Chương XV
THẾ CHIẾN THỨ NHÌ

ĐỨC MẠNH LÊN – PHÁP THUA
 
Đầu năm 1938, khi nhà tôi có mang được bảy tám tháng, vợ chồng tôi không hiểu sao tin chắc sẽ sinh con trai và bàn tính với nhau đặt tên cho nó là Nhật Đức. Nhật Đức có nghĩa là đức của mặt trời và còn một nghĩa nữa là Nhật và Đức, hai dân tộc có tinh thần quật cường mạnh nhất thời đó.
 
Nhật chỉ sau 35 năm duy tân đã theo kịp Âu, Mĩ và năm 1905 đã thắng Nga, một nước lớn ở Âu châu, rửa nhục cho các giống da vàng bị giống da trắng ức hiếp, xâm chiếm đất đai, bóc lột; và các quốc gia lớn nhỏ từ Ấn Độ đến Phi Luật Tân có cảm tình ngay với Nhật, hăng hái muốn noi gương Nhật.
 
Còn Đức thì sau thế chiến thứ nhất, phải ký hiệp ước Versailles rất khắt khe: mất một phần thổ địa, mất hết các thuộc địa; không được phép có không quân; lục quân và hải quân bị rút xuống chỉ còn là lực lượng cảnh bị trong nước; lại phải bồi thường chiến phí rất nặng, tưởng không sao ngóc đầu lên nổi. Vậy mà từ năm 1925, Hitler khéo lợi dụng lòng phẫn uất của dân chúng, táo bạo đưa ra một đường lối cứu quốc để phục hồi địa vị đại cường của Đức ở châu Âu và trên thế giới (trong cuốn Mein Kampf: cuộc chiến đấu của tôi), được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt, do đó nắm được chính quyền, xé bỏ hiệp ước Versailles, tổ chức lại quân đội, vừa tuyên truyền, dọa dẫm, vừa dùng ngoại giao, khiến Đức tới năm 1938, lại có cái khí thế lấn át các nước Trung Âu và cả Pháp ở Tây Âu nữa.
 
Lỗi ở các nước đồng minh ức hiếp dân tộc Đức quá trong hiệp ước Versailles; ở các nhà cầm quyền Pháp không đoàn kết, nhu nhược, không biết lo xa; nhưng cũng ở các nhà cầm quyền Anh nữa, làm ngơ cho Đức tổ chức lại quân đội, nhất là hải quân vì truyền thống ngoại giao của họ là giữ sự quân bình lực lượng ở lục địa Tây Âu, không muốn cho Đức yếu quá, sợ Pháp sẽ nuốt Đức mà hóa vô địch châu Âu. Anh cũng không muốn cho Đức mạnh quá, nhưng khi đã lỡ cho Đức lập lại quân đội, thì lực lượng, quân số, võ khí của họ tiến rất mau, ngăn họ lại không kịp.
 
Vậy khi Đức đã chiếm được Áo, muốn nuốt luôn Tiệp Khắc, Anh và Pháp nhượng bộ Đức, bỏ rơi Tiệp, tưởng như vậy Hitler sẽ thỏa mãn mà châu Âu được yên ổn. Không ngờ năm 1939, Đức kí với Nga một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau; rồi đem quân vô chiếm Ba Lan. Lần này Anh Pháp không nhượng bộ nữa, thế chiến thứ nhì nổ (tháng 9 năm 1939).
 
Hết thảy gia đình bên tôi và bên nhà tôi (mà tôi đoán đa số giới trí thức Việt Nam cũng vậy) thấy Đức mạnh lên thì mừng vì Đức là kẻ thù của Pháp; và khi Anh, Pháp tuyên chiến với Đức thì ai cũng thầm mong cho Đức thắng, nhưng chưa dám chắc vì Đức chỉ có một mình; các cường quốc Nga, Mĩ, Ý, Nhật đều đứng ngoài coi. Chúng tôi còn hơi lo nữa: vật giá đã lần lần tăng lên, đời sống sẽ khó khăn. Tôi còn nhớ, sau khi chiến tranh nổ được độ nửa tháng, một buổi chiều đi lang thang ở chợ cũ, thấy giá các đồ nhập cảng đã tăng lên gấp rưỡi hay gấp hai, tôi mua một con dao nhíp (canif) - trong Nam gọi là con dao con chó – lưỡi thép, vỏ đồng, để gọt bút chì, rọc và xén giấy mà người Huê kiều chủ quán bảo là của Đức. Con dao đó là vật duy nhất tôi còn giữ được, sau bốn chục năm, nay lưỡi đó đã mòn gần hết.
 
Pháp rất tin rằng chiến lũy Maginot ở phía Bắc ngăn được Đức, nên đưa quân lên đó, không ngờ chờ hoài không thấy gì cả; và thình lình tháng 5-1940, Đức không kể gì đến sự trung lập của Hòa Lan, Bỉ, đi vòng chiến lũy, ồ ạt xâm lấn hai nước trên rồi tiến như vũ như bão vào đất Pháp, chọc thủng Sedan, vượt sông Meuse. Liên quân Anh Pháp không cự nổi, rút lui.
 
Lúc này chúng tôi mừng rỡ: Pháp sẽ thua. Một hôm viên kĩ sư sở tôi bảo một họa viên phóng lại một bản đồ phía Bắc nước Pháp tới ngang Reims, tôi bảo ông ta: “Cũng một công, sao ông không bảo phóng thêm xuống khởi Paris đi?” Ông ta ngó tôi, đáp: “Chúng không tới Paris được đâu”. Tôi nghĩ bụng: “Để coi”.
 
Ngày 14 tháng 6 Paris bỏ ngỏ cho Đức vô. Dân Paris tản cư trong cảnh hỗn độn không thể tả. Chưa bao giờ Pháp thua một cách mau chóng, nhục nhã như vậy. Paul Reynaud từ chức, thống chế Pétain năm đó đã 84 tuổi, đứng ra lập nội các mới, ngày 17-6 xin đình chiến. Nước Pháp bị chia đôi, miền Bắc bị Đức chiếm, miền Nam gọi là “miền tự do” do Pétain làm quốc trưởng, thành lập chính phủ Vichy.
 
Ngay ngày hôm sau 18 tháng 6, tướng De Gaulle ở Londres hô hào dân Pháp tiếp tục cuộc kháng chiến; và lần lần thành lập được “nước Pháp tự do”.
 
ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐẦU CHIẾN TRANH
 
Pháp thua, những người Việt yêu nước mừng lắm và hi vọng lần này có thể gỡ ách của Pháp được. Một nhật báo ở Sài Gòn đăng tin không biết có phải là trào phúng không: ở một tỉnh nọ miền Hậu Giang, một buổi tối, vài ba thanh niên lái xe đạp đi chơi, khi xuống một dốc cầu, một thanh niên bỗng la lớn: “Đức thắng rồi, tụi bay ơi!”' Một tên lính gác cầu bắt lại; thanh niên đó ngạc nhiên hỏi: “Tôi làm gì mà bắt tôi?”
 
- “Tại anh la Đức thắng”
 
- “Thì thắng của tôi đức đây nè.”
 
Tên lính cúi xuống coi cái thắng (cái “phanh” để hãm xe), thấy nó đứt thật, tẽn (mắc cỡ) lính gác cho thanh niên đó đi. Một ít tay sai của Pháp còn quyến luyến với chủ như chú lính đó.
 
Ảnh hướng thứ nhất tới Việt Nam là Nhật, ngay từ ngày 19 tháng 6 đã đưa tối hậu thư cho chính quyền Pháp ở Đông Dương buộc phải đóng cửa biên giới Việt Nam-Trung Hoa, không cho chở xăng và một số dụng cụ bằng đường xe lửa qua Trung Hoa nữa. Lúc đó Nhật đương đánh nhau với Trung Hoa và đã chiếm được gần hết các thành phố lớn ở duyên hải từ Bắc tới Nam Trung Hoa. Tướng Catroux, toàn quyền Đông Dương chịu đóng biên giới nhưng đòi phải có một thỏa hiệp rõ ràng giữa Pháp và Nhật; và trong khi chờ đợi, ông ta vẫn liên lạc với Anh ở Singapour, hi vọng nhận được khí giới của Anh, Mĩ. Chính phủ Vichy cách chức ông, đưa Hải quân Đề đốc Decoux lên thay, và ít bữa sau Pháp kí hoà ước với Nhật.
 
