Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 13
CAO ĐIỂM CỦA CÁC KHỦNG HOẢNG TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

 
Vào những năm cuối cùng của Staline, ở Nga không còn xảy ra các vụ án do tòa án nhân dân xử công khai có quần chúng tham dự. Các vụ khủng bố cũng không còn. Tuy nhiên, không khí kinh hoàng của những năm trước vẫn còn đè nặng và bao trùm  người dân vào những năm sau khi thế chiến thứ hai kết thúc.
Các vụ phạm pháp và tệ nạn xã hội đã diễn ra với mức độ cao nhất của nó. Những ước mơ cho một cuộc sống bình thường trong xã hội đã tan biến theo chiến tranh. Sự chờ đợi để hưởng một chút hơi thở tự do chỉ là những giấc mơ không bao giờ hiện thực.
Thi hào lừng danh Ilia Ehrenbourg đã viết trong tập hồi ký của ông, đề ngày 9 tháng 5 như sau:
'' Nhân dân đã quá đau khổ. Không thể để tái diễn những gì đã xảy ra trong quá khứ.''
Ông ta là một người biết rất rõ bản chất của chế độ và guồng máy cai trị của nó. Ông vẫn thường lo âu cái gì sẽ xảy ra. Và nó đã xảy ra đúng như ông ta đã nghĩ.
Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1945, Bộ Chính Trị Trung Ương đã gởi nhiều phái đoàn thanh tra về địa phương để khảo sát tình hình. Các bản báo cáo gởi về Trung Ương cho thấy nhân dân đang sống trong thất vọng. Họ đang sống trong khó khăn và họ hy vọng sẽ có cái gì đó để thay đổi cuộc sống. Theo các bản phúc trình thì đất nước đang lâm vào thời kỳ hỗn loạn.
Trong thời kỳ chiến tranh, các nhà máy phải dời về phía Đông để tránh rơi vào tay quân Đức Quốc Xã. Sự kiện này đã kéo theo hàng triệu nhân công phục vụ trong các nhà máy. Chính tình trạng này đã tạo một khoảng trống khó phục hồi lại mức sản xuất. Các cuộc đình công hàng loạt đã xảy ra tại các nhà máy luyện kim ở Oural. Sự kiện này chưa hề xảy ra trước đây. Trong nước đã có 25 triệu người dân không gia cư. Những người lao động nặng, hằng ngày nhận khẩu phần bánh mì không quá một cân Anh.
Cuối tháng 10 năm 1945, các Ủy Viên của các Ban Chấp Hành địa phương vùng Novossibirsk đã đề nghị hủy bỏ các cuộc diễn hành  và lễ kỷ niệm cuộc cách mạng tháng 10 vì dân chúng không có quần áo và giày để đi diễn hành. Trong cuộc sống khốn khổ đó, nhiều tin đồn đưa ra là sẽ giải tán các hợp tác xã nông nghiệp vì các tổ chức này không đủ tiền và lương thực để trả cho các thành viên và nông dân cho dù họ chỉ trả một vài ký lúa mì cho mỗi nông dân trong một vụ mùa lao động.
Giới nông nghiệp bị thảm bại nặng nề. Chiến tranh tàn phá ruộng vườn ở nông thôn. Thêm vào đó, nạn hạn hán, thiếu phương tiện cơ giới, thiếu nhân công, đã làm cho vụ mùa tháng 10 thất thu trầm trọng. Nhà nước phải kéo dài tình trạng phân phối lương thực hạn chế, trái với lời hứa của Staline là sẽ chấp dứt tình trang hạn chế lương thực này.
Tháng 2 năm 1946, Staline đọc một bài diễn văn với những hứa hẹn lạc quan. Nhưng những gì ông nói đều trái ngược với những gì đã diễn ra trong thực tế. Ông cho rằng nông dân chỉ thấy mối lợi trên mảnh đất nhỏ mà họ tự canh tác, không qua sự kiểm soát của chính quyền. Chính những người này đã không thi hành nghĩa vụ sản xuất tập thể theo chính sách của nhà nước. Do vậy, nhà nước phải ra tay thanh trừng những ai vi phạm vào quy chế của các hợp tác xã nông nghiệp. Nhà nước sẽ truy tố những ai đã phung phí tài sản, ăn cắp tài vật, phá hoại máy móc và ngăn chận các vụ thu mua nông phẩm.
