PHẦN MỘT
Dân biểu (1964 – 1966)
Chương 1

    
ếu Charles Gurney Hampton chào đời sớm hơn chín phút chắc là anh đã trở thành một bá tước và thừa hưởng một lâu đài ở Scotland, hai mươi hai nghìn mẫu [[ii]] đất ở Somerset [[iii]] và một ngân hàng Thương mại phát đạt ở London.
Phải mất mấy năm sau cậu bé Charles mới hiểu được ý nghĩa đầy đủ về việc đến đích thứ hai trong cuộc chạy đua đầu tiên của đời mình.
Người anh song sinh với cậu, Rupert sống sót qua cuộc thử thách này, và trong những năm kế tiếp chẳng những ốm đau mà còn bị thêm bệnh ban đỏ, bệnh bạch cầu và bệnh viêm màng não, khiến cho mẹ cậu, bà Hampton, luôn luôn lo sợ không qua khỏi.
Charles thì trái hẳn lại vẫn tồn tại và đã thừa hưởng tham vọng của dòng họ Hampton đối với cả người anh và bản thân cậu. Chỉ ít năm sau những người có cơ hội tiếp xúc với hai anh em lần đầu tiên đã tưởng lầm Charles là người thừa kế tước vị bá tước.
Suốt những năm dài, cha của Charles hết sức cố gắng khám phá một điều gì đó mà Rupert có thể vượt trội hơn cậu – và ông đã thất bại. Khi lên tám, cả hai cậu vào trường Sơ cấp tư [[iv]] ở Summerfields, nơi đây nhiều thế hệ của dòng họ Hampton đã từng được chuẩn bị cho những khuôn khổ khắc nghiệt của Eton [[v]].
Trong tháng đầu tiên ở trường Charles đã được bầu làm lớp trưởng, và không một ai cản trở tiến bộ của cậu trên đường trở thành Trưởng khối học sinh ở lứa tuổi mười hai, vào thời gian đó Rupert đã bị xem là “cậu em Hampton”. Cả hai cậu bé tiếp tục vào Eton, nơi đây trong học kỳ đầu tiên Charles đã đánh bại Rupert với từng môn học, chèo xuồng nhanh hơn cậu anh trên sông và gần như đánh chết cậu anh trong lúc đấu quyền Anh.
Năm 1947, khi ông nội của hai cậu, vị Bá tước thứ mười ba của Bridgewater, cuối cùng qua đời, cậu bé Rupert mười sáu tuổi trở thành Tử tước Hampton trong lúc Charles thừa hưởng một tước hiệu vô nghĩa.
Honorable Charles Hampton thường tức giận mỗi lần nghe cậu anh của mình được nhiều người lạ thưa gọi một cách cung kính: “Ông chủ”.
Ở Eton, Charles vẫn tiếp tục xuất sắc và kết thúc những ngày ở trường với chức Chủ tịch câu lạc bộ Pop độc đáo ở Eton trước khi được đề nghị một chỗ ở Christ Church, Oxford, để học lịch sử. Rupert cũng học qua những năm tương tự nhưng không đạt được một bảng danh dự nào. Tới tuổi mười tám vị tử tước trẻ quay trở về sản nghiệp của gia đình ở Somerset để trải qua phần còn lại của đời mình với tư cách một địa chủ. Không một ai được thừa hưởng hai mươi hai nghìn mẫu đất mà lại bị xem là một nông dân.
Ở Oxford, Charles, thoát khỏi cái bóng của Rupert, tiến bộ với dáng vẻ của một người nhận thấy trường đại học có một điều gì đó buồn chán. Anh thường trải qua những ngày trong tuần đọc lịch sử các mối quan hệ, và những ngày cuối tuần các bữa tiệc ở nhà hoặc đi săn bằng ngựa. Vì không ai gợi ý rằng Rupert sẽ bước vào thế giới tài chính, người ta đoán rằng ngay sau khi Charles tốt nghiệp Oxford, anh sẽ kế tục cha anh tại Ngân hàng của dòng họ Hampton, đầu tiên với tư cách một viên giám đốc rồi lên chức Chủ tịch – mặc dầu chính Rupert sẽ là người cuối cùng thừa hưởng số cổ phần của gia đình.
