- Ông nên biết rằng: quá nửa đởi người, tôi đã sổng bằng nghề cờ bạc. Muốn sống về nghề cờ bạc, phải cỏ cách trừ khử những cái đáng nơm nớp lo ngại là cái đỏ cái đen... Hiện nay anh em tôn tôi là... trùm đảng bạc bịp. Trước khi lên được địa vị này, tôi cũng đã lắm phen phải đóng những vai trò mòng với quých cho một lũ bạc bịp tiền bối họ móc xé ruột gan đấy, ông ạ. Những lúc thất cơ lỡ vận trước là vốn buôn cho tôi được hưởng cái lãi là cái địa vị... bây giờ. Người đang kể tiểu sử của mình ra cho tôi với anh Vân nghe chính là ông ấm B... ở ngõ Hàng Cá. Trong gian phòng gác mà cách bày biện đủ tỏ rằng chủ nhân cũng là hạng người thiệp đời, lịch sự, chúng tôi đã được ông trùm tiếp một cách nhã nhặn mà lại được cả dịp đón nhặt tài liệu cho cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên đây. Những người chỉ nghe danh mà không biết mặt ắt phải tưởng tượng rằng đến hạng người đáo để này thì từ nét mặt, giọng nói, dáng đi cho đến tà áo, gấu quần, tất nhiên cái gì cũng phải có vẻ bịp cả! Trái lại, ông ta là người trông đẫy đà, bệ vệ như một ông hậu bổ hoặc một viên tri châu 1 nào. Hai con mắt rất sắc sảo, có đủ vẻ đối địch với đởi, tiểu nhân cũng được mà quân tử cũng được. Miệng nói có duyên một cách lạ, thường hay mỉm cười để "giá trị" cho câu chuyện: nhất là những lúc gọi đến thằng nhỏ thì tiếng đồng sang sảng, thật là có giọng quan! Chúng tôi họp mặt nhau mới độ một giờ mà trong câu chuyện đã thấy ngay cái không khí nồng nàn, tri kỉ. Được dễ thân như thế là vì có anh Vân, người cùng đi với tôi để thăm ông ấm, trước nay đã làm "chim mồi" cho ông đê săn các bạn già cụ phán bên tỉnh Bắc cùng những tín đồ của "đổ bác giáo" bao nhiêu lần rồi. Vì vậy, ông ấm mới chẳng ngại kể lể tâm sự và nói rõ cả những bí mật nhà nghề đáng giấu kín cho chúng tôi nghe. Nhưng trước khi cho biết những cái "vành ngoài vành trong", ông hãy làm trạng sư cho ông, cho địa vị xã hội của ông, và cho cái nghề không có môn bài của ông đã. - Tại sao tôi, dòng dõi gia thế, lại làm đến cái nghề... bất nhã này? Thưa ông, nếu tôi có thật không ra gì thì cái đó cũng chẳng phải lỗi tự tôi, tôi đã bị hại về hoàn cảnh xấu của xã hội. Nhưng tôi chỉ tự trách mình và vẫn nên tự trách xã hội. Sống ở cái xã hội cờ bạc, tôi chỉ biết rằng tôi đã là kẻ rong chơi bài bạc tự lúc thiểu thời. Tôi đã thua vì đỏ đen, tôi lại còn thua vì bịp nữa! Tôi đã phải xa gia đình vì phá tan cơ nghiệp, tôi đã khốn khổ, ê trệ - ê trệ nhiều phen lắm, hai ông ạ - cho nên chính ngày nay là ngày tôi đang trả thù cái bọn đã làm tôi hư hỏng, đã ngăn rào mọi đường công danh tiến thủ của tôi. Đỏ có là công lí không? Tôi tưởng: làm việc thiện dể đền ơn việc thiện, lấy việc ác để trả nghĩa việc ác, thế mới là biết sống ở