Chương 12

Đạm tiếp:
- Ngay buổi chiều hôm đó tôi dự định trở về Hà Nội, để tìm Phan, xin Phan xóa bỏ hết những việc đã xảy ra ngày trước. Nhưng mười phút sau điều dự định đó thì tôi được người ta báo cho tôi cái tin Phan bị nạn.
Bác sĩ Giáo nghe đến đấy một bàn tay bóp trán thong thả nói:
- Nhưng bánh xe thời gian không bao giờ quay trở lại, cái gì ta đã để lỡ, ít khi ta tìm lại được nguyên lành. Chị biết nghĩ đến Phan, thì Phan đã bị số phận hại rồi, không phương cứu chữa...
- Thôi, không cần suy nghĩ xem tội tôi có nặng hay không, chỉ biết rằng đời tôi, từ đây không thể nào không có Phan được. Tôi sẵn sàng hy sinh hẳn đời tôi để cho Phan đỡ đau xót...
Bác sĩ Giáo cười gằn, hơi nhún vai một chút mà tiếp:
- Hy sinh? Chị nói đến hai chữ ấy thực dễ dàng. Nhưng sự đời, tôi e lại chẳng dễ dàng như vậy. Bây giờ chị định đi tìm anh ấy?
- Tôi tưởng anh đồng ý với tôi thì phải. Anh bảo địa vị của tôi ngày nay còn ở đâu hơn là ở cạnh Phan?
Giáo tủm tỉm cười:
- Ở cạnh anh Phan rồi sao nữa?
- Làm sao nữa thì tôi không biết. Ái tình sẽ khiến người ta được khôn ngoan, sáng suốt và khéo léo thêm lên. Tôi chắc rằng những sự khó khăn trở ngại không còn nữa, tôi và Phan sẽ được đời đời sung sướng bên nhau.
- À, đàn bà có khác! Đàn bà tính việc đời chỉ nghe theo lòng mình. Nhưng này chị Đạm, còn cái lòng người đàn ông nữa, chị không nghĩ đến nhưng nó phiền phức lắm. Thứ nhất người đàn ông đó là Phan.
- Anh Giáo! Anh làm tôi lo sợ quá.
- Phải, chị lo là phải. Nếu tôi nói với chị rằng bây giờ chị đến với Phan chỉ đem đến cho anh ấy cái tình yêu mà trước đây anh ấy đã xin chị mà không được, thì Phan sẽ nghĩ thế này: “Cái ái tình Đạm mang lại cho đời ta ngày nay, đó không phải thực là tình ái. Đó là lòng thương hại”. Phan thì chị cũng biết rồi, không phải là một người đàn ông chịu cho người ta thương hại, khi mình đã thực tình yêu mà bị từ chối một cách phũ phàng. Với lại, Phan chắc chẳng bao giờ chịu để cho một người đàn bà mà mình đã quý yêu như thế, san sẻ cái đời tàn tật của mình, lúc chàng chưa tin rằng người đàn bà đó đã thực hết lòng vui sướng vì được san sẻ cái đau khổ của người yêu. Vậy thì làm thế nào để Phan tin cho được sau khi đã xảy ra những sự như kia? Trước chàng còn là một kẻ đàn ông được bao nhiêu phụ nữ ao ước lấy làm chồng, thì chị đã từ chối lời anh ấy. Nếu bây giờ chị nói với Phan cái lẽ nó khiến chị không thể nhận lời, thì tôi tin rằng Phan sẽ trả lời chị thế này: “Khi tôi còn đôi mắt, khi tôi còn sáng suốt thì Đạm không tin được ở tôi, bây giờ tôi mù rồi Đạm mới yêu tôi thì tôi còn làm thế nào để tỏ với Đạm rằng tôi trung thành với tình yêu của Đạm được. Đạm chỉ đến với tôi khi Đạm được tin tôi bị nạn nghĩa là chẳng còn điều gì lo ngại cả”.
