Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 11
ĐẾ QUỐC NGỤC TÙ

 
Phát động các cuộc đàn áp sâu rộng trong một xã hội dân chính sẽ đưa đến sự hình thành một chế độ cưỡng bách lao động quá sức rộng lớn. Sự kiện này chưa hề xảy ra trước đây.
Ngày nay, với các văn khố về chế độ lao tù của những năm 30 mở cửa, cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu tượng tận về tiến trình thành lập trại tập trung, về cách thức đàn áp, con số người bị bắt giam, các nguyên nhân bắt người đi lao động cưỡng bách và các lý do kết án buộc tội. Mặc dù bộ phận hành chánh của các trại tù ghi chép chính xác con số tù nhân, nhưng vẫn không sao biết được con số người chết trên con đường đi đến các trại tù, hay chuyể từ trại này qua trại khác.
Giữa thập niên 30, con số phạm nhân phỏng chừng 140.000 đang lao động cưỡng bách ở các công trường đào kinh từ biển Baltique đến Bắc Hải. Vì nhu cầu đào kinh cần con số nhân lực 120.000, cho nên chính quyền phải chuyển con số tội phạm từ các khám đường qua các trại lao động cưỡng bách. Con số nạn nhân trở thành tội nhân gia tăng rất nhanh. Năm 1929 công an bắt giữ 56.000 người. Qua đến năm sau con số này tăng lên 208.000.  Ngoài ra, các cơ quan khác như Bộ Tư pháp, Nội vụ, và Quân đội cũng bắt đưa đi lao động khổ sai 1.178.000 người trong năm 1929. Hai năm sau tăng lên 1.238.000. Đến năm 1932 con số phục vụ khổ sai cho công tác đào kinh lên đến 300.000 người. Có chừng 10% tù lao động khổ sai chết.
Tháng 7 năm 1934, sau khi tái tổ chức, cơ quan Guépou trở thành cơ quan Trung Ương quản lý các trại tập trung NKVD thuộc bộ Nội vụ. Cơ quan có trong tay 708 đơn vị hệ thống lao tù, bắt giữ 212.000 tội phạm. Năng xuất của các trại tù này rất thấp so với nhu cầu của Ủy Ban tư pháp nhân dân.  Để đạt được chỉ tiêu cao như các nơi khác, hệ thống lao động khổ sai được tái tổ chức thành các đơn vị chuyên môn, các trại sản xuất chuyên nghiệp, với tầm mức rộng lớn. Các tổ hợp thành hình. Mỗi tổ hợp có chừng vài ngàn phạm nhân phục vụ. Chính các tổ hợp này là những đơn vị kinh tế căn bản của chính quyền cộng sản dưới thời Staline.
Đầu năm 1935, chế độ trại tù tập trung lao động được tổ chức thống nhất, quy tụ 965.000 tù nhân. Trong số này có 725.000 tù của các trại khổ sai và 240.000 thuộc thanh phần khẩn hoang, tội nhẹ có án dưới 3 năm.  Kế hoạch 20 năm  đã được hoạch định.  Tù nhân trên quần đảo Solovski bắt đầu công tác chặt cây ở bán đảo Carelie, ven biển Bắc hải trong vùng Volga. Tổ hợp lớn Svirlag quy tụ 43000 tội phạm có nhiệm vụ cung cấp củi cho toàn vùng thành phố Leningrad. Tổ hợp Temnincovo quy tụ 35.000, phục vụ củi cho Thủ Đô Mạc Tư Khoa.Tại ngã tư chiến lược Kotlas,  công tác xây các trục lộ giao thông, đường xe lửa để chuyển than củi và gỗ cho các khu hầm mỏ ở phía Tây Vym, Oukhta, Petchora và Vorkouta.
Tỏ hợp Oukhpetchlag xử dụng 51.000 nhân công tù vào công tác thiết lập hệ thống giao thông cho các khu vực hầm mỏ ở phía Bắc. Một bộ phận được chỉ định đi vùng Bắc Oural. Các tổ hóa học làm việc tại Solikamsk và Berezniki.  Tổng số tù lao động ở Tây và TâyNam Siberie là 63.000 phục vụ không công cho mỏ than Kouzbassougol. 
30.000 tù cải tạo đang phục vụ cho nền nông nghiệp ở Steplag thuộc cộng hòa Kazakhstan được đưa đi làm thí điểm khai thác cánh đồng cỏ. Tuy vậy chế độ lao động ở vùng này tương đối ít cùng cực hơn các nơi khác. Công trường Dmitlag với con số tù 196.000, sau khi đào xong con kinh từ biển Baltique thông qua vùng Bắc Hải, nay được huy động đi đào con kinh lớn nhất trong thời Staline. Đó là con kinh nối liền Thủ đô Mạc Tư Khoa với vùng sông Volga. Một đại công trường khác có tầm vóc vị đại như Kim tự tháp của Ai Cập, đó là công trường BAM, viết tắc của Baikalo-Amourakaia Magistral. Đó là con đường xe lửa xuyên qua vùng Tây Bá Lơị Á, từ hồ Baikal đến sông Amon.
