Chương 3

    
ấy ngày đầu ở quê ngoại lên, Bình không rảnh được phút nào đến thăm Thảo. Anh vừa phải lo kiếm việc làm, vừa phải săn sóc bé Hạnh.
Ông Cả cũng bận vào việc của ông. Ông biết nghề thợ mộc, chuyên đóng các thứ vật dụng như bàn ghế, giường, tủ v.v... Những lúc Bình vắng nhà bé Hạnh quanh quẩn gần chỗ ông làm việc, chơi với những mẩu gỗ vụn hoặc những miếng vỏ bào.
Còn Bình, tuy ở Ngã ba ông Tạ không thiếu gì việc nhưng anh không thích làm gần ở nhà, vì cảm thấy mất tự do và còn bực mình với sự tò mò thọc mạch của Huệ. Đáng nhẽ Bình làm ngay cho chú Sáu Năng. Chú mới lập một nhà in nho nhỏ chuyên in nhãn hàng, toa thuốc đang cần người. Nhưng nghĩ lúc bị Huệ theo đuổi quấy rầy, anh đành từ chối để vào làm tại một lò đúc nhôm bên Khánh Hội.
Đường đi làm đã xa, công việc trong xưởng khá vất vả song anh nghĩ đến bé Hạnh, đến món tiền sữa, tiền quần áo của nó, Bình lại cố gắng.
Chiều thứ bảy cuối tuần, Bình lĩnh lương, hí hửng nhét tiền vào túi phóng vội về nhà. Bé Hạnh nằm ngủ trên bộ ván. Ông Cả đi đâu vắng và bên vách ngang chỗ bé Hạnh nằm có ghim một mảnh giấy:
"Bé Hạnh mới ngủ. Nhớ về nhà ăn cơm chiều."
Bình với ông Cả tuy sống chung nhưng không cùng ăn với nhau. Buổi trưa Bình ở lại xưởng làm, ăn uống qua quít bằng một ổ bánh mì, hoặc cơm đĩa ngoài quán. Cả hai đều tự do không làm phiền nhau. Nhưng hôm nay đặc biệt ông Cả đã dặn ăn cơm ở nhà, Bình thấy cũng nên làm vui lòng ông bạn già. Anh chạy ra chợ mua một mớ lòng lợn, vì anh biết ông Cả rất thích món này.
Bữa cơm chiều có vẻ thịnh soạn và ấm cúng. Ông Cả nấu một nồi thịt bò kho thơm phức, thêm đĩa lòng của Bình và vài đồng rượu để bác cháu đưa cay với nhau.
Ăn xong Bình phấn khởi nói:
- Cháu vừa mới lãnh lương nên tính chạy ra phố mua sắm qua loa cho bé Hạnh.
Ông Cả nheo mắt cười:
- Cậu định mua những gì?
- Dạ, kiếm cho nó vài cái áo cái quần để nó thay đổi. Bác đi với cháu nhé?
- Rồi ai trông Bé Hạnh? Bỏ nó một mình ở nhà sao được!
- Ừ nhỉ!
- Với lại bác còn phải đóng cho xong cái tủ của người ta. Cậu liệu lấy một mình cũng được chứ gì.
Bình thấy ngại, nhưng rồi chợt nhớ đến Thảo, mặt anh tươi ngay lên. Anh định đến rủ Thảo cùng đi để nhờ mua hộ. Vừa đi Bình vừa huýt sáo, thầm nghĩ:
- Mong rằng Thảo có nhà và đừng giận mình tới thăm trễ.
Trước khi bước vào tiệm giặt ủi, Bình kéo lại vạt áo và móc túi lấy lược chải qua mái tóc. Trong tiệm chỉ có mình người thiếm của Thảo. Bà ta tiếp Bình không niềm nở lắm, lạnh nhạt bảo:
- Hổng biết nó đi đâu, và bao giờ nó về nữa.
Bình thất vọng gặng hỏi:
- Thảo có nhắn gì cháu không?
Bà thím đáp cụt ngủn:
- Không.
Bình toan nổi cáu, nhưng nghĩ rằng Thảo sẽ phải gánh chịu hậu quả, nên anh nén lòng cúi chào đi ra.
Cụt hứng, Bình chán nản thả bước vào một cửa hàng tạp hóa. Thiếu Thảo lúc này Bình thấy bơ vơ lạ. Anh như lạc hướng giữa những món hàng bày bán, và rụt rè trước tủ hàng quần áo trẻ con, tưởng như bao nhiêu con mắt đều đổ dồn về phía mình. Một cô bán hàng tiến đến:
- Anh mua gì?
