Chương IX


Tựa (in lần thứ nhì)

     ác ông bạn tôi đi xa về đều nói: “Có ra nước ngoài mới thấy dân tộc mình về sự thông minh, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, không kém một dân tộc nào khác. Đừng nói Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, đến ngay như Trung Hoa, Nhật Bản, Gia Nã Đại, Huê Kỳ... cũng không hơn mình được”.
Những nhận xét đó thường có tính cách chủ quan và hấp tấp, chỉ đáng tự một phần nào thôi. Nhưng ôn lại lịch sử của tổ tiên thì nhiều khi chúng ta cũng đáng tự hào về nòi giống của mình lắm. Những vũ công oanh liệt phá Nguyên, diệt Thanh thì ai cũng biết cả rồi, chúng tôi không muốn nhắc lại, hôm nay chỉ xin so sánh công cuộc duy tân của ta với công cuộc của Trung Quốc.
Nước ta chỉ nhỏ bằng một tỉnh của Trung Hoa, dân số của ta chỉ bằng một phần hai mươi hay một phần ba mươi của họ, ta lại ở trong một hoàn cành khó khăn hơn họ nhiều - ta hoàn toàn mất chủ quyền, chỉ là một bán thuộc địa - vậy mà cuộc vận động duy tân của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục oanh liệt và có ảnh hưởng không kém gì cuộc duy tân của nhóm Khang, Lương thời cuối triều Mãn Thanh.
Phong trào của ta phát động sau họ khoảng mươi năm - họ năm 1898, ta năm 1907 - nhưng như vậy không nhất định có nghĩa rằng ta giác ngộ sau họ; có thể là vì cho tới cuối thế kỷ trước, các nhà ái quốc của ta vẫn chua chịu bỏ khí giới, và nhất quyết sống mái với quân xâm lăng; tới đầu thế kỷ này thấy con đuờng xả thân đó khó thành công được, mới chuyển hướng qua một đường lối khác, mở mang dân trí, bồi dưỡng dân khí, tức con đường duy tân.
Vì phát động sau Trung Hoa tất nhiên chúng ta rút được kinh nghiệm của họ, chịu ảnh hưởng ít nhiều của họ - những sách báo của Khang, Lương, các cụ trong Đông Kinh Nghĩa Thục đều có đọc cả - nhưng chúng ta vẫn có những hoàn cảnh riêng, một chủ truơng riêng.
Khang, Lương còn cầu hợp tác với triều đình Mãn Thanh - vua Quang Tự; các cụ trong Nghĩa Thục không chịu hợp tác với nhà Nguyễn, cơ hồ như không biết đến triều đình Huế nữa - các cụ Sào Nam, Tây Hồ, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... đều chửi thẳng vào mặt bọn vua quan “phường chèo” ở Huế - và tuy phải sống dưới chế độ dã man của thực dân, các cụ cũng không khi nào hợp tác với thực dân, giữ một thái độ bất khuất, làm cho chính thực dân cũng phải kính nể.
Khang, Lương hô hào bãi bỏ khoa cử, bỏ lối văn tám vế trong các kỳ thi thôi, nhưng vẫn giữ cổ văn, và mãi đến năm 1917, bọn Hồ Thích, Trần Độc Tú mới đề nghị dùng bạch thoại; các cụ trong Nghĩa Thục ngay từ 1907 đã đề cao “quốc ngữ”, dùng nó làm phuơng tiện khai hóa quốc dân, dịch sách ra quốc ngữ, làm thơ cảnh tỉnh đồng bào bằng quốc ngữ. Ta cứ nghĩ hiện nay sống sau các cụ sáu chục năm [1] mà một bọn giáo sư Đại học của ta còn nghi ngờ khả năng của Việt ngữ, ngăn cản bằng mọi sự phát triển của nó thì ta sẽ phải khâm phục các cụ sáng suốt, nhiệt tâm yêu nuớc ra sao. Người ta thường nhắc những câu bất hủ của Nguyễn văn Vĩnh: “Tiếng nước ta còn thì nước ta còn”, hoặc của Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn thì nước ta còn”, nhưng ít ai nhớ rằng hai ông đó chỉ lập lại chủ trương từ mươi lăm hai mươi năm trước của các cụ trong Nghĩa Thục.
Khang, Lương đề cao khoa học, cái học thực dụng của phương Tây, nhưng cả nhóm Khang, Luơng không có một người nào đứng ra lo việc kiih doanh, như mở xưởng dệt, mở tiệm buôn, khẩn ruộng, khai mỏ, hô hào dùng đồ nội hóa...như các cụ trong Nghĩa Thục. Khang, Lương chỉ lý thuyết, các cụ mới thực hành.
Nhóm Khang, Lương có khi đi quá xa, chẳng hạn Khang Hữu Vi đề nghị sự phân biệt quốc gia, nhân biệt trai gái, phân biệt sản nghiệp..., còn Đàm Tự Đồng có hồi muốn phá tung cái lưới luân thường, các cụ trong Nghĩa Thục không cuồng nhiệt như vậy, chủ trương hấp thụ tân học, nhưng vẫn phát huy cổ học.
Từ đây phải nhận cho tinh,
Học Tây học Hán có rành mới hay.
Học đủ cả, nhưng phải cho rành, để phục vụ quốc gia cho đắc lực, vẫn trọng luân thường, vẫn phân biệt trai gái, nhưng nhận rằng gái bình đẳng với trai và cũng có nhiệm vụ với xã hội, nhân quần như trai.
Xét về đức hy sinh thì nhóm Khang, Lương có lục quân tử [2], còn chúng ta có hàng chục cụ bị đày ra Côn Đảo, và hằng chục cụ khác bôn ba hải ngoại để rồi lén chở khí giới về nước mà chiến đấu với quân xâm lăng cho tới chết.
Về ảnh hướng của phong trào thì chúng ta có thể tin rằng khắp thế giới, không có cuộc vận động nào trong những hoàn cảnh khó khăn mà chỉ có mấy tháng lan tràn khắp trong nước, thành đề tài cho biết bao bài ca ái quốc được dân thuộc lòng như công cuộc duy tân của Nghĩa Thục.
Như vậy các cụ trong Nghĩa Thục có kém gì bọn Khang, Lương đâu, dân tộc chúng ta có kém gì dân tộc Trung Hoa đâu. Tôi thấy rằng các cụ còn có phần sáng suốt, có nhiều lương tri hơn các nhà cách mạng của họ nữa, mà dân tộc ta có tinh thần đoàn kết, tiến bộ hơn họ nữa: các cụ khuyên dân cắt búi tóc, dân thấy phải nghe liền, còn dân tộc Trung Hoa cả chục năm sau Cách mạng Tân Hợi vẫn còn giữ cái đuôi sam.
Điều đó làm cho tôi phấn khởi vô cùng. Mỗi lần ôn lại lịch sử là mỗi lần vững thêm được niềm tin. Chiến tranh bi thảm hiện nay mà kết thúc, chủ quyên mà đòi lại được hết, mọi người mà có tinh thần tự lập, hạng trí thức mà biết noi gương các cụ trong Nghĩa Thục, hết lòng dắt díu khai hóa đồng bào, thì không có lý gì tương lai của chúng ta không rực rỡ vào bậc nhất nhì ở Đông Á.
Nhân đ!!!15428_20.htm!!! Đã xem 18432 lần.