Ngày 21 tháng 9, Staline ra lịnh thành lập một ủy ban chuyên lo các nghiệp vụ về các hợp tác xã nông nghiệp dưới quyền chỉ huy của một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản là ông Andreiev. Ủy ban có nhiệm vụ thu hồi lại tất cả các phần đất nhỏ mà dân chúng đã chiếm đoạt bất hợp pháp làm của tư trong thời kỳ đang xảy ra chiến tranh. Chính các phần đất canh tác nhỏ này đã giúp cho nông dân rất nhiều bởi vì khẩu phần do các hợp tác xã nông nghiệp phân phối không đủ nuôi sống họ để chờ đến vụ mùa tháng 10.
Ngày 25 tháng 10 năm 1946, chính phủ ban hành một nghị quyết  bảo vệ các nông sản. Bộ Tư Pháp sẽ mở cuộc điều tra trong 10 ngày về các vụ thất thoát lương thực. Nhà nước cũng cho thi hành một đạo luật đã lỗi thời được ban hành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932.
Chỉ trong vòng hai tháng, tháng 11 và tháng 12 năm 1946, nhà nước kết án 53.300 thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp về các tội ăn cắp lúa và bánh mì. Những người này bị đày đi lao động khổ sai tại các trại lao động cưỡng bách. Hàng ngàn chủ nhiệm các hợp tác xã cũng bị kết án là đã phá hoại chiến dịch thu mua lương thực. Nhờ đó mà việc thu mua trong hai tháng này đã tăng từ 36% lên đến 77%. Nhưng phải trả với cái giá nào? Chính quyền Cộng sàn lấy sự kiện chậm trễ việc thu mua để che giấu một thảm cảnh kinh hoàng đó là nạn chết vì thiếu ăn.
Nạn chết đói trong mùa Thu và mùa Đông 1946-1947 đặc biệt đã xảy ra vì hạn hán trong các tỉnh Koursk, Tambov, Voroneij, Orel và Rostov. Có ít nhất là nửa triệu người chết. Cũng giống như các nạn chết đói vào năm 1932, lần này chính quyền cũng giữ êm lặng. Nhà nước vẫn giữ mức thu mua 250 ký lúa trên một mẫu canh tác kể cả các vùng hạn hán này. Cho nên dân chúng của trong vùng vốn không đủ lương thực vì mất mùa lại càng thêm thiếu lương thực. Đó là lý do con số người chết đói gia tăng. Chỉ còn có một cách là phải ăn cắp nông sản của hợp tác xã để sống qua ngày. Con số nhân viên ăn cắp này lên đến 44% trong vòng một năm.
Ngày 5 tháng 6 năm 1947, báo chí đã đăng tải hai đạo luật do chính phủ ban hành vào ngày hôm trước. Đạo luật nhấn mạnh là mọi vi phạm tài sản của nhà nước, của hợp tác xã nông nghiệp, cá nhân hay tập thể, đều bị trừng phạt từ 5 năm cho đến 25 năm lao động cưỡng bách. Ai biết được người nào đó ăn cắp hay có ý đồ ăn cắp mà không truy tố cũng sẽ bị trừng phạt từ 2 đến 3 năm đi lao động cưỡng bách. Các văn thư riêng trong giới Tư Pháp cho biết các tội ăn cắp vặt tài sản của Tổ Hợp Nông Nghiệp cho đến nay chỉ bị phạt mất quyền tự do trong vòng một năm, bây giờ được lịnh phạt theo sắc luật ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1947.
Vào cuối đệ nhị lục cá nguyệt của năm 1947, đã có 380.000 người bị kết án, trong đó có 21.000 thanh niên ở tuổi vị thành niên tức là dưới 16 tuổi.  Chỉ cần ăn cắp vài kí lô khoai mì cũng đủ để bị kết án từ 8 đến 10 năm đi lao động cưỡng bách.
Sau đây là bản án do tòa án quận Souzdal thuộc tỉnh Vladimir tuyên án ngày 10 tháng 10 năm 1947:
'' Hai tên N.A và B.S tuổi 15 và 16, được lịnh đi gát chuông ngựa tại một công trình tổ hợp nông nghiệp, bị bắt quả tang ăn cắp 3 trái dưa chuột trong vườn rau của tổ hợp nông nghiệp. Nay tuyên án hai đương sự N.A và B.S 8 năm mất quyền tự do và đưa đi lao động theo chế độ thường ở các trại lao động tập trung.''
