ôi cầm lên phong bì thư đề tên tôi. Những chữ O không vòng kín, những chữ G bụng to è ạch như bụng của những con mối chửa đang thời kỳ đẻ. Đúng là thư của chị Hiền, chị họ tôi. Bì thư dày cộm có chỗ cứng gồ lên. Tôi hồi hộp. Bức ảnh của Thọ, người đàn ông mà chị Hiền hứa giới thiệu cho tôi. Tôi chưa gặp Thọ. Thọ làm việc cùng tỉnh với chị Hiền. Tốt nghiệp trường Quốc gia Hành chánh. Làm Ty trưởng tài chánh. Chỉ số lương 430. Khỏi bị động viên đi Thủ Đức. Đi làm bằng xe Jeep của chính phủ. Siêng đọc tạp chí Quê Hương và có chân trong Tỉnh hội Khổng học. Tự sửa lấy quạt máy và bàn ủi điện. Thật là một người chồng hoàn toàn. “Như một hạt ngọc..”, chị Hiền kết luận như vậy. Tay tôi run run khi xé phong bì. Không kịp chạy đi lấy kéo cắt. Tháo vội vàng những tờ giấy pơ-luya đầy chi chít tâm tình của chị Hiền, tôi lôi bức ảnh ra. Mặt trái. Tôi để ảnh xuống bàn, dỗ cho lòng mình bình tĩnh lại. Vội vàng để làm gì? đằng nào sự thật cũng rõ ràng ra đó, chối chạy đâu được, đổi thay gì được? Chỉ cần lật bề mặt lên là thấy ngay. Tôi đã 32 tuổi rồi, đã biết thế nào là hy vọng quá cao và thất vọng xót xa. Tôi tập hạn chế hi vọng, lúc nào cũng chuẩn bị đón nhận những sự bất như ý thật lớn, chịu đựng những sự thiệt thòi quá mức để mong rằng sự thật không đến nỗi tồi tệ như vậy. Tôi tưởng tượng Thọ xấu như thế này, xấu như thế nọ. Bộ mặt dã thú nặng nề của Anthony Quinn. Cái trán thấp của Clark Gable. Cái môi dưới dài ra như lúc nào cũng hờm sẵn một đĩa thịt bít tết hoặc một bát phở tái gầu rắc đầy ớt, hành đặt trước mặt. Đôi tai nhỏ và mỏng nắn tròn như cái nấm mộc nhỉ, loại láu vặt. Tôi duyệt qua một lượt những khuôn mặt người đàn ông xấu trai mà tôi đã có dịp gặp. Cố nhiên là vô tình đã chỉ chọn nhằm những người đàn ông xấu trai mà có vợ đẹp. Cũng là một lối tự khuyến khích mình, tự an ủi mình. Ngày còn đi học tôi mê sắc đẹp của cô Chi, cô con gái ông chủ nhà hàng Phương Mai. Màu da ngà không sáng lắm nhưng phù hợp với đôi mắt đen dịu dàng, đôi môi hồng nho nhỏ. Cô không bao giờ đánh phấn và bôi son. Tóc cũng chỉ vén cao lên, không uốn. Vẻ đẹp cố ý để mộc mạc làm tôi yêu mến say sưa như khi tôi say mê nhìn một búp sen trắng vươn lên giữa hồ cạnh những tàn lá màu xanh thẫm. Ngày cô lấy chồng, tôi thất vọng khi phải nhìn một người đàn ông tầm thường như hàng trăm hàng ngàn người đàn ông khác tôi cũng gặp trên đường phố mà không buồn để tâm lưu ý. Mỗi lần gặp hai vợ chồng đi phố, tôi mong tìm một nét bất mãn trên vẻ mặt, một sự phũ phàng ghẻ lạnh trong cử chỉ của cô Chi, nhưng ngược lại lòng mong của tôi, cô đi cạnh chồng tươi vui và nói chuyện với chồng âu yếm. Tôi đau xót ngấm ngầm và ghen tức như chính mình là người đàn ông bị tình phụ. Lấy một người chồng xấu xí và tầm thường, thật là một điều bất hạnh, tôi cứ nghĩ thế. Nhưng mà quanh tôi người ta vẫn cứ xây dựng hạnh phúc vững chãi trong những hoàn cảnh bất ổn như vậy. Sắc đẹp để dành cho