Phần I - Chương 1
TÌM CẦU VÀ THỂ NGHIỆM

Các khoa học gia và triết gia đã suy tư, tìm cầu, và thể nghiệm để tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, của Thái dương hệ, của các đại dương, các Thiên Thể; nhất là nguồn gốc của loài người nói riêng và của những sinh vật nói chung.
Không ai phủ nhận công lao của khoa học trong việc cải thiện nhân sinh. Nhưng công việc tìm cầu thực tại cuối cùng của sự vật thuộc lãnh vực khoa học hay tôn giáo, nhất là đạo Phật.
Nói một cách khác, liệu đến một này nào đó, các khoa học gia có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng của họ không?
Ðiều này, Phật đã dạy rõ rằng chúng ta không bao giờ có thể tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật.
Gần 500 năm qua, nhất là trong 100 năm gần đây, trong đường hướng tìm cầu thực tại cuối cùng, một số trường phái khoa học đã tranh luận ráo riết, và trường phái này lần lượt đánh đổ trường phái kia.
Sir Isaac Newton (1642-1727), khi khảo cứu về ánh sáng cho rằng ánh sáng không có lằn, nhưng có Hạt (Particle). Max Planck lại cho rằng ánh sáng do Bức xạ (Radiation), là Quanta (Lượng tử, Năng Tử).
Albert einstein và Max Plack là những người đầu tiên viết về Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics). Nhưng sau này Einstein lại cho rằng những thuyết về lượng tử đều là những thuyết Bất định (Incomplete theory).
"Neil Bohr (1885-1950), nhà bác học Ðan Mạch, chủ trương rằng đối tượng của Vật lý lượng tử không thể giải thích vừa là Sóng và là Hạt, vì chúng là hai dạng của một thực tại bổ túc cho nhau. Nguyên lý ấy được suy rộng ra cho mọi phạm vi tư tưởng triết học, điều mà Bohr chịu ảnh hưởng của Trung Hoa".
Rồi ngôi sao sáng Albert Einstein (187-1955) ra đời. Ông là dân Ðức gốc Do Thái và trở thành công dân Mỹ năm 1940. Ông đã đề xướng thuyết vế Chuyển Ðộng Brown (Brownian Movement), áp dụng thuyết này vào Thuyết Lượng tử với những Năng tử, và phát hiện các Quang Tử (Photon).
Năm 1915, ông hoàn tất thuyết Tương Ðối Chung (General Relativity Theory) và thuyết này đánh đổ Luật Hấp Dẫn Vũ Vụ (Theories of Universal Gravitation) của Newton.
Newton đã nâng khoa học và nền văn minh Âu Châu lên mức tuyệt đỉnh.
Trong một thời gian lâu dài, thuyết Cơ học (Newton mechanics) của ông được coi như có thể giải thích được mọi hiện tượng thiên nhiên. Cho đến khi Ðiện khí và Ðiện từ lực được khám phá, người ta thấy Cơ học của ông còn thiếu xót vì không nói đến sức cản hay cọ sát của không khí, mà chỉ giải thích một cách hạn chế một số hiện tượng thiên nhiên như việc di động của một số vật chất rắn khác.
Từ năm 1880 đến 1900, khoa Vật lý Nguyên tử (Neuclear physics) đã khám phá ra nhiều hiện tượng rất lạ khiến thuyết Cơ học của Newton không thể giải thích được.
Ví dụ vấn đề vận tốc ánh sáng không thay đổi.
Niel Bohr (1885-1962), một Vật lý gia Ðan Mạch là khuôn mặt sáng giá trong việc đề xướng thuyết Nguyên tử, và thuyết nầy mở đầu cho Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics).
Sau 50 năm trời (1900-1950), các Vật lý gia đã giải thích và hiểu biết rất nhiều về Âm ÐiệnTừ (Electron). Từ đó, mới bắt đầu chuyển qua việc nghiên cứu Lỏi (Core) của hạt Nguyên tử (Atom).
Thuyết Tương Ðối của Einstein được chia làm hai giai đoạn:
1/- Năm 1905, ông công bố thuyết Tương Ðối Hẹp (Special Relativity), và thuyết này dựa vào thuyết Tương Ðối của Galileo để được triển khai từ phạm vi Cơ học sang Ðiện từ học. Ðiều khác biệt là Nguyên tắc này quyết định mọi định luật của chuyển động, và được giới hạn trong phạm vi những chuyển động chóng đều.
2/- Năm 1915, thuyết Tương Ðối Chung (General Relativity) ra đời. "Với thuyết này, Einstein đã chấm dứt thời đại Vật Lý học mà còn làm đảo lộn nền nếp suy tư của nhân loại trong mọi phạm vi tư tưởng, và dẫn đến vũ trụ quan lượng tử hiện đại..."
