Giai đoạn 1954-1963
Phần 12
Bối cảnh – Tình hình từ 1954

 
Khi hưng thịnh
 
CUỘC NGƯNG CHIẾN
Trước hết cuộc ngưng chiến đem lại một cảm tưởng hòa bình. Hiệp định Genève rồi đi tới đâu? Sau hai năm rồi có hay không có tổng tuyển cử? Đối với quần chúng, những chuyện đó thật mù mờ. Nào ai biết! Dù sao ngay lúc ấy mọi người cũng thở phào nhẹ nhõm. Ít ra tiếng súng ngưng nổ, người ngưng chết; ít ra không còn có những cuộc lùng bắt lính, không có bố ráp, thủ tiêu v.v...; ít ra người ta có thể nghĩ đến công việc làm ăn, cày cấy, dựng lại nhà cửa, những ngôi nhà hoặc bỏ hoang lâu ngày, hoặc từng bị phá đi đốt lại nhiều lần ở miền quê v.v...
Đối với phía cộng sản, nhất là đối với giới cầm quyền bên phía cộng sản, thì cuộc ngưng chiến này chẳng qua là một dịp nghỉ tay. Nghỉ tay để chuẩn bị cuộc đụng độ mới. Cuộc đụng độ ấy, họ đã bố trí kỹ, ngay từ khi ký kết ở Genève, ngay cả trước khi ký kết. Họ bố trí những “cơ sở” bí mật nằm vùng tại Miền Nam, họ cho bộ đội cưới vợ thật gấp để tạo những liên hệ tình cảm mật thiết tại Miền Nam hầu làm đầu mối cho những hoạt động lẩn lút, những hoạt động phá hoại khủng bố do cán bộ của họ từ ngoài Bắc chui vào sau này v.v... Tuy nhiên đối với dân chúng Miền Nam, với giới trí thức, văn nghệ sĩ, với cả giới chính trị Miền Nam, những tính toán, mưu mô âm thầm ấy không có ai ngờ tới. Tạm thời ai nấy nhẹ nhõm, yên trí bắt đầu một thời kỳ xây dựng.
 
ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT
 
Thời kỳ hòa bình lại trùng hợp với thời độc lập. Điều mà Bảo Đại không đạt được suốt bảy năm nhì nhằng với Pháp (kể từ cuộc gặp gỡ Bollaert ở vịnh Hạ Long) bỗng nhiên Pháp buông tay thả ra: Ngày 4 tháng 6 năm 1954, Pháp ký hiệp ước Độc Lập (Traité d'Indépendance) với thủ tướng Bửu Lộc, thừa nhận Việt Nam độc lập với chủ quyền toàn bị theo công pháp quốc tế, Pháp bằng lòng chuyển giao hết những công sở và thẩm quyền còn tạm giữ. Sau đó phái đoàn Nguyễn Văn Thoại do chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ định tiếp tục điều đình để ký với Pháp một loạt hiệp định vào ngày 29 tháng 12 năm 1956 về thể thức thi hành hiệp ước 4-6-54. Thế là chủ quyền quốc gia được thu hồi trọn vẹn. Ngày trao trả dinh toàn quyền cũ, tức phủ cao ủy cũ, tức dinh Độc Lập sau này; ngày hạ lá cờ tam tài của Pháp xuống, thượng quốc kỳ Việt Nam lên trước dinh Độc Lập; ngày quân đội Pháp xuống tàu rút về nước v.v... là những biến cố gây xúc động lớn lao trong lòng một dân tộc vừa chịu trăm năm áp bức.
Tại sao Pháp đổi thái độ vào lúc ấy? Tại sao đang cứng bao nhiêu năm, tự dưng Pháp lại mềm? Có phải vì những thất bại quân sự bấy giờ làm cho Pháp nhận thấy mình không còn hy vọng trở lại Việt Nam nên chẳng thà buông trả nửa nước Việt Nam sớm vài năm cho được yên thân? Dù sao, đó là chuyện của Pháp. Còn đối với dân Miền Nam, chỉ biết lúc bấy giờ hòa bình và độc lập cùng đến một lúc: còn gì quý hơn.
