Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 10
CUỘC KHỦNG BỐ VĨ ĐẠI TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1938

 
Người Nga rất lấy làm xấu hổ khi nhắt tên từ '' Iejovschina''. Cái tên Iejov đi đôi với các cuộc đàn áp trong những năm 1936-1938. Sách báo đã viết rất nhiều về sự kiện này.
Nikolai Iejov, người đã từng là giám đốc cơ quan an ninh tình báo NKVD của Xô Viết từ tháng 9 năm 1936 đến tháng 11 năm 1938. Trong thời kỳ này, cơ quan an ninh tình báo NKVD đã mở các cuộc khủng bố rộng lớn đối với mọi tầng lớp trong xã hội Nga. Từ các nhân vật lãnh tụ trong bộ chính trị của đảng cộng sản cho đến các thường dân ngoài đường phố. Cơ quan an ninh tình báo tìm cách bắt cho đủ chỉ tiêu con số '' phản cách mạng''.
Nhiều thập niên về sau, chính quyền cộng sản Xô Viết cấm tuyệt đối không được phép đề cập những gì có liên quan đến các cuộc khủng bố năm 1936-1938.
Thế giới bên ngoài và nhất là tại Tây Âu biết đến ba vụ án chính ở Mạc Tư Khoa. Một vụ xảy ra trong năm 1936, vụ thứ hai vào tháng giêng năm 1937 và vụ thứ ba vào tháng 3 năm 1938. Can phạm của ba vụ án lại chính là những thủ lãnh tên tuổi của đảng cộng sản Nga và đã từng là đồng chí thân cận của Lenine. Trong số này có Zinoniev, Kamenev, Kristinski, Rykov, Piatakv, Radek, Boukharine và một số đảng viên kỳ cựu khác. Một điều làm cho mọi người ngạc nhiên trong các vụ án này là tất cả các bị can điều thú nhận tội của mình. Họ nhận là đã tổ chức các nhóm khủng bố có khuynh hướng thân Trotski và Zinoviev. Mục đích của họ là lật đổ chính quyền Xô Viết, ám sát các nhân viên chính phủ, phục hồi chủ nghĩa tư bản, thi hành các cuộc phá hoại, làm tiêu hao lực lượng Hồng quân, làm tan rã Liên Bang Xô Viết, tách rời các cộng hòa Ukraine, Géorgie, Armenie và các vùng Viễn Đông Xô Viết để làm lợi cho thế lực ngoại bang.
Nhưng trên thực tế,  vụ án ở Mạc Tư Khoa là vụ án dàn cảnh ngoạn mục mà chủ đích là để đánh lạc hướng các nhà quan sát quốc tế khi họ được mời đến tham dự các vụ xử án. Các quan sát viên không hề đề cập đến chính sách giải thể nông nghiệp cá thể, chính sách đàn áp địa chủ, các nạn đói lớn trong những năm 1931-1932, và cũng không đề cập đến các trại tập trung lao động khổ sai.
Hai năm 1936-1938 là giai đoạn chót của cuộc đấu tranh chính trị của Staline chống lại các lãnh tụ đối lập trong đảng của ông ta. Và cũng trong giai đoạn này, Staline muốn dứt điểm những công chức, đảng viên trung thành của Lenine từ đầu cuộc cách mạng năm 1917, còn sót lại trong cơ cấu chính quyền.
Trong một bài báo  viết trên tờ Le Temps số ra ngày 27 tháng bảy năm 1936 dưới tựa đề '' Một cuộc cách mạng bị phản bội'', Trotski viết:
'' Cuộc cách mạng Nga giống như cuộc cách mạng Pháp, được biết đến dưới cái tên Thermidor. Staline đã nhận thức được cái tính hư không của chủ nghĩa Mác-xít và cái huyền thoại của cuộc cách mạng toàn cầu. Ông ta là một nhà xã hội tốt. Nhưng trước tiên, ông ta là một người yêu nước, ông phải biết rằng khi cho áp dụng cái tính hư không và cái huyền thoại của chủ nghĩa  đó vào trong nước ông, nó sẽ đem lại biết bao nhiêu là thảm họa cho dân tộc ông. Giấc mơ của ông là giấc mơ của một nhà độc tài, nó khác với tình yêu của chủ nghĩa tư bản, lại càng không giống cái ảo tưởng của chủ nghĩa cộng sản.''.
Trotski còn viết trên báo Echo de Paris, số ra ngày 30 tháng giêng năm 1937, những lời không được trịnh trọng về chân dung của một nhân vật lịch sử của nước Nga. Ông viết: '' Con người gốc dân Gégorie, có tầm vóc thấp, cho dù không muốn nhưng cũng đã đi theo vết chân của bạo chúa Ivan, Đại đế Pierre và Nữ hoàng Caterine đệ nhị.''
 Phải đến 20 năm sau khi Krouchtches đọc bản báo cáo chính trị vào ngày 25 tháng hai năm 1956 trước kỳ đại hội đảng lần thứ 20 tố cáo tội ác của Satline, người ta mới biết các vụ vi phạm luật pháp xảy ra trong xã hội chủ nghĩa trong những năm 1936-1938.
Sau đó vài năm, nhiều nhân vật lãnh đạo đảng và một số quân nhân bị kết án trước đây, nay được chính quyền phục hồi danh dự. Nhưng chính quyền cộng sản không hề quan tâm đến các tội phạm thường dân.
Mãi đến kỳ đại hội toàn đảng lần thứ 22 vào tháng mười năm 1962, Krouchtches mới thú nhận là trong các cuộc khủng bố dưới thời Staline đã gây tổn thương cho rất nhiều thường dân.  Nhưng ông không chịu xác nhận mức độ tổn thương, bởi vì chính ông cũng là một trong những người thừa hành lịnh khủng bố.
Vào cuối thập niên 60, sử gia Robert Conquest dựa vào các tài liệu viết thành văn bản cũng như lời khai của các nhân chứng thoát khỏi địa ngục Nga trong thời gian Krouchtches hạ bệ Staline, đã vẻ lại bức tranh của các cuộc đại khủng bố. Ông đã khui ra những quyết định cho thi hành lịnh khủng bố và ông cũng đưa ra con số chính xác nạn nhân của cuộc khủng bố này.
Nhiều cuộc tranh luận về các trại tập trung, về vai trò của Staline và Iejev và về con số nạn nhân. Một sử gia Hoa Kỳ, thuộc trường phái xét lại, phủ nhận vai trò quyết định của Staline trong moị chính sách của những năm 1936-1938. Ông ta nhấn mạnh đến sự khác biệt trong phương thức hành động giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Ông cho rằng quyền hành của chính quyền địa phương càng lúc càng mạnh, trong khi đó chính quyền trung ương yếu dần. Trung ương không còn kiểm soát được chính quyền địa phương; Địa phương muốn chứng tỏ lòng nhiệt thành với Trung ương cho nên thẳng tay đàn áp quần chúng và chống lại mọi kẻ thù, bất cứ từ đâu đến.
Đề cập đến con số nạn nhân, sử gia Conquest  xác nhận có 6 triệu người bị bắt giam, 3 triệu người bị hành quyết và 2 triệu người chết dần chết mòn trong các trại tập trung cải tạo lao động. Nhưng theo sử gia Hoa kỳ thuộc trường phái xét lại, đó là con số thổi phồng.
