Chương 12

Khi tôi thức dậy trời đang có cơn mưa. Không khí thấm lạnh và gió vút đi ngoài vườn. Tôi nằm yên lắng nghe mưa đổ. Tiếng những con chim vỡ tổ gọi nhau trên mái ngói. Lâu quá, trời mới có cơn mưa. Sau cơn mưa này thời tiết sẽ thay đổi. Tôi vẫn không hiểu được, hay là rất mơ hồ trước thời tiết ở đây. Mùa hè còn chưa tới, hay đã hết khi mưa đến. Chỉ có một điều sau mỗi trận mưa, sáng sớm ra đường nghe cây lá thay đổi, những bông phượng như nở to hơn, đỏ thắm hơn. Trưa nắng, nghe ve kêu nhiều và ròn rã hơn. Tôi nằm nghe và nhớ những cái đâu đâu, từ xa xưa lắm trở về. Và khi tôi nhớ tới Thục thì có tiếng gọi cổng. Tôi chạy vội xuống nhà không kịp lấy áo mưa. Khi mở cổng tôi muốn run lên vì người gọi cổng không phải là dì Hạnh, mà là Thục. Tôi dành lấy chiếc xe đạp của Thục dắt vào sân. Thục mặc áo mưa. Trên chiếc giỏ nhỏ của chiếc xe đạp tôi thấy mấy cuốn vở mới tắm đẫm nước mưa. Tôi lấy mang vào nhà, mấy cuốn vở ướt hết không còn trang nào khộ Thục cởi áo mưa ra máng vào thành ghế. Thục có vẻ lạnh. Thục đứng co ro bảo:
- Thục ra phố mua mấy cuốn sổ về làm nháp, không ngờ lúc về ngang đây mưa to quá, phải gọi cổng. Đông đang làm gì?
- Ngủ mới dây.
- Sướng nhỉ, vậy mà người ta tưởng đang học bài.
- Định dậy rồi học, học bài trong buổi chiều thú hơn.
- Thôi Đông lên học bài đi. Thục hơ khô mấy cuốn vở rồi về.
- Tôi nói:
- Quăng đi chứ còn xài được gì, nó rách tả tơi thế này, Thục không thấy sao?
- Rồi làm sao, mai mốt chẳng lẽ lại xin tiền ba mua nữa.
- Ngày mai Thục có vở mới đừng lo.
- Quăng uổng lắm.
- Chứ xài không được, tiếc làm gì.
Tôi không cho Thục hơ khô mấy quyển vở. Tôi lấy khăn mặt của dì Hạnh cho Thục lau nước mưa bám trên mặt. Nhìn hai cổ tay tròn, trắng hồng của Thục đưa cao lên tôi nghĩ là hai cổ tay xinh xắn của con búp bệ Những cọng tóc mai bám hai bên thái dương Thục, ướt nước. Gương mặt Thục hơi xanh vì mưa lạnh, tôi hỏi:
- Thục lạnh không?
Thục gật đầu, mỉm môi cười. Tôi nói:
- Lên phòng cho khỏi lạnh.
Thục ngoan ngoãn theo tôi lên phòng. Không có Kim. Thục bớt e dè và dạn dĩ hơn một chút. Tôi đóng cửa sổ lại cho gió đừng lùa vào, mưa dừng tạt những hạt bụi nhỏ qua cửa. Thục ngồi trên mép giường tôi ngó loanh quanh.
- Phòng của Đông đẹp quá.
- Thế mà bị dì Hạnh la hoài, lâu lâu dì Hạnh phải lên dọn dẹp mới ngăn nắp được.
- Ừa nhỉ, Đông không quét phòng sao giấy vụn nhiều quá, bị la là phải.
- Trước kia có bà giúp việc. Bà đổ dùm giỏ giấy rồi quăng đi đâu mất tiêu. Định nhờ bà ấy mua cái khác thì bà nghỉ.
- Ừa, sao lại nghỉ? Bà ấy đau à?
- Không, con bà đau, bà xin về quê nghỉ ít lâu.
- Rồi bà có lên không?
- Chắc có, nhưng không biết bao giờ.
Thục ngó quanh tìm cái gì. Tôi hỏi:
- Thục tìm gì?
- Đông có cây chổi không?
- Dưới nhà.
- Lấy lên Thục quét phòng dùm chọ Rác với giấy vụn nhiều quá thế này Đông ăn ở thật bê bối.
Tôi cười:
- Mỗi tuần mới dọn một lần.
- Hôm nay cũng cuối tuần rồi, còn gì. Để tuần sau hả?
