[ Trích lục các đạo luật của Chủ Tịch Đoàn Tối Cao Xô Viết ngày 28 tháng 8 năm 1941 về việc lưu đày đập thể những công dân Nga gốc Đức.]Theo các nguồn tình báo quân sự đáng tin cậy, đang có hàng chục ngàn người Nga gốc Đức hiện đang sống dọc theo con sông Volga làm gián điệp cho Đức. Những người này khi nhận ra dấu hiệu của Đức Quốc Xã sẽ tổ chức các cuộc phá hoại trong các khu vực mà họ đang sinh sống. Nhưng chẳng có ai chính tức khai báo với chính quyền Xô Viết sự hiện diện của nhóm người phá hoại này. Điều này chứng tỏ dân Nga gốc Đức đã nuôi dưỡng kẻ thù của nhân dân và của chính quyền Cộng Sản.Nếu quả thật có xảy ra các vụ phá hoại và các vụ làm gián điệp, trong các vùng họ đang định cư hay ở các vùng lân cận, thì chính quyền Xô Viết sẽ thi hành biện pháp trừng trị áp dụng trong thời chiến. Từ đó, máu sẽ đổ, người sẽ chết.Để tránh tình trạng đổ máu xảy ra, Chủ Tịch Đoàn Tối Cao đã ra lịnh thuyên chuyển toàn thể cộng đồng người Nga gốc Đức đang sống dọc theo sông Volga di chuyển đến vùng khác. Nhà nước sẽ cung cấp các phương tiện căn bản sinh sống để họ tái lập nghiệp tại nơi định cư mới. Các vùng còn đất hoang như Novossibirk và Osmk thuộc lãnh thổ Altai ở Kazakhstan và các vùng phụ thuộcsẽ là nơi định cư mới cho nhóm người này.Đã từ lâu trong lịch sử Xô Viết có nhiều tài liệu mật nói về các cuộc lưu đày các sắc dân mà chính quyền Cộng Sản cho rằng họ có tư tưởng và hành động sai lệch, làm gián điệp, cộng tác với đuân Đức trong thời gian xảy ra trận chiến tranh với Đức Quốc Xã.Mãi cho đến thập niên 50, chính quyền Cộng Sản mới thừa nhận rằng những việc làm như vậy là hơi quá đáng. Và trong thập niên 60, một số quốc gia đã bị xoá tên vì có hành vi hợp tác với Đức Quốc Xã, mới được thừa nhận trở lại. Và trên lý thuyết, kể từ năm 1972, những người bị lưu đày mới được quyền chọn nơi nào họ muốn đến định cư. Đến năm 1989 dân Tartare sinh sống ở bán đảo Crimeé mới được phục hồi quyền công dân của nước họ.Vào giữa thập niên 60, vẫn còn nhiều điều bí mật về việc bãi bỏ các thủ tục trừng phạt các sắc dân. Nhưng cho đến năm 1964 các đạo luật bãi bỏ trừng phạt này vẫn chưa được ban hành. Phải đợi mãi đến năm 1989, Hội Đồng Xô Viết Tối Cao mới nhìn nhận tính bất hợp pháp của các đạo luật do Staline về việc lưu đày tập thể các sắc dân. Dân Nga gốc Đức là sắc dân đầu tiên bị lưu đày khi quân Đức Quốc Xã tấn công vào lãnh thổ của Nga. Theo cuộc kiểm tra dân số vào năm 1939, có 1.427.000 dân Nga gốc Đức bi lưu đày. Những người này là nhóm con cháu của những người Đức bị đưa đi khai hoang dưới thời Nữ Hoàng Nga Catherine II. Bà ta cũng là người Đức sinh trưởng ở vùng Hesse.Năm 1924, chính quyền Cộng Sản cho thành lập Cộng Hòa Đức tự trị trong vùng sông Volga. Dân Đức ở vùng này chỉ khoảng chừng 370.000 người tức là độ chừng 1/4 tổng số dân Đức sống rãi rác trên khắp nước Nga, từ Saratov, Stalingrad, Voronej, Moscou, Leningrad, Ukraine cho đến các vùng Bắc Caucase., vùng bán đảo Crimeé,..Vào ngày 28 tháng 8 năm 1941, Chủ Tịch Đoàn Xô Viết Tối Cao đã quyết định đưa toàn thể dân Đức thuộc Cộng Hòa tự trị Volga, vùng Sartov và vùng Stalingrad đến định cư ở các vùng Kazakhstan và Sibérie. Trong khi Hồng Quân thua trận và đang rút vào nội địa, hằng ngày đã phải bỏ lại hàng chục ngàn binh sĩ tử thương, thì Béria, chủ nhiệm An Ninh Nôi Chính ra lịnh cho Tướng Serov điều động 14.000 quân nhân vào công tác lưu đày dân Đức.Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 9 năm 1941 đã có 446.800 người Đức bị đi lưu đày trên 230 đoàn xe lửa. Mỗi đoàn xe có 50 toa. Trung bình mỗi đoàn tàu chở 2000 người. Các đoàn xe chạy nối tiếp nhau, rất chậm. Vì thế phải mất tờ 4 đến 8 tuần lễ, đoàn tàu mới đến được các vùng được chỉ định ở Osmk, Novossibirsk, vùng Barnoul phía Nam Sibérie, vùng Krasnoiarsk Đông Sibérie.Cũng giống như các cuộc lưu đày dân của ba nước vùng Baltique trước đây, lần này những người bi lưu đày cũng chỉ được phép mang theo một số vật dụng và thực phẩm đi đường trong vòng một tháng. Bên cạnh các cuộc hành quân chính là cho đưa đi lưu đày, Hồng quân còn mở ra các cuộc hành quân phụ, tùy theo tình hình trên chiến trường.Ngày 29 tháng 8 năm 1941 các lãnh tụ Xô Viết như Molotov,Malenkov và Jdanov đề nghị với Staline cho quét sạch thành phố Léningrad và vùng phụ cận. Trong khu vực này có 96.000 dân gốc Đức và Phần Lan.Ngày 30 tháng 8 năm 1941, quân Đức tiến đến bờ sông Neva, cắt đứt đường hỏa xa nối liền Léningrad và các phần còn lại của nước Nga. Thành phố Léningrad bị đe dọa từng ngày. Nhà cầm quyền không đưa ra một kế hoạch di tản dân thành phố hay dự trữ lương thực cho dân.Mặc dù tình hình căng thẳng như vậy, vào ngày 30 tháng 8 năm 1941, Béria cũng tiếp tục ra lịnh lưu đày 132.000 người dân Đức và Phần Lan ra khỏi thành phố Léningrad. 