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 23 tháng 2 năm 2015

Truyện Chương IX Tựa Tựa (in lần thứ nhì) Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X !!!15428_18.htm!!! Đã xem 18426 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Phụ lục II
Ít tài liệu về cụ Cử Lương và đám tang của cụ

--!!tach_noi_dung!!--
     háu chắt cụ Cử Lương hiện ở Sài Gòn cũng khá đông, chúng tôi đã lại thăm vài vị để sưu tầm bút tích, văn thơ của cụ, nhưng trong cơn binh lửa ở Hà Nội cuối năm 1946, nhà cụ ở phố Hàng Đào bị đốt phá, không còn gì cả, may mà còn giữ lại được một bức ảnh bán thân của cụ, vài ba chục bức hình về đám táng của cụ ông và cụ bà, và một số bài báo, cùng bản sao các đối trướng quốc dân phúng hai cụ.
Theo thân nhân thì cụ trứ tác khá nhiều, có xuất bản cuốn Lương Ôn Như gia huấn (1926 hay 1927). Chúng tôi nhớ hình như còn cuốn Luận ngữ cách ngôn nữa, một tập độ trăm trang trích và dịch Luận ngữ.
Hồi cụ bị giam ở Hoả lò Hà Nội, tụi Pháp nể cụ, không tra khảo gì nhiều.
Cụ ông và cụ bà rất quý mến nhau. Khi cụ ông sắp bị phát vãng, cụ bà tiễn biệt, dặn: “Ông ơi, ông đợi tôi với”. Khi cụ bà sắp mất, [1] cụ ông hứa: “Tôi sẽ theo bà”, và tới ngày trong nhà sửa soạn lễ thất thất, (49 ngày) thì sau một cơn bạo bệnh, cụ ông tắt nghỉ.
Cũng theo thân nhân thì bình sinh cụ thường chế thuốc trị bệnh thời khí để phát không cho người nghèo mà rồi lại quy tiên vì bệnh đó (chứ không phải vì bệnh sốt rét như có báo thời ấy đăng).
Có điều này rất buồn cho hai cụ khi về già: hai cụ có được năm người con trai, mà người nào cũng tới ba mươi tuổi thì mất, thành thử đi sau linh cữu của hai cụ, chỉ có cháu, chứ không có con, nhưng môn sinh của cụ rất đông và đều coi cụ như cha, điều đó cũng an ủi hai cụ được nhiều.
Dưới đây, chúng tôi xin trích ít bài báo thời đó để độc giả thấy cảm tình của quốc dân đối với gia đình họ Lương ra sao. Tôi xin cảm ơn ông Bà Cung Duy Độ, nhất là Bà Nguyễn Công Tốn, con gái cụ Lương Trúc Đàm, đã cho chúng tôi mượn những tài liệu đó và cho phép chụp lại tấm hình cụ Cử in ở đầu sách.

