Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Chương 2

Buổi sáng Ngụy Như Phong thức dậy, nhìn vào đồng hồ đã tám giờ ba mươi.
Tối qua vì bản đồ án tăng gia sản phẩm, anh đã bận rộn mãi đến nửa khuya. Còn bị Sương Sương từ đâu xông vào quấy rầy một chập. Ngủ trễ dậy muộn, Phong vươn vai ngồi bật dậy trên giường. Vừa ngồi ngay người là đã phát hiện ra cánh thư xếp làm tư đặt bên gối.
Phong mở thư ra xem:
“ông anh!
Thấy anh ngủ ngon quá, không đành lòng đánh thức anh dậy. Thôi thì em đi học đây. Nhưng mà hôm nay là sinh nhật của bạn Nguyện Đức Mỹ. Vì vậy làm phiền ông anh họ của tôi, hãy chọn cho tội một món quà đặc biệt (nhưng không được lấy sản phẩm trong xưởng nhé!). Tối nay tại nhà cô bạn ấy sẽ có mở Ball đấy. Anh phải hộ tống em không được kiếm cớ chối từ. Riêng quà sinh nhật nếu anh chọn cẩu thả thì coi chừng em đấy. Biết tay đấy.
Ký tên.
Sương Sương
Ngụy Như Phong thấy buồn cười xếp mảnh giấy ném lại trên giường. Chàng đi vào toilet làm vệ sinh. Xong thay quần áo xuống lầu vào phòng ăn. Vừa bước vào đã thấy ông dượng là Hà Mộc Thiên đang ngồi bên bàn. Tay cầm báo với điếu thuốc trên miệng. Bát đĩa ăn dở còn đây chứng tỏ dượng chàng đã dùng xong điểm tâm. Như Phong lên tiếng:
- Thưa dượng.
ông Mộc Thiên đặt tờ báo xuống, cười với Phong:
- Ồ, hôm nay con lại dậy muộn.
- Dạ tại tối hôm qua lo bản kế hoạch tăng sản nên ngủ trễ.
- Thế làm xong chưa?
- Dạ phác thảo xong rồi, để con mang ra cho dượng xem nhé?
Phong nói và định quay người trở về phòng.
- Thôi được rồi, Như Phong. Ông Mộc Thiên ngăn lại - Con dùng điểm tâm trước đi, dùng xong sẽ tính sau.
Ngụy Như Phong quay lại ngồi xuống. Cô tớ Kim đã mang phần điểm tâm của Phong vào. Gia đình này chỉ có ba người, những mỗi người lại ý thích khác nhau. Ông Mộc Thiên thì thích dùng theo kiểu Tàu. Điểm tâm là cháo trắng cải chua, trứng đậu, lạp xưởng, cá mặn. Mỗi bữa bốn món. Còn con gái ông là Sương Sương thì thích ăn theo Tây: một cốc sữa, trứng ốp la, bơ, bánh mì nướng... Mới trông tưởng là đơn giản nhưng thật phức tạp cầu kỳ. Bánh phải nướng vừa vàng không khét, trứng phải vừa chín tới thôi. Sữa phải đủ ấm không được nguội lắm. Còn Như Phong thì nửa Tây nửa Tàu: một cốc sữa ba cái giò chéo quảy, bốn cái bánh chiên tôm... Mấy thứ này coi vậy mà đơn giản, chỉ cần xách tiền ra đầu ngõ là có ngaỵ Phong cũng dễ dãi. Nóng hay nguội một chút cũng chẳng nhằm nhò gì. Thức ăn điểm tâm đã mang vào, Phong vừa ăn vừa nói chuyện với ông Mộc Thiên.
- Con đã suy nghĩ kỹ rồi. Hiện nay thị trường ở nước ngoài đòi hỏi khá lớn. Chúng ta nên mở thêm một cửa hàng chi nhánh tại Hồng Kông...
- Như Phong này. Ông Mộc Thiên cắt ngang - Con cứ ăn no đi, ăn nhanh kẻo nguội lạnh rồi có hại sức khỏe, chuyện làm ăn tính sau.
