o thuật nói lên dục vọng khó dứt bỏ của con người, cũng như khát vọng muốn vươn lên nhưng vẫn bị cái tầm thường níu lại. Truyện này được đăng trên tạp chí Con chim đỏ (Akai Tori)
năm 1919, thường được xem là một truyện nhi đồng của Akutagawa Ryunosuke. Tuy nhiên cốt truyện còn có sức hấp dẫn của loại truyện trinh thám, gợi sự tò mò và lôi cuốn độc giả, khiến người đọc hồi hộp từ đầu tới cuối theo các tình tiết của câu chuyện. Độc giả sẽ thấy mình trở thành nhân vật Tôi của truyện này lúc nào không biết, sẽ tưởng chừng như thấy Misura đang làm các trò ảo thuật trước mắt mình và cuối cùng đang nghiêm khắc nhìn thấu đáy lòng mình.
Hassan Kan được nhắc đến trong truyện này chỉ là một nhân vật giả tưởng, đã xuất hiện trong một truyện ngắn ra đời trước đó của nhà văn Tanizaki Junichiro, mà Akutagawa Ryunosuke đã khéo đưa vào truyện như một nhân vật có thật.
*
Chuyện xảy ra vào một đêm trời đổ mưa. Chiếc xe kéo chở tôi đã bò lên tuột xuống không biết bao nhiêu đường dốc gập ghềnh trong khu phố Ômôri này, cuối cùng mới hạ được tay đòn xuống trước cửa một căn nhà nhỏ xây kiểu tây phương ở giữa một vườn trúc. Chiếc cổng hẹp màu xám đã bị bong nước sơn loang lổ, dưới ánh đèn lồng nơi tay của người phu xe thì thấy có một tấm bảng tên bằng sứ, và chỉ có cái bảng tên này là còn mới, có ghi bằng tiếng Nhật tên anh Matiram Misura người Ấn Độ.
Nói đến Matiram Misura, trong quý vị có lẽ số người biết anh không phải là ít. Anh Misura sinh quán ở Calcutta, là một người yêu nước, đã nhiều năm tranh đấu giành độc lập cho Ấn Độ. Đồng thời anh đã theo học phép bí truyền từ Hassan Kan một người Bà La Môn nổi tiếng, tuy còn trẻ mà đã là một nhà ảo thuật tài ba. Tôi quen Misura là nhờ có một người bạn giới thiệu cho được chưa đầy một tháng nay, thế nhưng tuy chúng tôi đã bàn luận về nhiều đề tài như chính trị, kinh tế nhưng mà cái chính là tài làm ảo thuật của anh, thì tôi lại chưa một lần nào được chứng kiến. Vì thế tôi đã viết thư xin anh làm ảo thuật cho tôi xem, rồi đêm nay mới cho xe kéo hối hả trực chỉ đến cuối phố Ômôri hẻo lánh nơi anh đang ở.
Tôi đội mưa, theo ánh đèn chập chờn trên tay người phu xe đưa tay bấm chiếc chuông ở phía dưới tấm bảng ghi tên trước cổng nhà. Lát sau cửa mở và một khuôn mặt thò ra, đó là một bà vú già người Nhật dáng thấp bé ở đây hầu hạ anh Misura.
- Ông Misura có nhà không ạ?
- Xin mời ông vào. Ông ấy đang đợi ông từ nãy đến giờ đấy ạ…
Vú già niềm nở nói vậy rồi liền đưa tôi vào căn phòng của anh Misura ở ngay cuối chiếc hành lang ngắn đi thẳng từ cửa vào.
- Chào ông, trời mưa gió mà ông đã chịu khó lặn lội tới đây.
Anh Misura có nước da đen nhẻm, mắt to, bộ ria mềm mại. Anh vừa nâng bấc của ngọn đèn dầu để trên mặt bàn lên, vừa cất tiếng chào sang sảng.
- Ồ có gì đâu, miễn là được xem phép ảo thuật của ông thì mưa gió thế này nào có hề gì.