Đầu năm 1935, 150.000 tù nhân lao động cưỡng bách trong vùng Bamlag được chia ra làm 30 sư đoàn, khởi công xây dựng phần đầu của con đường xe lửa này. Đến năm 1939, con số tù phục vụ cho công trình đường sắt lên đến 260.000. Đó là con số tù lao động khổ sai kỷ lục trong một trại tập trung dưới thời cộng sản.
Một công trường khác mang tính chiến lược cho nền kinh tế Nga là bắt tù cải tạo khai thác vàng ở vùng Tây Bắc nước Nga. Đó là tổ hợp Dal'Stroi. Các mỏ vàng nằm trong vùng Kolyma, một vùng chỉ có thể liên liên lạc bằng đường biển, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhất là cái lạnh của mùa Đông. Từ trung tâm này, tù cải tạo đã xây các con đường dẫn đến các trại tù khác. Văn sĩ Varlam đã diễn tả cuộc sống cùng cực của tù nhân và lối cai trị vô nhân đạo của cai tù trong các tác phẩm của ông. Từ năm 1932 đến năm 1939, với con số nhân lực 138.000,số lượng vàng được sản xuất từ 276 ký cho đến 48.000 ký, chiếm 35% tổng số vàng khai thác trên toàn nước Nga.
Tháng 6 năm 1935, chính quyền cộng sản đưa tù nhân đi khai thác kim loại Nickel trong vùng Norilsk, Bắc Cực. Có 70.000 tù nhân  bị đưa đến vùng lạnh chết người này.
Nhà nước cho rằng lao động khổ sai là hình thức cải tạo. Do vậy, chỉ tiêu do nhà nước chỉ định không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, kinh tế hay địa dư. Các cơ quan quản lý tù nhân ký hợp đồng với các cơ quan khác rồi bắt tù nhân thi hành. Từ công trình thủy điện, cục Hõa xa cho đến tổng cục Kiều lộ,.. các cơ quan này có thể trao đổi tù nhân lao động khổ sai với nhau như họ trao đổi hàng hóa.
Vào thời kỳ thứ hai của kế hoạch ngũ niên, con số tù lao động khổ sai ở các trung tâm tăng lên gấp đôi. Đầu năm 1935, có 965.000 tù lao động. Qua năm 1941 tăng lên 1.930.000 người. Con số tù lao động tăng lên quá  nhanh làm xáo trộn cơ cấu tổ chức trong các trung tâm lao động. Điều này dẫn đến hệ quả là năng xuất sản xuất giảm  sút.  Năm 1937 sản phẩm chỉ bằng 13% của năm 1936.
Ngày 10 tháng 4, để cải tiến mức sản xuất, tân ủy viên bộ nội vụ, ông Lavrenti Beria cho thi hành một biện pháp mới, tái tổ chức các trại cải tạo. Không đặc nặng vấn đề truy lùng tù cải tạo, thay vào đó, ông cho thi hành chính sách lành mạnh quản lý kinh tế.
Với tiêu chuẩn năng lượng trong phần ăn mỗi ngày dành cho tù lao động là 1400 calori, thì chỉ đủ để cho họ ngồi không trong các nhà tù. Cho nên con số tù có khả năng lao động của những năm trước, nay trở thành bất lao động. Họ không còn đủ năng lực dùng cho lao động với khẩu phần ăn quá thiếu thốn. Con số tù bất khả lao động lên đến 250.000 tính từ ngày 1 tháng 3 năm 1939. Số tù cải tạo chết trong năm 1938  là 8%.
Để đạt tiêu chuẩn do bộ Nội vụ đưa ra và để khai thác hợp lý và tối đa khả năng lao động, Beria đề nghị gia tăng khẩu phần ăn cho lao công, bãi bỏ lịnh tạm tha trước thời hạn, trừng phạt các tù nhân bất mãn để làm gương, gia tăng giờ làm việc mỗi ngày lên 11 giờ, và mỗi tháng được nghỉ 3 ngày.
Theo các tại liệu trong các văn khố, việc luân chuyển tù nhân xảy ra thường xuyên. Hàng năm có từ 20% đến 35% tù nhân đựơc phóng thích. Đó là con số tù bị kết án dưới 5 năm. Con số tù loại này chiếm 57% trên tổng số tù vào đầu năm 1940.
Nhưng đối với các tù chính trị bị bắt giam trong những năm 1937-1938, Bộ Nội Vụ có quyền bắt giam trở lại, cho dù đã đến ngày phóng thích. Cho nên, một khi bị bắt vào các trại lao động khổ sai là kể như không có ngày về. Nhưng cho dù được phóng thích, họ cũng không có quyền trở về quê quán cũ. Chính quyền chỉ định nơi cư ngụ, lại cũng chỉ là một hình thức lưu đày khác.