Bình chỉ vào một mẫu áo bầy trong tủ kính.
Cô gái ranh mãnh hỏi:
- Áo trẻ con hả, cỡ bao lớn?
- Chừng hơn một tuổi. "Nó" cao tới bắp vế của tôi.
Cô bán hàng che tay cười:
- À, vậy thì lấy áo số 3 là vừa. Anh cần gì nữa không?
Bình không muốn ai cười và chế riễu mình cả, lạnh lùng dằn mạnh:
- Còn, cho tôi mấy cái quần nịt cùng số ấy nữa.
Khi trả tiền và nhận gói hàng xong, Bình bỗng cảm thấy hãnh diện, hết cả ngượng ngập. Để tỏ ra mình đàng hoàng, anh đến bên quầy bán các thứ mỹ phẩm chọn mua cho Thảo một ống kem đánh răng:
- Đã lâu mình chưa có gì đề tặng Thảo. Răng Thảo lại trắng, đều, có thứ kem này chắc cô ta ưng ý lắm.
Rất vừa ý về sự lựa chọn của mình, Bình phấn khởi quay trở lại tiệm giặt ủi tìm Thảo, lòng tự nhủ:
- Nếu Thảo chưa về, mình sẽ gửi lại gói quà để Thảo biết mình đã ở quê lên.
Nhưng lần này Thảo có nhà, và may hơn nữa lại chỉ có một mình trong tiệm. Bình gõ nhẹ vào cửa:
- Mạnh giỏi chứ Thảo?
Thảo đang đứng ủi, giật mình ngửng lên, sắc mặt bỗng nhiên bừng đỏ. Đôi mắt của Thảo thoáng nhìn Bình với ánh giận hờn, rồi cúi ngay xuống. Cô đứng lặng câm như mãi chăm chú vào công việc không nghe thấy lời chào hỏi mừng rỡ của Bình. Thái độ của Thảo khiến Bình lúng túng.
- Thảo giận Bình đấy à! Chắc tại...
Thảo vùng vằng:
- Chẳng tại sao cả. Và tôi cũng không giận gì ai hết.
- Thảo!
- Tôi không muốn gặp anh nữa.
- Thảo hãy nghe Bình nói đã nào.
- Tôi không cần nghe!
Đến lượt Bình đỏ mặt:
- Thực hả, không muốn gặp tôi nữa hén!
- Tôi ghét anh lắm. Anh về đi.
Bình bốc giận, run cả giọng:
- À được. Đã thế tôi về.
Anh bước ra đi thẳng không nói lời gì nữa.
Thảo nhắm mắt lại, lẩm bẩm:
- Thế là xong!
Cô chạy vào nhà trong leo lên gác xép, nơi ở riêng của mình, giật mạnh tấm hình của Bình treo trên vách xuống ném vào ngăn kéo bàn.
Nước mắt Thảo ứa ra, cùng với nỗi buồn mênh mang pha trộn thứ cảm giác vừa uất hận vừa nuối tiếc.

*

Trở ra đường, Bình nhún vai lẩm bẩm:
- Cái thứ người gì kỳ cục! Mới trễ tới "trình diện" đã làm mặt giận rồi. Mà sao Thảo hay được mình đã về nhỉ? Chẳng biết giận lẫy độ bao lâu đây? Ồ, chắc chỉ vài ngày thôi chớ gì.
Tuy nghĩ vậy, nhưng trong thâm tâm Bình áy náy không yên. Thảo giữ một vai trò quan trọng trong đời Bình. Từ nhỏ hai đứa đã thân nhau, quyến luyến nhau như hai anh em. Bây giờ, đối với Bình, Thảo là nguồn an ủi độc nhất.
Anh thầm bảo:
- Mình sẽ viết cho Thảo mấy chữ để Thảo hiểu và đừng giận nữa.
Trước khi về nhà Bình tạt vào hiệu sách, mua một tập giấy, định đến tối yên vắng sẽ viết cho Thảo. Sau đó Bình tính nhẩm số tiền còn lại. Anh vỗ túi:
- Thôi, tiêu pha thế này đủ rồi. Còn phải để dành xài cho tới tuần lương sau, kẻo có bữa nhịn đói thì khổ!
Bé Hạnh đón Bình với những tiếng reo cười làm anh tạm quên nỗi buồn về Thảo. Anh mở gói quần áo ra:
- Nào, để anh mặc áo mới cho cưng nghe. Coi anh mua có đẹp không này?