Hai bên thương thuyết với nhau: Nhật chịu nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, mà Pháp chịu cho Nhật được nhiều dễ dàng về quân sự ở Bắc Việt để Nhật giải quyết cho xong chiến tranh với Trung Hoa. Không đợi kết quả cuộc thương thuyết, quân đội Nhật trong đó có một số nhà yêu nước Việt Nam, đánh phá Lạng sơn và một số đồn ở biên giới. Cả hai bên tổn thất nặng (tháng 9-1940). Hiệp ước Pháp Nhật kí rồi, việc đó êm.
Cũng vào khoảng đó, Thái Lan tấn công để đòi lại vài tỉnh: Battambang, Siemreap... Pháp đưa quân lên chống cự. Thái được Nhật ủng hộ, Pháp phải nhượng cho Thái ba tỉnh ở Miên và hai tỉnh ở Lào[1]. Ở Nam Việt đảng Cộng sản nổi lên nhiều nơi như Tam Bình, Vũng Liêm, Xoài Hột... bị Pháp đàn áp tàn nhẫn.
Tháng 7 năm sau (1941) Nhật lại buộc Pháp phải để cho họ dùng một số sân bay, đổ bộ ở Sài Gòn, Cam Ranh. Pháp phải nhượng bộ nữa. Lúc đó tôi nghỉ phép, đi thăm cảnh Nha Trang - Tuy Hòa - Qui Nhơn, vừa về tới nhà ở Khánh Hội thì được lệnh phải dọn đi ở chỗ khác nội trong 48 giờ, vì gần trọn khu bến tàu ở Khánh Hội để cho quân Nhật đóng. Gia đình tôi phải đi ở nhờ một người bà con một hai ngày mới kiếm được một căn phố chật hẹp ở đường Monceau (sau đổi là Huỳnh Tịnh Của)
Ngày 7-12-1941, Nhật thình lình tấn công Pearl Harbour (Trân Châu cảng), ở quần đảo Hawai; Mĩ bị thiệt hại nặng[2]. Ba ngày sau, Nhật lại đánh đắm hai hàng không mẫu hạm lớn nhất của Anh ở ngoài khơi Mã Lai. Tin đó làm cho người Việt nào cũng phấn khởi, ảnh hưởng lớn hơn vụ Nhật thắng hải quân Nga năm 1905 nhiều. Lần này Nhật thắng được hai cường quốc bực nhất Mĩ, Anh; chỉ trong một tháng lần lần chiếm hết các quần đảo lớn nhỏ ở Thái Bình Dương (trừ Úc), Thái Lan, Miến Điện, ngấp nghé cả Ấn Độ nữa. Đông Dương tuy còn thuộc Pháp nhưng đã ở trong tay họ rồi. Chương trình Đại Đông Á của họ đã gần thực hiện được.
Họ đặt nhiều cơ sở ở Việt Nam, nhiều người Việt học tiếng Nhật, làm việc cho họ - hai người anh con bác Ba tôi, Tân Phương và Việt Châu, làm sở Thông tin Domei của họ. Lính họ đi nghênh ngang ngoài đường, lùn tịt mà gươm dài sát đất. Pháp phải cung cấp cho họ đủ thứ: thực phẩm, than đá, xi măng... Và nhân dân thì chịu thiếu đủ thứ, nhất là vải và thuốc men. Năm 1944, một số nông dân ở Rạch Giá phải ở trần, chỉ có mỗi chiếc quần cụt bằng bố tời. Thuốc Tây thì kí ninh cũng thiếu, mà thuốc Bắc thì những vị hoàng cầm, hoàng bá đều là thuốc giả. Giấy báo và giấy viết như tôi đã nói, vừa đen vừa xấu, in sách phải dùng giấy bản làng Bưởi. Miền Nam may mắn có đủ gạo ăn, miền Bắc đầu năm 1945 có hàng triệu người chết đói vì chính sách thu lúa tàn nhẫn của Pháp và Nhật, và vì đường giao thông nghẽn, không chở gạo trong Nam ra cứu đồng bào ngoài đó được.
Năm 1939, một lượng vàng giá khoảng 160 đồng, đầu năm 1945 giá trên 1.000 đồng; đồng bạc bị phá giá gấp 6 lần; đời sống rất khó khăn. Vậy là từ năm 1930 tới năm 1945, trong 15, 16 năm, hết nạn kinh tế khủng hoảng, dân mới dễ thở được độ 5 năm (1935-1939) thì lại bị nạn chiến tranh. Công việc kiến thiết, khai hoang, phát triển công nghiệp, từ 1920 đến 1945 mới bắt đầu thực hiện được trong khoảng 15 năm (từ 1920 đến 1930, từ 1935 đến 1939) đã hai lần bị ngưng trệ, mỗi lần khoảng 5 năm.
NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC – CÁC GIÁO PHÁI Ở NAM
 
Phải thú thực rằng thời đó chúng tôi cũng như hầu hết mọi người, không biết gì về tình hình thế giới cả. Trong nước có lẽ chỉ các tổ chức cách mạng là có máy thâu thanh, còn thường dân nếu có - số này hiếm lắm, cả sở tôi không người nào có - thì cũng phải nộp cho chính quyền Pháp, hoặc cất giấu đi, không dám dùng, thành thử ai cũng chỉ biết những tin tức mà Nhật và Pháp muốn cho biết thôi. Tất nhiên Nhật chỉ loan những tin lợi cho Nhật, Pháp cũng chỉ thông báo những tin của chính phủ Vichy; tất cả những tin đó đều một chiều, thiếu thốn, nếu không sai.
 
Vì vậy chúng tôi không biết Hitler tàn sát hằng triệu dân Do Thái ra sao, Mĩ mạnh ra sao và từ cuối 1942, Đức yếu ra sao.
 
Chúng tôi được nghe nói Nhật rất tàn nhẫn với thuộc địa của họ (Triều Tiên, Mông Cổ, Mãn C - hỏi tôi:
 
- Anh mang sách gì vậy?
 
Tôi đáp:
 
- Sách về nghề đốc công thủy lợi của tôi.
 
- Sách Tây hả?
 
- Phải.
 
- Thời buổi này mà anh còn giữ sách Tây à? Anh đi theo tôi vô Ủy ban xã.
 
Tôi lên bờ theo chị. Ghe phải đậu lại. Chúng tôi đi qua một cánh đồng rộng, tới xóm làng, lại đi một đỗi nữa mới tới trụ sở ủy ban ở trong một Nhà việc. Ủy ban gồm sáu bảy người đương bàn về kế hoạch phục kích quân Pháp ở một dốc cầu. Trông thấy tôi vào, một người chạy ra hỏi:
 
- Ủa. Ông đi đâu đây?
 
Lại gặp may nữa: cũng là một nhân viên cũ sở Thủy lợi.
 
Thầy đó cầm cuốn sách của tôi, đưa viên chủ tịch coi. Tôi được thả. Thầy còn ân cần đưa tôi ra khỏi xóm, bảo tôi:
 
- Ông đừng nên giữ một cái gì có màu xanh, đỏ, trắng của cờ Pháp, người ta cho là ám hiệu liên lạc với địch đấy.
 
Về tới ghe, ai nấy đều mừng. Tối đó ghe đậu ở một xóm bên bờ kinh. Đồng quê hồi đó còn yên ổn, không có trộm cướp. Khoảng bốn giờ chiều hôm sau tôi mới tới một chợ quê cách Tân An độ mươi cây số về phía tây, ghe đậu lại. Chủ ghe, một giáo viên hồi hưu, đãi chúng tôi một bữa cháo vịt rất thân mật. Sáng hôm sau - ngày thứ năm từ khi rời Sài Gòn - chúng tôi lại dắt xe ra đường lộ Tân An - Trung Lương, rồi thuê xe ngựa đi từng chặng tới Mĩ Tho. Quân Pháp mới tới thành phố Long An, chưa tiến xa hơn nữa; nên trên đường xe cộ dập dìu.
 
Khoảng 3 giờ chiều chúng tôi tới Mĩ Tho. Không khí căng thẳng, thành phố rất náo nhiệt. Chúng tôi lại Ủy ban Hành chánh Nam bộ (đã rút về Mĩ Tho từ trước) để trình diện, nhưng ai nấy bận việc tíu tít, không tiếp chúng tôi được. May sao gặp được ông bạn cũ Nguyễn Ngọc Thơ tản cư theo ủy ban. Ông cho tôi hay có tin hôm sau quân Pháp sẽ tới tấn công Mĩ Tho, ủy ban đã ra lệnh đào đường lộ, ngã cây để chặn đường; còn ủy ban thì cũng sắp phải dời đi nơi khác, rồi ông khuyên tôi sáng hôm sau còn chuyến tàu thủy chót về Long Xuyên, đừng bỏ lỡ cơ hội đó.
 
Chúng tôi lại một trường tiểu học, vô một lớp học, sắp đặt hành lí, kê bàn làm chỗ ngã lưng rồi đi nghe diễn thuyết về hôn nhân - diễn giả khuyên thanh niên đợi 25 tuổi hãy kết hôn - lại ăn cơm xã hội của thị xã. Tối trở về trường, tắm xong, ngủ thẳng một giấc tới sáng.
 
Thức dậy, không kịp ăn sáng, chúng tôi ra bến tàu, mua giấy đi Long Xuyên. Khi tàu rời bến, chúng tôi mới nhẹ người.
 
Năm giờ chiều hôm đó tới Long Xuyên. Như vậy từ Sài Gòn đi Long Xuyên mất sáu ngày. Chúng tôi ghé nhà cô Nguyễn Thị Liệp và nhờ người nhà nhắn với bác tôi ở Tân Thạnh (Đốc Vàng) rằng chúng tôi đã tới Long Xuyên.
 