96.000 người di chuyển bằng xe lửa và 36.000 người theo đường biển. Trong khi đó, sở an ninh nội chính chỉ có thể di tản 11.000 dân Nga ra khỏi Léningrad.Trong suốt mấy tuần lễ sau đó, các cuộc hành quân truy lùng bắt dân gốc Đức cho đi lưu đày vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 14 tháng 9 năm 1941, có 3162 vùng Gorgie. Tại Mạc Tư Khoa, ngày 15 tháng 9 năm 1941 có 9640. Vùng Toula, ngoại ô Thủ Đô Mạc Tư Khoa có 2700 người vào ngày 21 tháng 9 năm 1941. Tại vùng Rostov, từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 9 đã có 38.288 người. Từ ngày 15 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1941, tại vùng Zaporojie có 31.320 người. Ngày 15 tháng 9 ở vùng Krasnodaz đüa đi 38.136 người và vùng Ordjonikidze, ngày 20 tháng 9 có 77.570 người.Trong suốt tháng 10 năm 1941 có cả 100.000 người dân Đức thuộc các vùng Georgie, Armenie, Azerbaidzan vùng Bắc Caucase và bàn đảo Crimee. Một bản tổng kết con số dân Đức bị lưu đày được thông báo vào ngày 25 tháng 12 năm 1941 đã lên đến 894.600 người. Nếu cộng thêm con số dân gốc Đức đi lưu đày năm 1942, con số này lên đến 1.209.430 người. Đó là kết quả đạt được trong một thời gian không đày một năm, kể từ tháng 8 năm 1941 đến tháng 6 năm 1942.Cũng cần nên biết là cuộc kiểm tra dân số vào năm 1939, trên toàn cõi nước Nga có tất cả là 1.427.00 dân gốc Đức. Như vậy có tới 82% dân gốc Đức bị lưu đày. Đáng lý ra trong thời gian chiến tranh, thay vì quân đội được xử dụng vào chiến trường, nhà nước Cộng sản lại đem quân làm công tác lưu đày dân chúng vô tội. Ngoài ra một số dân gốc Đức đan phục vụ trong các binh chủng cũng bị rút về hậu tuyến thành lập thành các đơn vị trừng giới để canh chừng các dân lao động khổ sai. Tại các vùng Vorkouta, Kotlas, Kemerovo,.. có trên 25.000 dân Đức làm việc trong các tổ hợp luyện kim. Đời sống của các nhân công này cũng cùng cực như các tù nhân trong các trại tập trung Goulag.Có rất nhiều người biến mất trên con đường đưa đi lưu đày. Nhưng không hề có một biên bản báo cáo nào còn sót lại. Vì đang ở trong thời kỳ chiến tranh nên việc kiểm soát hành chánh không được thi hành rõ ràng. Và trong mùa Thu 1941 đã có biết bao chuyến xe chở dân Đức đi lưu đày không bao giờ đến điểm hẹn? Theo kế hoạch, vào tháng 11 năm 1941 sẽ có 29.600 người đến vùng Kardazanda. Nhưng than ôi! Mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1942 chỉ có 8.304 người đến nơi. Vùng Novossibirk dự trù 130.998 người thì chỉ có 116.612 người. Vùng Altai dự trù 110.000 người nhưng chỉ còn có 94.799 người. Con số còn lại nằm ở đâu? Họ chết dọc đường? Hay họ bi đưa đi nơi khác? Cơ quan An Ninh Nội Chính chỉ báo cáo đơn giản là do tính toán sai lầm của các nhân viên hành chánh.Vì lý do phải giử bí mật cho nên chính quyền địa phương chỉ được biết trước vài ngày con số người tới định cư. Họ không có thì giờ để chuẩn bị. Vì vậy khi dân lưu đày đến nơi, không có nhà có cửa để lưu trú. Họ phải tự tìm cách tạm trú bất cứ nơi nào họ tìm được. Từ các chuồng bò, chuồng heo cho đến các kho chứa lúa. Vì con số người đến quá đông cho nên nhiều người không còn chỗ để trú ẩn. Họ phải sống ở ngoài trời lạnh buốc. Nhưng nhờ vào kinh nghiệm của những năm 30 trong các trại tập trung Goulag, ban tổ chức của nhà nước cũng đã thành công trong việc xử dụng các thợ chuyên môn trong đám dân lưu đày. Trong vòng vài tháng dân lưu đày được phân chia hạt giống để canh tác. Họ cũng chịu cùng số phận như những người đi khai hoang, nghĩa là cũng phải thi hành đúng các điều kiện lao động trong các hợp tác xã, hay khẩu phần lương thực như các công nhân trong các xí nghiệp.Sau chiến dịch chuển dân gốc Đức ra khỏi thành phố, lần lược đến các sắc dân thiểu số khác.Từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 6 năm 1944, các sắc dân Tchechene, Ingouche, Tartare, Karatchais, Balkar và Kalmouk bị bắt di dân về vùng Siberie, vùng Kazakhstan, vùng Ouzbekistan, vùng Kirghise vì họ bị ghép vào tội đã tiếp tay quân Đức. Đợt di dân lớn nhất khởi đi từ tháng 7 năm 1944 với tổng số trên 900.000 người. Sau đó là các đợt di chuyển các giống dân thiểu số khác sống quanh bán đảo Crimee và quanh vùng Caucase. Đó là người Hy Lạp, Thổn Nhĩ Kỳ, Bảo Gia Lợi, Armenie..Các sổ sách hành chánh còn lưu trữ trong văn khố không ghi rõ các chi tiết về các hành động hợp tác của các dân thiể số này với quân Đức Đuốc Xã. Thật ra chỉ có một vài trường hợp hợp tác lẻ tẻ xảy ra ở bán đảo Crimee, ở vùng Kalmoukie nằm trong lãnh thổ Karatchai và trong vùng Kabardino-Balkazie. Không thể coi một vài hành động hợp tác này là chính sách hợp tác của dân thiểu số. Sau ngày quân Đức Quốc Xã chiếm đóng Rostov nằm dọc theo sông Don và vùng Caucase kể từ tháng mùa hè năm 1942, dân của các vùng này cũng có các hành động hợp tác với quân Đức. Thật ra điều đó cũng chẳng lạ gì. Khi Hồng Quân bỏ chạy, quân Đức Quốc Xã vào, một số nhân sĩ địa phương đứng ra thành lập các Ủy ban nhân dân. Như ở vùng Mikhoian- Chakhar, vùng tự trị