Tuy nhiên, điều phỏng đoán này đã thay đổi khi một buổi tối Honorable Charles Hampton bị lôi kéo tới Oxford Union, cô ta đã yêu cầu anh đến nghe Sir Winston Churchil [[vi]] xuất hiện trước công chúng để thảo luận chủ đề: “Tôi thà làm một thường dân hơn là một người quý tộc”.
Charles ngồi ở phía sau một gian đại sảnh đông nghẹt những sinh viên đầy nhiệt huyết như bị mê hoặc bởi bài phát biểu của nhà lãnh tụ. Anh đã không bao giờ rời mắt dù chỉ một lần khỏi vị lãnh đạo chiến tranh vĩ đại trong suốt bài diễn văn vừa hóm hỉnh vừa hùng hồn của ông, mặc dầu điều vẫn lướt qua tâm trí anh là sự nhận thức rằng, nếu không có một sự tình cờ về việc ra đời, Churchil chắc đã là vị Công tước Marlborough. Đây là một con người đã chi phối sân khấu thế giới trong ba thập kỷ rồi sau đó gạt bỏ mọi vinh dự kế truyền mà một đất nước chịu ơn có thể ban tặng, kể cả tước vị Công tước London.
Charles không bao giờ tự cho phép mình đề cập tới tước vị của anh nữa. Kể từ lúc đó, tham vọng tột bực của anh không phải chỉ là các tước vị.
Một sinh viên khác lắng nghe Churchil đêm hôm ấy cũng đang suy xét tương lai của chính mình. Nhưng anh không quan tâm những lời lẽ nhồi nhét như các bạn của anh ở cuối gian đại sảnh đông đúc. Chàng thanh niên cao lớn mặc áo khoác dài và mang cà vạt trắng ngồi một mình trong một chiếc ghế rộng lớn trên bục cao, vì anh chính là Chủ tịch của Oxford Union. Dáng dấp đẹp trai một cách tự nhiên của anh không liên quan tới việc tuyển cử bởi vì phụ nữ vẫn còn không thể trở thành Hội viên.
Simon Kerslake không có được các lợi thế của Charles Hampton, là con trai độc nhất của một luật sư gia đình, anh đã hiểu được cha anh đã phải tự hạn chế như thế nào để đảm bảo cho con trai của mình phải luôn được học trong trường công ở địa phương. Cha anh đã qua đời trong lúc mẹ anh đang học năm cuối ở trường, để lại cho mẹ anh một khoản trợ cấp hàng năm thật nhỏ và một đồng hồ treo tường tuyệt đẹp của ông nội Mackinley. Mẹ của Simon bán chiếc đồng hồ một tuần sau đám tang để cho con trai bà có thể hoàn tất năm học cuối cùng với tất cả những món “phụ phí” mà các học sinh khác cho là đương nhiên. Bà cũng hy vọng rằng điều đó sẽ giúp Simon có cơ may tiếp tục lên đại học.
Từ ngày đầu tiên biết đi, Simon vẫn luôn luôn muốn vượt xa những cậu bé cùng tuổi. Người Mỹ chắc sẽ mô tả cậu như một kẻ “thành đạt”, trong lúc nhiều người nghĩ về cậu như một kẻ huênh hoang, hoặc thậm chí ngạo mạn, theo bản tính ganh tị của họ. Trong học kỳ cuối cùng của cậu ở Lancing, Simon đã bị mất chức Trưởng trường, và mãi mãi nhận thấy mình không thể tha thứ cho ông hiệu trưởng về sự thiếu lo xa của ông. Sau đó trong năm ấy, cậu hụt mất một chỗ ở trường Đại học Magdalen của Oxford. Đó là một quyết định mà Simon không muốn chấp nhận.
Trong cùng chuyến thư đó, trường Đại học Durham tặng anh một học bổng mà anh đã viết thư từ chối “Các Thủ tướng tương lai không ai lại học ở Durham”. Anh thông báo với mẹ.
Còn Cambridge thì sao? – Mẹ anh nhẹ nhàng hỏi.
Không có truyền thống chính trị, Simon đáp.
Nhưng nếu không có may mắn được một chỗ ở Oxford, chắc là…?
Đó không phải là điều con nói, mẹ à, - chàng thanh niên trả lời. – Con sẽ là một sinh viên tại Oxford vào ngày đầu tiên của học kỳ.
Sau mười tám năm thắng lợi viển vông, bà Kerslake đã rút kinh nghiệm nên ngừng hỏi con: “Làm sao con xoay xở được việc đó?”.