Như Phong nhìn ông Mộc Thiên, rồi đành bỏ lửng câu chuyện. Đối với ông Mộc Thiên, Phong có một tình cảm đặc biệt. Đó không hẳn vì ông là người đã mang chàng từ quê sang đây mà còn vì cá tính của ông tạ Ông Mộc Thiên không có cái dáng dấp gì là một nhà doanh thương cả, mà ông giống như một học giả. Con người hòa nhã, lúc nào cũng ung dung. Nhưng cái mà Phong thích nhất ở ông Thiên là bản tính yêu người. Đó là một yếu tố mà Phong rất ít khi gặp ở những thương gia khác. Nhiều lúc Phong cảm thấy sự thành công của ông trên thương trường gần như là do vận maỵ Bởi vì làm thương mại mà ông không hề có chút gì là “xảo quyệt, cứng chắc, đòn độc” để hạ địch thủ. Vậy mà không hiểu sao công việc làm ăn của ông Thiên lại cứ thuận buồm xuôi gió. Ngành dệt là cái nghành đang làm ăn phát đạt ở xứ Đài Loan. Một cái nghề cạnh tranh khá khốc liệt. Và muốn có một cơ ngơi cỡ như của ông Thiên hiện giờ quả là không phải dễ.
- Như Phong này. Ông Mộc Thiên vừa thở khói vừa nói - Hôm qua hình như Sương Sương nó lại quấy rầy con phải không?
- Dạ, Như Phong cười nói - Bài vở anh văn của em con kém lắm. Nó làm bài không được nên dễ đổ quạu.
- Nếu có thì giờ con cũng nên kèm cặp cho nó, chứ dượng thấy thì, cái con nhỏ đó tánh cũng hoang đàng thích chơi hơn là học. Dượng hiểu con của dượng, Dương sợ là... sau khi tốt nghiệp phổ thông xong, nó không đủ khả năng thi vào đại học đâu. Vì vậy... nghĩ đến tương lai của nó, dượng đã tính kỹ, dượng thấy là chỉ có nước...
- Gả nó đi!
Như Phong chợt buột miệng vuốt đuôi.
- Hử! ông Mộc Thiên quay qua nhìn Phong - Gả đi à? Nhưng ai có thể chịu nổi cái tính bướng bỉnh của nó. Không đơn giản đâu.
Đúng như thế. Ngụy Như Phong nghĩ tới cái bản chất ngang ngạnh và kiêu hãnh của Sương Sương. Ông chồng tương lai của cô ấy sẽ khó mà chịu được. Nhưng nếu truy cứu trách nhiệm thì chàng lại thấy những khuyết điểm kia của Sương Sương phần lớn cũng là do lỗi ông dượng mình gây ra. Ông ấy đã quá nuông chiều, không lưu tâm dạy dỗ kèm cặp... Nếu không, bây giờ đã đỡ khổ biết chừng nào. Nhưng mà... Phải chi... Phong nhìn ông Mộc Thiên chợt thắc mắc. Một người có tiền của danh vọng to lớn như dượng ấy đâu có ế? Tại sao không bước thêm bước nữa. Đó là chưa nói, ômg ấy nào có xấu trai? Đẹp trai nữa là đàng khác. Tuổi tác và cuộc sống bận rộn không làm ông béo phì. Dáng dấp vẫn dong dỏng vững chãi. Khuôn mặc căng bóng không cho thấy cái số trên bốn mươi lăm. Với những người đàn ông như vậy cộng thêm cái thu hút của tuổi trung niên... Như Phong biết là ngay trong xí nghiệp đã có hàng tá nữ nhân viên lăm le quyến rũ, mơ ước được nâng khăn sửa túi cho ông dượng. Vậy mà không hiểu sao ông Mộc Thiên vẫn bình thản một cách phớt lờ.