Tôi ngồi xuống ghế đoạn nhìn quanh khắp căn phòng mờ tối dưới ánh đèn dầu lửa leo lét. Căn phòng của anh Misura bài trí đơn sơ theo kiểu tây phương, ở giữa kê một chiếc bàn lớn, sát tường có một cái tủ sách vừa vặn. Rồi bên cạnh cửa sổ lại có một cái bàn. Ngoài ra chỉ có một dãy mấy chiếc ghế mà tôi đang ngồi. Hơn nữa, mấy thứ bàn ghế này đều cũ mèm, ngay cả đến chiếc khăn trải bàn lộng lẫy có dệt hoa màu đỏ rực rỡ quanh đường viền cũng đã bợt bạt, để lộ rõ cả sợi vải, tưởng chừng như khăn đã dùng lâu ngày đến sắp rách tã đến nơi.
Chúng tôi chào hỏi nhau xong, ngồi lơ đãng nghe tiếng mưa rơi trong bụi trúc bên ngoài một lát, thì người vú già giúp việc lại đem bộ ấm pha trà vào phòng. Anh Misura mở hộp đựng xì gà mời tôi:
- Mời ông một điếu.
- Cảm ơn ông.
Tôi điềm nhiên lấy một điếu xì gà, vừa châm lửa nơi que diêm, vừa hỏi:
- Nghe đâu là vị thần mà ông vẫn sai khiến tên là Jin phải không ạ? Còn phép ảo thuật mà tôi sắp được ông cho xem cũng là mượn phép của thần Jin đó phải không ạ?
Anh Misura châm lửa vào điếu xì gà của mình, đoạn nhếch miệng cười, phà ra một làn khói có mùi thơm dễ chịu:
- Tin rằng có thần thánh như thần Jin là chuyện đã cũ cả trăm năm rồi. Có thể nói đó là những truyện từ thời của Chuyện nghìn lẻ một đêm. Còn phép ảo thuật mà tôi học từ Hassan Kan thì ngay cả ông, nếu ông muốn làm, cũng làm được thôi. Vì đó chẳng qua chỉ là một phép thôi miên ở một trình độ cao, thế thôi. Ông xem đây, chỉ cần khoa tay như thế này là đủ rồi.
Anh Misura đưa tay lên, vẽ một hình giống như hình tam giác trước mắt tôi hai ba lần, đoạn đưa bàn tay ấy lên bàn, nhón hình hoa dệt màu đỏ từ đường viền của chiếc khăn bàn lên. Tôi sững sờ, bất giác đã nhích cả chiếc ghế lại gần để nhìn bông hoa ấy cho rõ. Song quả thật đó đích thị là một đóa hoa trước đó nằm trong tấm khăn trải bàn dệt hoa, không chệch đi đâu được. Khi anh Misura đưa đóa hoa đến gần chóp mũi tôi, thì đúng lúc ấy có một mùi gì nằng nặng như mùi xạ hương thoảng qua. Thấy điều lạ kỳ quá tôi đã cất tiếng trầm trồ không biết bao lần, mỗi lần như vậy anh Misura vẫn chỉ tủm tỉm cười, lại điềm nhiên thả đóa hoa ấy rơi xuống mặt khăn bàn. Tất nhiên, khi buông ra thì nó lại thành một mẫu hoa dệt trên nền vải như trước, bấy giờ nói gì đến muốn nhón lên, mà ngay cả nếu muốn làm cho chỉ một cánh hoa có thể tự do lay động, cũng còn không được nữa là.
- Ông thấy thế nào, có khó gì đâu. Bây giờ ông hãy nhìn chiếc đèn này.
Anh Misura vừa nói vừa khẽ đặt chiếc đèn dầu lên mặt bàn. Thế rồi, chẳng hiểu sao, làm như thế nào mà chiếc đèn lại bắt đầu xoay tít cứ như con vụ. Hơn nữa chiếc đèn vẫn đứng yên một chỗ mà xoay, phần bóng đèn như một cái trục bắt đầu tự xoay tròn. Lúc đầu tôi còn sợ đến suýt vỡ mật hớt hơ hớt hải chỉ sợ lỡ sinh cháy nhà. Thế nhưng anh Misura vẫn điềm nhiên uống trà, chẳng có vẻ gì là lo lắng. Thấy thế cuối cùng tôi cũng thành ra gan góc tợn, cứ thế trân trối nhìn chiếc đèn mỗi lúc một quay nhanh hơn.