Mười bốn ngày trước khi bắt đầu kỳ nghỉ lễ Noel tại Oxford, Simon đăng ký ở trong một nhà khách nhỏ chỉ cách đường Iffley một khoảng. Trên một cái bàn được kê bằng một bộ ngựa gỗ trong góc phòng trọ mà anh định sử dụng lâu dài, anh viết ra một danh sách tất cả các trường Đại học ở Oxford, rồi chia chúng thành năm cột, dự tính sẽ đến ba trường mỗi buổi sáng và ba trường mỗi buổi chiều cho đến khi câu hỏi của anh đã được trả lời một cách rõ ràng bởi một thầy trợ giáo nội trú phụ trách tiếp nhận: “ Năm nay trường có tiếp nhận sinh viên năm thứ nhất nào mà lúc này vẫn không thể đến trình diện hay không?”.
Vào buổi chiều ngày thứ bốn, ngay khi mối nghi ngờ đang bắt đầu phát sinh và Simon đang tự hỏi phải chăng xét cho cùng anh sẽ phải đi đến Cambridge tuần tới, nơi anh vừa nhận được giấy gọi nhập học đầu tiên.
Vị trợ giáo phụ trách tiếp nhận ở trường Đại học Worcester nhấc cặp kính khỏi chóp mũi và chăm chú nhìn lên cậu thanh niên cao lớn có mớ tóc đen xõa trên trán. Cặp mắt nâu cuồng nhiệt của cậu thanh niên vẫn không rời khỏi vị trợ giáo. Alan Brown là vị trợ giáo thứ hai mươi hai mà Simon Kerslake đã tìm đến trong bốn ngày.
Có, ông trả lời. – Đã có một chuyện đau buồn xảy đến: một em ở trường Trung học Nottingham, đã được nhận vào học ở đây, vừa chết trong một tai nạn xe gắn máy tháng trước.
Anh ấy đã định học lớp… môn nào, thưa thầy? – Simon hỏi với giọng ngập ngừng một cách khác thường.
Anh cầu nguyện đó không phải là hóa học, kiến trúc hoặc văn học cổ điển. Alan Brown xem qua tập hồ sơ trên bàn, rõ ràng thích thú với trò đối chất nhỏ này. Ông nhìn kỹ vào một tấm thẻ trước mặt ông.
- Lịch sử, - ông thông báo.
Nhịp tim của Simon chợt lên tới một trăm hai mươi.
- Em vừa hụt mỗ chỗ ở Magdalen để học chính trị, triết học và kinh tế, - anh nói. – Thầy có thể cho em thế vào chỗ trống đó không ạ?
Ông già không thể che giấu một nụ cười. Trong hai mươi bốn năm qua, ông chưa bao giờ nghe thấy một đề nghị như thế.
- Tên họ của em là gì? – Ông vừa nói vừa đeo lại kính tựa hồ công việc nghiêm túc của cuộc gặp gỡ lúc này đã bắt đầu.
- Simon John Kerslake.
Tiến sĩ Brown liền nhấc máy điện thoại bên cạnh ông v&ờ đợi Alec Pimkin. Một vài đồng nghiệp của anh còn bảy tỏ sự ngạc nhiên vì anh cũng biết người thứ nhất và người thứ hai. Do những kết luận rằng những người ủng hộ Pimkin đều là những người có thể ủng hộ Charles, điều này như một làn gió thổi vào trường hợp của anh, dù cho hầu hết các nhà tiên đoán chính trị đều nghi ngờ, liệu Pimkin có thể thu góp được bảy hoặc tám từ 217 phiếu bầu được phát ra không.
Charles cầu xin Pimkin rút lui, nhưng anh bướng bỉnh từ chối. Anh thú nhận với Fiona rằng anh luôn mong được tận hưởng niềm vui sướng với giây phút đăng quang của mình. Anh tổ chức các cuộc họp báo tại Nghị viện, các cuộc phỏng vấn không ngừng trên tivi, radio và báo chí Quốc gia, và lần đầu tiên trong cuộc đời anh thấy mình nhận được tương đối nhiều sự chú ý chính trị kể từ cuộc tranh luận về thị trường tại Nghị viện. Anh còn thích thú với bức tranh đăng trên Daily Telegraph về ba ứng cử viên trên vạch xuất phát. Charles được vẽ như một hạt đậu có sọc, Simon trông giống như một hạt đậu nhảy nhót và Alee đang lạch bạch ở đằng sau hai người một quãng dài. Nhưng Alexander Daglish vẫn nghi ngờ điều gì đã khiến cho Pimkin đặt tên mình lên chỗ đầu của danh sách.
