Chương 2

     ột cơn gió thoảng mơn man lên da thịt. Buổi sáng đầu tiên ở Huế êm đềm quá. Những tế bào trong người Phượng như bừng bừng thức dậy. Phượng chớp chớp mắt nằm im để đón nhận những cảm giác mới lạ từ bầu không khí dịu dàng trầm mặc một cách đặc biệt Huế mà Phượng chỉ cảm được chứ không thể nào phân tích nổi. Giấc ngủ đêm qua tròn đầy đến nỗi Phượng khoan khoái cả người bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến. Bên cạnh, dì Hạnh đã thức dậy và ra khỏi giường từ lúc nào. Tiếng chim ríu rít chuyền cành ngoài cửa sổ. Tiếng ve râm ran vọng vào phòng. Căn phòng tràn ngập bởi gió sớm và âm thanh mùa hạ. Ta sẽ làm gì buổi sáng đẹp này nhỉ? Câu trả lời đã nằm sẵn đâu đó trong lòng Phượng, vì chưa kịp trả lời với mình mà Phượng đã nghe má nóng bừng và tim đập mạnh. Sáng nay, Phượng muốn vào sở Văn Hóa Thông Tin Thành phố để hỏi thăm lịch trình biểu diễn của các đoàn kịch sắp ghé lại Huế. Phượng muốn biết Hoàng có thể và bao giờ ghé Huế. Dứt khoát các đoàn kịch nói lưu diễn không thể bỏ qua Huế. Nhất định thế, bây giờ chỉ cần nắm bắt thời gian là đủ. Cảnh đẹp của Huế chỉ ở vị trí thứ hai sau Hoàng. Bóng dáng Hoàng luôn rực rỡ như tia nắng đầu tiên của mặt trời chiếu bừng trên đỉnh cây cau ngoài sân.
Bất giác Phượng thấy nôn nao trong dạ. Có Hoàng, mùa hè ở Huế sẽ là mùa hè hạnh phúc nhất của Phượng. Chỉ nghĩ đến lúc gặp nhau tay trong tay, dạo chơi khắp thắng cảnh cố đô, Phượng thấy ấm áp cả lòng. Niềm vui căng phồng như muốn bứt Phượng ra khỏi giường. Phượng tung chăn ngồi dậy.
- Phượng ơi, mau lên chớ. Ăn sáng còn đi chơi khẻo nắng lên cao nóng lắm.
- Dạ...
Phượng dạ một tiếng to rồi vội vã chạy xuống nhà. Nhưng vừa đến bực thang cuối cùng, Phượng lại trong một cảm giác vừa ngạc nhiên vừa bực tức vô cớ. Một người thanh niên đã chễm chệ từ hồi nào ở bàn ăn. Minh. Chàng ta nhìn Phượng nửa ngạc nhiên nửa thích thú, có vẻ trêu cợt một tí “quả đất cũng tròn cô Phượng nhỉ?”.
Dì Hạnh đang loay hoay cắt bánh mì, ngẩng lên và thấy Phượng sửng sốt, dì vội chỉ vào Minh, người cùng đi chuyến máy bay với Phượng hôm qua, giới thiệu:
- Đây là Minh, con của bác Tấn, bạn với ngoại đó. Chắc Minh chưa biết Phượng mô hỉ? Cháu của chị đó. Má Phượng với chị là hai chị em. Thôi mời Phượng tới làm quen, đi chơi đông càng vui.
Phượng lầm lì dến ngồi đối diện với Minh. Minh mỉm cười hỏi Phượng:
- Hôm qua, mới thoắt đó mà cô đã biến đi đâu mất, tài thật.
Dì Hạnh tròn mắt nhìn hai người.
- Té ra...
Phượng dành nói:
- Cháu gặp anh Minh trên máy bay. Rồi cùng đi chung chuyến xe khách ra Huế.
- Ủa, sao Minh lại đến trể vậy?
Minh cười:
- Em gặp người bạn, đứng nói chuyện một chốc rồi hai đứa rủ đi ăn. Cơm nước chuyện phiếm xong mới đến đây nên trể vậy đó.
- Chắc lại ngại không vô, sợ thiếu cơm chớ chi. Bày đặt không tề.
