Dịch giả: Lm DUY ÂN MAI
Phần thứ bốn- SỰ SỐNG ĐƯỢC TRẢ LẠI- Lời nói đầu

Chương I: ĐỨC TRINH NỮ MARIA, ĐẤNG ĐÃ LÀM CHO SỰ SỐNG CÓ THỂ ĐƯỢC TRẢ LẠI
 
Chương II: CHÚA GIÊSU KITÔ, ĐẤNG ĐÃ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ SỐNG
 
Chương III. SỰ SỐNG ĐƯỢC TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO ?
 
Chương IV: 1) SỰ CHẾT CỦA CHÚA KITÔ TRÊN THÁNH GIÁ; 2) SỰ SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI CỦA CHÚA GIÊSU 
 
Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến trong thế gian ngõ hầu chúng ta được sự sống nhờ Ngài” (1 Jn 4,9).
 
Lời nói đầu
 
SỰ PHỤC HƯNG KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA
 
 
Thiên Chúa sáng tạo loài người, Thiên Chúa đã san sẻ sự sống Người cho loài người. Thiên Chúa đã ban cho loài người sự sống siêu nhiên.
 
Loài người, vì tội mình, đã làm mất sự sống ấy.
 
Nhưng Thiên Chúa yêu thương loài người, cho nên Người đã quyết định trả lại cho loài người sự sống siêu nhiên mà loài người đã làm mất.
 
Nhưng mà sự công bằng đòi hỏi một người phải đền lại, nhân danh nhân loại, sự mà tổ tông đã làm hư hỏng.
 
Để thực hiện công việc đền bù ấy, Thiên Chúa đã dùng một phương thế lạ lùng mà con người tự mình không thể tưởng tượng ra được. Con người, nhân danh nhân loại đứng ra đền bồi sự mà tội tổ tông đã làm hư hỏng sẽ là chính Con Thiên Chúa, Ngôi Hai trong Chúa Ba Ngôi.
 
Chính Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người sẽ thực hiện việc trả lại sự sống Chúa cho nhân loại.
 
Đồng thời, kế hoạch Thiên Chúa lại có thể thực hiện: Người lại ban cho loài người có thể trở nên con Chúa, bởi sự sống Chúa.
“Và Ngôi Hai nghĩa là Đức Chúa Con đã nhập thể…” (Jn 1,12).

Truyện Đạo Công Giáo Là Gì Lời nói đầu Phần mở mục tín lý CHƯƠNG II CHƯƠNG III Phần thứ nhất -NGUỒN CỦA SỰ SỐNG - Chương I Chương II Chương III Phần thứ hai-CHÚA BAN SỰ SỐNG- Chương I Chương I Chương II !!!13147_15.htm!!! Đã xem 20827 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Lm DUY ÂN MAI
Chương III
SAU KHI ADONG VÀ EVA ĐÃ LÀM MẤT SỰ SỐNG: VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ

--!!tach_noi_dung!!--
I. BA VẤN ĐỀ
 
Trước khi tiếp tục kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa được thực hiện như thế nào, kế hoạch mà tội tổ tông đã làm gián đoạn, chúng ta hãy ngừng đây một lúc.
 
Tội tổ tông, với các hậu quả của nó, đặt chúng ta trước một vấn đề kinh khủng cần được nhìn thẳng vào bởi vì sớm hay muộn nó sẽ dày vò và làm khổ tâm những ai suy nghĩ, những ai chiến đấu, những tâm hồn đau khổ. Đó là vấn đề đau khổ.
 
Thiên Chúa tốt lành vô cùng, khôn ngoan vô cùng, phép tắc vô cùng, sao Người lại để cho có sự dữ, ác hoạ và đau khổ, trong thế giới mà chính Người đã dựng nên?
 
Chúng ta đặt lại vấn đề ấy cho rõ hơn như sau đây:
 
1) Tại sao Thiên Chúa lại còn dựng nên con người tự do, mặc dầu Người biết trước rằng con người sẽ lạm dụng cái quyền tự do ấy mà làm điều dữ?
 
2) Tại sao Thiên Chúa lại để có sự dữ, ác hoạ và đau khổ, trong thế gian này?
 