- Phe đa số của tôi ở Littlechampton đã tụt từ 12 nghìn xuống 3 nghìn 200 từ khi tôi là người đầu tiên được chọn, thẳng thắn thì những người đảng Xã hội Dân chủ có ít sự an ủi để kết thúc hơn.
- Nhưng anh có thể thu được bao nhiêu phiếu bầu? – Fiona hỏi.
- Nhiều hơn là số những bọn say bét này nghĩ, tôi có chín phiếu bầu như chắc ngoài phiếu của chính mình và có thể kết thúc với 15 phiếu.
- Sao nhiều thế? – Fiona hỏi và ngay lập tức nhận ra sự không khéo léo của câu hỏi.
- Bạn thân mến, đơn giản là con người. – Pimkin trả lời – có một số đảng viên trong Đảng ta không quan tâm đến người lãnh đạo. Có thể giai cấp trung lưu đề cao một anh học trò nhỏ trường công, hoặc nhà quý tộc, một người đua đòi ngạo nghễ. Bằng cách bầu cho tôi, họ thể hiện rất rõ ràng sự chống đối của họ.
- Nhưng không phải như thế là anh sẽ rất vô trách nhiệm sao? – Fiona nói và cảm thấy chán ngán với kiểu “đơn giản” đó.
- Có thể là sẽ vô trách nhiệm, nhưng cô không tưởng tượng được tôi đã nhận được biết bao lời mời trong vài ngày cuối này và sẽ còn tiếp tục ít nhất là một năm nữa sau khi kết thúc cuộc bầu cử.
Vào ngày thứ ba trước cuộc bầu cử lãnh đạo, nghị viện đầy ắp những câu hỏi tới ngài Chủ tịch. Raymond và Charles vẫn tiếp tục các cuộc tranh luận thường lệ. Charles đã vượt nhẹ lên trên, vì anh không phải là Bộ trưởng bộ Tài chính, tất cả mọi điều Simon có thể làm là ngồi gác chân lên bàn nghe Charles tính điểm.
Tom Carson rất lo lắng khi vào phần phụ của bất kỳ một câu hỏi tài chính nào có trên giấy tờ yêu cầu. Giữa khoảng thời gian từ 2:30 đến 3:05 anh đã phải ra khỏi chỗ của mình tới 12 lần. Ngài Chủ tịch gọi anh vì một vấn đề vô thưởng vô hại về lợi nhuận may mắn bất thường.
Với những câu hỏi mới được bắt đầu của Thủ tướng, Carson đối mặt với một Nghị viện đông chặt và một khu vực dành cho giới báo chí đầy ắp. Anh ngừng lại một vài phút trước khi đọc vấn đề của mình: “ Sự đối xử của người bạn cánh hữu đối với người đầu tư một bảng vào công ty như thế nào, và nếu sau năm năm anh ta sẽ nhận một tấm séc 300 nghìn bảng mặc dù anh ta không ở trong ban Giám đốc hay thể hiện bằng cách nào đó sự tham gia của mình vào công ty đó?”.
Raymond không hiểu, anh không có một khái niệm gì về điều Carson đang nói. Anh cũng không nhận ra rằng mặt Simon Kerslake trở nên trắng bệch.
Raymond đứng dậy và đi tới bục phát biểu. “Tôi có thể nhắc với người bạn đáng kính của tôi rằng tôi đặt mức thuế đầu tư của mình lên tới 50%, điều này có thể làm mất vui tý chút sự say mê của bạn”. Đây là sự hóm hỉnh duy nhất trong năm mà Raymond đã cố gắng thực hiện trước bục phát biểu, và cũng có thể là nguyên nhân gây cười cho một số nghị sĩ. Khi Carson đứng lên lần thứ hai, Simon vội chuyển cho Raymond một mẩu giấy mà anh vội liếc nhìn ngay.
- Liệu ngài Quan Chưởng ấn có cho rằng một người như vậy lại có thể phù hợp với địa vị Thủ tướng, hoặc ngay chỉ là một lãnh tụ của phe Đối lập không?
