Bà Cẩm Hằng đang cặm cụi chăm chút bình hoa hồng màu vàng vừa hái ngoài sân mang vào. Đây là loại hoa mà Vũ Thường rất thích. Sở dĩ bà Cẩm Hằng trang hoàng nhà cửa lại, vì Vũ Thường hôm trước có nói với bà, sẽ dẫn bạn đến chơi. Thọat đầu, bà chỉ nghĩ là bạn bình thường, nhưng khi nghe Vũ Thường thủ thỉ bên tai: " Con đưa anh ấy về ra mắt mẹ đấy, để mẹ khỏi cằn nhằn con mãi ".Lúc đó, bà cốc nhẹ lên đầu con gái, mắng yêu:" Làm như tồi là bà Tám nhiều chuyện không bằng. Nếu cô không muốn thì tôi chẳng thèm quan tâm tới nữa ". Tuy nói như vậy, song trong lòng bà Hằng rất vui. Là cha mẹ, ai không muốn nhìn thấy con cái của mình khi lớn có đôi có bạn. Huống chi Vũ Thường là cô con gái mà bà quan tâm nhất. Thêm vào đó, bà đã từng trải qua một thời con gái, nên bà rất hiểu đâu là sự lựa chọn đúng đắn. Làm thân con gái, coi ra không phải dễ. " Mười hai bến nước, trong nhờ... c chịu ". Bởi thế, bổ phận cha mẹ là phải có trách nhiêm sao cho con gái mình không chọn lầm người chồng tương lai là tốt. Vũ Thường, Thế Bảo về tới. Cả hai vào nhà: Vũ Thường reo khẽ:- Mẹ! Có anh Bảo đến thăm mẹ đây.- Dạ, cháu chào bác.Bà Hằng cười đáp lại: - Chào cháu. Ngồi đi cháu.- Cho cháu gửi bác ít quà a. Bà Cẩm Hằng nhỏ nhẹ:- Đến chơi là qúy rồi, mua chi tốn tiền. Cháu khách sáo quá. Vũ Thường chen lời: - Con nói đừng mua, mà ảnh cứ mua cho bằng được, mẹ a. - Dạ. Lần đầu đến, đi tay không, cháu thấy ngại quá.- Trước lạ sau quen. Lần này bác nhận, nhưng lần sau, đừng mang gì đến nhé. - Dạ. Cháu cám ơn bác. - Cháu ngồi chơi. -- Bà Hằng đứng lên. --- Để bác làm nước cái đã. Vũ Thường ấn mẹ ngồi trở xuống ghế:- Mẹ cứ ngồi nói chuyện với anh Bảo. Con xuống rửa mặt, rồi làm nước mang lên sau. Nói dứt, nàng chạy ào ra nhà sau. Bà Hằng nhìn theo con gái:- Con gái con lứa lớn rồi, đi đứng cho đàng hoàng. Chạy nhảy cứ như là trẻ con vậy. Cháu đừng cười em nó nhé.- Có gì đâu bác. Cháu thích Vũ Thường chính vì tính hồn nhiên ấy đấy ạ. Bà Hằng rót tách trà, đưa qua cho Thế Bảo. Bà bắt đầu dọ hỏi:- Ba mẹ cháu khỏe chứ? - Cám ơn bác. Ba má cháu khỏe ạ. - Gia đình cháu cũng ở Sài Gòn này?- Dạ. Ba má cháu hiện ở Long An, chỉ có mình cháu sống ở đây. - Cháu có đông anh em không?- Dạ. Ba má cháu chỉ có mình cháu. -- Thế Bảo bông đùa --- Vì thế, cháu vừa là con trưởng, vừa út luôn ạ. Bà Cẩm Hằng cười khì:- Thì ra cháu là con một. Một chút im lặng, rồi bà Hằng lại hỏi:- Cháu quen con Thường nhà này lâu chưa? - Hơn một năm rồi ạ. - Chà! Con nhỏ này coi vậy mà kín miệng ghê. Bao lần bác gạn hỏi, nhưng nó chẳng hề hé răng ra chút gì Thế Bảo xoay xoay tách trà trên tay. Anh chẳng biết nói gì ngoài việc chờ trả lời những câu hỏi nơi bà Hằng: - Bác hỏi cái này nhé. Có lẽ hơi đường đột một chút, mong cháu đừng cười.- Sao bác lại nói thế? Cháu nào dám cười bác ạ. - Bác hỏi thiệt. Có phải cháu thương con Thường nhà bác không?- Da... dạ... - Bác chi mong cháu nên suy nghĩ chín chắn.- Dạ... cháu... - Nếu cháu thật lòng, bác rất mừng. Còn như cháu chỉ quen với tính cách để quen bình thường, thì... - Dạ, thưa bác... ---- Thế Bảo ngắt ngang lời bà Hằng --- Cháu biết bác quan tâm và lo lắng cho Vũ Thường rất nhiều, nhưng cháu cũng như bác. Cháu rất yêu thương cô ấy và mong suốt đời được chăm sóc, bảo vệ Vũ Thường.Bà Cẩm Hằng phần nào yên tâm. Bà nhìn chàng trai đối diện rồi cười xòa: - Coi cháu đó. Bác chỉ nói thế thôi, cháu có cần khẩn trương đến vậy không?- Dạ, cháu chỉ muốn chứng minh lòng thành tâm của cháu thôi ạ.Bà Cẩm Hằng gật đầu:- Được rồi. Coi như lòng thành tâm của cháu, bác đã thấy. Thêm vào đó, một khi Vũ Thường đưa người con trai nào về đây, tất nhiên nó đã chọn lựa kỹ rồi. Bác tin vào tình cảm của cháu. - Cám ơn bác đã thương và hiểu cháu.Vũ Thường từ nhà sau bước lên với chiếc khay đựng ba ly cam vắt. Nàng đặt xuống bàn, rồi liếc nhìn người yêu và mẹ. Trông nét mặt họ rất vui bèn cất giọng hỏi:- Mẹ và anh Bảo đang nói xấu gì về con phải không?- Nói tốt thì có -- bà Cẩm Hằng tiếp lời -- Bây giờ có bạn trai rồi, đứng đắn đàng hoàng một chút, biết chưa?- Trời ạ! Mẹ chứ làm như con lóc chóc như trẻ nít vậy sao? Mẹ làm con ngượng quá chừng. Nàng sà xuống bên cạnh mẹ nũng nịu, bất cần sự có mặt của Thế Bảo.Bà Cẩm Hằng đẩy nhẹ con gái ra, vờ nghiêm sắc mặt:- Coi đó, có anh Bảo ngồi đây còn không thấy xấu hổ hay sao mà vòi vĩnh tôi thế này?