3) Tại sai Thiên Chúa lại để cho người này sung suớng hơn người nọ, kẻ này khổ sở hơn người kia?
II. CẦN CHÚ Ý TRƯỚC
 
Chúng ta thấy, thật là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết theo ánh sáng lý trí và đức tin. Nhưng trước khi giải quyết, nhất thiết, chúng ta phải có một thái độ khiêm tốn, nghĩa là chúng ta phải đặt chúng ta ở đúng địa vị chúng ta, địa vị thụ sinh trước Đấng Tạo hoá.
 
a) Không có lòng khiêm nhượng căn bản ấy, một số đông đã lâm vào tội kiêu ngạo dám tố cáo Chúa, chỉ trích Chúa. Thật là quái gở. Hoặc là nhận thấy quan điểm của Chúa khác quan điểm của mình thế rồi tự cho những quan điểm của mình đúng và phê bình quan điểm của Chúa, thật là phi lý!
 
b) Chúng ta phải biết rằng chúng ta đâu có quyền đòi Chúa phải biện bạch với chúng ta về những sự Người đã làm hoặc sẽ làm. Ngược lại, mai sau chính chúng ta phải trả lời cho Chúa về tất cả các hành động của chúng ta.
 
Những lúc mà những quan điểm của chúng ta không đi đôi với những quan điểm của Chúa, trước tiên chúng ta phải cho rằng chính chúng ta sai lầm, vì trí khôn của chúng ta có giới hạn, trí khôn của Chúa thì vô biên.
 
Đã hẳn, trong Thiên Chúa, có những mầu nhiệm chúng ta không thể hiểu thấu được.
 
Theo lý, chúng ta không thể nghi ngờ rằng Thiên Chúa có thể sai lầm được.
 
Chúng ta phải đơn sơ suy rằng những mầu nhiệm ấy vượt tầm hiểu biết của chúng ta hoặc chúng ta giải quyết không đúng sự thật.
 
Một người con đâu hiểu luôn được vì lý do nào cho mình đã lấy quyết định nọ, quyết định kia. Nếu con có những thắc mắc muốn được cho giải quyết cho, thì phải khiêm nhường kính cẩn hỏi han. Nếu con muốn tranh luận tay đôi với cha, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy người cha sẽ từ chối.
 
Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Chúng ta không có quyền chất vấn Chúa. Chúng ta không có quyền đòi buộc Chúa phải cho chúng ta biết các lý do các hành động của Người.
 
Vậy chúng ta khiêm tốn và cung kính tìm hiểu những quan điểm của Chúa theo sức của chúng ta. Những sự chúng ta không hiểu thấu, chúng ta sẽ tin cậy vào sự khôn ngoan vô tận của Chúa.
 
Bây giờ chúng ta tìm giải quyết vấn đề nêu trên.
 
III. TẠI SAO THIÊN CHÚA LẠI DỰNG NÊN CON NGƯỜI TỰ DO MẶC DẦU NGƯỜI BIẾT TRƯỚC CON NGƯỜI SẼ LẠM DỤNG SỰ TỤ DO MÀ LÀM ĐIỀU XẤU?
 
a) Chúng ta phải cho Chúa có lý, vì Chúa không làm sự gì vô lý. Khi Người sáng tạo, Người có một mục đích. 
 
Chắc chắn Thiên Chúa đã cân nhắc, đã biết bên nào hơn. Nếu Người nhất định cứ dựng nên con người tự do mặc dầu Người biết sẽ có những hậu quả không tốt do sự tự do con Người gây ra, như thế là Người cho tốt hơn. Không, Chúa không muốn dựng nên một “người máy”, Người có đủ lý.
 
b) Đàng khác khi chúng ta hiểu tự do là gì? chúng ta sẽ nhìn nhận thật là một đặc ân quí hoá lắm Chúa đã ban cho loài người. Tự do một quyền chọn lựa, nhưng trước hết, tự do là một quyền chọn điều lành. Chắc chắn là với một phương diện này mà Chúa đã dựng nên con người tự do. Chúa muốn mỗi người phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và như thế đáng đuợc phần phúc thiên đàng mai sau.
 