Bác sĩ Giáo nhìn người bạn gái buồn rầu mà tiếp:
- Đấy, hiện tình bây giờ nó như thế đấy. Tôi tin rằng thế nào Phan cũng nghĩ như tôi thôi. Cái lòng người đàn ông một khi đã bị thương thì dễ sinh nghi kỵ, dễ thành ra sắt đá. Nếu tôi ở vào địa vị Phan lúc này, tôi cũng không bao giờ để cho người mình yêu chịu sống cái đời buồn tẻ bên cạnh một người chồng tàn tật được.
Đạm đứng lên hoảng hốt, mặt nàng tái hẳn đi làm cho Giáo cũng mủi lòng. Đạm nói như người sắp khóc:
- Nhưng mà Phan cũng yêu tôi, anh đã biết...
- Thì chính vì anh ấy yêu, nên anh ấy mới không chịu để cho chị thương hại anh ấy lúc này.
- Trời! Vậy thì làm thế nào đây? Làm thế nào để anh ấy ấy tin tôi, anh Giáo? Chỉ có anh là có thể cứu được tôi lúc này thôi. Anh nghĩ thế nào?
Hai người im lặng một lúc lâu. Giáo thì hút thuốc vừa đi đi lại lại trong phòng. Còn Đạm đứng cạnh cửa số nhìn ra mảnh vườn trước mặt. Thời khắc nặng nề trôi.
Đạm thấy ruột gan nóng như sôi. Nàng không ngờ cơ sự lại thành ra khó khăn như thế. Một tuần này, nàng mong ngày mong đêm cho chóng đến buổi gặp Phan. Nàng tưởng rằng Phan cũng đương chờ đợi nàng từ ngày bị nạn. Đời chàng trở nên hiu quạnh hơn xưa, chính lúc này chàng cần phải có Đạm ở bên mình.
Hai người sẽ gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Người ta sẽ quên hết để yêu nhau hơn trước, để cùng chịu chung một cái tai ách của trời. Vậy mà có ngờ đâu sự họp mặt lại khó khăn dường ấy.
Giáo ngồi xuống chỗ cũ. Chàng nhìn ra phía người bạn gái vui vẻ nói:
- Thôi, chị không nên lo ngại nữa, tôi đã nghĩ ra cách này rồi. Chị ngồi xuống đây tôi nói chuyện.
Khi Đạm đã ngoan ngoãn ngồi chiếc ghế mà chàng chỉ, Giáo mới mỉm cười nói tiếp:
- Tôi quên chưa nói với chị là anh ấy có một lần hỏi thăm chị. Nhưng anh ấy khéo giấu lắm. Anh ấy hỏi thăm nhà tôi, rồi dần dà hỏi đến các người quen khác, rồi sau mới đến chị.
- Anh ấy hỏi thế nào, anh?
- Anh Phan muốn biết chị ở đâu, có được khỏe không, và có tin gì chăng? Tôi bảo là chị cũng sắp về, thỉnh thoảng chị gửi cho tôi một tấm ảnh chụp những nơi chị đi chơi. Tôi lại nói thêm rằng chị gầy lắm trông rất thảm hại, vì gầy nên chị cần phải đi để đổi thay không khí. Tôi nói vậy, và tôi thấy Phan cười nhạt. Phan nói với tôi rằng: tôi tưởng chị Đạm thì có bao giờ yếu được? Bao giờ chị ấy không vui sướng hơn chúng mình? Anh ấy chỉ nói qua về chị có thế, rồi anh ấy quay lại bảo người nữ khán hộ của tôi đọc cho anh ấy biết một vài tin quan trọng trong báo, hay mở một vài lá thư của bạn bè gửi đến hỏi thăm. Còn một lần nữa anh ấy hỏi tôi xem có thư của chị không, và chị có biết tin anh bị nạn không? Tôi trả lời rằng thế nào rồi chị ấy cũng được tin, và sẽ gửi thư thăm. Phan lại cười nhạt, có vẻ chán nản và trào lộng.