- Dám lắm, vì cũng còn tùy siêng hay chưa siêng nổi. Đông cười.
- Con trai bê bối ghê.
- Lúc nãy Thục vừa mới khen phòng đẹp, sao giờ lại chê.
- Bây giờ chê rồi, đẹp mà nhiều giấy vụn quá rối mắt.
Tôi ngồi cười, lấy thuốc hút. Thục nhăn mặt:
- Đông hút thuốc nhiều không?
- Buồn hút chơi mấy điếu.
- Tới mấy điếu lận, đừng có hút nhiều nghe, không tốt, lủng phổi à. Thục có một ông anh họ hút thuốc gì mà đến vàng tay, trông kỳ lắm. Đông đừng có giống như vậy.
Tôi sung sướng nghe Thục dặn điều này điều nọ. Như thế Thục đã để ý tới đời sống hàng ngày của tôi. Thục như một người tình lo lắng cho người yêu của mình. Tôi ngắm Thục. Bây giờ gương mặt Thục đã bớt xanh. Trong bóng tối của căn phòng không bật đèn, gương mặt Thục trắng và đẹp như một thiếu nữ trong tranh. Thục ngồi đó. Ké né trên mép giường, hai bàn tay vòng để lên đầu gối, mái tóc dài buông rũ xuống che nửa gương mặt, thỉnh thoảng Thục đưa tay vén mái tóc qua một bên, cổ tay tròn với chiếc vòng ngọc thạch xanh biếc. Chiều nay Thục mặc áo dài màu tím than, màu áo chìm trong bóng tối. Tôi nghĩ tới bài hát trong đó có mấy câu đau đớn nói về màu áo tím. Từ lâu tôi chưa mua nổi cây đàn. Nếu lúc này có đàn tôi sẽ không ngần ngại gì mà không ngồi đàn, hát cho Thục nghe bài hát đó.
- Đông học bài đi.
- Không học được. Thục ngồi đó không cách nào học được.
- Thế để Thục về.
- Thục về lại không học được, như lúc trưa đó, Thục về tôi phải ngủ liên miên cho hết buổi trưa buồn bã.
- Đông phải học bài chứ, Đông sắp thi rồi. Đừng thi rớt, buồn lắm.
- Sẽ học, con trai không sợ rớt.
- Gan thật.
- Rớt học lại. Đậu thì được lên lớp, rớt ngồi lại học thêm một năm, lăn lộn quá chỉ thêm khổ.
- Đông ngược đời ghê đó.
Tôi cười. Thục với lấy chiếc gối dài ôm trong lòng. Chân Thục đu đưa một cách hồn nhiên. Tôi ngồi im lặng ngắm Thục đến khi Thục ngượng phải quay mặt đi. Bây giờ Thục đã hiểu, hay là cả hai đứa đều hiểu rõ tình cảm của người này đối với người kia. Tôi muốn nói với Thục nhiều lắm, cho đến hết cơn mưa của buổi chiều naỵ Cơn mưa đã đưa Thục đến, làm ấm lại căn phòng nhỏ trơ trọi của tôi. Làm mưa bên ngoài nồng nàn, ngọt xớt từng phiến. Đồng thời tôi cũng muốn im lặng, nỗi im lặng tuyệt vời giữa tôi và Thục.
Tôi gọi nhỏ:
- Thục.
Thục ngước nhìn tôi, nhưng tôi im lặng. Thục nói:
- Gì thế Đông?
- Sao Thục lại ghé vào trong cơn mưa.
- Sợ lạnh.
- Thục có nhớ gì không?
- Nhớ, một chút thôi.
- Đông nhớ Thục quá.
Tôi ngạc nhiên thấy mình nói ngon lành mà không ngượng ngâp. Có lẽ tại tôi đang xúc động thật tình. Tôi cũng nhận ra lối xưng hô của mình lộn xộn, khi thì xưng tên, lúc xưng tôi. Thục cũng luống cuống:
- Thục có gì để nhớ đâu.
- Thục hiền lắm, xinh lắm.
- Nhiều người khác hiền, xinh hơn Thục nữa, rồi Đông sẽ gặp.
- Không còn ai hơn Thục.
- Thục sợ lắm, sợ tình cảm sẽ là một cái gì tan nát, thà đừng thân thiết với nhau đỡ đau buồn hơn. Thục yếu đuối trước đau buồn.
- Có gì đau buồn?
- Rồi sẽ có, biết bao nhiêu nỗi buồn.
- Thục quá lo xa.
- Hình như nó thấp thoáng đâu đây chứ Thục không lo xạ Tình cảm ai mà đoán được, phải không Đông?
