Tôi dùng mái chèo búng nước lên cao như một cây pháo bông vừa nổ tung ra giữa trời cho Thục lác mắt chơi. Và tôi buông ra một câu triết lý: - Tình yêu bao giờ cũng đúng. - Nhưng ai yêu ai. - Thục ngó xuống dòng nước sẽ thấy ai yêu ai. Thục giả vờ cúi xuống nhìn dòng nước rồi cúi gầm mặt luôn không ngước lên vì Thục ngượng khi phải nhìn tôi. Mưa bão không lớn, nhưng cứ ray rắt suống này này qua ngày khác. Chợ họp dưới mưa gió và trong một bầu trời rét căm căm. Những chiếc xuồng lớn nhỏ neo lại, đậu kề sát nhau. Người mua cũng như người bán đều đi xuồng, tiếng nói tiếng cười, tiếng cãi vã nhau trong trường hợp đặc biệt này lại là điều thích thú. Tôi cho xuồng vào đám đông, móc túi lấy mảnh giấy dì Hạnh biên đưa cho Thục. Tôi và Thục lựa thức ăn, trả giá. Tôi cười nói nhỏ bên tai Thục: - Mong cho nước ngập mãi như thế này để mỗi ngày tới kêu Thục đi chợ. Thục ứ ứ trong miệng. Mặt tôi bị vướng bởi những cọng tóc của Thục. Tóc Thục vẫn thơm, càng ướt càng có mùi hương đặc biệt. Tôi nói để trêu Thục: - Tóc Thục thơm quá, chắc trong mưa có nước hoa. Thục nguýt tôi nói: - Đông đừng có đùa giữa chợ làm người ta trông thấy đấy. Thục ngượng ngùng mua nhanh một món đồ rồi kêu tôi chèo xuồng sang chỗ khác. Quanh quẩn một lúc Thục cũng mua xong những thứ dì Hạnh dặn. Tôi đưa Thục về ngang qua công viên. Cây đa già đã trốc gốc chìm mất trong nước. Công viên chỉ còn thấy được cái cổng cao. Mấy cây dương liễu cũng không còn. Thục kêu lên mấy tiếng ngạc nhiên rồi nhìn quanh với đôi mắt u buồn khuất dưới chiếc nón lá. Tôi không muốn thấy Thục buồn chút nào. Tôi mong được chèo xuồng đưa Thục đi mãi như thế này, dưới trời mưa. - Tại sao cây đa già và mấy cây dương liễu biến mất trong công viên hả Đông? - Chúng bị nước cuốn, gió đưa làm cho trốc gốc. - Rồi công viên đâu còn gì nữa. - Còn những cái ghế đá, chỗ ngồi cũ của mình. Những thứ ấy thì không trôi đâu được. Thục bỗng cười hỏi: - Đông nhớ ông xích lô không. Bữa trời mưa lần đầu tiên Đông rượt theo xe của ổng đó! - Nhớ chứ, ông ấy già rồi mà khoẻ ghê, Đông đạp muốn đứt hơi mới theo kịp ổng. - Bữa đó chắc ông xích lô cho là hai đứa điên nặng. Nghĩ lại buồn cười ghê. Tới nhà Thục, ba má Thục vẫn chưa về. Tôi và Thục ngồi nói chuyện trên bộ ván. Thục kêu lạnh khi bỏ áo mưa ra. Thục đốt than trong lò để trước mặt, hơ tay áp vào má xua cái lạnh. Tôi ngồi nhìn Thục, nhìn những sợi tóc mai ướt nước của Thục mà cảm thấy một niềm thương yêu tràn ngập dâng lên. Tôi nói: - Dì Hạnh bảo nếu trường hợp nước mưa chưa rút trong ngày