Ngày nay, nhờ vào các tài liệu được quyền tự do tham khảo trong các văn khố của chính quyền Bônsêvich, chúng ta  có cái nhìn mới về cuộc đại khủng bố. Khó có thể trình bày tất cả các diễn biến của cuộc khủng bố trên vài trang giấy. Lịch sử trong những năm 1936-1938 của Xô Viết  là lịch sử của bi thảm, đẫm máu, mà chế độ cộng sản đã chủ trương. Với tài liệu được phép tham khảo, chúng ta sẽ đưa ra ánh sáng  một số sự kiện để trả lời cho các câu hỏi của những năm vừa qua về các trại tập trung, về con số người chết, về các chiến dịch đàn áp.
Tài liệu trong văn khố xác nhận vai trò quyết định của các lãnh tụ chủ chốt của đảng cộng sản, của bộ chính trị và của Staline nói riêng. Từ việc tổ chức cho đến việc thi hành các chiến dịch đàn áp đẫm máu, các vụ thủ tiêu các đại điền chủ, các hình thức kết tội ''chống lại cách mạng, chống lại chính quyền Bônsêvich'',..phát động từ tháng tám năm 1937 cho đến tháng năm năm 1938 đều do chính quyền trung ương chủ xướng.
Từ năm 1935, hằng ngày đều có lịnh bắt những cựu địa chủ đi cải tạo lao động. Và mặc dù có lịnh cấm các tù cải tạo cưụ địa chủ, trong việc quan hệ đến các công nhân bình thường, nhưng họ vẫn tìm cách sống móc nối.
Tháng 8 năm 19386, ông Rudolf Berman, một trong những trưởng trại tập trung lao động khổ sai viết một báo cáo gởi về trung ương với nội dung: '' Lợi dụng sự canh phòng lỏng lẻo, một số tù cải tạo thuộc loại khẩn hoang đặc biệt đã trốn ra khỏi nơi chỉ định định cư. Họ sống trà trộn với những người lao động bình thường. Rất khó bắt họ về trở lại. Họ đã học được một số nghề chuyên môn và các cơ quan đang dùng họ, rất muốn giữ họ lại để làm việc. Nhiều người đã chạy được giấy thông hành. Một số khác lập gia đình với các công nhân tự do, xây cất nhà cửa riêng.
Trong khi có một số nhân công lao động khổ sai trốn ra khỏi khu chỉ định sống trà trộn vào đám công nhân thừơng, một số khác bỏ trại trốn đi xa. Đám nhân công này gia nhập vào các băng đảng, quấy phá các khu vực quanh các thành phố lơn.
Trong các cuộc kiểm tra vào mùa thu năm 1936, các toán công an phát hiện ra con số nhân công trốn trại rất là nhiều. Tại vùng Arkhandelsk, trong số 89.700 nhân công trên giấy tờ, bấy giờ chỉ còn có 37.000 người.
Ngày 2 tháng bảy năm 1937, Bộ chính trị gởi văn thơ đến chính quyền địa phương, ra lịnh cho các cơ quan lùng bắt các nông dân cải tạo không thi hành lịnh của trại. Bắn tại chỗ các phần tử chống đối sau khi Ủy ban tam đầu chế xem xét hồ sơ hành chánh của tội phạm. Ủy ban tam đầu chế gồm có Đệ nhất bí thư đảng, một biện lý và một ủy viên của cơ quan tình báo công an NKVD địa phương. Công tác thanh lọc tập thể nông dân lao động khổ sai phải thực hiện hoàn tất trong vòng 5 ngày.
Đầu tháng 7 năm 1937, Staline quyết định mở chiến dịch khủng bố tập thể.
Mỗi tuần, Trung ương đều nhận báo cáo của địa phương về con số phạm luật. Căn cứ theo các bản báo cáo này, ngày 30 tháng 7 năm 1937, Chỉ huy trưởng cơ quan tình báo, ông Iejov  ra chỉ thị số 00447, cho hành quyết 72.950 nông dân và bắt giam 259.450 người.
Đây chưa phải là con số chính thức, vì còn một số địa phương chưa gởi đầy đủ về Trung ương. Cũng như các cuộc khủng bố trước đây, chính quyền địa phương nhận lịnh phải tìm bắt cho đủ con số tội phạm của từng loại do Trung ương ấn định. Loại một, tử hình. Loại hai, đưa đi lưu đày. Tội phạm thuộc loại một lần này bao gồm các thành phần chính trị rộng lớn hơn trước đây. Ngoài các phần tử cựu địa chủ, còn có cả các đảng viên của các đảng đối lập, các cựu công chức của chế độ Nga Hoàng và cựu quân nhân của Bạch Quân. Thật ra các toán tình báo có thể gán  các '' danh xưng tử hình'' đó cho bất cứ người nào mà họ muốn thủ tiêu, kể cả đảng viên đảng cộng sản.
Cơ quan tình báo NKVD hằng ngày ghi nhận, điều tra là lập danh sách các người tình nghi chống phá chính quyền để theo dõi.
Ngày 30 tháng 7 năm 1937, Trung ương gở thêm danh sách bổ túc xuống chính quyền địa phương. Chiếu theo danh sách, chính quyền điạ phương phải bắt luôn cả thân nhân của các người bị kết án lưu đày tại các trại tập trung hay những người đã bị xử tử hình.
Cuối tháng 8, con số bị xử bắn tăng thêm 22.500 người và bắt đi lưu đày tăng thêm 16.800 người. 
Tháng giêng năm 1938, theo đề nghị của cơ quan tình báo NKVD, chính quyền địa phương phải xử bắn 48.000 người và lưu đày 9.200 người trước ngày 15 tháng 3.
Mặc dù bị đảng thanh trừng nhiều lần, nhiều đảng viên địa phương muốn bày tỏ lòng trung thành với đảng, bằng cách đề nghị chỉ tiêu con số người bị đàn áp lên đến 90.000 trong thời gian từ ngày 1 tháng hai đến ngày 20 tháng 8 năm 1938. Như vậy chiến dịch khủng bố thay vì phải kết thúc trong vòng 4 tháng, nay kéo dài hơn một năm. Và con số dự liệu phải giết và phải lưu đày tăng lên gần 200.000 người. Nạn nhân của các vụ đàn áp khủng bố này gồm đủ hạng người trong xã hội. Từ những người cư ngụ dọc theo biên giới, những người có liên hệ với người ngoại quốc, cựu tù binh chiến tranh, các người có thân nhân sống ở nước ngoài cho dù họ không còn liên lạc,.. Những người chơi tem, xử dụng máy vô tuyến,..cũng có thể bị ghép vào tội gián điệp.
Từ ngày 6 tháng 8 đến cuối tháng chạp năm 1937, dưới quyền điều khiển của cơ quan tình báo NKVD, có nhiều cuộc hành quân lùng bắt những người ngoại quốc đang sống trên đất Nga. Từ người Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Lỗ ma Ni, Thổ nhĩ Kỳ cho đến người Lituanine, Estonie và Tettonie. Họ bị xếp vào các thành phần gián điệp. Trong vòng một năm rưỡi, Công an bắt giam trên 1500 người với cái tội làm gián điệp.
Con số nạn nhân nêu trên vẫn còn thiếu rất nhiều. Thật vậy, chúng tôi chưa được phép tra cứu các văn thư trong văn khố của cơ quan tình báo KBG, của Phủ chủ tịch đảng, vì văn khố này thuộc loại '' kín và của riêng''. Nó gồm có một số tài liệu như sau:
Chiến dịch phát động ngày 20 tháng bảy năm 1937 nhằm thanh toán người Đức phục vụ trong các ngành kỹ nghệ quốc phòng.