Nhưng các trung tâm tù lao động không phải chỉ dành riêng cho các tù chính trị, phản cách mạng, hay phạm vào một trong 14 tội được ghi trong điều 58 của bản tân hiến pháp. Hàng năm, con số tù nhân gia tăng. Họ bị bắt và bị kết án đã vi phạm vào các điều luật '' đàn áp'' đối với tất cả các sinh hoạt bình thường hằng ngày. Như các tội phung phí tài sản xã hội chủ nghĩa, không có giấy thông hành, du đãng, đầu cơ tích trữ hàng hóa, bỏ sở làm, làm không đúng tiêu chuẩn,.. Những tội phạm này vừa không phải là tù chính trị, vừa không phải tù thường phạm. Họ chỉ là những công dân bình thường. Đó là kết quả của một thập niên đàn áp của đảng nhà nước đối với mọi thành phần càng ngày càng lớn trong xã hội. Kết quả này có thể gom lại trong bản thống kê tạm thời:
Nạn đói năm 1932-1933 giết chết 6.000.000 người. Đó là hậu quả của chính sách cưỡng bách tập thể hóa nông nghiệp, chính sách trưng thu trưng dụng.
Xử tử 720.0000 người. Trong số này có 680.000 bị hành quyết trong hai năm 1937-1938.
300.000 giấy khai tử cấp phát trong các năm 1934 đến 1940. Đó là chưa kể đến những người bi giết chết, không được nói đến trong năm 1930-1934. Có thể tính trong tròn 10 năm  chết 400.000.
600.000 người chết thuộc diện đi khai hoang.
2.200.000 bị bắt buộc rời quê quán ra các vùng '' kinh tế mới''.
Từ năm 1934 đến năm 1941 có 7.000.000 người bị bắt vào các trại lao động khổ sai.
Trong số 53 trung tâm  lao động cải tạo vào đầu năm 1940, có 425 trại với con số tù lên đến 1.670.000 người. Bộ Nội Vụ cũng còn bắt giữ  1.200.000  người thuộc diện chờ đi vùng kinh tế mới.
Cho dù có giảm  bớt các con số tù nhân,  các sử gia cũng phải thừa nhận rằng sự hiện diện của các tù lao động khổ sai trong các trung tâm lao động cưỡng bách là một bằng chứng hùng hồn của một chính sách đàn áp  dân chúng vô cùng dã man của chính quyền cộng sản trong thập niên 30.
Từ cuối năm 1939 đến mùa hè năm 1941 các trại khổ sai lao động, các tổ lao động khẩn hoang và các vùng di cư đặc biệt của Goulag đã tăng dân số rất cao. Con số người bị trục xuất do việc Xô Viết Hóa các vùng đất khác sát nhập vào Liêng Bang và do các hành dộng mà nhà nước cộng sản cho rằng bất chính trong khi chính những nạn nhân cho rằng đó là tự do.
Ngày 24 tháng 8 năm 1939, thế giới lấy làm ngạc nhiên về hiệp ước ' Bất Tương Xâm lăng '' được ký giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã. Hiệp ước này đã làm cho các nhà cầm quyền Tây Âu lúng túng vì họ chưa chuẩn bị tinh thần cho dân chúng. Nó làm đảo ngược các hiệp ước đã có từ trước. Nhiều nhà chính trị lúc bấy giờ không thể hiểu được cái gì sẽ xảy ra do sự phối hợp hai luồng ý thức hệ trái ngược với nhau đó.
Ngày 21 tháng 8 năm 1939, chính quyền cộng sản đã hoãn lại các cuộc thương thuyết với chính phủ Anh và Pháp khi hai phái đoàn này đến thủ đô Mạc tư Khoa vào ngày 11 tháng 8 năm 1939 với mục đích là thành lập thế tam giác để chống lại Đức Quốc Xã. Lãnh tụ bộ ngoại giao Xô Viết ông Molotov, từ đầu năm 1939 đã có thái độ tránh né ký kết thỏa hiệp với Anh và Pháp. Ông ta nghi ngờ hai nước này đang tìm cách thông đồng với Đức Quốc Xã. Ông lo ngại Ba lan sẽ là nạn nhân cũng như Tiệp Khắc. Như vậy Đức sẽ rảnh tay về mặt trận phía Đông. Các cuộc thương thuyết giữa Liên Xô và Anh Pháp đang gặp khăn. Nếu như Hitler xua quân tấn công Pháp thì Hồng Quân chỉ có thể can thiệp bằng cách kéo quân qua Ba Lan tấn công quân  Đức. Đức đã tiến một bước lớn trên con đường ngoại giao khi cử bộ trưởng ngoại giao Đức Von Ribbentrop, ngày 14 tháng 8 qua Mạc Tư Khoa để hoàn tất thỏa hiệp. Qua ngày hôm sau Staline đặt tay ký hiệp ước song phương với Đức Quốc Xã.