mai, Thục hãy tới đằng ấy ở. - Bỏ ba má với nhỏ Hiền ở đây à? - Nói như vậy là nói chung đấy. Thục có thể đi với cả gia đình Thục. - Đồ đạc mang đi làm sao được. - Đông mượn xuồng thằng bé chở trong một buổi sáng là xong ngay. Thục ngồi cười. Hai má Thục dần dần ửng hồng lên vì hơi nóng từ lò than bốc ra. - Sao mà ngồi cười hoài vậy? - Tôi hỏi. - Để Thục về hỏi ý kiến ba má Thục xem sao. - Sáng mai Đông tới nữa nghe. Thục nhìn tôi chớp mắt chứ không nói. Tôi nhảy xuống xuồng. Trước khi ra về tôi nói với Thục: - Đưa tay cho nắm một chút. Thục tròn mắt: - Chi vậy? - Xem coi ấm chưa. - Đông kỳ quá hà. Thục giấu hai bàn tay về phía sau, cười: - Ấm rồi, khỏi phải xem nữa. - Nhưng Đông muốn nắm hai bàn tay chứ không tin. - Tin đi. Thật mà. - Không nắm tay, Đông sẽ không bao giờ tin. Thục ngượng ngùng đưa hai bàn tay ra phía trước mặt, rụt rè nói: - Đông nắm một tí nhé. - Ừ. Nhưng khi nắm được bàn tay của Thục xong, Đông lại hỏi: - Nắm lâu không được à? - Đã bảo một tí thôi, nắm lâu làm gì? Tuy nhiên Thục vẫn để yên hai bàn tay cho tôi nắm. Mặt Thục đỏ như gấc chín, đồng thời hai mắt Thục nhắm lại. Tôi cầm hai tay Thục, hai bàn tay mềm mại và ấm áp vô cùng. Tôi nhìn rõ gương mặt Thục trước mặt tôi, bờ môi đỏ ướt, hai mắt nhắm dưới hai viền mi dài, đen láy, mũi Thục thở nhẹ, cánh mũi phập phồng. Bỗng Thục mở bừng mắt ra, rụt hai bàn tay về: - Đông nắm lâu quá. Tôi lúng túng cười: - Thục mở mắt sớm quá. - Chứ nhắm hoài để Đông nắm hoài sao. Khôn hả? - Thôi về. - Coi chừng lạc đường đấy. Thục ngồi trên bộ ván ngó theo tôi. Mưa tới tấp bắn tung vào mặt tôi lạnh buốt. Bây giờ ra khỏi nhà Thục, rời hai bàn tay ấm áp của Thục tôi mới thấy lạnh. Cái lạnh như từ đâu kéo ập tới, lướt trên da thịt. Tôi phải chèo thật mạnh cho xuồng đi nhanh. Gió vật những ngọn cây ngả nghiêng, tôi quay lại nhìn thấy ngồi nhà Thục nằm trên mặt nước bao la muôn trùng. Về nhà tôi ngạc nhiên vì thấy Khôi đang đứng nói chuyện với dì Hạnh trước bao lơn. Thằng bé Hùng mặt mũi buồn xo đi qua đi lại có vẻ nôn nóng. Tôi cười đưa tay vẫy Khôi rồi gọi thằng bé trả xuồng. Tôi nói cám ơn nhưng Hùng chả buồn đáp lại. Nó chỉ khẽ liếc dì Hạnh rồi bực tức nhảy xuống xuồng chèo về nhà. Tôi cười lớn. Chiếc xuồng của Khôi buộc dây tròng trành trên mặt nước và những giọt mưa lạnh buốt. Tôi mang thức ăn lên cho dì Hạnh và hỏi không: - Tới bao giờ đấy bạn? - Mới tới được một lúc. - Có gì lạ không? - Nước và nước bao la trong tỉnh lỵ, thế thôi. À, tao không thấy thằng Ẩn đâu cà. - Sợ nó về nhà nó trên