Thạch Phá Thiên trong lòng vẫn thắc mắc về những vấn đề: -Tại sao Hoa Vạn Tử lại bị Trần Hương chủ bắt giam vào nhà lao? Vì lẽ gì nàng toan giết mình? Chàng chờ Thị Kiếm trở vào để hỏi ả thì chợt nghe người gác cửa ngoài lên tiếng: -Bối tiên sinh đã đến. Thạch Phá Thiên trong dạ mừng thầm, vội đi ra nhà sảnh đường. Vừa thấy Bối Hải Thạch chàng đã nói ngay: -Bối tiên Sinh! Vừa xảy ra một việc rất kỳ lạ. Rồi chàng đem vụ gặp Hoa Vạn Tử ra kể lại một lượt. Bối Hải Thạch nghe đoạn gật đầu. Y không bày tỏ ý kiến gì về vụ Hoa Vạn Tử, trịnh trọng nói ngay: -Trần Hương chủ ở Sư oai đường trước nay với bang chúa hết lòng kính cẩn, một dạ trung thành. Y lại là người có công lớn với bản bang. Xin Bang chúa rộng lượng tha mạng cho Y. Thạch Phá Thiên lấy làm kỳ hỏi: -Tha mạng cho y ư? Y làm sao lại tha mạng?. Y là người tốt lắm mà! Bối tiên Sinh! Nếu y có mắc bịnh gì thì tiên sinh cứu chữa cho y nhé! Bối Hải Thạch cả mừng xá dài nói: -Ða tạ Bang chúa có dạ khoan hồng. Y nghĩ bụng: -Bang chúa nổi tiếng là người khắc nghiệt, ít khi thi ân cho người. Y đã xử tử ai thì chẳng mấy khi lại ân xá cho người đó. Bữa nay y chịu phá lề luật tha Trần Xung Chi đủ chứng tỏ y rất nể mặt mình. Bối Hải Thạch tạ ơn xong lật đật rút lui. Nguyên Trần Xung Chi cùng Hoa Vạn Tử chia tay nhau rồi liền đến tìm Bối Hải Thạch. Nhờ y năn nỉ Thạch Bang chúa tha mạng cho mình cùng là xin thuốc giải độc. Bối Hải Thạch đã có môn " Vạn linh giải độc đan" có thể tiêu trừ được bách độc. Y chỉ cần Bang chúa gật đầu một cái thì việc giải độc dễ như trở bàn tay. Y vẫn lo lắng Thạch bang chúa không phải là người dễ dàng khoan thứ cho ai. Không ngờ bữa nay, y vừa mở miêng xin đã được bang chúa tha mạng cho Trần Xung Chi. Y rất lấy làm sung sướng vì đã cứu được bạn hữu lại được một phần thực lực cho bản bang để đối phó với nhưng hoạ hoạch sắp xảy ra. Bối Hải Thạch đi rồi. Thạch Phá Thiên liền đem những chuyện nghi ngờ hỏi Thị Kiếm. Bây giờ mới biết chỗ này thuộc Dương Châu, một địa điểm giao thông rất khẩn yếu cho hai miền Nam, Bắc, Sào huyệt An Lạc là nơi đăt tổng đà bang Trương Lạc và Thạch Phá Thiên là Bang Chúa. Bang Trường Lạc nội bộ chia làm ba đường, bên ngoài chia làm năm đường để thống suất bang chúng các nơi. Trong bang Trường Lạc có rất nhiều là tay cao thủ, Những năm gần đây bang này thanh thế rất lớn. Những nhân vật bản lãnh cao thâm như Bối Hải Thạch qui đầu rất đông. Như vậy đủ tỏ bang Trường Lạc có một thực lực khá hùng hậu, những bang phái tầm thường không thể bì kịp. Thị Kiếm là một ả nha hoàn nhỏ tuổi chỉ biết đại khái như vậy, còn những việc lớn mà bang Trường Lạc đã hành động tren chốn giang hồ cùng bang này kết thân hặc thù hằn với những môn phái nào thì ả không thể biết được. Thạch Phá Thiên nghe Thị Kiếm nói về tình hình bang Trường Lạc, chàng chỉ hiểu được sơ qua mà thôi. Tuy chàng là người thông minh, nhưng chưa am hiểu thế sự. Những chi tiết liên quan đến mọi việc chàng không có cách nào thấu triệt để bao quát được tình thế bang này. Chàng trầm ngâm một lúc rồi nói: -Thị Kiếm tỷ nương! Các vị nhận lầm ta rồi. Không phải là ta mơ ngủ đâu. Sự thực thì nhất định người khác mới phải là Bang chúa. Còn ta đây chẳng qua là một gã thiếu niên ở chốn sơn lâm chứ không hiểu gì là bang chúa hết. Thị Kiếm không tin cười đáp: -Kể ra thiên hạ cũng có lắm người tướng mạo giống nhau. Nhưng tiếng gọi là giống nhau nhưng cũng chỉ hao hao chứ chẳng thể nào giống hết thảy như trình độ này được. Ả chợt nhớ ra điều gì hỏi tiếp: -Thiếu gia! Gần đây thiếu gia luyện môn gì đó, nô tỳ e rằng bộ óc thiếu gia đã bị chấn động quá nhiều. Nô tỳ không nói chuyện với thiếu gia nữa để thiếu gia nghỉ ngơi nhiều cho tâm thần thoải mái, rồi dần dần thiếu gia sẽ nhớ lại được hết. Thạch Phá Thiên vội nói: -Không! Không được! Trong lòng ta còn nhiều mối nghi ngờ cần phải hỏi tỳ nương. Thị Kiếm tỷ nương! Tại sao tỷ nương lại thích làm nha hoàn. Thị Kiếm vành mắt đỏ hoe đáp: -Làm gì có chuyện thích làm nha hoàn. Từ thuở nhỏ nô