- Mặc anh ấy, mẹ a. - Cái con bé này! -- Bà Cẩm Hằng tát khẽ vào má con -- Cứ như còn nhỏ lắm không bằng. The Bảo chỉ còn biết cười trước cách nhõng nhẽo của Vũ Thường với bà Hằng. Họ ngồi với nhau được một lúc, trò chuyện bông đùa. Sau cùng, bà Cẩm Hằng cũng tìm cách khéo léo rút lui:- Cháu Bảo ở lại dùng cơm với gia đình bác nhé? Bây giờ ngồi chơi, nói chuyện cùng Vũ Thường. Bác ra nhà sau làm vài món. - Dạ, cháu cám ơn bác.Bà Hằng đứng dậy nhìn qua con gái:- Con ngồi nói chuyện với anh Bảo thay mẹ nhé.Bà Hằng đi ra nhà sau. Vũ Thường hất mặt, hỏi người yêu:- Sao, thế nào?Thế Bảo nhướng cao đôi chân mày, hỏi ngược lại:- Sao, thế nào cái gì?- Thì anh nhận xét mẹ em ra sao?- Anh đâu có tư cách để nhận xét người lớn. Vũ Thường liếc xéo bằng nữa con mắt: - Làm như anh hiền lắm vậy? Giả bộ vờ vịt. Thế Bảo hơi chồm qua chỗ Vũ Thường, anh nói khẽ:- Nói tóm lại, mẹ... Ủa! Là bác gái rất dễ gần gũi và rất dễ cảm thông với người khác. Vũ Thường rút chiếc ống hút trên khay nước cam, ném vào người Thế Bảo:- Có người muốn vợ " ra mặt " kìa. Chưa chi cứ gọi mẹ người ta bằng mẹ hoài. - Cho anh gọi lần cho nó quen mà, trước sau gì... Vũ Thường ngắt lời:- Đừng có nằm mơ giữa ban ngày. Sớm quá đấy, cậu Hai. Được dịp, Thế Bảo nói đùa: - Sao mà " má thằng cu Tý " bắt bí " ba bằng cu Tý " hoài vậy?Vũ Thường có vẻ mắc cỡ khi nghe Thế Bảo ngạo như thế. Nàng vung tay, mặt đỏ ửng:- Quỷ nè! Ăn nói vô duyên.- Vô duyên nhưng có người thương đấy. Vũ Thường thuỗn mặt:- Không thèm nói với anh nữa.Nàng đứng dậy, nhưng Thế Bảo đã nhanh hơn, nắm lấy tay nàng giữ lại. Anh đi vòng qua, kéo Vũ Thường ngồi xuống chung ghế với anh, rồi thốt:- Không đùa nữa. Bây giờ anh hỏi em nè. - Gì hả anh?- Anh đã đến gặp mẹ của em, còn em thì bao giờ chịu theo anh về ra mắt ba má anh đây?- Từ từ đi anh. Thế Bảo nhìn thẳng vào mặt người yêu hỏi:- Từ từ là bao giờ?- Trước sau gì nàng dâu cũng ra mắt mẹ chồng mà, anh nôn nóng chi?- Đó! -- Thế Bảo chỉ tay vào mặt Vũ Thường --- Bây giờ hết chối nhé.- Hết chối cái gì chứ?- " Mẹ chồng, nàng dâu ". Hổng biết ai muốn chồng đến phát nôn đây?Thuận tay nên Vũ Thường véo một cái rõ đau vào đùi anh:- Hứ! Cho bỏ thói ăn nói lung tung. Bị cú véo khá đau trên vùng da non. Thế Bảo nhảy dựng lên. Nhưng chẳng tha, anh làm bộ gọi hơi to:- Mẹ Ơi! Con gái của mẹ ăn hiếp con đây này. Dứt câu, anh nhảy tránh ra xa vì biết thế nào, Vũ Thường cũng " phản đòn ". Đúng như anh phán đóan, Vũ Thường bật dậy, rút lấy cây chổi lông gà để cạnh đấy. Nàng dự định đuổui theo đánh vài cây để " răn đe " Thế Bảo. Nhưng chỉ được vài bước chân thì chựng lại, vì bên ngoài Vĩ Tân đang bước vào. Nàng lật đật trở đầu chổi, vờ quét quét lên bộ ghế xa lông. Còn Thế Bảo đứng như trời trồng, nét mặt thuỗn ra. Về phần mình, Vĩ Tân cũng hơi bất ngờ. Nhưng sau đó, anh làm như chẳng trông thấy gì, bước hẳn vô nhà. - Chị Thường! - Em đi đâu mới về vậy? - Thấy Vĩ Tân nhìn Thế Bảo, nàng bèn thốt -- Đây là anh Thế Bảo, bạn của chi. - Em chào anh ạ.- Chào em. Vũ Thường nào có hiểu tại sao Vĩ Tân lại nhìn Thế Bảo. Vĩ Tân nhớ lại sự việc dạo nọ Ở quán nước, Vĩ Tân mơ hồ nghĩ được phần nào tại sao Đông Sơn bày cái trò ấy, song Tân chưa dám chắc nên... Vĩ Tân chẳng hỏi gì thêm, quay lưng bỏ đi, nhưng Vũ Thường giữ lại:- Sao em không trả lời chị?- Em ở chỗ thằng Dương về. Em buồn ngủ quá - Vĩ Tân đi được vài bước, chợt xoay lại -- Chị Thường! Lát chiều, em gặp chị chút nhé. Chờ Vĩ Tân đi khuất, Thế Bảo lại ghế ngồi xuống:- Là cậu em trai mà em hay kể cho anh nghe đó hả?Vũ Thường thảy cây chổi lên bàn, gieo mình xuống ghế, giọng nàng nghe chán chường:- Nó đấy. Em không biết làm sao để cho nó nên người đây. - Có gì đâu em lo đến thế? Lúc còn trẻ, ai mà chẳng thế. Để anh nghĩ xem có việc gì giúp Vĩ Tân được không. Nhìn qua người yêu với đôi mắt ân cần, Vũ Thường chép miệng:- Em cám ơn anh. - Cái gì cám ơn. Anh và em chứ có phải là người ngoài đâu, khách sáo dữ vậy?Vũ Thường lặng nhìn Thế Bảo. Trông anh thật bao dung, chan hòa. Nàng cho rằng mình đã chọn đúng người mình yêu, đúng người để mình trao thân gởi phận. Với nàng, anh là chỗ dựa tinh thần, là điểm tựa để nàng từ đó vươn lên tầm cao hơn của cuốc sống. Từ lúc mất cha, Vũ Thường chỉ còn lại tình cảm nơi mẹ. Song nó vẫn chưa đủ khỏa lấp chỗ trống thiếu vắng tình cha, và rồi nàng gặp Thế Bảo. Có thể nói tình cảm anh dành cho nàng tuy không như thứ tình cảm thiêng liêng của tình phụ tử, nhưng nó cũng đủ bù đắp, vun đầy trong con tim thiếu thốn của nàng. Suốt buổi chiều hôm đó, Thế Bảo ở lại chơi đến trời sụp tối mới chịu rời nhà Vũ Thường ra về. Chỉ còn lại hai mẹ con trong phòng, bà Cẩm Hằng bèn thăm dò con gái:- Con định thế nào?