phần đàn bà. Người đàn ông chỉ cần có tài. Nếu không có tài thì phải làm ra nhiều tiền. Tuy nghĩ vậy nhưng tôi vẫn hy vọng rằng Thọ được trên điểm trung bình. Tôi thong thả lật tấm ảnh, nhìn vào. Người tôi chùn hẳn lại. Bao nhiêu không khí như thoát ra cùng một lúc, tôi xẹp xuống, Thọ không giống một người đàn ông xấu nào mà tôi đã nghĩ. Anh chia mỗi cái xấu một ít. Thực tế thì có gì xấu hẳn đâu? Mắt? Tai? Mũi? Miệng? Tôi không chọn được dễ dàng mỗi tĩnh từ dành cho mỗi bộ phận của khuôn mặt. Lờ mờ hết sức. Trung bình hết sức. Nhàm hết sức như hầu hết những khuôn mặt. Nhưng ghép chung chúng vào nhau thì chắc chắn là tôi không có cảm tình với một khuôn mặt như vậy. Tôi bình tĩnh trở lại, không buồn lắm, không thất vọng nhiều. Tôi can đảm nhìn tấm ảnh thật lâu, nhìn thẳng vào những chỗ kém cỏi, khuyết điểm. Đôi con mắt không tinh thần. Môi dày. Ngoại trừ một khuôn mặt quá đẹp hay quá xấu còn thì người ta chấp nhận nhau vì quen mắt. Có những khuôn mặt mới gặp lần đầu tiên ta ghét lắm. Gặp mãi thì thấy không đến nỗi. Gần lâu thì thấy cũng thương được. Nguy hiểm hết sức là thói quen. Nó mài dũa mọi cạnh gồ ghề của cá toacute; thể ngồi cạnh em được. Hồi tưởng lại ngày chúng ta bắt liên lạc được với nhau sau rất nhiều năm xa cách, anh thấy như sự việc vừa xảy ra gần đây thôi. Ngẫu nhiêu trong một câu chuyện trao đổi với bạn quen cũ mà anh được biết rằng em hiện làm việc ở Quảng tín. Anh lại được biết rằng em đã lấy chồng và góa chồng bốn tháng sau ngày cưới. Lấy chồng thời chinh chiến thường khó lòng mà thực hiện được lời cầu chúc ghi trong danh thiếp hay trong điện tín gửi mừng “Bách niên giai lão… Loan phượng hòa minh” là tiêu chuẩn của thời bình. Chiến tranh dai dẳng tạo điều kiện cho con người bình đẳng với nhau trong niềm đau khổ. Gia đình nào cũng có những lỗ thủng lớn: hoặc là người chồng, người cha, hay người con ra đi không về. Những người đàn bà chơ vơ trong cuộc tranh đấu cam go với cuộc đời. Chiến tranh lan rộng, đời sống đắt đỏ, đi lại khó khăn, an ninh không bảo đảm… đó, những chặng cam go khúc khuỷu trên đoạn đường còn lại phải đi. Anh được địa chỉ của em, vội vàng viết thư cho em. Em mừng rỡ trả lời. Chúng ta bấu víu vào mọi cây cọc may mắn gặp được trên dòng sông chảy xiết. Sống giữa chiến tranh là đi thuyền nan trên một dòng sông chảy xiết, có nhiều hẻm vực và đá ngầm. Thừa dịp nghĩ lễ em đến thăm anh. Chiếc ô tô nhà đậu ở trước cổng và em bước xuống. Cháu Cường cầm tay em. Em gầy đi so với ngày chúng ta chia tay. Da mặt mất đi màu trắng mát. Em vội vã giải thích khi anh ra đón trước sân: - Xe nhà của anh Quyền, Phó tỉnh trưởng. Quyền bảo tài xế đưa em đi tìm địa chỉ của anh. Trong ngót một giờ đầu tiên gặp gỡ, em chỉ toàn nói đến anh Quyền, về sự sang trọng của anh Quyền. - Anh Quyền là bạn cùng khóa với nhà em. Hồi còn làm chung ở Hiến binh Gia Định, chúng em và gia đình anh Quyền ở sát cạnh nhau. Tất cả những