Khi Ngụy Như Phong yên lặng suy nghĩ, thì ông Mộc Thiên cũng đang đánh giá người thanh niên trước mặt. Ngụy Như Phong không phải thuộc típ người đẹp trai, nhưng là một con người ít nói, năng nổ. Ông Thiên thích nhất cái bản tính này. Trẻ tuổi cần có một cái gì đặc sắc. Đó là một cá tính haỵ Ông còn nhớ khi mang nó từ quê lên. Lúc đó Phong mới khoảng mười hai mười ba tuổi. Vậy mà... thời gian nhanh thật. Mới đấy mà đã trưởng thành, không những chỉ tốt nghiệp đại học mà còn trở thành một cáh tay đắc lực cho ông. Nếu cái cách suy nghĩ của ông không hẹp hòi lắm thì trong thâm tâm sâu kín lúc nào ông cũng mỏi một đều, đấy là Phong sẽ yêu. Ông mong mỏi là gữa Phong và Sương Sương sẽ có một tình yêu nảy sinh... Mặc dù ông biết Sương Sương không xứng lắm với Như Phong. Sương Sương “hoang” quá, ương nghạnh quá, lì quá... Nhưng dù sao Sương Sương cũng là con gái của ông. Đứa con duy nhất. Khuyết điểm của Sương Sương có đấy nhưng bên cạnh đó nó cũng còn một vài ưu điểm. Một là đẹp, hai là dưới cái thái độ bướng bỉnh bên ngoài, nó còn có cả một trái tim lương thiện, yêu người. Những thứ đó cộng thêm cái tài sản khổng lồ của ông. Chắc cũng không đến nỗi thiệt thòi cho Ngụy Như Phong lắm.
Sau buổi điểm tâm như thường lệ. Phong uống một tách trà nóng. Ông Hà Mộc Thiên đứng dậy nói:
- Như Phong nầy. Buổi hội nghị tối nay chắc con phải tham gia đấy.
Như Phong có vẻ suy nghĩ:
- Vâng, nhưng mà!
- Nhưng mà làm sao? Có chuyện gì à?
- Dạ cũng không. Chuyện nhỏ nhặt thôi. Sương Sương muốn con đưa nó đi dự sinh nhật của con gái nhà họ Nguyện.
- à! Sinh nhật của con gái Nguyện Chính phải không? Vậy thì con cũng phải chọn hộ cho dượng một món quà cho nó - Ông Mộc Thiên vừa cười vừa nói tiếp:
- Nếu thế thì tối nay con cứ đưa Sương Sương đi dự vũ sinh nhật bạn nó đi, bằng không khó mà chịu được cái cằn nhằn của nó.
Như Phong cười, chàng hiểu được cái tính nuông chiều đến độ buông thả của ông Mộc Thiên đối với con gái. Đứng dậy vừa định lên lầu lấy bản dự toán tăng sản lượng thì chuông điện thoại chợt reo vang. Tiếp đó cô Kim từ phòng khách thò đầu vào.
- Cậu có điện thoại.
Như Phong vội đi vào phòng khách. Vừa nhắc máy lên, chàng đã nghe một giọng nữ nũng nịu.
- Anh Như Phong đấy ư! Anh đoán xem em là ai nào?
Như Phong chau mày. Cần gì đoán chàng đã biết là ai!
- Đỗ Ni, phải không?
- Ồ, vậy là tốt, em đã tưởng là anh quên em rồi chứ? Sao anh bận không? Tối nay đến với em nhé! Được không?
- Tối nay không được, anh bận.
- Vậy thì tối mai vậy. Em cấm anh không được nói bận nữa nhé.
Như Phong ngần ngừ nhìn vào máy. Một chút suy nghĩ. Đi hay không? Nhưng rồi chàng nói:
- Được rồi. Mai sẽ đến.
Đặt máy xuống, chàng quay lại vừa bắt gặp ông dượng đang ngồi ngả lưng trên salon hút thuốc. Hình như có cái gì đó không tự nhiên. Phong bước tới cố làm ra vẻ như không có gì, hỏi:
- Mình đi chứ?
- Ừ, thì đi.
ông Mộc Thiên thẳng lưng dậy, dụi tàn thuốc nhưng mắt vẫn không rời Phong.
Ra khỏi phòng khách, đã thấy bác tài họ Lưu đánh xe đợi ngoài cổng. Bác Lưu là người Sơn Đông đã theo ông Thiên lâu năm. Một người làm thân tín. Bộc trực, nóng tính, bác rất được ông Thiên tin dùng. Phong và ông Thiên bước vào xe. Trên đường cả hai chỉ ngồi yên lặng. Ông Thiên đang nghĩ về Đỗ Nị Con người Đỗ Ni thế nào? ông nào có xa lạ. Và ông ngắm nghía Phong. Ông nghĩ Phong là một con người lý trí và cứng cỏi, không dễ gì bị rung động dễ dàng. Nhất là đối với hạng gái ở dưới anh đèn màu như Đỗ Ni.