IV. TẠI SAO THIÊN CHÚA ĐỂ CHO CÓ SỰ DỮ, TAI HỌA VÀ ĐAU KHỔ TRONG THẾ GIAN NÀY?
 
Hình như sự hiện diện của tai họa và đau khổ không đi đôi với sự trọn lành của Thiên Chúa được.
 
Nhưng tai hoạ và đau khổ nào?
 
a) Nếu là những tai hoạ thiên nhiên như động đất, bão lụt… gây nên cho loài người những hậu quả tàn khốc thảm thương, các tai hoạ ấy là do sự khuyết điểm của thế giới. Chỉ có một mình Thiên Chúa là trọn lành. Tất cả cái gì ngoài Chúa mặc dầu là đã được Chúa dựng nên đều không!!!13147_16.htm!!! Đã xem 20828 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Lm DUY ÂN MAI
Chương IV
SAU KHI MẤT SỰ SỐNG
HỨA HẸN VÀ HY VỌNG

--!!tach_noi_dung!!--
I. NHÂN LOẠI SAU TỘI ADONG
 
“Trong tình trạng hiện tại của những kiến thức của chúng ta, ít ra là đã được 35.000 năm từ khi có loài người. Có thể đến 40.000 hay 50.000 năm. Ngày nay, người ta nói ít là đã 300.000 năm”. (nhà địa chất học Pierre Termier).
 
Như thế, suốt từng ngàn năm, loài người đã sống xa Chúa, ngoài tình nghĩa của Người.
 
Trong khoảng thời gian ấy, dân số nhân loại ngày càng tăng thêm và lan tràn khắp mặt đất, con người dần dần biết tìm của nuôi thân, biết xây dựng cửa nhà, sản xuất các dụng cụ, là vua vạn vật, con người cai quản các súc vật và cây cối.
 
Nhưng linh hồn họ không có đời sống siêu nhiên.
 
Ý chí họ rất chóng trở nên dụng cụ và sức mạnh của lòng ích kỷ và tội ác. Trí khôn họ quên ý niệm về Chúa thật, bày ra trăm nghìn ngẫu tượng và thần thánh và sai lầm đến nỗi thờ lạy cả các sức mạnh của vạn vật.
 
Nhưng, không phải hoàn toàn mất hết, Adong  nhận được một lời hứa hẹn rằng sự sống sẽ được trả lại, bằng những danh từ còn mờ ám. Thiên chúa phán cùng ma quỉ cám dỗ Tổ tông những lời mầu nhiệm:“Ta sẽ đặt một mối nghịch thù giữa mày và người nữ, giữa dòng dõi mày và người nữ. Người nữ sẽ đạp đầu mày và mày sẽ tìm cắn gót người” (Sáng thế 3,5). Đó đã là một Tin mừng cứu rỗi.
 
II. DÂN ĐƯỢC TUYỂN CHỌN
 
Gần 2.000 năm trước kỷ nguyên, để thực hiện kế hoạch của Người, Thiên Chúa chọn một dân tộc: dân Do Thái, mà suốt 20 thế kỷ Chúa uỷ thác cho hai sứ mệnh:
 
a) Duy trì trong thế giới chìm đắm trong lầm lạc, ý niệm một Thiên Chúa độc nhất chân thật, ý niệm dễ bị hoà tan trong những thuyết đa thần và ngẫu tượng của nhiều người.
 
b) Chuẩn bị cho Chúa Cứu Thế giáng trần, Đấng sẽ thực hiện lời hứa của Chúa với Adong và sẽ trả lại cho nhân loại sự sống Chúa đã mất.
 
Thiên Chúa ban cho dân Do thái một lãnh thổ: Đất Canaan tức là xứ Palestina. Ở đây họ phải sống dưới sự hướng dẫn của các lãnh tụ Chúa chọn, trong sự chờ đợi Chúa thực hiện các lời Chúa đã hứa và vâng phục lề luật Chúa.
 
III. CÁC NHÀ LÃNH TỤ CỦA DÂN ĐÃ ĐƯỢC CHỌN
 
a) Trước hết là các tổ phụ mà những đấng danh tiếng như: Abraham (lối 2.000 năm), Isaac, con Abraham, Jacob hay Israel, Joseph.
 
b) Thứ đến ông Maisen là người đã ban hành hiến pháp cho dân Do thái. Lối thế kỷ 15 trước Chúa Cứu Thế, sau khi dân Do thái di cư sang Ai Cập, Maisen được Chúa uỷ thác cho sứ mệnh giải phóng dân Người và đem dân Người về đất đã hứa.
 
c) Sau hết là các vua: Saul (thế kỷ 11 trước Chúa Cứu Thế), David và Salomon đem dân được tuyển chọn đến tột điểm.
 
