
Hình 157
Bản ghi chép của người Akkad ghi rằng Enki yêu cầu đóng một chiếc tàu “kín cả trên lẫn dưới”, được trét kín bằng “hắc ín thô”. Chiếc tàu đó không có boong, không có cửa mở “để bên trong không nhìn thấy ánh mặt trời”. Đó là một chiếc tàu “giống như tàu Apsu”, chiếc tàu sulili; đây chính là thuật ngữ ngày nay được sử dụng trong tiếng Hebrew (soleleth) để chỉ tàu ngầm.Enki phán rằng: “Hãy đóng một con tàu MA.GUR.GUR” – “một con tàu có thể đổi hướng và quay tròn”. Quả thật, chỉ có một con tàu như vậy mới có thể sống sót được trước những đợt sóng kinh hoàng.Giống như các dị bản khác, câu chuyện Atra-Hasis cũng nhắc lại rằng tuy thảm họa này chỉ còn 7 ngày nữa là ập tới nhưng mọi người đều không ý thức được hiểm họa đang đến. Atra-Hasis đã mượn cớ rằng ông đóng “con tàu Apsu” để rời bỏ cung điện của Enki và điều đó mới làm nguôi đi cơn giận dữ của Enlil. Cái cớ này được mọi người chấp nhận. Cha của Noah đã từng hy vọng rằng sự ra đời của đứa trẻ này sẽ kết thúc một thời kỳ dài khổ đau. Vấn đề của người dân ở đây là nạn hạn hán, đã lâu trời không mưa và họ đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước trầm trọng. Ai mà ngờ được rằng họ sắp bị hủy diệt trong một biển nước cơ chứ?Trong khi Con người không hiểu được các dấu hiệu của thảm họa thì người Nefilim lại có thể. Đối với họ, trận Đại Hồng thủy này không phải là một biến cố bất ngờ; tuy không thể tránh khỏi, nhưng họ biết trước được diễn biến của nó. Trong kế hoạch hủy diệt Loài người thì các vị thần không đóng vai trò chủ động mà hoàn toàn bị động. Họ không gây ra trận Đại Hồng thủy; mà chỉ âm mưu bưng bít thông tin không cho Loài người biết rằng thảm họa này sắp diễn ra.Tuy nhiên, ý thức được thảm họa sắp diễn ra và tác động toàn cầu của nó, người Nefilim đã tiến hành các bước tự cứu mình. Vì Trái đất sắp bị bao phủ bởi nước nên cách duy nhất để họ có thể bảo vệ mình là bay lên trời. Khi cơn bão trước trận Hồng thủy bắt đầu gào thét, người Nefilim đã nhanh chóng lên các khoang tàu vũ trụ và ở lại trên quỹ đạo Trái đất cho đến khi nước bắt đầu rút xuống.Chúng tôi sẽ chỉ ra rằng ngày diễn ra trận Đại Hồng thủy cũng là ngày các vị thần rời khỏi Trái đất.Dấu hiệu để Utnapishtim nhìn thấy và cùng những người khác bước lên con tàu của mình và đóng kín lại là:Khi Shamash,tạo ra trận rung chuyển vào lúc nhá nhemmột cơn mưa lửa sẽ trút xuốngHãy lên tàu, trám kín lối vào!”Như chúng ta đã biết, Shamash là vị thần phụ trách sân bay vũ trụ ở Sippar. Chúng tôi tin chắc rằng Enki đã hướng dẫn cho Utnapishtim quan sát dấu hiệu đầu tiên của vụ phóng tàu vũ trụ ở Sippar vào thời điểm đó. Shuruppak, nơi Utnapishtim sinh sống, chỉ cách Sippar 18 beru (khoảng 180 km) về phía nam. Do những vụ phóng tàu vũ trụ này được tiến hành lúc trời tối nên việc nhìn thấy “cơn mưa lửa” mà các con tàu tên lửa “trút xuống” không mấy khó khăn.Tuy người Nefilim đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với trận Đại Hồng thủy nhưng đó vẫn là một trải nghiệm đầy hãi hùng đối với họ: “Âm thanh của trận Hồng thủy… khiến các vị thần run rẩy”. Nhưng đến thời khắc rời khỏi Trái đất, các vị thần “lùi lại và bay lên Thiên đường của Anu”. Dị bản câu chuyện Atra-Hasis của người Assyria kể rằng các vị thần sử dụng rukub ilani (“cỗ xe của các vị thần”) để thoát khỏi Trái đất. “Các Anunnaki bay lên”, những phi thuyền tên lửa của họ như những bó đuốc “đốt cháy mặt đất bằng chùm lửa phụt ra từ đuôi”.Trong khi bay vòng quanh Trái đất, người Nefilim thực sự ấn tương sâu sắc khi nhìn thấy cảnh tượng tàn phá của trận Đại Hồng thủy. Sử thi Gilgamesh kể với chúng ta rằng khi cường độ cơn bão mạnh lên, “không ai có thể nhìn thấy nhau” mà “cũng không ai từ trên trời cao nhìn thấy con người”. Đứng chen chúc trong phi thuyền vũ trụ, các vị thần căng