Chương 9
NHỮNG NĂM Ở ĐẠI HỌC

HỌC XÁ PAUL BERT VÀ BOBILLOT
 
Năm đó có ba anh bạn có tú tài Pháp hoặc bản xứ xin vô học trường Công chánh, họ khỏi phải thi, thành thử lớp học có độ hai chục người. Năm đầu còn học bổ túc về văn hóa, chương trình gần như ban Tú tài toán, nhưng nhẹ hơn, và thêm mỗi tuần vài giờ vẽ, thực tập gì đó.
 
Tôi, anh Hách bạn cùng khóa ở trường Bưởi và một anh nữa ở trường Khải Định (Huế) học không kém ba anh có tú tài, mặc dầu những môn trường dạy, họ đã học cả rồi. Môn toán khá nặng, gồm cả tú tài I và nửa tú tài II, tôi sàn sàn như ba anh ấy; chỉ có môn luận Pháp văn là tôi kém mỗi một anh, anh Nghiêm Xuân Việt học trường Albert Sarraut từ nhỏ và đậu tú tài Pháp, ban toán, hạng bình thứ. Tôi chép lại điều đó để chứng tỏ rằng học sinh xuất sắc các trường Cao đẳng tiểu học Pháp Việt nếu có đủ sách, có người hướng dẫn, thì đậu Cao đẳng tiểu học rồi, học một năm, thi nhảy tú tài I là điều không khó, nếu lại chuẩn bị từ hồi lên năm thứ ba, tự học luôn cả chương trình tú tài I thì có thể đậu Cao đẳng tiểu học và tú tài I cùng một năm.
 
Cuối năm đầu, thi lên lớp tôi đậu hạng nhì, sau anh Việt và trên hai anh tú tài kia. Nhưng hai năm sau tôi thụt xuống hạng 5 và 6 vì tôi không thích một số môn chỉ cần trí nhớ, nhất là không thích môn họa đồ (topographic), gọi nôm na là môn nhắm máy, đo đất.
 
Năm đầu cư xá của chúng tôi và các trường Nông lâm, Kiến trúc, Mĩ thuật ở một ngôi nhà lầu không có vườn, một tiệm buôn cũ của Pháp (?) tại đường Paul Bert; từ năm thứ nhì, cư xá Paul Bert dời hết qua khu Đại học đường Bobillot[1] chung với các trường khác; đây có sân rộng, phòng ngủ ở trên lầu, thoáng, trông ra đê Nhị Hà. Những giờ có “cua” (cours) chúng tôi phải lại lớp học ở Sở Thanh tra Công chánh, trên bờ sông Nhị, gần đường hàng Vôi. Giáo sư đa số là kĩ sư Pháp, khi thực tập ngoài trời thì ra bờ sông hoặc các vườn hoa. Mỗi buổi chiều được phép ra phố từ 17 đến 18 giờ, chủ nhật được ra trọn ngày. Một số bạn ra phố rất thường; tôi trái lại chỉ chủ nhật mới về nhà một lúc, mặc dầu nhà chỉ cách cư xá hơn một cây số vì cảnh nhà rất buồn: mẹ tôi hồi đó không bán trái cây ở chợ Đồng Xuân nữa mà buôn đồ lên Vĩnh Yên về Hà Nội giao cho khách hàng, mỗi chuyến mất ba bốn ngày. Trong nhà chỉ còn ba em tôi: em trai đã đậu bằng tiểu học, thôi học, nhưng đương thời buổi kinh tế khủng hoảng không sao kiếm được việc làm, phải ở không; em Oanh đương học nghề kim hoàn, cũng bỏ dở về nhà, em Mùi không học gì cả. Thế là ba anh em, sau hai bữa cơm rau, không có việc gì, ở không suốt ngày, gia cảnh lại muốn suy. Mẹ tôi muốn tập cho hai em gái tôi buôn bán, nhưng đứa lớn không muốn học mà đứa nhỏ thì nhỏ quá. Người rất buồn. Ít khi tôi về nhà mà gặp người.
 
