Chương 14
Rừng

    
ùa thu trôi qua. Một sáng sớm tôi thức dậy, nhìn lên trời – và biết thu đã tàn. Không còn thấy bóng trong trẻo của những đám mây thu, thay vào đó là một đám mây đen dày xuất hiện trên dãy núi phía bắc như một sứ thần mang tin gở. Mùa thu là một vị khách thân thiện và dễ chịu của thành phố, nhưng vị khách ấy mới ở lại vài bữa đã vội vã lên đường.  
Tiếp theo những ngày cuối thu là một thời kỳ tạm bợ, không phải thu mà cũng chưa phải đông, một khoảng chân không im lìm khó hiểu. Lớp mền vàng của bầy thú mất dần ánh lấp lánh, ngày một trắng bợt ra như bị tẩy rửa, báo cho con người biết mùa đông đến gần. Tất cả các sinh vật, mọi hiện tượng thiên nhiên chuẩn bị đương đầu với mùa lạnh băng giá ấy: rụt cổ vào, đứng đờ như hóa đá. Mối linh cảm mùa đông đến gần trùm lên đường phố như một lớp màng vô hình. Tiếng gió hú, tiếng xào xạc của cây cỏ, sự im ắng của đêm, và thậm chí tiếng chân người – âm thanh nào cũng nặng nề và lạnh giá, mọi thứ có vẻ như nhắc đến mùa đông, ngay cả tiếng nước róc rách ở bãi bồi vào mùa thu còn vỗ về dịu dàng – giờ đây không thể an ủi tôi nữa. Vạn vật lui vào cái vỏ cứng để tự cứu mình và toát ra một vẻ tối hậu kỳ lạ. Đối với mọi người, mùa đông là một sự kiện đặc biệt, khác với mọi mùa khác. Ngay tiếng chim kêu giờ đây cũng ngắn và sắc, chỉ thỉnh thoáng tiếng vỗ cánh của chúng khuấy động khoảng thinh không lạnh lẽo.  
“Trông có vẻ như năm nay chúng ta sẽ có một mùa đông giá buốt”, ông đại tá nói. “Nhìn những đám mây thì biết. Trông kìa, bên kia kìa.”  
Ông già cùng tôi đến bên cửa sổ và chỉ lên đám mây đen dày phủ lên rặng núi phía Bắc. “Năm nào cũng thế, cứ vào lúc này là lại có tín hiệu của các đám mây mùa đông xuất hiện trên núi. Như một đội tiền trạm vậy. Nhìn hình những đám mây ấy là đoán trước được độ lạnh của mùa đông sắp đến. Mây dẹt và mịn nghĩa là thời tiết sẽ dễ chịu. Càng dày thì mùa đông càng lạnh. Và đáng sợ nhất là những đám mây có hình con chim dang cánh. Chúng báo hiệu mọi thứ sẽ đông cứng. Hệt như đám mây kia kìa.”  
Tôi nheo tịt mắt lại để quan sát bầu trời phía trên dãy núi phía Bắc. Tầm nhìn của tôi tuy lờ mờ nhưng đám mây mà ông già chỉ cho tôi thì vẫn dễ nhận ra. Nó dăng dăng dọc theo triền núi, từ phải qua trái, từ đầu này đến hết đầu kia, ở giữa nhô cao dày đặc như một ngọn núi, và rõ ràng có dáng một con chim dang cánh như ông già nói. Một con ác điểu khổng lồ và xám xịt vút lên qua đỉnh núi bay về phía chúng tôi.  
“Một mùa đông giá buốt như thế này năm chục, sáu chục năm chỉ xảy ra một lần. À, cậu không có măng tô phải không?”  
“Không, tôi không có”, tôi nói. Tôi chỉ có một chiếc áo khoác vải bông mỏng được người ta phát cho hôm tới thành phố.  
Ông đại tá mở tủ, lấy ra một chiếc măng tô quân phục màu xanh lam và đưa tôi. Nó nặng như cùm, và lớp len lông cừu xù xì đâm vào da đau nhói.  
“Hơi nặng một chút, nhưng còn hơn không có gì. Tôi mới kiếm về cho cậu đấy. Hy vọng cậu mặc vừa.”  
Tôi mặc thử. Áo hơi quá rộng ở vai và nặng khiến tôi loạng choạng vì không được làm quen dần. Nhưng nhìn chung thì cũng vừa người. Vả lại, có còn hơn không, đúng như ông già vừa nói. Tôi cảm ơn.  
“Cậu vẫn vẽ bản đồ đấy à?”, ông đại tá hỏi.  
“Vâng”, tôi nói. “Hãy còn mấy vùng trống, và tôi muốn làm xong càng nhanh càng tốt. Chả gì thì cũng đã mất khối thì giờ.”  
“Tôi cũng không trách cậu vẽ bản đồ. Đó là chuyện của cậu, và nói cho cùng thì cậu cũng chẳng làm phiền ai. Nhưng tôi khuyên cậu chớ đi quá xa khi mùa đông đến. Lúc đó cậu tuyệt đối không được phép rời khỏi khu vực đã quen. Cẩn thận mấy cũng không thừa, nhất là khi đoán trước năm nay cái lạnh thấu xương sẽ tràn về. Thành phố này không phải là quá lớn, nhưng trong mùa đông nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà cậu chưa lường trước được. Chờ đến mùa xuân hãy hoàn tất tấm bản đồ!”  
“Vâng ạ”, tôi nói. “Nhưng bao giờ thì mùa đông bắt đầu cơ chứ?”  
“Khi tuyết rơi. Mùa đông đến với những bông tuyết đầu tiên. Và nó chấm dứt lúc tuyết trên bãi bồi tan thành nước.”  
Chúng tôi tiếp tục quan sát đám mây trên rặng núi phía bắc và uống cà phê sáng.  
“Còn một chuyện rất quan trọng nữa”, ông già nói. “Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, cậu chớ lại gần tường thành trong mùa đông. Và đừng vào rừng. Chúng vô cùng hùng mạnh trong mùa đông.”  
“Có chuyện gì trong rừng?”  
“Chẳng có gì”, ông già đáp sau một hồi im lặng. “Tuyệt đối không có gì. Ít nhất là không có gì để cậu hay tôi quan tâm cả. Đối với chúng ta thì rừng hoàn toàn không quan trọng.”  
“Không có ai sống trong đó à?”  
Ông già mở lò sưởi, gạt bụi, xếp vào đó mấy thanh củi mỏng và than.  
“Có lẽ từ tối nay trở đi ta phải sưởi rồi”, ông nói. “Chỗ than và củi này từ rừng mà ra. Ở đó có nấm, trà và các đồ ăn khác. Về mặt này thì mình cần rừng. Nhưng ngoài ra thế là hết. Chẳng có gì nữa.”  
“Nhưng cũng có nghĩa là phải có người sống bằng nghề đào than, nhặt củi hay tìm nấm trong rừng chứ, đúng không?”  
“Ừ, tất nhiên. Có vài người sống trong đó. Họ cung cấp cho thành phố than, củi, nấm và các thứ khác, còn ta thì cho họ lúa và quần áo. Mỗi tuần có một lần trao đổi hàng hóa ở một địa điểm cố định qua những cá nhân có trách nhiệm. Ta không bắt quan hệ sâu hơn thế. Họ không vào thành phố, còn ta thì không vào rừng. Ta và họ là hai loại người khác nhau hoàn toàn.”  
“Khác về điểm nào?”  
“Về mọi điểm”, ông già nói. “Khác nhau ở tất cả những gì có thể nghĩ ra được. Cậu phải chú ý, họ chỉ muốn người ta chú ý đến họ. Họ nguy hiểm lắm, chỉ rình gây ảnh hưởng xấu đến cậu. Cậu là người – chà, tôi nói sao đây – chưa cứng cáp. Và chừng nào những gì cần được làm cho cứng cáp vẫn chưa cứng cáp thì cậu không nên dấn thân vào nơi nguy hiểm một cách không cần thiết. Rừng là rừng. Cậu chỉ việc viết lên bản đồ của cậu chữ ‘rừng’ là đủ. Hiểu chứ?”  