- Đoán được chứ, không đoán được sao có cơn mưa kỳ diệu như thế này. Cơn mưa đã đưa Thục tới, xui Thục ghé lại.
- Ừ nhỉ, Thục không biết đi đâu, lẽ ra Thục tới nhà Kim.
- Đó, thấy không. Chúng ta đã có một mối dây vô hình ràng buộc khiến Thục phải vào đây.
- Đông đừng nói với ai nghe. Ngượng lắm.
Tôi sung sướng tới ngồi cạnh bên Thục. Tôi sung sướng thấy Thục không ngồi xa tôi nữa. Và tôi nắm lấy bàn tay nhỏ bé lạnh giá của Thục, khiến Thục run lên, sợ hãi. Tôi yên lặng nghe hạnh phúc tuyệt vời của mình thành sóng, vỗ dào dạt trong lòng. Tôi ngửi thấy mùi thơm trên tóc Thục, hương thơm ban đầu ngào ngạt hơn bất cứ hương thơm nào. Thục rụt bàn tay lại, và tôi ngạc nhiên thấy Thục khóc.
Tôi hỏi:
- Sao vậy Thục?
Thục lắc đầu, nhưng những giọt nước mắt vẫn lăn xuống má. Tôi luống cuống dỗ dành Thục, một lúc Thục nói:
- Thục sợ lắm.
- Có gì Thục sợ.
- Ngày mai, ngày kia, biết Đông có còn thân thiết với Thục không?
- Tôi yêu Thục suốt đợi
- Thục đưa tay bịt miệng tôi. Thục gật đầu, mím môi nói:
- Thục biết.
- Sao Thục còn sợ?
- Không hiểu sao Thục vẫn cứ sợ.
- Thục.
Tôi áp bàn tay Thục lên ngực tôi. Tiếng khóc của Thục như vỡ ra, ào lên, tan lẫn vào trong tiếng mưa đổ lớn bên ngoài. Tôi đặt trên trán Thục một chiếc hôn làm Thục sợ hãi rụt bàn tay về. Tôi nói:
- Chỉ hôn trên trán Thục thôi.
- Đông đừng làm Thục sợ.
- Không có điều gì làm Thục sợ cả. Thục tin không?
Thục gật đầu. Tôi nghĩ Thục khóc bằng những giọt nước mắt hạnh phúc nhất. Những giọt nước mắt nồng nàn. Tôi hứng cả trên vai áo, như hứng cả một thời thơ dại của Thục, một thời thơ dại của tôi. Và một thời để chúng tôi yêu nhau, thương nhau nồng nàn hơn mưa, ngào ngạt hơn hương mái tóc. Tôi lấy khăn lau nước mắt cho Thục, nàng ngượng, quay mặt đi. Căn phòng ấm áp hơn bao giờ. Chúng tôi ngồi im lặng một lúc lâu, tưởng như thời gian dừng lại dưới chân. Mưa vẫn đổ lớn, và tôi mong mưa đừng bao giờ tạnh. “Em đến thăm anh một chiều mưa, mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều, em đến thăm anh trời mưa gió, đường xa lạnh đầy. Mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu…” tôi nghĩ miên man tới mấy câu trong bài hát tình nhân đó. Tôi hỏi:
- Thục biết hát bài hát dành để hát trong chiều mưa tới thăm nhau không?
- Bài “Em đến thăm anh một chiều mưa”?
- Giỏi quá.
- Đông hát nghe đi.
- Không có đàn, hôm nào Đông mua cây đàn và sẽ hát cho Thục nghe bài hát đó.
- Còn những câu gì nữa Đông?
Tôi hát nhỏ:
- Mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu. Lòng nghẹn ngào hồn anh như say như ngây gì đâu. Gió đưa cánh chim trời, đó đây cách xa vời…
- Không phải, mấy câu chót cơ.
- Ta ước mơ một chiều thêu nắng, em đến chơi quên niềm cay đắng và quên đường về…
- Đông giỏi ghê, thuộc cả bài.
- Mong như thế, mong Thục quên đường về.
Thục cười, tròn mắt:
- Không quên được đâu, ông già với cây chổi lông gà vẫn nhớ hơn, dù rất muốn quên đường về.
- Đông đưa Thục đi thi?
- Thôi, Thục đi với Hạnh, được rồi.
- Chờ Thục về?
- Ở đâu?
- Trước cổng trường.
- Không được, chờ ở xa xa, càng xa cổng trường càng tốt.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, nói:
- Quán nước ở đầu ngã tư đường.
