Đại Tướng Quốc Tự ở Biện Lương vang danh không những vì quy mô đồ sộ củangôi chùa mà còn do lịch sử hiển hách của nó.Ngôi chùa này vào thời Đường có tên là Tướng Quốc Tự, đến thời Tống đượcTống Thái Tổ ban hiệu là Đại Tướng Quốc Tự.Tương truyền rằng mỗi lần sứ nước ngoài vào kinh đều có lệ, trước hết đến thamchầu Thiên Tử, sau vào tham bái Tướng Quốc Tự, vì thế qua các triều vẫn được coi làchốn rất tôn nghiêm.Trước chùa dựng hai tấm bia đề lớn phía đông đề bốn chữ Trung Bang Phú Địa,phía tây đề Lương Uyển Hương Lâm.Vào thời cực thịnh, chùa có tới hơi ba ngàn tăng nhân, đủ biết Đại Tướng QuốcTự có quy mô to lớn biết dường nào.Đại Tướng Quốc Tự được sánh với Thiên Kiều ở Bắc Đình, Khai Nguyên Tự ởTrường An và Phu Tử Miếu ở Kim Lăng về quy mô, danh tiếng và kiến trúc.Bởi thế nơi đây đêm ngày đều nườm nượp khách vãng lai, từ đó cũng tụ hội vềđây đủ hạng người làm đủ các nghề sinh sống, từ người buôn bán đến khách điếm, tửulâu, từ hành khất đến gái lầu xanh, từ ca kỹ đến người kể chuyện rong mà vào giaođoạn này rất thịnh hành được gọi là thuyết thoại nhân.Do đó mà quanh khu vực Đại Tướng Quốc Tự tiếng đàn ca xướng hát, tiếng ồn àocủa thực khách vang lên thâu đêm suốt sáng.Đây cũng là nơi tụ tập của đủ mọi hạng người, và không ít nhân vật võ lâm.Bên tả Đại Tướng Quốc Tự có một dãy lều liên tiếp nhau.Nơi đây khách vãng lai có thể dừng chân nghỉ ngơi đôi chút, hoặc nhấp vàingụm trà, hoặc nghe xướng ca, hoặc nhâm nhi ly rượu, hoặc nghe kể chuyện…Hầu như tất cả du khách đến Biện Lương đều chú ý đến ngôi lều đầu tiên trongdãy lều, bởi vì ở đó thường rất đông người tụ tập.Những người mới đến lần đầu thì không kể, còn dân bổn địa hoặc viễn kháchtừng qua Khai Phong Thành vài lần gần như đều biết đó là gian lều của một vị thoạithuyết nhân nổi tiếng người họ Trương được mệnh danh là Thiết Phiến Xảo Khách.Gọi là Thiết Phiến Xảo Khách vì tài hùng biện của vị thuyết thoại nhân họ Trươngnày.Lời ông ta thao thao bất tuyệt, cho dù có nói Lưu Bang tái thế, Gia Cát hiện hìnhngười ta không thể không tin.Đương nhiên danh hiệu chỉ là nói đến chuyện nghề nghiệp làm ăn, khi kểchuyện cho thiên hạ nghe thì chuyện Tam Hoàng Ngũ Đế, Triệu Khuôn Dận, Trần Kiềubinh biến đều thuộc vanh vách, dội vào tai thính giả như mây trôi nước chảy.Thế nhưng đến khi mất hứng hoặc sinh hoạt thường ngày thì lại khác hẳn có khisuốt ngày trầm mặc không nói nửa câu.Cho dù vậy những khách nhân đã tới đây có thể không ăn, không uống, khôngngủ nhưng không thể không nghe Thiết Phiến Xảo Khách kể chuyện cho đến đầu đếncuối.Tuy nói rằng đây là thời gian thịnh hành của thuyết thoại nhân nhưng nếu khôngcó bản lĩnh thực sự, không đủ học vấn, không đủ kinh nghiệm và kiến thức sinh hoạtthường ngày, nhất là thiếu tài hùng biện cũng khó mà kiếm sống vì khách nhân sẽ tìmđến nghe những người kể chuyện cuốn hút hơn.Bởi vậy thuyết thoại nhân tài ba phải biết đủ chuyện, trước Tam Hoàng sau NgụĐế, chuyện bí mật hoặc công khai, chuyện giang hồ võ lâm hoặc chuyện đời thường,kiến thức phải thật sự uyên bác.Thiết Phiến Xảo Khách xứng đáng là người thông kim bát cổ như thế, cho nênngười ở Khai Phong Thành đều muốn đến gian lều chờ nghe kể chuyện.Tuy vậy ngoài tài ba của thuyết thoại nhân, còn một nguyên nhân khác khiếnthính giả đông hơn đó là ngoài vị Trương tiên sinh, trong lều còn có một vị cô nươngchuyên việc bưng trà rót nước kiêm luôn thu tiền thưởng của khách.Cô nương rất đẹp với đôi mắt đen láy, đôi má mịn màng và cặp môi đào hồngthắm với nụ cười vô cùng quyến rũ thường xuyên nở trên môi là một nguyên nhânkhông kém phần quan trọng làm cho căn lều thêm đông khách.Bởi không ít khách nhân đến nhìn hơn là nghe.Hiển nhiên vị cô nương diễm lệ kia cũng biết vai trò của mình. Nhưng kháchnhân những ai chỉ thích nhìn cũng không thể vượt khỏi giới hạn chiêm ngưỡng màkhông dám có hành động nào thái quá.Trong gian lều của Thiết Phiến Xảo Khách bài trí rất đơn giản. Ngoài mấy dãytrường kỷ dành cho khách nhân, chủ nhân chỉ dành cho mình một chiếc bàn vuôngnho nhỏ và một chiếc ghế, trên bàn còn có một bình trà cổ và một chén trà ngoài racòn có thêm một miếng gỗ hình chữ nhật dài hai thước, rộng chừng ba bốn tấc đennhánh và nhãn bóng, giống như vật mà người ta dùng để gõ xuống bàn lấy trật tự ởchốn quan trường.Hôm ấy vào độ giờ thìn, ngồi sau bàn là một hán tử tuổi chừng trên dưới bốnmươi, trang phục theo kiểu người trong giang hồ, trường bào màu tím, ngực hơi phanh ramột chút, chân mang giày bố đế mỏng, trên ngón tay vô danh ở bàn tay trái có đeo mộtchiếc nhẫn màu đen bóng.Diện mạo hán tử khá tuấn mỹ, phương thái đàng hoàng tiêu bửu. Tuy đã gần nămmươi tuổi nhưng bộ mặt nhãn nhụi không có sợi râu nào, cũng