Phượng không thiết nói chuyện với Minh. Nàng nghĩ tên này vô duyên tệ. Nếu không có hắn ta, buổi sáng sẽ đẹp biết bao nhiêu. Có anh chàng này đi chung, làm sao Phượng có can đảm rủ Dì Hạnh đến Sở Thông tin Văn hóa để hỏi thăm về Hoàng. Anh chàng ấy sẽ cười mình thúi đầu, cái thứ con gái mà cứ đi hong hóng bồ bịch. vừa bực vừa tức, Phượng cứ cắm cúi ăn không ngẩng đầu lên. Minh như nhận biết điều đó, anh không hỏi gì Phượng nữa, mà chỉ vẩn vơ một đôi câu về tinh hình du lịch của thành phố Huế hiện nay với dì Hạnh.
- Sáng nay Phượng tính đi đâu đây?
Nghe dì Hạnh hỏi, Phượng buột miệng:
- Cháu muốn ghé Sở Thông tin Văn hóa.
Minh reo lên trong lúc dì Hạnh ngạc nhiên nhìn Phượng như muốn hỏi lý do.
- Trời ơi, sao ý Phượng giống ý tôi vậy không biết. Tôi cũng đang muốn ghé Sở Thông tin một chút.
Phượng tức tối, không dằn được nàng nói giọng lạnh ngắt:
- Không cần phải ghé Sở cho mất thì giờ, mình vô nội đi chơi trước, đến chiều hãy ra phố.
Dì Hạnh càng ngạc nhiên hơn cứ trố mắt nhìn. Minh cúi dầu xuống một giây rồi ngẩng lên nói, giọng buồn buồn:
- Phượng và chị Hạnh vô!!!15807_3.htm!!! Đã xem 5198 lần.

sưu tầm: casau
Nguồn: https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/
Được bạn: Ctly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 1 năm 2016

- Không có ai sai tôi hết. Bởi cả nhà không có ai, tôi từ Thuận An về sớm. Một mình chị Sáu thì làm sao xong việc được. Ông bà Ngoại đã già. Tôi phận con cháu nên tự giúp một tay.
Phượng sừng sộ:
- Anh ám chỉ tôi và dì Hạnh không... Đó chắc?
Minh lắc đầu nhẹ nhẹ:
- Phượng lầm rồi. Chị Hạnh và Phượng mời khách. Gặp lúc bận tôi giúp không được sao?
Thấy mình vô lý, Phượng hơi hối hận, nàng dịu giọng:
- Cám ơn anh, thôi để Phượng bê cho. Anh làm người ta nói chết.
Phượng dằn soong đá trên tay Minh, nhưng anh giữ lại:
- Khéo ướt đồ đẹp bây giờ, nặng lắm, lỡ làm tôi làm luôn cho gọn.
Có tiếng cười ở đằng sau.
- Cả hai cùng bê cho nó đồng đều.
Phượng bực mình quay lại. Thùy Linh đang cười trêu Phượng, nhưng đằng sau là Hoàng. Anh liếc nhìn Minh cười nửa miệng rồi bỏ đi. Phượng vùng vằng đi ngược về phía bếp trong khi tiếng Thùy Linh trong vắt như thủy tinh, liếng thoắng nói chuyện với Minh:
- Anh Minh là bạn học của Phượng? Không phải à? Vậy là bà con rồi... thấy chưa Linh đoán đúng như thần.
- Cô có thể là một thầy bói gỏi đấy. Nhưng trước hết, mời cô vào, nếu không bún bò sẽ ế mất...
Phượng dừng lại một giây ở cửa bếp lắng nghe Linh và Minh nói chuyện. Không dằn được Phượng lẩm bẩm.
- Con gái gì kỳ quá, thấy ai cũng xáp vô nói chuyện được.
- Ủa, răng Phượng chưa lên tiếp khách mà đứng dưới ni. Để dì Sáu lo cho.
Dì Sáu dúi vào tay Phượng lọ tương ớt xào sả rồi đẩy Phượng lên nhà.
Mọi người đã vào bàn gần đủ. Khi nhìn chỗ ngồi của mình, Phượng mới thấy mình dại dột. Ông Long ngồi cạnh ngoại rồi đến bà ngoại, dì Hạnh. Hoàng và Thùy Linh ngồi ở phía đối diện cùng với các bạn trong đoàn kịch. Và dù muốn dù không Phượng phải ngồi vào chỗ trống kế Minh. Chưa bắt đầu mà Phượng đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì buồn vì tức.
- Xin mời.