Đã thế, Miền Nam lại được thống nhất trong một thời gian ngắn sau đó. Trước, Pháp và Bảo Đại duy trì những lực lượng vũ trang riêng cho Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên v.v..., mỗi lực lượng kiểm soát một phần đất đai, áp dụng những luật lệ địa phương riêng biệt, thật là phiền phức, trông chẳng ra làm sao cả. Sau khi cầm quyền và gặp những rắc rối với Bình Xuyên, chính phủ Ngô Đình Diệm hoặc kêu gọi các lực lượng vũ trang tự nguyện hợp tác, hoặc tấn công các lực lượng chống đối, lần lượt thực hiện được sự thống nhất Miền Nam.
Về thể chế, trước đây chữ “Quốc gia Việt Nam” dùng trong thời Bảo Đại không chỉ thị một nước có chế độ chính trị rõ rệt, có chủ quyền đầy đủ. Chữ nghĩa có tính cách hàm hồ. Sau cuộc bầu cử năm 1955, Miền Nam có một quốc hội dân cử, sau tháng 10-1956 có hiến pháp, có thể chế cộng hòa. Quốc gia có chủ quyền, chủ quyền ấy thuộc về toàn dân. Đâu ra đấy.
 
VAI TRÒ MỘT LÃNH TỤ
 
Mặt khác, chính sự kiện nhân vật Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh thay thế vai trò của Bảo Đại lúc bấy giờ cũng gây niềm hứng khởi, tạo được sự tin tưởng trong quần chúng. Điều đó chính ông Ngô lúc ấy cũng không ngờ đến: Ngày về nước, ông ngồi trong một chiếc xe hơi đen kín mít, kẻ đứng ngoài không nhìn thấy người bên trong, chạy vèo một cái từ phi trường về dinh thủ tướng, khiến dân chúng đón đợi hai bên đường ngơ ngác hỏi nhau: “Phải ‘ông ấy’ không nhỉ.”
Lúc ông Ngô về Sài Gòn, cũng như lần ông ra Huế, có vài nhân vật chứng kiến, chú ý, và ghi nhận phản ứng nồng nhiệt của dân chúng: tướng Lansdale và linh mục Cao Văn Luận. Linh mục Cao chỉ kể vắn tắt: “Tôi có ghé qua cuộc mít-tinh tại Phú Văn Lâu, và tôi nhận thấy cảm tình của dân chúng miền Trung đối với ông Diệm thật là chân thành và nồng nhiệt.”[1] Nhưng tướng Lansdale quan sát kỹ hơn, nhận xét tinh hơn và đã không dằn lòng được trước những điều trông thấy. Ông bảo hôm đó thoạt tiên ông đi phi trường vì tò mò, nhưng lái xe ra đường Công Lý ông “ngạc nhiên vì thấy nhiều đám đông đứng nghẹt hai bên đường”. Ông Lansdale nghĩ “dân chúng của một thủ đô trong thời chiến tranh này đã quá nhàm chán chẳng thèm liếc mắt ngó những nhân vật tai to mặt lớn đi trên xe hơi lộng lẫy...”, ông cũng lại biết rằng: “không có mấy cố gắng để vận động dân chúng ra đường chào đón mà chỉ có lời loan báo giản dị rằng ông Diệm sẽ về vào sáng hôm đó.” Thế mà quang cảnh trước mắt ông thật khác thường: “Có những gia đình mọi người chụm lại bên nhau, con nít trèo lên lưng hoặc vai và vịn lấy tay cha mẹ, hoặc dồn vào một chỗ trên hè phố. Nhiều xe bán nước mía đi bán rong hai bên. Mọi người phấn khởi và vui thích trong không khí của một ngày lễ.”[2] Dân chúng ngưỡng mộ như thế mà ông Ngô ngồi trong xe kín chạy tuột một hơi, chẳng mui trần, chẳng có vẫy tay, chẳng cười với dân hai bên đường phát nào cả! Tướng Lansdale tiếc hùi hụi. Ông nóng lòng muốn bàn ngay với thủ tướng Ngô về kế hoạch vận dụng cảm tình của quần chúng vào công cuộc xây dựng xứ sở. Ông tướng nổi hăng, viết ngay hôm ấy, viết suốt đêm đến sáng cho xong một bản kế hoạch. Nhưng lúc gặp ông đại sứ Hoa Kỳ thì ông này thấy không tiện gửi đến chính phủ Việt Nam một bản ý kiến như vậy. Chính phủ không khuyên chính phủ được thì cá nhân góp ý với cá nhân vậy: tướng Lansdale trong cơn hứng chí cao độ liền lôi một thông dịch viên tiếng Pháp đi thẳng đến gặp thủ tướng Ngô.
