áng hôm sau khi Tào Can đi qua sân chính dẫn đến văn phòng của quan án thì nhìn thấy Mã Tông đang ngồi gập người trên ghế đá, hai tay ôm lấy đầu. Tào Can dừng lại và quan sát trong im lặng. Sau đó anh hỏi: - Điều gì xảy ra với anh, bạn của tôi? Mã Tông ra dấu một cách mơ hồ với bàn tay phải. Không nhìn lên anh nói bằng giọng khàn khàn: - Đi đi, anh bạn, tôi đang nghĩ ngơi. Đêm qua tôi đã nhậu với Hứa. Khi kết thúc cuộc nhậu tôi quyết định ngủ tại quán, hy vọng rằng có thể tìm hiểu thêm về hoạt động của Hứa. Tôi vừa quay trở lại đây cách đây nửa giờ. Tào Can ném cho Mã Tông cái nhìn nghi ngờ, sau đó sốt ruột nói: - Đi nào, anh phải nghe tôi báo cáo với đại nhân và xem tôi đã đem về cái gì này! Như đã nói, Tào Can cho Mã Tông thấy một gói nhỏ bọc trong giấy dầu. Mã Tông miễn cưỡng đứng dậy. Họ rời khỏi sân và đi vào văn phòng riêng của quan án. Quan án đang ngồi sau bàn làm việc và xem xét tài liệu. Lão Hồng ngồi ở một góc nhà nhấm nháp tách trà sáng. Quan án ngẩng đầu lên. - Chào buổi sáng, các anh – ông nói – họa sĩ của chúng ta có đi ra ngoài tối qua không? Mã Tông cọ sát bàn tay to lớn của mình lên trán. - Thưa đại nhân – anh thiểu não nói – đầu tôi bây giờ như đeo đá, Tào Can có thể trình bày cho ngài công việc của chúng tôi. Địch công quan sát vẻ hốc hác của Mã Tông. Sau đó ông quay sang nghe Tào Can báo cáo. Tào Can kể lại việc anh đã theo Hứa đến chùa Tam Bảo như thế nào và anh đã quan sát được gì tại đó. Khi anh kể xong, Địch công im lặng trong một lúc và chau mày suy nghĩ. Sau đó ông hỏi: - Như vậy không có cô gái nào đến? Lão Hồng và Tào Can ngạc nhiên nhìn quan án, thậm chí Mã Tông cũng tỏ ra quan tâm. Quan án lấy bức tranh mà Hứa đã cho ông. Ông trải nó ra trên bàn làm việc và đặt hai chặn giấy ở hai đầu bức tranh. Sau đó, ngài lấy vài tờ giấy bao phủ xung quanh bức tranh chỉ để lòi ra khuôn mặt của Phật bà Quan âm. - Nhìn kỹ vào khuôn mặt này! – ông ra lệnh. Tào Can và lão Hồng đứng dậy. Họ cúi đầu nhìn xuống bức tranh. Mã Tông đứng lên khỏi ghế nhưng anh lập tức ngồi xuống với nét mặt đau đớn. Tào Can chậm rãi nói: - Điều này chắc chắn là một bất thường cho khuôn mặt của Phật bà, thưa đại nhân. Phật bà Quan âm luôn được miêu tả với khuôn mặt thanh thoát, hiền từ. Tuy nhiên đây lại là chân dung của một cô gái trẻ đầy sức sống. Địch công có vẻ hài lòng. - Đó chính xác là những gì bức tranh này thể hiện – ông kêu lên – hôm qua, khi nhìn thấy những bức tranh của Hứa cho ta một liên tưởng là tất cả các bức tranh vẽ Quan Âm cho thấy khuôn mặt đều là của một người. Ta kết luận rằng Hứa phải yêu sâu sắc một cô gái nào đó. Hình ảnh cô ta luôn hiện trong tâm trí anh ta. Vì vậy, bất cứ khi nào anh ta vẽ một nữ thần thì anh lại vẽ nét mặt của cô gái này mà không nhận ra mình đang làm điều đó. Hứa chắc chắn là một họa sĩ tuyệt vời, hình ảnh phải là chân dung của cô gái bí ẩn đó. Nó cho thấy anh ta có một nhân cách rõ ràng. Ta tin rằng cô gái này là lời giải thích lý do tại sao Hứa không thể rời Lan Phương. Cô