không một nếp nhăn,đôi nhãn châu sáng quắc, xem ra giống một danh gia quý phái hơn là lãng khách gianghồ.Sau hán tử là một cô nương chừng mười tám mười chín tuổi, thần thái yểu điệuthanh thoát, tuy môi hé cười quyến rũ nhưng vẫn kín đáo đúng mực, chứng tỏ con nhàgia giáo..Trên hàng ghế khán giả có gần trăm khách nhân đang ngồi im phắc chờ nghechuyện.Hán tử tra mồi thuốc vào tẩu thuốc rít một hơi thuốc, sau đó nhấp một ngụm trà.Bấy giờ chính là lúc bận rộn nhất của vị cô nương.Cô ta bưng một ấm trà lớn xuyên qua các hàng khách nhân rót đầy vào chén,động tác rất khéo léo không đổ một giọt, các hàng ghế tuy chật nhưng không vướngphải y phục của người nào.Hết bình trà, cô ta quay vào sau lán đổi bình khác.Gần trăm cặp mắt đổ dồn vào vị Thiết Phiến Xảo Khách.Tuy vậy một số đôi mắt lại không rời khỏi hình dáng yêu kiều diễm lệ của vị cônương.Trong số khách nhân hôm ấy có hai cặp mắt có vẻ đặc biệt hơn nhưng qua haiánh mắt đó cũng biết trong thâm tâm hai người đang có những tình cảm tương phảnnhau.Cuối cùng cô nương rót trà xong quay vào sau lều.Hán tử rít một hơi thuốc nữa rồi hỏi:- Hài nhi, xong rồi chứ?Thiếu nữ cười đáp:- Xong rồi. Cha bắt đầu đi!Lời nói ngọt ngào thánh thót dễ nghe làm sao.Hán tử gõ chiếc tẩu vào đế giày rồi đặt lên bàn, sau đó từ từ đứng lên, hắnggiọng nói:- Hôm nay phiền chư vị phải chờ lâu, xin được lượng thứ. May rằng toàn là ngườicủa bổn địa, cũng là khách thường xuyên của tôi. Nếu hôm nay chưa nghe hết thì xinmời quý khách ngày mai sẽ nghe tiếp.Có mấy người gật đầu nói:- Đúng thế! Ngày nào cũng được nghe là tốt!Người khác thêm:- Chứ sao nữa! Ngày nào không được tới đây nghe chuyện là y như đêm đó ngủkhông yên giấc.Nhưng có người phản đối:- Sao lại thế? Người bổn địa dù muốn thế nhưng khách viễn xứ thì sao?Người vừa nói là một trung niên hán tử dáng cao gầy ngồi ở hàng ghế thứ hai.Y có một bộ mặt dài như ngựa, nước da trắng bạch, mày thô mắt bé, ở hàng mibên trái có một vết sẹo do dao chém màu đỏ tím, dáng vẻ có nét gì đáng sợ.Thiết Phiến Xảo Khách hành khứ giang hồ không ít, chỉ nhìn qua dung mại vàánh mắt lạnh lẽo độc địa của người vừa nói biết đó là nhân vật không nên vào đây liềncười nói:- Vị quý khách này! Không phải người bổn địa cũng chẳng sao. Nếu chưa nghehết, chờ khi xong buổi xin hãy đến tệ cư tôi sẽ kể tiếp. Trà nước sẽ chiêu đãi không thuthêm một xu.Xử sự như thế tất sẽ làm mọi người mãn ý.Nào ngờ trung niên hán tử mặt sẹo trầm giọng nói:- Ngươi không nói suông chứ?Thiết Phiến Xảo Khách cố nén sự khó chịu gật đầu:- Không đâu lão ca, tuy bằng hữu ưu ái gọi tôi là Thiết Phiến Xảo Khách nhưngxưa nay Trương mỗ nói câu nào chắc câu đó.Hán tử cao gầy mặt sẹo nhếch môi cười, nụ cười không có vẻ gì là thân thiện rồigật đầu nói:- Thôi được! Hôm nay ta nghe hết hay không việc đó cũng không quan trọnglắm. Hãy làm việc của ngươi đi, đừng để mọi người vì ta mà sốt ruột.Hán tử nói thế quả không sai, vì lúc đó nhiều ánh mắt nhìn hắn đầy ác cảm.Thiết Phiến Xảo Khách gật gật đầu nói:- Xin tuân lệnh!Rồi lướt mắt nhìn cử tọa một lượt hỏi:- Có vị nào còn nhớ hôm qua đã kể đến đâu không?Trên hàng ghế trước, một hán tử mập ú nói to:- Tôi còn nhớ! Hôm qua kể đến chỗ Địch Thanh vừa lên Vạn Hoa Lâu.Thiết Phiến Xảo Khách gật đầu:- Đúng thế! Quý khách nhớ tốt thật!Nói xong cầm thanh gỗ gõ mạnh xuống mặt bàn, chờ chốc lát cho tiếng ồn ào tắthẳn mới kể tiếp câu chuyện.Trong gian lều im phăng phắc.Không biết qua bao lâu, nhưng người nghe cảm thấy như mới khoảnh khắc, giọngkể của Thiết Phiến Xảo Khách nhẹ dần rồi tắt hẳn như dư âm của tiếng đàn trong bãodông cảm xúc của câu chuyện vừa nghe.Mọi người vừa chợt nhận ra tai mình vừa hụt hẫng thì giọng nói của Thiết PhiếnXảo Khách đã vang lên nhưng với ngữ điệu cao hơn:- Hài nhi, tiếp trà cho chư vị!Mọi người cùng thở hắt ra một tiếng đưa hồn trở về thực tại, nhấp một hớp trà rồithò tay vào túi.Ai lại không biết quy cũ làm ăn.Tiếp trà nghĩa là lúc thính giả trả công cho vị thuyết thoại nhân.Chỉ thấy thiếu nữ bưng một cái khay trên đặt bình trà đến tiếp thêm cho kháchnhân, những tiền lẻ bạc vụn thay nhau được đặt vào khay.Thiết Phiến Xảo Khách cười nói:- Chư vị thưởng bao nhiêu tùy lòng. Nếu nghe có hứng thú thì thưởng nhiều, cảmthấy câu chuyện không hấp dẫn thì thưởng ít. Nếu vị nào lỡ không mang theo tiền thìđể lúc khác cũng được.Nghe thế, ai không muốn thưởng, ai không thưởng nhiều?Nhất là người thu tiền lại là vị cô nương mỹ lệ như thế, có ai chịu tỏ ra bủn xỉn?Thiếu nữ đi chưa hết hàng ghế đầu thì nghe xoảng một tiếng, trong khay chợtsáng ánh lên, đã thấy một chuỗi trân châu viên nào viên nấy sáng chói to bằng đầungón tay, thoáng nhìn đủ biết số tài sản đó có thể làm cho