Chương 29-30

    
hi ra khỏi nhà Jom, tôi phân vân một lúc lâu, cố gắng nghĩ xem nên đi đâu và gặp ai nhưng không thể nghĩ ra.
Tôi quyết định gọi điện tới văn phòng của bố nhưng người nhấc máy cho tôi biết ông đang lên miền ngược thăm họ hàng, tôi đoán là của Waeo, vì những người thân duy nhất còn sống của ông là bà nội và ông trẻ tôi, mà cả hai đều đang ở đồn điền tại Bang Khunthian.
Khi Ning và tôi còn bé, bố đã đưa chúng tôi đi thăm bà nội, nhưng không thường xuyên lắm. Tôi nhớ nhà của ông trẻ tôi là một căn nhà sàn gỗ vừa to vừa cao lênh khênh, có nhiều loại cây và những con chó cực kỳ dữ tợn. Mỗi khi đến đó, Ning và tôi đều chùn lại, sợ rằng chúng sẽ ăn sống chúng tôi. Bà nội dáng cao to, tóc cắt ngắn như đàn ông, miệng đỏ lòm do ăn trầu và giọng nói oang oang. Thuở ấy, tôi sợ quá không dám đến gần bà hay thậm chí là nhận những món ngọt truyền thống của Thái như bánh chuối hay mứt mà bà chìa ra cho chúng tôi. Còn ông trẻ của tôi là một người đàn ông trầm lặng ít khi chuyện phiếm. Đáp lại lời chào của chúng tôi xong là ông lập tức đi mất hút vào đồn điền. Đến lúc chúng tôi phải về, ông sẽ lại hiện ra với một túi đầy những quả roi, xoài hay quả thanh trà cho chúng tôi mang về nhà. Mẹ không hoà hợp với bà lắm, vì những lý do gì tôi chưa bao giờ được biết. Vậy nên, sau khi bố bỏ đi, mẹ chưa bao giờ đưa chúng tôi đi thăm bà hay ông trẻ.
Tôi nghĩ đến Eikkarong nhưng rồi nhận ra rằng nó sẽ chẳng giúp được mấy. Dù Eik là bạn thân của tôi, nhưng xét về mặt hiểu biết cuộc sống hay kiến thức chung để ho một cuộc nói chuyện thú vị thì nó kém Porm hay Chai nhiều. Eik chỉ rành về những vấn đề trực tiếp liên quan đến nó, ví dụ như sách giáo khoa hay việc bán hàng ở cửa hàng của bố nó, thay vì bất cứ thứ gì khác. Nó không quan tâm đến chính trị, nghệ sĩ và nhà văn như Porm, nó cũng không hứng thú với Tam giác Bermuda, với bí mật của các kim tự tháp hay với người ngoài hành tinh như Chai, với lại nó cũng không nghe nhạc nước ngoài hay xem phim giống tôi, Eik thuộc loại mà chúng tôi gọi là “một cộng một bằng hai”. Nó sẽ nhảy đến tận trần nhà nếu có ai đó nói với nó điều ngược lại, có một lần nó đã đuổi theo chửi rủa Chai vì Chai quả quyết rằng “một cộng một là một” và chứng minh bằng cách cho một nắm cát lên một nắm cát khác, thành một nắm cát. Porm thường hay giễu Eik là “nạn nhân của chế độ”, một người không có suy nghĩ tiến bộ, chỉ giỏi nghe theo sách giáo khoa, học thuyết phương Tây và các thứ đẹp đẽ cùng một giuộc khác, còn Eik thì chẳng để bụng mấy lời đó lắm, trừ phi nó đang bực mình và bị Porm dồn vào đường cùng, nó mới lấy tay gõ vào đầu Porm.
Tôi vẩn vơ nghĩ về Chai. Mặc dù nó trở thành một đứa bạn khác vô dụng sau sự cố bóng đá, nói chuyện với nó vẫn đỡ hơn là tâm sự với Eik.
Tôi bắt một chiếc xe buýt ở đầu ngõ nhà Jom rồi xuống xe ở đường Tok, rồi lại từ đây lên chiếc xe buýt khác qua cầu Krungcheip để đến gặp Chai ở Daokhanong.
Chai có vẻ không ngạc nhiên lắm khi thấy tôi đến. “Sao cậu không gọi điện trước?” nó nói. “Mình đang chuẩn bị nướng.”
“Cứ làm như nhà cậu có điện thoại ấy!” tôi giễu. “Mà chuyện nướng là thế nào đấy?”
“Nhóm lửa ngoài trời,” Chai nói, đứng ra xa đề phòng. “Nhiều cỏ quá nên mình định đốt.”
“Mình trượt rồi,” tôi nói với nó đoạn thả mình xuống cái xích đu cũ dưới chân bụi canh ki na.
“Cũng tốt thôi.” Chai ngồi xuống cạnh tôi. “Những người như cậu chỉ có thể với cao đến thế. Cậu đi bán mứt Tàu còn hơn.”