Phong đưa mắt nhìn ra ngoài khung cửa kính. Đường phố Đài Bắc lúc nào cũng nhộn nhịp. Nhưng đầu chàng lai đang nghĩ về cũng một đề tài như ông Thiên - Đỗ Nị Chàng không thích thú lắm với cái hẹn ngày mai, nhưng phải đi. Coi như một tiêu khiển qua đường? Phong chợt mỉm cười khi nghĩ đến ba vòng eo: Ba mươi sáu, hai mươi bốn, ba mươi sáu.
 

Truyện Tình buồn Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Đã xem 131655 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Chương 20

--!!tach_noi_dung!!--
Thằng La nằm trên giường, chăn gác tréo lên thành, mắt trân trân nhìn trần nhà. Hiếu Thành ôm cái harmonica cũ sai điệu phình cổ thổi. Mỗi lần thổi không kêu, hắn gõ mạnh mấy cái xuống ghế rồi lại thổi. Tiếng nhạc đứt quãng vang lên trong phòng.
Buổi trưa nóng như đốt, sinh viên trong ký túc xá biến mất, chỉ còn năm ba đứa nằm ngủ trong phòng.
Hiếu Thành lại thổi không được, gõ mạnh xuống ghế, chửi thề ầm lên. Thằng La đưa mắt nhìn Thành:
- Thôi đi, mầy thổi cái gì toàn là nhạc chiêu hồn không.
Hiếu Thành đưa tay áo quẹt quẹt mồ hôi trán mấy cái, rồi chửi:
- Chiêu hồn mầy chớ ai.
Chửi với thằng La như ăn cơm bữa nên nó không thèm đáp. Nhìn sang chiếc giường trống của Minh Viễn, hắn hỏi:
- Viễn đi đâu rồi?
- Ma mới biết.
- Sao vậy mầy? Ai chọc mầy đâu?
Hiếu Thành thảy harmonica lên giường, thở dài:
- Nếu ở nhà không gởi tiền lên thì chỉ còn cách phải đi cầm cái mền này mới có tiền tiêu.
Thằng La cười ha hả:
- Mầy còn có mền để cầm thì còn buồn gì nữa? Tao chẳng còn gì nên khỏi rầu rĩ gì hết. ê, cho tao điếu thuốc coi.
- Thuốc đâu mà cho.
Thằng La thở dài, Hiếu Thành hỏi:
- Thở gì vậy? Mầy đã không lo, không rầu sao lại thở.
Thằng La buồn rầu:
- Biết rằng chẳng còn gì để lo, để rầu, nhưng chẳng lẽ cái bụng đói cào lên thì có thể chịu được sao?
Hiếu Thành làm ra vẻ quan trọng, nói nhỏ:
- Tao cho mầy biết, hôm qua tao thấy thằng “đại kiết” cất một bao đồ vào tủ, chắc là đồ ăn. Mầy đi xem thử coi.
Thằng La ngồi phắc dậy, mắt sáng rực nhìn quanh phòng. Thấy thằng “Đại kiết” vắng mặt, hắn hỏi nhanh:
- Thật hả mầy? Tao tịch thu của nó ăn trước rồi mới tính sau.
Nói xong nó đứng dậy, đến cái tủ của thằng đại kiết. Vài thằng bạn nghe nói đưa mắt nhìn theo. Thằng La vừa mở tủ vừa kêu lên:
- Thằng nào muốn ăn thì chuẩn bị.
Nó thọc tay vào tủ bổng la hoảng lên:
- Chết tao rồi!
Mọi người trố mắt nhìn nó. Họ chỉ thấy tay nó rút ra, một bao ngũ hương đậu hũ can rơi xuống đất. Một con chuột thật lớn đang vùng vẫy trong tay nó. Mọi người phá lên cười. Thằng La dơ cao con chuột tức tối nói:
- Bố cái thằng kẹo kéo, không đem mời bạn bè ăn để cất vào tủ nuôi chuột.
Một thằng bạn cười lớn:
- ê, La! Nếu mầy ăn chưa no, đem con chuột này xuống bếp nấu chuột tiềm ăn chơi.
Một thằng khác thêm vào:
- Vẫn chưa no nữa thì trong phòng mình còn món đặc biệt là con bọ xít. Như thế, thêm một món xào bọ xít.