Trong vòng 6 năm đã có 1.300.000 người bị kết án. 75% trong số này phải đi lao động cưỡng bách trong 5 năm theo sắc luật ngày 4 tháng 6 năm 1947.
Đến năm 1951, con số thường phạm chiếm 53%. Và tính trên toàn quốc, con số thường phạm ở tù lao động cưỡng bách với tỉ lệ 40%.
Vào những năm cuối của thập niên 40, do áp dụng chặt chẽ sắc luật ngày 4 tháng 6 năm 1947, con số bản án kết tội trên 5 năm lao động cưỡng bách đã tăng từ 2% vào năm đầu cho đến 29% vào những năm cuối của thập niên 40.
Ở vào thời điểm cai trị cao độ nhất của Staline, các cuộc khủng bố và đàn áp đã diễn ra hằng ngày. Tòa án nhân dân một hình thức chuyển tiếp của cái Tòa án siêu pháp lý của cơ quan An Ninh Nội Chính NKVD rất nổi tiếng trong những năm 1930-1940.
Trong số những người bị kết án có rất nhiều quả phụ của các quân nhân đã bị tử thương trong cuộc chiến vừa qua. Những quả phụ này sống với đám con nhỏ mà chồng họ đã bỏ lại, không đủ sức nuôi con nên phải đi ăn cắp, đi ăn xin. Vào cuối năm 1948, nhà nước Cộng Sản bắt giam 500.000 phụ nữ, tức là hai lần nhiều hơn so với năm 1945. Con của các quả phụ này dưới 4 tuổi đều phải được chuyển vào nhà trẻ tập thể cũng nằm trong các trại giam. Đến năm 1953, con số trẻ em tăng lên 35.000 em.
Để tránh cho các trung tâm lao động cưỡng bách trở thành các trung tâm giữ trẻ vĩ đại vì con số phụ nữ bị bắt quá nhiều bởi chính sách đàn áp tàn bạo ban hành năm 1947, nhà nước Cộng Sản phải ban hành sắc luật ký hồi tháng 4 năm 1949, ân xá cho 84.200 phụ nữ trẻ có trẻ em nhỏ tuổi. Nhưng đồng thời nhà nước Cộng sản vẫn tiếp tục kết án con số phụ nữ khác vì tội ăn cắp. Đến năm 1953, con số phụ nữ bị bắt giam trong các trại lao động cưỡng bách chiếm từ 25% đến 30% trên tổng số can phạm.
Trong hai năm 1947-1948 nhà nước còn gia tăng các vụ đàn áp qua các Đạo Luật biểu tượng tình cảnh xã hội thời đó. Như đạo luật ban hành ngày 15 háng 2 năm 1947, cấm người Nga kết hôn với người ngoại quốc.  Một đạo luật khác ban hành ngày 9 tháng 6 năm 1947 quy định trách nhiệm về việc loan tin hay làm thất thoát các vấn đề bí mật của nhà nước. Đạo luật ban hành ngày 21 tháng 2 năm 1948 kết án các thành phần thuộc nhóm Xã Hội thiên hữu, Mensevich, nhóm Xã hội có khuynh hướng Quốc Gia, nhóm Trotski, nhóm vô chính phủ, nhóm quân nhân Bạch Nga,..là các phần tử gián điệp chống lại nhà nước. Những người này sau khi mãn tù hay sau khi hết thời gian lao động khổ sai sẽ bị đưa đi lưu đày ở các vùng Kolyma thuộc tỉnh Novossibirsk và vùng Krasnoiarsk hay các vùng hẻo lánh ở Kazakhstand.
Để canh phòngvà kềm chế những người nay, nhà nước Cộng Sản thường gia tăng thời gian tù thêm 10 năm mà không cần có một phiên tòa nào phán xét. Những người tù bị bắt vào những năm 1937-1938, thường được đặt cho cái tên là những người tù 58. Có nghĩa là họ chỉ được phóng thích vào năm 1958, tức là phải ở tù 20 năm.
