oai vệ không bao giờ chào đã một đời làm cái công việc tuyên huấn đó. Dục Văn Bường kéo ông ta ngồi xuống cạnh gã gắp miếng cá dở nát bét bỏ vào bát ông ta và đẩy luôn cốc rượu uống dở lới trước mặt ông ta. Cho gọi cố vấn ái tình đến dường như để có một người làm chứng cho những lời kể loạn ngậu sị chuyện bồ bịch trai gái của gã. Có lẽ gã cho rằng nói chuyện với mấy ông văn nghệ sĩ thì cuối cùng thế nào cũng phải nói chuyện chơi gái. Gã thành thật thú nhận hơn mười năm nay gã có thói quen và cũng gần như một cái luật là không ngủ nổi lần thứ hai với một cô gái nào và vì quá bận rộn nên gã phó mặc chuyện giải quyết sinh lý của gã cho cố vấn ái tình phải lấy đầu ra bảo đảm là các cô gái ngủ với gã phải còn trinh. Tôi sòng phẳng với cố vấn ái tình của tôi công đoạn này ngoài lương tháng thoả thuận sau mỗi phi vụ tôi kiểm nghiệm mà ôkê thì ông đều được thưởng mười phần trăm lương. Có đúng vậy không nào. Dục Văn Bường trỏ đũa vào mặt ông cố vấn ái tình gằn giọng hỏi và ông cố vấn ái tình đang gắp dở miếng cá mặt vẫn lạnh tanh thản nhiên gật đầu Dục Văn Bường khoe gã đi du lịch mấy chục nước rồi ngủ với đủ các loại gái trên thế giới rồi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ðài Loan, Thái Lan, Ý, Pháp, Bồ Ðào Nha, Nga, Tàu v.v… Gã tả tỉ mỉ cái chau mày rên rẩm đập chân cong mông khi hưng phấn tình dục của các loại gái đó khác nhau thế nào cuối cùng hắn độp một câu: vờ vịt hết. Ba sạo hết. Bố láo hết. Chẳng gái nào bằng gái Việt. Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Bữa tiệc hôm đó khiến mấy ông văn nghệ sĩ vừa thích thú hoang mang lại vừa chán nản thậm chí hơi tự ái phẫn nộ ngầm. Tiệc tàn. Dục Văn Bường chu đáo cho xe có máy lạnh đưa mấy ông văn nghệ sĩ về. Gã còn có quà biếu mỗi ông một tút thuốc 3 số 5. Riêng cha Tạc thì Dục Văn Bường giữ lại. Gã mời cha Tạc lên phòng khách uống cà-phê và hút xì-gà Cuba. Gã tặng cha Tạc một cái áo sơ mi chim cò rất đẹp hàng ngoại In-đô-nê-xi-a. Rồi gã nói:
- Tôi không đánh đồng cha với mấy ông văn nghệ văn nghẽo đờ người vô tích sự kia. Tôi biết cha là người đang che giấu một thân phận kỳ dị phi phàm. Cha yên tâm đi. Anh hùng tương ngộ. Sẽ có ngày chúng ta hợp tác làm ăn ngon lành.
Lại nói buổi sáng hôm đó sau khi uống cạn ly nước lọc rửa ruột nhà doanh nghiệp tỉ phú úp cái mũ cối lên đầu rồi tống Jôn Owen lên chiếc xe Sim-sơn cổ lỗ sĩ phóng ù ù gần như là bỏ chạy thoát thân ra khỏi làng Lũng Bãi. Jôn Owen đã quá thất vọng và chán nản vả lại cũng đương bí ỉa bí đái nên gã cũng chẳng thiết gì đi tìm vợ chồng ông Bền cò chủ nhà để mà gút-bai hoặc bai-bai tạm biệt hẹn một ngày nào đó có dịp sẽ ê-gâu-xi-u. Dục Văn Bường phóng một mạch chồm chồm một hơi từ làng Lũng băng qua cánh đồng vượt qua quả đồi Lùm vượt qua gần mười cây số đường đất đá lổn nhổn ổ gà ổ trâu ổ voi ra tới ngã ba Kỳ Sơn nhà doanh nghiệp tỉ phú bèn vẫy một xe ôm mô kích thứ thiệt lại và sang tên Jôn Owen tắp tự cho hắn. Lâu nay cánh xe ôm chuyên nghiệp ở vùng này chẳng còn lạ lẫm gì ông chủ buôn đồ gốm đồ sành mũi gãy tóc gai lởm chởm lôi thôi bẩn thỉu Dục Văn Bường nữa.
Ấy là bọn xe ôm cứ nghĩ thân phận của Dục Văn Bường là như vậy. Khi Jôn đã chễm chệ trên cái yên xe rách bươm lòi cả đệm mút vàng khè ra ngoài Dục Văn Bường cù nhẹ vào nách gã xe ôm vạm vỡ đen búa ria mép mắt trắng dã như mắt chó luộc rồi nửa đùa nửa thật:
- Cấm không được chở nó ra bờ sông cắt tiết đấy nhá.
Gã xe ôm rú lên cười:
- Sệp vui tính quá.
Dục Văn Bường nghiêm mặt:
- Tao lạ đếch gì các chú. Nói nghiêm chỉnh. Thằng Mỹ này là bạn tao. Nó là văn nghệ sĩ ăn chạc ngủ nhờ đéo có tiền đâu. Tao gửi chú mày đưa nó về thành phố. Anh em tin tưởng nhau.
Gã xe ôm gật đầu:
- Xong phắt. Dù sao em cũng là người biết phải trái. Bác cứ vô tư đi.
Chiếc mô-kích phóng vù đi rồi Dục Văn Bường bèn quay xe lộn ngược đường. Gã không rẽ vào làng Lũng Bãi. Gã phóng thẳng ra phía bến phà Kiều tìm đến nhà chủ tịch xã Trần Ðãi để làm nốt cái thủ tục sang nhượng miếng đất chùa Lũng Bãi để kịp động thổ. Dục Văn Bường không hay biết gã vừa dời khỏi ngã ba Kỳ Sơn vài phút thì một chiếc xe khách long sòng sọc chạy tới và đổ xuống một hành khách mũ lá da trứng áo thâm tay xách xăm xô nai to tướng. Người khách đó chính là cha Tạc.