Hơn nữa thực sự là trong lúc chao đèn quay vù vù như cái quạt quạt gió, chỉ có một ngọn lửa màu vàng duy nhất cứ hừng hực cháy như bất động nom mới đẹp làm sao, mới là một quang cảnh hết sức kỳ diệu. Chiếc đèn mỗi lúc một xoay nhanh dần lên, đến nỗi thành trong suốt không còn biết là đèn đang xoay nữa, thì không biết từ lúc nào ngọn đèn đã lại đứng yên một chỗ trên bàn mà bóng đèn không có vẻ bị lệch đi một tí nào cả.
- Ông thấy lạ à. Đây mới chỉ là trò vặt phỉnh phờ con trẻ một tí thôi. Nếu ông muốn mời ông xem thêm trò nữa nhé?
Anh Misura quay lại nhìn chiếc tủ sách kê sát tường rồi đưa tay về phía đó, co duỗi mấy ngón tay như thể đang mời gọi. Tức thì lần này sách xếp trong tủ lần lượt từng quyển một bắt đầu nhúc nhích, rồi cứ thế bay ra trên mặt bàn. Những quyển sách này còn bay theo kiểu mở cả hai bìa trước bìa sau ra mà chập chờn bay lên không như những con dơi liệng qua liệng lại vào những buổi chiều hè. Tôi há hốc mồm ra nhìn, điếu xì gà vẫn còn dính nơi miệng. Những quyển sách cứ thế, không biết là bao nhiêu cuốn, bay liệng tự do trong ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, rồi lần lượt xếp lên nhau gọn gàng thành hình kim tự tháp trên mặt bàn. Hơn nữa đúng lúc mình cứ tưởng tất cả những quyển sách ấy đều sẽ di chuyển ra đây, thì chúng lại chuyển động ngay về vị trí ban đầu, chúng chẳng đang bay trở về, xếp tuần tự trở lại trong tù sách là gì kia.
Thế nhưng thú vị nhất là có một quyển sách mỏng đóng bằng chỉ khâu ở gáy sách, cũng mở bìa sách ra như là đang giang cánh, nhẹ bay lên không, lát sau lại như vẽ một vòng tròn trên mặt bàn, bỗng lật nhanh qua từng trang một, đoạn như bị buông cho rớt thẳng xuống đất, đã rơi xuống nằm ngay trên đùi tôi. Tôi cầm lên coi thử mới nhớ ra đây là quyển tiểu thuyết mới ra của Pháp mà tôi đã cho anh Misura mượn một tuần trước.
- Xin cảm ơn ông đã cho tôi mượn quyển sách này lâu nay.
Anh Misura cảm ơn tôi, vẫn với giọng nói như đang mỉm cười. Dĩ nhiên tới lúc đó có khá nhiều sách đã từ trên mặt bàn bay trở lại về tủ sách. Tôi như vừa từ trong giấc mơ mới bước ra, thậm chí lúc ấy còn không nhớ phải nói một câu gì đáp lại nữa. Nhưng sau đó tôi nhớ lại lời anh Misura đã nói với tôi lúc nãy, đó là “Ảo thuật của tôi là một phép thuật mà ngay cả đến ông, nếu ông muốn thì cũng dùng được”
- Quả thật tôi đã nghe tiếng ông từ lâu, nhưng thực tôi không ngờ phép thuật của ông lại lạ lùng như thế. Thế nhưng khi bảo hạng người như tôi nếu muốn cũng làm phép thuật được, có phải ông định nói đùa đây không ạ?
- Làm được chứ sao không. Ai cũng làm được dễ dàng thôi. Chỉ có điều là…
Anh Misura bỏ dở câu nói, nhìn chằm chằm vào mặt tôi, đoạn tiếp lời bằng một giọng nghiêm nghị khác thường:
- Chỉ có điều là, người có lòng tham thì không làm ảo thuật được. Nếu muốn học phép thuật của Hassan Kan thì trước hết phải vứt bỏ lòng tham. Ông có làm như thế được không?
- Tôi nghĩ là tôi làm được.
Tôi đáp lại như vậy, nhưng vẫn cảm thấy không yên tâm làm sao ấy, nên ngay sau đó vội vàng nói thêm.
- Miễn là ông dạy cho tôi phép ảo thuật ấy.