- Thế nào gì hả mẹ?- Còn khéo hỏi. -- Bà Cẩm Hằng đang lau sơ tủ kính, dừng tay lườm con gái -- Thì chuyện của cô cậu đấy chứ việc gì nữa?- Ôi! Tụi con chưa có gì với nhau đâu ạ. Mẹ khéo lo xa..Bà Cẩm Hằng ngừng hẳn tay, xoay người lại:- Tánh của con, mẹ còn lạ gì nữa. Nếu không là người con yêu thương, dễ gì con đưa về nhà. Vũ Thường nắm lấy tay bà Cẩm Hằng, hai mẹ con cùng ngồi xuống:- Mẹ thấy anh ấy thế nào?- Chỉ mới gặp, chưa thể nhận định hết, nhưng nói chung quy, Thế Bảo là người tốt -- Nói tới đây, bà Cẩm Hằng trìu mến, khẽ vuốt lên mái tóc cô con gái, giọng của bà đều đều -- Nói sao là tốt nói sao là xấu? Bản chất thật của một con người, không thể trong một sớm một chiều có thể đánh giá hết được đâu con. Mẹ chỉ mong sau này, con tìm được tấm chồng biết yêu thương lo lắng. Bấy nhiêu đó với mẹ là đầy đủ rồi. Giàu nghèo do cái số, dù thừa tiền thừa của mà chẳng hạnh phúc thì có ích lợi gì. - Mẹ! Con cám ơn mẹ lo cho con.Bà Cẩm Hằng mĩm cười, âu yếm nhìn con:- Mẹ con với nhau, nói chi nghe lạ. Nhưng mẹ nói thật, nếu cơ hội đến, con phải biết nắm bắt. Không phải lúc nào cũng có được một người tốt như vậy đâu. - Dạ. Con sẽ nghe lời mẹ. Bà Cẩm Hằng lườm yêu:- Hạnh phúc của con là cả một đời, con nên suy nghĩ cho thật kỹ. Chớ để sau này rồi đổ thừa tại mẹ nghen, " cô Hai " Vũ Thường choàng hai tay qua ôm lấy bà Cẩm Hằng. Nàng siết nhè nhẹ, giọng nàng nhẹ tênh:- Con sẽ không lấy chồng, ở vậy để lo cho mẹ.Bà Cẩm Hằng gỡ tay con gái ra:- Cô gái nào cũng thường hay nói thế, nhưng đến khi yêu, chẳng còn biết đường về. Chừng ấy, tôi lo không kịp.- Mẹ này... -- Vũ Thường mắc cỡ ấp úng. Bà Cẩm Hằng đổi đề tài:- Lúc chiều, nhà có khách, gọi Vĩ Tân ra dùng cơm chung, nhưng nó không chịu. Nó làm gia đình mất mặt quá. Mà Vũ Thường này! Mẹ thấy mấy hôm nay, thằng Tân đi sớm về muộn. Chẳng biết nó đang làm cái gì nữa?- Được rồi. Mẹ cứ để nó cho con lo. - Con tính sao thì tính, chứ mẹ bất lực với nó rồi. - Thôi, mẹ vào phòng nghĩ cho khỏe. Con sẽ nói chuyện với Vĩ Tân Vũ Thường dìu bà Cẩm Hằng vào bên trong. Khi trở ra, ngang qua phòng Vĩ Tân, nàng dừng lại, đưa tay gõ nhẹ lên cửa:- Chị có thể vào phòng của em, được không?Không có tiếng trả lời, Vũ Thường lên tiếng lần nữa:- Vĩ Tân! Em có trong phòng không?Lấy làm la, Vũ Thường thử cầm quả nắm cửa. Thấy không khóa, nàng đẩy nhẹ rồi bước hẳn vào bên trong. Nàng ngửi được thoang thoảng trong gian phòng tối đen. - Em làm gì trong phòng sao không bật đèn cho sáng? Mùi gì lạ vậy Tân?Vũ Thường mò mẫm tìm công tắc đèn. Đến chừng trong phòng sáng tỏ, nàng giật mình khi nhìn thấy Vĩ Tân trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, ngồi xổm ở góc phòng.Gió thổi hất chiếc khăn choàng cổ của Vũ Thường xuống bàn. Nàng nhặt lại rồi xếp và cho vào túi xách. Nàng chụm hai tay vào bẻ quặt lại, làm vài động tác như thư giãn. Từ sáng đến giờ, nàng cứ dán mặt lên màn hình máy tính, tay gõ đều trên phím. Bây giờ, Vũ Thường mới bắt đầu thấy mệt do căng thẳng của công việc. Và thêm vào đó, suốt đêm hôm qua nàng không ngủ được. Vũ Thường phát hiện em trai mình sử dụng rượu mạnh, đây là việc bất ngờ đối với nàng và ngay cả mẹ nàng. Cũng may lúc ấy, nàng khá bình tĩnh để không hét lên làm kinh động đến mẹ, nhưng nỗi đau làm nàng day dứt khó chịu:- Vũ Thường! Nàng không nghe tiếng gọi của Đông Sơn:- Vũ Thường! e- Hả? Anh gọi em à?- Em làm sao vậy, cứ như người mất hồn thế?Vũ Thường sửa lại dáng ngồi, lắc đầu chối:- Không. Em có gì đâu. Mấy giờ rồi anh. Đông Sơn bật cười:- Nói không có gì, em nhìn lại mình đi. Đồng hồ đeo trên tay, sao còn hỏi giờ anh?