một gia đình đông ngườisống sung sướng nửa đời.Ai đã tỏ ra quá hào phóng đáng khâm phục như vậy?Thiếu nữ sau phút sửng sốt chợt ngẩng đầu lên, bắt gặp một đôi mắt tươi cười rấtdễ mến …Khuôn mặt có nụ cười ấy rất tuấn mỹ. Mắt sáng, mày kiếm, mũi thẳng miệngvuông, da trắng, không kém gì một trang giai nhân tuyệt sắc.Người này lại bận một bộ thanh bào, dáng phong độ, thanh thoát tiêu bửu, lạicầm trên tay một cây thiếc phiến đúng là một trang phong lưu công tử.Trang công tử này chỉ mới mười tám mười chín tuổi.Một người trẻ tuổi phong lưu, tuấn mỹ như vậy xuất hiện giữa đám nhân quầnchẳng khác gì chim phượng giữa đàn gà.Thiếu nữ sửng sốt nghĩ thầm:- Quái thật! Tại sao từ đầu buổi đến giờ mình không nhận ra chàng chớ?Cũng vừa lúc vang vào tai thiếu nữ giọng nói dịu dàng:- Xin đừng câu nệ, cô nương! Tôi không mang theo tiền lẻ trong người, xin đừngcoi đó là sự dung tục!Thiếu nữ như không nghe câu nói, quay lại gọi:- Cha!Bấy giờ Thiết Phiến Xảo Khách mới nhận thấy, nghiêm mặt nói:- Đại nữu nhi! Món thưởng quá hậu, không được nhận! Hãy trả lại cho vị côngtử đó!Thiếu nữ vừa quay lại thì bắt gặp lúc thiếu niên tuấn mỹ đứng phắt lên suýt nữava vào người khiến cô ta vội lùi lại nửa bước.Thiếu niên tuấn mỹ cười ngượng ngùng nói:- Xin lỗi cô nương, tại hạ thật khiếm nhã …Rồi nhìn sang Thiết Phiến Xảo Khách nói:- Trương lão chủ! Tại hạ không mang theo người …Thiết Phiến Xảo Khách ngắt lời:- Tướng công! Tôi đã nghe rõ. Xin tâm lĩnh thịnh tình, nhưng tướng công hãy giữlại để lần khác…Thiếu niên tuấn mỹ đáp:- Tại hạ từ xa tới, biết lần sau có gặp lại hay không?Thiết Phiến Xảo Khách xua tay:- Không sao! Không sao! Gặp lại hay không gặp lại thì cũng chẳng quan trọng.Dù thế nào tướng công cũng nên thu lại vật đó.- Trương lão chủ! Vật đó tôi đã lấy ra lẽ nào thu lại? Hơn nữa tôi đã nghe rõ lãochủ kể suốt buổi nên phải có chút gì biểu thị lòng ngưỡng mộ, không thể nghe không.- Thế này vậy. Nếu tướng công không chê, chúng ta kết giao bằng hữu, như vậyso với tiền tài còn quý trọng hơn …Thiếu niên tuấn mỹ còn do dự chưa nói gì thì từ hàng ghế sau hán tử cao gầy mặtsẹo đứng lên nhìn Thiết Phiến Xảo Khách cười nhạt hỏi:- Trương lão phản! Tôi có thể góp một câu không?Thiết Phiến Xảo Khách vội trả lời:- Xin quý khách cứ nói, tôi xin rửa tay nghe!- Câu đó thì tôi không dám đương! Thế nhưng … Khách nhân đã có hảo tâm thế,có lẽ ngươi không nên …Thiết Phiến Xảo Khách ngắt lời:- Tôi hiểu, và xin tâm lĩnh …- Cho dù tâm lĩnh hay không nhưng lão phản không thể để khách nhân mang nổiáy náy trong lòng.- Chỉ là chuyện nhỏ, có gì mà phải áy náy …Hán tử mặt sẹo nóng nảy xua tay:- Nói gì thì nói, ngươi cũng nên nhận! Đây là việc làm ăn cũng như mua bán.Người bán cần tiền, người mua cho tiền, đó là quy cũ xưa nay. Như vậy đã không nợtiền, cũng không nợ tình, ngươi sợ gì chứ?- Hảo ý của quý khách tôi rất cảm kích. Nhưng dù thế nào thì tặng một vật quýgiá như thế tôi không dám nhận!Hán tử mặt sẹo cười to nói:- Trương lão phản, ngươi thật là một kỳ nhân! Trên đời này có ai đi làm ăn lạikhông muốn lợi? Thế mà nay gặp mối lợi lớn lại thoái thác, việc đó khiến người ta …Thiết Phiến Xảo Khách nghiêm mặt nói:- Quý khách nên biết rằng lại họ Trương này tuy dong ruổi trên giang hồ để kiếmmiếng ăn, quanh năm bữa đói bữa no nhưng không tham mối lợi của người khác mà chỉnhận những gì đủ với lao động của mình. Nếu hám lợi, nhắm mắt muốn vơ cho nhiềuvào thì mấy chục năm nay tôi đã phát tài từ lâu chứ đâu đến nỗi mãi tới bây giờ cònlang thang khắp nơi kiếm miếng cơm manh áo?Hán tử mặt sẹo nhếch môi cười đáp:- Nếu vậy thì cho là tôi sai. Không ngờ Trương lão phản là người hào hiệp nhưvậy. Ngưỡng phục, ngưỡng phục!Rồi quay sang nhìn thiếu niên tuấn mỹ nói:- Các hạ! Ta hơi quá phận liên quan đến việc này, xem ra ngươi hãy tự giảiquyết lấy!Nói xong ngồi xuống.Nhưng thiếu niên tuấn mỹ lại không để ý đến hán tử, chỉ nhìn Thiết Phiến XảoKhách nói:- Trương lão phản …Thiết Phiến Xảo Khách liền cướp lời:- Tôi rất cảm kích hảo ý của tướng công và cũng có thể nhận vật đó, nhưng từnay sẽ không hành nghề nữa! Đại nữu nhi ….Thiếu nữ bưng khay đến trước mặt thiếu niên tuấn mỹ.Thiết Phiến Xảo Khách nói tiếp:- Không phải tôi kênh kiệu hoặc không biết xấu tốt. Chỉ là tướng công ban tặngquá hậu hĩnh nên không dám nhận mà thôi. Xin hãy rộng lòng dung thứ…Thấy mọi cặp mắt đều đổ dồn vào phía mình, thiếu niên nhíu mày rồi bỗng gậtđầu nói:- Thôi được!Rồi nhón lấy chuỗi trân châu đứng dậy bỏ ra khỏi lều.Thiết Phiến Xảo Khách và thiếu nữ sững sờ nhìn theo.Mọi người cũng sửng sốt. Chỉ riêng hán tử mặt sẹo lắc đầu cười nói:- Vị này cũng khéo thật thà quá. Nhưng mọi người yên tâm đi! Thế nào hắn cũngquay lại.Thiết