Kabardino-Kalbarie và ở Elista thuộc vùng tự trị Kalmouk. Quân Đức thừa nhận chính quyền mới của dân bản xứ. Chỉ trong vòng vài tháng sau, các Ủy Ban Nhân Dân này có quyền tự trị về việc điều hành tôn giáo, chính trị và kinh tế. Sự kiện tự trị ở vùng Caucase đã làm nứt lòng đạo Hồi Giáo ở Berlin, và dân Tatare ở bán đảo Crimee. Tại các nơi này, Đức Quốc Xã cho phép họ thành lập Ban Điều Hành Trung Ưưng Hồi Giáo và có trụ sở đặt tại Simferspol.Nhưng khi các sắc dân đòi tái lập phong trào nói tiếng Thổ và tiếng Mông Cổ, nhà cầm quyền Đức không cho phép. Cho nên dân Tatare ở Crimee không được quyền tự trị như người Kalmouk, người Karatchais và người Balkar. Những người này được hưởng quyền tự trị trong vài tháng. Để có thể hưởng được quyền tự trị lâu dài, chính quyền địa phương phải quy tụ một lực lượng quân sự để thanh lọc các phần tử thân Nga còn ẩn nấu trong thôn xóm. Có 6 tiểu đoàn lính bộ binh dân Tatare và một đơn vị kỵ binh dân Kalmouk. Từ đầu tháng 9 đến tháng 11 năm 1942, quân Đức chiếm đóng một phần đất của Cộng Hòa Tchechine-Ingouchie. Nơi này không có xảy ra các vụ hợp tác. Nhưng trên thực tế trong nhiều thập niên qua, ngưới Tchechine đã âm thầm chống lại ảnh hưởng của Nga. Họ chỉ đầu hàng người Nga vào năm 1859 và được coi là giống dân bất phục tùng. Năm 1925, Hồng Quân đã mở nhiều cuộc tảo thanh để tịch thu khí giới mà họ vẫn còn cất giữ.Trong ba năm, 1930-1932, dân Tchechie nổi dậy chống chính sách tập thể hóa của chính quyền Liên Xô. Hồng Quân phải nhờ pháo binh dội vào các để dẹp các cuộc nổi loạn. Dân Tchechine luôn luôn chống lại sự bảo hộ của Mạc Tư Khoa.Từ tháng 11 năm 1943 đến thán 5 năm 1944 đã diễn ra 5 cuộc di dân. Nhưng chính quyền cộng sản đã học được nhiều kinh nghiệm về các trại tù Goulag nên việc di chuyển có vẻ thành công hơn. Beria nhìn nhận là hiệu năng khá cao. Việc tổ chức tiếp vận được nghiên cứu cẩn thận từ nhiều tuần trước. Chính Beria và hai phụ tá của ông, ông Ivan Serov và Bogdan Koboulov đích thân đến thám sát đoàn xe lửa chuyển người. 46 đoàn xe, mỗi đoàn 60 toa để di chuyển 93.139 người Kalmouk trong vòng 4 ngày, từ 27 đến 30 tháng 6 năm 1943. Tiếp theo đó, từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 2 năm 1944, 194 đoàn tàu, mỗi đoàn 65 toa di chuyển 521.247 người Tchechine và Ingouche. Để yễm trợ cho công tác di chuyển, cơ quan An ninh Nội Chính NKVD phải xử dụng mọi phương tiện chuyển vận cần thiết. Và để lùng bắt người Tchechine, nhà cầm quyền phải trưng dụng 119.000 nhân viên thuộc các toán an ninh nội chính đặc biệt, ở vào thời điểm đang diễn ra trận chiến với quân Đức trên đất Nga.Kế hoạch được thực hiện theo từng chi tiết như đã thảo hoạch. Trước tiên là lùng bắt các phần tử được coi là nguy hiểm. Con số người này chỉ chiếm độ 1% hay 2% dân số còn lại lúc bấy giờ. Phần đông dân chỉ là những đàn bà, trẻ con. Số lớn đã bị bắt ra chiến trường. Theo các báo cáo gởi về Mạc Tư Khoa thì các cuộc hành quân lùng bắt diễn ra rất nhanh. Như vụ bố ráp bắt người Tatare ở vùng Crimee chỉ diễn ra trong ba ngày, từ 18 đến 20 tháng 5 năm 1944. Hai phụ tá Serov và Loboulov gởi báo cáo về cho Beria: '' Ngày hôm nay, vào lúc 20 giờ, chúng tôi bắt và cho di chuyển 90.000 người như đã dự tính. Đã có 17 đoàn xe chở 48.400 người đi và số còn lại đang lùa lên 25 đoàn xe khác. Các cuộc tảo thanh không hề gặp sự chống đối nào. Hiện cuộc hành quân đang còn tiếp diễn. Đã có 165.515 người đang tập hợp ở sân ga và 136.412 người lên các đoàn xe vận tải đang tiến về các khu định cư như đã được chỉ định trước. Qua đến ngày thứ ba, Serov và Kaboulov gởi tiếp điện văn về cho Berie và báo cáo: '' chiến dịch di chuyển dân kết thúc vào lúc 16 giở 30. Tổng số có 63 đoàn tàu xe lửa chở 173.287 người đang trên đường đến nơi chỉ định. 4 đoàn xe vận tải chở 6.727 người sẽ khởi hành chiều nay..''.Trong mỗi bản phúc trình, ngời ta đọc thấy các nhân viên An Ninh Nội Chính luôn luôn ca tụng thành quả của họ là thành công hơn, năng suất cao hơn, tiết kiệm nhiều hưn,..so với các lần chuyển vận trước. Ông Milstein, một nhân viên An Ninh báo cáo:'' Các kinh nghiệm học được trong các chuyến lưu đày người Karatchais và người Kalmouk đã giúp chúng ta giảm được con số toa xe lửa. Thay vì mỗi toa trước kia chở 40 người, nay có thể chở 45 người.Dưới con mắt của cơ quan An Ninh thì các cuộc di dân diễn ra rất thành công. Nhưng trên thực tế tình trạng của dân lưu đày trên các toa xe kinh hoàng như thế nào? Sau đây là lời khai của một vài người dân Tatare còn sống sót vào cuối thập niên 70: ' Phải mất 24 ngày, xe lửa mới chở dân lưu đày đến nhà ga Zeraboulak trong vùng Samarkand. Từ đó, người ta đüa chúng tôi về nông trường tập thể Pravda. Họ bắt chúng tôi phải sửa chửa các xe ngựa hư cũ lâu đời. Chúng tôi làm việc rất nặng và luôn luôn thiếu ăn. Nhiều người của chúng tôi lâu ngày kiệt sức. Họ đi đứng không được. Có 30 gia đình trong