nh hãy giải thích tại sao Simon Kerslake thất bại trong cuộc bầu phiếu ngày hôm qua? Charles nhìn ông Trưởng ban Tổ chức Nghị viện từ bên này bàn. -Tôi không thể. – Anh nói. – Tôi vẫn phân phát tờ tuần báo “Phòng Tổ chức” cho anh ta giống như mọi người trong nhóm tôi. -Vậy thì điều này có nghĩa như thế nào? -Tôi nghĩ anh chàng tội nghiệp ấy đã tốn thời gian đi khắp nước để tìm một ghế cho cuộc bầu cử sắp tới. -Đấy không phải là lý do, - ông trưởng ban nói, - Nhiệm vụ của Nghị viện phải đứng hàng đầu, mọi Nghị viên đều rõ điều đó. Anh ta thất bại trong cuộc bầu phiếu vì một điều khoản hết sức quan trọng, trong khi mọi người khác của nhóm đều tỏ ra rất đáng tin. Có lẽ tôi phải nói chuyện với anh ta chăng? -Không nên đâu, theo tôi ông không nên làm chuyện này, - Charles nói, trong lòng ngại rằng giọng mình nghe có vẻ quá khẩn khoản. – Tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm của tôi. Tôi sẽ nói chuyện với anh ta và để ý để sự việc như này không lặp lại nữa. -Thôi được, Charles, nếu đây là cách mà anh muốn. Ơn Chúa, chuyện này không thể kéo dài lâu hơn nữa, và cái điều khoản ấy chẳng mấy chốc sẽ trở thành luật, mà chúng ta phải hết sức cẩn trọng về mọi điều khoản. Đảng Lao động biết quá rõ rằng nếu họ đánh bại chúng ta về một điều khoản trọng yếu nào đó, họ có thể nhấn chìm toàn bộ dự luật, mà nếu tôi bị thua về một trong những điều khoản đó do một cuộc bầu phiếu duy nhất, tôi sẽ cắt cổ Kerslake. Và cả bất cứ người nào chịu trách nhiệm nữa. -Tôi sẽ bảo đảm để anh ta biết được ý kiến của ông. – Charles nói. -Thái độ của Fiona như thế nào khi dạo này anh hay về muộn? – Ông trưởng ban hỏi, cuối cùng thì đã dịu lại. -Tốt lắm, rất quan tâm. Quả thực, vì ông vừa nhắc đến, tôi mới thấy chưa bao giờ cô ấy tử tế như bây giờ. -Tôi thì không thể nói rằng bà nhà tôi thích thú với “những trò ngớ ngẩn ấu trĩ” này, đấy là lời bà ấy mô tả về những buổi họp muộn liên tục của chúng ta. Tôi đã phải hứa sẽ đưa bà ấy đến Tây Ấn Độ vào mùa đông này để bù lại. Thế nhé, tôi để cho anh tự giải quyết với Kerslake. Cứng rắn vào, Charles. -Norman Edward? – Raymond nhắc lại không tin vào tai mình. – Tổng thư ký của Nghiệp đoàn xe tải hay sao? -Đúng vậy, - Fred Raymond vừa nói, vừa đứng dậy ra khỏi bàn làm việc của mình. -Nhưng ông ta đã đốt cháy cuốn “Đủ việc là bằng mọi giá” trong đám lửa hội trước mặt tất cả các nhà báo mà ông ta đã đặt tay lên bàn để thề sẽ chứng kiến ngọn lửa thiêu kia mà. -Tôi biết, - Fred nói, vừa cất lại bức thư vào tủ đựng tài liệu. – Tôi chỉ là người quản lý cuộc vận động của ông thôi. Tôi không phải ở đây để giải thích những điều bí ẩn của thế giới. - Ông ta muốn gặp tôi khi nào? – Raymond hỏi. - Càng nhanh càng tốt. - Tốt hơn, anh thử hỏi xem liệu ông ta có thể tới nhà tôi uống một chút gì đó vào lúc sáu giờ hay không? Raymond đã phải trải qua những giờ nặng nề trong văn phòng vào ngày thứ Bảy và chỉ đủ thời gian vớ lấy cái bánh Sandwich ở quán rượu trước khi đi xem trận đấu bóng giữa Leeds và Liverpool. Mặc dù anh chẳng bao giờ quan tâm đến bóng đá, nhưng bây giờ cứ hai tuần một lần anh thường xuyên ngồi ở khoang của người điều hành trước con mắt của toàn bộ cử tri. Trong khi ủng hộ đội bóng đá địa phương của mình, anh đã bắn một mũi tên trúng hàng ngàn đích. Anh cẩn thận dùng lại cái giọng Yorkshine xưa kia của