ấy có thể là đầu mối để liên kết anh ta với vụ giết tướng Đinh. - Không phải là quá khó khăn để tìm ra cô gái này – lão Hồng quan sát – chúng tôi sẽ tìm ở các khu phố xung quanh ngôi chùa. - Đúng – Địch công nói – đó là một ý tưởng rất hay. Ba người hãy ghi nhớ khuôn mặt này vào đầu. Mã Tông đứng dậy với một tiếng rên rĩ và cố gắng nhìn vào bức tranh. Anh đặt tay của mình vào thái dương và nhắm mắt lại. - Có gì xảy ra với anh thế, bợm nhậu? – Tào Can hỏi châm chọc. - Tôi chắc chắn – anh nói chậm rãi – tôi đã gặp cô gái này một lần. Không biết thế nào nhưng khuôn mặt cô ta rất quen thuộc với tôi. Nhưng tôi không thể nhớ nỗi là tôi đã gặp cô ấy khi nào và ở đâu. Địch công cuộn bức tranh lại. - Tốt – khi nào đầu của ngươi bình thường trở lại chắc chắn ngươi sẽ nhớ ra gì đó. Nào, ngươi mang theo cái gì đến đây, Tào Can? Tào Can mở gói giấy với sự cẩn thận thuyệt đối. Nó chứa một bảng gỗ vuông với một tờ giấy nhỏ dán lên bề mặt của nó. Anh đặt nó trước mặt quan án và nói rằng: - Thưa đại nhân, xin hãy cẩn thận! Miếng giấy nhỏ ẩm ướt này rất dễ rách. Sáng sớm nay tôi đã lột nó ra từ bức tranh của thống đốc, tôi phát hiện ra miếng giấy này dán phía sau lớp vải lót bức tranh. Đây là di chúc của thống đốc Vũ! Quan án cúi mình nhìn tấm giấy nhỏ. Sau đó, sắc mặt ông biến đổi. Ông dựa lưng vào ghế và giận dữ giật mạnh râu của mình. Tào Can nhún vai. - Vâng, thưa đại nhân, điều này đã chứng minh rằng bà Vũ đã cố gắng để đánh lừa chúng ta. Quan án đẩy tấm bảng gỗ sang tào Can. - Đọc to lên! – ông ra lệnh cộc lốc. Tào Can đọc: - Tôi, Vũ Nam Thiên, cảm thấy không còn sống được bao lâu nữa, đây là di chúc cuối cùng của tôi. Kể từ khi Mai, người vợ thứ hai của tôi đã phạm tội ngoại tình và con trai cô ấy sinh ra không phải là máu thịt của tôi, tất cả tài sản của tôi sẽ để lại cho con trai cả của tôi, Vũ Kỳ, người sẽ tiếp tục thừa kế dòng dõi truyền thống của gia đình. Ký và đóng dấu: Vũ Nam Thiên. Sau khi đọc xong Tào Can nhận xét: - Tất nhiên, tôi đã so sánh con dấu của bức di chúc này với con dấu bức tranh của thống đốc. Chúng hoàn toàn giống hệt nhau. Một sự im lặng lan tỏa khắp phòng. Sau đó, Địch công nghiêng người về phía trước và đấm mạnh tay trên bàn. - Tất cả mọi thứ là giả dối! ông kêu lên. Tào Can ném một cái nhìn nghi ngờ cho lão Hồng. Lão Hồng âm thầm lắc đầu. Mã Tông trợn tròn mắt nhìn quan án. Địch công nói với một tiếng thở dài: - Ta sẽ giải thích cho các ngươi tại sao ta chắc chắn có cái gì không hợp lý tại đây. Ta bắt đầu với việc Vũ Nam Thiên là người khôn ngoan và nhìn xa trông rộng. Ông hoàn toàn nhận ra rằng con trai cả Vũ Kỳ là một nhân vật xấu xa và bạo lực, luôn ghen tị với thời trai trẻ của mình. Cho đến trước khi Vũ San được sinh ra Vũ Kỳ luôn tự coi mình là người thừa kế duy nhất. Lúc cuối đời thống đốc đã suy nghĩ làm thế nào để bảo vệ người góa phụ trẻ và đứa con trai nhỏ của mình chống lại các âm mưu của Vũ Kỳ. Thống đốc biết rằng nếu ông chia đều tài sản của mình cho hai người con trai của