Thị xã Long Xuyên có vẻ buồn hiu. Ủy ban hành chánh đã ra lệnh tiêu thổ kháng chiến: đập phá các công sở, đốt hết các hồ sơ; tư gia thì phải dỡ mái ngói, gở tất cả các cánh cửa, để địch không có chỗ ở. Lệnh chỉ được thi hành một phần thôi: mới có vài cơ sở bị phá, một số nhà dỡ một phần mái; nhưng đồ đạc quí thì đã chở lần lần đi gởi ở trong làng, xa thị xã, những chỗ chắc địch sẽ không tới.
 
Ở Long Xuyên hai ba ngày thì có ghe nhỏ ở Tân Thạnh qua đón chúng tôi. Hồi đó đã gần cuối mùa lụt, nước trong đồng rút mạnh ra Tiền Giang, Hậu Giang; ghe gặp toàn nước ngược, cả giờ chỉ tiến được vài ba cây số. Chiều hôm đó chúng tôi phải nghỉ lại nhà một người quen ở giữa đường Long Xuyên - Mĩ Luông; sáng hôm sau mới đi tiếp. Trên bờ, thấp thoáng trong các vườn xoài, dừa, một đám khoảng vài chục thanh niên vác tầm vông vạt nhọn, đương tập quân sự. Người nào cũng bận bà ba đen, đi chân không, nét mặt hăng hái, vui vẻ. Nghe họ hô “một hai, một hai” và tiếng chân họ nện trên mặt đất, lòng tôi cũng sôi lên.
 
Tới Mĩ Luông, ghe phải đi men bờ, ngược lên gần chợ Thủ rồi mới qua sông. Ngồi ghe lâu quá, tù túng, mấy anh em tôi lên đi bộ cho ghe được nhẹ. Giữa đường từ Mĩ Luông tới chợ Thủ, chúng tôi được biết ba tín đồ Hoà Hảo bị giết ngày 17-10-1945 ở sân vận động Cần Thơ: Nguyễn Xuân Thiếp, hiệu là Việt Châu, người thứ nhì là em trai út Thầy Tư Hòa Hảo, người thứ ba là con trai của Trần Văn Soái, Tổng tư lệnh quân đội Hòa Hảo.
 
Chúng tôi bàng hoàng, lặng lẽ cúi đầu đi, không ai nói một lời. Tôi nhớ lại buổi trưa đó, anh Việt Châu từ biệt tôi đi Cần Thơ để hòa giải, hai bên vui vẻ và tự tin, chắc thành công: mọi sự chia rẽ lúc đó chỉ có lợi cho địch, mà anh tuy theo Thầy Tư nhưng vẫn có cảm tình với Việt Minh thì khó khăn nào mà không giải quyết được. Dè đâu, lần chia tay đó lại là lần vĩnh biệt.
 
VIỆT CHÂU
 
Chỉ vì tin đó mà chuyến về hết vui. Bác trai tôi rầu rầu trách chúng tôi: “Sao ở trên đó lâu vậy? Ở nhà mong mãi”.
 
Cả nhà xúm lại. Chúng tôi kể tin tức Sài Gòn, Long Xuyên, những nỗi khó nhọc khi đi đường đường, mà không dám nhắc tới tin buồn kia.
 
Bác tôi nói trước:
 
- Khi nó hỏi ý bác hâu), chẳng hạn biết ba nhà phải dùng chung một con dao phay (sợ dân thuộc địa dùng dao mà nổi loạn chăng?). Một nhà văn Việt Nam – Nguyễn Vĩ - viết cuốn Kẻ thù là Nhật Bản, nhưng cuốn đó không được phổ biến trong thời chiến tranh, nên nhiều người không được đọc.
 
Mà chúng tôi cũng không hề tính xa: hết chiến tranh, nếu Nhật Bản, Đức mà thắng thì họ có cho dân tộc mình được chút nào hay không, hay chính sách thực dân của họ còn tàn khốc hơn của Anh, Pháp nữa?
 
Chúng tôi chỉ biết mỗi một điều là họ thù địch với Pháp nên mong nhờ họ gỡ cho cái ách của Pháp đã, rồi ra sao thì sau sẽ hay. Tôi không làm chính trị, chỉ có lòng yêu nước, không muốn một nước nào chiếm giang sơn của mình, tước hết chủ quyền của mình, bắt mình làm nô lệ:
 
Nam quốc sơn hà” thì phải Nam tộc cư”.
 
Đó là tâm lí của mọi người Việt Nam, trừ một số Việt gian, bất kì trong giới nào. “Dù bị đô hộ một trăm năm, một ngàn năm, dân Việt Nam vẫn còn tinh thần Việt Nam, vẫn không chịu thừa nhận chính quyền ngoại nhân. Chính quyền ngoại nhân bao giờ cũng chỉ như một miếng da “cấy” vào một cơ thế khác, thế nào rồi cũng bị đẩy ra (...). Cứ xét các ông vua triều Nguyễn được Pháp đưa lên thì biết: ông nào có tư cách cũng chỉ ít thăng là chống lại họ, còn ông nào ngồi lâu được thì dân không thèm biết tới”. (Cụ Phan và lòng dân – Bài đã dẫn).
 
Nước nước nào giúp chúng tôi lật đổ Pháp, đuổi Pháp đi là chúng tôi mang ơn, mặc dầu chúng tôi biết rằng nhờ một thực dân đuổi một thực dân thì không khác gì “tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang”[3] (của trước đuổi con cọp mà cửa sau rước con chó sói vào) như cụ Phan Chu Trinh và các cụ trong Đông Kinh nghĩa thục nói; biết rằng trên thế giới không có một chính phủ nào nhân từ cả, chỉ có cá nhân tốt thôi, mà người nào dù tốt mà làm chính trị thì cũng phải bỏ lòng công bằng, nhân ái đi mà chỉ nghĩ cái lợi cho quốc gia. Khi cái lợi của quốc gia bắt buộc thì họ cũng phải nuốt ngay lời hứa mà phản bạn như Nhật tháng 9 năm 1940 sau khi kí hiệp ước với Pháp, được Pháp nhường cho một chút quyền lợi ở Đông Dương rồi, liền để cho Pháp tàn sát các nhà cách mạng Việt Nam đã nghe lời họ, theo họ đánh phá các đồn ở Lạng Sơn.
 
Chính sách của Nhật lúc đó là cho Pháp tạm nắm chủ quyền ở Đông Dương, miễn Decoux ngoan ngoãn nghe lời, Nhật đòi gì cũng sẵn sàng cung cấp; như vậy Nhật được rảnh tay đối phó với Mĩ, Anh ở Thái Bình Dương. Cho nên khi Pháp thẳng tay đàn áp đảng Cộng sản Đông Dương, họ làm thinh, còn thích là khác nữa.
 
Đối với Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Phục quốc hội của Cường Để, họ cũng không giúp đỡ gì, và cứ hẹn lần, bắt phải chờ thời. Khi thế chiến phát, ở Nam, hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo cũng nổi lên làm chính trị.
 
Mới đầu Cao Đài do Lê Văn Trung, một viên Hội đồng quản hạt thành lập, chỉ hoạt động về tôn giáo, thờ chung Phật, Lão, Khổng, Ki tô, thêm cả Lí Bạch, Victor Hugo nữa, chỉ thiếu Mohamad. Họ dùng cách cầu cơ để truyền bá tín ngưỡng, khéo tổ chức, đặt ra các chức sắc, có lễ phục riêng, xây cất được nhiều thánh thất cùng một kiểu kiến trúc. Thánh thất chính ở Tây Ninh. Sau một viên đốc phủ sứ ở Bến Tre lập một giáo phái riêng, gọi là Cao Đài Bến Tre, nhưng không phát triển bằng Cao Đài Tây Ninh.
 
Năm 1934, Phạm Công Tắc lên thay Lê Văn Trung lúc đó đã chết và hướng về chính trị; tới năm 1939, Cao Đài thành một đảng chính trị mạnh có khoảng nửa triệu tín đồ và mỗi ngày mỗi thân Nhật hơn, ủng hộ Cường Để.
 
Hòa Hảo xuất hiện sau Cao Đài. Mới đầu Huỳnh Phú Sổ cũng chỉ là một ông “đạo” như người ta thường thấy ở miền Tây, nhưng thông minh hơn, có tư cách hơn. Chỉ là một nông dân học hết lớp ba ở trường làng Hòa Hảo (quận Tân Châu - Châu Đốc) mà năm 1939 (21 tuổi ta) bỗng trị bệnh bằng nước lã, lá cây, được nhiều người tin, lại thêm có tài làm thơ lục bát, giọng rất mộc mạc, ý nghĩa không sâu sắc, nhưng làm rất mau. Bài thơ nào cũng có ý răn dời, khuyên hiếu nghĩa, kính Phật; nhiều người xa lại xem, rất phục. Rồi lại làm những bài “Sấm giảng” có giọng chính trị, tiên tri, báo trước rằng sắp “đổi đời” và sẽ có một vị “vương” toàn đức toàn trí ra đời ở miền Thất Sơn làm vua ở Việt Nam, và đưa dân tộc tới vinh quang. Việt Nam sẽ thành một nước văn minh nhất thế giới. Tiếng tăm của ông lần lần lan khắp các tỉnh miền Tây, nơi mà tín đồ nhiều nhất, rồi tới những tỉnh khác ở Nam, có lẽ cũng đông gần bằng tín đồ Cao Đài. Người ta đoán phỏng được 500.000 người theo hẳn, còn số có cảm tình thì tới cả triệu.
 