“Đây không phải là chuyện đáng cười đâu,” tôi bực mình. “Đừng đùa nữa.”
“Cậu muốn mình khóc lóc rên rĩ hay thế nào đây?” Chai run người đẩy xích đu. “Nghe đây, Béo, mình cho cậu hay: đừng coi chuyện này nghiêm trọng thế. Số trượt đông đảo hơn số đỗ nhiều. Cậu nên cảm thấy tự hào vì đứng cùng hàng ngũ với những người bị đè mới phải.”
“Để mình hỏi cậu chuyện này: cậu đã bao giờ ngồi đây rồi ngất lăn quay khỏi c&aacut>
“Cậu nên bỏ tất cả những chuyện vô nghĩa lý này đi.” Tôi rút tay khỏi tay nó.
“Mình làm gì sai chứ?” Porm vặn lại, giọng nó khàn khàn run rẩy. “Cậu nên làm quen với những người này, những người đã bị bóc lột bằng mọi phương thức, những người làm giàu cho người khác mà vẫn bị đè nén cho đến khi bẹp rúm dưới đất, những người mà...”
“Kiềm chế!” Eik giơ tay lên làm hình chữ X. “Không mình với Béo cũng bị tống vào nhà lao với cậu mất.”
“Mấy người như các cậu chỉ giỏi trốn chạy mà lo cho an nguy của bản thân, chả bao giờ quan tâm đến gì ngoài lợi ích riêng của các cậu cả.”
“Làm như bản thân cậu thì hay hớm lắm!” Erik tiếp tục đả kích. “Cậu mở mồm ra là buộc tội người khác, đổ cho họ ích kỷ, rồi thì nhỏ nhen. Mình chả thấy căn cớ gì khiến cậu đặc biệt hơn người cả.”
“Quỷ tha ma bắt cậu đi, Erik!”
“Đủ rồi đấy!” Tôi cuống cuồng ngăn hai đứa. “Hai cậu bị làm sao vậy chứ? Vừa mới gặp mặt nhau mà đã chành chọe như hai gái lấy một chồng, dù trong nhà tù các cậu cũng không tha!”
“Cứ đợi đến lúc mình được thả đi!”
“Ừ đấy, cậu thông minh lắm.” Erik lắc đầu ngán ngẩm. “Thế nên mới biến thành nữ hoàng đầu trọc.”
“Có cần bọn mình mang gì cho cậu không?” tôi hỏi để chuyển chủ đề.
“Ít thuốc giảm đau, thế thôi. Loại nào mạnh vào. Mình đã chán đến tận cổ mấy viên màu hồng rồi. À, cả mấy tờ báo nữa. Mình muốn biết chuyện gì đang xảy ra ngoài kia.”
“Tất cả những gì cậu đòi hỏi nghe đều có vẻ nguy hiểm. Cậu không nghĩ ra cái gì đó vô hại hơn à?”
“Đấy là tất cả những gì mình muốn. Nếu không có được thì thôi, kệ đi.”
“Ô hô... xem xem bây giờ ta trọc thì dễ tự ái đến mức nào.” Eik trêu.
“Mình sẽ cố,” tôi hứa với nó.
“Cám ơn.” Nó nắm lấy tay tôi qua song sắt. “Mình nhớ cậu nhiều lắm đó, biết không. Cậu định đi học ở đâu?”
“Mình cũng chưa biết.” Tôi lắc đầu. “Có thể mình sẽ học tư thục rồi năm sau thi lại.”
“Ừ. sao không chứ?” Nó siết tay tôi. “Cậu học cái gì không quan trọng: điều quan trọng là cậu học như thế nào.” Nó dị dàng gọi tên tôi. “Béo à... cậu có còn giận mình không?”
“Không biết.” Tôi thở dài. “Nhưng bây giờ mình còn không nhớ mình giận cậu vì cái gì nữa.”
“Mình mừng quá!” Mắt nó sáng lạ thường. “Mình sẵn sàng chịu khổ còn hơn thế này, chỉ cần cậu không giận mình nữa.”
Mưa rơi tầm tã lúc Eik và tôi ra khỏi Học viện Cảnh sát Bangkhein. Chúng tôi đứng trú mưa ở bến xe buýt gần đó.
“Hầy, giá có dự báo thời tiết trước thì bọn mình đã chuẩn bị rồi,” Eik vừa càu nhàu vừa lấy khăn mùi soa lau mái tóc ướt nhẹp.
“Bao giờ thì cậu nhập học?” tôi vừa hỏi vừa cởi áo ra vắt hết nước.
“Hai tuần nữa.” Eik nhìn lên. “Mình không biết tả thế nào cho cậu hiểu cảm giác sung sướng của mình trước viễn cảnh không còn phải mặc quần cộc như bọn trẻ khác mà là đồng phục của sinh viên đại học. Trước đây thì toàn chơi bời rồi nô đùa nhưng bây giờ đã đến lúc trưởng thành.”
“Bố mẹ cậu chắc vui lắm.”