“Hiểu ạ.”  
“Nhưng mùa đông thì không có gì nguy hiểm hơn tường thành. Mùa đông tường thành quây bít thành phố chặt hơn mọi khi. Ta sẽ ý thức một cách rõ rệt và kiên định rằng tường thành khóa chặt ta lại. Tường thành không để lọt mắt nhất cử nhất động xảy ra ở đây. Vì vậy cậu tuyệt đối đừng gây sự với nó, thậm chí chớ có bước lại gần. Tôi sẽ nhắc đi nhắc lại không biết mệt rằng cậu chưa cứng cáp đâu. Cậu còn dao động, còn nghi ngại và giằng xé, cậu hối hận và lộ ra nhược điểm. Mùa đông sẽ là mùa nguy hiểm nhất đối với cậu.”  
Nhưng tôi phải tìm hiểu gì về rừng trước khi đông về, dù chỉ là chút xíu. Đã gần đến lúc phải nộp bản đồ cho bóng rồi, và nó bắt tôi phải quan tâm đến rừng. Chỉ còn thiếu rừng, xong đó là bản đồ hoàn thành.  
Chậm chạp nhưng kiên quyết, đám mây trên núi xòe rộng đôi cánh và tiến về thành phố. Các tia mặt trời đã mất hẳn ánh vàng lóng lánh. Bầu trời đục ngầu và tăm tối, tựa như ai đó tung lên một lớp tro mịn cản mọi ánh sáng. Tuy nhiên mùa này lại rất dễ chịu cho cặp mắt tổn thương của tôi. Bầu trời không hé ra nữa, báo tố cũng không xé được mây.  
Tôi đi theo con đường dọc sông để vào rừng và cố gắng đi càng sát tường thành càng tốt để tránh lạc lối. Như thế tôi vừa quan sát rừng vừa có thể chép lại vị trí của tường thành.  
Nhưng đúng không phải chuyện ngon ăn. Giữa đường có những hố toang hoác, sâu đến nỗi tưởng như đất sụt, hoặc tôi vấp vào những bụi mâm xôi mọc cao vượt đầu. Đôi khi đầm lầy cắt ngang đường, những con nhện to tướng chăng mạng khắp nơi, dính chặt vào đầu, mặt và tay tôi. Thỉnh thoảng có tiếng sột soạt trong bụi. Cành lá của những cây khổng lồ đan kín trên đầu tôi và nhấn chìm khu rừng vào một màn tối đen như đáy biển. Các loại nấm lớn nhỏ đủ màu sắc bám đầy thân và rễ cây, trông như những vết ghẻ lở kinh tởm.  
Nhưng lạ thay, cứ tách tường thành để đi sâu vào rừng là cả một thế giới yên bình và tĩnh lặng mở ra trước mắt tôi. Tất cả chỉ là thiên nhiên nguyên khởi và cuộc sống, hơi thở nhẹ nhàng của đất làm tôi phấn chấn. Thay vì mối nguy hiểm mà ông đại tá khẩn thiết cảnh báo, tôi chỉ thấy cây rừng, cỏ lá, những sinh vật bé xíu, và tôi cảm nhận được vòng tuần hoàn vô tận của cuộc sống và một cái gì đó như sự tiền định gắn chặt nơi mỗi hòn sỏi và mỗi nhúm đất.  
Ấn tượng này còn mạnh hơn khi tôi rời xa hơn khỏi tường thành và đi sâu vào rừng. Bóng đen đe dọa biến mất, hình thù gốc cây và màu lá bỗng an bình hơn, tiếng chim hót êm tai trở lại. Cả những khoảng sáng đôi khi hiện ra giữa rừng cũng mất vẻ căng thẳng và tăm tôi như tôi vẫn cảm thấy ở cạnh tường thành. Tôi không rõ những khác biệt ghê gớm ấy có thể gây tác động gì. Có thể uy lực của tường thành xâm hại không khí của rừng, cũng có thể thể chỉ là một vấn đề mang tính sinh thái.  
Nhưng đi trong rừng có dễ chịu đến mấy thì tôi cũng không được phép tách hẳn khỏi tường thành. Rừng khá sâu, và nếu tôi bị lạc thì cũng chẳng tìm được các phương trời. Không có đường đi, cũng chẳng có lấy một đánh dấu chỉ hướng. Vì vậy tôi lần mò rất thận trọng, luôn vừa vặn giữ được bức tường trong khóe mắt và chú ý giữ vững khoảng cách ấy. Không thể đơn giản đánh giá rừng là bạn hay thù – tác động vỗ về và dễ chịu ấy biết đâu chỉ là một mẹo lừa tôi đi sâu vào rừng hơn. Dù sao chăng nữa ở thành phố này tôi là một số phận mỏng manh, chưa cứng cáp, như ông đại tá đã nói. Cẩn thận mấy cũng không thừa.  
Có thể do tôi chưa thực sự đi thật sâu vào rừng, nhưng quả thật tôi không phát hiện ra một dấu vết nào của những người được coi là sống ở đây, hoàn toàn không. Không một dấu chân, cũng chẳng hề thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ có bàn tay người chạm vào. Tôi nửa sợ song cũng nửa hy vọng được gặp họ, nhưng tôi đã mấy ngày trên đường rồi mà vẫn không thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ họ tồn tại. Tôi suy ra rằng họ ở sâu trong rừng hơn nữa. Hoặc đã khéo léo tránh mặt tôi.  
Vào ngày thứ ba hay thứ tư của chuyến thám hiểm, đúng vào đoạn tường thành mặt đông quặt gấp về hướng nam, tôi phát hiện ra một khoảng trống nho nhỏ ở sát tường. Nó ở đúng chỗ tường rẽ, được tường che lưng và tỏa ra hình nan quạt. Rừng thẳm không động chút nào tới miếng đất nhỏ xíu này, và lạ thay, ở đây không thể nhận ra không khí căng thẳng vốn có ở gần tường. Tất cả đều yên bình và tĩnh lặng như trong rừng sâu. Một tấm thảm mềm như nhung mọng cỏ tươi mát phủ kín mặt đất, trên đầu tôi mở toang một mảnh trời có hình dáng lạ mắt. Ở một góc khoảng trống chắc chắn từng có một ngôi nhà, vì còn thấy phần sót lại của móng nhà bằng đá. Tôi chăm chú ngắm những gì còn sót lại và nhận ra đó từng là một ngôi nhà tử tế, thậm chí khá rộng rãi. Ít nhất cũng không phải một túp lều tạm bợ. Tôi nhận ra ba phòng có tường ngăn, bếp, nhà tắm và tiền sảnh, và có thể tưởng tượng ra ngày xưa trông ngôi nhà ra sao. Song tôi không rõ ai đã xây một ngôi nhà ở xó xỉnh sâu trong rừng, với mục đích gì, và tại sao lại bỏ nó mà đi.  
Phía sau nhà bếp có một giếng đá, nhưng đã bị lấp đầy đất và cỏ mọc um tùm. Nhất định người bỏ nhà ra đi cũng lấp luôn giếng. Ai mà biết được tại sao.  
Tôi ngồi xuống, tựa lưng vào rẻo tường sương gió và nhìn lên trời. Gió thổi từ dãy núi phía bắc lại, khiến cành lá đung đưa sột soạt. Mây dày mọng nước chậm chạp trôi qua. Tôi bẻ cổ áo lên và dõi mắt theo mây bay.  
Sau ngôi nhà đổ là tường thành vút cao. Lần đầu tiên trong rừng tôi tiến sát tường đến thế. Quả thật nó như một sinh vật, lại gần như thấy hơi thở phập phồng. Trong lúc ngồi đó giữa một khoảng trống trong Rừng Đông, dựa vào thành giếng lắng nghe tiếng gió và ngắm bức tường, tôi tin vào lời ông gác cổng. Nếu thực sự trên thế giới này có gì đấy được coi là hoàn hảo thì đó là bức tường thành này. Có vẻ như nó đã đứng đó từ ngàn đời, như những đám mây trôi ngang trời, như cơn mưa xói vào đất thành sông.  