Vào cùng ngày 21 tháng 2 năm 1948, Hội Đồng Xô Viết Tối Cao cho ban hành một sắc luật trục xuất ra khỏi lãnh thổ Cộng Hòa Ukraine, tất cả các phần tử nào không chịu lao động trong một thời gia tối thiểu trong các trung tâm lao động hợp tác xã cưỡng bách. Họ bị coi là những phần tử ăn bám xã hội. Qua đến ngày 2 tháng 6 thì đạo luật này có giá trị trên toàn lãnh thổ Liên Xô.
Tình trạng sinh sống ở các trại lao động cưỡng bách hợp tác xã nông nghiệp tập trung thì hầu như không đủ trả tiền cho nhân công, kể cả phân chia sản phẩm. Vì thế, có rất nhiều công nhân không thực hiện đủ số ngày lao động do nhà nước ấn định. Như vậy đã có hàng triệu công nhân không đạt đúng tiêu chuẩn ngày lao động, trở thành phạm nhân. Chính quyền địa phương nhận rằng, nếu áp dụng đúng theo các điều luật của Trung Ương thì sẽ gây ra xáo trộn. Cho nên họ áp dụng một cách lơ là, làm cho có làm. Tuy vậy cũng đã có 38.000 người bị bắt đi lưu đày trong năm 1948.
Mặc dù án tử hình đã được bãi bỏ theo như đạo luật ký ngày 26 tháng 5 năm 1947, nhưng các đạo luật đàn áp đẫm máu nêu trên đã làm lu mờ đạo luật bãi bỏ án tử hình.
Ngày 12 tháng giêng năm 1950, nhà nước Cộng Sản cho thi hành lại đạo luật tử hình, để xử các vụ án Leningrad.
Trong những năm của thập niên 1930, việc cho hồi hương những phần tử bị đưa lưu đày đã không được thi hành thống nhất và không liên tục  trong các cơ quan của nhà nước. Mãi cho đến thập niên 40 thì vấn đề này mới được gỉai quyết trắng đen. Theo đó, các tù nhân bị kết án trong những năm 1941-1945, thì trở thành những tên tù vĩnh viễn. Con cái của họ sau này cũng trở thành những người dân khẩn hoang đặc biệt.
Trong những năm 1948-1953 con số người đi khẩn hoang gia tăng không ngừng. Đầu năm 1946, con số dân khẩn hoang là 2.342.000 người. Qua tháng giêng năm 1953, lên đến 273.000 người. Tại Lituanie, dân chúng nổi lên chống chính sách lao động cưỡng bách đã bị cơ quan công an nội chính lùng bắt vào hai ngày 22 và 23 tháng 5 năm 1948. Công an mở chiến dịch hành quân mùa xuân, trong vòng 48 tiếng đồng hồ, đã bắt 36.932 thanh niên và thiếu niên bỏ lên 32 đoàn xe chở đi lưu đày. Tất cả bị kết án là các phần tử ăn cướp, những người có tư tưởng quốc gia. Các đoàn xe chở họ đi trong suốt 4 hay 5 tuần lễ. Họ bị đưa về các vùng cực Đông của Siberie và đặt dưới quyền kiểm soát của các toán xung kích thuộc Bộ Công An Nội Chính. Họ phải làm việc cực nhọc và khổ sai tại các trung tâm khai thác lâm sản.
Trong một bản phúc trình của cơ quan an ninh nội chính vùng Krasnoiarsk cho biết các gia đình người gốc Littuanie được phân phối đến lao động ở tổ hợp khai thác lâm sản Igara. Họ phải sống trong các căn nhà dột nát, cửa sổ không có kính để chận gío lạnh. Họ không có giường, nên phải nằmh ngủ trên nền đất với vài đống rơm. Không bàn, không ghế. Vì sống chen chúc nhau trong các gian nhà nhỏ và vì không có tiêu chuẩn vệ sinh cho nên đã sinh ra các bịnh truyền nhiễm, kiết lỵ, rận chí,..Con số người chết mỗi lúc một gia tăng.
Trong năm 1948 có trên 50.000 dân Lituanie lưu đày khẩn hoang đặc biệt. Con số khác 30.000 dân lưu đày trong các trung tâm khổ sai. Theo bộ nội vụ, có đến 21.259 người bị giết chết trong các cuộc hành quân bình định vì nước Cộng Hòa này cương quyết chống lại chính sách cưỡng bách lao động của nhà nước Liên Xô. Mặc dù bị nhà nước Cộng Sản áp bức, nhưng tính đến cuối năm 1948,  chỉ có 4% đất đai của vùng Baltique là vào tập thể.