Đạm gục đầu xuống ngực trong khi nghe Giáo thuật lại chuyện người đàn ông mà nàng yêu. Lúc ấy nàng ngửng lên thì má nàng đã đầy nước mắt:
- Ồ anh Giáo, tôi không thể chịu thế này được nữa. Thế nào tôi cũng gặp Phan mới được.
- Không, chị chưa nên gặp Phan trước khi Phan hiểu kỹ càng tấm lòng cao quý của chị. Chị phải nên kiên nhẫn mới được.
Chàng đứng lên cười vui vẻ:
- Kiên nhẫn như người soát vé ngoài ga. Có việc gì hệ trọng, đứng đắn ở đời mà thành được khi người ta làm một cách vội vàng hấp tấp. Bây giờ chị đi ăn cơm, xong tôi sẽ nghĩ cho chị một cái thư gửi cho Phan.

Truyện Cùng Tác Giả Ba hôm mưa bảo Bóng dáng xưa Cửa Sổ Cùng một ánh trăng Đôi giày thêu Kẻ Sát Nhân Vô Tội Người Thầy Thuốc Đã xem 42222 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 13

--!!tach_noi_dung!!--
Giáo ra hiệu cho Đạm bước nhè nhẹ vào phòng. Giờ đó là giờ Phan thường nhờ người nữ khán hộ tin cẩn của Giáo đọc báo và đọc thư vừa gửi tới. Đạm có thể hy vọng được biết qua thái độ của Phan, trước khi nói cho Phan biết rõ là nàng đã trở về, và nàng hối hận...
Trên chiếc bàn con kê sát đầu giường Phan, Đạm nhận thấy cả chiếc thư màu ngà của nàng. Tim nàng đập mạnh. Chốc nữa, khi người con gái kia xé bì thư và lên tiếng đọc, tức là nàng đọc bản án định đoạt cho số phận nàng. Nàng sẽ ở bên Phan vĩnh viễn, hay là người sẽ rẽ chia vĩnh viễn? Nàng chỉ trông vào bức thư kia.
Chiều hôm trước Đạm và Giáo đã bàn định với người nữ khán hộ một hồi lâu. Người nữ khán hộ sẽ làm như không biết gì hết cả. Nàng sẽ đọc thư của Đạm bằng cái giọng bình tĩnh ngày thường, làm như không có mặt Giáo và Đạm trong phòng bệnh của Phan.
Vừa bước vào phòng, Đạm đã ngạc nhiên vì thấy gian phòng sáng quá. Không hiểu sao Đạm lại tưởng tượng ra rằng phòng bệnh của Phan sẽ tối mò. Nàng không ngờ rằng Phan ngồi thẳng thắn trong chiếc ghế bên cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài trời, như một người lành mạnh, nàng không hiểu rằng Phan tuy còn yếu, nhưng vốn là người không chịu được sự tù cẳng lâu, vốn là người yêu thích thiên nhiên, ưa thoáng rộng, chàng không nằm ly bì một chỗ được.
Bàn tay phải của Phan nổi gân xanh rờ rẫm trên bực cửa. Đạm muốn ôm lấy bàn tay khốn nạn, bàn tay trở nên vô dụng của người họa sĩ mà hôn mà rỏ lên đấy giọt lệ của lòng tiếc hận. Người nữ khán hộ nhìn về phía Giáo và Đạm, rồi cầm lấy chiếc phong bì của Đạm, Đạm có cảm giác là người đàn bà kia đương bóp chặt trái tim mình.
- Thưa ông, đây là một bức thư đóng dấu nhà dây thép Sài Gòn. Có lẽ là nét chữ đàn bà...
Phan quay ngay đầu lại. Đạm suýt rú lên một tiếng, nhưng nàng giữ được. Trên bộ mặt của người nàng yêu quý còn đâu vẻ đẹp đàn ông ngày trước. Một cái băng trắng còn che kín cả hai con mắt, ôi những vết sẹo trên trán và trên má của chàng đã làm chàng đau đớn đến bực nào.