Phiến Xảo Khách không nói câu nào thu hồi mục quang rồi cầm thanh gỗgõ mạnh xuống mặt bàn.Thiếu nữ không thu tiền nữa, len qua hàng ghế đi vào sau liền.Buổi kể chuyện lại tiếp tục.Quả nhiên hán tử mặt sẹo đoán không sai.Thiết Phiến Xảo Khách mới kể được một lúc thì thiếu niên tuấn mỹ quay lại lều.Nhưng bây giờ không còn chỗ nữa vì ghế cũ đã bị người khác ngồi mất rồi, chàngđành khoanh tay đứng một bên.Thiếu nữ đứng ở góc lều, thỉnh thoảng liếc mắt nhìn thiếu niên và đôi lúc đỏbừng mặt vì bắt gặp ánh mắt đối phương nhìn lại mình.Qua một lúc nữa thì đúng ngọ, đã đến lúc thu trường để dùng bữa và nghỉ ngơi.Thiết Phiến Xảo Khách chắp tay hướng về cử tọa cười nói:- Xin đa tạ chư vị đã quang lâm. Hôm nay xin dừng lại ở đây, sáng mai sẽ kểtiếp.Vì sao lại ngày mai?Thiết Phiến Xảo Khách tự mình có quy định riêng, chỉ kể chuyện vào buổi sáng.Sau buổi trưa không kể chuyện mà ở nhà uống trà, đánh cờ hoặc có khi tản bộđâu đó.Lão hành nghề sinh nhai chỉ vừa đủ, không tham lam vì cho rằng tiền tài là vậtphù du, sống không mang đến chết không mang đi, vậy thì dư thừa làm gì? Đến khinhắm mắt xuôi tay chẳng để lại cho ai.Người có quan niệm như thế thường sống an nhàn vui vẻ. Bởi thế việc làm ăn vàcuộc sống của Thiết Phiến Xảo Khách rất ung dung. Có ăn có mặc, bất chấp người cười,không sợ người chê.Thiếu nữ lần cuối cùng tiếp trà cho khách, cũng là hình thức thu tiền.Lần này thiếu niên tuấn mỹ để vào khay một đỉnh bạc, mắt nhìn Thiết Phiến XảoKhách như có ý hỏi:- Lần này thì nhận được rồi chứ?Không biết Thiết Phiến Xảo Khách có hiểu ra cái nhìn đó hay không chỉ chắp taynói:- Đa tạ!Thiếu niên tuấn mỹ không toại ý.Trong những trường hợp đó chỉ nói lời cảm tạ là đủ chứ còn đòi hỏi gì hơn nữa?Chẳng lẽ bắt người ta đem con gái gả cho?Nói không toại ý thì không toại ý, thế nhưng chàng chỉ khoanh tay đứng cuối dãybàn chứ không chịu đi.Thính giả đã tản về hết, chỉ còn một người vẫn nán lại, đó là trung niên hán tửmặt sẹo.Thiếu nữ dọn dẹp bàn ghế, quét nhà. Thiếu niên tuấn mỹ chừng muốn giúp mộttay nhưng sợ thất thố nên không dám.Hán tử mặt sẹo nói với Thiết Phiến Xảo Khách:- Trương lão phản vừa rồi đã lời nói ra, chắc bây giờ vẫn không thay đổi chứ?- Quý khách! Phàm là lời Trương mỗ đã nói ra, chỉ cần còn sống trên đời tất sẽthực hiện đúng vĩnh viễn không bao giờ thay đổi.Hán tử mặt sẹo gật đầu cười nói:- Thế thì tốt! Ta nói không sai mà! Quả nhiên Trương lão phản là một kỳ nhân!- Không dám đương! Trương mỗ bôn tẩu giang hồ chỉ để kiếm miếng cơm manháo, chỉ đáng được xếp vào hạng hạ lưu thôi!- Trương lão phản quá khách khí!Thiết Phiến Xảo Khách không đáp nhìn nhi nữ hỏi:- Hài nhi, dọn xong rồi chứ?- Dạ xong rồi!- Nếu vậy chúng ta về nhà đi!Lại nhìn sang hán tử mặt sẹo nói:- Quý khách xin mời theo chúng ta!Rồi khoát tay mời khách, định bước ra cửa.Đột nhiên thiếu niên tuấn mỹ hồi giờ vẫn đứng im lặng, bấy giờ mới lên tiếng:- Trương lão chủ, hãy chờ tôi với, tôi cũng muốn đi!Thiết Phiến Xảo Khách ngạc nhiên quay lại họi:- Thế nào? vị công tử cũng đến hàn gia ư?Thiếu niên tuấn mỹ mỉm cười gật đầu:- Chính thế! Trương lão chủ, tôi cũng là người từ xa đến muốn được nghe thêmmột đoạn nữa, được không?Thiết Phiến Xảo Khách vội trả lời:- Có lý đâu lại không được? Rất hoan nghênh! Hôm nay được cả hai vị quangtâm đến tệ cư, đối với Trương mỗ là vinh dự lớn …Nào, chúng ta cùng đi!Hán tử mặt sẹo chợt cười hô hô nói:- Không biết hôm nay ngày gì mà có nhiều chuyện trùng hợp thú vị thế chứ!Thiếu niên tuấn mỹ cười tán thành ngay:- Lão ca nói rất phải, quả là điều thú vị!- Nhưng các hạ muốn đến nhà lão chủ đây có thực là định nghe kể chuyệnkhông?Thiếu niên tuấn mỹ nhíu mày hỏi:- Thế lão ca cho rằng tôi đến để làm gì?Hán tử mặt sẹo nháy mắt nhìn sang thiếu nữ cười bí hiểm nhưng không đáp.Thiếu nữ lo lắng nói:- Cha! Nhà mình chật chội lại bề bộn làm sao có thể tiếp đã khách nhân được?Sao cha không kể luôn ở đây một lúc nữa có hơn không?Thiết Phiến Xảo Khách lắc đầu:- Cha tuyên bố thu trường rồi, bây giờ lại kể tiếp ở đây thì không tiện.- Nhưng nếu cha nói nhỏ một chút thì ai biết gì đâu? Nếu có người hỏi hài nhi sẽbảo họ là cha chuyện trò với bằng hữu …Hán tử mặt sẹo liền tán thưởng:- Chủ ý của cô nương rất hay! Trương lão phản cứ kể ở đây cũng tốt!Thiết Phiến Xảo Khách nhìn thiếu niên hỏi:- Vị công tử này …Thiếu niên tuấn mỹ nhìn sang hán tử mặt sẹo cười đáp:- Nếu lão chủ và vị lão ca này đã thống nhất ở đây thì cứ tự nhiên, tôi khôngphản đối.Thiết Phiến Xảo Khách quay vào lều lấy ra ba chiếc ghế đặt quanh bàn mờikhách nhân ngồi đối diện, tự mình cũng ngồi xuống, châm một mồi thuốc rồi hỏi:- Hai vị còn nhớ vừa rồi nghe đến đâu …Hán tử mặt sẹo bỗng xua tay nói:- Trương lão phản! Vạn Hoa Lâu ta đã từng nghe cả trăm lần rồi, bây giờ muốnđổi sang chuyện khác.Thiết Phiến Xảo Khách ngạc nhiên hỏi:- Sao? Quý khách không muốn nghe tiếp Vạn Hoa Lâu ư? vậy muốn đổi chuyệngì?