Cuộc hành quân ngày 19 tháng 9 năm 1937 nhằm thanh toán các phần tử khủng bố, làm gián điệp cho Nhật.
Cuộc hành quân ngày 4 tháng 8 năm 1937 nhằm thanh toán các đơn vị quân đội người Cosaque thân Nhật.
Chiến dịch đàn áp thân nhân của những người bị bắt giam trong các trung tâm lao động hay những người đã bị xử bắn vào ngày 15 tháng 8 năm 1937.
Nhìn toàn bộ các cuộc đàn áp trong những năm 1936-1938, chúng ta thấy, Bộ Chính Trị Trung Ương là đầu não của kế hoạch và cơ quan tình báo NKVD là bộ phận thi hành.
Sau khi kết thúc chiến dịch đại khủng bố, nhà nước chỉ gởi một ủy ban duy nhất đến vùng Turménistan để kiểm tra các việc làm quá trớn của phong trào mang cái tên Iejovchina. Trong suốt thời kỳ này, nước cộng hoà nhỏ Turménistan với dân số 1.300.000 dân, cơ quan tình báo NKVD bắt giam 13.259 người. Trong số này có 4037 người bị xử bắn. Nhưng theo chỉ thị của Trung ương, cơ quan địa phương chỉ có quyền bắt giam 6277 và xử bắn 3225 người chống chính quyền mà thôi. Điều đó cho thấy hành động quá trớn của chính quyền địa phương, không thi hành đúng chỉ thị của Trung ương.
Một số tài liệu khác xác nhận quyết định của Bộ chính trị Trung ương và của Staline về các cuộc tàn sát tập thể. Bộ chính trị và Staline đưa ra một danh sách tội nhân qua Tòa án. Nghĩa là một bộ phận đặc trách tư pháp của Bộ chính trị kết tội trước khi đưa qua Tòa án quân sự, Hội đồng tối cao quân sự hay Ủy ban đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD.
Bộ chính trị đã ký 383 danh sách bắt giữ 44000 người bao gồm các lãnh tụ của đảng cộng sản, của quân đội, và của bộ kinh tế. Có 39.000 người  trong danh sách này bị kết án tử hình. Riêng Staline đã ký 362 ; Molotov, 373 ; Vorochilov, 195 ; Kaganovitch, 191; Jdanov, 177 và Mikoian, 62 danh sách.
Vào đầu mùa hè 1937, các lãnh tụ cộng sản vừa nêu trên đích thân về các địa phương để trực tiếp hướng dẫn các vụ thanh trừng. Kaganovitch về các vùng Donbass, Tchéliabinsk, Ivanovo, Smolenk. Lãnh tụ Jdanov sau khi làm công tác thanh trừng ở Leningrad, ông được biệt phái về vùng Orenbourg, Bachkiri, Tatarstan. Lãnh tụ Mikoian về vùng Arménie. Và Kroutchev đi về Ukraine.
Mặc dù quyết nghị thành trừng các thành phần chống đối chính quyền được toàn thể Bộ chính trị biểu quyết, nhưng các tài liệu ngày nay cho thấy, hầu hết các quyết nghị đều do Staline đưa ra. Sau đây là một thí dụ điển hình. Ngày 27 tháng tám năm 1937, Trung ương nhận một điện văn của Mikhail Korotchenko, Ủy viên đặc trách vùng Tây Bá Lợi Á. Điện văn báo cáo vụ án xử các nhân viên nông nghiệp phạm tội tham nhũng và phá hoại. Sau khi nhận điện văn, hồi 17 giờ cùng ngày, Staline gọi điện thoại ra lịnh hành quyết ngay những người phạm tội và ra lịnh cho đăng tin hành quyết lên các báo.
Tài liệu trong các văn khố cũng còn cho chúng ta thấy Staline kiểm soát tất cả các diễn tiến trong các cuộc thanh trừng. Chính Staline tự tay sửa đổi các văn thư, các lời tố cáo và bản án của cơ quan an ninh NKVD gởi đến. Ông ta là nhà đạo diễn chính trong tất cả các vụ xử án lớn.
Trong thời gian điều tra và thẩm xét vụ án '' âm mưu của quân đội '', tố cáo Thống chế Toukhatchevski cùng toàn thể sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Hồng Quân, Chính ủy cao và trung cấp,..mỗi ngày Iejov đều đến gặp Staline để hội ý. Chính Staline viết thư ngày 25 tháng chín năm 1936, bổ nhiệm Iejov vào chức vụ Ủy viên đặc trách bộ Nội Vụ, trong khi Staline đang nghỉ hè ở Sotchi. Ông viết:'' Việc cần thiết và cấp bách là phải bổ nhiệm Iejov vào chức vụ Ủy viên đặc trách Bộ Nội Vụ. Đồng chí Iagoda thiếu khả năng làm công tác vạch mặt nạ các tên theo Trotski và Zinoviev. Cơ quan an ninh đã làm chậm mất 4 năm trong công tác này. ''
Rồi cũng chính Staline  ngày 17 tháng 11 năm 1938, ra lịnh cho NKVD tạm ngưng chiến dịch truy lùng các phần tử chống đối.
Một tuần lễ sau, Staline cách chức Iejov và tiến cử Béria vào chức vụ ủy viên nhân dân phụ trách Bộ Nội Vụ.
Tóm lại, mở đầu và chấm dứt cuộc khủng bố đều do quyết định của Staline.
Một trong các nghị quyết của đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 22 là đề cử ông Nicolai Chvernik phụ trách ủy ban điều tra các hành động đàn áp trong thời Staline.
Ủy ban dựa theo các bản phúc trình của các trung tâm lao động khổ sai,  các bản văn trong các phòng hành chánh của Ủy viên Bộ Nội Vụ, Bộ Tư Pháp  và các tòa án trên toàn nước Nga. Ngày nay dân chúng được phép tự do tham khảo các tài liệu này. Theo các tài liệu dẫn trên, cơ quan tình báo NKVD đã bắt giam 1.575.000 người trong năm 1937-1938. Tất cả đều bị hành quyết.
Chính quyền cộng sản chia tội nhân ra  thành nhiều loại. Với các vụ án của cán bộ chính trị, kinh tế, quân sự và các thành phần trí thức, thường được nhiều người biết đến. Họ bị đưa ra tòa án quân sự hay tòa án đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD. 
Cuối tháng 7 năm 1937, vì các cuộc khủng bố gia tăng, con số người bị bắt quá nhiều nên chính quyền cộng sản phải thành lập ở địa phương một loại toà án tam đầu chế- toà án gồm có 3 thành viên để giải quyết cho nhanh. Tòa án tam đầu chế gồm có một biện lý, một nhân viên tính báo và một công an. Họ xét xử cấp bách và lấy lệ, miễn sao cho cung cấp đủ con số ''phải bắt giam'' do Trung ương yêu cầu. Trong quyển niên giám của thành phố Leningrad ghi lại từng tháng, bắt đầu từ tháng 8 ăm 1937,  con số người bị kết án tử hình chiếu theo điều thứ 58 của bộ Hình Luật. Thời gian từ lúc bắt, xử án cho đến khi xử bắn chỉ xảy ra trong vòng từ vài ngày đến vài tuần lễ. Không hề có chuyện xét lại hay chống án.