thẳng quan sát những gì đang diễn ra trên hành tinh của mình.Các vị thần co rúm mình lại,thu mình vào tường.Ishtar khóc rống lên như người đàn bà trong cơn đau đẻ:“Chao ôi những ngày xưa đang biến thành bùn đất”…Các Anunnaki khóc cùng với nàng;môi họ mím chặt… tất cả mọi người.Các ghi chép về câu chuyện Atra-Hasis cũng lặp lại chủ đề này. Các vị thần đang quan sát sự hủy diệt diễn ra phía dưới. Nhưng tình hình trong các phi thuyền vũ trụ của họ cũng không được sáng sủa cho lắm. Rõ ràng họ được chia ra để di tản bằng nhiều phi thuyền vũ trụ khác nhau; tấm bảng thứ ba của sử thi Atra-Hasis mô tả về tình hình trên phi thuyền vũ trụ nơi một số Anunnaki đang ở chung với Nữ thần Mẹ:Các Anunnaki, các vị thần vĩ đại…đang ngồi trong đói khát…Ninti nức nở, không kìm nén được cảm xúc của mình;nàng khóc lóc cho dịu bớt.Các vị thần khóc than tiếc thương xứ sở cùng nàng.Tâm hồn nàng tràn ngập nỗi buồn đau,nàng muốn uống rượu.Nơi nàng ngồi, các vị thần cũng khóc;cúi gằm như những con cừu cạnh máng ăn.Môi họ khô nẻ vì cơn khát,cơn đói khiến cho họ bị co rút.Chính Nữ thần Mẹ Ninhursag cũng bị sốc với sự tàn phá khủng khiếp này. Bà khóc than trước những gì đang chứng kiến:Nữ thần nhìn thấy quang cảnh xung quang và bà khóc…môi bà trở nên khô nẻ…“Những sinh vật của ta giờ như bầy ruồichúng tràn ngập dòng sông như những con chuồn chuồn,tình phụ tử đã bị sóng biển cuốn trôi.”Làm sao bà có thể tự cứu mình trong khi Loài người, những sinh vật mà bà góp phần tạo ra đang bị hủy diệt? Làm sao bà có thể rời bỏ Trái đất, bà kêu lên:“Làm sao ta có thể đành lòng bay tới Thiên đường,tới ở trong Ngôi nhà Ban phát,nơi Chúa tể Anu đã ra lệnh di tản?”Mệnh lệnh ban ra cho người Nefilim trở nên rõ ràng: Rời bỏ Trái đất, “bay lên Thiên đường”. Đó là thời kỳ khi Hành tinh thứ Mười hai đến gần Trái đất nhất, phía trong vành đai thiên thể (“Thiên đường”), với bằng chứng là Anu đã có thể tham gia các cuộc hội họp quan trọng chỉ một thời gian ngắn trước khi trận Hồng thủy xảy ra.Có lẽ Enlil và Ninurta cùng với những tinh hoa trong số các Anunnaki, những người từng điều hành Nippur đang ở trên một phi thuyền và chắc chắn là đang bàn tính việc quay trở lại tàu mẹ. Trong khi các vị thần khác lại không có được quyết tâm đó. Khi bị buộc phải rời bỏ Trái đất, họ chợt nhận ra rằng mình đã gắn bó với hành tinh này và cư dân nơi đây đến nhường nào. Trong một phi thuyền, Ninhursag và nhóm Anunnaki của mình đang cân nhắc lẽ phải trái trong mệnh lệnh của Anu. Trong một phi thuyền khác, Ishtar gào lên: “Chao ôi những ngày xưa đang biến thành bùn đất”; các Anunnaki ở trong cùng phi thuyền này đều “khóc cùng nàng”.Còn Enki rõ ràng là ở trong một phi thuyền khác, hoặc giả ngài đã tiết lộ với các vị thần khác rằng mình đang tìm cách cứu lấy dòng giống của loài người. Chắc hẳn ngài có lý do để cảm thấy bớt đau buồn hơn, vì có bằng chứng cho thấy ngài đã lên kế hoạch hội ngộ với con người tại Ararat.Các câu chuyện cổ xưa này có vẻ như muốn ám chỉ rằng con tàu của Utnapishtim được những con sóng lớn đẩy về vùng Ararat; và một “cơn bão lớn từ phía nam” sẽ đẩy con tàu trôi về phía bắc. Nhưng ghi chép của người Mesopotamia nhắc lại rằng Atra-Hasis/Utnapishtim mang theo một “Thủy thủ” có tên là Puzur-Amurri (“người phương tây biết các bí mật”). Vị Noah của người Mesopotamia đã “giao phó cả con tàu cùng tất cả những gì bên trong” cho người thủy thủ này ngay khi cơn bão bắt đầu. Sao phải cần đến một hoa tiêu dày dạn kinh nghiệm trên tàu nếu không phải đưa nó đến một địa điểm nhất định?Người Nefilim đã sử dụng các đỉnh của núi Ararat làm cột mốc ngay từ thời kỳ đầu tiên. Là những đỉnh núi cao nhất ở khu vực này, chúng có thể là những điểm nổi đầu tiên trên Mặt đất ngập nước khi cơn bão đi qua và mực nước rút dần. Vì Enki, “Đấng Thông thái, đấng