- Chỗ đó cũng đông.
- Thôi, ngồi đợi Thục trong công viên vậy, Thục về ngang nhớ kêu.
Thục gật đầu cười. Tôi nhớ số phòng, số ký danh của Thục hơn nhớ ngày sinh tháng đẻ của tôi. Thục thi trường Tiền Giang, bên kia cầu, phòng số 9, số ký danh 18753. Từ đó về ngang công viên hơi xạ Phải nói là xa quá với sự chờ đợi, nhưng Thục muốn thế, tôi đành chìu nàng:
- Mấy giờ rồi Đông?
- Mưa còn lớn Thục chưa về được đâu.
- Tối quá về bị la đấy nhé.
- Nói trú mưa nhà nhỏ bạn..
- Lúc này Thục nói dối đều đều.
- Đừng lo, chưa bao giờ Thục nói dối dễ thương như lúc này.
- Còn xúi người ta nói dối nữa hả?
Tôi cười. Thục dĩ nhiên là không muốn về chút nào, nhưng đôi mắt cũng cứ nhìn ra mưa vẻ lo ngại. Tôi ngồi gần Thục, nghe trái tim mình đập loạn lên, nghe chung quanh tràn ngập những yêu thương thân ái từ đâu mới kéo về, mới nhận ra, như là không khí của căn phòng, lũ bàn ghế. Thục ké né bám lấy mép giường, tay Thục run lật bật, hơi thở Thục bàng hoàng. Tôi thấy tội nghiệp Thục, nàng như con sóc con trước đôi mắt của người thợ săn. Tôi bật cười:
-Thục giống như một chú sóc con.
Thục tròn mắt:
- Người ta như vầy mà là sóc?
- Ừ, một chú sóc con ngơ ngác, run rẩy trong tay người lạ.
- Run bao giờ.
- Nhìn xuống tay coi.
Thục nhìn xuống. Quả nhiên bàn tay Thục run từng hồi trong tay tôi. Thục ngượng quá giựt vội ra, mặt đỏ bừng quay đi chỗ khác. Tôi sung sướng cười thầm. Nhớ tới một đoạn truyện nào đó tôi đã đọc. Đoạn truyện tả một người con gái và một người con trai mới biết yêu nhau. Anh con trai muốn hôn người con gái nhưng không dám bèn bảo người con gái ngây thơ tin lời nhắm mắt lại. Và bất ngờ nhận được chiếc hôn nơi môi. Tôi muốn bảo Thục nhắm mắt lại lắm, nhưng tôi không dám.
- Thôi Thục về nhé.
- Đòi về hoài, trời đang mưa lớn không thấy sao?
- Nhưng biết chờ chừng nào mưa mới tạnh.
- Từ từ nó tạnh.
- Như thế tối mất.
- Đông đưa Thục về, lo gì?
- Thôi, Thục về một mình được mà.
Tôi nắm tay Thục, bàn tay đã bớt run, đồng thời hơi ấm cũng nồng nhiệt thêm. Tôi vuốt ve lên những ngón tay tròn, thon như đầu mũi viết. Thục e thẹn nói:
- Tay Thục chỉ để rửa chén, giặt bao bố, quét nhà, không đẹp đâu.
Tôi không nói gì, cứ để mặc cho Thục tha hồ nói. Tôi vuốt ve bàn tay, thương yêu nó, như sợ nó sắp mất. Thục hỏi:
- Tay Thục xấu nhất trần gian, phải không?
Tôi lắc đầu. Thục tiếp tục nói:
- Tay Thục là bàn tay voi, to lớn, xấu xí.
- Nhưng Đông thương bàn tay như thế.
- Đông xạo.
- Thật.
- Không tin.
- Thục muốn tin không?
Tôi không để Thục trả lời, kéo ngay bàn tay của nàng đưa lên môi hôn. Thục ngượng quá, giựt bàn tay về và giấu luôn không cho tôi nắm nữa. Thục giận dỗi ngồi im không thèm nói chuyện với tôi. Con gái thật kỳ lạ, đã cho người ta nắm tay, nghĩa là cho luôn bàn tay mình rồi. Tôi hôn hay để dành cũng được. Khi hôn lại giận, khi nắm trong tay vuốt ve thì chọ Kỳ lạ. Tôi nghiêng mặt ngó Thục. Nàng giấu mặt sau mái tóc. Tôi nói:
- Thục giận hả?
- Dĩ nhiên rồi.
- Tại sao giận kỳ vậy.
- Tại sao hôn tay người ta?
- Tại vì Thục cho người ta nắm tay.