Từ đầu năm 1938, Đức và Liên Xô đã ký các hiệp ước về thương mại. Cho đến khi ngoại trưởng Von Ribbentrop viếng thăm Mạc Tư Khoa vào ngày 19 tháng 8 năm 1939, thì Đức quyết định cho Liên Xô hưởng nhiều đặc lợi. Ngay chiều hôm đó, Liên Xô bằng lòng ký hiệp ước bất tương xâm với Đức. Chính Liên Xô soạn thảo hiệp ước và trao chuyển trước về Bá Linh. Trong đêm 23 tháng 8, Von Ribbentrop chính thức ký hiệp ước và sáng hôm sau, 24 tháng 8, hai chính phủ cho công bố đến dân chúng của hai nước. Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 10 năm. Các chi tiết chia vùng ảnh hưởng ở khu vực Đông Âu được giữ bí mật. Mãi cho đến năm 1989, các nhà lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô vẫn chối cãi về nội dung '' chống lại hòa bình'' của bản hiệp ước mà hai nước đã ký.
Theo hiệp ước này, nước Lituaine thuộc vùng ảnh hưởng của Đức; Nước Estonie, Lettonie thuộc Phần Lan; Vùng Bessarabie thuộc Liên Xô. Trong khi đó phần đất Ba Lan chưa quyết định lệ thuộc nước nào. Sau khi Đức chiếm Ba Lan, Liên Xô mới đặt lại vấn đề chủ quyền của nước này.
Tám ngày sau khi ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô, Đức Quốc Xã xua quân chiếm Ba Lan. Một tuần lễ sau, ngày 9 tháng 9 năm 1939, trước sự thảm bại của quân đội Ba Lan, Liên Xô chính thức cho Đức biết là họ sẽ xua quân chiếm các khu vực như đã phân định bí mật trong hiệp ước. Ngày 17 tháng 9, Hồng Quân tiến vào Ba Lan với chiêu bài '' cứu giúp người anh em  Ukraine và Biélorussie đang bị uy hiếp vì Ba Lan tan rã. Khi Hồng Quân vào đến Ba Lan thì quân đội của nước này gần như bị tiêu diệt. Hồng Quân không hề gặp một sự kháng cự nào. Hồng Quân bắt 230.000 làm tù binh, trong số đó có 15.000 sĩ quan.  Ý định chọn Ba Lan làm vùng trái độn giữa hai nước đã không thành. Vì vậy vấn đề chia biên giới đã trở nên khó khăn. Trước kia hai bên chọn con sông Vistule chảy qua Varsovie làm ranh giới. Nhưng sau đó, vào ngày 28 tháng 9, Von Ribbentrop qua Mạc Tư Khoa quyết định chọn biên giới dọc theo con sông Bug ở về phía Đông. Đổi lại, Đức chịu nhường Lituaine cho Xô Viết.
Việc phân chia phần đất Ba Lan đã tăng vùng đất ảnh hưởng của Liên Xô thêm 180.000 cây số vuông với một dân số trên 12 triệu người, gồm các sắc dân Ukraine, Ba Lan và Biélorussie. Ngày 1 và 2 tháng 11 năm 1939 đã diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý trá hình về việc sát nhập hai nước Ukraine và Biélorussie vào Liên Bang Xô Viết.
Trước khi mở cuộc trưng cầu dân ý, cơ quan an ninh của Liên Xô đã quét sạch tất cả dân chính gốc Ba Lan. Họ bị bắt đưa đi lưu đày đập thể vì bị ghép vào tội phản động. Phần lớn những người này thuộc thành phần địa chủ, trí thức, kỹ nghệ gia, thương gia, công chức, những quân nhân ở vùng khẩn hoang. Những quân nhân này là các phần tử ưu tú của Ba Lan vì họ đã có công dành lại độc lập cho dân Ba Lan trước khi trực thuộc Nga Hoàng. Theo thống kê của phòng quản lý Goulag, từ tháng 2 năm 1940 đến 
Tháng 6 năm 1941 đã có 381000 dân Ba Lan bị sát nhập vào Cộng Hòa Xô Viết Ukraine và Biélorussie và bị đüa đi khẩn hoang tại các vùng hẻo lánh của Liên Bang Xô Viết. Theo như sở gia Ba Lan, con số này còn cao hơn rất nhiều, có thể có đến 1 triệu người. Còn con số người bị lưu đày từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 1 năm 1940 chưa được công bố.
Chi tiết về ba vụ bố ráp vào ngày 9 và 10 tháng 2; ngày 12 và 13 tháng 4;  ngày 28 và 29 tháng 6 năm 1940 được ghi lại trong các văn thư trong thư khố của nhà nước.
Các xe tải phải mất ròng rã 2 tháng trời để chở các tù binh Ba Lan đến các vùng đất Siberie, Kazakhstan và các vùng cực Bắc.  Trong số tù binh Ba Lan  230.000 bị bắt vào mùa hè năm 1941 nay chỉ còn có 82.000 người còn sống. Con số dân Ba Lan bị đày đi lao động khổ sai còn chết nhiều hơn nữa. Vì thế, vào tháng 8 năm 1941, một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ Ba Lan lưu vong và chính quyền Xô Viết để ân xá cho dân Ba Lan lưu đày kể từ tháng 11 năm 1939, người ta không tìm thấy tin tức của 243.100 người Ba lan khẩn hoang đặc biệt trong số 381.000 bi lưu đày từ tháng hai năm 1940 đến tháng sáu năm 1941.