Thế mà anh Misura vẫn lộ ánh mắt nghi ngờ, tuy nhiên có lẽ anh cũng nghĩ rằng nếu còn căn vặn tiếp là thất lễ. Anh bèn vừa gật đầu thật mạnh vừa nói:
- Vậy thì tôi sẽ truyền cho ông. Thế nhưng cho dù là dễ đến mấy đi nữa, muốn học cũng phải mất một ít thì giờ, vì thế tối nay ông hãy ở lại đây với tôi.
- Xin cảm ơn ông lắm ạ.
Tôi mừng rỡ vì sắp được dạy cho phép làm ảo thuật rối rít cảm ơn anh Misura mãi. Anh Misura không có vẻ gì là để tâm đến chuyện ấy, từ tốn đứng dậy, cất tiếng gọi:
- Vú già ơi vú già, tối nay quý khách ở lại đây, vú dọn giường sẵn cho nhé.
Tôi thấy lòng rộn ràng, quên cả gạt tàn điếu xì gà, bất giác ngửng lên nhìn chăm chú vào khuôn mặt có vẻ ân cần đang sáng lên dưới ánh đèn dầu của anh Misura.
*
Chuyện xảy ra sau khi tôi đã được anh Misura dạy cho cách sử dụng phép ảo thuật được độ một tháng. Cũng là vào một tối trời mưa tầm tã, tôi và năm sáu người bạn đang ở trong căn phòng của một câu lạc bộ nọ trong phố Ginza, quây quần trước lò sưởi, đang mải tán gẫu đủ thứ chuyện phiếm.
Chả gì thì cũng đang ở giữa thành phố Tokyo nên tiếng mưa ào ạt bên ngoài cửa sổ, có lẽ vì mưa rơi trên mái xe hơi và xe ngựa qua lại không ngớt nên đã không có cái âm thanh buồn bã rì rào như trong bụi trúc ở xóm Ômôri.
Dĩ nhiên, từ không khí nhộn nhịp trong nhà, ánh sáng của bóng đèn điện sáng trưng, cho đến chiếc ghế lớn bọc da của xứ Ma rốc hay là sàn nhà lát gỗ ghép hình kỷ hà học bóng loáng, tất cả đều hoàn toàn khác với căn phòng mới thoạt nhìn đã tưởng chừng sắp có thần linh hiện ra của anh Misura.
Chúng tôi vừa hút thuốc lá vừa nói chuyện về nào thú săn bắn, nào chuyện đua ngựa, nhưng rồi sau đó một người trong đám bạn tôi đã ném điếu xì gà đang hút dở vào lò sưởi, quay nhìn về phía tôi nói.
- Dạo này nghe đồn là cậu có tài làm ảo thuật. Thế nào? Tối nay cậu hãy làm một phép thuật cho bọn tớ xem nào.
- Được thôi.
Tôi tựa đầu vào lưng ghế đáp lại một cách kênh kiệu, ra vẻ ta đây đã là một nhà ảo thuật nổi tiếng.
- Vậy thì tuỳ cậu muốn làm sao cũng được. Hãy trổ tài cho bọn tớ xem một trò ảo thuật mà các tay ảo thuật gia trên đời này không ai có thể làm nổi đi nào.
Bè bạn xem ra ai cũng tán thành, vội kéo ghế ngồi lại gần, nhìn về phía tôi như hối thúc. Tôi bèn đứng dậy nói:
- Hãy nhìn kỹ mà xem. Vì trò ảo thuật mà tớ đang làm đây không phải dùng mưu mẹo gì cả.
Tôi vừa nói vừa xắn hai cổ tay áo lên, thản nhiên lấy hòn than đang cháy rực trong lò sưởi ra lòng bàn tay. Chỉ mới chừng đó thôi, bạn bè chung quanh tôi có lẽ đã táng đởm kinh hồn. Mọi người mặt nhìn mặt bất giác cùng né cả sang một bên, thậm chí còn có vẻ kinh hãi, co rúm cả lại như thể sợ lỡ bị bỏng thì nguy to.
Lúc đó tôi bèn làm ra vẻ thản nhiên, chìa hòn than đang cháy trên lòng bàn tay ra trước mắt mọi người một lát, rồi lại thoắt một cái hất mạnh xuống sàn nhà lát gỗ. Đúng lúc ấy, một tiếng mưa thứ hai nghe khác thường từ dưới nền nhà bỗng nổi lên át cả tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ. Đó là khi hòn than đỏ rực vừa rời lòng bàn tay tôi nó đã liền biến thành vô số những đồng tiền vàng đẹp đẽ rơi như mưa trên khắp nền nhà.