- Ôi chết! Em đãng trí quá. -- Nàng đưa tay đập nhẹ lên trán, rồi nhìn đồng hồ, chợt hốt hoảng -- Chà! Gần 12 giờ trưa rồi ư?Đông Sơn nhẹ giọng:- Em làm quên cả giờ giấc rồi đấy. Em nhìn xem. Bên ngoài, nhân viên chẳng còn một ai, họ đi dùng cơm hết rồi.Vũ Thường xoay đầu nhìn ra cửa kính phònh ngoài. Quả thật, chẳng thấy một người nào. Nàng bèn đứng dậy:- Minh xuống căn tin ăn đi anh.Đông Sơn lộ vẻ vui, gật đầu đồng ý. Trong lúc chờ mang thức ăn đến, Vũ Thường nhìn cánh tay còn băng bó của Đông Sơn với chút thăm hỏi:- Tay của anh không sao chứ?- Cám ơn em. Chỉ bị thương ngoài da, không có gì đáng kể. - Thời buổi bây giờ ghê thât... -- Vũ Thường chép miệng ca cẩm -- Giữa ban ngày mà bọn cướp lộng hành quá. Cũng may anh không sao.Đông Sơn bật cười:- Em nghĩ anh bị cướp?- Ủa! Chứ không phải vậy sao? Em nghe anh chị đồng nghiệp bảo thế cơ mà. Đông Sơn cải chính:- Gần giống như vậy, chứ không chính xác là bị cướp. - Cho dù thế nào đi nữa, anh vẫn không may mắn.Đông Sơn không nói gì, chỉ gật đầu rồi xoa bóp quanh cánh tay đau. Chốc chốc, nhìn qua Vũ Thường và lại cười. Nét mặt của Đông Sơn đầy vẻ mãn nguyện. Lấy làm lạ, Vũ Thường nhíu mày hỏi:- Sao anh cứ nhìn em, cười hoài vậy?- Ồ không! Đâu có gì. - Không có gì? -- Vũ Thường liếc xéo, ra chiều giận - - Em rất ghét ai úp úp mở mơ? Đông Sơn sợ Vũ Thường đổi ý sẽ mất vui, liền thốt:- Thật ra anh chỉ thấy vui trong lòng, vì không nghĩ em lại quan tâm đến thế. - Anh nói nghe lại quá. Chúng ta là đồng nghiệp, quan tâm lẫn nhau chuyện nên làm mà. - Vậy mà anh cứ tưởng... Vũ Thường nghĩ không nói rõ ràng sẽ làm Đông Sơn hiểu lầm, nên nàng ngắt lời: - Xin anh đừng hiểu lầm ý của em. Hiểu Vũ Thường nói gì, Đông Sơn gật nhẹ đầu:- Anh biết. Cho dù anh có làm điều gì đi nữa, em cũng không bao giờ chấp nhận anh hết.-Anh Sơn... - Cứ để anh nói hết đã. -- Đông Sơn nhấn giọng. --- Anh không biết bản thân anh đã làm sai điều gì hay không tốt điểm nào, để em không tiếp nhận anh?Vũ Thường hiểu rõ tình cảm Đông Sơn dành cho nàng, nhưng làm sao nàng đón nhận được, khi trong lòng nàng đã có bóng hình Thế Bảo. Nhưng Vũ Thường không thể nào nói ra điều đó trước mặt Đông Sơn. Vì làm như thế, chẳng khác nào nàng đã tổn thương tinh thần Đông Sơn. Song, cứ để kéo dài dai dẳng lại không tốt cho cả hai. Nàng lấn cấn giữ im lặng hoặc nói ra hết?- Vũ Thường... - Anh Sơn! Chúng ta đừng nói đến vấn đề này nữa, được không?Đông Sơn thất vọng:- Tùy em thôi.Thức ăn được mang lên, cả hai lầm lũi lo ăn. Không phải vì đói, mà vì không muốn khó xử do câu chuyện vừa qua. Vài phút trôi qua nặng trịch, Đông Sơn nhìn thấy Vũ Thường đã dừng đũa, nhưng đôi mắt nàng cứ nhìn đăm đăm vào ly nước trước mặt, có vẻ đờ đẫn. Nghĩ có lẽ do mình làm nàng mất vui nên Đông Sơn hạ thấp giọng:- Nếu anh làm gì cho em mất vui, anh xin lỗi. - Điên quá! Anh có lỗi gì chứ. - Vậy sao anh trông em thẫn thờ quá?Vũ Thường rút khăn giấy trên bàn, lau sơ qua miệng. Đoạn nhìn Đông Sơn:- Em đang có việc, nhưng chẳng biết có nên nói ra hay không. - Nế như em đã xem anh như một đồng nghiệp thân, cứ nói ra đi, biết đâu anh có thể giúp em được gì. Có phải em đang kẹt tiền? Vũ Thường lắc đầu:- Nếu là vấn đề tiền bạc, thì em đâu khó nói đến thế. - Thế là chuyện gì nào?- Vĩ Tân đó --- Vũ Thường ấp úng --- Nó... - Nó làm sao?- Nó nghiền rượu, anh a. - Cái gì? -- Đông Sơn sững sờ -- Ấy chết! Sao tệ hại đến thế? Bác gái có biết chuyện này không?Vũ Thường thật tình kể:- Mẹ em chưa hay biết gì. Em cũng mới phát hiện đây thôi. Em rối lắm, không biết tính sao nữa. Đông Sơn nhíu cặp chân mày, dường như không tin lắm vào điều Vũ Thường nói:- Lâu nay, Vĩ Tân ngoan lắm mà, sao tự dưng bây giơ sa vào mấy thứ ấy?- Chính sự ngoan hiền bên ngoài đã đánh lừa được em đấy. Vì nghe lời của nó, mà em đưa cho nó năm triệu cách nay gần 1 tháng. - Để làm gì?- Nói nói hùn hạp làm ăn chi đó với bạn. Chắc có lẽ số tiền ấy bị nó đốt sạch theo rượu hết rồi. -- Nói tới đây, Vũ Thường đâm ra hậm hực, tự trách bản thân --- Có phải em ngu lắm không anh? Tự dưng tiếp tay với nó để nó lấn sâu hơn vào con đường nghiện ngập Đông Sơn trấn an: - Chẳng phải em dại khờ, mà vì quá cả tin thôi. Với lại, đây cũng không hẳn là chuyện không giải quyết được. - Anh nói có lý. Chắc tại em là người trong cuộc không sáng bằng người ngoài cuộc. Đông Sơn mồi điếu thuốc, nói:- Cái gì, " trong cuộc, ngoài cuộc "? Chỉ cần mình nỗ lực một chút, nhất định sẽ giúp được Vĩ Tân. - Theo anh, bây giờ mình phải làm gì?