Các nghị sĩ bắt đầu quay sang nói với nhau, cố tìm hiểu xem câu hỏi ám chỉ ai trong lúc ông Chủ tịch không ngừng ngọ nguậy trên ghế của mình, lo lắng để ngăn sự rối loạn phụ thêm này.
Raymond trở lại bục phát biểu để nói với Carson rằng vấn đề không đáng để trả lời. Vấn đề đáng có thể thể dịu xuống, nếu như Charles không đứng dậy phát biểu:
- Thưa ngài Chủ tịch, liệu ngài có nhận ra rằng sự tấn công cá nhân này là nhằm vào người bạn cánh hữu đáng kính của tôi, thành viên của Pucklbridge và là một sự bôi xấu nhục nhã tính cách và uy tín của anh ấy. Ngài thành viên khả kính ở Liverpool Dockside cần phải nên loại bỏ ngay luận điệu này của anh ta.
Các đảng viên đảng Bảo thủ tán thành hành động cao thượng của đồng nghiệp, trong khi Simon vẫn giữ lặng im và biết rằng Charles đã thành công trong việc đưa toàn bộ câu chuyện lên trang đầu của mỗi tờ báo Quốc gia. Tom Carson ngồi dựa lưng, tay khoanh tròn đầy vẻ thoả mãn. Ngài Chủ tịch nhanh chóng chuyển sang các vấn đề của Thủ tướng.
Charles về chỗ ngồi và rất hài lòng với hiệu quả việc mình đã gây được. Anh không nhìn Simon đang run lên như rẽ. 
Simon đọc báo vào bữa sáng ngày thứ Sáu, anh không đánh giá quá cao hiệu quả của vấn đề phụ, không có thật của Charles. Chi tiết của cuộc kinh doanh giao dịch của anh với Ronnie Nethercote được viết vào biên niên sử trong phạm vi đầy đủ nhất, nhưng lại không nói rõ ràng anh đã nhận 300 nghìn bảng từ một “người sở hữu đầu cơ” cho một bảng đầu tư. Một vài tờ báo cảm thấy có giới hạn để hỏi Nethercote hy vọng sẽ nhận được điều gì từ cuộc điều kiện này. Không ai tỏ ra nhận thấy Simon đã đầu từ 60 nghìn bảng tiền riêng của anh vào công ty này, chỉ vừa mới trả hết số tiền bội chi, kết thúc với một món nợ nhỏ.
Vào sáng chủ nhật, Simon đã đọc một bài diễn văn dài thẳng vào máy ghi âm, và hầu hết tất cả các tờ báo đã nghe anh một cách thiện cảm. Tuy thế, chủ bút của tờ báo Sunday Express đã không giúp được anh điều gì với lời bình luận của bài báo đặt giữa trang có dòng tít “PM”.
Tôi có thể không cho rằng chỉ có một khoảng khắc ngài Simon đã làm được một điều gì có thể được mô tả là không trung thực, nhưng với sự quay lưng của công chúng với anh, một vài thành viên Quốc hội có thể cảm thấy rằng họ không thể mạo hiểm đi đến cuộc Tổng tuyển cử cho một lãnh tụ đã bị ngã vì tai nạn. Mặt khác, ngài Hampton đã làm rõ vị trí phong phú của mình. Ông không tìm cách quay trở về ngân hàng của gia đình mình trong phe Đối lập trong khi ông vẫn hy vọng giữ được sự giúp đỡ của công chúng.
Các tờ báo ngày thứ hai đều đánh giá kết quả bầu cử sẽ xảy ra ngày tiếp theo và đều dự đoán rằng ngài Hampton bây giờ đã có lợi thế.
Simon nhận được một vài bức thư ủng hộ trong tuần, kể cả một bức từ Raymond Gould. Raymond chắc chắn với Simon rằng anh đã không được chuẩn bị cho việc của Carson và xin lỗi vì những lúng túng mà câu trả lời thứ nhất của anh có thể gây ra.
- Không bao giờ điều này lại chạm vào suy nghĩ của anh là anh ấy đã thế - Simon nói và anh đưa cho Elizabeth bức thư của Raymond.
- Tờ Times đã đúng. – Cô nói sau một vài phút – Anh ấy là một người rất công bằng.