Ông Cả ngừng việc, đứng ngắm bé Hạnh mặc áo mới mỉm cười khen:
- Chà, con nhỏ có áo mới nom xinh tệ.
- Cháu tính sắm sửa dần cho nó có đủ quần áo thay hằng ngày. Trong buồng cháu có một cái thùng gỗ, bác sửa cho nó làm cái tủ đựng nhá.
- Dễ mà, đem ra đây tao làm ngay cho.
Trong lúc ông Cả bận biến chế cái thùng gỗ thành tủ chứa đồ cho bé Hạnh, Bình bồng bé vào buồng riêng cho nó chơi. Anh mở cánh cửa sổ nhìn ra một mặt phố có những mái nhà cái cao cái thấp đang úa vàng dưới ánh hoàng hôn. Những mái nhà này đối với Bình là hình bóng của thời quá khứ, có cái lợp ngói màu đỏ đã xanh rêu, có cái mọc cỏ trên máng xối, già nua cũ kỹ giữa những mái tôn, mái phíp mới được dựng lên. Bình bỗng nhớ đến lớp người đã khuất, đến cụ Lâm, đến bà ngoại Thảo, rồi đến lớp người hiện tại đang góp sức biến đổi bộ mặt của Ngã ba ông Tạ.
Bé Hạnh bò đến chân Bình đập đập vào ống quần của anh. Bình cúi xuống xoa đầu nó:
- Bé ngoan nhé. Rồi anh sẽ làm việc nuôi bé. Bé sẽ có quần áo đẹp mặc và khi nào bé lớn anh đưa bé đi chơi sở thú.
Nói với bé Hạnh, Bình lại nhớ ngay đến Thảo. Anh bỏ bé Hạnh đó, ra bàn lấy giấy viết thư cho Thảo.
Viết lách đối với Bình là một việc khó nhọc. Anh hươi bút, dậm chân mấy lượt mới viết được mấy dòng. Thư Bình viết như sau:
Thảo mến
Bình biết là Thảo giận Bình, vì bữa ở quê lên Bình đã không lại thăm Thảo ngay. Tại Bình có việc bận quá. Bình muốn kể cho Thảo nghe hết mọi chuyện. Vậy Thảo trả lời cho Bình nhé.
BÌNH
Viết xong, Bình ngửng đầu lên bỗng nhăn mặt kêu trời! Bé Hạnh vớ được ốngtyle='height:10px;'>
- Ờ thì… cũng có, nghe bên này cười nói om xòm nên tui qua hỏi thăm chơi. Biết bên này có thêm được con bé Hạnh, tôi cũng mừng. Nhà có trẻ vui lắm chớ, phải không ông?
Ông Cả đưa đẩy:
- Dạ!
- Thôi tôi dìa nghe ông Cả. Khi nào rảnh tôi lại qua coi chừng con nhỏ dùm.
Ông Cả ân cần:
- Vâng, cảm ơn bà lắm.
Bà Ba ra rồi, ông Cả xoa tay lẩm bẩm:
- Bé Hạnh thật may, có thêm bà Ba chăm sóc nữa, cũng đỡ cho mình lắm.
Ở buồng trong, Bình ngồi xụ mặt nhìn bé Hạnh. Nó đùa mệt, nên đặt lên giường là lăn ra ngủ. Nhìn bé Hạnh xỡn xơ trong bộ áo mới, Bình cảm thấy tự hào và không khỏi có ý nghĩ ghen tức về lời đề nghị của bà Ba. Anh thầm nhủ:
- Bé Hạnh là của mình. Mình đủ sức nuôi nó, cần chi phải dính thêm bà Ba vô?
Với ý nghĩ ghen tức đó, Bình buồn bã nhớ đến Thảo. Anh đứng tựa bên thành cửa sổ nhìn ra ngoài, lòng mênh mang trống trải.
Mọi khi gặp ngày chủ nhật nghỉ, bao giờ Thảo cũng ra bãi xem Bình đá banh với các bạn. Thảo ngồi dưới bóng cây bên vệ đường giữ hộ áo cho Bình và nhìn xuống bãi theo dõi một cách say sưa những đường banh được giao qua giao lại giữa hai phe. Mỗi lần Bình nhận được banh, Thảo lại hồi hộp, và khi Bình lừa đá được một cú lọt lưới thì Thảo cũng vỗ tay reo hò khiến cuộc chơi của Bình thêm phấn khởi.