Hai dòng nước mắt từ từ rơi trên má Đạm khi thấy Phan hỏi người nữ khán hộ bằng giọng nóng nảy. Những ngón tay chàng lóng cóng như người bị lạnh:
- Cô bảo ở Sài Gòn? Vậy thì cô đọc hộ tôi ngay. Nhưng cô cho tôi biết trước; tên người ký dưới bức thư này?
Người thiếu nữ đã xé bì thư và giở tìm trang cuối bức thư. Phút đó đối với Giáo và Đạm, đứng ở cửa ngoài, dài như thế kỷ.
- Thư ký tên là Đạm. Có lẽ là một người đàn ông, ông ạ.
Phan giơ tay ra định cầm lấy mảnh giấy thư. Nhưng chừng thấy tay mình run quá, nên rụt lại.
- Cô cứ đọc cho tôi nghe. Cô đọc thong thả chứ.
Người khán hộ lại đưa mắt về phía Giáo rồi Đạm, một lần nữa, lên tiếng khóc:
“Anh Phan Tôi có thể nói những gì với anh trên những mảnh giấy này?
Nếu tôi được gần anh, tôi có thể nói được nhiều điều quan hệ, nhưng viết ra thì thực khó, gần như không thể được.
Tôi hiểu rằng cái tai nạn kia đối với anh đã quá nặng nề. Nhưng tôi tin rằng anh sẽ can đảm hơn tất cả chúng tôi; anh sẽ thắng, anh sẽ lại thấy đời tươi đẹp và làm cho người khác cũng tin như vậy. Chính tôi đã nhờ anh nhiều nhất mới hiểu được cái đẹp, bởi vậy từ ngày xa anh, tôi đã được biết thêm nhiều thú vui của tinh thần. Tôi đã hằng nghĩ đến anh mỗi khi đứng trước những chốn non sông kỳ tú. Nhờ anh tôi hiểu được những cảnh sắc đó hơn xưa”.
“Ôi! Phan, tôi muốn được ở gần anh để làm cho anh cũng được trông thấy những cái đó qua đôi mắt của tôi, đã nhờ anh mà có được đôi phần sáng suốt”.
“Người ta nói với tôi rằng anh không muốn tiếp ai cả. Nhưng liệu anh có thể để cho riêng tôi được cái sung sướng tới thăm anh? Trời, tôi cứ nghĩ đến rằng cáithư này cũng không được anh vui lòng nghe nữa, thì lòng tôi run sợ quá chừng. Vậy mà làm sao tôi cũng phải viết cho anh, bởi vì anh phải hiểu cho tôi, bởi vì tương lai chúng ta đều can hệ ở bức thư này. Tôi muốn rằng mỗi lời tôi viết ra đây đều là sự thực hoàn toàn. Nếu anh còn nhớ rõ về quãng đời của tôi ngày trước, thì tất anh cũng phải nhận rằng tôi là một kẻ không bao giờ dối trá. Thế mà, anh Phan, tôi đã một lần dối trá cùng anh. Lời thư sau đây sẽ tỏ giúp tôi, vì sao mà có sự đó. Anh cũng đã thừa hiểu rằng tôi không phải là một kẻ chịu được sự hạ mình, và tôi thường là một kẻ đàn bà kiêu ngạo nữa. Vậy sự hạ mình ngày nay sẽ nói rõ cho anh hiểu cái mối tình to lớn của tôi đối với anh, hỡi người anh đau khổ và cô độc”.
Người nữ khán hộ ngừng để giở trang, Phan để một tay lên trán; mặt chàng xám ngắt.