- Nghe nói lão phản ngươi biết rất nhiều chuyện trong giang hồ thậm chí cảnhững việc mà giới võ lâm cũng không biết?Thiết Phiến Xảo Khách lúng túng trả lời:- Đó là những chuyện bịa đặt ra thôi chứ đâu phải chuyện thật? Quý khách thôngcảm, chuyện làm ăn có khi phải thế mà! May mà chưa lần nào bị các bằng hữu võlâm nghe được nên mới không bị vạch mặt là nói láo.- Dù chỉ là chuyện bịa đặt thì nghe cũng vẫn thú vị!- Nếu quý khách muốn nghe … còn vị công tử này?Thiếu niên tuấn mỹ đáp:- Lão ca này thích nghe tất tại hạ cũng thích. Trương lão chủ cứ việc kể đi!Hán tử mặt sẹo vỗ tay cười lớn:- Tuyệt lắm! Thì ra chúng ta đều có tâm ý như nhau cả!Thiếu niên tuấn mỹ nhếch môi cười nhạt:- Chúng ta chưa hẳn tâm ý đã giống nhau! Tim tôi màu đỏ, còn lão ca?- Hô hô …Tim các hạ đâu chỉ màu đỏ? chắc bây giờ đang sôi lên sùng sục.Đúng là tâm chúng ta không giống nhau rồi! Tim ta vừa đen vừa lạnh.- Ườm, có vẻ lão ca nói không sai …Thiết Phiến Xảo Khách thấy song phương trở nên căng thẳng liền nói:- Có lẽ vừa rồi hai vị chỉ đùa chứ đâu cần nghe Trương mỗ kể chuyện? Hai vịnghe nhau như vậy cũng đủ.Hán tử mặt sẹo khoát mạnh tay:- Chúng ta nhàm ngôn thế đủ rồi. Bây giờ vào chính đề đi.Thiết Phiến Xảo Khách hỏi:- Vậy ý quý khách là …Hán tử mặt sẹo nói:- Bây giờ ta sẽ gợi ý cho ngươi kể!- Chỉ cần tôi biết chuyện ….Hán tử mặt sẹo ngắt lời:- Yên tâm đi! Ta cam đoan rằng chuyện này ngươi biết rất rõ.- Quý khách cứ khéo cười! Tôi đã nói những chuyện trên võ lâm mà tôi thỉnhthoảng ngẫu hứng kể ra đều là chuyện bịa đặt chứ không thực người thực việc, chẳngqua chỉ dùng nước bọt kiếm ăn thôi …Hán tử mặt sẹo cười độc địa nói:- Ta đã nói ngươi biết rõ, nhất định ngươi biết mà! Nếu không thì ta mất công từxa đến tận Khai Phong này tìm ngươi làm gì?Thiết Phiến Xảo Khách chưa biết nói gì thì thiếu niên tuấn mỹ đã nhìn hán tửmặt sẹo hỏi:- Như vậy lão ca bắt buộc Trương lão chủ đây phải kể hay sao?Hán tử mặt sẹo sầm mặt lại, phản vấn:- Các hạ! Nếu ngươi muốn nghe một chuyện trên võ lâm, trong khi Trương lãophản biết rõ mà không chịu nói thì ngươi cảm thấy thế nào?- Hiển nhiên là không được vừa lòng lắm nhưng cũng đành chịu. Muốn kể haykhông là quyền của người ta, ai ép buộc được?- Đó là cách nghĩ của các hạ, còn ta lại nghĩ khác. Ta quyết làm mọi cách đểTrương lão phản kể ra mới chịu.Thiết Phiến Xảo Khách xen lời:- Cho dù quý khách có mang cả núi vàng đến tôi cũng chịu, vì căn bản tôi khôngbiết chuyện trên võ lâm.Thiếu niên tuấn mỹ nhìn hán tử mặt sẹo hỏi:- Lão ca nghe rõ rồi chứ?- Ta nghe rõ chẳng kém gì ngươi!- Vậy là tốt!Hán tử mặt sẹo cười nhạt lắc đầu:- Như thế không được! Ta đã vượt quãng đường xa như vậy tới đây, ăn sươngnằm đất, chịu bao nhiêu gian khổ, lẽ nào chịu tay không quay về?Thiếu niên tuấn mỹ bỗng quét ánh mắt lạnh lùng nhìn hán tử nói:- Có ta ở đây, chỉ sợ ngươi ngay cả tay không quay về cũng không dễ.- Nói vậy nghĩa là các hạ lưu lại đây không phải để nghe Trương lão nhi kểchuyện mà định giúp hắn không công?Thiếu niên tuấn mỹ không chút mếch lòng gật đầu đáp:- Có thểû coi là như vậy!Hán tử mặt sẹo cười thâm độc:- Các hạ thật thà quá! Ta hỏi ngươi đã quen biết gì Trương lão nhi không?Thiếu niên đáp:- Không quen. Hôm nay mới gặp lần đầu. Ta đến Khai Phong này để thăm một vịbằng hữu, mới nghe nói ở Đại Tướng Quốc Tự có vị thuyết thoại nhân họ Trương kểchuyện lừng danh, vì thế nói do mộ danh mà tìm đến.Thiết Phiến Xảo Khách chen vào:- Công tử quá khen …Hán tử mặt sẹo hỏi:- Nếu mới gặp lần đầu sao ngươi phải khổ công như vậy?Thiếu niên tuấn mỹ đáp:- Cái đó rất khó nói. Có người mới gặp lần đầu đã thành bằng hữu. Ta chắc rằngcác hạ có mưu đồ gì?Hán tử mặt sẹo xẵng giọng:- Mưu đồ gì thì trong lòng ngươi biết rõ. Còn ta không có thời gian đôi co vớingươi!Liền quay phắt sang Thiết Phiến Xảo Khách nói:- Trương lão nhi, ta thà liều cái tiểu mạng ở đây còn hơn đắc tội trở về không.Dứt lời lấy trong túi ra một vật đặt mạnh lên bàn.Chỉ thấy ánh hàn quang lóng lánh tỏa ra.Đó là vật hình ngôi sao năm cánh được làm bằng kim cương to bằng ngón châncái với năm cánh rất sắc nhìn phải lạnh người.Thiếu niên tuấn mỹ thấy vậy nhíu mày.Thiếu nữ biến sắc đến nép vào lưng phụ thân.Thiết Phiến Xảo Khách sửng sốt kêu lên:- Quý khách, đây là …Hán tử mặt sẹo cười nhạt ngắt lời:- Hàn tinh đã hiện, ngươi thấy rõ rồi chứ? Ta phụng mệnh chủ nhân Hàn Tinhđến đây thỉnh giáo vị dị nhân Thiết Phiến Xảo Khách Thần Bốc Trương Viễn Đình nămxưa lừng danh cả vùng Yến Triệu…Xin hỏi mười tám năm trước dưới Thái Nhạc ….Thiết Phiến Xảo Khách biếc sắc lẩm bẩm:- Thì ra các hạ hỏi về chuyện đó …Hán tử mặt sẹo lạnh lùng ngắt lời:- Không sai!Thiết Phiến Xảo Khách ngập ngừng hỏi:- Các hạ có thể nói lý do?