Mấy người bạn cứ như thể đang nằm mơ, ngẩn cả người ra mà quên cả vỗ tay tán thưởng.
- Ấy mới chỉ là một chút gọi là thôi đây nhé!
Tôi cười đắc ý, lại điềm tĩnh đặt mình xuống chiếc ghế vừa nãy.
- Tất cả đều là tiền vàng hết đây ư?
Phải đến năm phút sau mới có một người trong đám bè bạn đang ngơ ngác ấy lên tiếng hỏi tôi câu này.
- Tiền vàng thật chứ! Nếu nghĩ là giả thì cứ cầm lên tay mà xem!
- Chắc là không có chuyện ngộ nhỡ lại bị bỏng tay đấy chứ nhi?
Một người trong đám bạn rụt rè lấy đồng tiền vàng trên sàn nhà lên xem.
- Hóa ra là tiền vàng thật. Này, anh bồi ơi, anh lấy cho cái chổi với cái xẻng, vun hết chỗ này lại hộ cho.
Người bồi liền làm y theo lời, vun hết tiền vàng trên sàn nhà lại, xếp thành đống trên chiếc bàn. Bạn bè xúm lại cả chung quanh chiếc bàn này.
- Dễ cũng có đến hai mươi vạn yên đấy nhi.
- Không đâu, có vẻ nhiều hơn đấy. Nhiều đến nỗi nếu phải cái bàn mảnh dẻ hơn thì có mà gãy rồi ấy chứ.
- Hắn học được phép thuật gì mà ghê gớm thật. Ai lại than hồng mà biến thành tiền vàng ngay được.
- Cứ cái điệu này thì chỉ không đầy một tuần, sẽ thành tỷ phú không thua gì Iwasaki với Mitsui đâu.
Mọi người đều trầm trồ khen ngợi phép ảo thuật của tôi. Nhưng tôi vẫn cứ ngồi yên, tựa lưng vào ghế, điềm nhiên nhả khói xì gà.
- Không đâu, phép ảo thuật của tớ là cái mà hễ một khi đã nổi lòng tham lên rồi thì không còn được dùng đến lần thứ hai. Vì vậy những đồng tiền vàng này cũng thế các cậu xem xong rồi thì tớ định sẽ lại ném ngay trở lại vào lò sưởi thôi.
Bè bạn nghe tôi nói thế liền bắt đầu nhao nhao phản đối. Họ nói số tiền lớn thế này mà biến thành than trở lại thì phí đi. Nhưng cũng vì tôi đã hứa với anh Misura, nên tôi cương quyết cãi lại với các bạn rằng nhất định sẽ ném cả vào lò sưởi. Lúc đó một người có tiếng là ranh mãnh trong đám bè bạn cười khẩy mà nói rằng:
- Cậu bảo định sẽ biến những tiền vàng này thành than. Còn bọn tớ bảo không muốn thế. Cứ thế này mãi thì chắc là còn cãi nhau chán chả đi đến đâu cả. Vì vậy theo tớ hãy dùng số tiền này làm tiền cọc để cậu với bọn tớ đánh bài nhé. Nếu cậu thắng thì cậu muốn cho biến thành than trở lại hay làm gì là tùy cậu. Nhưng nếu bọn tớ thắng, thì cậu phải để y nguyên tiền vàng như thế mà đưa cho bọn tớ. Làm như vậy là vừa lòng cả đôi bên, chẳng phải là chúng ta ai cũng hỉ hả hết sao.
Tuy thế xong tôi vẫn lắc đầu, không dễ gì mà chấp thuận đề nghị ấy. Thế nhưng người bạn này lại cười ra vẻ nhạo báng, đôi mắt soi mói hết nhìn tôi lại nhìn sang đống tiền vàng trên bàn.
- Cậu không muốn đánh bài với bọn tớ, đó là vì cậu không muốn bọn tớ lấy mất đống tiền vàng kia chứ gì. Nếu vậy thì như cậu nói, nào là đã vứt bỏ lòng tham để làm phép ảo thuật, nhưng như thế chẳng hóa ra là cái quyết tâm mà cậu đã mất công có được ấy cũng thành ra… đáng ngờ vực lắm sao!