Giáo phái đó trước 1950 không có tổ chức gì cả (sau năm 1964 mới tổ chức mạnh), không có một “thánh thất” như Cao Đài, ai theo thì cứ tu tại nhà, tụng “giảng” của “Thầy” tức những bài thơ lục bát của Huỳnh Phú Sổ, và có thể căng một tấm vải rộng màu nâu, gọi là “trần điều” gần nóc nhà, trên bàn thờ Phật. Họ theo đạo Phật mà giản dị hóa cách tu, tụng niệm, ăn chay, chú trọng đến đạo làm người, nhất là đcó nên giúp thầy Tư Hòa Hảo không, bác bảo giúp thì giúp, nhưng chỉ nên lãnh công việc xã hội, đừng làm chính trị. Nó không nghe lời bác. Có tin cho hay khi nó tới Cần Thơ, người ta ngờ nó xuống để kích động tín đồ, bắt giam nó liền, không chịu nghe nó phân trần. Rồi tín đồ thấy nó bị bắt lại càng làm dữ, tình hình mỗi ngày thêm găng và kết quả như vậy. Ra pháp trường, nó không một lời nào nhắn gia đình gì cả, ung dung ngâm bốn câu thơ rồi hô: “Việt Nam muôn năm”. Thật là có tinh thần Nguyễn Trung Trực.
 
Việt Châu (Nguyễn Xuân Thiếp) tính tình giống bác tôi, có khí tiết mà mềm mỏng, khéo xử sự, biết lo cho gia đình mà có tài làm thơ, nên bác tôi mến nhất. Anh sanh năm 1918, biết chút ít chữ Pháp, chữ Hán và nhà coi sóc ruộng nương. Năm 1940 hay 41, mới 23 tuổi đã xuất bản tập thơ Lông ngỗng gieo tình (truyện Mị Châu, Trọng Thủy) được một số thi sĩ ở Bắc khen, rồi ít năm sau viết xong một tập thơ nữa trên ngàn câu về Dương Qui Phi, chưa xuất bản. Thỉnh thoảng có thơ văn đăng trên báo; lại giữ phụ trương văn chương một tờ nhật báo ở Sài Gòn, có nhiều bạn thơ ở Bắc, Nam, thường thư từ với Trần Huyền Trân, một thi sĩ theo Việt Minh từ trước 1944.
 
Trong cuốn Thi ca Việt Nam hiện đại (Khai Trí - 1967), Trần Tuấn Kiệt có chép sơ lược tiểu sử và trích ít bài thơ của anh. Thơ anh trôi chảy, bóng bảy, lãng mạn như các nhà thơ trẻ tuổi hồi đó, nhưng cũng có bài tả những cảnh chưa ai tả, như bài Hoa Ô môi mà trong cuốn Thi ca Việt Nam hiện đại đã trích đăng.
 
Mới 28 tuổi đã lìa đời, nếu không sự nghiệp thi văn của anh còn tiến nhiều. Từ 1945 đến 1974, năm nào “tổ đình” - đình thờ gia đình thầy Tư ở làng Hòa Hảo, được tín đồ coi như thánh địa - cũng làm giỗ anh với hai người tử vì đạo với anh.
 
Nhưng có điều là do thời cuộc, thơ anh ngay vợ con anh cũng không giữ được. Anh có hai người con trai, một người theo nghề võ, một người viết báo, nhưng không ai biết làm thơ.
 
TÂN PHƯƠNG
 
Chín năm sau bác tôi lại bị một cái tang nữa. Người con trai lớn tên là Nguyễn Xuân Tăng (bút hiệu là Tân Phương) đẹp trai, nhưng ẻo lả, chết một cách thật vô nghĩa.
 
Bác sĩ rọi phổi bảo là bị bệnh lao. Thời đó (khoảng 1950), Tây y đã có những thuốc rất công hiệu để trị lao: Streptomicine, Rimifon, P.A.S. Anh ấy mới chích một mũi Steptomicine rồi nhất định không chịu chích nữa (có lẽ vì sợ chích) mà tự dối mình là chỉ ho thường thôi chứ không bị lao, rồi uống thuốc Nam, thuốc Bắc, không chịu đi bác sĩ. Bệnh mỗi ngày một nặng, vài ba năm sau, khi toát mồ hôi lạnh, yếu quá rồi, vợ mới vội đưa ngay lên bệnh viện Grall ở Sài Gòn, thì phổi đã bị vi trùng lao đục rỗng, vài ngày sau chết tại bệnh viện. Năm đó anh mới 39 tuổi. Thật uổng một đời thông minh.
 
Giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, làm thông dịch viên cho cơ quan Domei của Nhật. Mới tự xuất bản được một tập nhỏ nhan đề là Vers une dictature đại ý là muốn cho thế giới hết loạn thì phải cho Hội Vạn quốc (Société des Nations) có đủ binh lực và quyền hành để buộc các nước lớn nhỏ trên thế giới phải tuân lệnh. Tập đó ra năm 1938 hay 1939, trước khi thế chiến nổ. Thỉnh thoảng anh có viết chuyện ngắn, làm một bài thơ đăng báo. Anh viết kĩ, văn gọn, có khí, đôi khi bóng bẩy.
 
Tôi còn giữ được truyện ngắn Tình trong bức tường (đăng trên nguyệt san Tiểu thuyết Thứ bảy – số tháng 9 năm 1944) tả mối tình tuyệt vọng của một thanh niên hơi có học, nghèo, làm thợ nề mê con gái một điền chủ, mà không dám ngỏ lời, kín đáo chép tâm sự bỏ vào một cái chai lén giấu trong bức tường của ông điền chủ khi chàng xây tường.
 
Thơ anh cũng đăng trên nguyệt san đó, bài thơ Trương Lương cũng được nhiều người tán thưởng.
 
KHÔNG KHÍ LÀNG TÂN THẠNH
 
Không khí làng Tân Thạnh đã thay đổi nhiều. Trên đường chỉ thấy thanh niên nam nữ đa số là gia đình nông dân. Các hương chức và điền chủ ít ai ra khỏi nhà. Ghe xuồng bớt qua lại, tuyệt nhiên không thấy một chiếc ghe hầu, một chiếc ca nô. Một hai miễu ông Tà bị lật đổ, nhưng chưa hất xuống rạch. Ở đình người ta làm lễ, nhưng rất sơ sài; một hai nhà cách mạng theo phong trào mới tới dự, nhưng bận áo bà ba và không vái. Vài nhà cách mạng khác bỏ làng, theo kháng chiến. Gần cuối năm 1945, vài gia đình ở nơi khác tản cư về đây, trong số đó có gia đình cô giáo Liệp[1] và gia đình một thầy giáo nữa ở Long Xuyên.
 
Chủ tịch Ủy ban Hành chánh xã là một thanh niên học tới trung học, ở bên cạnh nhà bác tôi và có họ hàng với bác gái tôi. Mấy anh em tôi lại trình diện với ông ta và tôi cũng đi canh gác một hai đêm với thanh niên ở bến đò gần nhà.
 
Trong làng ai cũng biết nhau và có họ hàng xa gần với nhau nên ít có sự nghi kị. Chỉ có mỗi một lần vào mùa xuân năm 1946 vài anh bộ đội đóng đâu ở phía Phong Mĩ vào nhà bác tôi đòi khám xem có súng ống không vì họ biết anh Tân Phương làm việc với Nhật. Họ chỉ xét qua loa rồi ra. Sau đó anh ấy lánh quanh niên đánh, té nhào xuống đường. Tôi hơi thương hại.
 
Sau tôi nghe nói một số người Pháp ở miền Tây trốn vào bưng, không bị dân chúng đánh đập, giam giữ, tố cáo; có người còn giúp đỡ lương thực cho họ nữa. Ở Nam này như vậy, mà có lẽ ở Bắc và Trung cũng không khác mấy. Người Việt chúng ta chỉ muốn họ cút đi thôi, họ không chịu đi, để cho người Nhật tống cổ họ thì chúng ta lại thương hại họ. Có người bảo người Việt nào cũng có một ông Phật ở trong lòng, câu ấy đúng.
 
NỘI CÁC TRẦN TRỌNG KIM – NHẬT ĐẦU HÀNG – VIỆT MINH ĐẢO CHÍNH - BẢO ĐẠI THOÁI VỊ
 
Thời cuộc biến chuyển rất mau, không ai ngờ nổi.
 
Chiều tối ngày 9-3, Bảo Đại đi săn về, bị Nhật giữ lại vì họ đương tấn công Pháp, và sáng hôm sau mới thả cho về cung và cho biết Việt Nam đã độc lập rồi. Trước kia ai cũng tưởng Nhật sẽ dùng Cường Để, nhưng Nhật có óc thực tế, không muốn gây nhiều xáo trộn lúc đó, nên dùng Bảo Đại.
 