*

CẤT ĐÁM CỤ CỬ LƯƠNG ÔN NHƯ
Hà Thành Ngọ báo ngày 14 6 1927.
Trái lại với tin bản quán đã đăng trước, thì ngay hồi 5 giờ rưỡi chiều hôm qua đã cất đám cụ cử Lương.
Mới thoạt nghe tin này thì ai cũng lấy làm lạ là vì cụ mới mất sáng hôm qua mà sao công việc lại cử hành một cách hống tống như vậy. Người ta đồn rằng tòa Đốc lý nhận được một lá thư nặc danh của một tên phi nhân loại nào gởi đến nói rằng cụ mất vì bệnh thời khí, chớ thực ra thì cụ vì bệnh sốt rét (bệnh già) mà từ trần. [2]
Cũng vì lá thư nặc danh ấy, nên sở Vệ sinh tức khắc bắt phải cất đám đi ngay (...)
Tuy chưa kịp cáo phó, các báo chương tuy chưa kịp đem tin buồn báo cáo khắp nơi mà người đi đưa cũng không phải là ít (...) Lúc đám mới khởi hành, thê thảm nhất là vẳng nghe trong nữ quyến đi đưa sau linh cữu có tiếng khóc rằng: “Ối, Cha ơi, chỉ vì yêu nước thương dân nên người ta mới làm khổ thân cha đến nỗi nước này...” (...) Lạ có một điều là người đi đưa đám lúc ban đầu ước chừng ba bốn trăm người, rồi dần dần qua các phố, người theo đưa thêm đông dần, đến lúc hạ huyệt thì có đến non nghìn người (...).
Lại có một điều lạ nữa là đám cụ Cử tuy sơ sài mà có vẻ đặc sắc long trọng hơn, là các vị thám tử Tây Nam đi theo gìn giữ trật tự rất nhiều, khiến cho đám đi càng được thêm lắm vẻ oai nghiêm (...). [3]