Đầu năm 1949, nhà nước Cộng Sản cương quyết tập thể hóa và sát nhập ba nước vùng Baltique bằng cách khai trừ các phần tử có tư tưởng quốc gia của các nước này.
Ngày 12 tháng giêng năm 1949 Hội Đồng Bộ Trưởng Xô Viết ban hành đạo luật trục xuất ra khỏi lãnh thổ ba nước Baltique, tất cả gia đình của các phần tử điền chủ và các người có tư tưởng quốc gia đang sống bất hợp pháp và gia đình của các người bị giết trong cuộc hành quân bình định mùa xuân trước đây. Các cuộc truy lùng diễn ra từ tháng 3 cho đến tháng 5 năm 1949 đã đưa 95.000 dân ba nước Baltique ra vùng Siberie.
Trong bản phúc trình của Krouglovgởi cho Staline đề ngày 19 tháng 5 năm 1949, báo cáo rằng trong số dân lưu đày đó có đến 27.084 trẻ em dưới 16 tuổi; 1785 trẻ thơ không có gia đình; 146 người tàn phế và 2850 người gìa gần đến ngày chết.
Vào tháng 9 năm 1951 lại diễn ra các cuộc bố ráp. Cộng Sản bắt thêm 17.000 người đưa đi Siberie. Tính từ năm 1940 đến năm 1953, đã có trên 200.000 dân vùng Baltique bị bắt đi lưu đày ở vùng Tây Bá Lợi Á. Trong đó có 120.000 dân Lituanie, 50.000 dân Lettonie và 30.000 dân Estonie.
Trong năm 1953, người ta cũng thấy có 75.000 dân ba vùng này bị giữ trong các trại tù chính trị khổ sai, chiếm 1/ 5 trên tổng số tù trong các trại này, và bằng 1/10 con số dân trưởng thành của ba nước này bị đưa đi lưu đày.
Một trong các dân sắc tộc bị ép vào Liên Bang Xô Viết là dân xứ Moldave. Dân này rất bướng bĩnh, chống lại chính sách lao động tập thể của nhà nước Xô Viết.
Cuối năm 1949, chính quyền quyết định thi hành lịnh bố ráp để bắt đi lưu đày các phần tử được coi là xa lạ với Chủ Nghĩa Xã Hội. Cuộc hành quân do Đệ Nhất Bí Thư đảng Cộng Sản Moldave chi huy. Đó là ông Leonid Ilitch Brejnev, sau này trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Xô Viết.
Ngày 17 tháng 2 năm 1950, Kroulov gởi về Staline một bản phúc trình cho biết có tắt cả 94.792 dân Moldave bị lưu đày như là dân khẩn hoang đặc biệt.
Trong các cuộc lùng bắt khác trong năm 1949, đã có 57.680 dân Hy Lạp, Armenie, Thổ Nhỉ Kỳ và các người sinh sống quanh vùng Hắc Hải bi đưa đi lao động ở các vùng Kazakhstand, vùng Alta.
Trong vòng 5 năm sau thế chiến thứ hai, các du kích quân vỏ trang chống Xô Viết, mang tên là UPA và OUN đã bị bắt và bị đưa đi lưu đày biệt xứ. Từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 12 năm 1949 nhà nước Cộng Sản đã 7 lần lên tiếng kêu gọi các quân du kích bỏ súng đầu hàng sẽ được ân xá. Nhưng các lời kêu gọi này không đạt được kết qủa. Quân du kích hoạt động ven ben giới của các nước Ba Lan và Tiệp Khắc. Quân du kích hành quân đánh phá liên tục và khá mạnh cho nên nhà nước Cộng Sản đã phải ký hiệp ước vào tháng 5 năm 1947 với hai nước Ba Lan và Tiệp Khắc để phối hợp với hai quốc gia này mở các cuộc hành quân thanh toán quân du kích gốc người Ukraine. Để có thể tiêu diệt các căn cứ du kích, chính quyền Ba Lan đã cho toàn thể dân Ukrane di chuyển về vùng Đông Bắc Ba Lan.
Nạn đói xảy ra vào cuối năm 1947 và đầu năm 1948 đã buộc hàng chụ ngàn nông dân sống ở vùng phía Đông Ukraine chạy qua vùng Tây Ukraine. Vùng này tương đối có ăn. Chính do nhóm di dân vì đói này, du kích quân đã tuyển thêm được một số quân.