Bảo Đại liền tuyên bố với thế giới và quốc dân rằng kể từ ngày 11-3, hiệp ước bảo hộ kí với Pháp bị hủy bỏ; Việt Nam lấy lại quyền độc lập và hợp tác với Nhật để xây dựng cho Đại Đông Á được thịnh vượng.
 
Cơ mật viện, đứng đầu là Phạm Quỳnh đồng loạt từ chức.
 
Lúc đó Dương Bá Trạc đã chết vì bệnh ở Singapour, xác được hỏa táng; Trần Trọng Kim đã qua Băng Cốc (Vọng Các), Nhật phái người đưa ông về Huế để gặp Bảo Đại.
 
Trong cuốn Một cơn gió bụi (Vĩnh Sơn - 1969), ông viết:
 
“Từ trước tôi không biết vua Bảo Đại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình như ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư, tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đứng đắn”.
 
Bảo Đại yêu cầu ông lập chính phủ. Ông chỉ muốn yên thân để dưỡng già, từ chối vì bệnh tật, không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, đề nghị nên dùng Ngô Đình Diệm. Nhưng Ngô Đình Diệm từ chối – hay vì do gì không biết - nên Bảo Đại cố nài ông vì nghĩa vụ mà lo việc nước và ngày 17-4 ông đành đứng ra lập nội các gồm toàn các kĩ thuật gia đứng đắn, có tinh thần quốc gia như Trần Đình Nam, Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Hồ Tá Khanh, Vũ Ngọc Các, Trịnh Đình Thảo (Lưu Văn Lang không nhận). Trần Trọng Kim làm thủ tướng.
 
Nội các bắt tay ngay vào việc, sửa soạn một hiến pháp, thay đổi chính sách thuế khóa, lập các đoàn thanh niên tiền phong, đưa tiếng Pháp xuống hàng ngoại ngữ, ân xá các chính trị phạm không phải cộng sản, và tranh đấu để thống nhất ba kì, đòi quyền nội trị về mình... Nhật có lẽ thấy nguy tới nơi nên không làm khó gì nhiều, lần lần trả lại hết.
 
Khó khăn nhất là nạn đói ở Bắc do Pháp (trước kia) và Nhật thu lúa của nhân dân nhiều quá. Có cả triệu người chết đói, cảnh hỗn loạn lan tràn. Lợi dụng tình thế, đảng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo, có tổ chức rất chu mật, có tinh thần hi sinh cao, giỏi tuyên truyền, khéo gợi lòng ái quốc của dân và lôi cuốn được nhiều nông dân, nắm được quyền nhiều làng ở Bắc Việt, nhất là miền thượng du. Ở Trung, Nam đảng đó cũng hoạt động kín đáo và mạnh.
 
Ai cũng biết Nhật cứ lùi hoài, mất hết đảo này tới đảo khác thì thế nào cũng thua. Anh, Mĩ lúc đó khí thế rất hăng, nhưng mọi người - và chính nội các Trần Trọng Kim cũng vậy - hi vọng rằng Nhật cầm cự được mươi tháng, một năm đủ cho mình lập lại được trật tự trong nước, thi hành được một số cải cách, cải thiện kinh tế, lập được một đạo quân phòng vệ. Tóm lại là dựng được một cơ sở cho nền độc lập, rồi khi Nhật thua, đồng minh tới thì mình cũng dễ ăn nói; Đồng minh vẫn tuyên bố cho tự do, không lẽ lại cướp nền độc lập của mình, lúc đó đã thành “sự đã rồi”, mà bắt mình nô lệ trở lại. Mà nếu như vậy chăng nữa thì có một chút khí giới, có một số quân đội đã luyện tập, toàn dân sẽ nổi dậy chống cự, chết thì chết.
 
Ngờ đâu nội các Trần Trọng Kim hoạt động chưa được bốn tháng thì ngày 6 tháng 8, Mĩ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, ba ngày sau thì trái bom thứ nhì xuống Nagasaki, chỉ trong một phút, cả một thành phố thành bình địa, non 100.000 người chết, khoảng 100.000 người bị thương, 200.000 người không có chỗ trú vì trong một vòng tròn bán kính là 15 km không còn một ngôi nhà nào đứng vững.
 
Ngày 15 tháng 8 Nhật phải đầu hàng không điều kiện.
 
Hai ngày sau, Bảo Đại ban chiếu “thiết tha hiệu triệu những nhà ái quốc hữu danh và ẩn danh (...) mau mau ra giúp trẫm để đối phó với thời cuộc”, còn riêng ông ta thì “ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”.
 
Cũng ngày đó (17-8), ở Hà Nội 20.000 người biểu tình trước Nhà hát Tây và các nhà lãnh đạo Việt Minh xuất hiện lần đầu tiên trước quần chúng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới khắp thành phố. Ngày 20 tháng 8, Việt Minh chiếm được hết các cơ quan hành chánh ở Hà Nội. Ngày 21 tháng 8, Tổng hội sinh viên “đại biểu mọi đảng phái, mọi tầng lớp dân chúng” đưa kiến nghị, đánh điện tín yêu cầu Bảo Đại thoái vị để thành lập chính thể cộng hòa. Nội các Trần Trọng Kim tự xét không đương nổi đại sự, tự ý rút lui.
 < bên chợ Thủ sống với vợ con. Còn anh Việt Châu thì không ai nhắc tới cả. Mãi hai năm sau, khi thầy Tư Hòa Hảo đã bị thủ tiêu (lúc này tôi đã qua Long Xuyên rồi), ủy ban xã mới mời bác tôi vô trụ sở, giam mấy ngày để điều tra, rồi thả, vì biết bác tôi từ 1939 không hề ra khỏi làng, không hề biết mặt thầy Tư.
 
Mùa đông năm 1945, một chiếc ghe chở muối từ Bạc Liêu lên bán ở Long Xuyên, ghé Tân Thạnh cho tôi biết: vợ con tôi vẫn bình an ở nhà người em ruột tại Long Điền. Em rể nhà tôi trước làm Xã trưởng làng đó, nay lại làm Chủ tịch ủy ban nhân dân xã. Tôi yên tâm. Tạm sống xa nhau như vậy vì tôi tin chiến tranh sẽ mau kết thúc.
 
Nhưng đợi tới cuối năm, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi. Tết đó thật buồn, chợ Tết lèo tèo, nhà nào cũng cúng qua loa. Không có dưa hấu, quít, mứt. Chỉ gói một nồi bánh tét, mổ thịt một vài con gà.
 
TÔI HỌC ĐÔNG Y
 
Về Tân Thạnh được vài tháng, không có công việc gì làm, để khỏi buồn, tôi xin bác tôi dạy cho tôi đông y.
 
Tôi học bộ Y học toản yếu gồm sáu quyển của Lưu Thánh Tuyền. Tôi đọc rồi bác tôi cắt nghĩa. Thỉnh thoảng có bệnh nhân xa gần lại nhờ bác tôi trị (làm phúc), nhờ vậy tôi có dịp tập coi mạch.
 
Sau chín mười tháng tôi nhận được một số bệnh, biết chút y lí, phân biệt được hàn nhiệt, hư thực trong những trường hợp dễ, sử dụng được một số toa thuốc cơ bản, cổ điển: loại bổ, loại tán (làm cho tà khí tan đi), loại hàn (thuốc mát), loại nhiệt (thuốc nóng), loại công (công phá, như thuốc xổ); thuộc được tính chất độ một trăm vị thuốc thường dùng; biết gia giảm những vị nào cho hợp với bệnh nhân; lại biết nấu thục địa, sao, tẩm một số thuốc.
 
Đọc các sách thuốc khác như bộ của Hải Thượng Lãn Ông, tôi đã hiểu được nhưng chưa thể làm y sĩ được vì thiếu nhiều kinh nghiệm. Sự hiểu biết của tôi chỉ dùng được cho người trong nhà, về những bệnh thông thường.
 
Tôi thấy y lí của phương Đông, sự phân biệt hàn nhiệt, hư thực thật tinh tế và có lợi. Tôi lấy thí dụ bệnh ho do phải cảm hay thời tiết thay đổi, nếu phân biệt được hàn nhiệt, thì chỉ vài thang là hết, trong khi các bác sĩ thử hết thuốc nước này, thuốc hoàn khác mà bệnh không dứt. Mới mười năm trước đây, đọc một số báo Pháp hay Mĩ thấy một bác sĩ chỉ dùng cách này mà trị được một bệnh ho dai dẳng: bảo bệnh nhân vẩy nước trong phòng cho không khí ẩm thấp, mát mẻ; vài ngày sau bệnh nhân hết ho. Trường hợp đó đông y cho là do nhiệt mà ho.
 
Bệnh đi tiêu chảy, đông y phân biệt hàn nhiệt và cách trị khác nhau. Bệnh lị Đông y phân biệt hàn nhiệt, tây y phân biệt dysenterie amibienne và dysenterie bacillaire. Hai cách phân biệt đó có điểm nào giống nhau không?
 