làng tôi bị đüa đến đây. Một số gia đình bây giờ chỉ còn sống một hay hai người. Những người khác chết vì đói hay đau bịnh..'' Một người khác kể lại:'' Trên các toa xe đóng kín, người ta chết vì đói và vì thiếu không khí để thở. Người ta lăn ra chết như con ruồi vì thiếu nước uống. Khi xe di chuyển qua các thôn làng, dân chúng chạy ra chửi bới chúng tôi. Họ gọi chúng tôi là những bọn phản quốc. Họ ném đá vào các toa xe, làm cho chúng tôi đâu đầu. Khi xe chúng tôi đến các cánh đồng cỏ ở Kazakhstan, họ mở cửa các toa xe và cho chúng tôi ăn các khẩu phần của quân đội nhưng không cho chúng tôi nước uống. Họ ra lịnh cho chúng tôi ném các xác người chết xuống lề đường, rồi cho xe chạy tiếp. Họ không cho chúng tôi chôn cất những người chết này..''Khi đến các vùng Kazakhstan, Kirghizie, Oubekistan, Siberie, dân lưu đày được phân chia vào các trung tâm lao động tập thể, các xí nghiệp. Các chi tiết về lao động, nhà cửa, ăn uống của dân lưu đày còn lưu lại trong các văn khố về việc '' di dân đặc biệt '' của các Goulag.Tháng 9 năm 1944, từ vùng Kirghizie cơ quan An Ninh gởi về trung ương một bản báo cáo cho biết trong số 31.000 gia đình lưu đày chỉ có 5.000 gia đình có được chỗ ở. Tại vùng Kameniski, chính quyền địa phương bắt ép 800 gia đình vào ở trong 18 căn nhà. Tính ra 50 gia đình phải sống lúc nhúc trong 1 căn nhà. Họ không nói kích thước của căn nhà. Ở nơi khác, như tại vùng Caucase, vì không đủ chỗ, trẻ em phải thay phiên nhau, một toán ngủ trong nhà và toán kia ngủ ngoài trời giữa mùa Đông giá lạnh.Tháng 11 năm 1944, một năm sau chiến dịch lưu đày dân Kalmouk, ông Beria gởi một văn thư đến Mikoian, thừa nhận: '' Các người Kalmouk sống trong điều kiện vệ sinh thiếu thốn và sự sinh sống cũng vô cùng khó khăn. Họ không có quần áo, giày dép..''Hai năm sau, một bản phúc trình khác ghi nhận chỉ còn có 30% dân Kalmouk còn có thể lao động được. Nhưng họ không thể đi làm việc vì thiếu giày dép. Vì không thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt, thiếu ăn, không nói và hiểu tiếng địa phương, cho nên lưu dân Kalmouk sống trong đau khổ. Vì xa nhà, vì đói kém, vì bệnh tật, vì không được huấn nghệ.. những người Kalmouk được coi như là những công nhân hạng tồi. Tình trạng dân lưu đày Kalmouk ở Siberie quá thê thảm. Đó là lời nhận xét của ông D.P. Piourveriev, cựu lãnh tụ Cộng Hòa Kalmoukie gởi về cho Staline. Họ đến đây chẳng mang theo dụng cụ để sinh sống nào cả. Họ là người gốc dân du mục. Họ không thể thích nghi với lối sống tập thể để trở thành người sản xuất, trở thành con người máy móc. Số lợi tức mà họ nhận được qua sức lao động không đủ để trả bù số tiền phạt vì họ làm hư máy móc.Chúng tôi đưa ra một vài con số tử vong của lưu dân để thấy được tình cảnh của họ.Tháng 5 năm 1946, một cuộc kiểm tra dân Kalmouk trong vùng. Chỉ còn có 70.360 so với ngày mới đến cách đây hai năm là 92.000 người. Cuộc kiểm tra ngày 1 tháng 7 năm 1944 có 35.750 gia đình người Tatare với tổng số 151.424 dân đến sống trong vùng Ouzbékistan. Rồi sáu tháng sau có 818 gia đìng với tổng số 16.000 người đến cư trú. Trong vùng Caucase, dân số lưu đày là 608.749. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 1948 có 146.892 nười chết. Như vậy tính ra cứ 4 người thì có một người chết. Trong khoảng thời gian này sinh ra thêm 28.120 trẻ em. Tại vùng Crimee, dân số ban đầu là 228.392 người. Sau 4 năm có 44.887 người chết và có thêm 6564 em bé ra đời.Số tử vong của trẻ em dưới 16 tuổi rất cao, chiếm 40% - 50%. Nhưng có tương lai nào cho các em bé còn sống sót không?Bốn năm sau, tức là vào năm 1948, chỉ có 12.000 trong số 89.000 trẻ em mới được đi học. Trường học chỉ dạy tiếng Nga, đó là thứ tiếng rất xa lạ đối với dân du mục Kalmouk. Các cuộc lưu đày vẫn cứ tiếp tục diễn ra trong khi chiến tranh đang mở rộng trên đất nước họ.Ngay sau khi kết thúc chiến dịch lưu đày dân Tatare ở bán đảo Crimee, ngày 29 tháng 5 năm 1944, Beria gởi một điện văn cho Staline, ông nói rằng Cơ quan An Ninh Nội Chính NKVD phải trục xuất dân Bảo Gia Lợi [ Bulgare], Hy Lạp và Armenie ra khỏi Crimee. Người Bảo Gia Lợi đã cung cấp bánh mì cho quân Đức Quốc Xã. Và họ cũng hợp tác với quân Đức truy lùng các toán Hồng Quân và du kích Nga đang hoạt động trong vùng..Người Hy Lạp thì làm ăn, buôn bán hàng hóa với người Đức. Người Armanie sống trong vùng Simferopol thì hợp tác với Đức do Tướng Dro, một người Armenie lãnh đạo. Tướng Dro cho thành lập các cơ sở lo về Tôn giáo, chính trị và thương mại. Theo Beria, tổ chức của Tướng Dro cũng cung cấp tiền bạc cho quân Đức và cũng thành lập một đạo quân người Armenie hợp tác với quân Đức.Bốn ngày sau đó, ngày 2 tháng 6 năm 1944, Staline ký một nghị quyết của Ủy ban quốc phòng ra lịnh trục xuất 37.000 dân Tatare, Bảo Gia Lợi, Hy Lạp và Armenie ra khỏi bán đảo Crimee. Và cũng như các cuộc chuyển dân của mấy lần trước, các toán người lưu đày được