Thuyết Cơ học cổ điển của Newton cho rằng Không gian và Thời gian hoàn toàn độc lập, và không liên hệ gì với nhau. Thuyết Tương đối của Einstein chủ trương rằng Không gian và Thời gian Liên tục Tương Ðối với nhau. Việc khám phá này rất phù hợp với lời giải thích về "Sự sự vô ngại pháp giới" ở trong kinh Hoa Nghiêm rằng Không gian và Thời gian dung thông với nhau.
Ngoài ra, Vật lý gia Matt Visser thuộc Ðại Học Hoa Thịnh Ðốn đã viết về thuyết Tương Ðối Chung của Einstein như sau:
"Einstein đã biến đổi vật lý học bằng cách chứng tỏ rằng Không gian và Thời gian thật ra chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường có thể dãn dài, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi Trọng trường".
Năm 1980, Vật lý gia Murray Gellmann quan niệm rằng Dương điện tử (Proton) va Trung hòa tử (Neutron) nằm trong Lõi của Nguyên tử lại được cấu tạo bằng những Hạt tử nhỏ nhiệm hơn mà ông đặt tên la Quark (Cực vi, Hạt ảo).
Ðộ lớn của nó chỉ bằng 10-33 cm, hay 1/1000 tỉ tỉ hạt Nhân.
Tháng 3 năm 1995, các Vật lý gia đã tìm được Quark Ðỉnh (Top Quark) bằng cách bắn vỡ những Dương điện tử và Ðối Dương điện tử (Anti-proton) khiến chúng tiêu diệt lẫn nhau và phát sinh Năng lượng, trong đó có nhiều Hạt tử và Quark Ðỉnh.
"Trên 20 năm qua, Geoffrey và Fritjof Capra đã áp dụng thuyết Boostrap (Ðại Ủng) để khám phá ra chiều sâu của thế giới hạt nhân."
Khoảng năm 1960 dến 1970, Salam và Weiberg lập ra thuyết Ðại Tổng Hợp (Grand Unification Theory - GUT). Thuyết này là bước đầu của Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanices) mà sau 50 năm nghiên cứu, các Khoa học gia mới biết liên kết Lực yếu và Ðiện từ lực với nhau. P.A.M. Dirac (1902-1970) viết về thuyết Phản Vật Chất (Anti-matter) và Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization). Thuyết Phản Vật Chất là một khám phá quan trọng của Nguyên lượng Ðiện Ðộng học (Electrodynamics - QED).
Chân Không Sinh Diệt là một hiện tượng phân cực một phần hay toàn phần của Dương điện và Âm điện trong một hạt Nguyên tử, Phân tử (Molecule) hay hệ thống hoá học.
Trong vũ trụ cũng có những hiện tượng tương tự. Ðức Phật đã dạy rằng, "Hư không hay Chân không không phải là Ngoan không (nghĩa là chẳng có gì cả) mà khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đủ loại quang minh cùng những loài chúng sinh cư ngụ."
Trong Chân không có Tĩnh Ðộng, Sinh Diệt, Sắc Không, Tạo dựng va Hủy hoại. Ngày nay, các Khoa học gia đã khám phá trong Chân không có Vật thể (Matter) và Ðối Vật thể (Anti-matter), có Quarks và Đối Quarks (Anti-quarks), có Positron đối nghịch với Electron. Họ cũng khám phá rằng Vật thể và Ðối Vật thể tiêu diệt lẫn nhau.
Thuyết Chân Không sinh Diệt (Vacumm Polarization) rất phù hợp với thuyết Tương Sinh Tương Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi, Sắc Không, và Sinh Diệt của đạo Phật.
Khoa học ngày nay cũng đã khám phá ra trên 200 Phân tử (Particle) trong vũ trụ mà cách đây trên 2,500 năm, các trường phái ngoại đạo gọi là "vi trần", và luận cứ rằng những "vi trần" này nhảy múa loạn xạ để tình cờ hay ngẫu nhiên tạo thành những chúng sinh thấp như những con sâu kèn, và những chúng sinh cao như khỉ và loài người. Luận cứ này đã bị Phật bác bỏ.
"Khoa học ngày nay cũng đã khám phá ra rằng dòng họ Quark như Hadron có cùng độ Quay Tự Nội (Intergrated Spins) có thể trao đổi cho nhau được."
Chúng thay hình, đổi dạng, tan hợp, hợp tan. Quang phổ (Photon) chẳng hạn, sự cấu tạo và chuyển hoá của nó cũng không kém mê đồ ảo phố.