Bức tường thành quá kỳ vĩ để có thể thu gọn lên một trang giấy, hơi thở của nó quá mãnh liệt và đường cong quá thanh tao. Cứ mỗi lần định vẽ tuyến đi của tường thành vào vở là tôi bối rối bởi một cảm giác bất lực vô biên. Nhìn từ mỗi góc, bức tường lại thay đổi hình dáng đến khó tin, đó là lý do để tôi hầu như không thể nắm bắt được nó một cách chính xác.  
Tôi nhắm mắt, cố ngủ một chút. Tai tôi vẫn nghe tiếng thét gào của gió, nhưng cây và tường chắn hộ tôi cái lạnh. Trước khi thiếp đi tôi nhớ đến bóng mình. Tôi sắp phải nộp bác nhau cao hàng thước. Ngoài tiếng líu lo thi thoảng vang lên của một con chim tí hon chuyền từ cành nọ sang cành kia, tôi không còn nghe thấy tiếng động nào khác.  
Tôi lò dò từng bước nhỏ để vạch đường, nhưng bụi rậm ngày càng dày đặc hơn, trên đầu tôi lá cành đan chằng chịt che hết tầm nhìn, khiến tôi không thể thấy được tường thành chạy tiếp hướng nào. Tôi bỏ cuộc, lần theo một con đường mòn về hướng nam để trở lại thành phố, đi qua Cầu Cũ về nhà.  
Bây giờ đã vào thu, nhưng ngoài một đường chu vi cực kỳ thô sơ tôi chưa vẽ được thêm nét nào lên giấy. Nhìn về đại thể, có thể nói thành phố này hình bầu dục, trải dài từ tây sang đông, nhô cao ở phía bắc và nam với Rừng Bắc và Đồi Nam. Sườn đông của Đồi Nam là một diện tích sỏi đá gập ghềnh chạy dài đến tận chân tường thành và chắn gọn khu đất tiếp giáp. Phía đông thành phố là một khu rừng mênh mông phủ cả hai bên bờ sông, quá u ám, rậm rịt và thù nghịch so với Rừng Bắc. Chỉ có một đường duy nhất xuyên qua, đường này chạy dọc sông ra đến Cửa Đông – ít nhất là ở đây tôi có thể quan sát dải đất dọc tường thành từ cự li gần hơn. Cửa Đông, như ông gác cổng đã nói, bị xây bịt kín, không sao qua được.  
Dòng sông bắt nguồn từ dãy núi phía Bắc, với sức chảy khá mạnh, xuất hiện đột ngột dưới chân tường bên cạnh Cửa Đông, chảy tiếp thẳng về hướng tây xuyên qua trung tâm và tạo ra một số bãi cát bồi đẹp mắt gần Cầu Cũ. Ba cây cầu bắc ngang sông: Cầu Đông, Cầu Cũ và Cầu Tây. Cầu Cũ cao tuổi nhất, lớn nhất và cũng đẹp nhất. Ngay dưới chân Cầu Tây là một khúc ngoặt gấp về hướng Nam, ở đây sông từ tốn vòng vào một vòng cung lượn sát tường thành phía nam, tựa như muốn chảy ngược lại. Ngay trước tường thành, sông bào mòn một mặt Đồi Nam và xói thành một thung sâu. Nhưng sông không bỏ lại tường thành phía nam sau lưng mình, mà dồn lại thành một cái hồ, để rồi ngấm xuống các hang động đá vôi dưới đó. Vô số các mạch ngầm của nó – theo lời ông đại tá kể lại – xuyên thủng lỗ chỗ nền hoang mạc bằng đá vôi trải dài vô tận bên ngoài tường thành.  
Tất nhiên công việc đọc mơ của tôi vẫn được song song tiến hành. Đúng sáu giờ tôi đẩy cổng vào thư viện, ăn tối cùng cô thủ thư rồi đọc các giấc mơ xưa.  
Cho đến nay tôi đã có thể đọc được năm, sáu giấc mơ mỗi tối. Hiện tại tôi đã có khả năng lần theo mớ tia rối rắm đến tận những nhánh rẽ nhỏ nhất, cũng như nắm bắt toàn bộ câu chuyện và những rung động rõ ràng hơn. Ý nghĩa của việc đọc mơ thì tôi vẫn chưa rõ, cũng như tôi chưa hiểu những “giấc mơ xưa” này đã hình thành theo nguyên lý nào. Tuy nhiên qua điệu bộ của cô thủ thư tôi nhận ra thành tích của mình cũng không đến nỗi nào. Bây giờ tôi có thể nhìn thẳng vào ánh sáng do đầu lâu phát ra mà không bị nhức mắt nữa, và tôi cũng không bị chóng kiệt sức. Những đầu lâu tôi đã đọc xong được cô thủ thư đặt lên giá. Hôm sau quay trở lại thư viện tôi sẽ không thấy chúng đâu nữa.  
“Anh tiến bộ nhanh đấy!”, cô nói. “Công việc suôn sẻ hơn em nghĩ.”  
“Còn bao nhiêu đầu lâu nữa?”  
“Nhiều vô kể. Một nghìn, hay hai nghìn cũng nên. Em chỉ cho anh xem nhé?”  
Cô đưa tôi đi vòng sau quầy vào kho. Đó là một phòng rộng và sơ sài, như một phòng học, kê san sát giá tủ và nhìn vào nơi ấy cũng chỉ thấy các hộp sọ động vật trắng ớn. Hình ảnh này không hợp với một kho sách thư viện, tôi liên tưởng ngay đến nghĩa địa. Im ắng và lạnh lẽo như trong mồ.  
“Tuyệt vời”, tôi nói, “vậy anh cần bao nhiêu năm để đọc hết chỗ này đây?”  
“Anh không cần đọc tất cả”, cô nói. “Anh cứ đọc được bao nhiêu thì tùy. Còn lại bao nhiêu thì người đọc mơ kế nhiệm sẽ đọc. Cho đến lúc ấy, các giấc mơ xưa cứ ngủ tiếp.”  
“Và em cũng hỗ trợ người đọc mơ kế nhiệm?”  
“Không, em chỉ được phép giúp anh. Quy định là thế. Một thủ thư chỉ được giúp một người đọc mơ. Nghĩa là, nếu anh thôi đọc mơ thì em cũng rời khỏi thư viện.”  
Tôi gật. Tôi không biết vì sao, nhưng tôi thấy như thế là hoàn toàn tất yếu, không thể khác được. Chúng tôi đứng dựa vào tường và ngắm những dãy đầu lâu trắng trên giá một hồi lâu.  
“Em đã đến bờ hồ phía nam thành phố lần nào chưa?”, tôi hỏi bâng quơ.  
“Đã có lần em tới đó, nhưng lâu lắm rồi. Hồi còn nhỏ em được mẹ dắt đến. Những người bình thường thì không được phép. Nhưng mẹ em khác. Sao anh hỏi?”  
“Anh muốn đến đó xem.”  
Cô lắc đầu. “Hồ ấy rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn anh tưởng. Mà anh cũng không được phép đến đó đâu. Cũng chẳng có lý do gì, vì hồ rất chán. Tại sao anh muốn ra đó?”  
“Anh muốn tìm hiểu làm quen nơi này một chút. Từ đầu này đến đầu kia. Nếu em không muốn đưa anh đi thì anh đi một mình vậy.”  
Cô nhìn tôi một lát, rồi thở dài nhượng bộ: “Thôi được. Có vẻ như đằng nào anh cũng không nghe lời người khác nói với anh, còn em thì không thể để anh đi một mình. Nhưng anh hãy nhớ kỹ một điều: em sợ cái hồ ấy lắm, thực ra em không bao giờ muốn tới đó lần nữa. Có gì đó trái tự nhiên, chắc chắn là thế.”  
“Sẽ không xảy ra chuyện gì đâu”, tôi nói. “Hai chúng ta cùng đi, và sẽ cẩn trọng. Em không việc gì phải sợ cả.”  