Tan cuộc, Bình chạy lên ngồi nghỉ bên cạnh Thảo, mời Thảo giải khát với mình.
- Thảo uống nước mía nhé?
- Không, Thảo ăn cà rem kia.
- Nếu thế Bình cũng ăn cà rem!
Bình chạy đi mua, cầm hai cây cà rem lạnh bốc hơi, chìa cho Thảo, rồi hai đứa vừa ăn vừa cười với nhau.
Bây giờ, Thảo không muốn gặp Bình nữa. Thảo giận Bình rồi. Mà trăm tội chỉ tại cái con Huệ lắm chuyện kia thôi.
Bình hằn học thầm nghĩ: "Con khốn nạn, thế nào cũng có ngày mình đánh cho nó một cái bạt tai!"
Phải chi Thảo đừng giận Bình thì lúc này vui biết mấy. Hai đứa cùng chung lo cho bé Hạnh. Thảo sẽ đóng vai chị gái, và có đủ thẩm quyền để ông Cả và Bình nghe theo trong việc chăm sóc bé Hạnh.
Đã có lần ông Cả nhắc đến Thảo, hỏi Bình tại sao không thấy Thảo tới chơi. Bình chỉ ậm ờ không biết trả lời thế nào.
Thẩn thờ, Bình nghĩ cách làm hòa với Thảo, tưởng tượng ra lúc Thảo gặp một tai nạn nào đó và anh tới vừa kịp để cứu, hoặc Bình bỗng nhiên trúng số, bỗng nhiên trở nên giàu có, bận quần áo bảnh bao, lái xe hơi tới trước cửa tiệm giặt đón Thảo đì chơi, hoặc nữa, anh được làm phi công và lái phi cơ cho rà sát mái nhà của Thảo, ném cho Thảo một bó hoa, khiến cho Thảo phải ngạc nhiên mà quên hết mọi giận hờn. Rồi Thảo sẽ lại ăn cà rem với Bình và hai đứa lại trò chuyện vui vẻ như xưa.
Bé Hạnh cựa mình đưa ngón tay vào miệng nút ngon lành rồi chợp ngủ. Bình toan tiếp nối những mộng tưởng bên cửa sổ, thì ông Cả ló đầu vào bảo:
- Đứng làm gì đấy Bình? Ra ngoài này bác bảo.
Bình hỏi:
- Bà Ba về rồi hả bác?
- Về rồi! Bà ấy nói gì kệ bà ấy! Mình biết mình thôi. Ra đây bác bàn với cháu điều này.
Bình theo ông Cả ra nhà ngoài, ông Cả chỉ ghế cho Bình ngồi đối diện với ông, đoạn hỏi:
- Cậu còn muốn làm cho xưởng nhôm bên Khánh Hội nữa thôi?
Bình ngó sững ông Cả, hỏi:
- Để chi vậy bác?
- Thì để bàn tính chuyện làm ăn. Bác bây giờ cũng có tuổi rồi, không làm nổi những việc nặng nhọc nữa. Đóng xong cái tủ này cho người ta, bác định thôi không nhận thêm nữa để làm việc khác. Nếu cháu thuận giúp bác một tay, bác cháu mình có thể sống được.
- Nhưng...
- Ðừng từ chối vội. Hãy nghe bác nói đã. Cậu đừng quên là hiện giờ bác cháu mình có trách nhiệm phải lo cho cả bé Hạnh nữa, phải không nào?
- Dạ… phải...
- Hồi nãy, thấy thái độ của cháu đối với bà Ba, bác cũng biết là cháu không muốn ai động đến bé Hạnh. Nhưng cháu nên nhớ, có ngày cháu phải nhờ đến bà ấy.
- Sao vậy?
- Bởi vì dầu muốn hay không, bác cháu mình cũng không thạo việc nuôi trẻ bằng bà ấy được.
Bình cứng đầu:
- Để coi!
- Việc ấy sau rồi sẽ biết. Bây giờ nói tiếp chuyện làm ăn cái đã. Bác thấy cháu làm nhôm bên Khánh Hội vừa vất vả mà lương lậu cũng chẳng bao nhiêu phải không?
- Dạ. Nên cháu cũng không ham lắm. Có việc khác tốt hơn, cháu sẽ thôi ngay.
- Vậy bác đề nghị với cháu: bác cháu mình hợp tác làm việc ở nhà.