mình mỗi khi nói chuyện với đám thanh niên trong phòng thay quần áo sau trận đấu, mà không phải bằng giọng mà anh thường dùng để trình bày với thẩm phán của tòa trong tuần làm việc. Leeds thắng với tỷ số 3-2, sau trận bóng, Raymond cùng những người điều khiển vào phòng lãnh đạo uống mừng và gần như quên mất cuộc gặp với Norman Edward. Joyce đang ở trong vườn và chỉ cho người lãnh đạo nghiệp đoàn những bông hoa tuyết đầu mùa của mình thì Raymond về nhà. - Xin lỗi tôi đã về muộn, - anh nói to vừa treo cái khăn quàng cổ vàng pha đen của mình lên mắc. – Tôi vừa xem trận bóng địa phương. - Đội nào thắng? - Dĩ nhiên Leeds. Nào mời anh vào nhà, ta làm cốc bia. – Raymond nói. - Tôi thích Vodka hơn. Hai người đàn ông vào nhà trong khi Joyce vẫn tiếp tục làm vườn. - Thế đấy, - Raymond vừa nói, vừa rót cho khách một ly Smironoff. – Điều gì khiến anh mất cả đường dài từ Liverpool tới đây nếu như không phải vì bóng đá? Có lẽ anh muốn một cuốn khác của tôi đề tặng để cho buổi lửa hội tiếp theo hay sao? - Đừng gây rắc rối cho tôi, Ray. Tôi đi cả chặng đường đến đây chỉ vì tôi cần anh giúp đỡ, đơn giản vậy thôi. - Tôi sẵn sàng nghe anh đây, Raymond nói, không một lời nào về cách gọi tắt tên mình. - Hôm qua, chúng tôi có cuộc gặp toàn bộ thành viên với ủy ban vì mục đích chung, và một trong những người anh em đã phát hiện một điều khoản về Dự luật Thị trường Chung có thể loại chúng ta khỏi trò chơi. Nếu dự luật này mà được Nghị viện thông qua thì mấy anh chàng của tôi sẽ gay go đấy. - Đúng vậy. – Raymond nói. – Tôi có thể thấy điều này. Thực tế, tôi ngạc nhiên là người ta đã để cho vấn đề này đi quá xa. Raymond nghiên cứu kỹ từng lời của dự luật trong khi Edward rót cho mình một ly Vodka khác. - Vậy anh cho việc này sẽ tăng thêm bao nhiêu chi phí? – Raymond hỏi. - Tôi sẽ nói cho anh biết, đủ để làm cho chúng ta không còn cạnh tranh với nhau, đây là cái giá phải trả, người lãnh đạo nghiệp đoàn trả lời. - Đã rõ điểm này, - Raymond nói. - Còn bây giờ, điều mà ủy ban chúng tôi muốn biết liệu anh có sẵn lòng bảo vệ cho điều khoản vì chúng tôi tại Hạ viện không? Nhất là khi chúng tôi chẳng có gì nhiều để trả công cho anh - Edward nói. - Tôi tin chắc các anh sẽ trả ơn tôi được sau này. – Raymond đáp. Vậy là đã thỏa thuận rồi, - Edward nói, ngón tay trỏ sờ lên một cánh mũi. – Sau đây tôi phải làm gì? - Anh quay về Liverpool và hy vọng là tôi cũng tử tế như anh vẫn nghĩ. - Cái anh chàng chết tiệt ấy lại trượt một chân. Nghị viên phụ trách những vấn đề quan trọng nữa rồi, Charles. Đây sẽ là lần cuối cùng để anh bảo vệ anh ta. - Chuyện này sẽ không xảy ra nữa đâu, - Charles hứa hẹn với giọng đầy thuyết phục. - Anh rất trung thành với anh ta, - ông Trưởng ban Tổ chức nói. – Nhưng lần sau tôi sẽ tự gặp Kerslake và hỏi cho ra nhẽ. - Chuyện này nhất định sẽ không xảy ra nữa đâu, - Charles nhắc lại. - Ừm, - ông trưởng ban nói. – Vấn đề tiếp theo là tuần sau chúng ta phải chú ý đến những điều khoản nào về dự luật Thị trường chung hay không? - Vâng, - Charles đáp. – Đó là điều khoản về Nghiệp đoàn vận tải mà Raymond Gould đang đấu tranh. Anh ta đã xử xuất sắc cho một vụ kiện, và được tất cả mọi người phe anh ta cùng như một nửa số người của chúng ta ủng hộ. - Anh ta đâu phải là Nghị sĩ Quốc hội được tài trợ của Nghiệp đoàn Vận tải. – Ông trưởng ban nói, cảm