- Đó là việc của chủ nhân Hàn Tinh- Vậy các hạ định hỏi …- Như thế ngươi biết rõ rồi đấy! Người là một già một trẻ. Nhưng chủ nhân HànTinh chỉ hỏi vật chứ không hỏi người!- Vậy ư? các hạ muốn chỉ …- Nói thẳng với ngươi, đó là chỉ hộp nhỏ bằng gỗ Tử đàn hươngThiết Phiến Xảo Khách hiện vẻ sầu khổ, trầm ngân không nói.Hán tử mặt sẹo lạnh giọng:- Thế nào? Ngươi dám trái lệnh chủ nhân Hàn Tinh ư?Thiết Phiến Xảo Khách thở dài nói:- Aøi … Tôi nói ra chỉ sợ các hạ không tin …- Nói đi!- Tôi không biết vật đó hiện giờ đâu …Hán tử mặt sẹo nhăn hàm răng vàng khè cười một cách thật đáng sợ nói:- Ngươi đoán đúng ta không tin.- Nhưng tôi đã nói thực ngôn …- Ngươi đừng quên đang nói trước Hàn Tinh.- Tôi biết Hàn Tinh nằm ngay trước mắt đây, đâu dám …- Thế thì tốt! Ngươi đừng để ta phải nhắc lại lần thứ hai!Thiết Phiến Xảo Khách cười khổ nói:- Tôi biết Hàn Tinh uy chấn thiên hạ, đến đâu người ta đều phải cúi đầu…- Vậy thì ngươi nói mau lên!- Các hạ bảo tôi phải nói gì? Tôi biết rằng mình chỉ có một mạng này, đã khôngbiết vật đó ở đâu, trước sau gì cũng ….Hán tử mặt sẹo ngắt lời, hiểm độc nhìn thiếu nữ nói:- Nên biết rằng ngươi không chỉ có một mạng.Thiết Phiến Xảo Khách mặt tái nhợt, người run lên cúi đầu im lặng.Thiếu nữ kêu lên bi thảm:- Cha!Thiết Phiến Xảo Khách bỗng ngẩng phắt lên nói:- Ngươi chẳng hiểu chuyện gì đâu chớ xen miệng vào. Đây không phải là việccủa ngươi, mau về chuẩn bị cơm nước đi!Thiếu nữ vẫn đứng im.Thiết Phiến Xảo Khách nghiêm giọng:- Nha đầu, ngươi không nghe cha nói gì sao?- Cha! Chờ lúc nữa chúng ta cùng về, hài nhi sẽ nấu nhanh chút cũng kịp- Không được! Ta đói rồi, ngươi về trước đi!Thiếu nữ lo lắng nói:- Cha …Thiết Phiến Xảo Khách quát to:- Về đi!Thiếu nữ thảm thiết nói:- Cha muốn thế con sẽ đi. Nhưng bao nhiêu năm rồi hai cha con chúng ta luôn ởbên nhau. Hôm nay dù có chết cũng nên chết một chỗ. Huống chi chưa hẳn chúng tanhất định sẽ chết?Hán tử mặt sẹo cười nhạt nói:- Trương Viễn Đình! Lệnh ái nói rất đúng! Làm sao cô ta có thể đi được chứ?Thôi được, nể mặt lệnh ái bây giờ ta sẽ đổi ý, chỉ hỏi người mà không hỏi vật.Thiết Phiến Xảo Khách, người mới được hán tử mặt sẹo gọi là Trương Viễn Đìnhngờ vực hỏi:- Các hạ vừa nói rằng chủ nhân Hàn Tinh chỉ hỏi vật mà không hỏi người…Hán tử mặt sẹo ngắt lời:- Đúng là thế! Nhưng ngươi không làm cho chủ nhân Hàn Tinh câu trả lời mãn ýnên ta tự tiện đổi.- Các hạ, ngay cả vật đó tôi còn chưa biết thất lạc ở đâu thì sao còn có thể biếtngười?Hán tử mặt sẹo trừng mắt quát:- Trương Viễn Đình! Ta đã tự mình đổi ý để cho ngươi một cơ hội.Trương Viễn Đình như không nghe nói iếp:- Đã mười tám năm trôi qua …Đó là khoảng thời gian không phải ngắn, chỉ sợngười cũng đã chết …- Dù chết hay sống thì cũng phải có tin tức chứ. Hoặc họ đã đi theo hướng nào …- Nếu Trương mỗ biết tin tức thì đã không nói thế …- Trương Viễn Đình! Ta nhớ lúc nãy ngươi nói một câu rằng nếu ngươi tham tiềntài của ngươi khác thì đã phú quý phát tài từ lâu. Câu đó chỉ việc gì?Trương Viễn Đình biến sắc nói:- Đó là Trương mỗ chỉ thuận miệng thôi …Hán tử mặt sẹo cười nham hiểm:- Ta lại không nghĩ thế! Trương Viễn Đình! Bây giờ ngươi hãy lựa chọn đi!Người cũng được, vật cũng được. Ngươi chỉ cần trả lời một trong hai việc đó, đừng để taphải về không!Trương Viễn Đình nghĩ ngợi một lúc rồi cúi đầu nói:- Thôi được! Xin các hạ chờ ở đây ba ngày. Sau đó tôi sẽ xin hai tay dâng vật đólên cho các hạ.- Hắc hắc! Trương Viễn Đình! Ngươi đã gần năm mươi tuổi, ta cũng không còntrẻ trung gì nữa, đừng xem ta như đứa trẻ lên ba! Chẳng cần ngươi hai tay dâng vật ấycho ta, chỉ cần nói nó ở đâu là được.Trương Viễn Đình ngẩng lên nói:- Không phải là tôi muốn giấu giếm gì, cũng không phải định giở trò lừa dối. Chỉlà vật ấy một mình Trương mỗ mới có thể lấy được thôi.- Chẳng lẽ ngươi có uy quyền hơn cả Hàn Tinh?