Ngày 30 tháng 7 năm 1937, Chính quyền cộng sản mở các cuộc hành quân đặc biệt nhằm truy lùng và thủ tiêu các thành phần bị ghép vào tội gián điệp, các thành phần chao đảo đường lối chính trị. Các cuộc hành quân đàn áp này cũng có tầm mức quy mô giống như các cuộc hành quân chống các địa chủ phú nông trước kia.
Ngày 12 tháng 9, cộng sản lại mở thêm các cuộc hành quân khủng bố khác. Nạn nhân của các cuộc hành quân này là thân nhân của những người bị bắt trong các cuộc hành quân trước. Nếu trong các cuộc hành quân có bắt nhầm, thì con số bắt nhầm cũng trở thành con số phạm tội cần thiết cho đủ chỉ số tù nhân của cấp trên quy định. Nạn nhân của các vụ bắt lầm thường là những người của các dân tộc sống dọc theo biên giới với lãnh thổ Nga, vì có liên hệ, hay có cùng tên với dân Nga. Để đáp ứng đủ chỉ tiêu con số người phải bắt, nhiều đơn vị địa phương phải tìm cách dàn xếp. Một thí dụ xảy ra ở tỉnh Turménine. Lấy cớ vụ cháy tại một xưởng máy, nhân viên tình báo NKVD bắt giam tất cả công nhân của xưởng với cái tội là họ đã nhúng tay vào vụ cháy. Nhờ thế chính quyền vùng Turmine mới giao đủ con số tội phạm của nhà nước đưa ra.
Đó là bản chất của các vụ đại khủng bố trong những năm 1936-1938.
Trong các vụ đàn áp, cũng có một số đảng viên đảng cộng sản bị thủ tiêu. Nhưng so với tổng số nạn nhân, con số đảng viên bị hành quyết rất khiêm nhường. Có tất cả 681.692 đảng viên đảng cộng sản bị xử bắn.
Trong tháng 5 và tháng 10 năm 1937, chính quyền cộng sản bắt 172.000 dân Đại Hàn đày sang các vùng Kazakhstan và Oubékistan. Những người Nga gốc Đại hàn bỏ nước trốn qua Nga tị nạn trong thời kỳ nước của họ bị Nhật đánh chiếm.
Vô số người chết trong lúc bị tra tấn tại các văn phòng công an, trong nhà lao, một số khác chết trên đường chuyển vận đến trại lưu đày.
Năm 1937 có 25.000 người chết. Qua năm 1938 con số người chết lên đến 90.000. Đó là chưa kể đến con số người chết, dân Nga gốc Đại hàn.
Các tài liệu hiện nay chỉ cho chúng ta thấy con số người chết một cách tổng quát trong các trại tập trung cải tạo khổ sai trong những năm cuối của thập niên 30. Nó không cho chúng ta biết chi tiết của từng giống dân và cũng không phân biệt con số nạn nhân của cuộc đại khủng bố. Tài liệu đáp ứng từng phần những người bị bắt giam trong thời kỳ Iejov giữ vai trò Ủy viên nhân dân đặc trách Nội vụ.
Trong số nạn nhân của Iejov trong cuộc đại khủng bố trong hai năm 1936-1938, giới trí thức chiếm 70%. Như vậy, rõ ràng mục tiêu của các vụ khủng bố cuối thập niên 30 là nhắm vào những thành phần ưu tú trong xã hội, có trình độ học vấn cao. Quyết nghị đầu tiên về việc khủng bố trí thức được biểu quyết chấp thuận trong kỳ đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản Nga. Cũng trong cùng thời điểm này, đảng ra mặt thanh trừng thẳng tay các đảng viên có khuynh hướng chống đảng. Kroutchev, trong một phiên họp kín, đã nêu lên số phận của 5 đảng viên trong Bộ chính trị  đã từng là những đồng chí trung thành và thân cận nhứt của Staline. Đó là các ông Postychev, Roudzoutak, Eikhe, Kossior, Tchoubar. 98 thành viên trong số 193 thành viên trong Ủy ban trung ương đảng bị thành trừng ra khỏi đảng. Trong số 1966 đại biểu  dự đại hội đảng lần thứ 17 trong năm 1934, có 7780 đại biểu bị thanh trừng và bị đàn áp.
Trong số 385 bí thư đảng bộ địa phương, có 319 người bị bắt giam. 2210 bí thư chi bộ cũng bị bắt trên tổng số 2750 bí thư chi bộ trên toàn quốc. Nói chung, tất cả đảng viên đảng cộng sản nằm trong các phân bộ hay chi bộ đều bị Trung Ương đảng ghi vào sổ đen và bị thanh trừng. Họ bị nghi ngờ là đã phá hoại các chỉ thị và các quyết định của trung Ương ở thủ đô Mạc Tư Khoa và họ cản trở  sự kiểm soát của Trung Ương về những diễn biến đã xảy ra trong nước. Có thể nói, Staline đã thay toàn bộ cán bộ cộng sản trong các cơ cấu chính trị cũng như hành chánh.
Trung Ương đảng nghi ngờ nhất là thành phố Leningrad. Zinoviev giữ chức bí thư thành ủy. Kirov đã bị áp sát tại thành phố này. Hai lãnh tụ đảng của thành phố, ông Jdanov và Zakovski trực tiếp ra lịnh bắt giam 90% cán bộ đảng trong thành phố.
Để khuyến khích các cuộc khủng bố thanh trừng, Trung Ương gởi các đảng viên trung tín cùng với các toán tình báo về các tỉnh với nhiệm vụ thiêu đốt và tiêu diệt '' các con rệp Phát xí -Trotski '', theo như báo Sự Thật tường thuật.
Có những vùng đã diễn ra các cuộc thanh trừng rất đặc biệt. Như ở Ukraine. Trong năm 1938, khi Kroutchev đắc cử vào vào trò lãnh đạo đảng cộng sản Ukraine, số người bị bắt giam trên 106.000.  Phần lớn họ bị xử bắn. Trong số 200 ủy viên của Trung Ương đảng cộng sản Ukraine chỉ có 3 đảng viên còn sống sót. Ở một số vùng khác trên toàn lãnh thổ Nga cũng xảy ra  các thanh trừng tương tự như vậy. Bên cạnh các vụ xử án kín của tòa án tam đầu chế, các cuộc xử án thanh trừng trong đảng thường được xét xử công khai, cho dân chúng tham dự. Các cuộc xử án công khai mang tính chất tuyên truyền. Mục đích của các vụ án này là nhầm lôi kéo một số thường dân kém hiểu biết về với chính quyền Trung Ương, chống lại những người lãnh đạo địa phương.
Các '' Tân bạo chúa'' luôn luôn tự mãn về các hành động vô nhân của họ là tạo ra sự bất mãn giả tạo. Nhưng các hành động này, ngược lại, chỉ tạo thuận lợi thêm cho phe Trotski. Cũng như các cuộc thanh trừng ở thủ đô, các vụ xử án ở địa phương dân chúng cũng được quyền tham dự và cũng được báo chí hô hào rầm rộ. Cuộc diện đảo ngược trật tự trong xã hội. Lớp người có quyền thề nay trở thành những kẻ tử tội. Và lớp người kém hiểu biết lại được tung hô. Theo bà Annie Kriegel, các cuộc xử án công khai là liều thuốc ngừa bịnh cho xã hội.