Biểu tình đông đảo, công kênh nhau chờ đón nhẫn nại bên đường, và ngay cả việc hiến kế của ông tướng Mỹ đều chưa phải là chuyện cảm động nhất: Trong cuốn Nhật ký Đỗ Thọ, người quân nhân này kể rằng năm 1955, ông đang học năm cuối cùng bậc trung học ở trường Khải Định, Huế; sau khi thủ tướng Ngô về nước, cậu học sinh Đỗ Thọ vượt sông Bến Hải về Hà Tĩnh để đưa gia đình vào Nam. Ông bảo: “Tôi viết lại chi tiết nhỏ nhặt về đời tôi, gia đình là muốn nói lên sự tin tưởng ở thủ tướng Ngô Đình Diệm (1954), động cơ đã thúc đẩy tôi nên tìm mảnh đất Miền Nam làm nghiệp sống.” (Ấn bản do Đồng Nai, Sài Gòn, phát hành ngày 27-10-70, trang 70, 71.)
Giữ lòng tin tưởng kính mến ấy cho đến tận lúc ông Ngô qua đời như Đỗ Thọ có lẽ chỉ được một số người, nhưng cái thái độ lúc ban đầu của Đỗ Thọ thì có thể cũng là thái độ của số đông.
Và không phải chỉ có quần chúng có mối cảm tình và lòng tin ấy đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Giới trí thức giới nghệ sĩ vốn thận trọng và thường xa cách chính quyền, thế mà vào những năm đầu sau hiệp định Genève họ cũng mất cái dè dặt cố hữu. Doãn Quốc Sỹ nói chuyện với Nguyễn Ngu Í về cái lúc ông mới từ Bắc di cư vào, viết kịch Một mùa xuân tin tưởng đăng trên báo Lửa Việt của sinh viên hồi 1955: “Thời ở chẳng yên, mà lại là thời cảm động nhất, tin tưởng ở Cách mạng; lúc bấy giờ, gặp các ông bộ trưởng, đổng lý văn phòng, là anh anh tôi tôi thân mật với nhau, không chút ngượng ngùng.”[3]
Chính cái “thân mật”, “không chút ngượng ngùng” thuở ấy đã đưa một nhóm học trò trung học lên đài danh vọng, đã biến mấy cậu bé mới từ Bắc di cư vào thành những nhà văn nổi tiếng một thời: Lê Tất Điều, Trần Dạ Từ v.v... Họ bắt đầu cuộc đời cầm bút bằng cách xúm xít nhau làm báo Văn Nghệ Học Sinh của Lê Bá Thảng, tức tờ báo của Bộ Thông tin. Ba mươi năm sau Lê Đình Điểu (tức Lê Ngọc Hà thuở ấy) nhắc lại chuyện cũ trên tờ Tin Việt ở California (số 21 ra ngày 25-6-84) với tất cả bùi ngùi cảm động.