- Không phải thế! Các hạ hiểu lầm rồi. Trương mỗ đã giao vật đó cho ngườikhác, chỉ khi Trương mỗ đến vị đó mới chịu giao vật ra.Hán tử mặt sẹo à một tiếng gật đầu nói:- Thì ra thế …Nhưng không sao. Ta sẽ tự nguyện cùng đi với ngươi một chuyến …- Các hạ thật là …Hàn Tinh đã hiện chẳng lẽ còn sợ Trương mỗ dám trốn haysao?Hán tử đanh giọng hỏi:- Trương Viễn Đình ngươi đã bao giờ nghe nói có ai dám chần chừ hoặc nài nỉtrước Hàn Tinh chưa?Trương Viễn Đình hoảng sợ đáp:- Thôi được! Trương mỗ đành tuân lệnh …Chợt nghe thiếu nữ từ sau lưng Trương Viễn Đình quát lên:- Thật là hiếp người quá mức! Được rồi! Để ta xem chiếc Hàn Tinh này có gìmà ghê gớm thế?Thiếu nữ nói xong vươn bàn tay ngà ngọc ra định chộp lấy vật hình ngôi sao nằmlóng lánh trên bàn.Trương Viễn Đình thất sắc quát to:- Nha đầu to gan!Dứt lời phóng chưởng đánh vào cánh tay thiếu nữ đang chộp tới.Thiếu nữ không ngờ phụ thân lại xuất thủ đối với mình như vậy, và dù có đềphòng cũng không tránh được, chỉ nghe bịch một tiếng, thiếu nữ bị đánh ngồi bệtxuống đất, mặt tái mét, đưa mắt oan ức nhìn phụ thân.Trương Viễn Đình không thèm đếm xỉa đến nhi nữ, run giọng:- Tiểu nữ ngu dại vô tri mạo phạm đến Hàn Tinh …Hán tử mặt sẹo cười nhạt nói:- Một vị cô nương lớn tướng, nếu lấy chồng sớm thì đã thành phu nhân rồi màcòn ngu dại vô tri sao? Trương Viễn Đình! Ngươi giáo huấn con cái như vậy đó ư?Trương Viễn Đình run bắn, cúi đầu chịu tội.Hán tử mặt sẹo chỉ cười mát không nói gì.Đột nhiên thiếu niên tuấn mỹ lên tiếng:- Vật này sắc lắm, nữ nhân không nên cầm. Còn tại hạ có thể!Y vừa nói vừa xuất thủ rất nhanh chộp ngay chiếc Hàn Tinh.Trương Viễn Đình ngẩng phắt lên, chợt há hốc miệng.Thiếu niên để chiếc Hàn Tinh vào lòng bàn tay dụng lực nắn một lúc, lập tứcnăm cạnh thép sắc như mũi kiếm hình ngôi sao biến thành một khối tròn nhỏ sáng lấplánh.Thiếu niên nhìn quả cầu trong tay cười nói:- Không ngờ chiếc Hàn Tinh này lại mềm như thế!Hán tử mặt sẹo biến sắc đứng bật ngay dậy quát:- Ngươi …thật cả gan…Thiếu niên tuấn mỹ mắt phát hàn quang nói:- Ngồi xuống!Không thấy y có cử động gì, nhưng hán tử mặt sẹo kêu lên đau đớn ngồi phịchxuống ghế, trán toát mồ hôi, đôi mắt mở to kinh hoàng nhìn thiếu niên.Thiếu niên tuấn mỹ làm như không có chuyện gì, mân mê chiếc Hàn Tinh đãbiến thành quả cầu nhỏ trong tay cười hỏi:- Đây chính là Hàn Tinh uy chấn thiên hạ khiến hắc bạch lưỡng đạo đều phảikinh hồn táng đởm ư?Hán tử mặt sẹo không biết mắc phải chứng bệnh gì, thiểu não gật đầu.Thiếu niên lại hỏi:- Ngươi câm hay sao? Nói đi!Hán tử mặt sẹo vội vàng đáp bằng giọng nhẫn nhục:- Dạ! Chính là Hàn Tinh!- Ngươi phụng mệnh của chủ nhân Hàn Tinh đến đây?- Dạ!- Hắn cần tìm vật gì và tìm ai?Hán tử mặt sẹo cắn chặt đôi môi run rẩy không đáp.Thiếu niên tuấn mỹ trừng mắt hỏi:- Thế nào? ngươi câm hay điếc?Hán tử mặt sẹo rên lên một tiếng nữa mới trả lời:- Các hạ …Đã nghe rồi…Chủ nhân Hàn Tinh muốn tìm chiếc hộp gỗ Tử đànhương.- Ta nghe rồi! Nhưng trong hộp đó có vật gì quý trọng khiến chủ nhân Hàn Tinhkhông quản cả việc giết người nhắm đoạt cho được nó?- Cái đó tôi không biết!Thiếu niên tuấn mỹ hừ một tiếng.Lại thấy hán tử mặt sẹo rên rỉ đau đớn, lưng quằn quại, trán toát mồ hôi.Trương Viễn Đình bỗng chen lời:- Công tử, chỉ sợ hắn không biết thật!Thiếu niên à một tiếng hỏi:- Sao có thể khẳng định như thế?Trương Viễn Đình đáp:- Phóng mắt vào thiên hạ chỉ sợ không ai biết vật đó là gì. Ngay cả chủ nhânHàn Tinh không quản giết người để tranh đoạt cũng vị tất đã biết vật gì trong hộp đó.- Chiếc hộp thần bí vậy sao Trương lão chủ có biết trong đó chứa vật gì không?- Tôi cũng không biết!Thiếu niên ngạc nhiên hỏi:- Nếu vậy, vì lý do gì chủ nhân của Hàn Tinh bất chấp việc giết người và cố côngtìm cho được?- Có lẽ vì nó quá thần bí.- Biết đâu chỉ là chiếc hộp không?- Có thể!Thiếu niên tuấn mỹ quay sang hán tử mặt sẹo hỏi tiếp:- Bây giờ ngươi nói xem chủ nhân Hàn Tinh định tìm ai?Hán tử mặt sẹo lắc đầu:- Tôi không biết!Thiếu niên lại hừ một tiếngHán tử như bị rắn độc cắn phải, người oằn ra, thét lên một tiếng run giọng trả lời:- Thật mà! Chủ nhân Hàn Tinh chỉ dặn tiểu nhân hỏi vật, còn người là một lãomột tiểu. Ngoài ra không nói gì khác.Thiếu niên quay sang Trương Viễn Đình hỏi:- Trương lão chủ hắn nói thật hay giả?Trương Viễn Đình do dự giây lát mới trả lời:- Chỉ e hắn vẫn nói thật.- Trương lão chủ biết hai người đó chứ?- Theo như tôi biết đó là hai mẹ con. Mười tám năm trước nhà họ bị phá hủy. Nữnhân đó may cứu được hài nhi chạy thoát …- Còn những người khác trong gia đình họ thì sao?- Tất cả đều bị giết. Kể cả chồng của nữ nhân, cả thảy tới mấy chục người.- Cuộc tàn sát đó là do thâm cừu đại hận mà phát sinh?- Tôi không rõ.- Thủ phạm là ai mà tâm cuồng lại đến thế?- Không biết.- Trương lão chủ biết mẹ con họ chạy tới đâu không?- Không!- Nay họ còn sống hay đã chết?- Cái đó rất khó nói. Mười tám năm qua rồi….Thiếu niên tuấn mỹ hỏi tới đó thì quay qua hán tử mặt sẹo:- Nghe rõ rồi đấy! Trương lão chủ nói không biết, vậy ngươi có tin không?Hán tử mặt sẹo đâu dám trái lời, vội gật đầu đáp:- Tin! Tôi tin!- Thế là tốt! ngươi có thể quay về phụng mệnh!Rồi cầm quả cầu vốn là Hàn Tinh vo lại bỏ vào túi hắn.Hán tử ngập ngừng nói:- Tôi tin, thế nhưng …Thiếu niên tuấn mỹ cười hỏi:- Chủ nhân Hàn Tinh không chịu tin lời ngươi đúng không?