Salomon khuất đi, nước Palestina phải chia làm hai.
 
Nước Israel ở phía Bắc, thủ đô là Samaria, và nước Juda ở phía Nam đặt Jérusalem làm thủ đô. Cho tới năm 722, Samaria bị vua Assyria chinh phục và năm 586 Jérusalem bị vua Babylone là Nabuchodonosor phá huỷ.
 
Dân Do thái lại phải dẫn đi lưu đày trong 70 năm tại Babylone và sau nhiều thế kỷ chiến đấu chống lại các vua ngoại bang đã ra sức chinh phục họ, và cuối cùng dân Do thái phải rơi vào tay người Romain năm 63 trước Chúa Cứu Thế. Người Romain đem nhập Do thái vào đế quốc lớn lao của họ.
 
IV. NHỮNG ĐIỀU CHÚA ĐÃ HỨA VỚI DÂN CHÚA ĐÃ TUYỂN CHỌN
 
Trong lịch sử dân Chúa đã chọn, Chúa đã nhiều lần nhắc lại những lời hứa của Người hoặc trực tiếp Người phán cùng các tổ phụ và Maisen, hoặc cách gián tiếp qua các tiên tri Người phái đến dân Do thái những lúc mà họ để các dân tộc lân cận ảnh hưởng.
 
Các tiên tri nói nhân danh Thiên Chúa. Có 4 đấng danh tiếng mà Cựu ước giữ lại những tác phẩm của họ, ấy là: ISAIA, JEREMIA, EZECHIEL, DANIEL.
 
Với Abraham, Chúa phán:
 
“Ta đã tiền định cho con sinh trưởng cả một dân tộc vĩ đại” (Sáng thế 12,2).
 
Mai này Abraham sẽ nổi tiếng là tổ phụ một dân lớn. “Các dân thiên hạ vì danh Abraham lại đuợc vinh phúc” (Sáng thế 18,18).
 
Với Isaac Chúa phán:
 
“Ta sẽ chúc lành cho ngươi… Ta sẽ giữ lời Ta đã hứa cùng tổ phụ Abraham, cha ngươi” (Sáng thế 26,3-4).
 
V. LỀ LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH CHO DÂN CHÚA
 
Để gìn giữ dân Do thái trong đường ngay chính, Thiên Chúa đã ban hành cho họ một lề luật. Người trao cho Maisen trên núi Sinai.
 
Lề luật ấy gồm có 10 đều răn (Thập giới) và từ đây sẽ đây là mẹo mực đời sống dân Do thái.
Lề luật ấy như sau:
 
1) Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi: Cấm không được thờ phượng sp;
“ Giữa cơn bão táp, Thiên Chúa trả lời cùng Job và phán:
“Ai là kẻ làm lu mờ kế hoạch của Ta bằng những lời vô ý thức?
“Ta sẽ hỏi ngươi và ngươi hãy dạy Ta. Khi Ta đặt nền móng trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông minh hãy nói đi. Ai đã đặt khuôn khổ kích thước của trái đất? Người biết không?
“Từ khi ngươi ra đời, ngươi có điều khiển buổi sáng không? Ngươi có xuống tận cùng nguồn mạch biển cả không?
“Ngươi có bước đi dưới đáy của vực sâu không? Ngươi hãy nói đi… Có phải ngươi làm cho mặt trời mọc không? Có phải ngươi nuôi các chim trời không?”.
 
Job trả lời cùng Chúa:
 
“Con biết Chúa toàn năng, Chúa có thể làm mọi sự.
“Vâng, con đã ăn nói dại dột về những sự kỳ diệu vượt quá trí khôn con và con chẳng biết.
“Vì vậy con xin hối hận ăn năn” (Sách Job đoạn 38).
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: HuyTran
Nguồn: HuyTran - VNthuquan- Thư viện Online
Nhà Mame Paris xuất bản
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 5 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--