phân phối riêng rẽ về các vùng hẻo lánh. Tình Gouriev của Kazakstan nhận 7000 người; Tình Sverdlov nhận 10.000; tỉnh Molotov trong vùng Oural 10.000; tỉnh Kemerovo 6000 và tỉnh Bachkirie 4000 người. Ngày 27 và 28 tháng 6 năm 1944, một toán 41.854 người rời khỏi Crimee. Cho đến nay con số di dân đã đạt được 11% theo kế hoạch dự trù.Sau chiến dịch lùng bắt và lưu đày ở đảo Crimee, nhà nước Cộng sản mở chiến dịch lưu đày dân ở vùng biên giới lãnh thổ Georgie. Các cuộc hành quân tảo thanh được thực hiện có kế hoạch với chủ đề là chống lại các tổ chức gián điệp như Cộng sản đã làm vào những năm 1937-1938.Ngày 21 tháng 7 năm 1944, một nghị quyết của Ủy ban quốc phòng do Staline ký, đã ra lịnh cho lưu đày 86.000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ thuộc bộ lạc Meskhète, các người Kurde và các người thuộc sắc dân Khemchine đang sinh sống ở vùng biên giới Georgie.Nếu xét về địa hình, vùng này có nhiều núi non hiểm trở, là nơi định cư của các dân du mục thuộc Đế Quốc Ottomane từ trước năm 1918. Dân vùng này thường di chuyển qua lại dọc theo biên giới của Xô Viết và Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc hành quân lùng bắt các sắc dân này vì thế cần có nhiều thì giờ so vơi các nơi khác. Nó kéo đài từ ngày 15 đến đến ngày 25 tháng 9 năm 1944. Nhà nước huy động 14.000 nhân viên an ninh và trưng dụng 900 xe vận tại hiệu Studebaker do Mỹ chế tạo để người Nga mượn với mục đích là giúp chiến cụ cho đồng minh trong cuộc chiến chống quân Đức Quốc Xã. Ngày 28 tháng 11 năm 1944, Beria gởi cho Staline một bản phúc trình và bày tỏ hài lòng về công tác lưu đày 91.095 người hoàn tất trong vòng 10 ngày trong điều kiện vô cùng khó khăn. Trong số này, trẻ em dưới 16 tuồi chiếm 49%. Beria gọi họ là những điệp viên người Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì số đông họ sống ở gần biên giới và có liên hệ thân nhân trong nước Thổ. Họ thường đi buôn bán qua các vùng dọc theo biên giới, tổ chức chuyển người Nga qua Thổ và cung cấp tin tức về tình hình nước Nga cho chính quyền Thổ. Con số di dân đến vùng Kazakhstan và Kirghizie lên đến 94.955 người.Từ tháng 11 năm 1944 đến tháng 7 năm 1948 có 19.540 người Thổ gốc Meskhete, Kurde và Khemchine chết trong lúc lưu đày, tỉ lệ 21%.Với chính sách lưu đày dân thiểu số, con số người đi khẫn hoang vì thế tăng lên rất cao. Từ 1.200.000 người lên đến 2.500.000 người. Đối với các điền chủ, con số bị bắt lưu đày trước chiến tranh là 936.000 người đến tháng 5 năm 1945 chỉ còn lại 622.000 người.Đối với những gia đình có con ra mặt trận, nhà nước coi họ như là những công dân tự do, có nghĩa là không có tên trong danh sách đi khẫn hoang. Nhưng vì đang ở trong thời chiến cho nên họ cũng không được phép rời khỏi nơi họ đang sống. Cuộc sống của dân lưu đày lâm vào tình trạng khốn khổ nhất từ trước đến nay là ở vào những năm 1941-1942. Thiếu ăn, bịnh truyền nhiễm, thiếu vệ sinh, lao động quá mức là những gì những người tù lao động, gọi tắt là ZEK, phải chịu đựng hằng ngày. Ngoài ra, họ còn bị các tên điềm chỉ báo cáo gian để lấy điểm. Người nào bị chỉ điểm, là người đó sẽ bị tử hình. Vì sợ tù nhân và công nhân khẫn hoang rơi vào tay quân Đức, cho nên nhà nước Cộng Sản phải liên tục chuyển các trại về phía sau trước khi quân Đức tràn vào. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1941 có 210 trung tâm khẫn hoang, 135 khám đường và 27 trại lao động cưỡng bách với tổng số 700.000 người phải di chuyển về hướng Đông.Để ca tụng chính sách lao động khổ sai trong thời gian xảy ra cuộc chiến, lãnh tụ Bônsêvich, ông Nassedkine đã viết: '' Nói một cách chung chung, các cuộc di chuyển trại đã thực hiện rất tốt.. Vì thiếu phương tiện, cho nên các tội phạm phải đi bộ trên các lộ trình dài cả ngàn cây số..'' Làm sao tưởng tượng nổi sự thống khổ của những người tù lao động này.Trong những tuần lễ đầu của cuộc chiến, vì không đủ thì giờ để di chuyển, chính quyền đem họ ra xử bắn. Đó là trường hợp xảy ra ở vùng Tây Ukraine vào cuối tháng 6 năm 1941. Tại Lviv, Cơ quan An Ninh đã giết 10.000 người ; tại Loutsch 1200 người, tại Stanyslaviv 1500 người và tại Doubno, 500 người..Khi tiến chiếm thành phố Lviv, vùng Jitomir và Vinnitsa, quân Đức tìm thấy rất nhiều hầm chôn tập thể. Quân Đức dưới quyền chỉ huy của Sonderkom cho rằng thủ phạm của những hầm chôn này là người Do Thái gốc Nga, cho nên quân Đức Quốc Xã ra tay tàn sát những người Nga gốc Do Thái đang sống trong vùng này.Trong thời gian chiến tranh, những người tù không còn chỗ để nhốt. Họ bị nhốt trong các phòng chật chội từ 1,5 mét vuông cho mỗi người, giảm còn 0,7 mét vuông. Họ phải thay phiên nhau kẻ ngủ người thức. Chỉ có những người có công tác lao động nặng mới có giường riêng để ngủ. Năng lượng cho mỗi khẩu phần ăn giảm 65% calorie mỗi ngày so với tiêu chuẩn trước khi xảy ra chiến tranh. Riêng bịnh dịch tả đã làm cho 19.000 người chết