tỳ đã mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. Có người đem nô tỳ về nuôi rồi đưa đến bán cho bang Trường Lạc. Ðậu tổng quản để nô tỳ hầu hạ thiếu gia, dĩ nhiên là nô tỳ phải tuân mệnh. Thạch Phá Thiên nói: -Nếu thế thì không phải tỷ nương muốn làm nha hoàn. Vậy tỷ nương cứ việc đi đi, ta không cần người phục dịch. Bất luận chuyện gì ta cũng tự làm lấy được hết. Thị Kiếm vội nói: -Hiện thời nô tỳ không còn một người thân thuộc nào nữa. Vậy thiếu gia bảo nô tỳ đi đâu, về đâu bây giờ? Ðậu tổng quản mà biết ra thiếu gia không muốn cho nô tỳ hầu hạ nữa thì y nhất định sẽ trách phạt nô tỳ không chịu hết lòng thị phụng. Nô tỳ sẽ bị nhừ đòn đến chết mất. Thạch Phá Thiên nói: -Ðừng lo! Ta sẽ bảo Ðậu tổng quản không đánh mắng tỷ nương là xong. Thị Kiếm lắc đầu nói: -Thiếu gia chưa khỏi bệnh hẳn, nô tỳ không thể bỏ đây mà đi được. Hơn nữa nếu th/div>-Úi chao! Chàng còn đang ngơ ngẩn tiếc là mình đã làm hư pho tượng đất thì bỗng ngó thấy lần gỗ đen nhánh bên trong lộ ra. Tính tinh nghịch lại nổi lên, chàng bóp nát hết những lớp phấn bọc ngoài để trơ tượng gỗ bên trong. Tượng gỗ cũng lỏa lồ thần thể. Mình tượng gỗ này đen bóng như chùi dầu, và chỉ vẻ toàn những đường chỉ đen, chứ không ghi những vị trí các huyệt đạo như ở lớp phấn bên ngoài. Tướng mạo gỗ khác hẳn với tượng đất lúc trước. Chàng thiếu niên thấy những tượng gỗ điêu khắc rất tinh xảo, linh động như người thật. Hình tượng gỗ này hai tay ôm bụng toét miệng ra mà cười, trông rất hoạt kê. Chàng thiếu niên nhìn ngắm một cách thích thú. Hiện nay tuy chàng đã gần hai chục tuổi mà tính trẻ nít hãy còn. Trước kia những hình nhân này ngoài tô một lớp phấn dầy có vẻ đủ các đường kinh mạch và huyệt đạo. May mấy năm nay ngày nào chàng cũng coi đến để tập luyện, thành ra đã thuộc lòng hết. Chàng thiếu niên bóc hết lớp phần ngoài một pho tượng thấy hình thù bên trong hay hay, chàng liền bóc đến những pho khác thì quả nhiên trong mỗi pho đều lòi ra một hình nhân bằng gỗ vẻ mặt không giống nhau. Mặt tượng này cười cợt hả hê, mặt tượng kia khóc mếu nhăn nhó. Có hình lại vẻ mặt hầm hầm ra chiều giận dữ, có hình lầm lỳ trầm ngâm, cặp mắt đăm chiêu. Ngoài ra những đường kinh mạch trên tượng gỗ tuy tương tự như ở ngoài lớp phấn song về cách vận công lại theo những đường lối khác hẳn. Chàng thiếu niên nghĩ bụng: -Những tượng gỗ này cũng hay đây. Ta thử chiếu theo những đường vẽ trên mình tượng để luyện công coi. Nhưng biết luyện theo tượng hình nào trước bây giờ? Chàng cầm lấy một pho coi mặt rồi lẩm bẩm: -Cái mặt này khóc mếu khó coi lắm, không chơi. Mình luyện tập rồi lại giống ông ta thì chỉ ngồi mà khóc thì chán chết. Chàng cầm lấy pho tượng đang toét miệng cười lên coi nhưng chàng cho là bộ mặt này cũng chớt nhả không hay rồi đặt xuống. Sau chàng lựa lấy một pho tượng nét mặt hòa nhã vui tươi, nhưng có vẻ đứng đắn rồi bụng bảo dạ: -Ông này được đây! Ta dùng để luyện công. Chàng thiếu niên liền ngồi xếp bằng đặt pho tượng gỗ vui tươi ở trước mặt. Chàng khẽ vận chân khí trong huyệt Ðan điền thì thấy một luông khí ấm áp từ từ đưa lên. Chàng điều động cho chân khí theo những đường vẽ trên tượng gỗ đi thông vào các huyệt đạo. Nguyên trên tượng gỗ này vẽ tượng hình về môn 'La hán phục ma thần công' của một vị thần tăng phái Thiếu Lâm sáng lập ra. Môn thần công này là để luyện sau khi nội công Phật gia đã tập thành rồi. Mỗi một pho tượng gỗ là một vị La Hán. Môn La Hán phục ma thần công này thật là vi diệu vô cùng, không phải người thường ai cũng luyện được. Bước đầu là phải có công phu thâm hậu để trấn áp tâm thần về nguyên vị. Nguyên một điểm này hàng vạn người chưa chắc đã tìm thấy một. Muốn luyện 'La hán phục ma thần công' phải bỏ hết tạp niệm thì công cuộc tu luyện mới có công hiệu. Những người tư chất ngu độn thì lại không đủ sáng suốt để thông tỏ những biến hóa thiên hình vạn trạng của môn tuyệt kỹ này. Vậy cần phải một người thông minh, nhưng chất phác bình tỉnh. Cái khó lựa được người trúng cách là ở chỗ đó.