thấy ngạc nhiên. - Đúng vậy, các nghiệp đoàn rõ ràng cảm thấy Tom Carson không giúp gì được cho hoạt động của mình, mà anh ta là một tay điên rồ bất thình lình bị coi thường. - Họ thật khôn ngoan mà chọn Gould. Mỗi lần nghe anh ta nói, tôi thấy anh ta càng hoàn thiện kỹ năng này. Mà chẳng ai có thể bắt bẻ được anh ta về luật pháp. - Thế thì chúng ta nên chuẩn bị sẵn tinh thần là chúng ta sẽ thua về điều khoản này sao? – Charles hỏi, giọng có vẻ nản lòng. - Không đời nào. Chúng ta sẽ soạn thảo lại cái điều khoản chết tiệt này để cho nó được dễ dàng chấp nhận và được coi dễ động lòng trắc ẩn. Bây giờ không phải quá muộn để trở thành người bảo vệ cho các quyền lợi của nghiệp đoàn. Bằng cách này, chúng ta sẽ ngăn không để Gould giành hết lòng tin. Tôi sẽ nói chuyện với Thủ tướng tối nay – và đừng quên những gì tôi nói về Kerslake đấy. Charles quay về văn phòng và hiểu rằng anh sẽ phải cẩn thận hơn để nói với Simon Kerslake khi các điều khoản về Thị trường chung được đưa ra bầu phiếu. Anh ngờ rằng anh đã lái việc này đi quá xa so với khả năng của mình vào thời điểm ấy. - Cùng với hay không cùng với nhân viên nhà nước? – Simon hỏi khi Raymond bước vào văn phòng của anh. - Không cùng nhân viên nhà nước. - Được thôi, - Simon nói và ấn vào nút trên máy bộ đàm. – Tôi không muốn bị làm phiền khi đang họp với ông Gould. – Anh nói rồi chỉ cho đồng nghiệp tới chỗ ngồi tiện nghi. Từ trước tới nayinh nghiệm khéo léo che giấu được tình cảm thật của họ. - Chồng cô đang quan tâm đến gì vậy? – Một vài người muốn điều tra. - Rất nhiều sự quan tâm tới cuộc vận động tranh cử và hy vọng vào việc quay trở lại chính phủ. Fiona nói một mạch câu trả lời. - Còn Lady Fiona thân yêu như thế nào rồi? – Charles cũng liên tục bị hỏi. - Không bao giờ tốt hơn khi cô ấy giúp đỡ công việc vận động bầu cử. Đó là câu trả lời của anh. Vào những ngày Chủ nhật, anh đọc diễn văn ở nhà thờ này tới nhà thờ khác với sự tự tin, còn cô hát bài “Chiến đấu một cuộc chiến tốt đẹp”, với một giọng nữ trầm rõ ràng. Mọi yêu cầu cho một khu vực cử tri nông thôn tương đối khác với những yêu cầu ở thành thị. Mỗi một làng, dù là nhỏ đều chờ nghị sĩ đến thăm họ và gọi lại tên các vị chủ tịch địa phương. Nhưng sự thay đổi tinh tế đã được thay thế. Fiona không còn thầm thì những tên gọi vào tai Charles nữa, và Charles cũng không quay lại hỏi những lời khuyên của cô nữa. Trong chiến dịch tranh cử, Charles có thể khoanh các nhà nhiếp ảnh của báo địa phương lại để biết được những sự kiện mà nhà xuất bản đề xuất để anh làm việc trong ngày. Với danh sách địa điểm và thời gian trong tay, Charles có thể tới từng nơi trước người chụp ảnh vài phút. Ứng cử viên đảng Lao động chính thức phàn nàn tới nhà xuất bản báo địa phương rằng ảnh của Charles chưa bao giờ vắng mặt trên các tờ báo. -Nếu ngài có những chức năng này chúng tôi sẽ rất sung sướng đăng bức ảnh của ngài. – Người biên tập trả lời. -Nhưng họ chưa khi nào mời tôi cả. - Ứng cử viên đảng Lao động kêu lên. Họ cũng không mời cả Hampton nữa, người biên tập cũng muốn nói thế, nhưng ông ấy bằng cách nào đó vẫn có ở đây. Chưa khi nào trong ý nghĩ của người chủ bút lại rời xa suy nghĩ rằng ông chủ nhà báo của ông là một người quý tộc Bảo thủ, nhưng ông đã kịp giữ mồm. Vào những ngày chuẩn bị cho cuộc bầu cử, Charles và Fiona mở các cửa hàng