Ngày 30 tháng 12 năm 1949, trong bản đề nghị ân xá cuối cùng do Bộ Trưởng Nội Vụ ký cho các toán quân nổi loạn không thuộc thành phần du kích. Họ là nông dân, các người bỏ trốn các công xưởng, học sinh các trường công nghệ. Mãi đến cuối năm 1950, các vùng phía Tây Ukraine mới được ổn định. Sau khi cho thi hành lịnh cưỡng bách lao động tập thể, đã có 300.000 dân Ukraine bi bắt giam và bị lưu đày. Theo bản thống kê của Bộ Nội Vụ, từ giửa năm 1944 đến năm 1952 có tất cả 172.000 quân kháng chiến UPA và OUN cùng với gia đình của họ bị đưa đi lưu đày thuộc toán khẩn hoang đặc biệt ở các vùng Kazakhstand và Siberie.
Theo các tin tưc từ Bộ Nội Vụ, các cuộc lưu đày dân vẫn diễn ra tiếp tục cho đến khi Staline qua đời. Từ năm 1951-1952, con số dân lưu đày định kỳ tương đối nhỏ. 11.685 người gốc Mingrélien, và 4707 dân Ba Lan gốc Iran đang sống trong vùng Georgie, 4356 giáo dân Jehovah, 4431 dân điền chủ sống trong vùng Tây Biélorussie, 1145 điền chủ sống trong vùng Tây Ukraine, 1415 điền chủ của vùng Pskov, 995 Tín đồ Chính Thống Giáo, 2795 gốc Basmatchi và 591 thuộc những người vô gia cư. Những người này được hưởng một quy chế khá đặc biệt. Họ không bị lưu đày vĩnh viễn mà chỉ ở tù trong vòng 10 hay 20 năm.
Các văn kiện vừa mới cho nhân dân tham khảo xác nhận rằng vào các năm đầu thập niên 50 là những năm có con số lưu đày  cao nhất từ trước đến nay.
Vào đầu năm 1953, các trại Goulag giam giữ 2.750.000 phạm nhân, và được sắp xếp thành ba loại:
Độ chừng 500 khu trại lao động khẩn hoang được dựng lên rải rác trong các khu rừng. Mỗi khu chứa chừng 1000 đến 3000 phạm nhân. Họ thuộc vào nhóm tội nhân thường phạm. Một nửa phạm nhân này bị kết án dưới 5 năm.
Độ chừng 60 khu lớn, tổng hợp các trại lao động, thiết lập ở vùng cực Bắc và ở về phía Đông của Liên Bang Xô Viết. Mỗi khu quy tụ chồng vài chục ngàn tù phạm, cùng với tù chính tri và thường bị kết án tồ 10 năm tù trở lên.
15 trại có chế độ đặc biệt, được thiết lập theo chỉ thị mật của Bộ Nội Vụ duyệt ký vào ngày 7 tháng 2 năm 1948. Đây là trại giam những người tù chính trị đặc biệt. Con số tù chính trị ở các trung tâm này lên đến 200.000 người.
Ngoài con số nhân nhân trên, còn có cả 2.750.000 dân bị đưa đi khẩn hoang, trực thuộc ban giám đốc các trung tâm Goulag.Vì con số tù nhân và dân lao động cưỡng bách quá lớn cho nên công việc quản lý và kiểm soát hiệu năng kinh tế vô cùng khó khăn.
Các tù phạm chính trị bị kết án trên 20 năm biết rằng họ không bao giờ được thả trước thời gian ấn định cho nên chẳng sợ mất mát gì nữa cả. Họ bị giam cô lập. Như nhà văn Alexandre Soljenitsyne của Nga đã phải ở tù 7 năm chỉ vì ông đã cả gang chỉ trích đường lối lãnh đạo độc tài của Staline. Ông cho rằng sự hiện diện các thường phạm bên cạnh các tù nhân chính trị đã là một trở ngại cho việc thành lập các phong trào thống nhất của Tù Nhân. Ở các trại đặc biệt không có thường phạm sống chung, thường xảy ra các ổ kháng cự chống lại chính quyền Cộng Sản. Các mạng lưới kháng cự được bí mật thành lập lúc còn chiến đãu ở trong rừng của các người gốc Ukraine và người gốc Baltique. Các tổ kháng cự này đã tái hoạt động và rất là mạnh. Họ từ chối lao động, tuyệt thực, vượt ngục từng nhóm, chống đối bạo động và thường diễn ra đồng loạt.