Đông y có một kinh nghiệm lâu dài (trên mấy nghìn năm) và rộng rãi (trên miền Đông Á rộng bằng cả châu Âu không kể Nga) tất có nhiều điều đáng cho tây y tìm hiểu. Ngày nay ai cũng biết công dụng của tử hà sa (nhau), đồng tiện (nước tiểu trẻ em), cam thảo (để trị loét bao tử) mà người Trung Hoa đã tìm ra được hàng ngàn năm trước; phương Tây đương nghiên cứu khoa châm cứu của Trung Hoa và hình như bây giờ đã có bác sĩ nhận rằng thận có nhiều công dụng khác quan trọng ngoài công dụng tiết ra nước tiểu, rằng Đông y có lí khi bảo trẻ em và người già cần bổ thận. Nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu rõ quan niệm khí (khí huyết), quan niệm thận thủy và thận hỏa… của Trung Hoa. Nghiên cứu theo khoa học để tìm hiểu Đông y là việc làm lí thú và có ích cho nhân loại.
 
Tuy nhiên chúng ta phải nhận rằng Đông y chỉ giúp cho Tây y được thôi chứ không thể nào tiến mau như Tây y được. Tây y dùng thuốc hóa học, chế tạo được rất nhiều thuốc mới mà giá lại rẻ; Đông y gần như chuyên dùng thảo mộc, mà trồng thảo mộc đã lâu, lại phải tùy đất, tuỳ thời tiết, phải bào chế, giá thuốc quá đắt, ít người mua nổi.
 
Nhất là phương pháp dạy, nghiên cứu của Đông y cổ lỗ quá, cần phải canh tân.
 
CÁC KHOA HỌC HUYỀN BÍ CỦA TRUNG HOA
 
Trong những năm 1939-1940 tôi đã đọc một hai cuốn Tử vi viết bằng tiếng Việt. Năm 1945 về Tân Thạnh tôi đọc thêm sách Tử bình bằng chữ Hán. Năm 1974 tôi lại được đọc cuốn Bát tự Hà Lạc của Học Năng, một bạn già của tôi quê ở Thanh Trì (Hà Nội) có cả Hán học lẫn Tây học, đã lần hiệu trưởng nhiều trường tiểu học.
 
Tôi đọc chỉ do tò mò muốn biết mấy môn học huyền bí đó của Trung Hoa. Hơn hai chục năm trước, một anh bạn “làm cách mạng” thấy tôi đọc sách tử vi, hỏi tôi:
 
- Tại sao anh lại tin những sách vô lí như vậy?
 
Tôi đáp:
 
- Anh thiếu tính thần khoa học rồi. Phải tìm hiểu một môn học rồi mới phê bình nó được chứ. Ở đời thiếu gì cái vô lí mà có thực. Một người thân ở xa bị tai nạn, đúng lúc đó mình ở nhà bồn chồn, lo lắng cho người đó; hiện tượng cách cảm (télépalhic) đó, lấy logique mà xét thì thấy vô lí, nhưng vẫn có thực. Anh vẫn thường bắt tin tức thế giới trong máy thâu thanh; nửa thế kỉ trước, ai mà không cho như vậy là vô lí, không thể có được.
 
Anh bạn đó làm thinh.
 
Trong cuốn Luyện lí trí (1965) chương VII tôi đã đưa ra vài nhận xét về khoa Tử Vi và Tử bình rồi kết như sau:
 
“Tôi không quả quyết rằng những khoa Tử vi, Tử bình hoàn toàn vô giá trị. Vì tôi đã thấy những trường hợp nó đúng một cách không phải là ngẫu nhiên. Tôi lấy thí dụ một gia đình nọ gồm bốn anh em mà tôi được biết.[2]. Khi mới sanh, mỗi người đều có một lá số tử vi. Số đoán rằng một người con trai sẽ khá nhất, càng đi xa càng khá, một người con trai nữa sẽ chết yểu, một người con gái được nhờ chồng, một người nữa không được nhờ chồng mà được nhờ con. Hiện nay, sau nửa thế kỉ, tôi thấy những điều đó đều đúng mà đúng tới vậy thì không thể cho là ngẫu nhiên được.
 
(...) Tôi lại nghiệm thấy rằng coi qua những số của các bà con, bạn bè cũng có thể đoán ngay được mỗi người vào hạng nào trong xã hội, nghĩa là số tốt hay xấu. Mà những lời đoán đó phần nhiều đúng, đúng về đại cương, đúng một cách tương đối. Và vấn đề nhân sự, hoàn cảnh vấn là quan trọng”. (trang 174-175).
 
Ngày nay (1980) tôi có thể nói thêm: lấy theo Tử vi thì 10 lá số chỉ đúng độ 6, 7 lá; những lá đúng đó, thì mười điều cũng chỉ đúng được 6, 7, càng đoán về tiểu tiết thì càng sai.
 
So sánh ba khoa Tử vi, Tử bình, Hà lạc, tôi thấy:
 
- Tử vi cho con người chịu ảnh hưởng kết tụ của các vì sao (tinh đẩu), mà như vậy mọi việc đã an bài sẵn. Không thể cải được mệnh.
 
Tử vi dùng trên trăm sao và có tới 12 cung: mạng, thiên di, tài bạch, quan lộc. phúc đức, phụ mẫu, phu thê, tử tức, huynh đệ... cho nên đoán được nhiều chi tiết: tính tình mỗi người, sang hèn, giàu nghèo ra sao, cha mẹ, vợ con, anh em, cả bạn bè, bệnh tật, mồ mả tổ tiên, nhà của, ruộng nương..., nhiều chi tiết hơn Tử bình và Hà lạc; có lẽ chính vì vậy mà nhiều người thích khoa đó; nhưng đi vào chi tiết thì dễ đúng mà cũng dễ sai; mà tâm lí chung của mọi người là để ý đến những điều đúng hơn là những điều sai, cho nên khoa đó được nhiều người tin là đúng.
 
Sự thực, theo tôi thì khoa đó không hợp lí vì dùng âm lịch, mà âm lịch có tháng nhuận; gặp người sinh tháng nhuận thì đành phải coi thuộc về tháng trước hay tháng sau, như vậy hai người sinh cách nhau một tháng, người sinh trong tháng 6 chính chẳng hạn, người sinh tháng 6 nhuận, ngày giờ giống nhau thì số y hệt nhau: điều đó không chấp nhận được.
 
Ngoài ra, Tử vi còn nhiều điểm mâu thuẫn, chẳng hạn sao phá quân thuộc thủy, ở cung tí cũng là thủy thì tốt; nhưng tại sao ở cung ngọ là hỏa (thủy khắc hỏa) cũng là tốt? Nhất là ở 4 cung thìn tuất sửu mùi (thổ), thủy bị thổ khắc mà sao cũng vẫn tốt? Lại thêm ở cung hợi (thủy), thủy với thủy mà lại cho là xấu, hãm địa?
 
Không thể nào kể hết những điểm khó hiểu đó được.
 
Lại thêm các sách không nhất trí về cách tính sao hỏa, và 12 sao vòng trường sinh, không biết nên theo cách nào.
 
- Tử bình gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi hết; có 4 can, 4 chi, do đó gọi là bát tự (8 chữ). Không có tháng nhuận, vì dùng dương lịch (tính năm, tháng theo thời tiết) cho nên hợp lí hơn nhiều. Nó dùng luật ngũ hành tương sinh tương khắc và theo qui tắc cứ quân bình là tốt: hễ “hành” nào thiếu thì đi vào vận có hành đó hoặc có một hành sinh ra nó (ví dụ thiếu hỏa, di vận có hỏa hoặc có mộc sinh hỏa) mới tốt. Điều đó cũng hợp lí. Lại thêm nó dùng ít sao, ít có trường hợp sao này tương phản với sao khác, nên đoán ít sai. Nhưng chính vì ít sao, đoán được ít chi tiết, nên nhiều người không thích khoa đó.
 
- Hà lạc gọi là bát tự vì cũng gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi; nhưng khác hẳn tử bình ở chỗ đổi những can chi đó ra số Hà lạc, để lập thành một quẻ kép trong kinh Dịch, quẻ này biến thành một quẻ kép khác nữa, sau cùng cứ theo ý nghĩa của mỗi quẻ, mỗi hào trong kinh Dịch mà đoán vận mạng (mỗi hào âm là 6 năm, mỗi hào dương là 9 năm; còn Tử vi và Tử bình thì mỗi vận là 10 năm).
 
Như vậy Hà lạc chỉ cho ta biết sơ về số mạng (giàu sang hay nghèo hèn, thọ hay yểu) và mỗi hạn 6 hay 9 năm tốt xấu ra sao, chứ không cho ta biết gì về gia cảnh, cha mẹ, vợ con... Sau mỗi hào có lời khuyên nên cư xử ra sao, tiến thoái, hành xử ra sao cho hợp với nghĩa tùy thời trong kinh Dịch.
 
So sánh ba khoa đó, tôi thấy Tử vi thích hợp với đàn bà, họ muốn biết nhiều chi tiết; Tử bình hợp lí, thích hợp với giới trí thức; Hà lạc thích hợp với người học đạo cư xử ở đời.
 
Ba khoa đó phương pháp đều huyền bí, rất khác nhau mà lạ lùng thay, kết quả nhiều khi giống nhau tới 7 phần 10.
 