Vì vậy ba năm ở Đại học tôi không vui bằng những năm ở Trung học. Nghỉ hè năm đầu, tôi được trường cho ra nghỉ mát ở Đồ Sơn nửa tháng và tôi còn giữ được vài hình ảnh đẹp: những đồi thông rì rào bên bờ biển, một ngôi đền ở lưng chừng núi nhìn ra biển khơi, một mỏm đá ở cuối bán đảo, ba phía là biển mênh mông, rùng rợn dưới ánh trăng mờ mờ. Một buổi sáng tôi nhảy chuyền các mỏm đá trên một bãi vắng, ngược làn gió theo một làn hương và rốt cuộc tìm được trong một khe đá một bông dứa dại, ngào ngạt, bẻ đem về treo ở phòng...
 
Hè năm thứ nhì tôi về Phương Khê thì bác Hai tôi đau, không rõ bệnh gì, sức suy kiệt lần lần rồi tắt thở một buổi xế trưa. Chôn cất xong, tôi ở lại nửa tháng rồi về Hà Nội. Ở đâu không khí cũng buồn, chỉ mong sớm đến ngày tựu trường.
 
Niên học thứ nhì 1932-1933 để lại cho tôi hai kỉ niệm: buổi Bảo Đại mới ở Pháp về chưa đầy một năm, lại thăm trường. Sinh viên các trường đều tụ họp cả ở giảng đường Bobillot, Bảo Đại bận quốc phục: khăn xếp vàng chữ nhất, áo gấm vàng, quần lụa trắng, ngồi giữa, hai bên là Thống sứ Bắc kì và Viện trưởng Đại học Thalamas.
 
Thân hình to lớn, khỏe mạnh, da trắng trẻo, nhưng vẻ ngượng nghịu. Bảo Đại đứng dậy, ngoáy ngoáy cái cổ - cơ hồ khó chịu vì cổ áo - rồi móc trong túi một miếng giấy nhỏ, cầm lên đọc. Chỉ có vài hàng tiếng Pháp, đại ý là khuyên chúng tôi chăm học để sau này giúp nước, ông ta trông mong ở chúng tôi nhiều và dành tất cả cảm tình cho chúng tôi. Nói không đầy một phút mà cũng phải cầm giấy.
 
Một lần nữa đi nghe Phạm Quỳnh diễn thuyết buổi tối, cũng ở giảng đường. Các quan lớn Pháp, Việt một số thân hào Hà Nội ngồi cả trên sân khấu; sau khi được giới thiệu, Phạm Quỳnh đạo mạo trong quốc phục khăn đen, áo thâm với cặp kính trắng, đứng dậy, tiến ra cầm một xấp giấy để đọc; lời lẽ bóng bảy, nhưng giọng đều đều mà bài diễn văn - bằng tiếng Pháp - dài quá, nghe chán quá. Buổi tối đó tôi chỉ nhớ cái đầu không có một sợi tóc, nhẵn bóng như trứng đà điểu của ông Viện trưởng Thalamas.
 
Tôi nhận thấy tình bạn ở Đại học không đằm thắm bằng ở Trung học. Tôi chưa thấy một hội cựu ái hữu cựu học sinh tiểu học nào cả; mà cũng không thấy hội cựu ái hữu sinh viên Đại học, chỉ có những hội của những người cùng nghề luật sư hay y sĩ, mục đích để bênh vực quyền lợi chung, không gọi là hội ái hữu được. Chỉ các trường trung học là có nhiều hội ái hữu học sinh, như hội cựu h!!!14894_14.htm!!! Đã xem 156580 lần.

Đánh máy & Sưu tầm: Goldfish
Nguồn: Nhà xuất bản: Văn học - Năm xuất bản: 1993
http://www.thuvien-ebook.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 1 năm 2010