*

CẢM TÌNH ANH EM LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI CỤ CỬ LUƠNG VĂN CAN
Hỡi đồng bào!
Lương chí sĩ nước nhà tạ thế,
Cái buồn chung há dễ riêng ai.
Tôi là lao động thiển tài,
Lòng thành tỏ dấu bi ai anh hùng.
Hỡi đồng bào Lạc Hồng Nam Việt,
Cái buồn chung phải quyết cùng nhau,
Thương nhà chí sĩ công lao,
Vì dân vì nước tiêu hao một đời.
Mấy chục năm bên trời góc biển,
Cụ Can cùng ông Quyến lao đao,
Cha con hết sức hô hào,
Rung chuông thức tỉnh đồng bào ngủ mê.
Dạ chí sĩ không hề thay đổi,
Gan anh hùng sôi sổi mấy phen.
Cố công dìu dắt dân đen,
Tấm lòng khảng khái chẳng phiền hiểm nguy,
Thân chẳng ngại lưu li đất khách,
Ý không buồn xa cách vợ con Kính thay lòng dạ sắt son,
Những lời tâm huyết hãy còn đinh ninh.
Phưởng phất nhớ Đông Kinh Nghĩa Thục,
Cảm xúc lòng kính phục Đại nhơn.
Một đời tỉnh táo tinh thần,
Làm hết nghĩa vụ người dân sanh thời.
Khuyên đồng chủng học người Âu Mỹ,
...............
[4]
Tô điểm lại non sông gấm vóc,
Truyền bá thêm văn học cao xa.
Lấy nước người sánh nước ta,
Nước người tấn bộ, nước ta thẹn thùng.
Xưa ta lắm anh hùng hào kiệt,
Tên còn ghi sử Việt Nam nhà,
Biết bao nguy hiểm phong ba,
Vì dân vì nước vì nhà quên thân.
Nay sao cứ vững chân nô lệ,
Phó mặc người hộ vệ cho ta.
................
[5]
Ai ơi! ái chủng đừng quên
Dắt nhau kéo riết tới đền văn minh.
Lột bỏ hết thân danh nô lệ,
Cố kết dây đoàn thể kim thời,
Làm cho bền vững hơn nguời,
Ấy là việc gốc của người nước ta.
Đồng bào! Xin chớ bỏ qua.
Lao động Chu. V. Tân.
Sài Gòn.
(Đông Pháp thời báo 24-6-27).
Đặc biệt nhất là các thương gia ở Nam Việt chẳng những trọng tinh thần ái quốc của cụ mà còn mang ơn cụ đã “chỉ đường cho đi buôn bán tại các xứ xa xôi nữa”. Đoạn dưới đây trích trong bài Thương giới Việt Nam đối với lễ truy điệu Lương chí sĩ của ông Trần Chi Cổ, thương gia tại đường d’Espagne, Sài Gòn, là cũng đăng trong Đông Pháp thời báo ngày 24-6-27.
“(...) Ấy, đương trong vòng đày ải đó, không còn cách sanh kế gì nữa, cụ mới lập nhà buôn, ở Côn Nôn [6] buôn đồi mồi, các đồ vặt, về Cao Man lại buôn lụa, buôn các vật dụng, làm thuốc, thế là cụ đã mở đường cho nhiều người Việt Nam trước kia sợ Cao Man “ma thiêng nước độc” bây giờ cũng bắt chước sang buôn bán, sau này trở nên rất giàu có. Coi đó thì biết công của cụ không riêng ở phần gốc, mà có cả ở phần ngọn, không riêng ở chánh giới, mà có cả ở thương giới nữa.
Vậy trong nhà buôn ta, đối với Lương tiên sinh, không những kính mến cụ về lòng yêu nước thương nòi của cụ mà lại phải biết ơn cụ đã chỉ đường cho ta đi buôn bán tại các xứ xa xôi (...)”.
Sau cùng tác giả bài đó hô hào các bạn đồng nghiệp chẳng những dự buổi lễ truy điệu cụ mà còn “đồng tình đóng cửa bữa chủ nhật tới đây để tỏ lòng thương mến đau xót”.
Đối trướng rất nhiều, chúng tôi chỉ xin trích hai câu đối một Hán, một Nôm:
Khảng khái do tồn, mẫn thế khởi ưng tiên yếm thế,
Thám tức thử khí, bổ thiên vị liễu hoặc do thiên.
Nguyễn Hữu Tiến [7]
đại ý là:
Lòng khẳng khái của cụ vẫn còn, cụ vốn lo cho đời mà sao vội lìa đời trước tôi.
Cụ ra đi, tôi than thở, công việc vá trời chưa xong có lẽ do mệnh trời chăng?
Năm ngoái khóc cụ Phan, năm nay khóc cụ Lương, non sông đẫm lệ
Chuyện cha ở đất Miên, chuyện con ở đất Thái, sử sách sinh hương.
Trần Đăng Huyên, Ngô văn Triện. [8]
Chú thích:
[1] Cụ bà húy là Lê thị Lễ, mất ngày 24-1927, hưởng thọ 75 tuổi. Vậy là cụ bà cùng tuổi với cụ ông.
[2] Như chúng tôi đã nói cụ mất vì bệnh thời khí, nhưng chắc người trong nhà giấu, tuyên bố là vì bệnh già; rồi có kẻ “phi nhân loại” nào đó tố cáo như vậy.
[3] Trong bài này cũng như trong mấy bài sau, chúng tôi đã sửa vài lỗi chánh tả.
[4] Chắc là đã bị kiểm duyệt ba câu vì bỏ trắng khoảng ba hàng.
[5] Chắc là đã bị kiểm duyệt một đoạn tám câu, vì bỏ trắng khoảng tám hàng.
[6] Tác giả đã lầm: cụ không hề bị đày Côn Lôn. Ta nhận thấy cụ Lương quả có tinh thần mới, trọng thực tế, biết kinh doanh. Các cụ khác trong Nghĩa Thục bị an trí thì chỉ làm thuốc, dạy học hoặc làm ruộng, chứ không ai mở tiệm buôn như cụ. Ta nên nhớ nhà nho vốn “ức thương”.
[7] Có lẽ là cụ Đông Châu, tác giả những cuốn Giai nhân di mặc, Luận ngữ quốc văn giải thích, Mạnh Tử quốc văn giải thích v.v... Cụ sanh năm 1874 mất năm 1941.
[8] Có lẽ là Trúc Khê, tác giả những cuốn danh nhân truyện ký: Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 23 tháng 2 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--