- Không phải thế, không phải là vì tớ tiếc những đồng tiền vàng này mà định biến nó thành than đâu.
- Nếu vậy thì hãy đánh bài đi!
Sau bao lần cứ bị hỏi dồn như thế mãi, cuối cùng tôi đã bị dồn đến nước phải làm theo lời chúng bạn, thế nào cũng phải dùng món tiền vàng trên bàn làm tiền cọc mà đánh bài với họ. Dĩ nhiên các bạn tôi mừng rơn, liền lấy ra một cỗ bài, ngồi vây quanh chiếc bàn dùng để chơi bài ở góc phòng, hối thúc tôi mau mau lên trong lúc tôi còn đang lưỡng lự.
Thế là tôi không có cách nào khác, đành phải miễn cưỡng đánh bài với chúng bạn một lát. Thế nhưng chẳng hiểu vì sao, chỉ trong đêm ấy thôi, cái thằng tôi ngày thường vốn không phải là đứa giỏi cờ bạc, không ngờ lại cứ thắng tràn. Và lạ lùng thay là tuy lúc đầu tôi chẳng thiết gì cả, ấy thế mà dần dà lại cảm thấy thích thú, chỉ trong vòng chưa đầy mười phút sau, không biết tự lúc nào tôi đã quên hết mọi chuyện, bắt đầu mê mải rút bài.
Bạn bè lúc đầu định bụng sẽ cuỗm sạch của tôi món tiền vàng kia, nên mới bày ra trò đánh bài, vì thế đã đến nước này, bọn họ mỗi lúc một bồn chồn nóng nảy, mặt mày ai nấy tưởng chừng như đang đằng đằng sát khí mê mải vùi đầu vào cuộc đỏ đen. Thế nhưng, mặc cho họ gắng sức quật lại, chẳng những tôi không bị thua một ván nào, mà cuối cùng tôi còn thắng một số tiền lớn tương đương với món tiền vàng dùng làm tiền cọc. Tức thì người bạn có vẻ xấu bụng lúc nãy, chừng như đã điên tiết, sừng sộ chìa cỗ bài ra trước mặt tôi, bảo:
- Nào! Rút bài đi nào! Tớ đặt hết tất cả tài sản của tớ đấy. Cả đất, cả nhà, cả ngựa, cả xe… đặt tất, không chừa một thứ nào. Ngược lại, ngoài món tiền vàng này cậu cũng phải đặt tất cả chỗ tiền mà cậu vừa thắng được. Nào rút bài đi!
Chỉ trong một sát na nàve; sung thành kim tự tháp. Đặc biệt, trên một bức tường của căn phòng không trang hoàng hoa cúc, có một hàng rào tréo màu vàng kim đẹp có dây nho do tay người uốn nắn khéo léo, bò chằng chịt xanh tươi. Giữa lá nho, những chùm nho tím đỏ giống như tổ ong, buông xuống đầy cành. Akiko gặp ông cha đầu hói của mình đang bập thuốc xì gà, đứng với một thân sĩ cùng lứa tuổi trước hàng rào tréo màu vàng kim. Ông cha nhìn thấy dáng của Akiko, khẽ gật đầu với vẻ mãn nguyện, nhưng sau đó đã hướng mặt sang người đi chung, và lại bắt đầu thả hồn trong khói thuốc.
Chàng sĩ quan hải quân người Pháp, cùng đi với Akiko đến một bàn ăn, cùng nhau lấy kem ăn. Nàng để ý rằng trong lúc đó, cặp mắt của ông bạn kia cũng vẫn thỉnh thoảng chăm chú vào tay, tóc, hoặc cổ có bịt băng vải xanh của nàng. Việc đó đối với nàng dĩ nhiên không có gì khó chịu. Nhưng, trong nhất thời đã làm nảy sinh nỗi nghi ngại trong lòng nàng, một loại nghi ngại mà phụ nữ thường có. Vừa lúc đó, khi một phụ nữ trẻ, có lẽ là người Đức, với cành hoa trà mi đỏ cài trên ngực nhung đen, đi qua bên cạnh hai người, nàng đã nghĩ ra lời khen ngợi như sau, như để nói bóng nỗi nghi ngại kia.