chi tiết về quá khứ, về cái chết của Lãm (chồng em), em lật đật kể cho anh nghe chỉ vì cần chứng minh rằng Quyền không hơn gì chồng em hết. Thế mà bây giờ Quyền sung sướng dường đó. - Nếu nhà em đừng bị tai nạn ô tô thì bây giờ nhà em cũng làm lớn như Quyền, lớn hơn cả Quyền nữa vì nhà em có bằng cấp cao hơn. Anh thấy tội nghiệp cho em hết sức. Nhắc đến chồng không phải vì thương xót u hoài mà chỉ vì một nỗi ấm ức không nuốt trôi được. Ấm ức mà vẫn phải ghé lại nơi gợi ra ấm ức, hỏi còn có hình phạt nào nặng hơn không? - Nhà em vừa nhận được nghị định thăng cấp bậc đại úy thì bị tai nạn. Thật vô lý. Trời mưa… đường trơn… thắng không ăn… Chỉ có vậy. Trong giờ hấp hối, nhà em vẫn tức là sao mình không chết ngay hồi còn ở mặt trận, lại để chết chi bởi một tai nạn lưu thông tầm thường. Anh có thấy thế không? Thành thật mà nói thì anh không thấy thế nhưng anh không nỡ trả lời vậy. Anh chỉ vừa gật đầu vừa đẩy tách trà lại gần em. Em lại mê mải nói về vợ chồng Quyền. - Chị Quyền bây giờ béo trắng ra. Ở đây khí hậu tốt, ăn uống sung túc lại có nhiều kẻ hầu người hạ. Chị vừa mua cái vi la ở đường Duy Tân giá tiền một triệu hai trăm ngàn. - Chóng giàu nhỉ? - Gặp được thời thì mau giàu lắm. Bốn đứa con của chị đều học ở trường Pháp hết. Dù không muốn, anh cũng mệt theo câu chuyện của em. Đầu anh xoay vòng theo ba chị đầy tớ gái lúi húi lau nhà suốt cả buổi sáng. Tai anh rộn lên vì những hiệu lệnh chị Quyền ban phát cho đủ cấp gia nhân của chị. - Bác tài đi đón em Hùng em Tuấn ở Lycée (1 ) em Trang ở trường Soeur (2 ), ghé lại Air Việt Nam (3 ) để nhận hoa tươi rồi lại rước bà Bác sĩ Thọ để cùng đi dự hội nghị ban chấp hành hội Từ thiện… Chị vú nhớ bôi thuốc đỏ cho em… chị bếp nhớ chiều mua thêm bơ… thằng nhỏ nhớ đi gọi bác thợ đến sửa lại cái cửa tủ lạnh… Chị Quyền quả thật đang bơi trong sự sung túc như em nói nhưng còn em, anh muốn em được bơi trong một sự thoải mái tâm hồn. Em quên không nói chuyện về cháu Cường nếu anh không nhắc. Anh hỏi Cường đã được mấy tuổi rồi và em chợt nhớ ra là em đến đây không phải một mình. Nhưng em lại kể lể: - Cường lên bốn rồi đó anh. Nếu còn ba cháu thì em đã cho cháu vào vườn trẻ của mấy bà Charité. Con không cha thì phải chịu thua kém người ta… Cường không giống em một nét nhỏ nào, đó là điều thiệt thòi cho cháu. Có một người mẹ đẹp mà Cường không thừa hưởng được gì. Mấy lần em đi phố một mình gửi Cường ở nhà với anh, anh thẩn thơ dắt Cường đi trong vườn và êm đềm gợi chuyện. Có bận anh hỏi: - Cường năm nay mấy tuổi? - Cường bốn tuổi - Tuổi con gì, Cường có biết không? - Tuổi tý, con chuột - Cường có thương má không? - Có - Thương ba không? - Có - Cường còn thương ai nữa? - Cường thương cậu Hòa, cậu Thịnh, cậu Cang, cậu Tân… Đứa trẻ mồ côi cha bao giờ cũng có nhiều cậu. Đó là những người có cảm tình với má nó và má nó có cảm tình. Cường cũng gọi anh bằng cậu. Chính em viết thư khoe với anh: “Cường