Ông ngoại nâng ly bắt đầu bữa ăn vui nhộn lẫn đôi chút cổ kính, nghiêm trang. Đứng tuổi và trầm tĩnh nhất, ông Long xem bộ rất tương đắc với ông ngoại. Câu chuyện thời sự trong nước, thế giới khô khan đã chuyển sang chuyện văn nghệ xưa và nay.Thỉng thoảng Hoàng và bạn bè xen kẽ vào một ít chi tiết và câu hỏi phụ. Mọi người lại bàn về những vở ca kịch diễn từ hồi ông ngoại còn trẻ và các nghệ sĩ danh tiếng còn sống hiện nay không bao người. Ngoại nói đến nhân vật Lữ Bố, Điêu Thuyền, Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi. Càng nói mắt ngoại càng sáng, miệng ngoại càng tươi như ngoại đang sống lại quãng đời tươi trẻ.
- Hồi đó, tui thường trốn nhà xem chầu văn, hết chầu văn thì đến rạp coi hát bộ. Còn nhớ hồi dó tui coi tuồng Quan Công phò nhị tẩu, coi xong mê hát bộ luôn. Hễ cứ mở màn, trước khi Quan Công hoặc Trương Phi xuất hiện, người ta đốt hương, vàng bạc cúng trước. Không biết bây chừ người ta có làm như rứa không? Chắc hết rồi cũng nên. Thời buổi nguyên tử ai còn mê tín dị đoan như rứa.
- Có một vở diễn xưa vẫn còn ăn khách là vở cải lương Lữ Bố hí Điêu Thuyền, bác có thích xem cải lương không?
Ông ngoại cười sảng khoái:
- Tui còn nhớ cái vai Lữ Bố do cô Phùng Há đóng. Hay thiệt là hay. Bây chừ chắc cô cũng già bằng tui rồi, không còn sức để ra sân khấu nữa.
- Dạ, đúng vậy. Các nghệ sĩ lão thành ấy bây giờ chỉ dám nhận việc truyền lại nghề nghiệp, kinh nghiệm của mình cho lớp con cháu sau này.
Dì Hạnh thấy mọi người mãi mê nói chuyện nhắc khéo.
- Quý bạn để mấy cái bánh lá chả tôm của dì Sáu khóc lóc nãy giờ đó.
Cả nhà cười xòa, vui vẻ ăn uống. Hoàng gắp cho Thùy Linh những miếng chả tôm lớn. Và bên này Minh cũng gắp cho Phượng bánh, chả. Ông Long thì tiếp ngoại và dì Hạnh. Ai cùng tỏ ra lịch sự với người bên cạnh mình, nhưng Phượng vẫn nghẹn ngào không ăn được. Hình như Hoàng không lưu tâm gì đến Phượng. Không nhìn xem Phượng có ăn được không, kể cả ánh mắt âu yếm. Lẽ ra anh phải tế nhị tìm một chỗ bên cạnh Phượng. Và cả anh chàng Minh vô duyên cũng tự nhiên chiếm một chỗ mà lẽ ra không phải của anh ta. Hình như mọi thứ đều hùa nhau làm khó Phượng. Phượng gắp miếng chả đưa lên miệng, nhưng chán nản đặt lại trên chén.
Chỉ một thoáng Minh đã hiểu hết và đoán ra một phần mối quan hệ giữa Phượng và Hoàng. Hình như họ đang giận nhau thì phải. Chàng thấy tội nghiệp cho cô bạn gái nhưng đồng thời một nỗi buồn nhè nhẹ len vào hồn.
Minh nói nhỏ:
- Phượng ăn đi chứ.
Phượng giật mình cuối xuống tô bún còn nguyên.
- Vâng, nếm tới nếm lui đâm ngấy, với lại Phượng hơi mệt.
Linh cũng cười nói:
- Đàn bà lỗ lã vậy đó. Làm nhọc mà đến khi ăn lại không thấy ngon. Phải không anh Hoàng?
Hoàng cười:
- Có lẽ Phượng bị mệt vì đã tắm nắng khá nhiều. Hay là Phượng nhịn miệng đãi khách?
Phượng ngượng cười trong khi Hoàng gắp miếng nem chua bỏ vào bát Phượng.
- Phượng cố ăn đi sẽ hết mệt ngay.Nếu nhức đầu thì phải uống thuốc.
Một cử chỉ săn sóc nhỏ của Hoàng cũng đủ làm Phượng tươi tỉnh lại. Phượng thong thả nếm món nem chua, lòng thầm hối hận vì mình quá hẹp hòi.