ông, chứ chưa nói đến chuyện tước quyền thừa kế của Vũ Kỳ, hắn ta chắc chắn sẽ gây hại cho đứa em cùng cha khác mẹ với mình và thậm chí có thể giết chết ông để chiếm phần tài sản thừa kế. Do đó, thống đốc đã tuyên bố như là anh ta được quyền hưởng luôn phần di sản của Vũ San. Lão Hồng gật đầu và cho Tào Can một cái nhìn đầy ý nghĩa. - Đồng thời – quan án nói tiếp – ông đã giấu trong bức tranh này bằng chứng rằng một nửa hoặc phần lớn tài sản của mình là dành cho Vũ San.Điều này là hiển nhiên từ cách thức mà thống đốc già đã sử dụng khi ông vội vã nói trước khi chết. Ông nói rõ ràng bức tranh là cho Vũ San và “phần còn lại” là cho Vũ Kỳ. Ông đã rất cẩn thận không nói rõ “phần còn lại” đó là gì. Ý tưởng của thống đốc là thông qua di chúc bảo vệ đứa con trai nhỏ của mình cho đến khi nó lớn lên thành người đàn ông trẻ tuổi có thể chiếm hữu quyền thừa kế của mình. Ông hy vọng là sau 10 năm hoặc lâu hơn một thẩm phán khôn ngoan sẽ khám phá ra thông điệp ẩn của di chúc và khôi phục lại cho Vũ San quyền thừa kế hợp pháp của mình. Do đó, ông hướng dẫn người vợ góa của mình đem bức tranh đến cho tất cả các thẩm phán mới được bổ nhiệm tại huyện này. - Lời chỉ dẫn đó, thưa đại nhân – Tào Can ngắt lời – có lẽ không bao giờ có. Chúng ta chỉ có từ bà Vũ bức tranh này. Theo tôi bức di chúc này chứng minh Vũ San là một đứa con hoang. Thống đốc là người đàn ông dễ tha thứ, ông muốn ngăn chặn Vũ Kỳ trả thù cho những sai lầm của người cha. Đồng thời ông muốn chắc chắn là theo thời gian sự thật sẽ biến thành nghi ngờ. Đây là lý do tại sao ông giấu di chúc trong bức tranh. Khi một thẩm phán thông minh phát hiện ra nó, ông ta sẽ bác bỏ những yêu cầu đòi bồi thường mà bà Vũ dùng để kiện Vũ Kỳ. Địch công lắng nghe cẩn thận lập luận này. Ông hỏi: - Vậy ngươi giải thích thế nào về việc bà Vũ lại mong muốn bí mật trong bức tranh này được tìm ra? - Phụ nữ - Tào Can trả lời – thường tự đánh giá quá cao ảnh hưởng của họ đối với người đàn ông yêu thương họ. Tôi tin rằng bà Vũ hy vọng thống đốc già vì lòng nhân từ đã giấu trong bức tranh một số ngân phiếu hoặc tờ hướng dẫn để tìm thấy một số tiền bí mật nhằm bù đắp cho bà ta một phần tài sản bị mất. Địch công lắc đầu. - Những gì ngươi nói – ông nhận xét – là khá hợp lý. Nhưng nó lại không phù hợp với con người của vị thống đốc già. Ta tin rằng di chúc này là di chúc giả được Vũ Kỳ làm ra. Theo suy nghĩ của ta thì thống đốc giấu một số tài liệu không quan trọng vào bức tranh này để dẫn Vũ Kỳ vào con đường sai lầm. Như ta đã nói trước đây, đây là một thiết bị mà thống đốc Vũ đã sử dụng để che giấu một cái gì đó có tầm quan trọng thực sự. Đầu mối này không đúng. Bức tranh phải ẩn chứa một thông điệp thực sự được che giấu một cách khéo léo hơn nhiều. Kể từ khi thống đốc sợ rằng Vũ Kỳ nghi ngờ trong bức tranh này có chứa một cái gì đó giá trị và nó sẽ bị phá huỷ, ông đưa vào một số tài liệu trong lớp lót để Vũ Kỳ dễ tìm. Vì vậy, ông chắc chắn khi Vũ Kỳ phát hiện ra nó rồi thì sẽ không tìm kiếm thêm