trong năm 1941. Tổng số người chết là 109.000 chiếm 8% trong năm 1941. Qua năm 1942, con số người chết lên đến 18% tức là 249.000 người và trong năm 1943 con số người chết là 167.000, tỉ lệ 17%. Ngoài ra con số người chết vì bị hành quyết trong các khám đường hay trong các trại lao động khổ sai trong năm 1941 đến 1943 lên đến 600.000 người.Nếu không chết thì số phận của người còn sống cũng chẳng hơn gì người chết. Họ sống trong đau khổ và bị hành hạ, coi thường. Theo thống kê của các nhân viên quản trại, trong năm 1941 chỉ còn có 19% người đủ sức làm các công việc nặng; 17% làm các công việc bình thường và con số còn lại 63% được coi như tàn phế, không còn đủ sức để làm việc.Sau đây là bản phúc trình của viên vụ tá Ban Hành Động của trại lao động cưỡng bách Siblag viết ngày 2 tháng 11 năm 1941:'' Theo tin nhận được của Ban Hành Động thuộc cơ quan An Ninh Nội Chính vùng Novossibirsk, thì con số tử vong gia tăng ở các vùng Akhloursk, Kouznetsk và vùng Nossibirk Siblag.Lao động quá nặng, thời gian làm việc trong ngày quá dài, không được cung cấp lương thực, thiếu ăn, chăm sóc y tế quá tồi tệ là các nguyên nhân đã làm gia tăng người bịnh và từ đó gia tăng con số người chết. Chứng suy tim cũng là một trong những nguyên nhân.Nhiều người chết chỉ còn da bọc xương, óm yếu gầy mòn. Người khác chết vì bịnh truyền nhiễm do sự thuyên chuyển các công nhân mang bịnh, từ trung tâm phân phối chuyển qua các trại lao động khổ sai. Ngày 8 tháng 11 năm 1941, từ trung tâm phân phối Novossibirsk thuộc vùng Marinski có 539 phạm nhân gầy óm và trong người đầy chí rận cùng với 6 người chết chuyển về các trại lao động. Đêm 8 rạng ngày 9 tháng 11 có thêm 5 người trong toán này chết.Một số phạm nhân chuyển về trại khác thì người nào cũng đày chí rận và không một ai có quần áo lót trong người.Sau này người ta phát hiện các nhân viên y tế, hay các tù nhân được phái vào công tác y tế đã tìm cách phá hoại. Một nhân viên y tế của trại Ahjer thuộc vùng Taiginski đã bị kết án theo sắc luật 58-10 vì tội đã cùng với 4 người khác phá hoại công tác sản xuất của trại. Họ đã đưa các tù nhân đau yếu vào các khâu lao động quá nặng và không chịu săn sóc bịnh nhân đúng lúc, với mục đích là làm giảm chỉ tiêu sản xuất. Phụ tá Ban Hành Động của trại lao động cưỡng bách, Đại Uý lực lượng an ninh, Kogenman. ''Các bản báo cáo của nhân viên quản lý các trại về tình trạng suy yếu của các tù nhân để giảm thiểu công tác lao động, đã không làm giao động các cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất. Các cơ quan này vẫn tiếp tục ra lịnh cho các tù nhân bịnh yếu làm việc cho đến khi kiệt sức. Từ năm 1941 đến năm 1944, giá trị sản phẩm do sức lao động sản xuất gia tăng từ 9 đồng Rúp lên đến 21 đồng Rúp. Đó là gia trị trung bình một ngày lao động của tù nhân.Một số vài trăm ngàn tù nhân đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí thay cho các công nhân bị động viên ra chiến trường. Nhờ thế mà vai trò của các cam phạm trại lao động khổ sai này trở nên quan trọng. Theo ước lượng của các quản lý trại, tù nhân đã đóng góp một phần tư tổng số vũ khí, kim loại và sản phẩm hầm mỏ trên toàn quốc.Mặc dù các tù cải tạo lao động có nhiều hành động tốt, và hơn 95% tù lao động tham gia tích cực vào công tác thi đua lao động Xã hội chủ nghĩa, nhưng các biện pháp đàn áp vì lý do chính trị đối với tù nhân cũng không được gia giảm. Áp dụng điều luật 58 về việc trừng phạt các tù nhân chính trị do Trung Ương ban hành, cho dù tù nhân đã mãn hạn, họ vẫn còn bị giữ lại cho đến khi hết chiến tranh. Các quản lý trại nhốt biệt giam các tù nhân chính trị có liên quan đến các tổ chức của Trotski, các tổ chức thiên hữu, các toán gián điệp, khủng bố hay phản cách mạng. Rồi họ bị đưa về các vùng có khí hậu quá khắc khe như vùng Kolyma gần Bắc Băng Dương. Con số người chết hằng năm vì thế tăng lên 30%.Ngày 22 tháng 4 nhà nước ra lịnh cho thiết lập trại lao động khổ sai cưỡng bách gia tăng. Trại này còn có tên là trại tử thần. Bất kỳ tù nhân nào bị chuyển về trại này đều không có hy vọng sống sót. Tù nhân bị bắt buộc làm việc 12 tiếng đồng hồ trong một ngày trong các mỏ kim loại như mỏ vàng, mỏ chì, mỏ radium, mỏ than đá nằm trong vùng Kolyma và Vorkouta.Trong vòng 3 năm, từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 7 năm 1944, các toán đặc biệt đã gia tăng án phạm nhân lên đến 148.000 người. Trong số này có tới 10.858 tù nhân bị hành quyết, gồm có 208 người bị kết tội làm gián điệp, 4307 tội phá rối, 6016 tội âm mưu nổi loạn.Theo tin của Anh Ninh Nội Chính, có 603 tổ chức phản động của tù phạm bị phát hiện và phá vỡ. Điều này chứng tỏ công tác tốt của cơ quan an ninh. Nhờ đó, các toán an ninh này được gởi đi làm công tác khác như đi lùng bắt và lưu đày các tôi phạm. Trong suốt thời gian chiến tranh có rất nhiều vụ trốn trại và nổi loạn xảy ra trong các trung tâm lao động cưỡng