Hình như ông Long và dì Hạnh đang bàn một chuyện gì thú vị lắm thì phải. Phượng thấy ông Long chồm người về phía dì Hạnh để nghe một cách chăm chú, còn dì Hạnh tươi cười nói mặt đỏ hồng, ánh mắt long lanh. Bắt gặp ánh mắt Phượng, dì nhỏ giọng và chấm dứt câu nói bằng cách tiếp thêm ngoại a bánh bèo.
Khi bữa ăn xong, trăng đã lên cao. Ngoài vườn sáng mát. Ông Long đề nghị ra vườn uống trà. Dì Hạnh bê một a bánh đậu xanh ướt và một a mè xửng. Ông bà ngoại kiếu từ về phòng nghỉ. Phượng phụ với dì Sáu dọn dẹp. Khi quay trở lại mọi người đã ra hết ngoài vườn. Phượng hối hả ra theo, quanh chiếc bàn tròn chỉ còn có dì Hạnh ông Long và hai người bạn Hoàng trong ban kịch. Phượng có cảm giác như ai vừa phủ một tấm vải đen trong đầu. Không lẽ như vậy? Tại sao họ cứ tìm cách ở riêng với nhau? Lẽ ra, Hoàng phải tìm cách gần ở Phượng mới đúng vì Phượng là người yêu của anh kia mà? Phượng không còn tin là Hoàng giữ ý cho mình. Lòng như lửa đốt, Phượng nôn nóng muốn tìm biết sự thật. Không thể cứ sống trong sự nghi ngờ như thế này được. Hoàng phải giải thích cho ra lẽ. Với Linh, đó là tình bạn hay tình yêu và với Phượng, tình yêu có còn nguyên vẹn như xưa?
Phượng đi vòng bên phải khu vườn, vờ đi đến giếng nước. Khu vườn rộng xạc xào tiếng lá. Những táng cây ăn trái giao nhau tạo nên vòm tối lỗ chỗ bóng trăng. Khu vườn rộng chạy dài đến tận bến nước, đom đóm lập loè. Và đều đặn từng lúc, tiếng ve râm ran nhắc nhở mùa hè làm xao động khu vườn.
Dưới gốc ngọc lan cuối vườn, Phượng thấy thấp thoáng hai bóng người đứng sát vào nhau. Một luồng khí lạnh chạy sâu trong từng tế bào đường gân. Phượng đưa tay chặn ngực như muốn nén lại nhịp tim đang hỗn loạn. Linh và Hoàng, không ai khác, đúng là họ. Phượng run lên. Một cơn gió lay động đổ bóng sáng trăng trên chiếc áo màu hoàng yến của Linh và mái tóc rối bông của Hoàng. Họ đang hôn nhau. Phượng đứng lặng mắt nhắm lại. Những giòng lệ thi nhau rơi dài trên hai má...
Bằng một cố gắng cuối cùng, Phượng cắn răng lảo đảo bước lùi, lùi xa nữa và chạy về phía bến sông.
Trong tiếng nước vỗ róc rách vào bờ đá, trong cảnh vắng lặng hoàn toàn, Phượng để cho nỗi đau đớn chiếm ngự và òa vỡ, thế là hết tất cả, tình yêu và kỳ vọng vào tương lai. Phượng ơi, sao mầy dại khờ đến thế, Hoàng sinh ra không phải là để cho mầy. Mầy ngây thơ tin tưởng vào sự chung thủy của một nghệ sĩ, thì bây giờ đây, mầy có chịu đựng được sự phản bội trắng trợn như vậy không? Phượng tự dằn vặt mình mong nhờ vậy mà bớt đi phần nào đau khổ chăng? Nhưng Phượng lầm, càng làm vậy, Phượng càng đau xót hơn bởi có trái tim nào không đau khổ khi mối tình đầu tiên tan vỡ.
- Ủa, sao Phượng ra đây giờ này? Ờ, mà trong nhà nóng thiệt. Ra bến mát hơn. Giờ này chắc cũng trể rồi nên bên Cồn không thấy đèn, may có sáng trăng.
Giọng Minh êm êm như một lời an ủi. Phượng không quay lại cố giữ giọng cho thật bình thường.
- Trong nhà nóng quá.
- Giọng Phượng hơi khàn, coi chừng tắm nắng nhiều bị cảm đó.
Minh vừa nói vừa ngồi xuống kế bên Phượng. Phượng muốn quay sang bảo Minh để cho Phượng được yên, nhưng nàng không thể mở lời. Nỗi đau riêng tràn đầy tim óc, người Phượng như mụ đi. Phượng lại khóc và lần này nàng không buồn giấu diếm.