Cô lắc đầu. “Anh không biết đâu, vì anh chưa từng ở đó. Nguy hiểm lắm. Nước trong hồ không bình thường, nó dụ dỗ người ta xuống chỗ sâu. Không đùa đâu, em nói tuyệt đối nghiêm túc đấy!”  
“Anh sẽ chú ý để ta không lại gần quá”, tôi hứa và nắm tay cô. “Anh chỉ muốn nhìn một lần. Từ xa cũng được.”  
Vào một ngày tháng Mười mặt trời xầm xì, sau bữa trưa chúng tôi đi về phía Nam. Dưới thung lũng sâu mà con sông tạo ra nhờ xói vào sườn tây của Đồi Nam, đường đi bị các bụi cây dày đặc mọc kín, vì vậy chúng tôi bắt buộc phải đi vòng qua phía đông của Đồi Nam. Mặt đất phủ kín lá rụng kêu lép nhép dưới chân chúng tôi vì sáng sớm nay có mưa. Trên đường đi chúng tôi chạm trán hai con thú một sừng đi ngược lại. Chúng lẳng lặng đi qua, không chú ý đến chúng tôi, đầu phủ lông vàng nhẹ nhàng lúc lắc qua phải qua trái.  
“Thức ăn không đủ nữa”, cô nói. “Mùa đông sắp đến, chúng vất vả đi tìm quả và hạt. Vì vậy chúng liều mạng mò vào tận đây.”  
Sườn dốc của Đồi Nam đã ở sau lưng chúng tôi; kể từ đây sẽ không thấy thú một sừng nữa, cũng chẳng có đường mà đi. Chúng tôi bay qua những cánh đồng cô quạnh khô cằn và những khu nhà bị bỏ hoang, đi tiếp về hướng tây; dần dần có tiếng động từ hồ vọng đến tai, ngày càng to.  
Âm thanh khác hẳn với những gì tôi từng nghe trong đời. Không phải tiếng thác nước, không phải tiếng gió hú, cũng không phải tiếng gầm gào dưới lòng đất. Nó giống tiếng thở dài mãnh liệt từ một cổ họng hùng vĩ hơn. Đôi khi chỉ là tiếng rên nhè nhẹ, nhưng rồi lại là tiếng than van, thỉnh thoảng khựng lại hay ằng ặc như bị chẹn cổ.  
“Nghe cứ như hồ nước định hét lên điều gì đó với ta”, tôi nói.  
Cô chỉ im lặng quay sang nhìn tôi. Rồi cô lại dùng tay đeo găng gạt bụi rậm ra lấy đường đi tiếp. “Đường xấu hơn ngày xưa nhiều”, cô nói. “Lần cuối cùng không khó đi như hôm nay. Ta quay về thì hơn.”  
“Mình đã đến được đây rồi. Nào, ta cứ đi tiếp đi, đến khi nào không đi được nữa thì thôi.”  
Đường khấp khểnh dốc lên dốc xuống, giữa những bụi rậm chúng tôi định hướng theo tiếng thở dài của hồ nước và tiến thêm được mười phút nữa thì đột ngột bụi rậm tẽ ra. Trước mắt chúng tôi một đồng cỏ bằng phẳng trải dài đến tận mép nước. Phía tay phải là thung lũng sâu do dòng sông bào mòn. Ở nơi thung lũng mở ra, lòng sông tỏa rộng, nước chảy qua bụi rậm và qua cả đồng cỏ nơi chúng tôi đang đứng. Ở vị trí đồng cỏ bắt đầu và sông vào khúc quành, dòng chảy đột ngột khựng lại, nước dần dần đổi màu sang sắc lam đậm tiềm ẩn tai ương rồi phồng ra, như một con rắn vừa nuốt con mồi, thành một cái hồ bát ngát. Tôi đi dọc bờ tới hồ.  
“Đừng đến gần!”, cô nói và khẽ kéo tay tôi. “Tuy người ta không thấy sóng và mặt hồ nom rất thanh bình lặng lẽ, nhưng dưới bề mặt ấy là những vũng xoáy rất xiết, đã túm được anh thì chúng sẽ kéo anh xuống và không bao giờ nhả ra nữa.”  
“Không rõ sâu chừng nào nhỉ?”  
“Anh không thể tưởng tượng ra nó sâu đến mức nào. Xoáy nước ngày càng nạo sâu xuống lòng đất, như một mũi khoan phá, khiến hồ ngày một sâu hơn. Người ta kể rằng ngày xưa bọn tà giáo và tội nhân bị ném xuống đó…”  
“Sao nữa?”  
“Chúng không bao giờ nổi lên nữa. Chắc anh đã nghe kể về những hang động dưới đáy hồ rồi chứ? Một khi đã bị hút xuống cái họng ấy thì người ta sẽ vĩnh viễn phải loanh quanh trong bóng đêm của hang động.”  
Cả vùng đất nằm ngột ngạt dưới tiếng thở nặng nề do hồ phun lên tựa những làn hơi nước. Nghe như có tiếng than vãn v&at đám thiên thạch dội xuống bê tông.  
Sau đó hắn nhấc tủ lạnh lên, kéo ra phía trước rồi đẩy cho lật ngang. Một chùm lửa điện lóe lên, nhất định bộ tản nhiệt bị chập mạch. Phải giải thích với thợ điện ra sao đây? Tôi rối trí quá.  
Vụ tàn phá bỗng chấm dứt đột ngột như nó bắt đầu. Không một lời giải thích hay thông báo, tất cả đột nhiên kết thúc, im ắng. Hộ pháp ngừng huýt sáo, đứng trong khung cửa giữa phòng khách và bếp, mắt lờ đờ nhìn tôi. Tôi không rõ hắn mất bao nhiêu thì giờ để biến căn hộ của tôi thành một đống đổ nát. Khoảng từ mười lăm phút đến nửa tiếng, đại khái thế. Đánh giá qua vẻ mặt hài lòng của Còi đang ngó xuống đồng hồ Rolex thì có lẽ quãng thời gian ấy dài đúng dự tính trung bình cần thiết để hủy hoại một căn hộ hai phòng. Trên đời này cái gì cũng có một chuẩn mực thời gian và giá trị bình quân, từ việc chạy ma ra tông cho đến lượng giấy vệ sinh mỗi lần vào nhà xí.  
“Dọn dẹp chắc sẽ tốn thì giờ đây”, Còi nói.  
“Dĩ nhiên”, tôi nói. “Và tiền bạc nữa.”  
“Tiền không đóng vai trò gì ở đây cả. Chiến tranh mà. Ai mải đếm tiền thì thắng trận làm sao được.”  
“Đây không phải là chiến tranh của tôi.”  
“Chiến tranh của ai thì không quan trọng, tiền của ai cũng vậy. Chiến tranh là vậy.”  
Còi rút một chiếc khăn tay trắng muốt trong túi quần, che mồm ho mấy tiếng. Rồi gã ngắm nó một lúc trước khi đút vào túi. “Lát nữa, khi chúng tôi đi rồi, sẽ có người của Hệ thống đến. Và anh sẽ báo cáo tỉ mỉ về bọn tôi cho họ biết. Rằng chúng tôi đã tấn công anh và lục tìm gì đó trong nhà. Và chúng tôi đã hỏi anh về cái đầu lâu. Nhưng anh không biết gì về đầu lâu, hoàn toàn không biết gì hết. Rõ chưa nào? Và không biết gì thì cũng chẳng khai ra được gì. Kể cả sau khi bị tra tấn. Và chúng tôi đã tay trắng ra đi.”  
“Tra tấn?”, tôi hỏi.  
“Họ sẽ không nghi anh. Hiện nay chỉ có chúng tôi biết chuyện anh đã đến chỗ giáo sư. Họ thì không biết, vì vậy họ cũng chẳng động đến anh. Anh là một toán sư xuất sắc, họ sẽ tin anh. Họ sẽ đoán chúng tôi là người bên Nhà máy và sẽ có phản ứng tương thích. Tất cả theo đúng kế hoạch.”  
“Tra tấn?”, tôi nói. “Tra tấn nghĩa là sao cơ?”  
“Rồi anh sẽ biết, không phải vội”, Còi nói.  