Thấy Bình tỏ vẻ ngạc nhiên, ông Cả mỉm cười tiếp:
- Như bác vừa nói với cháu, dạo này bác không làm nổi những việc nặng nữa. Bác tính xoay nghề: làm đồ chơi bán cho trẻ con. Bác có quen mấy hiệu buôn trên phố, và họ cũng khuyến khích bác lắm, nhất là vào dịp tết Trung Thu và lễ Giáng Sinh. Phần cháu, cháu lo việc tiêu thụ đem hàng đi chào bán tại các tiệm tạp hóa, các chợ. Cháu tự do tổ chức việc tiêu thụ theo ý cháu, muốn đi giờ nào về giờ nào cũng được, miễn là giao được nhiều hàng thì thôi. Lời được bao nhiêu, bác cháu mình chia đôi.
Bình ngẩn ngơ hỏi:
- Thế tức là bác cháu mình "canh ty" với nhau?
Ông Cả cười:
- Ừ, cháu bằng lòng chứ?
Bình mừng rỡ gật đầu:
- Dạ bằng lòng.
- Vậy ngày mai chúng ta sẽ khởi công, còn bây giờ thì bác cháu mình hãy nghỉ cho khỏe.

*

Mấy ngày đầu bắt tay vào việc mới Bình không thấy thích thú lắm. Việc chế tạo đồ chơi đòi hỏi nhiều công việc phức tạp. Trước hết là phải tìm kiếm nguyên liệu: thiếc, gỗ, dây kẽm, vỏ ốc, nút bấc v.v... trăm thứ tạp nhạp, mà Bình rất ghét. Cũng may có đủ nguyên liệu rồi thì công việc chế tạo lại trở nên hấp dẫn.
Gian nhà ngoài là nơi ông Cả dùng làm xưởng được dọn một góc cho bé Hạnh ngồi. Nó thảnh thơi nghịch phá trên mảnh chiếu với những mẩu gỗ vụn. Bình giúp ông Cả cưa, cắt, rắp nối những hình thù ngộ nghĩnh.
Ông Cả thật khéo tay và nhiều sáng kiến. Ông cho biết hồi còn trẻ, ông đã học được của người Nhật cách thức biến chế một khúc tre, một vỏ dừa, một con ốc, hay mấy cái lông chim thành những món đồ thật đẹp.
Bình phục ông Cả sát đất, và cố theo rõi việc làm tỉ mỉ của ông. Sau khi sơn phết tô điểm xong, hai bác cháu có một lô hàng mẫu. Bình làm một bản thống kê với giá tiền từng món, xếp cẩn thận các mẫu hàng vào một chiếc thùng giấy rồi đem lên phố đưa đến cho các tiệm buôn quen biết của ông Cả. Xem qua mẫu hàng, các ông bà chủ hiệu buôn đều mãn ý vì đồ chơi ông Cả làm ra đều ngộ nghĩnh lại rẻ tiền. Họ dặn Bình:
- Cậu bảo ông Cả làm cho tôi hai chục con "thỏ đánh trống" này!
- Tôi "còm măng" 50 con vịt cạp mỏ và 10 con ngựa kéo xe.
- Ồ, còn chú lính nhảy dù này ngộ quá, có cả dù đeo sau lưng. Thứ này phải cho tôi cả trăm mới được.
- Cậu về dặn ông Cả nhớ giao hàng trước Tết Trung Thu cho tôi nhé. Nếu bán được tôi sẽ đặt nhiều cho lễ Giáng Sinh.
Bình thấy phấn khởi lạ. Anh trở về với vẻ mặt kiêu hãnh, bảo ông Cả:
- Khá lắm, bác ơi! Bác cháu mình có việc làm lu bù rồi. Chỉ còn lo sang đầu năm sau hàng sẽ bị ế thôi, vì lúc đó còn ai mua đồ chơi làm gì?
Ông Cả cười:
- Cháu biết lo xa thế là phải. Đồ chơi bán có mùa, chỉ chạy nhất vào dịp Trung Thu và Giáng Sinh. Nhưng ngày thường vẫn còn bán lai rai được. Cháu cứ yên trí bác cháu mình sẽ khá mà.