vườn. Lụt như thế này chắc vườn trái cây của nó tiêu tan. - Mình hết đi ăn trái cây nữa được rồi. Hôm qua tao gặp Kim, Uyển, chả hiểu hai bà mượn đâu được chiếc xuồng chèo cà khêu trước nhà tao, chút xíu nữa là trôi luôn ra sông. - Mày có ghé cà phê Thủy không? - Đóng cửa cả ngày, mày ở nhà Thục về hả? - Tao đi chợ. - Đừng giấu bạn. Hạnh nói cho tao nghe rồi. Tôi đưa mắt cho dì Hạnh, dì tỉnh bơ cười tôi nói: - Tại Đông mượn xuồng người ta đi lâu, chứ còn tại sao nữa. - Đó là một cái cớ nhỏ. Nó thấy dì đứng nói chuyện với Khôi, phen này nó ức bể bụng mất. - Thằng bé nào Đông? – Khôi cười hỏi. Tôi đáp: - Thằng bé vừa về đó, nó mê dì Hạnh như điếu đổ. Bạn không tế nhị chút nào, nó đón đường bạn cho ăn dao đấy, coi chừng. Khôi cười trách dì Hạnh: - Ai kêu Hạnh không nói trước. - Ăn nhằm gì, Đông phịa chuyện, đã chắc gì đúng như thế mà Khôi tin. – Phịa sao mà phịa. Nó tức dì thật mà. Nó hầm hầm bỏ về dì không thấy sao? - Nó tức Đông thì có. - Nó hận dì. Anh chàng về nhà ca một ngàn lần bản “Hận tình đen bạc”. Dì bên này thủ sẵn mấy viên thuốc cảm kẻo nhảy mũi cả ngày. - Đông phịa chuyện quá trời. Nó còn bé mà biết gì. Nó rất tốt bụng, thế thôi. - Nó mê dì, không đúng Đông sẽ đi bằng đầu. Tôi và Khôi ngó nhau cười làm dì Hạnh ngượng. Dì bê thức ăn đi chỗ khác. Bảo tôi mang cho dì con dao. Dì lui cui làm thức ăn để sửa soạn bữa cơm. Tôi liếc nhìn đồng hồ, thấy đã hơn mười giờ. Thời gian đi nhanh ghệ Tôi và Khôi đứng nói chuyện nhìn ra mưa. Khôi chép miệng: - Chả biết bao giờ nước rút. - Hình như càng ngày nước càng dâng cao thêm. Nhà mày ra sao? - Di chuyển sang ở nhờ nhà bên cạnh. - Có chật chội lắm không? - Vừa. - Mày sang ở đây với tao. - Không được, đi thì phải đi cả, tao bỏ đi nếu có chuyện gì bất ngờ thì sao? - Đi cả nhà cũng được. Ở đây còn phòng trống mày thấy không. Tao và dì Hạnh mấy hôm ngủ chung phòng, dì Hạnh sợ ma không dám ngủ riêng. - Nếu được ở đây chắc nhỏ Xuyên thích lắm. Nó ở đằng đó tội ghệ Con trai như mình ở đâu chả được. - Mày đưa cả nhà sang đây đi. Mấy hôm định ghé mày mà không biết làm sao đi được. Chả lẽ lấy chiếc xe đạp ra làm xuồng bơi. Khôi cười. Tôi nói: - Thục cũng cực lắm. Sáng nay tao mới đưa nàng ra chợ, đi lòng vòng mua thức ăn. Mấy hôm Thục bảo không hề ra khỏi bộ ván. Trông Thục như con mèo ướt. - Sao không bảo Thục tới ở với Hạnh? - Thục chưa có quyết định, còn phải xin ông già. Khôi đưa tôi điếu thuốc. Hai đứa mồi lửa, rít khói. Tôi thèm một ly cà phê sữa nóng vô cùng. Tôi vào phòng mình mang cây đàn ra. Khôi đàn hay