bách.Và cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể. Sau khi thi hành điều luật ký ngày 2 tháng 7 năm 1941, đã có 577.000 các tù nhân có tội nhẹ như ăn cắp vặt, trốn làm việc,.. đã được phóng thích và được bổ xung vào các đơn vị Hồng Quân. Trong suốt thời kỳ chến tranh, đã có 1.068.000 tù nhân của các trại lao động cưỡng bách được ân xá qua được thu nhận vào quân đội, đưa ra chiến trường. Từ đó tù nhân trong các trại lao động khổ sai, trong các trung tâm khẫn hoang thưa dần. Chỉ còn lại các tù nhân lì lợm và trọng phạm. Tỉ lệ các tù phạm do sắc luật 58, bị kết án trên 8 năm tù đã giảm từ 27% đến 43%. Lúc đầu khi chiến tranh bùng nổ, con số tù gia tăng. Vào những năm 1944-1945, sau một thời gian tạm giảm xuống, còn số tù tại các trại lao động cưỡng bách bỗng nhiên gia tăng rất nhiều, trên 45% ở vào tháng giêm 1945 dến đầu năm 1946.Trước năm 1945, người ta chỉ biết mặt trái '' mạ vàng'' của cái mề đay Liên Bang Xô Viết. Cái vẻ vang thắng trận chỉ là sự che đăy sự tàn phá trong nước. Người ta không biết hoặc không muốn biết mặt trái của một sự thật được che giấu rất kỹ. Theo các tài liệu còn lưu lại cho ngơời ta thấy chính năm chiến thắng của Liên Xô cũng là năm truy lùng và bắt giam người cao độ nhất. Tuy có hoà bình với thế giới bên ngoài nhưng bên trong nước không gia giảm khủng bố, bắt bớ. Chính trong thời chiến đã làm gia giảm các cuộc kiểm soát lùng bắt. Cho nên trong năm 1945 khi chiến tranh chấm dứt, nhà nước mở lại các cuộc kiểm soát để sát nhập vào Liên Bang Xô Viết những vùng đất, những sắc dân trước đây vẫn còn sống ngoài vòng pháp luật của Liên Xô.Những vùng đất một thời thoát khỏi vùng kiểm soát của Liên Xô là các vùng đã bị sát nhập vào những năm 1939-1940. Như ba nước vùng Baltique, Vùng phía Tây Bielorussie, vùng Moldavie, vùng Tây Ukraine. Các vùng này một lần nữa bị sát nhập vào Liên Bang. Những cuộc chống đối chính sách Liên- Xô- hoá do các lực lượng quốc gia của các dân tộc tổ chức đã nổi lên và bị đàn áp thẳng tay. Ở vùng Tây Ukrine và tại ba nước Baltique, phong trào kháng chiến chống thuộc địa Nga nổi lên rất mạnh. Cuộc chiếm đóng đầu tiên xảy ra vào tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941. Hồng quân cho tổ chức một lực lượng quân đội chìm lấy tên là OUN: Tổ chức các sắc dân Ukraine. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thành viên của lực lượng này đã gia nhập vào quân Đức Quốc Xã, chiến đãu chống lại Cộng Sản Nga và chống lại người Do Thái.Vào tháng 7 năm 1944, khi Hồng Quân tái chiếm, tổ chức OUN trở thành Hội Đồng Tối Cao Giải Phóng nước Ukraine, lãnh tụ là ông Roman Choukhovitch. Ông ta đã từng là viên chỉ huy của lực lượng kháng chiến ngưới Ukraine UPA, với một số quân trên 20.000 người trong năm 1944.Vào ngày 31 tháng 3 năm 1944, Béria ra lịnh lùng bắt cho lưu đày đất cả thân nhân của các quân kháng chiến thuộc hai tổ chức OUN và UPA. Đã có 100.300 thường dân bị bắt lưu đày, mà đa số là đàn bà, người gìa và trẻ em, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1944. Đồng thời cũng có 37.000 kháng chiến quân bị bắt và bị đưa đi lao động khổ sai. Sau khi Giáo Chủ Chteheptitski của giáo hội Uniate của Ukraine qua đời, chính quyền Xô Viết bắt giáo hội này phải gia nhập vào Giáo Hội Cơ Đốc Chính Thống.Để phá huỷ các lực lượng chống lại chính sách Liên-Xô-hóa, các nhân viên An Ninh Nội Chính đích thân đến các trường học trong các vùng phía Tây Ukraine là vùng trước kia thuộc Ba Lan có khuynh hướng tư bản, điều tra danh sách học sinh và các sổ học bạ. Các học sinh giỏi đều bị bắt giam vì nhà cầm quyền Cộng Sản cho rằng chính các em học giỏi sẽ có khả năng chống đối chính sách của nhà nước. Theo bản phúc trình của viên phụ tá Beria là ông Koboulov, thì từ tháng 9 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945 cơ quan an ninh nội chính đã bắt trên 100.000 người vì tội đã hợp tác với quân Đức trong vùng phía Tây Bielorussie, được coi là vùng có nhiều phần tử chống chính quyền Xô Viết. Trong khoảng thời gian từ 1 tháng giêng đến 15 tháng 3 năm 1945, nhà nước mở 2257 chiến dịch lùng bắt trên lãnh thổ Lituanie. 6000 người bị hành quyết và 75.000 khác bị bắt. Trong năm 1945 có 38.000 thân nhân các người chống đối nhà nước bị trục xuất ra khỏi Lituanie. Chính vì vậy mà con số tù lao động khổ sai trong các trại tập trung gia tăng trong năm 1945. Tăng từ 140% đến 420%. Nhưng qua năm 1946, con số này lại hạ xuống một ít. Người gốc Ukrine giảm 23%, người gốc ba nước vùng Baltique giảm 6% so với các sắc dân khác trong Liên Bang Xô Viết.Một số tù nằm trong các trại thuộc các vùng do Hồng Quân giải phóng được đưa về các trại lao động khổ sai Goulag đã có từ năm 1941 cũng đã giải thích một phần nào con số tù gia tăng vào năm 1945. Các tù nhân này phần đông là các cựu tù binh bị tình nghi là làm tay sai cho quân Đức Quốc Xã trong thời chiến. Các trại này cũng tiếp