“Ôi, tôi đã làm một điều vụng dại gì rồi hỡi bạn? Anh còn nhớ cái đêm mà anh yêu cầu tôi trở nên bạn trăm năm của anh không? Tôi lúc đó, không làm sao mà hiểu được. Tôi ngạc nhiên quá sức, vốn xưa nay không từng trải những chuyện tình duyên, những chuyện về trái tim như vậy. Sự đó đối với tôi thực quả là mới lạ. Nhưng chính trong cái phút đó lòng tôi đã chấp nhận tình anh. Và khi anh tựa đầu vào ngực tôi lúc đó xin thú thực, đó là lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là say mê, là hạnh phúc. Tôi đã thầm xin Trời Phật khiến cho phút đó dài thêm ra mãi... Nhưng, khi anh ngửa đầu lên và nhìn sát vào mặt tôi, thì tia mắt anh hình như soi mói vào tận tâm hồn tôi và làm tôi khó chịu, làm cho tôi nghĩ đến phận mình ngay, tôi nhớ lại ngay dung mạo xấu xa của tôi, cái dung mạo ngày thường các tấm gương đã cho tôi biết. Bởi vậy khi nghĩ đến sự hôn nhân của anh với tôi, tôi thấy nó không thể nào thành được. Xưa nay tôi vẫn coi anh như một người b!!!7668_2.htm!!! Đã xem 42224 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 2

--!!tach_noi_dung!!--
Sau khi thi đỗ bằng nữ sư phạm, vì được thừa hưởng một gia tài lớn của cha mẹ để lại, Đạm ở nhà không làm gì cả. Nàng đọc sách, đọc rất nhiều sách ngoại quốc, nhưng không bao giờ Đạm tỏ ra mình là một người đàn bà “thông thái” giữa bọn đàn ông. Đây là nói bọn đàn ông xa lạ, chứ còn những bạn bè của nàng, thì ai cũng có phần kính phục nàng. Đạm là một người bạn tốt. Cả bạn trai bạn gái của nàng đều bảo vậy. Và mỗi khi người nào có chuyện bận lòng, khó tính có chuyện tình duyên trắc trở gì là họ cũng đều tìm Đạm để nhờ nàng giải quyết hộ mình. Chỉ có thế thôi. Ngoài ra không ai để ý đến người nàng. Đàn ông thì quên rằng Đạm là đàn bà. Còn đàn bà thì cũng coi Đạm như không cùng giống dịu dàng, xinh đẹp. Đạm đã 27 tuổi. Khổ người nàng là khổ người một kẻ đàn ông rắn rỏi. Từ bé nàng chưa nghe một ai khen rằng mình đẹp. Một người bạn của nàng, một sinh viên học thuốc, một kẻ tinh đời hôm kia nói chuyện với anh em đã bảo: “Đạm là một người đàn bà rất đẹp giấu kín dưới một cái vỏ rất thô”. Và từ đó, không một người nào chịu cố gắng để tìm ra con người đẹp hoàn toàn dưới cái vỏ ngoài ác hại kia. Trong bọn các thiếu nữ gần nàng, hiểu nàng nhất, cũng có người, nhân vui câu chuyện nói rằng: “Chỉ có kẻ đàn ông nào không mắt thì mới xứng đáng được hưởng cái hạnh phúc sống bên một người vợ như nàng.Vì Đạm có thế khiến quả đất này thành ra một cõi thiên đường cho kẻ mình yêu. Một khi người đàn ông không trông thấy những khuyết điểm trên nét mặt nàng, thì người nào cũng phải yêu nàng vì những cái khác, những cái mắt thường không thấy nổi”. Nhưng chưa một kẻ đàn ông “mù mắt” nào có một tấm lòng thông cảm được vẻ đẹp của tâm hồn Đạm đã hiện ra trên đường quạnh quẽ của người thiếu nữ đáng cho ta ái ngại kia. Người thiếu nữ suốt đời chỉ chịu phần thiệt thòi, bởi có một bộ mặt, một dáng người bất lợi.
Trong những dịp mà cái thông minh, tình cảm của nàng đáng lý được đặt lên chỗ mọi người chú ý. Vậy thì chỉ vì vậy, nàng đành phải xuống hàng nhì, hàng phụ. Đó là chỗ đáng buồn của những người con gái nhà nghèo, những người con gái không nhan sắc.