“Nếu tôi nói hết sự thật với người của Hệ thống thì sao?”, tôi hỏi.  
“Họ sẽ giết anh”, Còi nói. “Đây không phải lời dọa suông, anh tin tôi đi. Anh đến chỗ Giáo sư mà không báo cho Hệ thống biết, và anh đã xáo trộn dữ liệu mặc dù bị cấm. Thế là đủ tệ rồi, nhưng giáo sư lại còn dùng anh làm một thí nghiệm nữa. Họ sẽ không dễ bỏ qua chuyện ấy đâu. Tình cảnh của anh hơi bi đát đấy, bi đát hơn anh có thể hình dung ra. Cho phép tôi nói toẹt ra: anh đang đi thăng bằng trên thành cầu, lại còn đi một chân nữa. Hãy tự nghĩ xem nên rơi lúc nào thì tốt nhất, kẻo đã tan xương rồi thì không hối kịp đâu.”  
Chúng tôi ngồi trên sofa và nhìn nhau, tôi bên phải, gã bên trái.  
“Tôi muốn biết một điều”, tôi nói. “Có lý do gì để tôi cộng tác với các anh và nói dối Hệ thống? Tôi là toán sư, một thành viên chính thức của Hệ thống, còn các anh thì tôi hoàn toàn không quen. Vậy thì tại sao tôi lại lừa lọc người phe mình và bắt tay với người lạ?”  
“Quá đơn giản”, Còi nói. “Chúng tôi hiểu rõ tình cảnh của anh và để anh sống. Tổ chức của anh thì có thể nói là hiện tại không biết gì về tình cảnh của anh cả. Nếu họ biết thì có lẽ họ sẽ giết anh. Cổ phiếu của anh cao giá hơn khi ở phe chúng tôi. Quá đơn giản, phải không nào?”  
“Tôi không rõ tình cảnh của mình ra sao, nhưng chẳng sớm thì muộn Hệ thống sẽ biết. Hệ thống là một tổ chức khổng lồ và không ngu ngốc gì.”  
“Không, ngu thì nhất định không”, Còi nói. “Nhưng họ sẽ cần ít lâu nữa, và với một chút may mắn thì đến lúc đó chúng ta đã giải quyết xong mọi vấn đề của mình, cả vấn đề của chúng tôi lẫn của anh. Đó là cách tìm tới quyết định. Người ta chọn xác suất nào cao hơn, ngay cả khi chỉ chênh nhau một phần trăm. Như đánh cờ vậy, đối phương tấn công, còn anh rút chạy. Trong khi anh tránh thì có thể người kia đi nhầm một nước. Ai cũng có lúc phạm sai lầm, kể cả người cao thủ nhất. Thế đấy.” Còi nhìn đồng hồ, quay sang Hộ pháp và búng ngón tay. Hộ pháp hu chữ đã biến mất khỏi đầu. Thậm chí lời của cô tôi cũng không hiểu hết.  
Cô vơ đâu đó mấy tấm mền quấn quanh người tôi và để tôi nằm ngủ trước lò sưởi. Tóc cô quét vào má tôi. Tôi không muốn mất cô, tôi nghĩ, nhưng tôi không rõ suy nghĩ đó có bắt nguồn từ ý thức hệ của mình hay chỉ đột ngột bắn ra từ một mảnh ký ức xa xưa. Tôi đã mất quá nhiều, và tôi quá kiệt quệ. Hoàn toàn bất lực, tôi nhận thấy ý thức của mình đang vuột đi một cách chậm chạp nhưng bất khả kháng. Tôi muốn trỗi dậy nhưng cơ thể níu chặt lấy. Một cảm giác bị phân thân khó tả. Tôi phó thác mình đâu đây, vào ý thức hay cơ thể? Tôi không biết.  
Côi cầm tay tôi suốt buổi.  
“Ngủ đi”, tôi nghe tiếng cô. Những âm thanh từ góc sâu thẳm nhất của đêm đen, lê thê mãi mới đến tai tôi.

Truyện Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới Nhận xét về cuốn sách Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 ất cằm như một người máy được khởi động bởi tiếng búng ngón tay, từ từ tiến ra sofa và lù lù chặn trước mặt tôi như một cái tủ. Hay đúng hơn là một màn ảnh chiếu phim. Tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Hộ pháp che cả đèn trần khiến tôi ngồi trong bóng tối. Tôi nhớ đến một lần nhật thực mà tôi được xem ở sân trường hồi học tiểu học. Mỗi lần chúng tôi có một tấm kính hơ đen muội nến dùng làm phim để quan sát mặt trời. Cách đây đã một phần tư thế kỷ. Cả một phần tư thế kỷ trôi qua, còn tôi đã trôi đến đâu?  
“Thế đấy”, Còi lặp lại. “Rất tiếc là bây giờ anh sẽ phải trải nghiệm một điều không hay ho cho lắm. Nói đúng hơn là rất không hay ho. Cắn răng lại, và hãy tin rằng nó chỉ lợi cho anh thôi! Chúng tôi không vui vẻ gì khi làm việc này. Nhưng bắt buộc phải thế. Cởi quần ra!”  
Tôi cởi quần. Có cưỡng lại cũng vô ichs.  
“Quỳ xuống!”  
Tôi đứng dậy theo lệnh và quỳ xuống. Chỉ mặc mỗi áo thun, quần lót Jockey và quỳ trên thảm – quả là một hình ảnh kỳ quái, nhưng tôi chưa kịp có thì giờ nghĩ tiếp thì Hộ pháp tiến ra sau tôi, ép hai bàn tay tôi chập vào nhau sau lưng. Hắn hành động nhanh nhẹn và thuần thục. Tôi không nhận ra sức ép gì lớn và thử cử động một chút, lập tức vai và khuỷu tay tôi đau nhói. Tôi bị kẹp cứng như con vịt nhồi vào rọ.  
Còi vào bàn bếp lấy con dao của Hộ pháp ra. Gã bật lưỡi dao chừng bảy phân, lấy bật lửa trong túi quần và hơ lưỡi dao thật nóng. Con dao nhỏ gọn và không gây ấn tượng đáng sợ, nhưng có thể nhận ra ngay sự khác biệt với những con dao bán ở hàng tạp phẩm. Để rạch bụng người thì nó cũng vừa đủ to. Con người chứ không phải con gấu, da thịt mềm như quả đào. Với một lưỡi dao bảy phân đủ cứng thì có thể làm được khối chuyện.  
Sát trùng lưỡi dao xong, Còi ung dung đợi nó nguội hẳn. Sau đấy gã lấy tay trái kéo chun quần lót trắng của tôi tụt xuống, hở gần hết dương vật ra.  
“Bây giờ thì hơi đau một chút. Cắn răng lại”, gã nói.  
Tôi cảm thấy một khối hơi to bằng quả bóng tennis đùn từ dạ dày lên cổ họng. Đầu mũi tôi đọng đầy mồ hôi. Tôi sợ. Sợ chúng lấy dao cắt vào hạ bộ. Và tôi sẽ không bao giờ cương lên được nữa.  
Nhưng gã không chạm đến dương vật tôi. Dưới rốn tôi chừng năm phân gã rạch một đường dài sáu phân vào bụng dưới. Mũi dao bén ngọt còn âm ấm xén dễ dàng vào bụng tôi và đi một đường thẳng như kẻ chỉ sang bên phải. Tôi muốn tránh ra, nhưng Hộ pháp kẹp chặt không cho động đậy. Còn Còi túm dương vật tôi bằng tay trái. Khắp người tôi tứa mồ hôi lạnh. Một chớp mắt sau, cơn đau xuyên thấu người tôi. Còi chùi máu trên lưỡi dao bằng khăn giấy, và Hộ pháp thả tôi ra khi Còi gập lưỡi dao vào. Tôi nhìn quần lót trắng thấm đỏ máu. Hộ pháp lấy trong phòng tắm ra một chiếc khăn sạch để tôi ấn lên vết thương.  
“Khâu bảy mũi là ổn trở lại thôi”, Còi nói. “Sẽ có một vết sẹo nhỏ, nhưng dưới đó ít ai nhìn thấy. Tôi thực sự lấy làm tiếc, nhưng không thể khác được.”  