Nhưng các cuộc thanh trừng các cấp lãnh đạo địa phơơng và các nhân vật chủ chốt của đảng chỉ là phần nổi của tảng băng trên nước biển. Thí dụ ở tỉnh Orenbourg. Tại tỉnh này chúng tôi có một bản phúc trình đầy đủ của cơ quan tình báo NKVD về các biện pháp thanh toán nhóm Trotski hoạt động trong vòng bí mật, các nhóm thân Boukhaine và các nhóm phản cách mạng khác. Các cuộc hành quân diễn ra từ ngày 1 tháng tư đến ngày 18 tháng chín năm 1937. Trước khi Idanov được bổ nhiệm, trong vòng năm tháng, cơ quan tình báo NKVD bắt giam 420 cán bộ hàng đầu của của các ngành kinh tế và chính trị, thân Trotski. Họ bắt thên 120 người  khuynh hữu, đang lãnh đạo các cơ quan hành chính địa phương. Số người này chiếm 45% trên tổng số cán bộ địa phương được nhà nước ưu đãi. Khi Idanov đến, các cuộc thanh trừng gia tăng cường độ. Có thêm 598 khác bị bắt và bị xử bắn. Từ mùa Thu năm 1937, tất cả các cán bộ lãnh đạo chính trị và kinh tế địa phương trên toàn lãnh thổ Nga đều bị sa thải và được thay thế bởi một thế hệ cán bộ mới như các đảng viên Brejnev, Kossiguine, Outinov, Gromyko.  Trong thập niên 70, các đảng viên này được đề cử vào bộ chính trị.
Bên cạnh các đảng viên cốt cán bị thanh trừng, đa số nạn nhân của các cuộc khủng bố là đảng viên không tên tuổi và thường dân. Đọc tiếp bản phúc trình của cơ quan tình báo tỉnh Orenbourg, chúng ta biết:
Trong số 2000 bị bắt vì tình nghi thành viên của nhóm quân sự Cosaque thân nhật, có 1500 ngườ bị xử bắn.
Trên 1500 sĩ quan, công chức thời Nga Hoàng, từ thành phố Leningrad đưa đi lưu đày đến vùng Ornbourg vào năm 1953 vì bị coi như những phần tử xạ lạ với xã hội. Sau vụ ám sát Kirov, họ bị chuyển đi đến nhiều vùng khác nhau.
250 người bị bắt vì có dính líu đến dân Ba Lan.
95 người bị bắt vì có liên hệ đến người gốc Kharbine.
1290 người bị đàn áp trong khuôn khổ của chiến dịch thủ tiêu các cựu địa chủ cường hào.
1399 bị bắt vì bị ghép vào các phần tử gây tội ác,..
Nếu cộng thêm một số người bị bắt trong các quân trường, tổng cộng con số người do cơ quan NKVD bắt trước khi Idanov đến là 7500.
Trong số các nạn nhân của các cuộc thanh trừng, thành phần chỉ huy và cán bộ ngành ngoại giao chiếm đa số. Họ buộc vào tội làm gián điệp, làm tay sai cho ngoại bang. Những đảng viên đã từng làm đại sứ ở các quốc gia khác cũng bị thanh trừng. Như các ông Krestinski, Sokolikov, Bogomolov, Ioureniev, Ostrovski,..
Một số đảng viên cao cấp đặc trách kinh tế và chỉ huy các khu công nghiệp, các nhà máy lớn cũng bị thanh trừng vì bị ghép vào tội phá hoại.
Trong một số Bộ của chính phủ, có thể nói là toàn thể nhân viên phục vụ trong các bộ bị sa thải. Bộ chịu đàn áp nặng nhất là Bộ phụ trách trang bị cơ giới cho các nhà máy lớn. Chỉ trừ hai giám đóc, còn lại đều bị bắt giam, kể cả chuyên viên kỹ thuật.
Chiến dịch thanh trừng cũng diễn ra ở các ngành sản xuất phi cơ, sản xuất tàu thủy, sản xuất xe vận tải,.. Chúng tôi chỉ có một số ít và từng phần tài liệu về các ngành này.
Sau cuộc đại khủng bố, nhân kỳ đại hội đảng lần thứ 18, vào tháng 3 năm 1938, lãnh tụ Kagnovitch thừa nhận rằng trong hai năm 1937-1938, tất cả nhân viên phục vụ ngành kỹ nghệ nặng hoàn toàn bị thay thế.
Thời kỳ các đảng viên bị thanh trừng mạnh nhất là thời Iejovchina.  Vào lúc đó, các đại biểu của các đảng cộng sản trên thế giới và của Quốc tế cộng sản đang lưu trú tại khách sạn Lux ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Trong số lãnh tụ lớn của đảng cộng sản Đức bị bắt giam, người ta biết đến các ông: Heinz Neuman, Herman Remmele, Fritz Schulte, Herman Schubert, từng là ủy viên Bộ chính trị; Ông Leo Frieg Bí thơ Ủy ban Trung Ương; Heinrich Susskind và Werner Hirsch, tổng biên tập tờ Rote Fahne; Ông Hugo Eberlin đại biểu đảng cộng sản Đức tại hội nghị thành lập Quốc Tế cộng sản.
Sau hiệp ước bất tương xâm giữa nước Đức và Nga ký hồi tháng 9 năm 1939, Cộng sản Nga trao 590 cộng sản Đức bị nhốt trong các trại tù ở thủ đô Mạc Tư Khoa, cho Đức quốc xã tại chiếc cầu biên giới Brest-Litovski.
Đảng cộng sản Hung gia lợi cũng bị ảnh hưởng  bởi cuộc thanh trừng. Ông Bela Kun, người khởi xướng cuộc cách mạng năm 1919 cùng với 12 Ủy viên nhân dân của chính phủ cộng sản Budapest lánh chạy ra Mạc Tư Khoa.  Ông và các Ủy viên đều bị bắt và bị xử tử.
Gần 200 đảng viên đảng cộng sản Ý cũng bị bắt. Trong số này có Paolo Robotti, em rễ của lãnh tụ đảng cộng sản Ý, Togliatti.
Gần 100 đảng viên đảng cộng sản Nam Tư cũng bị bắt. Trong số này có nhiều đảng viên được thế giới biết đến. Như các ông Tổng bí thư Gorkie, Bí thư  kiêm lãnh tụ Binh đoàn Quốc Tế Vlada Copie; và 3/4  các thành viên của Ủy ban Trung Ương đảng cộng sản Nam Tư.
Đại đa số nạn nhân của  cuộc đại khủng bố là thường dân. Sau đây là một hồ sơ ''thường'' của một tội nhân của năm 1938.
Hồ sơ số 24260.
I.-Lý lịch cá nhân:
1.- Họ: Sidorov.
2.- Tên: Vassili Klementovitch.
3.- Nơi và năm sinh: Setchevo vùng Mạc Tư Khoa, năm 1893.
4.- Địa chỉ cư ngụ: Setchevo, quận Lolomenski, Mạc Tư Khoa.
5.- Nghê nghiệp: Công nhân viên hợp tác xã.
6.- Khuynh hướng nghiệp đoàn: Hội viên nghiệp đoàn hợp tác xã.
7.- Tài sản khi bị bắt: Một căn nhà gỗ 8m ° 8m, mái tôle, sân có mái che rộng 20m°7m; một con bò cái, 4 con trừu, 2 con heo và một số gà vịt.
8.- Tài sản vào năm 1929: có thêm 1 con ngựa.
9.-  Tài sản vào năm 1917: căn nhà gỗ 8m°8m, sân có mái che rộng 30m°20m; hai kho chứa lúa, hai kho chứa rơm, 2 con ngựa, 2 con bò cái, 7 con trừu cái.
10.- Tình trạng xã hội khi bị bắt: công nhân.