Giữa một đám cưới, giữa các cô phù dâu mà cô dâu mà tính hạnh cần thiết để trở nên một người vợ tốt còn lâu mới đầy đủ bằng nàng, thì bọn con trai đi phù rể đều như không biết nàng có mặt. Họ nhìn những thiếu nữ lộng lẫy áo quần chỉ phấn sáp đi cạnh Đạm.
Mà bởi có Đạm đi trong bọn nên tất cả đều nổi bật như một màu tối làm nổi bật các màu tươi sáng khác. Thế nhưng, bạn gái của Đạm ai đi lấy chồng, cũng phải nghĩ đến nàng. Họ cho là nàng khéo léo, có tài ứng đối với bọn con trai tinh quái, có nàng thì không ai phải rụt rè, e lệ. Đạm là một người cần thiết trong những việc như vậy, nàng chỉ là vai phụ mà thôi. Và khi những người bạn đó có con, mỗi lần Đạm tới thăm và bế trẻ trên tay, người nào cũng muốn nhận nàng là “mẹ nuôi của cháu”. Đạm săn sóc đến bạn khi lâm sản cũng dễ dàng, khéo léo như khi nuôi nấng đứa con của bạn. Nàng âu yếm trẻ, nàng được chúng quấn quýt và nhắc nhớ. Nàng không từng làm mẹ, nhưng lại giỏi hơn một người mẹ nữa.
Suốt đời, Đạm cứ vẫn là vai phụ, và nàng đóng cái vai của mình với một dáng điệu tự nhiên, vui vẻ lạ thường. Nàng chưa từng được nếm biết cái sung sướng được là kẻ quan trọng nhất ở một tấm lòng người. Mẹ nàng mất khi nàng còn thơ ấu quá. Nàng cũng không còn giữ được kỷ niệm gì sâu xa về tình mẫu tử. Nàng chỉ tưởng tượng ra mà chẳng thấy lòng mình rung động. Một người u già nuôi nàng từ bé xin thôi việc về ở quê từ ngày mẹ nàng mất, mười hai năm sau mới lại gặp nàng, đã rất lấy làm ngạc nhiên thấy nàng khác hẳn xưa kia để trở nên một người con gái xấu. Người u già trở về làng với cái ý nghĩ rằng đứa bé xinh xắn, ngoan ngoãn mình bồng trên tay ngày trước, đã hóa ra một thiếu nữ khô khan, cứng cỏi, vô tình. Nhưng còn Đạm thì đã khóc sau khi người u già đi khỏi. Nàng nhớ lại hết một thời nhỏ dại của mình qua lời thuật lại của người đàn bà vụng về quê kệch từng nuôi mình khi trước. Người u già đã nói với nàng rằng xưa kia mẹ nàng thường nắm lấy hai bàn tay bé nhỏ của nàng để lên môi, lên má. Đạm nhìn hai tay mình thấy bàn tay to quá, nước da thô quá. Lòng nàng chua chát. Từ đó, mỗi đêm đi ngủ, nàng đặt tay lên môi lên má mình, và trong bóng tối, nàng cố tìm ra cái cảm giác êm đềm của người mẹ khuất khi âu yếm con thơ.
Cũng vì mất mẹ từ hồi ít tuổi, nên Đạm thường ăn ở với cô. Bà Hân thì không bao giờ tỏ vẻ quý nàng hay dửng dưng với nàng. Nàng muốn ở với cha hay với cô tùy ý. Khi còn ăn ở trong trường, người ta thấy Đạm ít về nhà cha mẹ đẻ. Những ngày nghỉ lễ tết, nàng chỉ tìm đến với cô. Nàng thường trách ông thân mình, Đạm đoan thầm rằng cha nàng không bao giờ tha cho cái tội đã hóa ra con gái, trong khi ông ao ước một người con trai để nối nghiệp mình và để thừa hưởng gia tài. Nhất là ông không chịu được rằng nàng lại giống cha hơn giống mẹ. Mẹ nàng xưa kia đã là một trang nhan sắc làm cho ông say đắm thời tuổi trẻ. Những bực làm cha mẹ thường đôi khi vô lý như vậy.