từ thiện, tham gia các bữa ăn, tổ chức các cuộc xổ số từ thiện và chỉ bớt chút thời gian để hôn các con. Có lần, khi Fiona hỏi, Charles đã công nhận rằng anh hy vọng được tiến cử vào chức bộ Ngoại giao. Vào ngày cuối cùng của tháng Hai, họ im lặng mặc quần áo và đi tới bỏ phiếu. Những nhà nhiếp ảnh đã đợi sẵn ở bậc cửa để chụp ảnh họ. Họ đứng sát gần kề nhau nhiều hơn so với những tuần vừa qua và trông như một cặp vợ chồng thật hạnh phúc. Anh mặc bộ véc đen và cô mang chiếc váy tối màu. Charles biết rằng bức ảnh này sẽ là bức ảnh chính đăng trên trang đầu của tờ Sussex Gazette ngày mai, cũng như anh tin chắc rằng ứng cử viên của đảng Lao động sẽ chỉ được nhắc tới trên một nửa cột ở trang sau, không xa những tin tức cáo phó là mấy. Charles đoán trước rằng vào lúc anh tới Tòa thị chính thì đa số của Đảng bảo thủ đã được hầu như chắc chắn.Nhưng điều đó không như vậy, và đến rạng sáng ngày thứ Sáu kết quả vẫn còn đang treo ở trên cao. Edward Heath không thừa nhận khi được tiên báo trước rằng ông có thể thua vì không đủ đa số phiếu ông cần. Charles đi quanh Tòa thị chính suốt cả ngày với một sự bối rối trên mặt. Chồng phiếu mỏng lúc đầu cứ lớn dần lên và cũng rõ ràng anh sẽ được một ghế với phiếu ít nhất anh thường có? – Anh chưa khi nào có thể nhớ chính xác con số được. Nhưng vào ngày xúc tiến càng khó có thể đánh giá lời phán quyết của đất nước. Kết quả cuối cùng đến từ Bắc Ireland muộn hơn. Bốn giờ chiều ngày hôm đó người bình luận viên của đài BBC đã tuyên bố số phiều. Ted Heath mời lãnh tụ đảng Tự do nói chuyện với ông tại phố Downing với hi vọng có thể hình thành được một sự liên minh. Những người Tự do yêu cầu một lời hứa chắc chắn về sự cải cách luật bầu cử nhằm giúp đỡ các đảng nhỏ. Heath biết rằng không khi nào ông được những ghế sau của ông giúp. Vào sáng thứ Hai, tại phòng khách của điện Buckingham ông đã nói với Nữ Hoàng rằng ông không có khả năng để thành lập một chính phủ. Nữ hoàng mời lãnh tụ đảng lao động, ông Harold Wilson, và ông này đã lái xe đến phố Downing vào cửa trước nhận nhiệm vụ. Heath ra về bằng cửa sau. Vào trưa ngày thứ Ba, khi các thành viên sau khi được xem vở kịch đã hạ màn, đều đã quay trở lại London. Raymond đã tăng được số phiếu bầu đã số của anh và hy vọng Thủ tướng đã quên đơn xin từ chức của anh và sẽ đề nghị anh một công việc mới. Charles vẫn còn không còn thông tin vào số phiếu bầu chính xác của mình đã thu được, lái xe trở về London và cam chịu quay lại phe Đối lập. Chỉ còn một sự bù đắp là anh có thể được phục hồi ở hội đồng quản trị ngân hàng Hampton, ở đó những kiến thức anh đã thu được trong thời gian là Bộ trưởng bộ Công nghiệp và thương mại sẽ có giá trị. Simon rời khỏi phòng bộ Nội Vụ vào mùng 1 tháng Ba, 1974. Ronnie Nethercote mời anh trở về ngay hội đồng của Nethercote và Công ty với mức lương năm nghìn bẳng một năm, làm cho đến cả Elizabeth cũng phải công nhận đó là một cử chỉ thật hào phòng. Cũng có một điều chút ít có ảnh hưởng đến tinh thần của Simon.Đó là chiếc hộp rỗng màu đỏ mà anh đã sử dụng gần mười năm khi là thành viên của Nghị viện. Simon đã đi từ phòng này sang phòng khác để chào tạm biệt, đầu tiên là những nhân viên dân sự lâu niên, sau đó đến các cán bộ trẻ, cho đến khi chỉ còn lại những nhân viên vệ sinh. Tất cả đề chắc chắn rằng anh sẽ nhanh chóng quay trở lại.