Tôi mở khăn ra xem vết thương. Vết cắt không sâu lắm. Nhưng đủ sâu để nhìn thấy thịt màu hồng lộ ra dưới máu.  
“Khi chúng tôi đi khỏi và người của Hệ thống đến thì anh kể lại với họ rằng chúng tôi dọa sẽ cắt sâu hơn nếu anh không khai chỗ giấu đầu lâu. Anh thực sự không biết nên cũng không thể nói ra được. Sau đó chúng tôi rút lui. Tra tấn thế thôi. Nếu cần thì chúng tôi còn làm các chuyện khác hẳn – tôi nói để chúng ta hiểu nhau cho chính xác. Nhưng hôm nay thế là đủ. Có thể còn có dịp để anh rõ chúng tôi có những trò gì khác nữa.”  
Tôi chỉ gật đầu, ép khăn lên bụng. Tôi không rõ tại sao, nhưng có lẽ cứ xử sự theo lời bọn chúng là tốt nhất.  
“Thằng cha thợ ống khí đốt được anh trả tiền chứ gì?, tôi hỏi. “Và dặn hắn để bị bắt quả tang, sau đó tôi đem đầu lâu và các thông số bị xáo lộn đến chỗ an toàn, đúng không?”  
“Thông minh ra phết”, Còi vừa nói vừa nhìn Hộ pháp. “Cứ tiếp tục làm như thế đi. Và có thể anh sẽ sống sót.”  
Rồi cả hai biến khỏi. Không cần phải mở và đóng cửa. Cánh cửa sắt cong vênh bung khỏi bản lề rộng mở đón cả thế giới vào.  
Tôi cởi quần lót vấy máu ném vào thùng rác và lấy gạc lau sạch máu trên vết thương. Mỗi lần cúi hay vươn người là cơn đau lại nhói thành nhịp như mạch đập. Tôi vứt nốt áo thun vì tay áo dính máu. Sau đó tôi kiếm trong đống bừa bãi trên sàn một chiếc T-Shirt mà nếu có vết máu dính cũng khó nhận ra, mặc cùng một quần lót thật trễ cạp. Thế cũng đủ mệt.  
Tôi vào bếp, uống hai cốc nước, vừa nghĩ đến chuyện này chuyện nọ vừa đợi người của Hệ thống đến.  
Một nửa tiếng sau có ba người từ trung tâm xuất hiện. Một trong số họ là tay trẻ tuổi kênh kiệu ở bộ phận liên lạc vẫn hay đến lấy dữ liệu. Gã mặc bộ com lê màu sẫm như mọi khi, sơ mi trắng, cà vạt giống như nhân viên bộ phận tín dụng của nhà băng. Hai người kia đi giày thể thao và vận đồ như công nhân vận tải. Không có nghĩa là trông họ như một nhân viên nhà băng và hai công nhân, mà họ tạo ra một vẻ ngoài như vậy. Họ liên tục ngó nghiêng tứ phía, căng thẳng từng thớ thịt, sẵn sàng phản ứng với mọi hoàn cảnh và bất cứ sự công kích nào.  
Và ba người này cũng không cần phải lịch sự gõ cửa hoặc cởi giày khi vào nhà. Trong khi hai công nhân lục khắp các xó xỉnh trong căn hộ, tay liên lạc viên thẩm vấn tôi về sự kiện vừa xảy ra. Gã rút một cuốn sổ tay đen từ túi trong áo khoác và ghi lại những chi tiết cơ bản bằng bút chì bấm. Tôi kể là có hai tên đến đây và lục lọi tìm một chiếc đầu lâu, sau đó tôi chỉ vết thương. Gã kênh kiệu xem rất kỹ nhưng không nói gì.  
“Đầu lâu? Nghĩa là sao?”, gã hỏi.  
“Sao mà biết được”, tôi nói. “Chính tôi cũng muốn biết.”  
“Vậy là anh cũng chẳng biết gì cả?”, gã liên lạc viên hờ hững nói. “Anh nghĩ kỹ lại xem, vì rất quan trọng. Sau này có muốn sửa cũng muộn. Bọn ký hiệu sư không làm gì vô cớ cả. Nếu bọn chúng soát một căn hộ để tìm đầu lâu thì ắt chúng có cớ để phỏng đoán là ở đây có cái đầu lâu. Không có lửa thì làm sao có khói. Và cái đầu lâu phải có giá trị thì người ta mới tìm. Khó tin là anh không dính dáng gì đến chuyện ấy.”  
“Nếu anh sáng suốt như vậy thì anh hãy cho tôi biết cái đầu lâu ấy có ý nghĩa gì.”  
Gã liên lạc viên gõ gõ bút chì một hồi lâu lên cuốn sổ tay. “Chúng tôi sẽ điều tra kỹ càng vụ này. Và một khi là đã điều tra nghiêm túc thì thường là chúng tôi sẽ tìm ra. Nếu kết quả cho thấy anh giấu gìếm gì thì sẽ không hay ho lắm đâu, anh hiểu rõ điều đó chứ?”  
Tôi xác nhận điều đó. Có trời biết rồi sẽ xảy ra chuyện gì. Không ai đoán được hậu vận cả.  
“Chúng tôi biết bọn ký hiệu sư đang có âm mưu gì đó. Giờ thì chúng đã xuất quân. Nhưng ta vẫn chưa biết chính xác chúng theo đuổi mục đích gì. Cũng không rõ tại sao các đầu dây lại tụ lại ở chỗ anh. Và cái đầu lâu có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, càng tập hợp nhiều dấu hiệu thì càng dễ lần ra cốt lõi thực sự của sự việc. Đó là điều chắc chắn.”  
“Vậy bây giờ tôi phải làm gì?”  
“Anh hãy cảnh giác. Anh hãy nghỉ xả hơi và chú ý cảnh giác. Trả lại mọi nhiệm vụ được giao đi. Và báo ngay cho chúng tôi nếu có gì xảy ra. Điện thoại ổn chứ?”  
Tôi nhấc máy. Không có vấn đề gì. Nhất định hai tên kia cố ý không chạm đến điện thoại. Tôi không rõ tại sao. “Máy tốt”, tôi nói.  
“Anh nghe đây”, gã nói. “Anh phải thông báo ngay bất kỳ chuyện nhỏ nhặt nào. Đừng tự ý làm gì cả. Đừng giấu giếm chuyện gì. Bọn này làm nghiêm trọng đấy. Lần tới anh sẽ không thoát thân với một vết xước cỏn con thế này đâu.”  
“Vết xước?”, tôi buột miệng.  
Hai công nhân đã kiểm tra xong và quay vào bếp.  
“Bọn nó làm kỹ lắm”, người lớn tuổi hơn nói. “Tiến hành có hệ thống và không bỏ sót vị trí nào. Rất chuyên nghiệp. Không nghi ngờ gì, đúng là bọn ký hiệu sư.”  
Liên lạc viên gật đầu và hai người kia rút lui. Hai chúng tôi ở lại một mình.  
“Tại sao rạch nát quần áo khi đi tìm đầu lâu?”, tôi hỏi. “Trong quần áo thì không giấu được đầu lâu, bất cứ loại nào.”  
“Dân chuyên nghiệp mà. Không để sót khả năng có thể nào. Biết đâu anh gửi đầu lâu vào một tủ gửi đồ rồi giấu chìa khóa đi, và chìa khóa thì giấu đâu cũng được.”  
“Đúng thế”, tôi nói. Đúng thế thật!  
“Tôi muốn hỏi câu nữa: bọn ký hiệu sư không đưa ra đề nghị nào với anh à?”  
“Đề nghị?”  
“Chạy sang phe Nhà máy. Tiền. Danh vọng. Hoặc ngược lại: tống tiền.”  
“Chẳng có gì. Không một lời nào”, tôi nói. “Bọn nó chỉ rạch bụng tôi và hỏi về đầu lâu.”  