Họ lấy làm khó chịu khi họ tìm thấy ở dòng giống của mình những tật xấu hoặc về hình thể hoặc về tính nết mà chính họ đã truyền sang.
Đạm chỉ có mỗi một mối tình kín đáo độc nhất trong đời. Những đó cũng không gọi là tình yêu được. Vì người đàn ông mà nàng quý từ thuở nhỏ, người bạn cố giao của nàng, cũng chỉ coi nàng là một người bạn, với hết cả nghĩ thiêng liêng của chữ bạn mà thôi. Người đó bây giờ cũng đã kết duyên với một người đàn bà đẹp khác, tuy rằng thừa hiểu vợ mình không làm gì có được cái tâm hồn cao quý như tâm hồn Đạm.
Người đàn ông đó là Giáo.
Giáo là con một người bạn của ông thân Đạm. Chàng hơn Đạm năm sáu tuổi. Khi cả hai còn nhỏ, vì hai nhà đi lại rất thân nên Giáo và Đạm cũng thân nhau. Cái tình bạn ấy đến giờ cũng không vì Giáo đã có bạn trăm năm mà giảm kém. Trái lại, hai người lại càng hiểu nhau hơn. Giáo tìm thấy, ngoài vợ mình, một người bạn gái rõ thấu công việc mình theo đuổi. Và chàng lấy làm mãn nguyện, lấy làm kiêu hãnh.
Chàng đỗ y khoa bác sĩ, tìm thấy cái vui trong sự phấn đấu hàng ngày, một phần lớn cũng nhờ nàng đã nhiều lần khuyến khích.
Trong đám bạn chơi, bạn học của mình, Đạm không tìm thấy một người nào đáng gọi là tâm giao. Cái đời cô độc mà nàng chịu nhận từ tấm bé đã làm cho nàng biết suy nghĩ sâu xa hơi sớm. Bởi thế nàng khinh thường những cái gì yếu đuối, phù phiếm và giả dối. Đối với ai nàng cũng hết sức chân thành. Sự đó đã kéo lại cho nàng nhiều bạn. Nàng coi bạn như những kẻ mà mình có bổn phận phải giúp đỡ hay che chở khi họ cần đến sức mình. Nghĩ là Đạm đứng trên cao mà nhìn xuống họ một cách hơi kiêu ngạo.
Tuy thế, không một ai biết cả. Tất cả đều chạy đến với nàng, những khi bối rối. Cả bạn trai và bạn gái đều viết cho nàng như họ viết cho một người mẹ từng trải và có học. Tất cả đều gọi nàng bằng “chị” trong thư. Họ bày tỏ những thắc mắc, những hân hoan, những chua chát của họ. Và họ yên lòng khi gửi những bức thư như thế cho nàng. Thế rồi, khi họ hội họp nhau vắng mặt nàng, tất cả đều gọi nàng là “ người đàn bà một nữa”, “người đẹp nhất đời”, “người ngọc”.
Đạm cũng hiểu như vậy lắm.
Nhưng nàng tin rằng bạn mình đùa cợt một cách trẻ trung, vô hại, họ không thực lòng muốn mỉa nàng, họ không khi nào dám khinh nàng.
Buổi chiều hôm nói chuyện với Phan về cái đẹp bên trong của người ta, trở về phòng riêng, nàng liền ghi chép ngay vào trong cuốn nhật ký của nàng những câu đối đáp của hai người. Cũng như phần nhiều người sống một mình, Đạm thường có cái thú gửi tâm sự của mình vào nhật ký.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Chí Hải
Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: Chuột lắc đưa lên
vào ngày: 17 tháng 6 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---