Mặc dù người ta chưa kiểm chứng tất cả tài liệu, nhưng cũng có vài văn thư cho thấy vào năm 1950-1952 đã xảy ra 16 vụ nổi loạn quan trọng. Mỗi cuộc nổi loạn có cả hàng trăm tù nhân tham dự.
 Các viên thanh tra của Bộ Trưởng Nội Vụ Krouglov báo cáo hồi năm 1951 tình trạng suy đồi ở các trung tâm Goulag vì kỷ luật không được thi hành nghiêm khắc. Trong năm 1951 ban giám đóc trại tù đã làm mất 1.000.000 ngày lao động vì các tù nhân từ chối làm việc. Đồng thời trong trại xảy ra nhiều cuộc va chạm giữa cán bộ quản giáo và tù nhân. Năng xuất sản xuất suy giảm rất nhiều. Theo nhận xét của Ban quản trại, các vụ xung đột thường xảy ra giữa các băng đảng. Một bên chống lại lịnh lao động và bên kia là các phần tử tù nhân chịu thi hành lịnh lao động. Các nhóm tù gia tăng thù địch và thường thanh toán nhau. Tình hình ở các trại vì thế trở nên rối loạn. Con số chết vì thế không phải chỉ do bệnh tật hay đói khát mà vì do hai bên giết nhau.
Vào tháng 12 năm 1951, một cuộc họp giữa các nhân viên quản trại đã được tổ chức tại Mạc Tư Khoa. Trong phiên họp, họ thừa nhận là cho đến nay họ đã khéo léo đạt được những thắng lợi do sự xung đột giữa các phe nhóm tù nhân mà họ dần dần mất quyền quản lý. Ở một vài trung tâm, một số băng đảng đùng ra nắm quyền điều hành trại. Để tiêu diệt các băng đảng, họ phải thuyên chuyển một số tù phạm từ trại này qua trại khác và thường xuyên tái tổ chức các toán phạm nhân trong các trung tâm lao động. Con số tù phạm lao động trong các trung tâm này rất đông, từ 40.000 đến 60.000 người.
Bên cạnh sự náo loạn của các băng đảng đã làm khó khăn cho giới hữu trách, còn có một số vấn đề cần phải thay đổi đó là cải tổ chế độ lao tù, cơ cấu giam cầm và quy chế lao động sản xuất đối với tù nhân.
Theo các bản phúc trình củaTướng Dolguikh, chỉ huy trưởng các khu Goulag vào đầu năm 1952 và của Đại Tá Zverev, chỉ huy vùng Norilsk nơi có tất cả 69.000 tù nhân, người ta thấy có một số biện pháp sau đây:
Cô lập các thành viên của băng đảng. Nhưng vì các băng đảng có quá nhiều thành viên nên chỉ có thể cô lập các thành phần chủ chốt.
Giải tán các vùng sản xuất rộng lớn vì không đủ nhân viên quản lý tù nhân.
Tổ chức các đơn vị sản xuất nhỏ để ban quản giáo dễ theo dõi và kiểm soát.
Xin gia tăng quản giáo nhưng nhà nước không thể cung cấp đầy đủ. Hiện con số nhân sự đang thiếu 50%.
Đề nghị tách rời công nhân không bị kết án ra khỏi công nhân tù bị kết án. Nhưng vì nhu cầu sản xuất tập trung của vùng Norilsk, ban quản trị trại không thể có nhà đủ để hai nhóm này cư ngụ khi tách rời.
Nói một cách tổng quát, muốn có hiệu suất lao động tăng cao, thì phải phóng thích trước thời hạn 15.000 tù nhân với điều kiện là họ không được phép rời khỏi nơi mà họ đang lao động.
Đề nghị cuối cùng của Đại Tá Zverev không được coi là hợp lý trong bối cảnh lúc bấy giờ.
Vào đầu tháng giêng năm 1951, Bộ Trửơng Bộ Nội Vụ Tứơng Krouglov đã xin  Béria cho phóng thích 6000 tù nhân trước thời hạn và cho phép họ trở thành công nhân tự do, rồi chuyển họ đến làm việc ở các công trường lớn như trung tâm thủy điện Stalingrad. Nơi đây hiện có 25.000 tù nhân đang lao động khổ sai, nhưng không gia tăng mức sản xuất.