cứ đòi mẹ dẫn về Sài Gòn thăm cậu Thái. Lâu lâu Cường hỏi: cậu Thái có viết thư cho mẹ không?” Anh nghĩ mông lung đến sự dối trá của những danh từ. Đến một ngày nào Cường bắt đầu hiểu biết thì cháu sẽ nghĩ sao về những chữ “cậu” mà cháu đã ban phát cho nhiều khuôn mặt. Cháu sẽ mất người mẹ của cháu cho một trong số các “cậu” đó. Cháu sẽ thù người “cậu” thắng trận và những người cậu bại trận cũng bị thù lây. Như trong việc tổng kết phân loại về kế hoạch, các vật có chung đặc tính được xếp chung vào một bộ, nhiều bộ có chung đặc tính được xếp chung vào một lớp, nhiều lớp vào một ngành.. vân vân.. họ “cậu” biến thành thù nghịch vì có chung đặc tính với người cậu thành công. Nghĩ đến đây, anh bỗng thấy thương hại cho Cường vừa không an tâm cho mình. Đứa bé ngây thơ dịu dàng trước mặt anh đó, đứa bé vâng lời kề mũi lại gần để hôn lên má anh, đứa bé ấy một ngày kia sẽ thành chàng trai vạm vỡ tóc bỏ lòa xòa trước trán, đi giày đơ-mi-bốt và lăn xả vào đấm đá với kẻ khác để dành người yêu. Người mẹ xa cách nó, chỉ còn “mẹ” có một nửa vì một nửa tâm hồn đã dành cho “cậu”. Cường đang chạy đuổi theo một con dế. Con dế nhảy từng nhảy tới tấp, chui trốn xuống hang. Cường vạch lá, bới cỏ sục sạo tìm cho được. Khi anh đi lại can thiệp thì một càng dế đã nằm giữa hai ngón tay của cháu. Sự việc xảy ra buổi chiều làm tối đó anh không được vui. Anh đưa em đi xi-nê mà tâm hồn để đâu đâu, thậm chí quên cả việc mua theo gói kẹo mặc dù cô hàng kẹo ngồi ngay ở cửa rạp. Chúng ta đã chọn một phim ca vũ nhạc với tình tiết và lối bố cục nhảm nhí rẻ tiền. Cái gì cũng được giải quyết êm thấm, toàn hảo; những dịp may rủ nhau đến theo kiểu “trúng số độc đắc cá cặp”. Cuộc đời thật nhất định không thể giống cái xã hội tô màu hồng lòe loẹt này. Anh mới thử bước một chân tới gần em mà khó khăn đã vội vàng do dự tưởng dựng lên. Dự tưởng và thực tế chắc còn cách nhau xa. Dự tưởng chắc chỉ trù liệu được một phần tư, một phần năm thực tế. Sau khi mãn tuồng, anh đưa em đi ăn khuya ở Lạc Cảnh. Em vừa khuấy thìa vào bát cháo vừa nhắc đến những ngày kháng chiến chúng ta ăn cơm pô-pốt (4 ) ở Phú Hòa, cơm gạo đỏ và canh “toàn quốc” (nghĩa là canh chỉ toàn những nước, quơ đũa mãi mà không tìm ra được miếng thịt). Em hỏi: - Sao lúc ấy anh thờ ơ với em thế? Anh trả lời là tại lúc bấy giờ em đẹp và có nhiều người con trai chu tuần xung quanh em. Anh không muốn rằng trong tình yêu cũng phải lao mình vào vòng chiến đấu như trên chiến trận. Đánh giặc lớn đã mệt rồi, còn tạo thêm chi một trận giặc nhỏ cho mình. Em cười hỏi: - Thế sao bây giờ anh không thờ ơ với em nữa? Anh nhìn em giây lâu không nói. Câu trả lời không thể biểu diễn bằng tiếng nói vì tiếng nói bất lực và dùng mãi hóa nhàm. Nếu không có người ngồi xung quanh thì anh đã hôn lên đôi môi em để thay câu trả lời, để cho xứng đáng với câu em hỏi, với tấm lòng tràn trề tin tưởng của em gửi trong câu hỏi. Tình yêu quả có