- Anh cũng không biết. --- Đông Sơn nhún vai. --- Để anh thử gặp và khuyên Vĩ Tân coi sao. - Em không biết. - Vũ Thường lúng túng, phân vân -- Vì vấn đề này mà từ hôm qua tới nay, em muốn điên cái đầu. Đông Sơn an ủi:- Coi vậy chứ tình hình chắc không xấu đến thế. Em đừng tự nhát mình như vậy, để anh tính giùm em.- À này! Anh không được rêu rao vụ này lung tung đấy. - Anh là kẻ hay mách lẻo lắm a `?Vũ Thường cười, im lặng. Duy chỉ có Đông Sơn trong lòng hồ hởi vô cùng, vì nghĩ đấy là cơ hội tốt để lấy lòng Vũ Thường. Cho dù it hay nhiều, qua sự việc này, nếu Sơn làm cho Vũ Thường hài lòng, nhất định nàng sẽ có cách nhìn thiện cảm hơn về Sơn. Đây là cơ may để Sơn dần dần chinh phục tình cảm của nàng.Vũ Thường vòng tay ôm sát lấy người Thế Bảo. Gió tạt vào mặt, thổi hất tung mái tóc trước trán nàng ra sau. Con đường thẳng tắp dài mút tận ngoài xa, chẳng biết kết thúc ở đoạn nào. Vũ Thường phóng tầm mắt ngắm nhìn những cánh đồng lúa xanh ở hai bên con đường trải dài. Hôm nay, nàng đồng ý theo Thế Bảo về nhà để ra mắt ba mẹ của anh. Chưa đến nơi, nhưng trống ngực nàng đã đập thình thịch liên hồi. Trong đầu cứ lẩn quẩn không biết lúc chạm mặt nhau sẽ nói gì đây?Theo lời kể của Thế Bảo, thì cha anh là mô,t người đàn ông trí thức, làm việc cho cơ quan nhà nước, nhưng nghỉ hưu hơn ba năm nay. Tánh của ông hài hòa, tôn trọng người khác. Nói tóm lại, ông ấy rất dễ hoà đồng cùng mọi người. Ngược lại, mẹ của anh rất khó. Trong con mắt bà, lời ăn tiếng nói phải giữ kẽ. Khi nghe Thế Bảo nhận định về mẹ mình như vậy, Vũ Thường đã lắc đầu nguầy nguậy, khi anh đề nghị nàng về quê một chuyến cùng anh. Nàng viện cớ sợ làm điều gì đó khiến bà chẳng hài lòng, coi như ấn tượng ban đầu nơi nàng không còn. Vả lại, việc bếp núc, nàng cũng không giỏi nên sợ lung tung. Thế Bảo thuyết phục mãi, rốt cuộc nàng đã xiêu lòng. Song dù đi, nhưng nơ nàng vẫn mang nặng một tâm trạng bất ổn, nao nao đến lạ lùng. Chiếc xe của Thế Bảo rẽ qua trái, vào một con đường lộ đất. Chạy thêm đoạn nữa, anh dừng lại trước căn nhà lợp mái tole giả ngói màu đỏ sẩm.Thế Bảo cho xe vào sân. Chú chó lông vàng từ ngoài xa vừa trông thấy bóng người, liền sủa vang như báo động cho mọi người trong nhà biết có khác. Thế Bảo vừa gạt chống xe, vừa quay đầu ra sau, nói với Vũ Thường:- Đến nơi rồi, em ạ. Anh xoay lại mắng chú chó khi nó cũng vừa nhận ra anh, đến gần lúc lắc đuôi:- Tao đây mà Phèn. Mày không nhận ra tao hay sao mà sủa dữ vậy?Vũ Thường bước theo Thế Bảo đi vào bên trong. Ở phòng khách, một người đàn ông độ ngoài năm mươi đang làm gì đấy dở dang. Ông ngẩng đầu nhìn lên, nét mặt tươi cười:- Mới về hả con?- Thưa ba. - Dạ cháu chào bác. Bấy giờ, người đàn ông tên La Cương mới biết ngoài con trai của ôbng, còn có con gái lạ. Ông không mang đôi kính nên đôi mắt chỉ nhìn thấy nhấp nhem, vội đừng tay bước tới:- Ngồi đi cháu. Bác đang bận tay một chút.- Dạ, cháu xin phép ạ. - Má đâu rồi ba?Ông La Cương chùi tay rồi bỏ khăn xuống gầm bàn, trả lời:- Má con ở nhà sau, chắc đang làm bếp. Hôm nay con về có bạn sao không báo trước cho ba má biết.?Vũ Thường lên tiếng thay người yêu:- Con cháu chứ có ai đâu mà bác phải bận tâm ạ. Thấy Vũ Thường còn đứng, ông La Cương chia tay: - Ngồi đi cháu. Má thằng Bảo đâu rồi? Con nó về chơi nè. Có tiếng dép lẹp xẹp từ dưới vọng lên, rồi bóng người đàn bà xuất hiện nơi cửa buồng.Vũ Thường cúi đầu lễ phép:- Dạ, cháu chào bác gái:- Chào cháu. -- Nét mặt bà La Cương rất nghiêm. Bà đáp lời Vũ Thường, đoạn nhìn qua con trai có ý trách --- Dữ hôn! Hơn tháng nay, cậu mới chịu về thăm vợ chồng già này. - Má! con bận túi bụi chứ có rảnh rang gì đâu. - Con nó về chơi, chưa chi bà trách nó rồi. Tuy không vui, nhưng vì có mặt Vũ Thường nên bà La Cương đành nổi giận ra vui. Bà nở một nụ cười, song rất gượng gạo: - Đưa bạn về chơi, sao không báo trước để mà làm thêm mấy món ăn ngon?- Khách khứa gì hả má. Làm thế Vũ Thường càng ngại hơn, phải không em?Vũ Thường cúi đầu " dạ " khẽ. Bà La Cương quan sát, rồi nói tiếp:- Cũng nên có cái gì coi cho được chứ, phải không cháu?- Dạ, thưa bác. Cháu đến chủ yếu để thăm hỏi hai bác. Việc ăn uống chẳng quan trọng lắm ạ. Ông La Cương giục:- Sao mọi người đứng hết cả vậy? Ngồi xuống đi nào.Khi tất cả đã yên vị, Thế Bảo nhìn cha hỏi:- Lúc nãy, ba làm cái gì thế?- Tìm mấy khúc gỗ để đóng tam cái giá đỡ cho tấm hình dì Hai của con. Bà La Cương tiếp lời chồng:- Bây giờ thời tiết thật lạ. Mùa đông mà lại có gió đông. Đêm qua đổ trận mưa, kèm theo gió giặt. Ba mày ngủ quên đóng cửa sổ nên tấm ảnh thờ của dì Hai rớt xuống đất, cũng may chẳng bể kính. Nói tới đây, bà La Cương nâng tấm ảnh đặt úp trên bàn lên nhìn, đọan dùng cái khăn vắt ở vai lau sơ qua mặt kiếng. Nét mặt của bà dàu dàu buồn, hằn sâu một nổi niềm khó tả. Vũ Thường kín đáo quan sát bà La Cương. Nàng cảm nhận ra một điều, bà có tình cảm rất sâu nặng với người đàn bà troVũ Thường vòng tay ôm sát lấy người Thế Bảo. Gió tạt vào mặt, thổi hất tung mái tóc trước trán nàng ra sau. Con đường thẳng tắp dài mút tận ngoài xa, chẳng biết kết thúc ở đoạn nào. Vũ Thường phóng tầm mắt ngắm nhìn những cánh đồng lúa xanh ở hai bên con đường trải dài. Hôm nay, nàng đồng ý theo Thế Bảo về nhà để ra mắt ba mẹ của anh. Chưa đến nơi, nhưng trống ngực nàng đã đập thình thịch liên hồi. Trong đầu cứ lẩn quẩn không biết lúc chạm mặt nhau sẽ nói gì đây?Theo lời kể của Thế Bảo, thì cha anh là mô,t người đàn ông trí thức, làm việc cho cơ quan nhà nước, nhưng nghỉ hưu hơn ba năm nay. Tánh của ông hài hòa, tôn trọng người khác. Nói tóm lại, ông ấy rất dễ hoà đồng cùng mọi người. Ngược lại, mẹ của anh rất khó. Trong con mắt bà, lời ăn tiếng nói phải giữ kẽ. Khi nghe Thế Bảo nhận định về mẹ mình như vậy, Vũ Thường đã lắc đầu nguầy nguậy, khi anh đề nghị nàng về quê một chuyến cùng anh. Nàng viện cớ sợ làm điều gì đó khiến bà chẳng hài lòng, coi như ấn tượng ban đầu nơi nàng không còn. Vả lại, việc bếp núc, nàng cũng không giỏi nên sợ lung tung. Thế Bảo thuyết phục mãi, rốt cuộc nàng đã xiêu lòng. Song dù đi, nhưng nơ nàng vẫn mang nặng một tâm trạng bất ổn, nao nao đến lạ lùng. Chiếc xe của Thế Bảo rẽ qua trái, vào một con đường lộ đất. Chạy thêm đoạn nữa, anh dừng lại trước căn nhà lợp mái tole giả ngói màu đỏ sẩm.Thế Bảo cho xe vào sân. Chú chó lông vàng từ ngoài xa vừa trông thấy bóng người, liền sủa vang như báo động cho mọi người trong nhà biết có khác. Thế Bảo vừa gạt chống xe, vừa quay đầu ra sau, nói với Vũ Thường:- Đến nơi rồi, em ạ. Anh xoay lại mắng chú chó khi nó cũng vừa nhận ra anh, đến gần lúc lắc đuôi:- Tao đây mà Phèn. Mày không nhận ra tao hay sao mà sủa dữ vậy?Vũ Thường bước theo Thế Bảo đi vào bên trong. Ở phòng khách, một người đàn ông độ ngoài năm mươi đang làm gì đấy dở dang. Ông ngẩng đầu nhìn lên, nét mặt tươi cười:- Mới về hả con?- Thưa ba. - Dạ cháu chào bác. Bấy giờ, người đàn ông tên La Cương mới biết ngoài con trai của ôbng, còn có con gái lạ. Ông không mang đôi kính nên đôi mắt chỉ nhìn thấy nhấp nhem, vội đừng tay bước tới:- Ngồi đi cháu. Bác đang bận tay một chút.- Dạ, cháu xin phép ạ. - Má đâu rồi ba?Ông La Cương chùi tay rồi bỏ khăn xuống gầm bàn, trả lời:- Má con ở nhà sau, chắc đang làm bếp. Hôm nay con về có bạn sao không báo trước cho ba má biết.?Vũ Thường lên tiếng thay người yêu:- Con cháu chứ có ai đâu mà bác phải bận tâm ạ. Thấy Vũ Thường còn đứng, ông La Cương chia tay: - Ngồi đi cháu. Má thằng Bảo đâu rồi? Con nó về chơi nè. Có tiếng dép lẹp xẹp từ dưới vọng lên, rồi bóng người đàn bà xuất hiện nơi cửa buồng.Vũ Thường cúi đầu lễ phép:- Dạ, cháu chào bác gái:- Chào cháu. -- Nét mặt bà La Cương rất nghiêm. Bà đáp lời Vũ Thường, đoạn nhìn qua con trai có ý trách --- Dữ hôn! Hơn tháng nay, cậu mới chịu về thăm vợ chồng già này. - Má! con bận túi bụi chứ có rảnh rang gì đâu. - Con nó về chơi, chưa chi bà trách nó rồi. Tuy không vui, nhưng vì có mặt Vũ Thường nên bà La Cương đành nổi giận ra vui. Bà nở một nụ cười, song rất gượng gạo: - Đưa bạn về chơi, sao không báo trước để mà làm thêm mấy món ăn ngon?- Khách khứa gì hả má. Làm thế Vũ Thường càng ngại hơn, phải không em?Vũ Thường cúi đầu " dạ " khẽ. Bà La Cương quan sát, rồi nói tiếp:- Cũng nên có cái gì coi cho được chứ, phải không cháu?