nhận các thanh niên đến tuổi động viên đang sống trong các vùng Đức chiếm đóng. Nhà cầm quyền nghi ngờ các thành phần này đã tiêm nhiễm tư tưởng chống chính quyền Cộng Sản. Theo sổ sách chính thức, từ tháng giêng năm 1942 đến tháng 10 năm 1944 có tất cả 421.000 người bị bắt đưa vào trại thanh lọc.Khi tiến quân tái chiếm các vùng đất bị quân Đức Quốc Xã chiếm như vùng ba quốc gia ở eo biển Baltique, lãnh thổ Bulgarie [ Gia Bảo Lợi] và Romaie [Lỗ Ma Ni], Chính quyền Cộng Sản đã giải thoát hằng triệu quân Nga và các người lao công lưu đày. Công việc tổ chức hồi hương và làm thủ tục giải ngũ cho một số đông thường dân và quân lính đã tạo nên nhiều khó khăn cho nhà nước.Tháng 10 năm 1944, nhà nước Cộng Sản thành lập một Tổng Nha chuyên trách công tác hồi hương dưới quyền chỉ huy của Tướng Golikov. Ngày 11 tháng 11, Tướng Golikov họp báo và tuyên bố: '' Chính quyền Xô Viết rất lo âu về số phận của dân chúng chẳng may bị sống dưới ách nô lệ của Đức Quốc Xã. Họ đã được giải phóng và nay trở về trong vòng tay đón nhận của Tổ Quốc... Nhà nước đánh giá rằng những người này vì bị sức ép của quân Đức cho nên đã phải làm những điều chống lại chính quyền Xô Viết. Họ sẽ không chịu trách nhiệm những gì họ đã làm, nếu họ thật sự sẵn sàng thi hành bổn phận công dân khi họ trở về trong lòng Tổ Quốc.''Lời tuyên bố của Tướng Golikov đã được phổ biến rộng rãi và đã đánh lừa được Đồng Minh. Các nước Đồng Minh thi hành đúng các điều khoản của hội nghị Yalta và đã giúp Nga một cách nhiệt tình trong công tác hồi hương các công dân Xô Viết hiện đang sống ngoài Liên Bang. Theo thỏa ước Yalta, những người dân Xô Viết đã từng đầu quân và đang phục vụ trong quân đội Đức Quốc Xã và những người đã từng hợp tác với Đức đều bị cưỡng bách hồi hương. Dân chúng sống ngoài lãnh thổ Liên Bang cũng được chuyển về giao cho nhân viên An Ninh Nội Chính quản lý.Ba ngày sau khi kết thúc trận chiến, ngày 11 tháng 5 năm 1945, chính quyền Xô Viết ra lịnh thiết lập một trăm trại kiểm soát và thanh lọc. Mỗi trại có thể chứa 10.000 người. Tất cả tù binh chiến tranh đều phải qua sự kiểm soát của cơ quan SMERCH, một tổ chức đặc trách phản gián. Còn thường dân thì do cơ quan An Ninh Nội Chính thanh lọc.Trong vòng chín tháng, từ tháng 5 năm 1945 cho đến tháng hai năm 1946, có đến 4.200.000 dân và lính được chuyển về nước. Trong đó có 1.545.000 tù binh chiến tranh còn sống sót trong số 5.000.000 quân bị Đức bắt; 2.655.000 thường dân bị bắt lưu đày cộng thêm với con số thường dân bỏ trốn trong thời chiến tranh. Sau một thời gian kiểm tra và thanh lọc, nhà nước cho trẻ em và phụ nữ trở về quê quán. Con số này chiếm 57%. Một số quân nhân, 19% trở lại quân đội và cho đi trừng giới. 14% được bổ xung vào các đơn vị tái lập. Và còn lại 8%, lối chừng 360.000 người, bị chuyển vào các trại lao động khổ sai. Phần lớn số này bị ghép vào tội phản quốc và tuỳ theo nặng hay nhẹ, sẽ phải bị tù từ 10 năm đến 20 năm và bị đưa đi lao động khổ sai tại các trung tâm Goulag, đặt dưới quyền quản lý của An Ninh Nội Chính. Nhóm quân nhân, mệnh danh là nhóm Vlassovtsy là những quân nhân đã theo Tướng Andrei Vlassov chỉ huy quân đoàn II, đã bị quân Đức bắt làm tu binh vào tháng 7 năm 1942. Chính nhóm này có ý chống lại Staline và đã chấp nhận hợp tác với Đức để giải phóng Liên Bang Xô Viết. Tướng Vlassov đã thành lập Ủy Ban Quốc Gia Nga và kêu gọi một số quân nhân thành lập hai sư đoàn quân giải phóng Nga. Sau khi chiến tranh kết thúc, các nước Đồng Minh đã giao trả Tướng Vlassov và các sĩ quan cho Hồng Quân. Tất cả đều bị hành quyết. Quân lính của ông thì được hưởng luật ân xá được ban hành tháng 11 năm 1945. Họ bị đưa đi lưu đày trong 6 năm về các trại lao động ở vùng Siberi, vùng Kazakhstan và các vùng cực Bắc.Vào đầu năm 1946 đã có danh sách 148.079 người thuộc nhóm Vlassovtsy được Nha Quản Lý chuyển qua nơi khác để đi khẩn hoang, trực thuộc Bộ Nội Vụ. Cả ngàn hạ sĩ quan bị ghép vào tội phản quốc bì đày vào các trại lao động cưỡng bách chung thân.Trong năm chiến thắng này, tổng số các trại di dân đặc biệt, các trung tâm lao động cưỡng bách khổ sai, các trung tâm khẩn hoang đặc biệt, các trại kiểm soát và thanh lọc, các khám đường trên lãnh thổ Liên Bang Xô Viết đã đạt đến con số kỷ lục. Con số tù lên đến 5 triệu người. Thành tích con số tù vĩ đại này đã bị che mờ bởi các cuộc liên hoan mừng chiến thắng được nhà nước Cộng Sản tổ chức liên tục trên toàn lãnh thổ Xô Viết. Chính vào lúc này, hơn lúc nào hết, Liên Xô đã mê hoặc hàng triệu dân nước khác.Liên Bang Xô Viết đã trả một giá quá cao về con số người chết cho cuộc chiến thắng quân Đức Quốc Xã. Sự kiện này đã che giấu tính chất độc tài của Staline. Ở vào thời điểm đó, chiến thắng đã giúp cho chế độ vượt qua những nghi ngờ. Và ngày nay, các vụ án ở Mạc Tư Khoa và hiệp ước của Đức Quốc Xã ký kết với Liên Bang Xô Viết hồi tháng 8 năm 1938 đã trở thành dĩ vãng.