năng lực biến đổi con người cho trở nên ngây thơ đến độ vụng khờ. Em đoán trước anh sẽ trả lời như thế nào, thế mà em vẫn cứ hỏi. Anh bâng khuâng lo lắng trước niềm tin tưởng đó của em. Cường nó sẽ lớn. Sẽ có hai người đàn ông giành nhau xâu xé em. Em không thể bênh một người nào và lẽ phải không giống như một cái bánh có thể dùng con dao cắt chia đôi, giao cho mỗi người một nửa. Em cần tình yêu của cả hai người và em muốn giữ trọn họ trong hai vòng cánh tay của em. Nhưng em đâu có biết rằng người đàn ông cũng ích kỷ. Về đến nhà, anh chúc em ngủ ngon rồi vào phòng mình đốt thuốc ngồi trước bàn. Anh nghĩ đến sự phi lý của đời em. Lấy chồng bốn tháng, chồng chết, với cái bào thai trong bụng. Thật vội vàng, một sự vội vàng không cần thiết và không sửa chữa lại được. Hồi còn con gái, em hay vui đùa và hay làm nũng. Bạn bè chế em. - Đứa nào lấy mày sau này sẽ tha hồ mà khổ vì mày. Tha hồ cho mày làm nũng, bắt chồng mang nước cho mày rửa chân và cõng mày đi tiểu. Thực tế không ngờ lại trái ngược quá xa như vậy. Cháu Cường sẽ thành đàn ông. Nó sẽ, vì danh dự mà giành em với một người đàn ông khác. Không hẳn vì tình thương mà chỉ vì danh dự. Anh châm đến điếu thuốc thứ năm thì nghe cửa phòng xịch mở. Em hỏi: Tôi nhìn thật lâu khuôn mặt của Thọ, nhìn đến nỗi con mắt tôi hoa lên. Tôi lồng ảnh đó dưới mặt kính bàn viết. Phải cố gắng tập cho quen đi. Đàn ông, đâu có phải đàn ông sinh ra chỉ cốt để trang hoàng quảng cáo cho mấy tiệm chụp hình? Tôi 32 tuổi rồi. Chưa sợ ế chồng nhưng cũng không phải là quá sớm để nghĩ đến việc hôn nhân. Lấy chồng không giống như đi mua một cái bàn chải đánh răng, đợi lúc nào cần là cứ đi ngay ra tiệm tạp hóa gần nhất. Chọn lựa. Chọn lựa. Chọn lựa. Khi đã chán chê chọn lựa, khi mình tự nhủ mình: “Thôi, lần này không chọn lựa nữa” thì lại đến lúc đàn ông không đến với mình. Xe hơi chạy vụt trước cổng, xăm xăm chạy về một cổng nào khác. Vespa, xe gắn máy không thả bớt tay ga, không bóp còi, không ngập ngừng dừng lại. Đàn ông thời bây giờ khan hiếm. Như sữa Hòn Núi thỉnh thoảng phải mua giá chợ đen. Chiến trường nuốt nhiều đàn ông. Mỗi lần mở tờ báo hàng ngày, lật sang trang tư tôi tìm những khung cáo phó. Trung úy Nguyễn Văn X… đã đền nợ nước. Thiếu úy Trần Ngọc Y… đã hy sinh. Chuẩn úy Lê Đình Z… bị tử thương. Tôi lưu ý đến những tên thân nhân của người “anh hùng” ghi ở dưới. Cha, mẹ, anh, em. Chưa có vợ. Tôi tưởng tượng một khuôn mặt rụt rè, tóc cắt cao, đường rẽ thẳng, bôi đầy bi-ăng-tin Miss Dahlia mới kéo cho tóc nằm ngoan ngoãn. Áo kaki là thẳng nếp và khi đi ngang qua nghe mùi xà phòng Evening in Shanghai. Hành quân tảo thanh mà trí óc phảng phất giọng ca Lệ Thanh, Connie Francis. Ngồi làm báo cáo giữa hai khói thuốc mơ màng nghĩ đến Blaise Cendrars, Nơbokov. Chưa có người con gái nào chít khăn để tang anh. Người yêu của anh chưa thành đàn bà. Thế là nàng còn nguyên vẹn để xông vào vòng cạnh tranh với