- Dạ, thưa bác. Cháu đến chủ yếu để thăm hỏi hai bác. Việc ăn uống chẳng quan trọng lắm ạ. Ông La Cương giục:- Sao mọi người đứng hết cả vậy? Ngồi xuống đi nào.Khi tất cả đã yên vị, Thế Bảo nhìn cha hỏi:- Lúc nãy, ba làm cái gì thế?- Tìm mấy khúc gỗ để đóng tam cái giá đỡ cho tấm hình dì Hai của con. Bà La Cương tiếp lời chồng:- Bây giờ thời tiết thật lạ. Mùa đông mà lại có gió đông. Đêm qua đổ trận mưa, kèm theo gió giặt. Ba mày ngủ quên đóng cửa sổ nên tấm ảnh thờ của dì Hai rớt xuống đất, cũng may chẳng bể kính. Nói tới đây, bà La Cương nâng tấm ảnh đặt úp trên bàn lên nhìn, đọan dùng cái khăn vắt ở vai lau sơ qua mặt kiếng. Nét mặt của bà dàu dàu buồn, hằn sâu một nổi niềm khó tả. Vũ Thường kín đáo quan sát bà La Cương. Nàng cảm nhận ra một điều, bà có tình cảm rất sâu nặng với người đàn bà trong ảnh. Rồi nàng len lén nhìn tấm hình. Đó là một người đàn bà có nét măt đôn hậu, phúc đức và dường như Thế Bảo có nét hao hao giống người ấy. Còn đang suy nghĩ, Vũ Thường đã nghe tiếng ông La Cương cất lên:- Chuyện đã qua từ lâu rồi, bà còn cất giữ trong lòng làm gì?- Tôi sống để bụng, chết đem theo -- Nét mặt bà La Cương đanh lại, giọng chua chát, nhưng kiên quyết --- Tôi không bao giờ quên được. Thế Bảo sợ không khí mất vui, anh nhắc khéo mẹ:- Má! Có Vũ Thường ở đây mà. Như sực nhớ ra, bà Cương cười khẽ:- Bác xin lỗi cháu nghen cháu. Bác thật không phải.- Dạ, đâu có gì ạ. Bà Cương chuyển sang thăm hỏi:- Gia đình cháu, bố mẹ đều mạnh khỏe cả chứ?- Dạ. - Vũ Thường còn mẹ và một em trai. Ba cô ấy mắt sau một tai nạn giao thông. Bà lườm con trai:- Má đâu có hỏi con mà trả lời?. Cháu làm chung chỗ với thằng Bảo nhà bác à?- Dạ thưa, không ạ. - Má biết không? Tụi con quen nhau do một sự tình cờ đấy.Bà La Cương chau cặp chân mày:- Lạ thật! Sao hôm nay con sốt sắng thế? Cháu này! Thế em của cháu làm nghề gì?- Dạ... dạ thưa bác... _ Vũ Thường còn đang ấp úng chưa biết trả lời ra sao. Thời may, ông La Cương đã " cứu nguy ":- Bà sao hỏi lắm thế? Làm cho cháu Thường lúng túng đấy. Nhận ra mình cũng hơi hấp tấp, bà cười, nói:- Thôi, hai đứa ra sau rửa mặt cho khỏe, lát vào dùng cơm. Thế Bảo thấy thoát được " ma trận " của mẹ vui khôn xiết. Anh giục người yêu:- Chúng ta ra nhà sau đi ẹm Anh sẽ dẫn em tham quan vườn cây nhà anh. Vũ Thường ý tứ gật đầu chào ông bà La Cương:- Cháu xin phép hai bác.Ông La Cương đáp lại:- Được rồi cháu. Ra sau vườn cho mát. Chờ hai đứa trẻ khuất phía cửa, ông La Cương mới trách vợ:- Tôi nói bà mãi về chuyện của chị Hai.. Nó đã là quá khứ, nhưng hễ có dịp bà lại nhắc. - Dù sao chỉ cũng là chị ruột của tôi chứ phải của ông đâu, làm sao ông biết tâm trạng của tôi?- Tuy là chị vợ, nhưng tôi cũng yêu quý chị Hai của bà vậy. Nhưng tôi không muốn thấy bà buồn khi nhớ đến chỉ.Bà La Cương sụ mặt:- Cánh tay thịt, lòng bàn tay cũng thịt. Ông không bị cắt trúng làm sao biết được cái cảm giác đau thế nào?- Tôi không tranh luận với bà nữa. Lúc nào bà cũng viện đủ lý do, cho rằng bà có lý. Nhà hôm nay có khách đấy. - Tôi biết rồi. -- Bà Cương ngắt lời chồng --- Ông cứ nói mãi. Ông La Cương đề nghị: - Để tôi ra bắt con gà cho bà làm món gì đó đãi khách. Hai ông bà La Cương đi xuống nhà sau. Họ còn nhìn thấy bóng hai đứa trẻ thấp thoáng sau hàng cây ngoài xa đằng sau vườn. Vũ Thường với tay hái một chùm nhãn đưa qua cho Thế Bảo cầm, rồi nàng cúi người bước tới cạnh một cây nhãn khác. Toàn là trái. Tuy nàng chẳng mấy thích ăn trái cây ngọt, nhưng khu vường nhà Thế Bảo cơ man đủ lại trái cây, mỗi thức vài chục gốc nên tạo ra một khu vườn đầy âp chủng loại. Lần đầu tiên vào một vườn trái cây như vầy khiến Vũ Thường mê mãi quên cả lối ra. Thế Bảo ôm một đống trái do người yêu hái, nào là nhãn, mận, ổi, vú sữa... Mỗi thứ một ít, nhưng cũng làm cho anh " mệt xĩu " Anh lên tiếng hỏi:- Thế nào? Em đã mệt chưa? Chúng ta ngồi xuống nghỉ một chút. Vũ Thường gật đầu. Tìm một chỗ thoáng để cả hai cùng ngồi xuống. Thế Bảo bỏ mớ trái cây lộn xộn ra đất trước mặt, anh ghẹo:- em tham quá. Cái gì cũng hái mà có thấy em ăn uống chi đâu. - Lân đầu tiên người ta được vào khu vườn " tổng hợp ", nên cái gì thấy cũng thích. Anh chiều em, được không?