Tổng số 388.000 người Ba Lan được ân xá bao gồm các tù binh, các người bị quản thúc, và người bị lưu đày. Vài trăm ngàn người khác đã biến mất trong vòng hai năm, trước tháng 8 năm 1941. Một số lớn bị hành quyết vì bị coi là thành phần chống Xô Viết. Trong số này có 25.700 sĩ quan và thường dân Ba Lan.
Lãnh tụ công an nội chính, ông Béria, trong một điện văn gởi cho Staline đề ngày 5 tháng 3 năm 1940 đã đề nghị xử bắn các phần tử này. Một số hầm chôn tập thể đã được quân Đức khám phá hồi tháng 4 năm 1943, nằm trong khu rừng Katyn. Thời ấy, người ta đổ lỗi cho đuân Đức Quốc Xã là thủ phạm các vụ chôn tập thể người Ba Lan. Đến năm 1992, Boris Yelsine, Tổng Thống của Nga, trong một chuyến công du ở Varsovie đã thừa nhận là chính quyền Bônsêvich, và chính Staline ra lịnh thủ tiêu những người Ba Lan này.
Sau khi sát nhập các phần đất của Ba Lan vào lãnh thổ Liên Bang Xô Viết đúng theo tinh thần bản hiệp ước với Đức, Liên Xô đã đòi các nhà lãnh đạo Lituanie, Estonie và Lettonie phải đến Mạc Tư Khoa trình diện và buộc họ phải ký vào các hiệp ước tương trợ. Theo các hiệp ước này, họ bị bắt buộc phải để cho Liên Xô đặt các căn cứ quân sự trên nước họ.  Ngay sau đó, Liên Xô đưa 25.000 quân vào Estonie, 30.000 quân vào Lettonie và 20.000 quân vào Lituanie. Quân số của Liên Xô chiếm đóng tại ba quốc gia này nhiều hơn quân số của chính nước họ. Sự hiện diện Hồng quân trên lãnh thổ của các quốc gia này đã nói lên sự kiện các quốc gia này không còn độc lập nữa.
Ngày 11 tháng 10 năm 1939, Béria ra lịnh: '' Tiệu diệt tận gốc các phần tử của các nước này có âm mưu chống lại Xô Viết''. Và bắt đầu từ đó, các toán công an của Liên Xô bắt đầu lùng bắt các sĩ quan của quân đội địa phương. Kể cả công chức, trí thức bị coi là các phần tử phản động, không đáng tin, cũng trở thành mục tiêu đàn áp.
Tháng 6 năm 1940, sau cuộc chiến thắng chớp nhoáng của quân Đức Quốc Xã đối với quân Pháp, Liên Xô quyết định thực thi các điều khoản bí mật trong hiệp ước bất tương xâm với Đức.
Ngày 14 tháng 6 năm 1940, viện cớ quân đội của ba nước vùng Baltique chống lại Hồng Quân, chính quyền Xô Viết gởi tối hậu thư đến nhà cầm quyền của ba nước này, đòi họ phải thành lập một chính phủ mới để bảo đảm sự thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản đã ký trong thỏa ước tương trợ. Ngaysau đó, hàng ngàn Hồng Quân tiến vào lãnh thổ của ba nước. Staline cử các đại diện đến ba nước này để hợp thức hóa vào Liên Bang Xô Viết. Ông biện lý Vyciski đến Riga; ông Jdanov đến Tallinn và viên chỉ huy công an Dekanozov đến Kaunas. Kể từ đó, cơ cấu chính trị của ba nước bị giải tán.  Các nghị viên, viên chức,..bị bắt giam. Chỉ còn có đảng Cộng Sản là đảng duy nhứt được quyền đưa người ra ứng cử vào các cuộc bầu cử  trong các ngày 14 và 15 tháng 7 năm 1940.
Sau đây là văn thư tối mật của Béria gởi cho Staline.
Văn thư của L. Béria, Bộ Trưởng Nội Vụ gởi đồng chí Staline, ngày 5 tháng 3 năm 1940. Tối mật.
Gởi đồng chí Staline,
Một số rất đông sĩ quan quân đội Ba Lan, nhân viên cảnh sát, nhân viên tình báo, đảng viên của các đảng phản động, các đảng phản cách mạng đã bị phát giác, những người bỏ trốn qua hàng ngũ địch,..tất cả là những kẻ thù nguy hiểm của chính quyền Xô Viết. Chúng đã bị bắt nhốt trong các trại tù trong lãnh thổ Liên Bang Xô Viết, dưới quyền kiểm soát của Bộ Nội Vụ và trong các khám đường ở phía Tây của cộng hòa Ukraine và Biélorussie.