Rõ ràng chính quyền lúc bấy giờ là một chính quyền được mến yêu, và lãnh tụ là một nhân vật được tin tưởng. Một thi sĩ đại danh như Vũ Hoàng Chương lúc này cũng không cần dè dặt nữa. Ông Vũ, nhân dịp Miền Nam bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc truất phế Bảo Đại, trao quyền cho Ngô Đình Diệm, đã không ngần ngại viết những lời say sưa trong Hoa đăng:
Lá phiếu trưng cầu một hiển linh,
Phá tan bạo ngược với vô hình
.”
hay
Hợp ý toàn dân kết ý trời.”
Lại chắc chắn cũng vì tin tưởng ở một triển vọng ổn định lâu dài của tình thế, vì yên tâm ở một chính quyền đứng đắn, lúc bấy giờ có rất nhiều trí thức du học ở Âu châu kéo về nước. Không còn chuyện trùm chăn, chuyện lẩn tránh chính quyền nữa. Họ tích cực tham gia xây dựng quê hương trên những lãnh vực chuyên môn khác nhau. Riêng về văn hóa, những vị hồi hương vào độ ấy như Nguyễn Văn Trung, Trịnh Viết Thành, Nguyễn Khắc Hoạch, Trần Bích Lan v.v... đã có những đóng góp đáng kể.
 
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
 
Thế rồi ngay sau khi cầm quyền, trong lúc còn phải tiếp tục những cuộc hành quân bình định (ở Rừng Sát, Cái Vồn, Ba Lòng v.v...), ông Ngô đã tức thì khởi công tiến hành những kế hoạch xây dựng về giáo dục, kinh tế, xã hội...
Trong thời chiến tranh, các chánh phủ quốc gia trước thu rút lại trong các thành phố lớn, bỏ nông thôn cho cộng sản hoành hành. Sau 1954, chính phủ Miền Nam tiến rộng ra, dựng cơ sở hành chánh đến khắp các thôn ấp, cả những thôn ấp thượng du. Một nhu cầu đặt ra ngay trước mắt: giáo dục. Hành chánh đặt đến đâu, trường học phải lập ngay đến đấy cho con em đồng bào có chỗ học. Trong vòng một năm đầu không xã nào không có trường tiểu học; vài năm sau gần như không có quận nào không có trường trung học, có quận cả công lẫn tư đôi ba trường. Rồi đại học cũng phát triển mạnh, phát triển cả ra ngoài thủ đô: Đà Lạt, Cần Thơ, Huế, ngay bên cạnh sông Bến Hải.
Trong khi ấy thì đập Đồng Cam ở Phú Yên được xây ngay từ năm ngưng chiến đầu tiên. Rồi các vùng định cư, các khu dinh điền, các khu trù mật... được thành lập dồn dập, đập thủy điện Đa Nhim khởi công, trung tâm nguyên tử lực Đà Lạt hoàn thành; rồi đường hỏa xa được sửa sang, xe hỏa chạy thông suốt, một cuộc đua xe đạp Bến Hải? Cà Mau tuyên dương cảnh thái bình khắp nước; rồi nhà máy xi-măng dựng lên ở Hà Tiên, xa lộ, làng đại học ở Thủ Đức; rồi chính sách cải cách điền địa đem ruộng đất chia cho dân nghèo, chính sách lành mạnh hóa xã hội: đóng cửa sòng bạc, nhà chứa, dẹp tiệm hút v.v... Không nghi ngờ gì nữa, ai cũng thấy Miền Nam phát triển mạnh. Bây giờ hơn mười năm sau mùa xuân 1975, chỉ cần một cái nhìn qua tình hình đời sống Miền Nam và một chút hồi tưởng về những thực hiện trong đôi ba năm sau cuộc ngưng chiến 1954 có thể làm ta thấy rõ không khí xây dựng hồi đó rộn rịp chừng nào và thành quả tốt đẹp hơn chừng nào.