- Phụ nữ Tây phương đẹp thật ạ.
Không ngờ chàng sĩ quan hải quân khi nghe câu này, đã nghiêm nghị lắc đầu.
- Phụ nữ Nhật Bản cũng đẹp đấy chứ. Đặc biệt tỉ dụ như cô…
- Không có chuyện đó đâu.
- Không, không phải tôi nịnh đâu. Ngay bây giờ, y như vầy, cô cũng có thể đi dự những tiệc khiêu vũ ở Paris đây chứ. Chắc chắn mọi người sẽ sửng sốt. Vì cô giống như công nương trong tranh của Watteau
[9] đấy.
Akiko không biết Watteau là ai. Vì thế câu nói của chàng sĩ quan hải quân đã gợi đến ảo ảnh xinh đẹp của thời quá khứ, có lẽ là… kỷ niệm về những bồn phun nước trong cánh rừng âm u với những cụm hoa hồng dần dần tàn úa, một phút sau đó, cũng đã phải biến mất đi, không để lại một dấu vết gì đối với nàng. Nhưng, Akiko vẫn còn đủ nhanh trí hơn người, vừa lay động thìa kem, nàng đã không quên bám vào một chủ đề khác còn lại.
- Tôi cũng muốn dự tiệc khiêu vũ ở Paris, xem sao.
- Đâu. Tiệc khiêu vũ ở Paris cũng hoàn toàn giống như đây thôi.
Sĩ quan hải quân vừa nói như thế, vừa nhìn đám hoa cúc và làn sóng người đi quanh bàn ăn của hai người, và khi nụ cười mỉa mai vừa chìm xuống đáy mắt, chàng liền dừng thìa kem lại nói thêm, phần nữa như lẩm bẩm với mình.
- Không phải chỉ Paris. Tiệc khiêu vũ ở đâu cũng giống nhau cả.
Một giờ sau, Akiko và chàng sĩ quan hải quân người Pháp, vẫn cặp tay nhau, cùng với nhiều người ngoại quốc và nhiều người Nhật, tập hợp ở bao lơn ngoài phòng nhảy, dưới trời sao.
Bên kia bao lơn cách một lan can, những cây tùng bách trống ở hoa viên rộng, âm thầm chen cành lẫn nhau. Ánh đèn lồng tròn nhỏ màu đỏ, treo rải rác trên các ngọn cây. Dưới bầu không khí lành lạnh, mùi lá khô và mùi rêu nhẹ nhàng bốc lên từ hoa viên phía dưới, bồng bềnh như hơi thở của mùa thu buồn man mác. Ngay phía sau trong phòng nhảy, làn sóng của hoa và những vành ren vẫn tiếp tục lay động không ngừng dưới băng nhiễu tím nổi hình hoa cúc mười sáu cánh
[10]. Những cơn gió lốc âm thanh chói tai của dàn nhạc vẫn cứ ra tay roi vọt không một chút dung tha trên biển người này.
Dĩ nhiên, từ trên bao lơn này, cũng có tiếng cười nói ồn ào không dứt lay động bóng đêm. Thêm vào đó, khi ngọn pháo bông tuyệt đẹp bay lên bầu trời trên đầu đám tùng bách tối đen, mọi người bỗng náo động hẳn lên. Đứng lẫn trong đám người đó, Akiko từ nãy đến giờ cũng đã vui vẻ trò chuyện với các công nương hợp ý ở nơi đó. Để ý thì thấy chàng sĩ quan hải quân người Pháp kia vẫn choàng tay với Akiko, im lìm đưa mắt nhìn lên trời sao trên hoa viên. Dưới mắt nàng, điều đó không biết sao, đã làm nàng cảm thấy như chàng đang nhớ nhà. Cho nên Akiko từ dưới nhìn lên mặt chàng khẽ hỏi, với giọng nửa nũng nịu.
- Chắc là đang nhớ nhà phải không?
Sĩ quan hải quân vẫn với nụ cười nhẹ trên đôi mắt, lẳng lặng quay mặt về phía Akiko. Rồi thay vì trả lời là “Non” thì lại chỉ lắc đầu như đứa con nít.
- Nhưng ông có vẻ đang nghĩ điều gì kia mà.
- Cô thử đoán xem là điều gì đi.