Đứa khác:
- Món bọ chét lăn bột.
Đứa lại cãi:
- Món nầy nhiều dầu quá, thôi ruồi chiên bơ đi. Nhiều quá như vậy đủ lắm rồi.
Thằng La nói giọng của mấy thằng bồi:
- Món xào bọ xít, món bọ chét lăn bột, món chuột tiềm, ruồi chiên bơ, nhớ cho thêm ớt.
Cả phòng cười vang lên hòa lẫn tiếng kêu của con chuột. Trong khi mọi người đang cười thì Minh Viễn ướt đẫm mồ hôi hào hển chạy vào reo to:
- Nhà trường phát tiền học bổng rồi, mau đi lãnh đi.
Câu nói của Minh Viễn như gáo nước mát đổ lên thân hình đang bốc lửa của chúng. Chúng hớn hở lấy áo mặc vội vàng rồi chạy ra khỏi phòng. Minh Viễn thảy hai bao thơ lên bàn nói:
- Tiền của thằng La và thằng Thành tao đã lãnh giùm rồi đấy.
Minh Viễn nhìn La “í” một tiếng:
- Mầy cầm cái gì vậy?
Hắn không đáp chạy nhanh đến vồ lấy bao thơ trên bàn:
- Tao phải đi mua thuốc hút trước đã rồi sẽ tính sau.
Hiếu Thành trợn mắt.
- La, bộ mầy tiếc con chuột lắm sao, hay muốn ăn chuột tiềm.
Minh Viễn lấy trong túi áo ra một phong thư màu xanh lợt:
- La, thư mầy nè.
Viễn lại đưa phong thư lên mũi, hứ một tiếng:
- Thơm quá vậy?
Nói xong, hắn đọc từng chữ một trên bì thơ.
- Kính gởi ông La Văn, năm thứ nhất ngành sơn dầu, trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Người gởi họ Thư thành phố Trùng Khánh. Sao cái họ này lạ quá vậy?
- Thành mầy có nghe họ này bao giờ chưa?
Hiếu Thành chớp chớp mắt, đóng kịch thật ăn khớp với Minh Viễn:
- Hình như không có ai mang họ này, trừ phị. à đúng rồi, đào chính của kịch Khuê Oán, Thư Tú Văn.
Thằng La mừng rú lên. Nó cứ tưởng là thư của Thư Tú Văn hồi âm sao lại lọt vào tay của Minh Viễn, vì nó mới viết thư cho nàng nó tán hưu tán nai, nói chuyện yêu đương cà kê gì đó. Bởi vậy, nó liền vứt con chuột, chạy đến giựt lá thơ trong tay Minh Viễn. Vừa lúc đó, có một thằng khác vào đến cạnh nó, thấy vật đen đen bay đến cứ tưởng thằng La đã vứt cho mình vật gì quý nên đưa tay hứng lấy. Nào ngờ, vật quý ấy lại mềm mềm, có lông và kêu chít chít. Hắn ta cúi đầu nhìn, thì ra con chuột nên buông taỵ Miệng la ỏm tỏi. Con chuột rơi xuống đất, chui tọt xuống gầm giường. Hiếu Thành dậm chân luyến tiếc:
- Mất một con mồi rồi
Thằng bạn học mới đi vào có biệt danh là “Bí Đao”. Người hắn lúc nào cũng bày rõ cái ngây ngô cho thiên hạ thấy. Hắn đứng sững như trời trồng, ngơ ngác hỏi:
- Tụi bây mới bày thêm trò chơi mới gì đó?
Thằng La giật được lá thơ, thì ra không phải của Thư Tú Văn mà là của Ngô mập. Hắn trợn mắt nhìn Minh Viễn và Hiếu Thành rồi gầm lên như hổ dữ. Viễn và Thành lại nhìn nhau cười thích chí. Thằng La lấy thư ra xem, xem đến đâu cười đến đó, mỗi lúc cười một tọ Thấy thế Hiếu Thành hỏi:
- Bộ mầy điên rồi sao La?
Thằng La đưa lá thư cho Minh Viễn và Hiếu Thành:
- Ngũ hương đậu hũ can!