Bình cũng cười, yên tâm vào nhà trong. Cứ sau mỗi ngày bận rộn, nhọc mệt, Bình lại muốn tìm cái thú đứng mơ mộng một mình bên cửa sổ. Anh nghĩ đến khi có tiền sẽ sắm thêm cho bé Hạnh chiếc áo đầm, với đôi giầy thật xinh xắn. Bình muốn nó được ăn mặc như một đứa trẻ con nhà giầu. Chỉ tiếc rằng Thảo chưa biết bé Hạnh, và Thảo vẫn cỏn giận Bình. Anh định bụng đến ngày mai, khi đi giao hàng, sẽ đạp xe qua tiệm giặt ngóng chừng Thảo xem sao. Lâu không gặp Thảo Bình thấy thiếu vắng lạ.
Ngày hôm sau như đã định, Bình lảng vảng đầu phố Thảo ở. Vừa may Thảo ở trong nhà bước ra đi về phía bến xe. Bình toan tiến lên nhưng anh sửng sốt đứng lại. Giang, bạn anh, đứng chờ sẵn ở bến xe, thấy Thảo đã vội chạy lại đón.
Bình không trông nhầm: Rõ ràng Thảo cùng đi với Giang lại bến xe. Bình cắn chặt môi:
- Chắc hai đứa hẹn nhau lên phố.
Và Bình ngao ngán với ý nghĩ: Thảo đã cắt đứt cảm tình với anh rồi.
Buồn rầu, Bình quay đi, và khi trở về nhà, anh đứng nhìn thật lâu tấm hình của Thảo, người bạn gái thời thơ ấu treo trên vách. Anh không hạ tấm hình xuống, xé đi, hay cất vào ngăn bàn ; Bình chỉ lặng lẽ, cầm mẩu bút chì vạch chéo lên hai đường và không lai vãng đến chỗ Thảo ở nữa.
Những ngày buồn tẻ thường hay nối tiếp nhau. Bé Hạnh - Tại chị Thảo tát chị Huệ chứ!
- Vì sao cô bị Thảo tát. Cô đã nói gì với Thảo, hả?
- Tôi chỉ bảo là anh nuôi mèo... mà nó tát tôi.
- Cô nói với Thảo hồi nào?
- Bữa tôi mua hộ anh hộp sữa đó.
Bình hiểu ngay vì lẽ gì bị Thảo giận. Anh dậm chân nói:
- Hèn chi!
Và chỉ vào mặt Huệ anh hằn học thốt:
- Đồ khỉ!
Rồi Bình quay xuống bãi với Giang, mặt buồn thiu.
Buổi chiều, ông Cả thấy Bình trở về với nét mặt rầu rầu, ông không hỏi han gì cả chỉ trao bé Hạnh cho anh. Bình tươi tỉnh lại dần, cười khúc khích vì bé Hạnh cứ nhè mũi anh mà ngoạm. Ông Cả bảo:
- Cậu thử đặt nó xuống đất mà xem.
Ông rút trong túi ra một củ cà rốt có buộc sợi dây đưa ra dứ dứ trước mặt bé Hạnh. Bé nhổm người đứng lên, hai tay chới với về phía củ cà rốt đỏ và vừa nghiêng ngả bước những bước chập chửng, vừa cất tiếng bi ba bi bô.
Bình hoan hỉ kêu:
- Ồ, nó đi được rồi.
Như để cổ võ cho bé Hạnh, anh vỗ tay đôm đốp đánh nhịp bước đi của nó.
Đang vui bỗng có tiếng đập cửa liên hồi. Ông Cả sẳng giọng nói lớn:
- Ai đập cửa nhà người ta như đập trống trận thế hả?
Người bên ngoài đáp:
- Tui đây!
Nghe giọng nói, ông Cả hơi chột dạ:
- Bà Ba đó hả?
- Phải.
Rồi bà xô cửa bước vào.
Bà Ba được cả xóm gọi đùa là bà Ba Béo - bọn trẻ tinh nghịch còn thêm:... bán bánh bèo, bị bắt bỏ bót... ba bốn bận! - vì người bà mập mạp, tròn quay. Ông Cả đôi khi gặp bà qua cửa, nổi máu ba gai của một vị cựu chiến binh thường lảy kiều để trêu bà. Tỉ dụ như:
Người đâu nhan sắc dễ coi
Thoạt trông những tưởng... cái thùng tô-nô
Ông giảng nghĩa cho Bình nghe rằng: tô-nô là cái thùng rượu. Rồi hai bác cháu cười với nhau.
Nhưng bà Ba rất xuề xòa. Bà không bao giờ giận ai bao giờ. Chỉ phải cái bà nói rất nhiều. Gặp ai là bà nói liên tu bất tận. Bởi thế khi bà xô cửa bước vào, cả hai bác cháu Bình đều ngán, ngẩn mặt nhìn nhau.