đời... Nói cho cùng, tôi cũng vui vì đã làm, đang làm, sau này nữa cũng vẫn cứ làm cái nghề bất lương, cái nghề tôi cho là phải. Tôi chỉ buồn có một nỗi: không theo đuổi nổi sự nghiệp của ông cụ nhà tôi... Đến đây, ông ấm ngừng lại, có vẻ buồn rầu. Ông có ý chờ một câu phê phán. Tôi vội phải lộ sự tôi hiểu ý một cách kín đáo là đưa mắt nhìn cái ảnh lớn trong một khung vàng chói một ông cụ đi hia, mặc áo rồng, đội mũ cánh chuồn từ một chỗ trịnh trọng giữa bàn thờ nhìn một cách nghiêm khắc xuống lũ chúng tôi. Cử chỉ ấy có lẽ khiến ông ấm được một vài phút tự kiêu, nên lại vui lòng: - Vậy các ông coi cờ bạc là hạng thế nào? Tâm lí họ ra sao? Họ khôn hay họ dại đấy... Hai chủ khôn với dại trong sự bài bạc không có nghĩa nhất định. Nếu ông thua để vợ con phải nheo nhóc, thiên hạ sẽ đua nhau chê ông là dại thật dấy, nhưng nếu ông được tiền nghìn bạc vạn để tậu nhà tậu ruộng, thiên hạ họ lại xô nhau vỗ tay, ca tụng ông là khôn! Những anh cờ bạc toàn là những anh - xin lỗi các ông - những anh... "khôn sặc máu mồm" ra cả dấy, chứ các ông bảo họ dại cái nỗi gì? Tôi đây, tôi đã là một thằng dại mãi rồi mà tôi lại cứ muốn cầu cái khôn trong cái dại, nên mới phải tìm một cách "bảo hiểm" cho sự khôn! Ông ấm cả cười. Chúng tôi cũng cười. Sau ông tiếp nốt (từ đây trở đi, tài hùng biện của ông mỗi lúc một tăng): - Thế các ông coi cái nghề của tôi bằng con mắt thản nhiên hay bằng con mắt khinh bỉ? Các ông nên biết: tuy là bịp, tôi vẫn không làm một việc nhỏ mọn gì là bất nghĩa cả. Trong đám bạc, người đời đã chỉ những muốn ăn thịt lẫn nhau cả, thì dù có bất nghĩa, tôi cũng chỉ bất nghĩa với một bọn bất nghĩa, chứ những người hiền lành không tham lam, không muốn ăn thịt ai cả, có khi nào đến nỗi bị chúng tôi hại đâu? Xem ý anh Vân lại được hài lòng, vui sướng hơn cả ông ấm B... vì "bài cãi" ấy. Rồi anh nối lời thuyết mãi, thuyết mãi... về cái nghĩa chính danh của sự bất nghĩa ở thời buổi vật chất, kim tiền này. Buổi nói chuyện kéo đến lượt hò đun nước thứ ba. Chúng tôi phải đứng lên, xin cáo từ. Lởi nói cuối cùng của ông ấm B... là một câu phàn nàn về nạn kinh tế, về nỗi mòng, két mỗi ngày một hiếm, không được mùa săn. Ông ta dặn chủng tôi nên rất để ý vào sự từn đất để làm tiền. Lời dặn ấy làm cho tôi phải nghĩ ngợi mãi? Vì sao? Vì nếu đối với ông ta, tôi không có mòng, sẽ bị coi là đồ vô tích sự, và sẽ mất dịp đi lại với ông về sau. Thành thử ở vào trường hợp ấy, tôi rất thèm thuồng ham muốn địa vị của anh Vân. Anh Vân tuy chưa cỏ gan dắt bịp đến bắt các anh em bạn thân, song anh ta cũng còn may vì có được một ông thân sinh ham mê hên bạc. Và mấy ông tóc bạc, bạn của ông cụ ấy nữa. Chỗ để đào tiền đã có sẵn, anh ta l!!!13118_4.htm!!!
Đã xem 40270 lần.
http://eTruyen.com