các đầu mối thực sự. Bà Vũ nói với ta rằng Vũ Kỳ đã giữ bức tranh trong hơn một tuần. Điều đó cho phép anh ta đủ thời gian phát hiện ra các tài liệu. Dù các tài liệu đó là gì thì cũng đã bị anh ta thay thế bằng di chúc giả mạo này, điều này làm cho anh ta được an toàn mặc kệ bà Vũ sẽ làm gì với bức tranh này. Tào Can gật đầu, anh nói: - Tôi thừa nhận, thưa đại nhân, đó cũng là một giả thuyết hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn cho rằng giả thuyết của tôi đơn giản hơn. - Không phải là quá khó khăn – lão Hồng nhận xét – để tìm mẫu chữ viết tay của thống đốc Vũ. Thật không may, ông đã dùng chữ triện để ghi trên bức tranh phong cảnh này. Địch công trầm ngâm nói: - Ta đã lên kế hoạch sẽ đến thăm Vũ Kỳ bất cứ lúc nào. Ta sẽ đến đó vào chiều nay và cố gắng lấy được một mẫu chữ viết tay của thống đốc và con dấu của ông. Bác Hồng, ông sẽ cầm danh thiếp của ta đến đó và thông báo chuyến viếng thăm của ta. Khi họ đi qua sân lão Hồng nói: - Mã Tông, những gì anh cần lúc này là một ấm trà lớn đắng và nóng. Hãy để chúng tôi ngồi tại nhà bảo vệ một lúc. Tôi không muốn rời khỏi tòa án trước khi chúng tôi thấy anh đã tỉnh táo trở lại. Mã Tông đồng ý. Trong nhà bảo vệ họ thấy Phương đô đầu ngồi nói chuyện nghiêm túc với con trai mình tại cái bàn vuông. Họ vội vã đứng lên khi nhìn thấy ba người đi vào và kiếm ghế để ba người ngồi. Tất cả họ ngồi xuống và lão Hồng ra lệnh cho lính hầu đem đến một ấm trà đắng. Sau khi nói vài câu chuyện rời rạc, Phương đô đầu nói: - Khi các người đến, tôi đang thảo luận với con trai tôi là nên đi đâu để tìm kiếm đứa con gái lớn của tôi. Lão Hồng nhấm nháp trà của mình. Sau đó ông nói chậm rãi: - Tôi không muốn đề cập đến vấn đề có thể gây đau đớn cho ông, đô đầu. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng chúng ta không nên bỏ qua khả năng là Bạch Lan có một người tình bí mật và chạy trốn cùng anh ta. Phương lắc đầu dứt khoát. - Con gái lớn - ông nói – khác hoàn toàn với đứa con gái út. Hắc Lan rất cứng đầu, là một cô gái tự chủ. Nó biết chính xác những gì nó muốn từ lúc nó mới cao bằng đầu gối của tôi và biết cách làm thế nào để có được nó. Hắc Lan đúng ra phải là một đứa con trai. Con trai cả của tôi, trái lại luôn im lặng và biết vâng lời. con gái lớn là người mềm dẻo và dễ bảo. Tôi có thể đảm bảo với ông là nó thậm chí còn không nghĩ rằng sẽ có người yêu, có thể nó bỏ trốn một mình ! - Có thể là như thế - Tào Can nhận xét – tôi lo sợ rằng chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tại sao không nghĩ rằng một tên côn đồ nào đó đã bắt cóc cô và bán cho nhà chứa? - Vâng – ông nói với một tiếng thở dài – anh nói hoàn toàn đúng, tôi cũng nghĩ rằng chúng ta nên kiểm tra các khu nhà thổ. Anh nên biết rằng có hai khu nhà thổ như thế trong thị trấn này. Một nơi được gọi là Khu Bắc nằm ở góc phía tây bắc của bức tường thành phố. Các cô gái ở đó chủ yếu là dân nhập cư qua biên giới, nó rất thịnh vượng trong suốt thời gian khi các tuyến đường phía tây còn đi