tôi. Trong vài đoạn cáo phó, có tên những người vợ đọc lên nghe êm đềm ghi sau tên người quá cố, những là Nguyễn Thị Lệ Thu, Trần Kiều Nga,… không có tên con ghi ở sau. Địch thủ nguy hiểm! Thiếu nữ không dễ ăn qua góa phụ trẻ chưa con. Người đàn ông khó thoát lưới của những đàn bà trẻ có kinh nghiệm về tình ái. Thân hình nở nang làm mát những cặp mắt và vỗ về, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đàn bà bạo dạn hơn thiếu nữ. Không biết đi lui, chẳng cần chạy chốn. Đàn ông thời bây giờ ít kiên nhẫn. Được hay không, họ nóng biết kết quả để kịp xoay sang chiến trường khác. Lối viết thư tình tẩm nước hoa và gửi đều đặn cho “nàng”, lối ấy chỉ còn dành cho những cậu con trai có tật nơi mắt hoặc mắc bệnh suyễn kinh niên, bệnh hắc lào. Đàn ông bây giờ đớp đàn bà nhanh như lũ ăn cắp ở Đô thành đi Vespa giật xắc của người đi đường rồi rồ ga bỏ chạy. Góa phụ có từ ba con không đáng sợ. Họ chỉ bị đàn ông lợi dụng thôi. Khi đã tìm được một cô vợ trẻ đẹp, giàu rồi thì người đàn ông khéo đưa ông thầy bói ra để đoạn tuyệt. Chẳng hạn: - Ông thầy Huyền linh Tử bảo anh tuổi Tý sinh tháng Giêng là phạm tháng Cô Thần. Còn em tuổi Dậu sinh tháng Sáu thì nhằm Quả Tú. Nam phạm Cô Thần thê ly biệt. Nữ phùng Quả Tú độc phòng trung Thế là hết lý lẽ để bào chữa. Đàn bà chớ dại cho đàn ông biết ngày giờ sinh của mình. Để phòng khi bị phản bội. Tóm lại, dù có tính đi tính lại thì số đàn bà vẫn thừa. Đã thế, lũ đàn ông còn sống lại nhát lấy vợ. Luật gia đình làm cho họ sợ. Từ ngày có luật ấy người con trai nào cũng nghĩ rằng mình sẽ bị cắm sừng, phải chạy tiền cấp dưỡng vợ mình và đứa con của vợ mình. Nó trở thành một ám ảnh. Bên cạnh những công thức Toán học, Hóa học, trong óc người con trai lởn vởn thêm những đẳng thức mới: vợ = cặp sừng; ly thân = năm ngàn đồng trợ cấp mỗi tháng. Hại uy tín của phụ nữ ghê lắm mà người làm luật đâu có biết. Cuộc đời quân ngũ còn làm người con trai coi thường đàn bà. Anh hùng mà! Ngày chưa đi Thủ Đức, anh Trần quanh quẩn cạnh mấy cô bạn, hết chép nhạc tặng, đến vẽ hộ kiểu gối thêu mặc dù chẳng cô nào thêu gối. Áo gối thêu máy tám chục đồng một cặp, mua bao nhiêu cũng có. Sau chín tháng ở Thủ Đức về, sau một năm lăn lộn ở chiến trường miền Tây, anh già từ da mặt đến tâm hồn. Lúc nào cũng như toan tính xuất quân ra trận, thu dọn chiến trường, ân thưởng Bảo quốc huân chương, vinh thăng Thống tướng. Quên cả đàn bà! Tôi 32 tuổi rồi. Phải lấy chồng để chỗ cho con em kề tôi nó làm người lớn. Em Huệ đã 25 tuổi. Người giáo sư dạy nó năm kia vừa đánh tiếng đi hỏi nó. Đột nhiên tôi thành ra già đi, vì nó. Thương em, yêu em mà không khỏi có chút ít ganh tị với em. Người con gái Tây phương lấy chồng nhiều khi vì phòng tắm ở nhà quá hẹp mà chị em thì đông. Đợi hàng giờ mới đến lượt mình tắm táp, đánh răng, chải tóc. Mong lấy chồng cho xong để có được một phòng tc tá. Sau đó, hắn chỉ tả sắc đẹp, nói về tuổi tác, trường hợp