Thí dụ trường hợp của tôi. Tôi sinh năm Tân Hợi, tháng 11, ngày 20, giờ Dậu (Tây lịch: 8-1-1912), bát tự là năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Quí Mùi, giờ Tân Dậu.
 
Số Tử vi đoán tính tình, khả năng của tôi đúng, về phúc, thọ của tôi cũng đúng, về vợ con cũng đúng nữa; nhưng về cung quan lộc thì đúng một phần thôi, về đại hạn 43-52 tuổi thì sai nhiều.
 
Số Tử bình đoán đại khái cũng đúng gần như Tử vi, tuy ít chi tiết hơn, vàchứ con đường của ai người ấy đi, mà mọi việc anh thường quyết định rồi mới cho tôi hay.
 
Từ khi Nhật đảo chánh, việc sở không có gì, tôi vẫn tiếp tục viết lách, dịch thuật, nhìn xem Nhật hành động ra sao.
 
TỜ TÂN VIỆT NAM
 
Tháng 5 hay 6-1945, ông giám đốc nhà Tín Đức thư xã cho ra tờ tuần báo Tân Việt Nam, mời ông Nguyễn Văn Nho làm chủ bút. Ông Nho thuộc lớp sau Nguyễn Văn Tố, nổi tiếng học giỏi trong tỉnh Bắc Ninh, ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội ra, đã viết ít bài đăng báo Pháp, và lúc đó dạy Việt ngữ ở trường Pétrus Ký, có tiếng hơn giáo sư Phạm Thiều, được giáo giới quí, học sinh trọng.
 
Tờ Tân Việt Nam 16 trang, khổ như tờ Tri Tân[5], có tính cách chính trị (số nào cũng có một bài xã luận lời già giặn của Nguyễn Văn Nho), bán không chạy bằng tờ Thanh niên của Huỳnh Tấn Phát vì hơi đạo mạo, có ít cây viết trẻ, phần văn nghệ kém.
 
Tôi nghĩ nước nhà đã đi vào vận hội mới nên gởi ông Nho vài bài tuỳ bút, tiểu luận đã viết từ trước, ông đăng và mời tôi lại nhà nói chuyện ở đường Boresse[6] (?). Từ cửa bước vào là một phòng hẹp với một bàn viết, mấy cái ghế, cái tủ. Sách vở giấy tờ ngổn ngang trên mặt bàn, dưới chân bàn, thật lộn xộn. Ông Nho khoảng 50 tuổi, lúc đó có lẽ đã bắt đầu bệnh cùi, mặt có vết đỏ hơi sần sùi, nhất là ở tai. Ông thông minh, hoạt bát, cởi mở, hiểu đời và nhiều nhiệt tâm. Tôi nhớ ông viết một bài về việc cứu đói ở Bắc Việt, đại ý bảo những kẻ yếu quá rồi thì đành hy sinh họ đi, chỉ cứu những người còn còn có sức một chút, vì không thể nào cứu hết được mà nếu chia đều cho mỗi người thì rốt cuộc chẳng cứu được ai cả. Tôi phục ông có óc làm chính trị.
 
Một hôm, ông ngỏ ý muốn giao nhiệm vụ chủ bút cho tôi vì ông mắc nhiều công chuyện chính trị. Tôi còn suy nghĩ chưa kịp trả lời thì báo đình bản. Trước sau tôi đăng được 4-5 bài[7]. Đó là lần đầu tiên tôi ra mắt độc giả.
 
NGÀY 2 THÁNG 9 NĂM 1945 Ở SÀI GÒN – PHÁP TRỞ LẠI SÀI GÒN
 
Nhật đầu hàng rồi, Đồng minh để cho Anh giải giới Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vô (dưới Tourane một chút), Trung Hoa giải giới từ vĩ tuyến đó trở ra, như vậy là Mĩ, Nga, hai cường quốc lớn nhất không có ý muốn cho Pháp trở lại Việt Nam, nhưng De Gaulle vẫn muốn bám lấy cái thuộc địa cũ. Ngày 24-3-45 sẽ cắt Việt Nam làm ba nước: Bắc, Trung, Nam; hợp với Lào, Miên thành một liên hiệp Đông Dương mà người cầm đầu là một viên toàn quyền Pháp, ở dưới có một số bộ trưởng Pháp và bản xứ. Liên hiệp đó có một quốc hội cũng gồm Pháp và bản xứ; quốc hội chỉ có quyền bàn ngân sách và góp ý kiến về các đạo luật. Nghĩa là chưa được tự trị chứ đừng nói là độc lập; vẫn là chế độ cũ “cải thiện” được một chút xíu.
 
Cuối tháng 8, Pháp cho Sainteny nhảy dù xuống Bắc Việt, Cédile xuống Nam Việt; Cédile bị dân chúng bắt giam. Sau được thả, nhờ Nhật can thiệp.
 
Ngày 2-9 làm lễ tuyên ngôn độc lập, có một cuộc biểu tình rất lớn từ 2 giờ trưa ở Sài Gòn, sau nhà thờ Đức Bà, gồm 200.000 người, có đủ các đảng phái tham dự. Sự tổ chức kĩ lưỡng, mới đầu rất có trật tự, sau có vài phát súng ở gần nhà thờ bắn vào đám biểu tình, không trúng ai. Thanh niên Tiền phong túa ra lục xét những nhà tình nghi. Từ đó đoàn biểu tình hoá hỗn độn, mặc dù vẫn tiếp tục được một đoạn đường nữa rồi mới giải tán. Một ông bạn tôi sợ quá, run lẩy bẩy, tôi phải dìu ông về nhà. Nghe nói hôm đó có mấy người Pháp bị bắt hay giết. Vậy là kiều dân Pháp gây hấn trước.
 
Ngày 6 tháng 9, tướng Anh Gracey tới Sài Gòn để giải giới quân Nhật. Pháp mới nhờ Mĩ, Anh mà ngóc đầu lên khỏi gót sắt của Đức thì De Gaulle đã cho một trung đội quân viễn chinh núp sau lưng quân Anh để đổ bộ lên Sài Gòn, mưu tính giày xéo non sông ta. Gracey thả hết các tù binh Pháp (và Anh, Hòa Lan, Úc) ra. Cờ Tam tài lại hiện trên nóc Dinh Toàn quyền cũ.
 
Ngày 10 tháng 9, Trần Văn Giàu thấy tình hình khó khăn, lập một Ủy ban chấp hành gồm nhiều đảng phái: Cao Đài, Hòa Hảo, Đệ tứ Quốc tế v.v... Chủ tịch là Phạm Văn Bạch.
 
Cédile muốn hòa đàm, đưa ra đề nghị đúng như lời tuyên bố 24-3 của De Gaulle. Đại diện phái đoàn mình mỉm cười: “Hiện thời chúng tôi đã có nhiều hơn vậy rồi”.
 
Ngày 17 tháng 9, tờ Dân Chúng đăng lệnh tổng đình công của Ủy ban chấp hành để bao vây kinh tế Sài Gòn, lại dọa đốt Sài Gòn nữa.
 
Đêm 22 rạng 23 tháng 9, quân đội Pháp chiếm lại các công sở; thường dân Pháp thấy dễ dàng quá, càng khiêu khích thêm. Người mình phản ứng lại mạnh. Hằng trăm người, tối 24 tháng 9 bao vây khu Hérault của Pháp kiều ở Tân Định, giết 150 người Pháp, bắt đi 300 người khác, theo Philippe Devillers trong Histoire du Việt Nam de 1940 à 1952.
 
Hai bên giao tranh một trận nhỏ, ngừng rồi lại đánh nữa. Không khí Sài Gòn thật khó thở. Khu tôi ở, nhà nào cũng đóng cửa và cũng có một cây tầm vông vạt nhọn. Pháp kiều, Ấn kiều không dám ló mặt ra.
 
Chúng tôi phải tích trữ gạo, một ít mè, hột vịt muối; rau cũng thiếu, phải đi nhổ rau càng cua ở bất kì chỗ nào: chân tường, lề đường, trên ống máng. Một vài người mạo hiểm ra ngoại ô mua được ít thịt, rau.
 
TÔI TỰ HỌC TIẾNG ANH
 
Trong thời gian non hai mươi ngày nằm nhà, để qua thì giờ, tôi nhờ anh Tân Phương chỉ cho tôi học tiếng Anh trong cuốn L’Anglais en 100 leçons (tôi không nhớ tên tác giả) mà tôi đã mua từ 1931, đã bắt đầu học được ít bài, rồi sau đó bỏ vì đậu vào trường Công chánh.
 
Loại sách đó thời tiền chiến rất thịnh hành, giúp những người tự học muốn thi Tú tài Pháp. Mỗi bài có độ ba chục từ mới, có chỉ cách đọc, sau mỗi bài học có một bài tập ngắn: dịch Anh ra Pháp hoặc ngược lại; cuối sách có bài Corrigé (sửa lại) của người làm sách, để người học coi mà tự sửa lấy bài của mình. Học như vậy chỉ ba bốn tháng có thể viết được ít câu tiếng Anh thông thường, ngắn, đọc được những loại dễ (loại cho trẻ em), nhưng nói thì người Anh không hiểu vì sai giọng; mà nghe người Anh nói mình cũng không hiểu. Vì vậy tôi chỉ nhờ anh Tân Phương chỉ cho tôi các đọc cho đúng giọng thôi.
 