qua Lan Phương. Bây giờ Khu Bắc đã hết thời, nó là nơi lui tới ưa thích cho bọn cặn bã của thị trấn này. Một nơi khác được biết đến là Khu Nam, bao gồm các cơ sở cao cấp. Các cô gái ở đây đều là người Trung Quốc và một số được giáo dục khá tốt. Họ không giống như các kỹ nữ và ca kỹ tại các thành phố lớn. Tào Can vuốt 3 sợi lông trên má trái của mình. - Tôi nghĩ rằng – anh nhận xét – chúng ta nên bắt đầu với Khu Bắc, qua những gì ông kể tôi cho rằng bọn ở Khu Nam sẽ không dám bắt cóc các cô gái. Những ông chủ chứa cao cấp luôn cẩn thận không để vi phạm pháp luật. Họ mua các cô gái của họ theo cách thông thường. Mã Tông đặt bàn tay to lớn của mình lên vai đô đầu. - Ngay sau khi quan án của chúng tôi làm sáng tỏ cái chết của tướng Đinh – anh nói – tôi sẽ yêu cầu công việc tìm kiếm con gái anh giao phó cho Tào Can và tôi. Nếu có bất kỳ người đàn ông nào dám bắt cóc cô ấy, một con cáo già quỷ quyệt, tôi sẽ sử dụng bàn tay mạnh mẽ này để giải quyết hắn ta! Phương đô đầu cảm ơn Mã Tông với những giọt nước mắt. Vào lúc đó Hắc Lan bước vào cổng với trang phục của cô hầu gái. - Cô có thích công việc đó, cô gái của tôi? Mã Tông gọi. Hắc Lan không thèm chú ý đến anh. Cô cúi đầu trước cha cô và nói: - Con muốn báo cáo công việc cho đại nhân, thưa cha. Cha có thể đưa con vào đó? Phương đứng lên và đi ngay. Lão Hồng đã đi ra ngoài để truyền thông điệp của Địch công cho Vũ Kỳ. Đô đầu đi trước theo sau là con gái của ông. Họ tìm thấy Địch công ngồi một mình trong văn phòng của ông, tay chống cằm. Ông đang chìm trong suy nghĩ. Khi ông ngẩng lên và thấy Phương cùng con gái, khuôn mặt ông sáng lên. Ông nhận sự thi lễ của họ với cái gật đầu thân thiện và sau đó háo hức nói: - Hãy kể cho ta nghe, cô gái, những gì cô nghe được trong gia đình Đinh! - Không nghi ngờ gì nữa, thưa đại nhân – Hắc Lan bắt đầu nói – ông tướng già luôn lo sợ trong cuộc sống của ông ta. Những người giúp việc trong nhà nói rằng tất cả thức ăn đều phải cho chó ăn trước để chứng minh nó không bị hạ độc. Cửa trước và cửa hông đều bị khóa cả ngày lẫn đêm, đó là một phiền toái lớn cho những gia nhân vì phải mở cửa cho mọi người khách hoặc thương nhân đến thăm nhà. Mọi người không thích làm việc ở đây, tất cả mọi người là đối tượng nghi ngờ của lão tướng già và luôn bị Đinh thiếu gia tra vấn. Không ai có thể làm việc ở đây lâu hơn vài tháng. - Mô tả các thành viên của gia đình – quan án ra lệnh. - Bà cả của tướng quân chết vài năm trước đây và bây giờ bà Hai quản lý gia đình. Bà ấy luôn sống trong lo lắng vì sợ những người khác xem thường mình và bà ấy rất khó khăn khi sắp xếp công việc. Bà Ba là một người thất học, béo và lười biếng, nhưng không khó để làm hài lòng bà ấy. Bà Tư rất trẻ. Ông tướng già kiếm được cô ấy tại Lan Phương. Tôi cho rằng cô ấy là loại người mà đàn ông thấy hấp dẫn. Nhưng trong khi cô mặc quần áo vào buổi sáng tôi nhận thấy cô ta có một nốt ruồi xấu xí trên ngực trái.. Cô ta dành phần lớn thời gian trong ngày để soi gương, nếu cô không phải