biết hết thảy mọi thứ” chắc chắn biết điều này nên chúng ta có thể phỏng đoán rằng ngài đã hướng dẫn cho người tôi tớ của mình hướng con tàu về núi Ararat và lên kế hoạch cho ngày tái ngộ ngay từ đầu.Theo lời kể của sử gia Hy Lạp Abydenus thì câu chuyện Hồng thủy của Berossus viết rằng: “Kronos tiết lộ cho Sisithros biết rằng sẽ có một trận Đại Hồng thủy vào ngày 15 của Daisios [tháng Hai] và ra lệnh cho ông cất giấu mọi tư liệu hiện có ở Sippar, thành phố của Shamash. Sau khi Sisithros hoàn thành tất cả những nhiệm vụ đó, ông lập tức lên tàu tới Armenia và mọi chuyện đã xảy ra đúng như vị thần này cảnh báo.”Berossus cũng nhắc lại các chi tiết liên quan đến việc thả các con chim. Khi Sisithros (dạng đảo ngược của atra-asis) được các vị thần đưa tới cung điện của mình, ông giải thích với những người trong con tàu rằng họ đang “ở Armenia” và hướng dẫn họ quay lại (bằng đường bộ) về Babylon. Trong câu chuyện này chúng tôi không chỉ nhận ra mối liên hệ tới sân bay vũ trụ Sippar mà còn có sự xác thực rằng Sisithros đã được hướng dẫn “lập tức lên tàu tới Armenia” – tới xứ sở Ararat.Ngay sau khi Atra-Hasis bước xuống Mặt đất, ông đã làm thịt một vài con vật và nổi lửa nướng chúng lên. Đó là lý do tại sao các vị thần kiệt sức và đói khát “bu lại như bầy ruồi quanh đồ hiến tế”. Đột nhiên họ nhận ra rằng Con người và những thực phẩm mà họ trồng cấy cùng súc vật mà họ chăn nuôi quả là cần thiết. “Khi Enlil tới nơi và nhìn thấy con tàu, ngài vô cùng tức giận.” Nhưng logic của hoàn cảnh và lời biện minh của Enki đã thắng thế; Enlil giảng hòa với những người sống sót và đưa Atra-Hasis/Utnapishtim vào phi thuyền của mình bay lên Cung điện Vĩnh hằng của các vị Thần.Một yếu tố khác góp phần làm nên quyết định hòa giải nhanh chóng của các vị thần với Con người có thể là việc nước lụt rút nhanh để lộ ra vùng đất khô ráo và cỏ cây trên đó. Chúng tôi đã từng chỉ ra rằng người Nefilim đã biết trước được thời gian diễn ra thảm họa; nhưng đó là trải nghiệm đầu tiên mà họ gặp phải nên họ sợ rằng Trái đất sẽ vĩnh viễn trở thành nơi không thể cư ngụ được nữa. Nhưng khi hạ cánh xuống Ararat, họ nhận thấy rằng Trái đất vẫn là chốn có thể dung thân và để tiếp tục sống ở đây, họ phải cần đến con người.Vậy thảm họa biết trước nhưng không thể tránh khỏi này là gì? Một chìa khóa quan trọng để mở ra câu đố về trận Đại Hồng thủy đó là nhận thức rằng trận Đại Hồng thủy không phải là một sự kiện đơn lẻ, đột ngột mà là đỉnh điểm của một chuỗi sự kiện.Những bệnh dịch bất thường ảnh hưởng đến con người và gia súc cùng một đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra trước thảm họa lụt lội – một quá trình diễn ra trong 7 lần “vượt qua”, hay 7 sar – theo các nguồn tư liệu của người Mesopotamia. Những hiện tượng này chỉ có thể là kết quả của những biến đổi lớn về khí hậu. Trong lịch sử Trái đất, những biến đổi này gắn liền với chu kỳ tuần hoàn giữa các kỷ băng hà và các giai đoạn gian băng đã từng thống trị Trái đất. Lượng mưa giảm, mực nước biển và sông ngòi hạ thấp kéo theo sự khô cạn của các nguồn nước ngầm là những dấu hiệu của thời kỳ băng hà sắp diễn ra. Vì sau trận Đại Hồng thủy kết thúc một cách đột ngột, những hiện tượng này là dấu hiệu khởi đầu của nền văn minh Sumer và nền văn minh của chúng ta hiện nay, thời kỳ hậu băng hà, vì vậy ta có thể khẳng định rằng đó là thời kỳ băng hà cuối cùng.Kết luận chúng tôi đưa ra bao gồm những sự kiện diễn ra trong trận Đại Hồng thủy có liên quan tới thời kỳ băng hà cuối cùng của Trái đất và kết cục thảm họa của nó.Sau khi tiến hành khoan xuống các dải băng ở Bắc Cực và Nam Cực, các nhà khoa học có thể tính toán được lượng khí oxy được giữ lại trong các dải băng khác nhau, để từ đó đánh giá được kiểu khí hậu phổ biến trên Trái đất hàng thiên niên kỷ trước. Những lõi đá được lấy lên từ đáy các vùng biển, chẳng hạn như vịnh Mexico, thể hiện mức độ sinh sôi nảy nở hoặc giảm bớt của các loài sinh vật biển, đồng thời cho phép các nhà khoa học ước tính được nhiệt độ của từng thời kỳ trong quá khứ. Dựa trên những phát hiện này, hiện nay các nhà khoa học có thể chắc chắn rằng thời kỳ băng hà cuối cùng bắt đầu cách đây khoảng 75.000 năm và trải qua giai đoạn ấm dần lên vào khoảng 40.000 năm trước. Khoảng 38.000 năm trước, một thời kỳ khắc nghiệt hơn, lạnh hơn và khô hơn đã diễn ra. Rồi sau đó, cách đây khoảng 13.000 năm, kỷ băng hà đột ngột kết thúc và hình thái khí hậu ôn hòa như hiện nay của chúng ta bắt đầu.Sau khi sắp xếp các thông tin của Kinh thánh và người Sumer, chúng tôi thấy rằng thời kỳ khó khăn, thời kỳ “đất đai bị nguyền rủa”, bắt đầu vào thời Lamech, cha của Noah. Hy vọng của ông rằng sự ra đời của Noah (“nghỉ ngơi”) đánh dấu điểm mốc kết thúc của thời kỳ khó khăn này đã trở thành hiện thực theo cách thức không ngờ tới, thảm họa Đại Hồng thủy.Nhiều chuyên gia tin rằng 10 vị tổ phụ trước Hồng thủy trong Kinh thánh (từ Adam tới Noah) có sự tương đương nào đó với 10 vị vua trước Hồng thủy trong danh sách các vua của người Sumer. Những bản danh sách này không sử dụng thần hiệu DIN.GIR hay EN cho hai vị vua cuối cùng trong số 10 vị và coi Ziusudra/Utnapishtim và người cha Ubar-Tutu của ông là con người. Hai người này tương đương với Noah và người cha Lamech của mình; và theo danh sách các vua của người Sumer thì tổng thời gian trị vì của hai vị vua này là 64.800 năm cho đến khi trận Hồng thủy xảy ra. Thời kỳ băng hà cuối cùng từ 75.000 năm tới 13.000 năm trước đây kéo dài trong 62.000 năm. Vì thời kỳ khó khăn bắt đầu khi Ubartutu/Lamech đã trị vì cho nên con số 62.000 năm này hoàn toàn khớp với con số 64.800 năm.Hơn nữa, theo sử thi Atra-Hasis thì thời kỳ đặc biệt khó khăn kéo dài 7 shar, tương đương 25.200 năm. Các nhà khoa học đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy đã có một thời kỳ đặc biệt khó khăn xảy ra vào khoảng thời gian 38.000 đến 13.000 năm trước – quãng thời gian này là 25.000 năm. Một lần nữa, các bằng chứng của người Mesopotamia và các phát hiện khoa học hiện đại lại chứng thực cho nhau.Từ đây nỗ lực của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn của trận Đại Hồng thủy tập trung vào các hiện tượng biến đổi khí hậu của Trái đất và sự kết thúc đột ngột của kỷ băng hà vào khoảng 13.000 năm trước đây.Điều gì gây nên sự biến đổi khí hậu đột ngột ở quy mô lớn như vậy?Trong nhiều giả thuyết do các nhà khoa học đưa ra, chúng tôi rất thích thú với giả thuyết của Tiến sỹ John T. Hollin thuộc trường Đại học Maine. Ông cho rằng dải băng Nam Cực thường định kỳ tách ra và trượt xuống biển, tạo nên một cơn sóng thần khủng khiếp và bất ngờ!Giả thuyết được nhiều nhà khoa học chấp nhận và nghiên cứu kỹ này cho rằng khi dải băng này ngày càng mỏng dần, nó không chỉ giữ lại nhiều nhiệt lượng của Trái đất bên dưới dải băng hơn mà còn tạo ra (bằng áp suất và ma sát) một lớp tuyết lầy trơn trượt ở đáy băng. Đóng vai trò như một lớp bôi trơn giữa dải băng dày phía trên và nền đất rắn phía dưới, đến một lúc nào đó lớp tuyết lầy này sẽ khiến cả dải băng trượt xuống đại dương xung quanh.Hollin tính toán rằng chỉ cần nửa dải băng hiện tại của Nam Cực (có độ dày trung bình hơn 1.609m) trượt xuống vùng biển phía nam thì cơn sóng thần khổng lồ mà nó tạo ra sẽ tăng mực nước của tất cả các vùng biển trên toàn cầu lên khoảng 18,3m, nhấn chìm các thành phố và các vùng đồng bằng ven biển.Năm 1964, A. T. Wilson thuộc Đại học Victoria New Zealand đưa ra một giả thuyết rằng các kỷ băng hà thường kết thúc một cách đột ngột với những vụ băng trượt như vậy, không chỉ ở Nam Cực mà còn ở cả Bắc Cực. Những tư liệu và dữ kiện thực tế mà chúng tôi thu thập được chứng minh cho kết luận rằng trận Đại Hồng thủy này là kết quả của việc một khối băng nặng hàng tỉ tấn trượt xuống các vùng biển Nam Cực, chấm dứt một cách đột ngột kỷ băng hà cuối cùng.Sự kiện bất ngờ này đã châm ngòi cho một cơn sóng thần khổng lồ. Bắt đầu từ vùng biển Nam Cực, nó lan lên phía bắc tới Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ chắc hẳn đã tạo ra những cơn bão dữ dội kèm theo mưa lớn. Di chuyển với tốc độ nhanh, các cơn bão, mây đen và bầu trời tối sầm này là tín hiệu báo trước của thảm họa sóng thần.Đó chính là những hiện tượng đã được miêu tả trong các ghi chép cổ đại.Nhận được sự chỉ đạo của Enki, Atra-Hasis đưa mọi người lên tàu, còn ông vẫn đứng bên ngoài chờ đợi tín hiệu đóng kín cửa. Nhấn mạnh vào “khía cạnh tâm lý” của nhân vật, bản ghi chép cổ xưa này kể với chúng ta rằng tuy được lệnh phải chờ đợi bên ngoài con tàu nhưng Atra-Hasis “hết ra lại vào; ông không thể ngồi, không thể cúi… trái tim ông tan nát; lòng ông cay đắng”. Nhưng sau đó:... Mặt trăng biến mất….Tình hình thời tiết thay đổi;Mưa gào thét trong những đám mây…Những cơn gió lồng lộn…… trận Hồng thủy ập tới,nó đổ ập xuống đầu dân chúng như một trận chiến;Người ta không nhìn thấy nhau,không thể nào nhận ra họ trong cơn hủy diệt.Trận Hồng thủy gào rống như một con bò;Những cơn gió hú lên như lừa hoang.Bóng tối đặc quánh;Mặt trời bị che phủ.“Sử thi Gilgamesh” còn đề cập chi tiết hướng bão: Nó ập tới từ phía nam. Những đám mây, gió, mưa và bóng tối xuất hiện trước khi cơn sóng thần phá hủy “các căn cứ của Nergal” ở Âm Phủ:Khi tia sáng đầu tiên của bình minh ló rạngmột đám mây đen dâng lên ngùn ngụt từ phía chân trời;Thần Bão tố phóng ra sấm chớp trong đám mây…Cảnh vật đang sáng sủabỗng trở nên đen kịt…Cơn bão từ phía nam quần thảo suốt một ngày,Nó di chuyển với tốc độ càng lúc càng nhanh,nhấn chìm những đỉnh núi…Gió gào thét suốt 6 ngày đêmkhi Cơn bão Phía nam quét qua xứ sở.Đến ngày thứ bảy,Nước lụt dần rút xuống.Những chi tiết về “cơn bão phía nam”, “gió nam” chỉ rõ hướng đến của trận Hồng thủy khi những đám mây, cơn gió, “những tín hiệu báo trước của cơn bão” tràn qua “những ngọn đồi và vùng đồng bằng” để tới Mesopotamia. Trong thực tế, một cơn bão và trận sóng thần xuất phát từ Nam Cực sẽ đến Mesopotamia qua Ấn Độ Dương, sau khi nhấn chìm những ngọn đồi ở Arabia rồi tràn ngập vùng đồng bằng châu thổ sông Tigris-Eupharates. “Sử thi Gilgamesh” cũng kể với chúng ta rằng trước khi người dân và đất đai của họ bị nhấn chìm, “những con đập của vùng đất khô” và các con đê đều bị “xé toang”: vùng duyên hải cũng bị sóng thần tràn qua và quét sạch mọi thứ.Câu chuyện Hồng thủy trong Kinh thánh viết rằng “các mạch nước của Vực thẳm Vĩ đại bật tung” và sau đó là “các cống trời mở toang”. Đầu tiên, các mạch nước của “Vực thẳm Vĩ đại” (cách gọi hoa mỹ cho các vùng biển lạnh giá ở tận Nam Cực) thoát khỏi sự giam hãm của các tầng băng; chỉ sau đó thì mưa mới bắt đầu trút xuống. Sự xác thực cho cách hiểu này của chúng ta về trận Hồng thủy một lần nữa được lặp lại khi nước lụt rút đi. Đầu tiên là “các mạch nước của Vực thẳm được đóng lại”; rồi sau đó “trời tạnh mưa”.Sau cơn sóng thần khổng lồ đầu tiên, các đợt sóng lớn vẫn tiếp tục “tràn vào và rút đi”. Sau đó nước bắt đầu “rút bớt” và “nước xuống” sau 150 ngày, khi con tàu đậu giữa các đỉnh núi của ngọn Ararat. Cơn sóng thần đến từ vùng biển phía nam đã trở về nơi nó bắt đầu.*