Ngày nay phương pháp học đó đã lỗi thời. Học ngoại ngữ cốt nhất là nói được, cho nên ở Âu, Mĩ, người ta dùng phương pháp thính thị (audio-visuelle), chỉ sáu tháng là tạm nghe được, nói được, viết được một ngoại ngữ.
 
Trong đời tôi, đã hai lần rồi (1934 và 1945), hễ phải ở không trong một thời lâu thì tôi học ngoại ngữ. Cách đó là cách tốt nhất mà cũng ích lợi nhất để khỏi buồn. Và lần nào tôi học cũng chỉ cốt đọc được sách, không cần nói. Những môn tôi tự học để tiêu khiển đó, sau này giúp cho tôi rất nhiều trong việc viết sách. Một người nào đó đã nói: “Ai cũng biết sự ích lợi của những cái hữu ích mà không biết sự ích lợi của những cái vô ích”. Lời đó nhiều khi đúng.
 
GẶP HUỲNH PHÚ SỔ VÀ CỤ VÕ HOÀNH
 
Một hôm tôi nói với Việt Châu: “Hòa Hảo có một lực lượng khá lớn, nhưng thiếu tổ chức, thiếu chương trình hoạt động”. Chắc anh kể lại chuyện đó với thầy Tư Hoà Hảo, và ít ngày sau bảo tôi: “Chú có muốn gặp thầy Tư xem con người đó ra sao không? Nếu muốn thì hôm nào tôi dắt chú lại”. Tôi đáp: “Đi thì đi, cho biết”.
 
Và một buổi chiều, tôi theo Việt Châu lại chỗ thầy Tư ở, tại đường Michel[8]. Một biệt thự lầu mát mẻ, rộng rãi, có vườn. Tôi không nhớ có người gác không, nếu có thì cũng kín đáo. Chúng tôi đi thẳng vào phòng ngoài. Thầy Tư ngồi trên một cái sập giữa phòng, chúng tôi ngồi ghế, bên cái bàn kê ngay phía trước.
 
Rõ ràng là một thư sinh (lần đi thăm này trước khi Việt Châu đi Huế) trắng trẻo, mảnh khảnh, yếu đuối, xanh xao (Thầy bị di tinh, không sao trị được). Nét mặt đều đặn, cử chỉ, ngôn ngữ nhã nhặn. Nét đặc biệt nhất là cổ nhỏ, cao “ba ngấn”, với mớ tóc đen, mượt, lật ngược, xõa xuống vai.
 
Thầy bình tĩnh, ôn tồn hỏi tôi vài câu xã giao, cho tôi biết tình hình thời cuộc rồi bảo Việt Châu đưa tôi lên lầu, coi phòng người bắt tin ngoại quốc bằng máy một thu thanh. Tôi thấy trong nhà chỉ có vài đệ tử âm thầm đi đi lại lại để thầy sai bảo vặt. Thật tĩnh mịch.
 
Khi ra về, Việt Châu hỏi cảm tưởng của tôi, tôi đáp, cứ thực mà đáp: “Thành thực, nhã nhặn, hiền lành; không thấy được nhờ đâu mà thầy lôi cuốn, cảm hóa được quần chúng mạnh như anh và rất nhiều người nói. Biệt thự có vẻ của một cư sĩ, chứ không phải là trụ sở của một đảng cách mạng... Tôi thấy tướng thầy có vẻ yểu”.
 
Khoảng giữa tháng 9 hay đầu tháng 10, một hôm giữa trưa, Việt Châu về bảo tôi: “Tôi phải đi gấp bây giờ. Ở Cần Thơ có vụ lộn xộn giữa tín đồ Hòa Hảo và Việt Minh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã bắt vài người trong đạo. Thầy Tư phái tôi xuống dưới đó dàn xếp”.
 
Tôi cho không là có gì quan trọng mà anh ấy đi thì tất dàn xếp xong vì được thầy Tư tin, tín đồ trọng, lại quen vài người Việt Minh (tháng trước anh đã ra Huế, gặp Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận; bạn thi sĩ của anh có vài người theo Việt Minh từ lâu như Trần Huyền Trân, Thâm Tâm ở Hà Nội), mà anh khéo ăn khéo nói, bình tĩnh nữa.
 
Anh hẹn ba bốn ngày thì về. Bốn năm ngày sau vẫn chưa về. Rồi một hôm tôi hay tin đương đêm có người đến bao vây chỗ ở của thầy Tư Hòa Hảo, thầy leo tường trốn thoát. Tôi nghĩ bụng vụ Cần Thơ không êm rồi, Việt Châu không biết ra sao đây.
 
Cũng vào khoảng đó, một buổi sáng đi lang thang ở khu Nguyễn Du hay Duy Tân ngày nay, tôi thấy cụ Võ Hoành ở trong một biệt thự bước ra, có mấy thanh niên đi hai bên hộ vệ. Cụ có vẻ đã yếu nhiều, không quắc thước như hồi Việt Châu và tôi lại thăm ở Sa Đéc khoảng mười năm trước (việc này tôi đã chép trong phụ lục III cuốn Đông Kinh nghĩa thục, in lần thứ ba). Tôi bùi ngùi: chí hướng của cụ và các đồng chí non bốn chục năm trước bây giờ mới đạt, nhưng cụ Huấn Quyền đã mất ở Bến Tre, cụ Dương Bá Trạc cũng đã mất ở Singapour, di hài hỏa thiêu đem về Sài Gòn làm lễ truy điệu ở vườn Tao Đàn, do Cao Đài tổ chức mấy tuần trước, chỉ còn ct từ hồi đó. Trong xóm không có người nào bị thương, nhưng vài nhà bị mấy chục viên đạn vào nóc, vách.
 
Máy bay tới bắn phá được ít lâu thì quân Pháp và “partisan” (lính Việt đánh thuê) tới đóng đồn ở làng Tân Phú và làng Tân Thạnh, hai đồn cách nhau độ ba cây số. Mỗi đồn có một hạ sĩ quan Pháp và dăm ba lính Việt. Mới tới chúng hiếp dâm một chị nông dân rồi bắn chết, vất thây xuống sông. Chúng vào khám xét một số nhà, bắt gà, vịt…
 
Tới mùa nước lên, cả miền đó như mặt biển, nước mấp mé tới sàn, đường sá đều ngập hết, đi đâu người ta cũng phải dùng xuồng. Vậy mà tên Pháp coi đồn cũng chịu khó lội nước theo bờ rạch từ đồn nọ đến đồn kia để xét giấy tờ của các chủ nhà. Coi vẻ nó uể oải, một nhọc lắm, còn tên lính Việt đi theo thì như thường. Cuối mùa nước chúng rút đi đâu không biết, đồn bỏ hoang.
 
Một đêm, hồi chưa có đồn Pháp, ba bốn tên cầm đuốc vào nhà bác tôi, đập cửa bảo để xét nhà. Bác tôi không ngờ là cướp, mở của; chúng trói bác tôi bắt ngồi một chỗ, rồi đi lục một lát, sau thấy chiếc va li của tôi, chúng xách đi; ngoài ra không lấy gì khác. Trong va li đó chỉ có ít thước vải, vài cuốn sách và bản thảo. Cũng may tiền tôi không cất trong đó. Tôi không tiếc vải, chỉ tiếc hai bản thảo về cải tổ giáo dục và về Đồng Tháp Mười.
 
Chủ ý bọn đó không phải là để cướp nhà bác tôi mà để bắt cóc một ông Hội đồng, con ông phủ Nghĩa ở Tân Phú, có tiếng là giàu nhất trong quận. Từ mấy hôm trước ông ta đã bỏ nhà, lại trốn trong nhà bác tôi, suốt ngày không ra khỏi phòng riêng vậy mà chúng cũng hay được. Đêm đó ông ta ngủ ở nhà sau, thấy động ở nhà trước, nhanh chân nhảy ngay xuống dưới sàn núp, bọn cướp không thấy. May cho ông ta mà rủi cho bác tôi - bị thương nhẹ vì chúng hành hung - và cho tôi. Bản thảo Đồng Tháp Mười trả về cho Đồng Tháp Mười và chắc chúng dùng để vấn thuốc.

[1] Tôi không biết trước hay sau khi tản cư về làng Tân Thạnh, gia đình cô Liệp còn tản cư vô làng Vĩnh Trạch, quận Núi Sập (nay là huyện Thoại Sơn), ở nhà một ông họ Cao, cách chợ Long Xuyên khoảng 12 cây số. (Goldfish).
[2] Chính là tôi và ba em tôi (chú thích năm 1980)
[3] Nghĩ vậy cho nên theo Tử vi thì vận năm 1953-1963 của tôi rất xấu, vậy mà năm 1953 tôi vẫn đổi nghề, không dạy học nữa mà chuyên viết văn, xuất bản (coi ở sau) và từ đó tôi phát đạt.