11.- Tình trạng trong quân độI Nga:  Binh nhì thuộc trung đoàn 6 Bộ binh trong năm 1915-1916.
12.- Trong quân đội Bạch quân: Không có.
13.- Trong quân đội Hồng quân: Không có.
14.- Nguồn gốc xã hội: Tôi tự coi là con của gia đình nông dân hạng trung.
15.- Quá khứ chính trị: Không có gia nhập đảng phái nào.
16.- Quốc tịch: Gốc dân Nga, công dân của Liên Bang Xô Viết.
17.- Có gia nhập đảng cộng sản Nga: Không.
18.- Trình độ học vấn: Tiểu học.
19.- Tình trạng quân sự hiện tại: Thuộc thành phần trừ bị.
20. Quá khứ tư pháp: Không có tiền án.
21. Tình trạng sức khỏe: Bịnh sán khí.
22.- Gia cảnh: Vợ tên là Anastia Fedorovna, 43 tuổi, con gái tên Nina, 24 tuổi.
Cơ quan tình báo an ninh NKVD địa phương bắt giam ngày 13 tháng 2 năm 1938.
II. Bản hỏi cung và lời khai của phạm nhân:
Hỏi: Anh hảy giải thích tài sản của anh trước và sau 1917, từ đâu mà có?
Khai: Cha mẹ tôi làm nghề buôn bán. Năm 1904 cha tôi có một cửa tiệm nhỏ ở phố Zolotorojskaia, Mạc Tư Khoa. Theo lời cha tôi kể, chỉ có mình cha tôi quản lý, không có mướn người làm. Vì không thể cạnh tranh với các tiêm buôn lớn, cha tôi phải dẹp tiệm. Cha tôi trở về vùng quê Sytchevo và thuê ở đó 6 mẫu đất làm ruộng và thuê 2 mẫu khác để trồng cỏ. Cha tôi có thuê một người giúp việc tên là Goriatchiev cho đến năm 1916. Qua năm sau chúng tôi vẫn quản lý sở đất nhưng mất hai con ngựa vì lịnh trưng dụng của nhà nước. Đến năm 1925 cha tôi mất. Tôi và em tôi chia đôi cơ sở sản xuất.
Tôi thấy tôi không có phạm tội gì và cũng không hề là thủ phạm của một tội ác nào.
III. Bản buộc tội.
Tên Sidorovđã có tư tưởng xấu đói với chính quyền Xô Viết nói chung và đối với đảng cộng sản nói riêng. Hắn thi hành có kế hoạch chống lại chế độ Xô Viết. Hắn viết rằng Staline và đồng đảng của ông ta không có ý muốn rời chính quyền. Staline đã giết nhiều người mà không chịu từ chức. Nhóm Bônsêvich muốn giữ chính quyền và cho bắt giam những thường dân lương thiện, mặc dù họ không hề nói điều gì. Nếu họ nói ra, người ta sẽ bắt họ lưu đày vào các trại lao động khổ sai trong vòng 25 năm.
Bị cáo Sidorov đã khai và không nhận tội. Nhiều nhân chứng tố cáo và đã lột mặt nạ của hắn. Nội vụ đã được đưa ra xử tại tòa án Tam đầu chế.
 Ký tên: Galkine, Thiếu úy an ninh quốc gia,
Trưởng toán an ninh quận Kolomenskoie.
IV. Quyết định của tòa án Tam đầu chế ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1938:
Vụ Sidorov V.K., cựu thương gia, cùng với cha khai thác một tiệm buôn.
Bị cáo đã tuyên truyền chống cách mạng, đưa ra những lời phá hoại và hâm dọa đảng viên đảng cộng sản, những lời chỉ trích, chống lại chính sách của đảng và nhà nước.
Tuyên án: Xử bắn tên Sidorov Vassili Klementovitch, tịch thu toàn bộ tài sản. Lịnh xử bắn thực thi ngày 3 tháng 8 năm 1938.
Đã được phục hồi sau khi chết.
Nguồn gốc tài liệu: Volia- số 2- 3 trang 45-46.
Dân Nga gốc Ban lan cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc đại khủng bố. Nhất là đảng cộng sản Ba Lan. Đảng cộng sản Ba Lan xuất phát từ đảng Xã Hội Dân Chủ của Vương quốc Ba Lan và Lituaine. Năm 1906, đảng được hưởng quy chế tự trị khi gia nhập đảng công nhân Xã Hội Nga. Féliks Dzerjinski là liên lạc viên chính thức giữa hai đảng cộng sản Nga và Ba Lan. Nhiều đảng viên về sau vẫn còn hoạt động trong đảng Bônsêvich. Một số đảng viên tên tuổi, và đều giữ ngành tình báo công an, như Dzerjinski, Menjinski, Unschlikth, Radek,..
Trong hai năm  1937-1938, toàn bộ đảng cộng sản Ba Lan đều bị thủ tiêu. 12 thành viên trong Bộ chính trị đảng cộng sản Ba Lan có mặt tại Mạc Tư Khoa cùng với các đảng viên đại diện thường trực cơ quan Quốc Tế cộng sản cũng chịu cùng số phận.
Ngày 28 tháng 11 năm 1938, Staline ký nghị quyết ra lịnh tiêu diệt hoàn toàn đảng cộng sản Ba Lan. Phe lên thay là phe chống đối trong đảng cộng sản Ba Lan bấy lâu nay.
Ngày 16 tháng 8 năm 1938, Ban chấp hành Cộng Sản Quốc Tế biểu quyết giải tán đảng cộng sản Ba Lan. Theo lời giải thích của Manouilski, các chức vụ then chốt của đảng cộng sản Ba Lan đều nằm trong tay của phe Phát-Xít Ba Lan.
Về sau, các thành viên lãnh đạo Xô Viết trong Quốc Tế Cộng sản cũng trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng. Đó là trường hợp của Korine, thành viên của ủy ban Trung Ương; Mirov Abramov, trưởng ban tuyên truyền nước ngoài; Alikhanov, trưởng ban tổ chức cán bộ; và vài trăm thành viên khác cũng bị thủ tiêu. Vài thành viên vì hoàn cảnh liên hệ với Staline còn sống sót như Manouilski và Kuunisen.
Vụ thanh trừng được biết chính xác nhất là vụ thanh trừng các tướng lãnh. Ngày 11 tháng 6 năm 1937, báo chí loan tin tòa án quân sự xử vụ Thống chế Toukhatchevski. Ông ta là phó Ủy viên đảm trách bộ Quốc Phòng và là người có công trong kế hoạch canh tân quân đội Hồng quân.  Ông bị ghép vào tội làm gián điệp và phản bội, bởi vì ông không cũng quan điểm với Staline và Vorochilov trong cuộc chiến tranh với Ba Lan hồi năm 1920. Cùng với thống chế Toukhatchevski, có 7 tướng lãnh cũng bị kết án tử hình. Đó là các tướng Iakir, Ouborevitch, Eideman, Kork, Poutna, Feldman, Primakov. Mười ngày sau đó, Staline ra lịnh bắt giam 980 sĩ quan cao cấp, trong số này có 21 Tướng cấp quân đoàn và 37 Trung tướng. Staline đã cho sắp đặc '' vụ án âm mưu quân sự do Thống chế Toukhatchevski cầm đầu'' từ mấy tháng trước đó. các bị cáo chính bị bắt từ tháng 5 năm 1937. Họ bị tra tấn rất dã man. [ 20 năm sau, danh dự Thống chế được phục hồi. Trên các tờ khai của Thống chế còn dính nhiều vết máu. ]. Đích thân Iejov điều tra Thống chế Toukhatchevski. Bị cáo đều thú nhận tội vài ngày trước khi đưa ra tòa án quân sự xét xử. Staline tự tay kiểm tra các bản án. Ngày 15 tháng 5 năm 1937, đại sứ Liên Xô tại Tiệp Khắc chuyển một hồ sơ giả cho tình báo Đức Quốc Xã. Trong hồ sơ này có các bức thơ ngụy tạo danh nghĩa Thống chế Toukhatchevski gởi cho quân đội Đức. Đó là lý do Thống chế và một số Tướng Tá trong quân đội Cộng sản bị thanh trừng.
Trong vòng 2 năm, Hồng quân đã khai trừ:
Ba vị Thống Chế trong năm Thống chế đang tại chức. Đó là các Thống chế Toukhatchevski, Tegorov và Blucher. Hai vị sau bị thanh trừng vào tháng 2 năm 1938.
13 Đại Tướng cấp quân đoàn trong số 15 vị đang tại chức.
8 Đô Đốc trong số 9 vị đang tại chức.
50 Đại Tướng cấp Phó quân đoàn trong số 57 vị đang tại chức.
154 Trung Tướng cấp sư đoàn trong số 186 vị đang tại chức.
16 Chính ủy cấp quân đoàn trong số 186 vị đang tại chức.
25 Chính ủy cấp phó quân đoàn trong số 16 vị đang tại chức.
Từ tháng 5 năm 1937 đến tháng 8 năm 1938 có tất cả 35.020 sĩ quan bị bắt giam hay sa thải khỏi quân đội. Con số sĩ quan bị hành quyết đến nay chưa được biết. Qua năm 1939-1941, có 11.000 sĩ quan được lịnh tái ngũ. Trong số đó có Tướng Rokossovski và Gorbatov. Tóm lại, cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội, có khoảng chừng 30.000 sĩ quan chỉ huy bị bắt hay sa thải trong số 178.000 vị đang tại chức.
Về phương diện chiến lược, việc thanh trừng trong quân đội là một điểm bất lợi cho Hồng quân trong các cuộc chiến đương đầu với Ba Lan và quân Đức quốc xã trong năm 1940.
Hai lãnh tụ Boukharine và Litvinov khuyến cáo Staline về nguy cơ của quân Đức quốc xã dưới quyền lãnh đạo của Hitler, nhưng Staline không lưu tâm. Việc thanh trừng các Tướng lãnh mạnh miệng lên tiếng chống lại ý kiến của Staline, để thay bằng các đảng viên  không có kinh nghiệm nào với Staline, đã tạo cơ hội cho Staline tự ý định đoạt về các chính sách chính trị và quân sự thân thiện với Đức vào cuối thập niên 30.
Có rất nhiều tài liệu về nạn nhân thuộc thành phần trí thức. Từ khi thành hình một bộ phận được thừa nhận trong xã hội, lực lượng trí thức Nga từ giữa thế kỷ thứ 19 đã chính thức được coi là trung tâm chống lại chuyên quyền và các hình thức nô lệ tư tưởng. Cho nên khi có cuộc thanh trừng, thì trí thức là đối tượng chính cần phải đàn áp. Lúc ban đầu, các cuộc đàn áp còn ôn hòa, diễn ra từ năm 1922 đến các năm 1928-1931. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1937, báo chí mở chiến dịch lên án nhà nước về những điều sai lầm trong chính sách kinh tế, lịch sử và văn chương. Về lịch sử, sử gia Pokrovski đã chết vào năm 1932. Các môn đệ của ông đều bị bắt giam.  Tư tưởng và tri thức sáng tạo phải làm theo chỉ thị. Mục đích của ý thức hệ chính trị đã bao che các tham vọng và sự tranh đua. Các vị giáo sư đại học thường hội thảo nhằm lôi kéo tầng lớp sinh viên, trở thành mục tiêu của các cuộc đàn áp. Chỉ cần một sơ hở nhỏ trong khi thảo luận, đủ cho một số sinh viên chỉ điểm  được gài trong tập thể sinh viên, tố cáo các vị giáo sư này. Một số lớn giáo sư của các viện đại học, thành viên của các hàn lâm viện hay của các học viện đều bị sát hại.
Tại Biélorussie, trong số 105 vị hàn lâm, có 78 vị bị hành quyết vì bị tố cáo là làm gián điệp cho Ba Lan.
Từ năm 1933, chiến dịch đàn áp '' các phần tử quốc gia trưởng giả''- cái tên do chính quyền cộng sản gán cho tầng lớp trí thức- thực sự phát động nhắm vào hàng ngũ trí thức vùng Ukraine. Những người trí thức bị gán cho cái tội phá hoại các hàn lâm viện Khoa học, học viện Chevtchenko, hàn lâm viện canh nông, học viện Mat-Lenin. Và biến các nơi này thành các sào huyệt của những người phản cách mạng. Và những năm 1937-1938 là những năm kết thúc cuộc thanh trừng đã phát động từ 4 năm trước.
Từ xưa, giới Khoa học đã có liên hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, quốc phòng và kinh tế. Chính quyền luôn luôn theo doĩ và đàn áp các giới này. Thí dụ như kỹ sư hàng không  Tupolev và khoa học gia Korolev, người lãnh đạo chương trình không gian của Liên Xô bị bắt giam trong trại tập trung  đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD  theo như nhà văn Soljenitsyne viết trong tác phẩm '' Vòng đầu''.
Trong số 29 nhà thiên văn học phục vụ trong trung tâm nghiên cứu vũ trụ lớn ở Polkouvo, chính quyền bắt giam 27 người.
Toàn thể nhân viên của Trung tâm thống kê trung ương sau khi làm xong bản thống kê trong năm 1937, đều bị bắt nhốt. Nhà nước viện lý do, trung tâm thống kê đã vi phạm nguyên tắc căn bản sơ khai của môn  khoa học thống kê và đã làm sai chỉ thị của nhà nước.
Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học chống lại lý thuyết của nhà ngôn ngữ Maxit được Staline thừa nhận là ông Marr, cũng bị bắt giam.
Nhiều nhà sinh vật học tốt nghiệp và thành công trong nhiều lãnh vực nghiên cứu sinh học đã vạch trần lý thuyết lừa bịp của  nhà sinh vật học chính thức của chế độ cộng sản Lyssenko, cũng bị bắt. Theo ông Lyssenko, lúa mì cũng có thể trồng được trong mùa Đông. Trong số nạn nhân này, có nhà sinh vật học lừng danh là Giáo sư Levit, giám đốc viện nghiên cứu Y  khoa Di Truyền Học, Giáo sư Toulaikov, giám đốc viện nghiên cứu Thảo Mộc,  Giáo sư Ianata thuộc viện nghiên cứu Thực vật  và là thành viên của hàn lâm viện nông nghiệp Lenine, bị bắt giam ngày 6 tháng 8 năm 1940 và chết trong tù ngày 26 tháng giêng 1943.
Bị kết án bởi cái tội đã bảo vệ những tư tưởng ngoại lai, thù địch và muốn tách rời ra khỏi tiêu chuẩn thực tế của Xã hội chủ nghĩa, các nhà văn, các nhà diễn kịch, các nhà báo đã trả một giá quá đắc trong thời điểm Iejovchina.
Có chừng 2000 nhà văn bị bắt giam mặc dù họ đã gia nhập vào hội văn bút của nhà nước.