Làm sao mà người Nefilim có thể dự đoán được thời điểm bùng nổ của Nam Cực?Các ghi chép của người Mesopotamia khẳng định rằng các biến đổi khí hậu xảy ra trước trận Hồng thủy 7 kỳ “vượt qua” chắc chắn có liên quan đến thời gian Hành tinh thứ Mười hai đi qua vùng lân cận Trái đất. Chúng ta biết rằng ngay cả Mặt trăng, vệ tinh nhỏ của Trái đất, cũng tạo ra lực hấp dẫn đủ để gây nên thủy triều. Các ghi chép của người Mesopotamia và Kinh thánh đều mô tả việc Trái đất rung chuyển khi Hành tinh Chúa tể đi ngang qua vùng lân cận. Có thể nào người Nefilim trong khi quan sát những biến đổi khí hậu và tính bất ổn định của dải băng Nam Cực đã nhận ra rằng kỳ “vượt qua” thứ 7 tới sẽ châm ngòi cho thảm họa sắp xảy ra?Các ghi chép cổ xưa đã chỉ ra đúng như vậy.Ấn tượng nhất phải kể đến một ghi chép khoảng 30 dòng được viết bằng chữ hình nêm thu nhỏ trên 2 mặt của một tấm đất sét dài khoảng 2,5cm). Tấm đất sét này được khai quật ở Ashur, nhưng những từ ngữ Sumer được sử dụng trong bản ghi chép tiếng Akkad này khiến ta tin rằng nó có nguồn gốc từ Sumer. Tiến sỹ Erich Ebeling cho rằng nó là một bài thánh ca được xướng lên trong Đền thờ Thần chết, bởi vậy ông đã đưa bản ghi chép này vào tác phẩm Tod und Leben – Cái chết và sự sống ở Mesopotamia cổ đại của mình.Tuy nhiên, khi xem xét cặn kẽ hơn, chúng tôi thấy rằng tác phẩm này “gọi tên” Chúa tể Thiên đường, Hành tinh thứ Mười hai. Nó đề cập tỉ mỉ ý nghĩa những tên hiệu khác nhau bằng cách đặt chúng trong mối liên hệ với sự trở lại nơi đã diễn ra trận chiến ngày xưa giữa Tiamat và hành tinh này – sự trở về gây nên trận Đại Hồng thủy!Bản ghi chép này bắt đầu bằng việc thông báo rằng hành tinh này (“Đấng Anh hùng”) tuy có sức mạnh và kích thước khổng lồ nhưng vẫn quay theo quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Hồng thủy chính là “vũ khí” của hành tinh này.Vũ khí của Ngài là trận Hồng thủy;Vũ khí của Chúa tể mang lại chết chóc cho những kẻ xấu xa.Đấng Tối cao, Đấng Tối cao, Đấng Cứu thế…Rực rỡ như Mặt trời, Ngài băng qua xứ sở;Thần Mặt trời cũng phải khiếp sợ Ngài.Sau khi xướng lên “tên gọi đầu tiên” của hành tinh này – thật không may là phần này không đọc được – bản ghi chép mô tả nó băng qua sao Mộc, hướng về nơi đã xảy ra trận chiến với Tiamat:Tên gọi đầu tiên:….Đấng đã dát nên chiếc vòng trang sức;Đấng đã xẻ đôi và thổi bay Kẻ chiếm cứ.Chúa tể, vào thời AkitiĐã đem lại hòa bình sau trận chiến với Tiamat…Hạt giống của ngài là những người con Babylon;Ngài không bị chệch đường bởi sao Mộc;Ngài phát ra ánh sáng rực rỡ.Tiến vào gần hơn, Hành tinh thứ Mười hai được gọi là SHILIG.LU.DIG (“người lãnh đạo đầy quyền lực của các hành tinh vui mừng”). Hiện hành tinh này đang ở gần nhất với sao Hỏa: “Thần [hành tinh] Anu khoác lên thần [hành tinh] Lahmu [sao Hỏa] ánh sáng rực rỡ”. Sau đó hành tinh này gây ra trận Đại Hồng thủy trên Trái đất:Đây là tên của Chúa tểTừ tháng Hai tới tháng AddarNgài dâng nước lên cao.Việc đề cập đến hai tên gọi của Hành tinh thứ Mười hai trong ghi chép này chứa đựng nhiều thông tin đáng kể về lịch. Hành tinh thứ Mười hai đi qua sao Mộc và đến gần Trái đất “vào thời Akiti”, khi Năm Mới của người Mesopotamia bắt đầu. Đến tháng Hai hành tinh này ở gần sao Hỏa nhất. Như vậy là “từ tháng Hai tới tháng Addar” (tháng Mười hai), hành tinh này đã gây ra trận Đại Hồng thủy trên Trái đất.Kết luận này hoàn toàn phù hợp với khẳng định trong Kinh thánh rằng “các giếng trời mở toang” vào ngày thứ bảy của tháng Hai. Con tàu đến đậu trên đỉnh Ararat vào tháng Bảy; các vùng đất khô khác xuất hiện vào tháng Mười; và trận Đại Hồng thủy kết thúc vào tháng Mười hai – vì vào “ngày đầu tiên của tháng Một” của năm tiếp theo, Noah mở cửa con tàu này để ra ngoài.Bước sang giai đoạn hai của trận Đại Hồng thủy, khi nước bắt đầu rút xuống, bản ghi chép gọi tên hành tinh này là SHUL.PA.KUN.E:Đấng Anh hùng, Chúa tể Giám sátNgười thu thập những dòng nước;Người được tạo nên từ những dòng nướcNhững dòng nước công chính quét sạch mọi xấu xa;Giữa ngọn núi 2 đỉnhNeo đậu một…… cá, sông, sông; nước lũ dừng lại.Giữa núi non, một con chim nghỉ chân trên cây.Ngày mà… nói.Tuy một số dòng không thể đọc được, nhưng ta vẫn có thể thấy rõ những điểm tương đồng giữa Kinh thánh và các câu chuyện Hồng thủy của người Mesopotamia: Nước lụt dừng lại, con tàu “neo lại” giữa 2 đỉnh của một ngọn núi; các dòng sông lại bắt đầu chảy từ ngọn nguồn trên núi và đưa nước trở về đại dương; cá đã xuất hiện; một con chim được thả ra từ con tàu. Thảm họa kết thúc.Hành tinh thứ Mười hai đã băng qua “điểm vượt qua” của nó. Nó đã đến gần Trái đất và bắt đầu cùng các vệ tinh của mình di chuyển ra xa:Khi Đấng Thông thái kêu lên: “Lũ lụt!”