Viễn và Thành cầm thư chăm chú đọc:
“ê La,
Mầy có biết rằng mầy đã phạm một tội lớn không? Hôm đó, bọn mầy đi xem kịch “cọp” mà còn dắt theo gái tợ Bọn tao thương tình giúp đỡ kẻo không bại lộ thì mầy chỉ còn cách cắt mặt ném xuống sình.
Giúp mầy mà bọn tao mang họa. Đầu đuôi cũng bởi thằng Mộc Thiên tốt bụng để phải gặp thằng sao chổi như mầy. Nói thế, chắc mầy chưa hiểu gì. Sự việc thế này: Hôm ấy bọn tao có con nhỏ tên Hứa Lạc Linh, biệt danh “ngũ hương đậu hũ can”. Cái biệt danh dài thòng này ở Trung Ương ai mà không biết, chỉ trừ cái mặt lạ hoắc như mầy thôi. Thế mà, mầy đòi ăn ngũ hương đậu hũ can hoài. Chưa đủ, mầy còn bảo: “Ngũ hương đậu hũ can có mấy lắm xu đâu? Tôi mà có tiền sẽ mua đủ cho mỗi người”. Còn nữa, khi Tiểu Phi Yến lên tiếng thì mầy lại bảo “tôi đâu phải nói cô “. Mầy có thể tưởng tượng được hai cô tức đến mức nào không? Hôm đó bọn tao cũng có lỗi lớn là cười vang lên. Bởi vậy, bây giờ các cô không thèm nhìn mặt bọn tao nữa. Khổ chưa đấy mầy? Ngũ hương đậu hũ can có giận cũng được, chẳng cần. Tiểu Phi Yến mới là quan trọng, là chính linh hồn bọn tao. La ơi là La, mầy nghĩ xem bọn tao làm sao sống mà không có linh hồn được mầy.
Những ngày gần đây, cả ký túc xá của bọn tao sống trong tình trạng không có linh hồn. Cuối cùng bọn tao bàn định chỉ còn cách duy nhất cứu vãn nổi là mầy phải xin lỗi hai cô nàng ấy. Bữa xin lỗi tổ chức tại quán Bàn Khê, lúc ba giờ chiều thứ bảy, tức là lúc mà bọn mầy đã lãnh tiền học bổng rồi. Mầy hãy mời bọn tao, cả mấy đứa con gái nữa. Bọn mình chỉ ăn đậu phụng hạt dưa, uống rượu, nước trà.
Hôm qua, tình cờ tao đã gặp Phương Trúc ngoài phố, tao mời rồi. Nhận được thư này, tao hy vọng mầy không trốn, trốn kỳ lắm nghe mầy, tao chúc bọn mày vui vẻ.
Ngô mập”
Minh Viễn và Hiếu Thành xem xong thư nhìn nhau mỉm cười rồi vỗ vai thằng La:
- ê La, bây giờ mầy tính sao đây?
Thằng La vênh mày, vỗ tay vào bao thư đựng tiền học bổng nói lớn:
- Làm sao hả, quá dễ, mời thì mời chứ. Thằng Ngô mập viết dài dòng văn tự như vậy thật chẳng có gì hết cả, tóm tắt là nó muốn làm tiền tao mà thôi. Bọn chúng biết tính tao hay đãi bạn bè, hôm nay là ngày lãnh tiền học bổng nên bèn kiếm chuyện thế.
Minh Viễn hỏi:
- Mời thì mời! Mầy nói nghe sao hay quá vậy, đã biết bao nhiêu người chưa? Tao đoán sơ sơ ít nhất cũng mười lăm người, nếu thêm uống rượu thì học bổng của mầy tháng này không còn lấy một xu.
Hắn vẩy vẩy tay rất vui vẻ:
- Hết thì thôi, tiền học bổng một tháng, đổi lấy một lần đãi khách thì thú vị lắm.
Hiếu Thành cười chen vào:
- Thú vị lắm. Hết tiền thì cầm quần chứ có sao đâu.
Thằng La ngẩng đầu lên cười, bỏ bao thư đựng tiền vào túi áo rồi đi ra cửa, một mặt đắc ý ngâm thơ:
“Làm người nhân thế phải biết tiêu
Keo kiết làm chi khổ đủ điều
Hôm nay tiêu hết mai lại có
Có mãi có hoài, mãi mãi tiêu”
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: may4phuong.net
Được bạn: Tommyboy đưa lên
vào ngày: 10 tháng 4 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--