Một lúc sau Simon lại đưa cho vợ một bức thư khác:
15 tháng 5 năm 1989
Ngân hàng Hampton
207 Cheapsde
London ECL
Ngài Kerslake kính mến,
Tôi viết để sửa lại cho đúng một câu mà báo chí luôn luôn trích dẫn. Charles Hampton, vị cựu chủ tịch của ngân hàng này đã tìm cách quay lại ngân hàng Hampton sau khi đảng Bảo thủ đứng về phe Đối lập. Ông ta hy vọng tiếp tục là Chủ tịch với mức lương bốn mươi nghìn bảng một năm.
Hội đồng lãnh đạo ngân hàng Hampton đã không đồng ý với mong muốn của ông.
Chân thành chào ngài
Clive Reynolds
- Anh sẽ sử dụng nó chứ – Elizabeth hỏi khi đã đọc xong bức thư.
- Không, nó chỉ có thể tô thêm sự chú ý đến kết quả.
Elizabeth nhìn chồng khi anh tiếp tục đọc những bức thư và nhớ tới những điều cô biết về cuộc sống của Amanda Wallace. Cô sẽ không khi nào lộ điều này cho Simon nhưng có thể cũng đã đến lúc làm cho cuộc sống của Charles ngọt ngào thêm một chút.
Vào chiều ngày thứ Hai, Simon ngồi trên ghế trước lắng nghe vị thư ký bộ Tài chính trình bày những điều khoản tóm tắt của dự luật Tài chính đã được đưa ra tại uỷ ban trên sàn Nghị viện. Charles không cho phép một người nào từ phía đội của Raymond Gould bỏ qua một câu, thậm chí một dấu phẩy, nếu anh có thể thấy một điểm yếu nào trong trường hợp của anh, và phe Đối lập vui thích với từng thời điểm.
Simon ngồi quan sát các phiếu bầu cử trượt dần đi và biết rằng anh không thể làm gì để ngăn nó dừng lại.
Cuộc bầu cử được bắt đầu nhanh chóng vào chín giờ sáng ngày hôm sau trong phòng Hội đồng lớn của Nghị viện, các nhà tổ chức làm việc như các nhà tiên tri. Điều đã rõcute; khỏi hàng thứ ba. Khi cậu thông báo đầu đề của bài tiểu luận, một số cậu bé nhỏ tuổi hơn bắt đầu cười khẩy, khiến Ray ấp úng mấy dòng đầu tiên. Nhưng lúc cậu đọc tới trang cuối cả gian đại sảnh đông nghịt im phăng phắc, và sau khi cậu kết thúc đoạn cuối cậu đã được cử tọa đứng dậy vỗ tay tán thưởng lần đầu tiên trong đời.
Cậu bé mười hai tuổi Ray Gould rời sân khấu để trở về chỗ ngồi bên cạnh cha mẹ. Đầu của mẹ cậu cúi xuống nhưng cậu vẫn có thể trông thấy nước mắt chảy dài trên má. Cha cậu thì cố không tỏ ra quá hãnh diện. Ngay cả khi Ray đã ngồi xuống, tiếng vỗ tay vẫn còn tiếp tục, vì thế cậu cũng cúi đầu xuống như thể chăm chú nhìn vào đầu đề của bài tiểu luận đoạt giải thưởng: “ Những đổi thay đầu tiên tôi sẽ tạo nên khi tôi trở thành Thủ tướng”.
---------
[ii] Acre: đơn vị đo diện tích của Anh (khoảng 4050m2)
[iii] Somerset: một hạt ở Tây nam nước Anh rộng 3458 km2, dân số 441.000
[iv] Prep (preparatony) School: trường sơ cấp tư ở Anh cho các học sinh 7-13 tuổi
[v] Eton: Thành phố trên sông Thames gần London dân số chỉ khoảng 5000 người nhưng có những trường tư nổi tiếng dành riêng cho giới Thượng lưu của nước Anh.
 
[vi] Sir Winston Churchil (1874 – 1965): vị Lãnh tụ của nước Anh vừa là nhà văn, hai lần giữ chức vụ Thủ tướng (1940 – 1945 và 1951 – 1955)
[vii] William Ewart Gladstone (1809 – 1898). Thủ tướng Anh (1868 – 1874; 1880 – 1885; 1886; 1892 – 1894).
 
[viii] Herbert Henry Asquith (1852 – 1928). Thủ tướng Anh (1908 – 1916).