Đó là thần Nibiru [“Hành tinh Vượt qua”];Đó là Đấng Anh hùng, hành tinh 4 đầu.Vị thần với vũ khí là Bão tố Lụt lội,sẽ quay lại;Ngài hạ xuống nơi nghỉ ngơi của mình.(Ghi chép này khẳng định hành tinh này trên đường trở ra sẽ lại cắt qua đường đi của sao Thổ vào tháng Ululu, tháng Sáu của năm.)Kinh Cựu ước thường nhắc tới thời kỳ khi Đức Chúa còn làm cho mặt đất bị bao phủ bởi nước của vực thẳm. Bài Thánh Vịnh thứ 29 mô tả về “tiếng gọi” cũng như sự “quay lại” của “nước lũ mênh mông” của Đức Chúa:Hãy dâng Chúa, hỡi chư thần chư thánh,dâng Chúa quyền lực và vinh quang…Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước,Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm,ngự trị trên nước lũ mênh mông…Tiếng Chúa thật hùng mạnh,Tiếng Chúa thật uy nghiêm;Tiếng Chúa đánh gãy ngàn hương bá…Người làm cho [dãy] Lebanon thành như bê nhảy nhót,[Đỉnh] Sirion khác nào nghé tung tăng.Tiếng Chúa phóng ra ngàn tia lửa,Tiếng Chúa lay động vùng sa mạc…Còn trong Thánh điện của Người,tất cả cùng hô: “Vinh danh Chúa!”Chúa [nói] với cơn Hồng thủy: “Hãy quay lại!”Chúa là Vua ngự trị muôn đời.Trong bài Thánh Vịnh thứ 77 đầy hoành tráng – Tôi cất lời kêu lên cùng Chúa – Vua David đã hồi tưởng lại sự xuất hiện và biến mất của Đức Chúa thời xa xưa:Tôi hồi tưởng lại bao ngày xa cũ,Những năm tháng của Olam…Con tưởng nhớ bao việc Ngài làm,Tưởng nhớ những kỳ công của Ngài thuở trước.Lạy Thiên Chúa, đường lối Ngài quả là thánh thiện,Có thần nào cao cả như Thiên Chúa…Nước đã thấy Ngài, lạy Thiên Chúa, nước rùng mình khiếp sợ,Ngang dọc khắp trời, tên lửa Ngài bay.Tiếng sấm của Chúa ầm ầm vang dội,Ánh chớp chói loà soi sáng thế gian,Khắp địa cầu lung lay rung chuyển.Ðường của Chúa băng qua biển rộng,Lối của Ngài rẽ nước mênh mông,Mà chẳng ai nhận thấy vết chân Ngài.Bài Thánh Vịnh thứ 104 ca ngợi những chiến công của Thiên Chúa hồi tưởng lại thời kỳ khi các đại dương ngập tràn lục địa và sau đó phải rút lui:Chúa lập địa cầu trên nền vững,Khôn chuyển lay muôn thuở muôn đời!Áo đại dương Ngài choàng lên trái đất,Khối nước nguồn tụ lại đỉnh non cao.Khi Ngài cất tiếng, nước bỏ chạy;Sấm Ngài mới rền vang, chúng kinh hoàng trốn đi.Chúng băng qua núi qua đồi, chảy xuôi ra đồng nộivề nơi Chúa đã đặt cho.Ngài vạch đường ranh giới ngăn cản chúng vượt qua,Không còn cho trở lại dâng lên ngập địa cầu.Những lời của nhà tiên tri Amos thậm chí còn rõ ràng hơn:Khốn cho những kẻ khát mong ngày của Ðức Chúa.Ngày của Ðức Chúa sẽ là gì cho các ngươi?Ngày đó sẽ là tối tăm, chứ không phải ánh sáng…Ðấng đổi ánh sáng ra bóng tối chết chóc,Biến ngày thành đêm tối tăm,Ðấng gọi nước biển lênrồi tưới chúng xuống Mặt đất.Như vậy đây chính là những sự kiện đã diễn ra trong “những ngày xưa cũ”. “Ngày của Đức Chúa” chính là ngày diễn ra trận Đại Hồng thủy.Chúng tôi đã từng chỉ ra rằng sau khi đổ bộ xuống Trái đất, người Nefilim đã gắn những thời gian trị vì đầu tiên ở các thành phố đầu tiên với các thời đại hoàng đạo – nghĩa là đặt tên cho các cung hoàng đạo theo tên của các vị thần khác nhau. Giờ đây chúng tôi phát hiện ra rằng bản ghi chép do Ebeling tìm thấy chứa đựng những thông tin không chỉ về lịch của con người mà còn về lịch của người Nefilim. Nó cho chúng ta biết rằng trận Đại Hồng thủy diễn