- Xin lỗi Phượng, Minh không...
Những giọt nước mắt tràn đầy trên má Phượng cắt ngang nửa chừng câu nói của Minh. Anh yên lặng lòng chùng hẳn xuống... Thật sự, Minh đã nhìn thấy tất cả và hiểu tất cả. Trước nỗi buồn của Phượng, Minh cũng có cảm giác buồn rầu như mình là người có lỗi. Mới gặp Phượng, nhưng sao lòng anh vương vấn hơi nhiều trước ánh mắt dịu dàng, tính tình trung thực của Phượng, Minh biết Phượng không thích gì Minh.
Ban đầu Minh cũng tự ái vì không hiểu tại sao. Giờ đây thì Minh đã hiểu. Với một tình yêu chung thủy, người thứ ba không bao giờ có chỗ đứng dù là bên lề trái tim họ. Phượng yêu Hoàng, còn Hoàng qua nhận xét tinh tế của mình, Minh hiểu rằng người con trai nghệ sĩ kia đã lãng mạn lại còn tham lam, sẽ là một người làm khổ đàn bà.
- Phượng đừng khóc nữa. Đau khổ nào rồi cũng qua đi.
Phượng quay mặt đi chỗ khác để tráng cái nhìn soi mói của Minh. Nàng cắn môi cố nén tiếng nấc và trả lời Minh như tự nói với chính mình:
- Không, không bao giờ Phượng khóc cả.
- Hay vì Phượng không thích thói tọc mạch của tôi.
Phượng cười khảy.
- Đàn ông các anh tự tin quá nhỉ? Tại sao tôi lại không thích tính tình của một người thanh niên không liên cang gì tới mình?
Nước mắt Phượng lại trào ra. Minh ái ngại nhỏ giọng.
- Phượng ơi, tôi biết Phượng rất buồn, buồn đến chết đi được mà không có ai an ủi nổi hoặc khuyên giải nổi. Nhưng công bằng mà nói, con người khó hòa hợp hoàn toàn với nhau, huống chi Hoàng là một nghệ sĩ lãng mạn. Phượng phải bỏ qua cho anh ấy.
- Anh dỗ Phượng đó à?... Thôi, Phượng chán lắm rồi. Chán lắm rồi. Anh đi đi, để Phượng một mình.
Minh ái ngại:
- Phượng à, mình vào trong đi thôi. Buổi tối ở ngoài bến không tiện.
Giọng Phượng sũng nước:
- Phượng không nhảy xuống bến đâu anh đừng lo. Phượng chỉ ngồi một chút thôi để tự xét lại mình. Còn anh, anh biết hết rồi đó, vậy còn gì nữa mà anh không để cho Phượng yên.
Vừa giận vừa đau khổ, Phượng trút những bớt lời chua cay lên Minh. Minh vừa ngạc nhiên vừa thương Phượng, anh lặng lẽ quay vào trong. Hoàng và Linh không còn ở chỗ cũ, có lẽ họ đã vào nhà. Minh nảy một ý.
Không có Linh mà chỉ Hoàng và dì Hạnh cùng ông Long quây quần quanh chiếc bàn tròn ngoài vườn. Minh đến gần Hoàng nói nhỏ:
- Phượng muốn gặp anh.
Hoàng nhướng mắt, anh đứng dậy hỏi Minh:
- Phượng ở trong phòng khách?
- Không, ở sau bến.
Hoàng liếc nhìn dì Hạnh một thoáng rồi đi nhanh.
- Ủa, Hoàng đi đâu vậy?
Minh nói bâng quơ:
- Có người nhắn hỏi.
Ông Long cười với dì Hạnh:
- Đó là một chàng trai bay bướm.
Minh ngước mắt lên bầu trời sáng ánh trăng. Chỉ một ngôi sao chơ vơ bên cạnh mặt trăng sánh rỡ, Minh nói thầm:
- Để cho họ gặp nhau, làm lành với nhau.
Nhưng rất lạ lùng, tim Minh bỗng nhói đau. Dù cố đè nén, dù có viện trăm ngàn lý do, Minh vẫn nghe lòng buồn rười rượi. Minh cầm gói thuốc ở trên bàn rút một điếu. Điếu thuốc đầu tiên trong cuộc đời.
--!!tach_noi_dung!!--

sưu tầm: casau
Nguồn: https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/
Được bạn: Ctly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 1 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--