gặp gỡ, trình độ giao hảo mà không nói xuất xứ. Bởi vì nhiều quá, hắn lẫn lộn như người ta vẫn thường xếp lộn hồ sơ. Chợt hắn vỗ vai anh: - À này, moa vừa “thông cảm” với một trường hợp này. Ngon lắm. Góa chồng. Còn trẻ. Đẹp. Có một đứa con nhỏ. - Mày thông cảm đến độ nào? Dẫn đi píc níc với nhau chưa. - Đi píc níc thì có nghĩa lý gì. Không quen nhau vẫn có thể cùng đi píc níc được. Đằng này thì còn hơn thế nhiều. À, moa có cái ảnh của “en” tặng đây. Hưng móc ví ở túi quần và anh chợt hồi hộp lo sợ. Có phải người đàn bà đó là em không? Pleiku chính là cái thành phố nhỏ của em hiện tại. Sao anh cứ tin rằng người đàn bà đó là em. Góa chồng. Trẻ. Đẹp. Có một con nhỏ. - Người Trung hay người Bắc? - Anh hỏi. Mắt Hưng đang nheo lại vì hắn đang lục vào những ngăn ví chật. Đủ thứ giấy tờ làm bụng ví căng phồng lên. Thẻ căn cước bọc nhựa. Thẻ cử tri bầu Quốc hội lập hiến, Quốc hội lập pháp. Giấy chứng nhận đã tiêm ngừa dịch hạch. Một tờ biên lai gửi thư bảo đảm. Những tờ giấy bạc nhầu bẩn. Mấy tấm danh thiếp… Hắn quay mặt lại nghếch mắt hỏi: - Toa vừa bảo gì? - Tao hỏi cô ấy người Bắc hay người Trung. - À. Nghe giọng nói miền Nam. Hắn nhét lại tất cả giấy tờ vào ví. - Moa bỏ quên ở đâu. Chắc để trong cái ví kia. Đẹp lắm. Hú vía. Ít nhất anh cũng còn có được một thời gian để mà nửa tin nửa nghi. Ít nhất anh cũng còn được một chút hi vọng rằng em chưa rơi vào tay một thằng đàn ông tàn bạo có kinh nghiệm như thằng Hưng. Hắn có đôi cánh tay không biết mỏi của một con bạch tuộc và đôi môi háo hức như hấp khẩu của một con sao biển. Sau khi từ giã Hưng, anh chợt thấy mình đã tối trí hết sức. Sao không dò hỏi hắn thêm vài chi tiết nữa. Chẳng hạn “en” mập hay ốm? Chừng mấy tuổi? Chồng trước làm gì? Chồng chết vào trường hợp nào? đứa con trai hay con gái? tên là gì? v.v… Nhưng dẫu cố hết sức níu vào những thoáng hy vọng, anh cũng lờ mờ cảm thấy rằng mình không thể an tâm được. Pleiku không phải là thủ đô có nhiều đàn bà góa, trẻ, đẹp, một con… thay em. Và những thằng Hưng thì phát triển nhiều trong một xã hội mỗi ngày mỗi thèm nhiều chinh phụ và góa phụ. Em, Thư này anh viết, có thể cuối anh sẽ không gửi cho em. Xuất phát từ những cảm xúc do một kỷ niệm ngồi nhìn ráng đỏ với em, anh nhân dịp soát lại tâm tư và thấy vẫn còn rất đỗi rụt rè trong sự dự phóng về tương lai. Anh với em không thể mãi mãi là hai con đường chạy song song mà phải như hai tia sáng hoặc là hội tụ hoặc là phân kỳ. Lấy tất cả chân tình mà nói thì anh vẫn yêu em như ngày xưa, sung sướng và khổ sở trong tình yêu đó. Gặp gỡ sum họp hay xa cách nhau dứt khoát, điều đó hiện thoát ra ngoài tầm tay quyết định của anh. Anh đang lần mò tìm đường và anh hi vọng rằng rồi sẽ được gặp em, chính em, trọn vẹn là em trên con đường mà anh đang dọ dẫm bước tới. Anh. Chú thích: (1) Trường Trung học Pháp. (2) Trường của các nữ tu Thiên Chúa. (3) Hàng Không Việt Nam (4) popote: ăn cơm tập thể.