“Anh nhớ kỹ nhé”, liên lạc viên nói. “Nếu người ta đến tìm anh và định thuyết phục anh thay đổi ý kiến thì anh tuyệt đối không được nhận lời. Nếu anh gục thì chúng tôi thanh toán anh luôn, kể cả khi phải săn đuổi anh đến cùng trời cuối đất. Chúng tôi không dọa, mà hứa như vậy. Chúng tôi có nhà nước đứng sau lưng. Không có gì là chúng tôi không làm được cả.”  
“Tôi sẽ ghi nhớ”, tôi nói.  
Lúc mọi người đi khỏi, tôi xét lại sự việc một lần nữa, lần lượt từng điểm một. Nhưng không tìm được một kết luận nào. Vấn đề cơ bản là ông giáo sư có chủ định gì? Chừng nào chưa có câu trả lời thì mọi phỏng đoán đều vô ích. Tôi hoàn toàn không biết chuyện gì ẩn trong đầu óc của ông già.  
Nhưng đã rõ một điều – tôi đã lừa dối Hệ thống, cho dù có thể nói là tôi bị tình thế đưa đẩy đến bước này. Nếu chuyện đó lộ ra – và sớm hay muộn sẽ lộ ra – thì tôi đã cho cả hai chân vào quan tài, đúng như gã liên lạc viên kênh kiệu kia đã tuyên bố. Kể cả khi họ châm chước là tôi phải nói dối trong tình trạng bị ép buộc. Họ sẽ không và không bao giờ tha lỗi cho tôi.  
Trong khi những suy nghĩ ấy lướt qua óc, vết thương lại nhói lên khiến tôi phải giở danh bạ điện thoại tìm gọi công ty taxi gần nhà nhất để vào bệnh viện điều trị. Tay ép khăn vào vết thương, tôi mặc một chiếc quần rộng rồi xỏ giày. Để đi giày thì phải cúi xuống. Đau như xé người làm đôi. Một vết cắt cỏn con chưa đầy sáu phân, và con người ta thành một hình nhân rệu rã. Không xỏ nổi chân vào giày, không leo được cầu thang.  
Tôi đi thang máy xuống nhà, ngồi vào bệ chậu cây cảnh cửa và đợi taxi. Đồng hồ chỉ một rưỡi. Mới có hai tiếng rưỡi từ khi Còi và Hộ pháp phá cửa vào phòng. Hai tiếng rưỡi lê thê, tôi thấy dài như mười tiếng.  
Mấy bà nội trợ vác làn đi chợ ngang qua. Củ cải non và hành thò ra từ túi siêu thị. Tôi ghen tị đôi chút với họ. Không ai đập phá tủ lạnh của họ, và cũng chẳng rạch bụng họ. Nếu người ta chỉ phải lo chế biến củ cải và hành và chăm cho con cái khôn lớn thì cuộc đời diễn ra thật yên bình. Chẳng việc gì phải bận tâm tới đầu lâu thú một sừng, cũng không phải nát óc bởi những mật mã bí hiểm và những công tác phức tạp. Cuộc đời bình dị là như thế.  
Tôi nhớ đến mấy con tôm đông lạnh đang rã đá trên sàn nhà, cả miếng bơ và xốt cà. Phải ăn trong hôm nay. Nhưng tôi không hứng gì ăn uống cả.  
Ông đưa thư đi xe Cub đỏ đến và khéo léo phân phát thư từ vào các hộp thư cạnh cửa ra vào. Một số hộp thư đầy ứ, các hộp khác hầu như rỗng không. Ông không chạm vào hộp thư của tôi, thậm chí chẳng thèm nhìn.  
Bên cạnh thùng thư có một cây đa búp đỏ trồng trong một chậu vương đầy que kem và đầu mẩu thuốc lá. Trông cây đa cũng tàn tạ như tôi. Lắm người cứ thế đi tới để vứt tàn thuốc vào chậu hay ngắt một lá. Tôi không rõ nó đứng đấy từ bao giờ, nhưng nhìn bề ngoài thì có lẽ đã lâu rồi. Ngày nào tôi cũng đi ngang qua, nhưng chỉ nhận thấy nó khi ôm cái bụng bị rạch ngồi chờ taxi.  
Bác sĩ nhìn vết rạch và hỏi vì sao tôi bị thương.  
“Có vấn đề, vì chuyện đàn bà”, tôi nói. Không biết kể với ông ta gì khác. Có thể nhận thấy ngay là vết dao rạch.  
“Trong những trường hợp ấy thì tôi có nghĩa vụ báo cho cảnh sát”, bác sĩ nói.  
“Đừng báo cảnh sát”, tôi nói. “Tôi cũng không hẳn vô tội trong vụ này, cũng may là vết thương không sâu, ta có thể để yên chuyện này được không? Tôi xin ông.”  
Ông bác sĩ càu nhàu một hồi, nhưng rồi ông ra hiệu cho tôi nằm lên giường, sát trùng và tiêm vài mũi, lấy kim chỉ khéo léo khâu mấy mũi. Khi ông xong việc, một cô y tá mặt mũi hằm hằm dán một miếng gạc dày rồi quấn cả một dây chằng cao su quanh hông cho chặt. Trông tôi khá kỳ quặc.  
“Hạn chế cử động mạnh hết sức”, bác sĩ nói. “Ngoài ra cấm rượu, cấm tình dục, và cấm cười to. Ông nên tránh cử động, đọc sách thì tốt. Mai quay lại.”  
Tôi cảm ơn, ra trả tiền lệ phí, nhận một loại thuốc chống viêm và đi về nhà. Như bác sĩ dặn, tôi lên giường nằm và đọc Rudin của Turgenev. Thực ra tôi thích Những dòng nước mùa xuân hơn, nhưng khó tìm ra được cuốn ấy trong đống đổ nát giữa nhà, vả lại xét cho cùng thì Những dòng nước mùa xuân cũng không hơn Rudin gì nhiều.  
Bụng băng bóm, tay cầm tiểu thuyết của Turgenev và nằm trên giường trước giờ hoàng hôn – bây giờ tôi bàng quan với mọi chuyện khác. Những gì xảy ra trong ba ngày vừa qua không phải do tôi thích ôm lấy. Nó ụp xuống đầu tôi, và tôi bị lôi kéo vào. Thế thôi.  
Tôi vào bếp, thận trọng dọn mảnh chai chất đầy trong bồn rửa. Hầu hết chai lọ đã bị đập nát; chỉ còn một đế chai Chivas Regal là tương đối lành lặn và còn đọng chút whiskey. Tôi rót ra ly và giơ lên ánh sáng, không có mảnh chai trong đó. Tôi trở lại giường nằm, uống chỗ whiskey âm ấm trong khi đọc tiếp. Tôi đọc Rudin lần cuối cùng khi còn là sinh viên, trước đây mười lăm năm. Hôm nay, sau mười lăm năm và bụng quấn băng, tôi thấy có cảm tình với nhân vật chính hơn ngày xưa. Con người không một mình sửa các lỗi lầm được. Chậm nhất vào tuổi hai mươi lăm là nhân cách đã định hình, và từ đó trở đi về cơ bản không thay đổi gì nữa, mặc cho ta có cố gắng đến mấy. Vấn đề chỉ là thế giới xung quanh phản ứng ra sao với nhân cách ấy. Được whiskey nồng nàn làm cho phấn chấn, tôi cảm tình với Rudin. Các nhân vật của Dostoevsky hầu như không làm tôi quan tâm, nhưng của Turgenev thì tôi yêu mến ngay. Thậm chí tôi cũng khoái những nhân vật trong seris Đồn cảnh sát số 87 của Ed McBain. Có lẽ vì tôi cũng có nhiều khiếm khuyết. Con người có xu hướng mến những người nhiều tật như mình. Nhưng nhân vật tiểu thuyết của Dostoevsky thường có những khiếm khuyết không đáng gọi là khiếm khuyết, khiến tôi không hoàn toàn nhận ra mình trong đó. Ở Tolstoy thì các khiếm khuyết ấy lại quá bao trùm và quá cố hữu.  