Mặc dù bi bắt giam, các sĩ quan, nhân viên cảnh sát Ba Lan vẫn ngoan cố phản lại cách mạng và duy trì các hành động chống Liên Xô. Họ chờ ngày phóng thích để họ tiếp tục chống đối chúng ta.
Các cơ quan công an nội chính ở phía Tây Ukraine và Bièlorussie đã phát hiện ra nhiều tổ chức phản cách mạng do các sĩ quan và cảnh sát cầm đầu. Trong số những người trốn qua hàng ngũ địch, trong số đó có người gốc Nga ở dọc biên giới đã bị quân ta phát hiện khi chúng tìm cách liên lạc với các ổ kháng chiến, làm nhiệm vụ gián điệp chống lại chính quyền Xô Viết.
Hiện có 14.736 người bị giam. Trong đó gồm có sĩ quan, công chức, cảnh sát viên, quân cảnh, địa chủ, các nhân viên cai quản khám đường, các nhơn viên tình báo. 97% trong số người này là dân Ba Lan. Không có một người lính và hạ sĩ quan.
Phân loại:
 259 người;
-
-
-
-
-
Ngoài ra còn có 18.632 người bị giam ở các trại tù phía Tây Ukraine. Trong số này có 10.685 người dân gốc Ba Lan.
Phân loại:
 1207 người
 5141 //
 347 //
 465 //
 5345 //
 6127 //
Xét rằng những người này là những kẻ thù nguy hiểm, không thể cải tạo được, đã chống lại chính quyền Xô Viết. Cơ quan Nội Chính đề nghị:
1. Đưa các tội phạm này ra xử trước các toà án đặc biệt:
 
 11.000 thành viên của các tổ chức phản cách mạng, các chủ hãng xưởng sĩ quan Ba Lan, những người trốn qua vùng địch,..hiện bị bắt giam trong các trại ở phía Tây Ukraine và Bièlorussie.
Tất cả những phần tử này phải nhận hình phạt tối đa: Tử hình và bị bắn.
Việc thụ lý hồ sơ cá nhân không cần phải qua thủ tục hỏi cung bị can và cũng không cần lên án buộc tội. Sau khi điều tra, các hình phạt sẽ được ghi nhận như sau:
Hình phạt dưới hình thức các chứng thư của cơ quan quản lý các trại giam các tù binh trực thuộc cơ quan An Ninh Nội Chính NKVD của Liên Bang Xô Viết về các tù binh chiến tranh hiện đang bị giam trong các trại tù binh.
Hình phạt dưới hình thức các chứng thư của các cơ quan Anh Ninh Nội Chính của các cộng hòa Ukraine và Biélorussie đối với các phần tử phản động khác.
một phiên tòa gồm 3 ủy viên. Đó là các đồng chí Merkoulov, Koboulov Các hồ sơ đã được thụ lý và các bản án đã được tuyên án do và Bachtalov.
Uỷ viên phụ trách Bộ Nội Vụ, L.Béria. 
Trong suốt các tuần lễ dàn cảnh này, viên Tướng Serov của sở An Ninh Nội Chính đã bắt giam từ 15.000 đến 20.000 người với cái tội chống đối chính quyền. Riêng tại nước Lettonie có 1480 người bị bắt và bị hành quyết vào đầu năm 1940. Quốc hội của các quốc gia này được thành hình từ các cuộc bầu cử bịp bợm do Cộng sản chủ mưu đã đồng thanh xin gia nhập vào Liên Bang Xô Viết. Dĩ nhiên Xô Viết hoan hô việc xin gia nhập. Vào đầu tháng 8, chính quyền Cộng Sản chính thức tuyên bố ba nước trở thành  thành viên của Liên Bang.
Trên tờ Sự Thật số ra ngày 8 tháng 8, một bài bình luận viết: '' Hào quang của Bản Hiến Pháp của Staline đã tỏa ra các tia sáng phúc lợi lên các lãnh thổ của những công dân mới.''. Từ đó dân tộc của ba nước này lâm vào cảnh tù tội, lưu đày và hành quyết.
Tài liệu trong các văn khố còn lưu lại các chi tiết về diễn tiến của chiến dịch lớn nhằm lưu đày dân của ba nước bị coi là phản động ở các vùng phía tây Ukraine, Biélorussie và Moldavie. Chiến dịch lùng bắt phát động vào đêm 13 và 14 tháng 6 năm 1941 dưới quyền chỉ huy của Tướng Serov. Kế hoạch truy lùng do Béria phát họa từ ngày 16 tháng 5 năm 1941 và gởi về cho Staline với mục đích là quét sạch các phần tử chống Xô Viết và sát nhập ba nước này vào Liên Bang Xô Viết.
Trong tháng 6 năm 1941 Có 85.716 người bị bắt lưu đày trong đó có 25.711 người thuộc dân của ba nước Lettonie, Lituanie và Estonie.