Vùng liên khu V cũ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) vốn thuộc về cộng sản trong suốt thời kháng chiến và mức sống rất thấp. Saung phải vì bất công mà là vì tình hình an ninh sa sút, chẳng còn được mấy nông dân để ta “tranh thủ” nữa. Duy nơi nào có an ninh thì đời sống nông dân khác hẳn ra, nhờ sử dụng các nông cụ cơ giới sản xuất ngay tại trong nước: ở một tỉnh An Giang đã dùng 25.000 máy cày, có thứ lớn đến 80 mã lực. Máy bơm nước vào ruộng thì phổ biến khắp nơi.
Ở thành thị, vì nhà nước chi nhiều thu ít nên phần thì in ra nhiều bạc phần phát hành thêm công khố phiếu mãi, khiến đồng bạc mất giá rất nhanh (trung bình mỗi năm 30%): Quân nhân và công chức, những thành phần chủ yếu của bộ máy nhà nước, bị khốn đốn vì đồng lương cố định. Chính quyền cố gắng giải quyết tình thế: tháng 3-1971, bộ Kinh tế thi hành 7 biện pháp cấp thời, tháng 11-1971 lại tung ra 9 biện pháp nữa. Những biện pháp “cách mạng kinh tế” mùa xuân và mùa thu năm 1971 nhằm tăng thu cho ngân sách và tăng lương bổng cho quân nhân công chức. Hậu quả trái với ước định: sau đó vật giá càng tăng vụt lên, đời sống càng khó khăn.
Vào những năm cuối cùng của chế độ, người ta kể nhiều mẩu chuyện bi đát. Có những thầy giáo ngoài giờ dạy ở trường về lại phải làm các nghề phụ: đi kèm trẻ, lái xe ôm, đạp xe ba gác, phụ thợ hồ; có những đám vợ con của lính nheo nhóc thảm thương trong khi chồng đi trận v.v...
Tuy vậy không phải không có những ngành hoạt động kinh tế phát triển khả quan: ngư nghiệp, chăn nuôi chẳng hạn. Về ngư nghiệp, tổng số tàu đánh cá tăng từ 53.000 tấn trong năm 1963 lên 81.000 tấn vào năm 1970, nhiều kho cá đông lạnh được xây dựng ở các ngư cảng Sài Gòn, Hà Tiên, Bình Thuận v.v...; kỹ nghệ làm cá tôm đông lạnh để xuất cảng được phát triển nhanh. Về chăn nuôi, vào những năm sau 1970, thực phẩm cho gia súc được nhập cảng nhiều để khuyến khích nuôi gia súc, cho nên dân chúng các đô thị đã đủ thịt ăn, không phải nhập cảng thịt đông lạnh như trước.
Chiến tranh làm ngưng mọi đầu tư kinh doanh. Dù sắc luật 004/72 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thêm nhiều dễ dãi cho các nhà tư bản ngoại quốc để khuyến khích họ bỏ vốn vào Việt Nam, nhưng rất ít người hưởng ứng. Thậm chí các nhà tư bản trong nước cũng chẳng mấy ai sốt sắng bỏ tiền ra kinh doanh: họ ngại ngùng, chỉ lo tìm cách chuyển tiền ra ngoại quốc, hay ít ra cũng giữ tiền lại trong ngân hàng để kiếm lời một cách chắc chắn.
Xã hội sa đọa
Mặt khác chiến tranh tạo ra tình trạng rối ren hỗn loạn ở nhiều nơi, tình trạng thuận lợi cho sự hoành hành nhũng lạm của các cấp hành chánh, quân sự: nào hối lộ, buôn lậu, nào lính ma lính kiểng, chợ đen chợ đỏ v.v... Chính phủ mãi lo đối phó với những tấn công liên tiếp, những quấy phá liên miên của cộng sản, không còn đâu đủ thì giờ, đủ người để giải quyết các tệ nạn kia. Sự bất mãn của dân chúng mỗi lúc mỗi trầm trọng.