- Dạ! Dạ! Chính tôi muốn nói như thế!- Cái đó rất dễ! Trong trường hợp đó cứ bảo hắn đến tìm ta.- Các hạ là …- Ta đã dùng chỉ lực viết danh hiệu mình lên quả cầu đó rồi. Hắn nhìn thấy tấtbiết rõ.Hán tử mặt sẹo dạ một tiếng, nhưng vẫn ngồi bất động.Thiếu niên tuấn mỹ hỏi:- Sao ngươi còn chưa đi?- Tiểu nhân.. không thể cử độngThiếu niên à một tiếng nói:- Ta quên mất!Vừa dứt lời, hán tử đã đứng lên được ngay, không dám nói thêm câu nào, cũngkhông nhìn Trương Viễn Đình lấy một lần, vội vàng lẻn ra khỏi lều.Trương Viễn Đình thấy dáng đi của hán tử mặt sẹo thất kinh hỏi:- Công tử phế mất võ công của hắn rồi sao?Thiếu niên tuấn mỹ cười đáp:- Không ngờ Trương lão chủ có kiến thức uyên thâm như vậy!- Công tử quá khen! Vì chúng tôi mà công tử chuốc phiền phức vào người, tôithật áy náy bất an …- Có gì mà phiền phức? Chẳng lẽ chủ nhân Hàn Tinh đáng sợ đến thế sao?Trương Viễn Đình nghiêm giọng nói:- Công tử còn chưa biết đó thôi. Chủ nhân Hàn Tinh nhất thân võ học cao cườngkhông ai lường được, hành sự thì thần bí, hạ thủ hung tàn độc ác. Khi Hàn Tinh xuấthiện là không có cơ may nào sống sót, nói rằng uy chấn thiên hạ không sai chút nàokhiến hắc bạch lưỡng đạo đều kinh hồn táng đởm.Thiếu niên tuấn mỹ cười nói:- Nếu vậy thì phiền thật!Trương Viễn Đình tiếp lời:- Vì thế tôi mới áy náy bất an.- Dù sao thì chuyện cũng đã rồi, còn nói làm gì nữa? Tại hạ thấy hai vị khôngnên tiếp tục ở lại Khai Phong này nữa. Trước khi tên kia trở về bẩm báo lại với chủnhân của Hàn Tinh hãy mau rời khỏi đây.- Còn công tử?- Việc đó không quan trọng. Tại hạ đã dám hủy đi Hàn Tinh tức là tự tin rằng đốiphó được với hắn. Trương lão chủ không cần đảm tâm.Trương Viễn Đình vẫn do dự:- Chính tôi đã gây ra tai họa này sao nỡ bỏ đi được?Thiếu niên tuấn mỹ nghiêm giọng hỏi:- Nhưng Trương lão chủ có tự tin rằng mình có khả năng đối phó được với chủnhân Hàn Tinh không?Trương Viễn Đình vội vã lắc đầu:- Đâu dám? Tiếp hắn một chiêu còn không nổi …- Nếu vậy thì hai vị nên đi ngay. Tại hạ tự tin có thể đối phó được với hắn nhưngkhông đủ sức chiếu cố đến hai vị, xin đừng làm khó thêm cho tại hạ…- Đã thế cha con tôi xin tòng mệnh vậy. Nhưng ân sâu chưa đáp, tuy không có hyvọng gì cũng dám hỏi quý tính đại danh …Thíêu niên cười đáp:- Trương lão chủ! Gặp chuyện bất bình rút đao tương trợ là bổn phận của ngườihọc võ chúng ta, xin đừng nó đến báo phục. Nhưng lão chủ nguyện ý kết giao bằng hữuthì tại hạ có thể phục tính báo danh.Trương Viễn Đình vội nói- Đó là phúc phần và vinh hạnh của tôi…- Trương lão chủ đừng khách khí. Tại hạ họ Liễu, tên Ngọc LânTrương Viễn Đình kinh hoảng thốt lên:- Đương thế Tứ Khối Ngọc …Thiếu niên cười gật đầu:- May mắn trong tên tại hạ có một chữ Ngọc!Trương Viễn Đình vừa sợ vừa mừng nói:- Thì ra chính là Liễu đại hiệp trong Tứ Khối Ngọc danh lừng thiên hạ TrươngViễn Đình thật có mắt không tròng!- Trương lão chủ khách khí quá! Thôi đừng do dự nữa, hai vị nhanh đi đi! Trươnglão chủ đã nguyện ý giao bằng hữu với tại hạ thì sau này còn có cơ hội gặp nhau.Trương Viễn Đình tỏ vẽ khiếp sợ vội nói:- Xin vâng! Xin vâng! Chúng tôi xin đi ngay!Nói xong kéo tay nữ nhi định đi.Liễu Ngọc Lân bỗng nói:- Trương lão chủ, có thể thỉnh giáo phương danh lệnh ái không?Trương Viễn Đình có điều gì lo sợ gượng cười đáp:- Tên xấu lắm, xin công tử đừng cười. Nó là Trương Tiêu LanLiễu Ngọc Lân à một tiếng, gật đầu nói:- Trương Tiêu Lan … tên đẹp quá, cũng giống như bản thân Trương cô nương vậy!- Công tử quá khen!Liễu Ngọc Lân cười đáp:- Thôi nhị vị xin đi nhanh cho! Ngày khác chúng ta lại gặp nhau.- Xin vâng!Nói xong dắt tay nữ nhi vội vàng bỏ đi.Nhìn theo cha con họ Trương khuất cuối dãy phố rồi, Liễu Ngọc Lân nhìn lêntháp chuông Đại Tướng Quốc Tự cách đó mười mấy trượng cao giọng nói lên:- Ngươi tốt số đấy, gặp khi ta dễ tính. Mau về bẩm với quý thượng tối nay vàocanh ba đến Long Đình chờ ta.Tiếng vừa dứt, từ tháp chuông có người hừ một tiếng, tiếp đó là bóng trắng bayvút thẳng tới Liễu Ngọc Lân.Từ tháp chuông đến ngôi lều tới gần hai mươi trượng, thế mà người ở trên có cóthể xuất thủ phóng tới một thứ ám khí với tốc độ kinh nhân như vậy chứng tỏ công lựckhông phải là tầm thường.Liễu Ngọc Lân hừ một tiếng nói:- Ta đã có ý tha cho ngươi, thế mà không biết trời cao đất dày là gì. Thôi được!Cho ngươi biết chút lợi hại.Nói xong nghiến răng phất mạnh chiếc chiết phiến.Chỉ thấy tia sáng đang bay tới vút vút bật ngược trở lại theo đúng hướng vừa phátđi, nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều.Chớp mắt, từ tháp chuông vang lên tiếng kêu thảm, lúc sau có nhân ảnh lao vútvào khoảng không xé gió lao đi.Liễu Ngọc Lân cười nhạt nhìn theo rồi thong thả ra khỏi lều, không lâu sau cũngmất hút.oOo