- Cho nắm tay thôi, biết không?
- Tôi cười:
- Thục không chịu nói trước, tưởng Thục cho bàn tay ấy luôn. Muốn làm gì thì làm.
Thục cong môi:
- Nghĩa là Đông chặt nó quăng vô thùng rác cũng được hả?
- Ai làm thế, người ta giữ lấy mà hôn chứ.
- Bộ hôn mới được sao?
- Chứ để dành mai mốt hôn cũng vậy.
- Để dành đi.
Tôi cười:
- Từ bây giờ để dành.
Thục không thể giận lâu được, rồi bàn tay nàng cũng ở trong tay tôi. Bàn tay Thục càng mềm, vàng ấm sau những hồi cãi vã. Tôi không hiểu sao hai đứa hay gây lộn, trong khi tôi vẫn thương Thục mỗi phút mỗi giờ. Và chắc Thục cũng thế.
- Mưa sắp tạnh rồi à nha.
- Chừng nào tạnh hẳn Thục mới được về.
- Người ta có chân, muốn về lúc nào cũng được chứ không xin phép ai cả.
Tôi cào nhẹ trong gan bàn tay của Thục khiến Thục nhột vùng vẫy bàn tay định thoát ra, nhưng tôi nắm chặt quá, Thục cự nự:
- Làm tàng hả?
- Thua Thục xa, Thục dữ quá.
- Rồi còn kinh khủng hơn nữa. Người ta còn mát thần kinh nữa cợ – Thục cười.
- Có thuốc chữa, đừng lọ Khi nào mát cốc lên đầu mấy cái thì hết ngay tức khắc.
Thục bỗng vùng chạy tới cửa sổ nhìn ra một hướng trời và mừng rỡ nói:
- Mưa tạnh rồi, Thục về.
- Còn nước trên cây đổ xuống, cũng ướt hết áo chứ bộ.
- Có áo mưa, Thục phải về, trời sửa soạn tối rồi, Đông cũng phải ăn cơm nữa chứ.
- Không ăn cũng chả thấy đói.
- Vậy Đông nhịn tới khi Hạnh về nghe.
Thục chạy vội xuống nhà. Tôi rượt theo Thục hai đứa như đuổi bắt nhau trên cầu thang. Nhưng Thục tới trước tôi, nàng khoác áo mưa vào. Tôi nắm tay Thục lại:
- Tối nay Thục làm gì?
Thục nhắm mắt:
- Như thế đó.
- Nghĩa là gì?
- Ngủ, trời ơi, người ta đã nhắm mắt mà không biết.
Tôi cười. Thục vén lại mớ tóc. Thục ngó mấy cuốn vở tả tơi trên bàn. Tôi nói:
- Tối Thục chờ Đông mang vở tới đền cho nhé.
- Thôi Đông đừng ghé nhà buổi tối, sợ Ông già lắm.
- Chứ làm sao, vở mới của Thục đã ướt hết?
- Ngày mai Thục ghé.
- Trưa, sáng, chiều hay tối?
- Trưa, chừng nào Hạnh về.
- Sáng sớm không được sao?
Thục nhăn mặt:
- Sáng sớm làm sao được, phải dọn dẹp nhà cửa nữa chứ bộ. Còn đi chợ, nấu cơm.
- Nhỏ Hiền không biết làm gì hết a?
- Biết chứ. Nó biết ngồi cười, ăn và chê đủ thứ. Nó chê Đông cù lần đó.
Thục bước ra cửa. Tôi dắt xe tới cho Thục. Mưa chưa tạnh hẳn, còn những hạt nước nhỏ, nhưng không làm sao giữ Thục được. Thục ngồi lên xe. Chiếc xe nhỏ. Thục nhỏ, dễ thương trong một buổi chiều trời sẫm tối. Tôi nghe những tiếng động trong bầu trời thấp, nặng nề hơi nước. Thục đạp xe chầm chậm ra cổng. Tôi dặn Thục:
- Nhớ mai tới nhé?
- Quên thì sao?
- Không có chuyện quên.
Thục cười. Tôi đẩy đằng sau xe Thục. Nàng cuống quít la tôi và đạp thẳng xuống đường. Chạy một khoảng xa biết tôi còn đứng nhìn theo phía sau lưng, Thục dừng lại đưa tay vẩy. Con đường vắng, mưa mù, hai bên đường cây lá xanh ngát, như muốn che lấp bóng Thục. Tuy nhiên tôi vẫn nhìn thấy nụ cười của Thục rạng rỡ trong những sợi mưa nhỏ.