hơn tôi nhiều. Tôi giao đàn cho Khôi rồi bảo dì Hạnh: - Dì muốn nghe bản nào Khôi hát cho nghe. - Cành hoa trắng. - Dì chỉ có bản ruột là “Cành hoa trắng”. Khôi hát đi – Tôi bảo Khôi. Khôi ghếch chân vào lan can. Tay búng mấy sợi dây đàn, hát. Giọng Khôi trầm ấm, tan vào trong tiếng mưa rơi nghe thật buồn. Khôi hát liên tiếp mấy bài mà không biết chán. Dì Hạnh khen Khôi hát hay và hứa nếu Khôi ở lại ăn cơm sẽ được thưởng một chầu cà phệ Tôi nói: - Ở lại chứ sợ gì, Khôi! - Thì ở lại. Tôi bảo dì Hạnh: - Nhưng dì phải nấu cơm nhanh lên chứ, đói bụng đến nơi rồi. - Đông phải phụ một tay mới nhanh được. À, sao không bảo Thục tới chơi? - Thục phải coi nhà. - Sợ cái nhà trôi đi mất hay sao? - Thục sợ bị ba lạ Nhỏ ấy cái gì cũng sợ. Tôi nhảy tới phụ với dì Hạnh lặt rau. Khôi vẫn ôm đàn đứng hát. Dì Hạnh thoăn thoắt trong công việc, còn tôi vụng về bên những cọng rau không biết ngắt đoạn nào. Dì Hạnh chê tôi: - Đông dở quá, ngắt lấy những lá gần ngọn thôi. Những lá dưới gốc bỏ đi. Đúng là con trai, chả biết gì hết. Tôi cười: - Không biết khỏi phải lọ Công việc này của con gái mà. - Lo lần, nữa về phụ với vợ chứ. - Con trai chỉ biết làm kiếm tiền mang về cho vợ thôi. Về nhà phải có cơm ăn, không thì chết. - Chà nói nghe ghê, nhưng ngó Đông thấy phát ra tướng... sợ vợ rồi. Tôi và Khôi bật cười. Dì Hạnh thấy tôi làm chả nên việc gì bèn đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi rủ Khôi vào phòng. Hai đứa ngồi hút thuốc tán gẫu chờ dì Hạnh sửa soạn bữa cơm. Tôi bỗng nhớ tới Ẩn: - Tại sao Ẩn lại đi mất nhỉ? - Tao cũng đang ngạc nhiên về chuyện này. - Có thể nó về nhà nó thật. - Hình như nó đang buồn. Tôi cười: - Nó mà biết buồn, họa chăng trời sập đdiv>- Hai đứa định đi về quê chơi ít hôm. Tỉnh lỵ bắt đầu có những ngày buồn thảm rồi đó. - Mấy cô cũng biết buồn nữa sao? - Buồn muốn khóc được vậy. Tôi ngồi xuống ghế. Thủy có vẻ buồn thật sự. Bây giờ Thủy đã biết rõ tình cảm giữa tôi và Thục. Thủy hỏi, một cách ngượng ngùng. - Thục ra sao anh Đông? - Lâu, tôi cũng không gặp Thục. - Thủy cũng vậy, từ hôm bão vào tỉnh cho đến bây giờ. Tôi châm điếu thuốc, mồi lửa trong lúc hỏi Thủy: - Thủy có vẻ buồn, định về quê thật à? - Thật chứ, hai đứa đang bàn với nhau thì Đông tới. Tôi cười: - Có tôi tháp tùng theo không? - Không, anh về quê rồi bỏ người đẹp lại cho ai. Thục giận tụi này chết. - Đông đùa đó Thủy, xa làm sao được nhau, vắng một chút đã tưởng trái đất này đảo lộn ngay mà nói nghe gay go lắm. Tôi nheo mắt bảo Phiến: - Đừng tưởng suy bụng ta ra bụng