Trong bản phúc trình đề ngày 17 tháng 7 năm 1941, phụ tá của Béria, ông Merkoulov viết: '' Trong đêm 13 rạng 14 tháng 6 năm 1941 có 11.038  thân nhân của các gia đình bị ghép vào loại Tư Sản; 3240 thân nhân của các cảnh sát công an; 7124 thân nhân của các điền chủ, kỹ nghệ gia, công chức; 1649 thân nhân sĩ quan; 2907 người thuộc thành phần khác...''.
Theo như bản văn này, chủ gia đình bị bắt trước và bị hành quyết tại chỗ.
Mỗi một gia đình chỉ được phép mang theo 100 kí lô hành lý và lương thực đủ ăn trong một tháng. Cơ quan an ninh nội chính không cung cấp thực phẩm trong lúc di chuyển. Đến cuối tháng 7, các đoàn xe chở tù nhân mới đến nơi chỉ định. Phần lớn đến tỉnh Novossibirsk trong vùng Kazakhstan. Một số khác mãi đến tháng 9 mới tới được vùng Altai. Có biết bao nhiêu người bị chết trên đoạn đường di chuyển suốt từ 6 đến 9 tuần lễ. Cứ 50 người  cùng với lương thực và hành lý mang theo, bị dồn vào một toa xe lửa chật chội vốn dùng để chở súc vật.
Một kế hoạch khác do Béria sẽ đưa ra thi hành trong đêm 27 rạng 28 tháng 6 năm 1941. Nhưng kế hoạch không thực hiện được vì Quân Đức Quốc Xã đã mở chiến dịch Barbarossa tấn công vào lãnh thổ của Liên Bang Xô Viết. Vì thế kế hoạch càng quét của Hồng Quân phải dời lại vài ba năm sau.
Một vài ngày, sau khi Hồng Quân tiến chiếm ba quốc gia trên, Chính quyền Xô Viết gởi tối hậu thư cho chính quyền nước Roumania phải trả lại các phần đất của Bessarabie. Vì theo hiệp ước bất tương xâm Nga - Đức ký vào ngày 23 tháng 8 năm 1938, vùng này thuộc chủ quyền của Nga như trước năm 1918. Ngoài phần đất này, chính quyền Xô Viết còn đòi thêm phần đất phía Bắc tỉnh Bukovine. Phần đất này chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Nga. Vì thấy Đức bỏ rơi, chính quyền nước Roumania đành phải chấp thuận các điều kiện trong tối hậu thư. Vì thế hai vùng, một phần Bukovine và một phần Bessarabie trở thành vùng đất của Liêng Bang Xô Viết. Một phần còn lại của Bessarabie tuyên bố thành lập Cộng Hòa Moldovie vào ngày 2 tháng 8 năm 1940. Trong cùng ngày này, viên phụ tá của Béria là Koboulov đã ra lịnh lưu đày 31.699 người đang sống trong vùng Cộng Hoà Moldovia, bị coi là thành phần chống phá cách mạng. Một số khác, 12.191 người đang sống trong vùng Bessarabie của Roumania nay trực thuộc Cộng Hòa Ukraine cũng bị đi tù. Với kỹ thuật thành lập sổ đen cố hữu, chỉ trong vòng vài tháng, con số dân bị bắt lưu đày lên rất cao.
Ngày 1 tháng 8 năm 1941, Bộ Trưởng Ngoại Giao Molotov đã hớn hở đệ trình trước chính quyền Liêng Bang thành quỉa của hiệp ước bất tương xâm với Đức Quốc Xã: '' Trong vòng một năm, Liêng Bang Xô Viết đã thu nhập thêm 23 triệu người.''
Nhưng nâm 1940 cũng là khởi điểm của một tiền đề khác. Trong năm này, con số tù bị bắt giam trong các trại tù Goulag  ở Liên Xô đã lên đời điểm cao nhất của nó.
Ngày 1 tháng 1 năm 1940, con số tù ở các trại giam Goulag là 1.930.000 người, tức là có hơn 270.000 người so với năm trước. Con số tù bị bắt trên các vùng với sát nhập vào Liên Bang là 500.000 người. Và trong năm trước đó đã có 1.200.000 người đang lao động chung thân ở các vùng hẻo lánh. Trên lý thuyết, các trại tù trên khắp Liên Bang chỉ có thể chứa 234.000 tù nhân. Nhưng trên thực tế, nhà nước Cộng Sản bắt giam  462.000 người. Và cuối cùng, con số phạm nhân bị kết án đã tăng từ 70.000 lên đến 2.300.000 người.
Con số người thương vong trong các cuộc trừng phạt này lên rất cao. Trong ký ức của những người nông dân và những công nhân thì các sự kiện xảy ra năm 1940 vẫn còn ám ảnh họ. Như Nghị Quyết ký ngày 26 tháng 8 ấn định công nhân làm việc suốt 7 ngày trong một tuần và mỗi ngày 8 tiếng. Công nhân không được tự ý ngừng tay; mọi sự vắng măt phải có chứng minh; Đi trễ giờ làm việc sẽ bị trừng phạt nặng. Ai vi phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù cải tạo lao động. Và bị phạt 25% số tiền lương tháng. Và nếu trọng phạm, sẽ bị nhốt biệt giam từ 2 đến 4 tháng.