Sự hiện diện của người Mỹ
Một yếu tố quan trọng khác trong tình hình Miền Nam ở giai đoạn này là sự hiện diện của người Mỹ.
Quân đội Mỹ chiến đấu trên nước ta lúc đã quá nửa triệu người; ngoài ra lại còn những nhân viên ngoại giao, kinh tế, những nhà thầu xây cất, làm đường sá cầu cống... Người Mỹ đem theo tiền Mỹ, lối sống Mỹ, văn hóa phẩm Mỹ v.v... đó là đầu mối cho nhiều thay đổi sâu xa trong xã hội Miền Nam.
Hàng năm người Mỹ chi tiêu ở Việt Nam hàng trăm tỉ mỹ kim (chẳng hạn năm 1966 là 74 tỉ, năm 1967 là 90 tỉ v.v...), gồm tiền ăn xài của quân nhân, tiền chi phí lương bổng của các hãng thầu v.v... Một đồng mỹ kim đã có lúc ăn đến 4,5 trăm bạc Việt Nam. Thành thử những người làm việc cho Mỹ, giao dịch với Mỹ, kinh doanh liên quan với Mỹ được hưởng những khoản lương, khoản thu quá lớn, so với các thành phần khác trong xã hội ta. Mức chênh lệch quá đáng ấy làm rộng thêm sự cách biệt giai cấp, làm chua chát thêm lòng người, kích thích thêm óc bài ngoại của đồng bào ta. Nếp sống của đám quân nhân Mỹ, xa nhà và dư dật, lại làm phát triển những tổ chức ăn chơi: phong trà ca nhạc, đĩ điếm, gái nhảy..., làm lan tràn nạn hút xách, cao-bồi v.v... Và dĩ nhiên người Mỹ phải xem sách Mỹ, nghe nhạc Mỹ: sự phổ biến mạnh mẽ các sản phẩm văn hóa ấy khiến người Việt Nam nghĩ đến một sức uy hiếp, lo ngại một hiện tượng vong bản.
Vai trò của Phật giáo
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
Chế độ đệ nhất cộng hòa có thi hành giáo trị hay không giáo trị, điều ấy hãy để sang một bên. Chỉ biết dưới chế độ ấy Công giáo là một thế lực bên cạnh chính quyền và Công giáo phát triển mạnh: số người theo Công giáo tăng nhanh; số người dựa vào Công giáo để xuất hiện, để thành công, cũng lắm; các cơ sở văn hóa (trường học, báo chí...) của Công giáo phát triển rộng; nhiều học giả văn nhân phát huy tư tưởng Công giáo và gây ảnh hưởng đáng kể...
Sự thể khác hẳn sau 1963. Lúc bấy giờ Phật giáo vượt lên thành một thế lực quần chúng, một thế lực chính trị, và một thế lực văn hóa mạnh mẽ. Thế lực Phật giáo có lúc được phát huy một cách ồn ào, dữ dội, phát huy trong náo loạn kinh động. Chùa chiền mọc thêm khắp nơi; chính khách lui tới thiền môn dập dìu; biểu tình, tuyệt thực... diễn ra đều đều. Một câu tục ngữ chua chát độ ấy xếp các sư lên hàng thứ nhì và các tướng lãnh xuống mãi hàng thứ tư trong bảng xếp hạng bốn nhân vật của thời thế.
Những khía cạnh tích cực của phong trào Phật giáo cũng nhiều: hiếm có thời nào ở ta sự tìm hiểu về cái hay cái đẹp của Phật giáo được tiến hành nhiệt thành như lúc này. 
 
_________________________
[1] Dương Nghiễm Mậu, ‘Quảng Trị, đất đợi về’, trong tập Những ngày dài trên quê hương, tủ sách Văn Nghệ Dân Tộc xuất bản, Sài Gòn, 1972, trang 18.