Một số bị xử tử, số khác bị đưa đi lao động khổ sai. Trong số các nhà văn bị bắt, có vị đã cho ra đời một số tác phẩm văn chương lớn. Văn sĩ Issak Babel, tác gỉa của hai tác phẩm '' Câu chuyện ở Odessa''  và '' Đoàn kỵ binh đỏ'', bị xử bắn ngày 27 tháng giêng năm 1940.
Các nhà văn Boris Pilniak, Iouri Olecha, Panteleimon Romanov và các thi hào Nikolai Kliounev, Nikolai Zabolotski, Ossip Mendelstam chết trong trại chuyển tiếp ở Siberie ngày 26 tháng chạp năm 1938, Gourgen Maari, Titsian Tabidze. Các nhà viết nhạc Jeleiev, nhạc trưởng Mikoladze cũng bị bắt cùng với các nhạc sĩ, nghệ sĩ sân khấu và  nhà đạo diễn Vsevolod Meyerhold.
Đầu năm 1938, chính quyền ra lịnh đóng cửa nhà hát lớn Meyerhold, với lý do là nó xa lạ với nghệ thuật Xô Viết. Nhà đạo diễn của nhà hát lớn không chịu tự kiểm thảo nên chính quyền bắt giam ông vào ngày 6 tháng 5 năm 1939. Sau một thời gian tra tấn, chính quyền cộng sản đem  ông ra bắn vào ngày 2 tháng 2 năm 1940.
Trong thời gian kể trên, chính quyền muốn thanh toán vĩnh viễn tàn dư của Giáo Hội. Bản thống kê năm 1937 cho thấy 70% dân chúng vẫn còn giữ Đức Tin mặc dù chịu nhiều hình thức áp lực của  chính quyền. Trong cuộc phóng vẫn trong khi làm bản thống kê, khi được hỏi '' Anh có đức tin không? '', họ trả lời '' có''. 
Các nhà lãnh đạo Xô Viết quyết mở trận tấn công cuối cùng vào sào huyệt của Giáo Hội. Tháng 4 năm 1937, lãnh tụ Malenkov gởi cho Staline một văn thơ với nội dung cho rằng các luật lệ về hành đạo đã lỗi thời và đề nghị hủy bỏ đạo luật ký ngày 28 tháng 4 năm 1929.  Ông viết: '' Chiếu theo đạo luật này, Giáo Hội cũng như các Giáo Phái khác được phép hành đạo. Giáo Hội có trên 600.000 giáo dân. Đó là một lực lượng thù địch đáng kể đối với chính quyền. Đã đến lúc chúng ta phải dứt khoát với Giáo Hội và các vị chức sắc trong trong Giáo Hội cũng như trong các Giáo Phái khác. ''
Hàng ngàn Linh Mục, Giám mục bị bắt đưa vào các trại tập trung lao động khổ sai. Một số bị hành quyết. Trong tổng số 20.000 giáo đường còn cho phép hoạt động vào năm 1936, sang năm 1941, không còn quá 1000 nhà thờ hoạt động. Có 5665 Giáo sĩ chính thức đăng ký hoạt động vào đầu năm 1941. Phần lớn họ sinh hoạt trong các vùng Balte, Ba Lan, Ukraine và Moldavie, sát nhập vào Liên Bang Xô Viết năm 1939-1940. Đó là những người còn sống sót trên tổng số 24000 Giáo sĩ vào năm 1936.
Như đã đề cập ở trên, cuộc đại khủng bố là do các lãnh tụ cộng sản Nga mà nhất là do Staline chủ trương và thi hành. Staline thống trị trên các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị. Ông ta đạt được hai mục tiêu chính. Quan trọng nhất là ông đã thiết lập được một guồng máy hành chánh và quân sự dưới quyền kiểm soát của ông. Ông đưa lực lượng thanh niên trẻ vào đảm nhận  các chức vụ trong các cơ quan. Họ là những thanh niên trẻ, đã chịu ảnh hưởng của Staline trong những năm 30.
Theo lời khai của ông Kaganovitch trước đại hội đảng lần thứ 18, lớp thanh niên trẻ nhận lãnh và thi hành bất cứ công tác nào cuả Staline giao phó cho họ. Trước đây, nhân viên phục vụ tại các cơ quan nhà nước là một thành phần hỗn hợp giữa cán bộ Bônsêvich và các chuyên viên trí thức tiểu tư sản được đào tạo từ chế độ cũ. Thường, khả năng của cán bộ Bônsêvich kém hơn vì họ không được đào đạo đúng đắn trong thời nội chiến. Nhưng họ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng và công ăn việc làm hiện nay của họ. Phương pháp làm việc hành chánh của họ rất đơn giản. Họ làm việc tự trị, không thi hành các lịnh của Trung Ương đưa ra. Dưới con mắt của Staline, họ là những người Bônsêvich thoái hóa. Trong cuộc kiểm tra thẻ đảng viên  năm 1935, các nhân viên kiểm tra gặp phải sự kháng cự thụ động của các cán bộ địa phương và sự bất hợp tác của các chuyên viên,  đã dẫn đến một kết quả không tốt  cho cuộc kiểm tra toàn quốc trong tháng giêng năm 1937. Điều này không phù hợp với nguyện vọng của Staline. Vì thế Staline ra lịnh khẩn cấp thay thế bằng những nhân viên ''dễ dạy hơn'' để có thể đạt nhiều hiệu năng trong các công tác.
Mục tiêu thứ hai của cuộc đại khủng bố là hoàn thành một cách lũy tiến trong công tác loại bỏ các thành phần'' nguy hiểm cho với xã hội'', một cụm từ mang ý nghĩa rộng lớn.
Theo Bộ hình luật, thành phần nguy hiểm cho xã hội bao gồm những ai có một hành động gây nguy hại cho xã hội dù trong quá khứ hay đang xảy ra. Kể cả những người có liên hệ với các thành phần gây nguy hiểm.  Nếu áp dụng các điều trong bộ Hình luật, thì các cựu địa chủ, cựu quân, cán, chính thời Nga Hoàng, cựu đảng viên đảng Mensêvich, đảng xã hội cách mạng,...đều là những người có tội. Và theo Staline, các thành phần này cần phải được thanh toán. Theo lý thuyết của Staline đưa ra trong kỳ đại hội Ủy ban trung Ương tháng 2 và 3 năm 1937,  càng tiến lên xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đấu tranh với giai cấp đang hấp hối, càng gay gắt hơn.
Và cũng trong kỳ đại hội này, Staline báo động:  Cộng Hòa Liêng bang Xô Viết đang bị chủ nghĩa tư bản bao vây. Liên Xô là quốc gia duy nhất đang xây dựng Xã hội chủ nghĩa, và đang bị các quốc gia lân cận bao vây. Các nước Phần Lan, Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản đang được các nước tư ban Pháp, Anh trợ giúp để phá hoại sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô.
Liên Xô, được '' thánh phong'', đi hàng đầu, lãnh sứ mạng thiêng liêng chống lại kẻ thù đang túc trực ở bên ngoài. Trong tình trạng này, công tác thường xuyên phải truy lùng tìm bắt các tên gián điệp. Nói một cách khác,  bất cứ người nào có liên hệ với bên ngoài, dù rất ít cũng phải bị kết tội và phải bị thủ tiêu. Vì vậy '' thủ tiêu kẻ thù có thế lực'' là  huyền thoại của đạo quân thứ năm, là lý thuyết cơ bản cho tất cả các hành động của cuộc đại khủng bố.