Lúc đó trong đám người tập họp ở bao lơn, có tiếng rít dài như tiếng gió. Akiko và viên sĩ quan hải quân không hẹn mà đã cùng nhau ngừng trò chuyện, đưa mắt nhìn về phía bầu trời đêm đang áp xuống đám tùng bách trong hoa viên. Ở đó, đúng lúc pháo bông có màu xanh và đỏ vừa bung màn đêm ra tứ phương như hình chân nhện, sắp sửa tan biến. Akiko không biết tại sao lại nghĩ rằng, chùm pháo bông đó đẹp đến nỗi làm cho lòng mình buồn.
Một khoảng lâu sau, chàng sĩ quan hải quân người Pháp âu yếm nhìn xuống gương mặt của Akiko, nói với một giọng như để chỉ dạy.
- Tôi đang nghĩ đến chuyện pháo bông. Pháo bông giống như cuộc đời của chúng ta.
2
Mùa thu năm Đại Chính
[11] thứ bảy (1918). Akiko của năm nào, đang trên đường đi đến biệt thự gia đình ở Kamakura, tình cờ ngồi chung chuyến xe lửa với một nhà văn trẻ quen biết. Chàng thanh niên lúc đó đã để lên kệ xe một bó hoa cúc để tặng cho người quen ở Kamakura. Akiko của năm nào, bây giờ là lão phu nhân H. nói có chuyện hồi tưởng mỗi lần nhìn thấy hoa cúc và đã kể lại chi tiết kỷ niệm của buổi tiệc khiêu vũ ở Rokumeikan cho chàng trai nghe. Chàng thanh niên đã tỏ ra hết sức hiếu kỳ trong việc nghe chính miệng người này kể lại một kỷ niệm như thế đó.
Khi câu chuyện chấm dứt, chàng thanh niên đã lơ đãng hỏi lão phu nhân H.
- Bà có biết tên của vị sĩ quan hải quân người Pháp ấy không?
Phu nhân H. đã có một câu trả lời hết sức bất ngờ.
- Biết chứ. Ông nói ông tên là Julien Viaud đấy.
- Vậy à. Vậy ông ấy là Loti đây rồi. Đúng là Pierre Loti, người viết truyện
Phu nhân hoa cúc đấy.
Chàng thanh niên cảm thấy hưng phấn vui vẻ. Nhưng phu nhân H. vừa nhìn mặt chàng trai với vẻ lạ lùng, vừa lầm bầm trong miệng không biết bao nhiêu lần.
- Đâu, không phải là người có tên là Loti đâu. Ông ấy có tên là Julien Viaud kia mà.
(1920)
Lê Ngọc Thảo dịch
Chú thích:
(1) Madam Chrysanthème
(2) Japoneries d’automne
(3) Rokumeikan, dinh thự được xây cất vào năm Minh Trị thứ XVI, tại Yamashita cho, Koiimachi ku, Tokyo, theo kiểu Condole, tây phương. Đây là nơi hoàng tộc dùng để tổ chức những buổi dạ hội, những tiệc khiêu vũ… để tiếp đãi sứ thần ngoại quốc trong những cuộc đàm phán sửa đổi điều ước v.v…
(4) Dòng sông xanh, nhạc khiêu vũ, điệu valse của nhà soạn nhạc Johann Strauss người Áo (1804 -1849), cha đẻ của nhạc valse kiểu Viênna.
(5) Polka, nhịp 2/4, có nguồn gốc từ Bôhemia (nước Séc ngày nay) với điệu nhảy nhẹ nhàng.
(6) Mazurka, nhịp 3/4 có nguồn gốc từ những vũ khúc dân ca Phần Lan.
(7) Nấm cục, nấm “truffle” Tây phương, màu đen, mỹ vị của thế giới.
(8) Xăng-đuých: thức ăn có xà lách hoặc xúc xích kẹp giữa hai miếng bánh mì.
(9) Watteau (1684 -1721), họa sĩ người Pháp, thường vẽ những bữa tiệc ngoài trời, tranh rất tao nhã.
(10) Cúc mười sáu cánh, cúc biểu hiện dành riêng cho hoàng tộc Nhật Bản.
(11) Đại Chính, Thiên hoàng thứ 123, nối ngôi thiên hoàng Minh Trị trị vì Nhật Bản từ 1912 đến 1926.