người. Trưa nay Khôi tới nhà tôi đây. Chả hiểu hứng nỗi gì anh chàng đòi bao tất cả đi cine. - Chắc là hy vọng đậu. - Ư, Khôi làm cậu tú là cái chắc. Phiến chớp mắt khi nghe nhắc tới Khôi. Tôi bỗng nhớ ra Ẩn. Tôi hỏi Phiến: - Có gặp Ẩn không? Phiến lắc nhẹ đầu. Thủy bỗng phá tan bầu không khí im lặng đang chực đè xuống khi tôi nhắc đến Ẩn: - Hai người uống gì chứ, nói chuyện mãi sao? Tôi lắc đầu cười: - Mới uống ở nhà, ghé đây định hỏi thăm Ẩn. Không ngờ gặp cả Phiến. Lâu quá, cô biến đi đâu mất tiêu. - Muốn tan thành bụi mà không được, đành phải sửa soạn biến khỏi tỉnh lỵ. - Đi vài ngày thôi à? - Có thể sẽ ở lâu hơn, hết mùa hè cũng nên. - Phượng tàn hết rồi, sau cơn bão và trận lụt những con đường nó xơ xác quá. - Cây lá cũng buồn như người, Đông nhỉ? - Cần gặp Khôi không? - Không. Sau khi trả lời ngắn gọn, Phiến cúi mặt. Như thế Phiến cũng không biết Ẩn đi đâu. Tôi đoán kỳ thi này chắc Ẩn đã bỏ. Thủy hỏi: - Không uống gì thật à? - Tôi về ngay đây, về quê nhớ khi lên có quà đấy nhé cô chủ quán? Thủy gượng cười: - Còn anh Đông đậu nhớ khao tụi này nhé, đừng quên. Tôi nói với Phiến: - Có thể Ẩn nó đã đi xa rồi. Phiến thở nhẹ. Tôi bước ra khỏi quán đạp xe về nhà. Tôi quên không ghé chợ rước dì Hạnh, và dì cũng không dặn, về nhà tôi gặp Thục đang đứng trước cổng, vẻ lóng ngóng. Thục cự: - Đi chơi ghê há? Tôi cười: - Đưa dì Hạnh đi chợ, chứ bộ. - Chứ không phải ghé cà phê Thủy? Tôi làm bộ ngạc nhiên: - Ủa, sao Thục rành quá vậy? - Sao không, nhỏ Hiền bảo thấy anh Đông ngồi với hai chị nào. Tôi đáp nhanh: - Đó là Thủy và Phiến, lâu quá mới gặp Phiến. - Vui không? - Đâu có nói chuyện lâu, phải về ngay vì sợ Thục tới. Thục tới lâu chưa? Thục cong môi: - Mới có nửa tiếng. - Đừng nói xạo, người ta đi chưa đầy mười lăm phút mà bảo tới nửa tiếng rồi. - Sao không đi luôn chiều rồi hẳn về. Thi xong vui quá nhỉ? Tôi mở cổng, kêu Thục vào. Tôi nói nhỏ bên tai Thục. - Trả lời thư chưa? Thục nhăn mặt, làm bộ chưa nghe. Rồi Thục cười chạy luôn vào nhà. Tôi dắt xe vào. Thục ngồi im trong ghế. Tôi tới đứng bên cạnh hỏi: - Trả lời thư chưa, hồi hộp quá rồi đó. Thục đỏ mặt, lắc đầu: - Quên bức thư ấy rồi. - Sao quên? - Tại vì không có đọc hết. - Sao không đọc hết? - Đông viết kỳ thấy mồ. Thục cúi mặt giấu nụ cười của mình. Tôi đi loanh quanh chỗ ngồi của Thục. Một lúc lâu Thục mới ngẩng lên hỏi: - Bộ mong trả lời lắm hả? - Viết thư, ai không mong được trả lời. Thục rúc rích cười: - Mai mốt đi, mấy hôm nay người ta phải dọn dẹp nhà cửa. Mãi đến hôm nay mới được rãnh. Này, ông