Hiện tượng phóng thích trước thời hạn các tù nhân có tay nghề giỏi thường xảy ra vào các năm đầu của thập niên 50.
Vấn đề kiểm soát hiệu năng kinh tế trong các trại tù với số lượng to lơn như vậy thật là khó khăn cho ban quản trại.
Với con số 208.000 nhân viên quản trại, nhà nước không thể nào kiểm soát được bộ máy hành chánh này. Vì thế có rất nhiều báo cáo ma về năng suất lao động của tù nhân.
Để giải quyết vấn đề này, cơ quan quản trại có hai biện pháp để thi hành:
Hoặc là khai thác triệt để con số nhân công tù, không sợ thất thoát vì thương vong hay bệnh yếu.
Hoặc chỉ khai thác một cách hợp lý con số công nhân tù còn đầy đủ sức khỏe.
Cho đến cuối năm 1948, người ta đã áp dụng giải pháp đầu. Vì thế đến cuối thập niên 40, con số nhân công tù còn sống sót để lao động rất thấp. Và vì chiến tranh đã làm tiêu hao dân số, cho nên nhà nước buộc lòng phải khai thác một cách tiếc kiệm nhân công. Để khuyến khích họ gia tăng sản xuất, nhà nước phát phần thưởng, tăng lương và tăng khẩu phằn ăn cho nhân công. Nhờ đó mà con số tử vong của nhân công tù giảm từ 2 đến 3%.
Vào cuối thập niên 50, các cơ cấu hạ tầng cơ sở của nhà nước hoàn toàn tê liệt. Không có ngân sách canh tân cơ sở. Hàng chục đơn vị trại tù giam giữ hàng chục ngàn tù phạm trên một phạm vi quá rộng lớn. Các đơn vị này được thành lập từ những năm 1930 và 1940 với mục đích là để khai thác triệt để nguồn nhân lực của các tù nhân. Mặc dù sau đó có lịnh cải tổ từ năm 1949 nhưng phải đến năm 1952 với biện pháp thành lạp các đơn vị lao động nhỏ mới đạt được chỉ tiêu quy mô.
Công nhân tù nhận lương hàng tháng vài trăm Rúp. Số tiền nay rất là nhỏ, 14 hay 15 ít hơn so với các công nhân tự do có cùng việc làm. Sự kiện này đã làm cho nhân công tù chán nản trong lao động, cho nên năng suất không được gia tăng. Từ đó lại nảy sinh băng đảng trong nhóm công nhân tù, gây rối loạn trong các trại lao động.
Nếu tổng kết các sự kiện trong các bản phúc trình của hai năm 1951 và 1952, người ta nhận thấy tình hình ở các trại tù Goulag trở nên bất trị. Các công trình xây dựng vĩ đại như công trình thủy điện ở Stalingrad, kinh đào Turkménistan và Volga-Don vào thời cuối của Staline đều tiến hành chậm trễ so với kế hoạch đã dự trù.
Để thực hiện đúng chỉ tiêu, nhà nước phải chuyển một số công nhân tự do đến các đại công trình này, đồng thời phải phóng thích trước thời hạn mãn tù,  những tù nhân nhân công tỏ ra siêng năng, làm việc tốt.
Sau ngày Stalin qua đời, ngày 27 tháng 3 năm 1953, Beria ra lịnh ân xá 1.200.000 tù nhân. Điều này đã nói lên sự khủng hoảng trong chính sách lao tù Goulag.Ngoài các nguyên nhân chính trị và kinh tế, những người kế thừa Staline phải hiểu rằng tình trạng bắt giữ quá nhiều tù nhân cũng là một trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng. Do vậy họ chấp thuận cho thi hành  biện pháp ân xá.
Trong lúc các cơ quan quản lý các trại tù Goulag đòi giảm tù nhân và giảm nhân viên quản giáo, thì Staline ngày càng kiêu căng, nghi ngờ và ích kỷ. Staline đang chuẩn bị một cuộc đại thanh trừng, một cuộc đại khủng bố.
Những ngày cuối cùng của Staline, tình hình trở nên căng thẳng. Sự chống đối mỗi lúc một gia tăng và  mâu thuẫn ngày càng trở nên trầm trọng.