ra vào “thời đại của chòm sao Sư tử”:Đấng Tối cao, Đấng Tối cao, Đấng Cứu thế;Chúa tể với vương miện sáng ngời gây bao nỗi kinh hoàng.Hành tinh Tối cao: Chiếc ghế mà ngài tạo nênĐối diện với quỹ đạo nhỏ bé của hành tinh đỏ [sao Hỏa].Ngày ngày ngài rực cháy trong cung Sư tử;Vương vị rực rỡ của ngài chiếu sáng trên toàn cõi đất đai.Giờ thì chúng ta cũng có thể hiểu được một câu thơ bí ẩn trong những bài ca mừng Năm Mới rằng chính “chòm sao Sư tử đánh giá những dòng nước của vực thẳm”. Những tuyên bố này đặt thời kỳ diễn ra trận Đại Hồng thủy vào một khuôn khổ rõ ràng, vì tuy rằng hiện nay các nhà thiên văn không thể xác định chính xác nơi người Sumer bắt đầu một ngôi nhà hoàng đạo, nhưng thời gian biểu sau đây của các thời đại hoàng đạo được coi là chính xác.Năm 60 TCN đến năm 2100 sau CN - Thời đại Song NgưNăm 2200 TCN đến 60 TCN - Thời đại Bạch DươngNăm 4380 TCN đến 2220 TCN - Thời đại Kim NgưuNăm 6540 TCN đến 4380 TCN - Thời đại Song TửNăm 8700 TCN đến 6540 TCN - Thời đại Cự GiảiNăm 10860 TCN đến 8700 TCN - Thời đại Sư TửNếu như trận Đại Hồng thủy diễn ra trong Thời đại Sư tử hay khoảng thời gian nào đó từ năm 10860 TCN đến 8700 TCN thì thời gian diễn ra trận Đại Hồng thủy này nằm chính ngay trong thời gian biểu của chúng ta: Theo khoa học hiện đại, kỷ băng hà cuối cùng kết thúc một cách đột ngột ở bán cầu nam vào khoảng 12.000 đến 13.000 năm trước và ở bán cầu bắc vào 1.000 hoặc 2.000 năm sau đó.Hiện tượng tuế sai hoàng đạo còn củng cố thêm một cách toàn diện hơn cho kết luận của chúng tôi. Chúng tôi đã cho rằng người Nefilim đổ bộ xuống Trái đất 432.000 năm (120 shar) trước khi trận Đại Hồng thủy diễn ra vào Thời đại Song Ngư. Theo chu trình tuế sai, 432.000 năm tạo nên 16 chu trình hoàn chỉnh, hay còn gọi là Năm Lớn (Great Year) và quá nửa một Năm Lớn nữa vào “thời đại” của chòm sao Sư tử.Giờ đây chúng tôi có thể dựng lại thời gian biểu hoàn chỉnh cho các sự kiện gắn liền với các phát hiện của mình.Số năm trước đây | SỰ KIỆN |
445.000 | Người Nefilim do Enki lãnh đạo từ Hành tinh thứ Mười hai đến Trái đất. Eridu – Trạm Trái đất I – được xây dựng ở miền nam Mesopotamia |
430.000 | Các dải băng lớn bắt đầu tan bớt. Khí hậu ôn hòa ở vùng Cận Đông. |
415.000 | Enki di chuyển vào trong nội địa, lập nên Larsa. |
400.000 | Thời kỳ gian băng lớn diễn ra trên toàn cầu. Enlil tới Trái đất, lập Nippur làm Trung tâm Điều khiển Sứ mệnh. |
360.000 | Người Nefilim lập Bad-Tibira làm trung tâm luyện kim để nấu chảy và tinh luyện kim loại. Sân bay vũ trụ Sippar cùng các thành phố của các vị thần khác được xây dựng. |
300.000 | Cuộc nổi loạn của các Anunnaki. Con người – “Nhân công Nguyên thủy” – được Enki và Ninhursag tạo ra. |
250.000 | Những người “Homo sapiens” đầu tiên sinh sôi nảy nở trên khắp các lục địa. |
200.000 | Sự sống trên Trái đất suy thoái trong thời kỳ băng hà mới. |
100.000 | Khí hậu ấm áp trở lại. Con trai của các vị thần cưới con gái của Loài người làm vợ. |
77.000 | Ubartutu/Lamech, con trai của thần, được trao vương vị ở Shuruppak dưới sự bảo trợ của Ninhursag. |
75.000 | Thời kỳ “Mặt đất bị nguyền rủa” – một kỷ băng hà mới – bắt đầu. Những giống người thoái hóa lang thang khắp Mặt đất. |
49.000 | Thời kỳ trị vì của Ziusudra (“Noah”), “tôi tớ trung thành” của Enki bắt đầu. |
38.000 | Thời kỳ khí hậu khắc nghiệt “7 kỳ vượt qua” bắt đầu hủy diệt loài người. Người Neanderthal ở châu Âu biến mất, chỉ có Người Cro-Magnon (sinh sống ở vùng Cận Đông) tồn tại được. Enlil quá thất vọng với Loài người và tìm cách xóa sổ Loài người. |
13.000 | Người Nefilim biết được trận sóng thần sắp xảy ra sẽ được châm ngòi bởi việc Hành tinh thứ Mười hai đang đến gần nên đã âm mưu để Loài người bị hủy diệt. Trận Đại Hồng thủy tràn qua Trái đất, kết thúc kỷ băng hà một cách đột ngột. |