già đã lấy bức thư rồi đó. Tôi thót cả ruột: - Để đâu mà ông lấy được? - Để quên trong quyển vở trên bàn, - Ông coi chưa? - Không biết. - Trời ơi, sao Thục vô ý quá vậy? - Tại Đông để thư trong quyển vở rồi về không nói gì Thục đâu có biết. Vái trời cho ông già không đọc. - Rồi có gì không? - Ông im lặng, bình thường. Tôi thở phào: - Vậy chắc ông không có đọc. Thục làm Đông muốn thót trái tim ra ngoài. - Mấy hôm người ta cũng lo muốn chết. Ăn ngủ không yên, lần sau có biên thư thì nói rõ trước khi về à. Tôi nói gọn: - Không biên thư nữa. - Tại sao? - Thục có trả lời đâu mà biên. - Mai mốt trả lời. Tôi ấm ức, đè nặng những bước chân trên nền gạch. Thục ngồi chống hai đầu gối bưng cằm ngó tôi cười. - Đông giận trông kỳ khôi lắm. Biết không? - Không giận. - Không giận mà mặt mày như sắp giết người tới nơi. Tôi ngó Thục, tự nhiên tôi phì cười. Gương mặt nàng ngây thơ như gương mặt con búp bệ Sáng nay Thục mặc chiếc áo dài màu tím than, tóc cột bằng một mảnh vải màu có bông trắng lớn. Thục diện bằng một chiếc vòng ngọc thạch đeo ở cổ tay xanh biếc. Mắt Thục mở lớn trêu tôi và nụ cười như một cơn gió mát rượi. Tôi tới gần Thục, đứng sau lưng nàng, Thục nói nhanh: - Cấm hôn lên tóc người ta. Nhưng tôi không nghe Thục. Tôi đã hôn. Mái tóc Thục thơm mùi bồ kết. Chắc Thục mới gội tóc hôm quạ Thục xô tôi đứng qua một bên, trợn mắt: - Ai cho phép hôn tóc người ta, đã cấm rồi mà? - Cái mùi thơm phưng phức của hương bồ kết cho phép. - Hôn một cái là chậm trả lời thư một ngày đó. - Vậy cho hôn mười cái. Tôi dọa làm Thục sợ, nàng nhảy qua ngồi bên ghế khác. Và chúng tôi cứ rượt đuổi nhau khắp các ghế. Cuối cùng tôi dừng lại cười: - Bây giờ không cần thư trả lời nữa, biết rồi. - Biết cái gì? - Thục đã chấp nhận. - Đừng có nói ẩu, chưa chấp nhận chuyện gì hết. Tôi xòe bàn tay ra trước mặt Thục: - Vậy trả chiếc hôn lúc nãy đây. Thục đỏ mặt ngồi im. Tôi tới ngồi xuống gần bên Thục. Tiếng thở của Thục nghe nhanh trong lồng ngực nàng. Tôi nhìn hai cánh mũi phập phồng của Thục, hai cánh mũi xinh xắn trên bờ môi tròn đầy, hình như lúc nào cũng bĩu ra. Thục ngó tôi: - Cấm nhìn. - Không nhìn sao biết người ta nhìn mà cấm. Thục giận kêu “ứ” một tiếng trong miệng. Tôi nắm tay Thục vuốt ve những ngón tay thon mềm của nàng. Thục bàng hoàng nói: - Coi chừng Hạnh về, Đông kỳ quá. - Dì Hạnh đi chợ trưa lắm. Hôm nay chắc mua thức ăn nhiều. - Ai cho Đông nắm tay - Đôi mắt của Thục. - Đôi mắt không biết nói. - Nhưng một lúc nào đó đôi mắt nói, và biểu đồng tình. - Đông xạo quá trời.