“Mẹ mình không biết gì đâu.” Eik cười ầm. “Mẹ chỉ cằn nhằn là mình cứ học mãi chả biết đến ngày nào mới xong và bao giờ mình mới chịu ổn định, lập gia đình như mọi người.”
“Thế còn bố cậu?”
“Bố mình thì lo rằng mình sẽ không còn thời gian phụ việc ở cửa hiệu, nhưng ông cũng hy vọng là có bằng cấp, mình sẽ giúp ông giao dịch với quận và mấy cán bộ ở đó. Ông ấy không thích lên ủy ban và cũng ghét phải nói chuyện với mấy người mặc đồng phục.”
“Mình cũng không thích lên ủy ban hay phải dây dưa với mấy người đó.”
“Cậu mà còn tiếp tục nói như vậy, mình sẽ nhốt cậu lại với Porm.” Eỉk lấy khăn lau mặt.
“Dạo này có gặp Chai không?”
“Chẳng mấy khi.” Eik nhìn bức tường mưa giăng kín đường. “Mình đến nhà nó mấy lần. Mẹ nó cứ ngồi làu bàu là nó không còn biết đường về nhà nữa, cứ biệt tâm biệt tích mấy hôm liền cho đến khi rỗng túi mới về moi tiền của mẹ. Mình cũng thấy thương bác ấy, cậu thấy đấy. Đứa con duy nhất, vậy mà bác ấy không thể nhờ cậy. Lần cuối mình đến đó, mình gặp bác ấy đang ngồi cắt cỏ và thở hổn hển như sắp chết vậy. Mình phải lấy ít thuốc cho bác ấy và giúp bác ấy cắt cỏ.”
“Ôi đứa bạn tuyệt vời của cậu con trai mẫu mực” tôi cười nói.
“Cậu đang nói cái gì thế?”
“Cậu không nhớ mấy bài giảng Phật giáo à? Người bạn của con mà đáng được coi trọng hơn cả người con...”
“A Di Đà Phật, thưa ngài.” Eik chắp tay lại trên đầu.
“Mình cảm thấy như cả bốn đứa mình đều đã đến điểm rẽ của cuộc đời.” Tôi lau mấy giọt nước mưa trên mắt. “Cái điểm rẽ nơi mà từ đây mỗi đứa sẽ tự đi trên con đường riêng của mình, kết thân với bạn bè mới, và không ai biết được phía cuối con đường sẽ là cái gì.”
“‘Tương lai ta nào hay biết trước, ấy vậy mà ta vẫn phải cất bước’” Eik ngân nga bài “Deun Na” (Cất bước) của Krom Luang Chumphorn.
“Cậu là đứa có nhiều hy vọng nhất và tương lai sáng nhất.” Tôi vỗ nhẹ vai Eik. “Mình mong là cậu sẽ không làm bố mẹ và bạn bè thất vọng.”
“Cậu nói như đang viết di chúc vậy.” Eik nhỏ nhẹ phàn nàn. “Mình đã nói rồi nhớ không: không ai biết trước được tương lai cả. Cậu từng chơi trò rắn leo thang rồi chứ? Cậu đi lên, rồi lại xuống, rồi lại lên. Chẳng có gì là chắc chắn. Có lẽ điều duy nhất có thể chắc được trên tất cả những gì không chắc là chúng ta sẽ vẫn mãi là bạn, dù cho bao nhiêu năm qua đi hay cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào.”
“Mình cũng nghĩ vậy.” Tôi mỉm cười với ánh nắng láp lánh giữa những dòng mưa và với Eikkarong.
Chiều đó khi tôi về nhà, tâm trạng mẹ khá hơn tối hôm trước. “Ra đây nói chuyện với bà mẹ già của mày nào, Nat,” mẹ gọi từ quầy thu ngân khi tôi mở cửa bước vào nhà hàng. “Gần tháng nay mẹ con mình không nhìn thấy nhau rồi. Mày ra dáng thanh niên hẳn hoi rồi đấy, mày biết không?”
“Có chuyện gì thế hả mẹ?” tôi kéo một cái ghế ra ngồi cạnh mẹ rồi hỏi.
“Sao? Cần phải có chuyện gì à?” Cái giọng cáu kỉnh của mẹ lập tức trở lại,
“Con chỉ hỏi thôi,” tôi lầm bầm đoạn thở dài ngao ngán.
“Nói ra xem nào.” Mẹ nhìn tôi chăm chú. “Mày định học gì tiếp?”
“Cho con thêm thời gian được không hả mẹ?”
“Cho con thêm thời gian - lúc nào cũng đòi thêm thời gian. Tao đã cho mày biết bao nhiêu thời gian rồi mà chả thấy có ích lợi gì cả. Ngày mai mày theo tao đến trường đại học tư thục. Tao sẽ không để mày biến thành một thằng ăn không ngồi rồi đâu. Dù gì đi nữa thì mày cũng phải học lấy cái gì đó. Tao đã nuông chiều mày quá rồi. Còn việc cố theo đuổi giấc mơ Sinlaparkorn của mày ư, quên nó đi.”