Đọc xong cuốn sách, tôi ném nó lên giá và lục trong bồn xem còn whiskey không. Tận dưới cùng còn thừa một tí Jack Daniel’s Black Label, tôi rót ra và đem về giường cùng cuốn Đỏ và Đen của Stendhal. Hình như tôi có một thú đọc tiểu thuyết cổ hủ. Lấy đâu ra người trẻ tuổi hôm nay thích đọc Đỏ và Đen? Tôi thì khi đọc cuốn sách này rất tâm đầu ý hợp với Julien Sorel. Nhưng sai lầm của Sorel đã định hình từ hồi mười lăm tuổi, khiến tôi càng thích anh ta hơn. Thật đáng thương cho một người đã thấy hình dáng đường đời còn lại của mình ở tuổi mười lăm. Chẳng khác gì đang tiến đến một nhà tù không đường đào thoát. Đi đến sự tàn lụi của mình, vây chặt trong một thế giới có đường bao quanh.  
Tôi giật mình.  
Tường.  
Thế giới có bức tường bao quanh.  
Tôi gập sách, dốc nốt ngụm Jack Daniel’s và hình dung ra thế giới sau bức tường. Tưởng tượng ra bức tường và cánh cổng thì đơn giản. Tường rất cao, cổng sừng sững. Tất cả im lìm. Và chính tôi ở bên trong. Nhưng cảm nhận về bản thân tôi cũng rất mờ ảo, tôi không thấy gì xung quanh. Toàn thành phố hiện ra rõ ràng từng chi tiết trước mắt tôi, nhưng sát xung quanh tôi mọi thứ mờ ảo. Và bên ngoài lớp màn dày đặc ấy có tiếng ai gọi tôi.  
Tôi lắc đầu để rũ bỏ hình ảnh đó. Tôi mệt mỏi và kiệt sức. Tôi cho rằng nhất định bức tường là biểu tượng cho cuộc đời hạn hẹp của mình. Sự im lặng thể hiện âm thanh bị tắt đi. Màn sương mù quanh tôi có nghĩa là trí tưởng tượng của tôi đang sa vào cơn khủng hoảng sống còn. Và người đang gọi tôi ắt là cô gái màu hồng.  
Sau khi phân tích giấc mơ ngắn một cách ngớ ngẩn như vậy, tôi lại mở sách ra. Nhưng tôi không sao tập trung đầu óc được nữa. Tôi nghĩ, cuộc sống của mình thật vô nghĩa, một con số không tròn trĩnh. Tôi đã tạo ra được gì? Chẳng được gì cả. Tôi có làm cho ai hạnh phúc không? Tôi chẳng làm ai hạnh phúc cả. Tôi có gì trong tay? Chẳng có gì. Không gia đình, không bè bạn, không có cả cánh cửa. Thậm chí không cương nổi lên. Và sắp tới có thể mất việc.  
Và mục đích cuối cùng trong đời, niềm vui bình lặng với đàn vi ô lông xen và tiếng Hy Lạp, cũng đang lung lay. Nếu bây giờ mất việc thì mất luôn cơ sở tài chính để thực hiện giấc mơ đó. Và nếu Hệ thống theo dõi tôi đến cùng trời cuối đất thì tôi sẽ không còn thì giờ ghi nhớ các động từ Hy Lạp chia ngoài quy tắc.  
Tôi không để ý thấy màn đêm sập xuống và bị quấn chặt trong màn u tối của Turgenev và Stendhal. Vết thương không đau lắm nữa, có thể vì tôi nằm nghiêng không động đậy. Đôi khi cảm giác đau không rõ rệt lan từ vết thương qua cạnh sườn, như tiếng trống bập bùng xa xa. Nhưng xong rồi thì tôi quên ngay vết thương. Đã bảy giờ hai mươi, nhưng tôi vẫn không thấy muốn ăn. Năm giờ sáng. Tôi ăn một lát bánh kẹp ỉu và chiêu sữa cho trôi. Một lúc sau tôi ăn chỗ salad khoai tây trong bếp. Sau đó không ăn gì nữa. Cứ nghĩ đến ăn là dạ dày lộn phèo lên. Tôi phờ phạc, thiếu ngủ, người ta rạch bụng tôi, căn hộ trông như bị trúng bom. Không muốn ăn cũng chẳng lạ.  
Cách đây mấy năm tôi có đọc một truyện khoa học giả tưởng, nói về thế giới đắm chìm vào hoang tàn đổ nát; hôm nay nhà tôi trông hệt như thế. Cả sàn nhà phủ kín những thứ vô dụng – một bộ com lê rách nát, đầu video bẹp rúm, ti vi cũng thế, lọ hoa tan tành, cây đèn gãy gục, đĩa nhạc bị giẫm vỡ, xốt cà chua chảy lênh láng, dây lao đứt rời… Lẫn trong đó là sơ mi và quần lót có dấu giày xéo lên, dính mực và nho, có lẽ chỉ để vứt đi. Trước đó ba hôm tôi có mua nho và để đĩa nho trên mặt tủ cạnh giường. Hộ pháp đã gạt nó xuống đất và xéo nát chùm nho. Những cuốn tiểu thuyết của Joseph Conrad và Thomas Hardy bị ném xuống từ trên giá đã ngấm no nước bẩn của lọ hoa. Bó hoa lay ơn nằm trên chiếc áo len cashmere màu be nhạt, nom như vòng hoa đặt lên mộ tử sĩ. Một tay áo dây vết mực Pelikan màu xanh to bằng quả bóng bàn. Tất cả đã biến thành rác, một núi rác, mãi mãi là rác. Vi sinh vật đã biến thành dầu mỏ, gỗ thành than, nhưng rác trong nhà tôi chỉ là rác mà thôi. Một cái đầu video bị phá hủy có thể biến thành gì?  
Tôi vào bếp và xếp lại đống mảnh chai whiskey trong bồn rửa. Nhưng chẳng còn gì nữa, không còn lấy một giọt. Whiskey đã không chảy qua họng tôi mà chảy luôn xuống phễu thoát để biến mất dưới lòng đất, nơi lũ ma đen ngự trị. Trong khi dọn dẹp, một mảnh chai cứa vào đầu ngón giữa tay phải. Tôi ngắm một lúc những giọt máu rỏ lên nhãn chai whiskey. Ai bị thương nặng thì chẳng đếm xỉa đến vết đứt cỏn con như vậy, chẳng chết đâu mà sợ.  
Tôi để máu rỏ giọt một lát, nhưng thấy nó không cầm nên lấy khăn giấy lau đi rồi dán băng dính lên.  
Bảy, tám lon bia nằm trên nền nhà bếp như các tút đạn pháo. Tôi nhặt lên, thấy âm ấm. Nhưng bia ấm còn hơn không có bia. Mỗi tay cầm một lon, tôi trở về phòng ngủ để vừa đọc tiếp Đỏ và Đen vừa uống bia. Tôi muốn dùng hơi men để xả bớt stress chất chồng từ ba ngày vừa qua – rồi sau đó ngủ, ngủ như chết. Trước khi những vấn đề của ngày hôm sau ụp xuống đầu mình – và rõ ràng là chúng sẽ đến – tôi muốn ngủ thật lâu, lâu bằng trái đất quay đủ một vòng quanh trục như Michael Jackson quay trên sâu khấu. Rồi sau đó nghênh tiếp những vấn đề mới bằng niềm tuyệt vọng mới.  
Giấc ngủ kéo dài đến lúc gần chín giờ trong căn hộ trông như bãi rác của tôi. Tôi quẳng cuốn Đỏ và Đen xuống đất, tắt đèn và cuộn tròn lại như một thai nhi và thiếp đi giữa đống hoang tàn.  
Nhưng cũng chỉ được vài tiếng. Lúc mười một giờ đêm cô gái vận đồ hồng đến lay tôi dậy.  
“Dậy đi! Tôi xin ông, dậy đi!”, cô gọi, “bây giờ không phải lúc để ngủ!” Cô nắm tay đấm thùm thụp lên người tôi. “Tôi xin ông hãy dậy trước lúc ngày diệt vong.”
--!!tach_noi_dung!!--

Thực hiện ebook: hiepsiga
Nguồn: e thuvien - Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN Hội nhà văn
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 11 tháng 12 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--