cố gắng suy nghĩ tìm cách xoay xở một ít tiền từ bà Hai. Đinh Cần sống với vợ trong một khoảng sân nhỏ riêng biệt. Họ không có con. Cô ấy không xinh đẹp và lớn hơn chồng vài tuổi. Nhưng mọi người nói rằng cô ấy được giáo dục tốt và đọc rất nhiều sách. Đinh thiếu gia đôi khi đặt vấn đề về việc cưới thêm một người vợ thứ hai, nhưng cô ta không bao giờ cho phép điều đó. Ông quay sang ve vãn các cô hầu gái trẻ nhưng không thành công. Không ai thích làm việc trong nhà này và những người giúp việc không quan tâm là họ có bị xúc phạm bởi thiếu gia hay không. Sáng nay khi dọn dẹp phòng cho Đinh Cần, tôi lục lọi một chút các giấy tờ riêng tư của y. - Đó không phải là những gì ta đã ra lệnh – quan án nhận xét khô khan. Phương ném cho con gái mình một cái nhìn giận dữ. Hắc Lan đỏ mặt và nói tiếp: - Tôi tìm thấy trong mặt sau của ngăn kéo một cái gói chứa các bài thơ và thư từ do Đinh Cần viết. Phong cách văn chương là quá khó hiểu đối với tôi, nhưng tôi có thể hiểu được vài từ trong câu và biết rằng nội dung của nó rất đặc biệt. Tôi đem theo gói ấy về đây để đưa cho đại nhân xem. Khi cô nói, cô đưa bàn tay mảnh mai của cô vào tay áo và lấy ra một gói giấy tờ. Cô đưa cho Địch công với một cái cúi mình. Địch công nhìn chế giễu viên đô đầu đang bực tức, sau đó liếc nhanh qua các giấy tờ. Ông đặt chúng xuốngvà nói: - Những bài thơ nói về một mối tình bị cấm, và trong ngôn ngữ say đắm đó là tất cả những điều tốt đẹp mà ngươi không thể hiểu chúng. Những lá thư có nội dung tương tự và đều được ký tên “ Kẻ nô lệ Đinh”. Rõ ràng Đinh Cần đã viết nó để bày tỏ niềm đam mê của mình, vì dường như chúng chẳng bao giờ được gởi đến đích. - Đinh thiếu gia chắc rằng không thể viết những từ ca ngợi như thế cho con gấu mẹ vĩ đại, vợ của anh ta – Hắc Lan nhận xét. Cha cô bịt tai lại và hét lên: - Mày đừng có nói những điều láo xược như thế khi không được hỏi, con ranh kia! – quay sang Địch công ông nói thêm vẻ hối lỗi – Đó là bởi vì người vợ tôi không giáo dục nó đàng hoàng, thưa đại nhân! Địch công mỉm cười. - Khi chúng ta giải quyết được vụ án giết người này, đô đầu – ông nói – ta sẽ thu xếp một cuộc hôn nhân thích hợp cho con gái của ngươi. Không có gì tốt hơn cho một cô gái trẻ bướng bĩnh là lập gia đình cho cô ta. Phương đô đầu trân trọng cảm ơn quan án. Hắc Lan nhìn cha tức giận nhưng không dám nói gì. Cầm gói giấy trên những ngón tay, Địch công cho biết: - Ta sẽ cho sao chép ra ngay lập tức. Chiều nay ngươi sẽ đặt lại các bản gốc này vào đúng chỗ của chúng. Việc ngươi làm không phải không tốt, cô gái trẻ. Hãy mở to đôi tai và đôi mắt nhưng cẩn thận đừng có mà đặt nó vào ngăn kéo và tủ kín. Báo cáo lại cho ta một lần nữa vào ngày mai. Sau khi Phương và con gái ông cáo từ, Địch công gọi Tào Can: - Ta đã có ở đây một bộ sưu tập các bức thư và thơ tình – ông nói – ngươi sẽ sao chép nó ra một cách cẩn thận và cố gắng để suy ra từ chúng manh mối của người phụ nữ và địa chỉ của cô ta. Tào Can liếc nhìn những bài thơ. Lông mày anh nhíu lại.