- Dĩ nhiên là được, thưa nữ hoàng. Vũ Thường ngã người tựa vào lòng ngực Thế Bảo. Anh hôn nhẹ lên mái tóc của nàng. - Anh a `! - Gì thế em?- Lúc nãy trong nhà... --- Nàng có vẻ ấp úng --- Tấm hình của dì Hai anh... Thế Bảo tiếp lời:- Có phải em muốn hỏi đến việc, tại sao má của anh có vẻ giận dữ khi nhắc đến chuyện â"y?- Đúng vậy. - Vũ Thường ngồi ngay lại. Nàng xoay qua nhìn anh -- Em thấy mẹ anh hình như vừa thương, nhưng lại vừa giận Thế Bảo đồng tình: - Thương là thương cho dì Hai của anh, còn giận là giận cho người đã phá hoại gia đình dĩ Hai anh, đến nỗi dì ấy buồn rầu thành bệnh rồi chết. Vũ Thường tò mò:- Người mà anh vừa nói là ai vậy?- Anh cũng không rõ.--- Thế Bảo lắc đầu --- Chưa bao giờ ba má của anh nói cho anh nghe và anh cũng không hỏi về điều ấy. Đai loại, anh chỉ biết mơ hồ là thế.Biết có hỏi thêm cũng chẳng tìm hiểu được gì. Vũ Thường không màng tới nữa, nhưng nàng lại kết luận:- Phá hoại gia đình người khác là không tốt. - Biết đâu bên trong có uẩn khúc gì?- Dù thế nào đó cũng không là người đàng hoàng. Thế Bảo kết thúc câu chuyện:- Chúng ta đừng nói tới việc này nữa. Dù gì, đó là chuyện của người lớn. - Em chỉ thấy thương cho bác gái mà thôi. - Chà! Lo cho " mẹ chồng " dữ hén?Vũ Thường đỏ mặt, đấm vào ngực Thế Bảo:- Đồ quỷ! Ăn nói lung tung, bậy bạ. Thế Bảo được dịp trêu:- Vậy đó, Anh ăn nói bậy bạ, nhưng trúng tùm lùm tùm la. - Không thèm nói với anh nữa. --- Vũ Thường đứng bật dậy, phủi tay -- Em vào nhà đây. - Thế còn mớ trái cây này?Vũ Thường làm vẻ mặt " hình sự " - Anh có bổn phận mang hết vào trong nhà cho em, không được để sót trái nào. Dứt lời, Vũ Thường xoay người bỏ đi thẳng. Thế Bảo chỉ còn biết lắc đầu, khệ nệ Ôm hết mớ trái cây lộn xôn các thứ, lẽo đẽo theo sau.Sau buổi cơm, Vũ Thường phụ bà La Cương dọn dẹp và làm bánh da lợn. Hai người trò chuyện có vẻ tâm đầu ý hợp. Trong lòng bà La Cương bắt đầu có cảm tình với Vũ Thường. Nét nghiêm nghị lúc đầu dần dần được thay vào sự cởi mở, hoà đồng. Trên khuôn mặt của bà luôn luôn có nu cười trìu mến. Điều này không thoát được sự để ý quan sát của ông La Cương. Ông kéo con trai lên nhà trên, rồi rỉ tay nói khẽ:- Con cũng khéo chọn đấy. Trông má của con có vẻ thích Vũ Thường đó. - Con có gien của ba mà. Ông La Cương sừng sộ:- Cái thằng này! Giống tao cái gì?- Thì khéo chọn ấy mà. Cũng như ba khéo chọn má con vậy.Ông La Cương hơi ngượng:- Mày dám chọc ba mày đấy ư?Thế Bảo cười xuề xoà, rồi hai cha con nhìn nhau cùng cười. Ông bà La Cương cầm chân Vũ Thường ở chơi, đến tận chiều mới chịu cho nàng ra về. Khi tiễn nàng ra cổng, bà La Cương còn dặn Thế Bảo hôm nào rảnh hãy chở Vũ Thường về chơi. Khi xe về đến gần thành phố, Thế Bảo mới lên tiếng:- Anh hỏi thật nhé, em trả lời nghiêm chỉnh nhé.- Cái gì thật với gia. còn nói " nghiêm chỉnh ". anh làm em hồi hộp quá. - Em đã trò chuyện gì mà làm má của anh vui đến thế?Thế Bảo dịu giọng:- Má anh có tiếng là khó, thế mà cứ cười mãi khi trò chuyện cùng em. Xem như cái ải khó nhất, em đã vượt qua rồi đó, mà còn vượt qua dễ dàng nữa đấy.Vũ Thường im lặng suy nghĩ, cảm thấy mình thật hạnh phúc. Như thế coi như cuộc tình này chẳng hề có điều gì trắc trở. Nó đầy ắp tiếng cười và trải qua trước mặt nàng, một màu hồng sáng chói niềm tin. Bỗng dưng Vũ Thường chợt nghĩ. Nàng từng nghe nói: " một cuộc tình đẹp là một cuộc tình phải có nhiều cam go, thử thách ". Ấy thế mà hầu như chẳng có gì gọi là trắc trở cả. Có phải chăng vì thế mà nó không là một cuộc tình đẹp hay tất cả chỉ là sự bắt đầu? Vì trước một cơn giông tố, mọi vật bao giờ cũng phẳng lặng bình yên. Vũ Thường chợt rùn mình. Nàng không dám nghĩ tiếp. Vì dù sao hiện tại, nàng đang sống trong cái cảm giác lâng lâng hạnh phúc nhất. Và nàng muốn cảm giác ấy hãy tiếp tục tồn tại mãi mãi. Vòng tay Vũ Thường vòng ra phía trước ôm lấy thân hình Thế Bảo như sợ anh sẽ tuột mất khỏi nàng. Đầu nàng đang hình thành hai mâu thuẩn đối kháng lẫn nhau. Vũ Thường ngả tựa đầu lên vai anh, đôi mắt lim dim. Hành động này được Thế Bảo nghĩ khác. Anh cho rằng người yêu của anh đang tận hưởng những giây phút hạnh phúc bên anh. Dẫu sao, những khoảng khắc với họ đều đẹp, cho dù sau này bể dâu thế nào cũng mặc.