Ngày 10 tháng 8 năm 1940, nhà nước Cộng sản ban hành điều luật trừng phạt 3 năm tù đói với các thành phần du đảng. Thành phần phá hoại máy móc sản xuất ở các cơ xưởng và các tội ăn cắp vặt. Trong tình trạng sản xuất nghèo nàn và thô thiển của nền công nghệ Xô Viết thời bấy giờ, bất kỳ công nhân nào cũng có thể bị ghép vào một trong các tội trạng kể trên.
Các đạo luật này được duy trì cho đến năm 1956. Trong vòng 6 tháng đầu khi cho thi hành đạo luật, đã có trên 1 triệu rưỡi công nhân bị kết án. 400.000 người trong số này bị bắt bỏ tù. Con số tù này giải thích tại sao tổng số tù nhân gia tăng vào mùa Hè năm 1940. Con số tù du đảng 108.000 người trong năm 1939 đã tăng lên 200.000 vào năm 1940.
Sau cuộc đại khủng bố trước đây, đây là các cuộc tấn công mới chưa từng xảy ra. Các cuộc tấn công này nhắm vào các thành phần dân chúng chống lại lịnh các biện pháp kỹ luật hà khắc trong các trại lao động tập thể. Theo báo cáo của cơ quan an ninh nội chính, những vụ chống lại '' đạo luật bất nhân'' là do các công nhân có tư tưởng không lành mạnh. Nó phát sinh trong những ngày đầu khi quân Đức tiến vào nước Nga.  Công nhân thợ thuyền công khai chống đói các người gốc Do Thái và các đảng viên Cộng Sản. Họ còn tuyên truyền rằng, một khi Hitler chiến thắng thì Hitler sẽ chính thức công bố là người Đức sẽ không truy tố ra toà án những ai đi làm trễ như Chính Quyền Cộng sản đã làm. Các vụ tuyên truyền này xảy ra trên các chuyến xe lửa trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 1 tháng 9 năm 1940. Trong một bản phúc trình của một Ủy viên quân quản, thì đã có 2524 vụ vi phạm tuyên truyền. Trong số này họ đã đem xử bắn 204 người. Có 412 vụ chống phá cách mạng. 110 nhân viên hỏa xa có hành động chống phá bị kết án tử hình.
Dưới khẩu hiệu ''  Tự do tư tưởng'', một số tài liệu gần đây cho chúng ta thấy tình trạng rối loạn của nhân dân trong thành phố Mạc Tư Khoa trong những tháng đầu của cuộc tiến quân ào ạt của Đức Quốc Xã vào nước Nga từ mùa hè năm 1941.
Dân Mạc Tư Khoa chia ra làm 3 thành phần. Các người yêu nước, các người không có tinh thần và những người chủ bại cầu mong cho Đức Quốc Xã thắng trận.
Tháng 10 năm 1941 có nhiều vụ dân nổi dậy chống chính quyền Xô Viết tại tỉnh Ivanovo. Công nhân hãng dệt tháo gỡ máy móc chuyển sâu vào nội địa. Các hành động chủ bại đó đã nói lên tình trạng thất vọng của công nhân dưới chính sách lao động  hung ác của chính quyền Cộng sản.
Người dân Xô Viết lúc bây giờ bị coi là thứ dân. Nếu họ không bị tiêu diệt, thì họ cũng sẽ trở thành những người nô lệ cho quân Đức Quốc Xã. Staline đã khéo léo tuyên truyền và kích thích lòng tự ái dân tộc Nga, ca tụng tinh thần và giá trị của người Nga đứng lên chống quân Đức.
Ngày 3 tháng 7 năm 1941, Staline cho phát đi trên đài phát thanh lời hiệu triệu:'' Cùng đồng bào, Tổ quốc đang lâm nguy..'' Chính những lời này mà biết bao nhà chính khách Nga như Plekhanov, Lenine, Pouchkine, Tolstoi, Tchaikovski, Tchekov, Lermontov, Souvorov và Koutozov,..đã dùng để kêu gọi dân chúng đứng chung trong một trận Thánh Chíên và Trận Chiến Ái Quốc.
Ngày 7 tháng 11 năm 1941 khi đi duyệt hàng quân tình nguyện trước khi ra trận tuyến, Staline đã yêu cầu họ nhất quyết chiến đãu trong tinh thần chiến đâu vẻ vang của các bật tiền nhân như  Alexandre Nevski và Dimitri Donkoi. Một người đã ra tay cứu các vị hiệp sĩ gốc Đức hồi thế kỷ thứ 13 và vị anh hùng thứ hai đã giải thoát nước Nga ra khỏi gông cùm của quân Thát Đát vào hồi thế kỷ thứ 14.