Về lượng tử, đã có rất nhiều thuyết như Einstein và Max Planck đã viết thuyết Cổ Nguyên lượng Cơ học (Old Quantum mechanics). Neil Bohr (1885-1950), Weiner Heisenberg, Scrodinger, và Max Born viết Tân Nguyên lượng Cơ học (New Quantum mechanics). Richard Feynman, Tomonaga và Swinger viết Nguyên lượng Ðiện động học (Electrodynamics - QED), và Murray Gellmann viết Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics-QCD).
Về ứng dụng, Nguyên lượng Cơ học và Nguyên lượng Ðiện động đã rất thành công, nhưng về phương diện triết lý và lý thuyết thì không mấy thích hợp. Niềm mơ ước của những Vật lý gia vào những năm 1940-1950 là tìm ra một lý thuyết tổng hợp, nhưng họ đã gặp rất nhiều trở ngại. Mãi đến năm 1970, thuyết Ðại Tổng Hợp (GUT) mới ra đời, và từ đấy các khoa học gia mới thấy đỡ thắc mắc.
Tóm lại, gần 500 năm qua, nhất là trong 100 năm gần đây, các khoa học gia đã suy luận, tranh cãi, điều tra, nghiên cứu, và thử nghiệm rất nhiều. Nhưng kết quả ra sao?
Cách đây gần 100 năm, họ đã tìm ra Nguyên tử và cho rằng Nguyên tử là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Ðường kính của một hạt Nguyên tử bằng 10 -8 (1 phần trăm triệu của 1 cm) hay 1 Angtrom.
Khoa học khám phá rằng trong một hạt Nguyên tử nhỏ bé có cả một khoảng hư không mênh mông vì Lõi của nó chỉ bằng 1/100,000 của khoảng hư không đó. Kinh ví Lõi như một con ruồi đậu ở giữa một căn phòng rộng lớn. Trong Lõi lại có Quark và dòng họ, và Quark chỉ bằng 10-33 cm (hay 1/1,000 tỉ tỉ) của cái Lõi.
Thế mà Quark vẫn chưa được công nhận là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất.
Năm 1980, thuyết Super String (Siêu Tơ Trời - STT) được đề xướng. Thuyết này là do một trường phái của một số đệ tử của Einstein chủ trương. Toán học áp dụng cho thuyết STT rất phức tạp, nhưng loại bỏ được những xảo thuật trong việc Tái an Bài (Renormalization)
Trường phái thuyết STT cho rằng chính STT và Tachyon mới là những Lượng tử Căn bản (Elementary particle) cấu tạo Vật chất.
Theo định nghĩa, Lượng tử Căn bản là những Lượng tử không có cấu trúc nội tại.
Chúng thuộc loại những Lượng tử Dẫn lực (Force-carrying particle).
Mỗi Phân tử cặp đôi với một Ðối Phân tử.
Những Lượng tử (Hạt tử) phảng phất như sương khói này chỉ tìm thấy ở trong những phương trình toán học mà thôi. Toán học dùng trong thuyết STT rất khó, hiện nay chỉ có khoảng 50 Vật lý gia và Khoa học gia hiểu rõ mà thôi.
Xin xem bài Thuyết siêu Tơ Trời và Tachyon để biết thêm chi tiết.
Không biết Khoa học còn tìm thêm được những Hạt ảo vi tế và nhỏ nhiệm đến đâu nữa? Dẫu sao mặc lòng, nếu các Ngài cứ dấn thân mãi vào trong toà lâu đài huyền thoại của thế giới lượng tử, các Ngài sẽ trở thành những Thiện Tài Ðồng Tử đi hoài đi mãi trong lỗ chân lông của ngài Phổ Hiền mà không tìm được lối thoát. Lối thoát độc nhất là con đuờng tìm về những bí ẩn và huyền nhiệm của đạo giáo Ðông Phương, nhất là đạo Phật.
Steven Weinberg, tác gỉa cuốn, "The Three Units" (Ba Ðơn Vị), nói khoa học hiện đại đã trở thành khoa học giả tưởng hay Thần học. Một số Vật lý gia khác cho rằng Nguyên lượng Cơ học (Quantum Mechanics) - vừa Triết Lý vừa Vật Lý - đang đi dần đến Siêu hình và Phong thần.
Phật đã dạy rằng chúng ta không bao giờ có thể tìm được những Cực vi (Hạt ảo) cuối cùng vì chúng vừa là Hạt vừa là Sóng. Không có Hạt nào gọi là Hạt cơ bản cả. Chúng không phải Vật (Matter), không phải tâm (Mind), mà chỉ là những ảo ảnh xuất hiện ở biên giới giữa Vật và Tâm. Riêng tôi, tôi gọi chúng là loại Phi Vật Phi Tâm.
Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao khoa học không thể tìm kiếm được những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất? Nói cách khác, tại sao khoa học không thành công trong việc đi tìm thực tại cuối cùng?
Tại vì họ tin Vật có thật, và tất cả những sum la vạn tượng trong vũ trụ này đều có thật hết.
Sở dĩ tin tuởng như vậy bởi vì họ nhìn sự vật bằng "đôi mắt thịt với mấy chiếc ống nhòm", dẫu tối tân và đắt tiền như Viễn vọng kính Hubble.
Có người nói, "Ủa! Vạn vật xuất hiện sờ sờ trước mắt mà sao đạo Phật nói không có hay như huyễn?". Thấy có sự vật, trong kinh gọi là Kiến trược, nghĩa là cái nhìn đục ngầu, sai lầm như thị quan ảo giác, thính quan ảo giác, khứu quan ảo giác v.v... Trông gà hoá cuốc, trông sợi dây thừng tưởng là con rắn … là thị quan ảo giác. Vì khúc xạ ánh sáng, ta thấy đồng tiền ở đáy lu nổi lên gần mặt nước. Vậy đồng tiền đó có thật không hay chỉ là cái bóng đồng tiền đang nằm dưới đáy lu? Nước trong sa mạc cũng là do khúc xạ ánh sáng (Kinh Phật gọi là dương diệm). Những đoàn người đi trong sa mạc thấy nước nhẩy xuống tắm thì lại nhẩy vào đống cát!
Trong Lăng Nghiêm, Phật dạy nếu trong đêm tối có người cầm cục than quay thành vòng lửa. Vậy vòng lửa đó có thật hay không? Kinh Lăng Nghiêm có kể dân chúng ở một nước nọ thấy hai mặt trời, mặt trăng. Tại sao chúng ta thấy có một? Kinh khác cũng kể loài người thấy nước uống và tắm được. Loài quỷ thấy nước toàn là lửa đỏ, loài rồng thấy nước là toàn cung điện, và chư thiên thay nước toàn là ngọc bích. Kinh đã dạy rằng nhãn lực là tuỳ theo nghiệp lực và đạo lực. Nghiệp lực hết và đạo lực cao là cái thấy của những đấng giác ngộ. Ví dụ Phật thấy vi trùng trong nước hay Cực vi trần (Hạt ảo). Cái thấy không phải do những Phù trần căn (mắt, tai, mũi, lưỡ, thân, ý) mà do Tịnh sắc căn đã dung thông với Diệu Tâm.
Lấy thí dụ khoa học. Các nhà Thiên văn Vật Lý viết rằng Sao Bắc Ðẩu (Polaris) đã phóng ánh sáng của nó từ năm 1300. Ánh sáng này phải bay mất 696 năm mới đến được nhãn quang chúng ta. Vậy thì chúng ta thấy Sao Bắc Ðẩu thật hay chỉ thấy ảnh tượng của nó?
Bây giờ đến lượt điểm báo để tìm những tương đồng giữa khoa học và Phật Giáo:
  1. "Theo các nhà khoa học hiện nay, Chân không không phải là trống không, trống rỗng, không có gì cả. Chân không thực ra là một khoảng trống, không trống rỗng, nhưng trong đó vẫn có những hạt và phản hạt bỗng nhiên xuất hiện rồi tự hủy."
  2. "Pagels quan niệm về Hữu / Vô của ông như sau: 'Cái gì không hiện hữu, Vô thể hay Chân không đều là trò chơi bỡn cợt của Ðấng Phù Thủy muôn đời.' Những nhà Vật lý học lý thuyết và thực nghiệm ngày nay đang nghiên cứu về Chân không - đều chẳng có gì cả. Những cái ấy Vô ấy chứa tất cả cái Hữu."
  3.  
    3. Theo Lý thuyết Bổ sung (Complimentary Theory), cái Hữu/Vô có thể là Hạt (Particle/Matter) hoặc là Sóng (Wave/Mind).
  4. Theo Nguyên tắc Bất Dịnh (Uncertaincy Principle), không thể xác định dứt khoát vấn đề Hạt hay Sóng.
  5. Ðệ tử của Neil Bohr không ngờ rằng ông đã đề xướng ra Lý thuyết Bổ sung sau khi nghiên cứu và áp dụng triết lý của Á Ðông."
 
K
inh Phật dạy rằng Hư không (hay là Chân không) không phải là ngoan không, nghĩa là chẳng có gì cả, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loài chúng sinh cư ngụ. Kinh Lăng Nghiêm, trang 221 Phật dạy, "A Nan! Như hột bụi trần gần như Hư không vì chia mà thành ra hạt bụi gần Hư không, mà thành lại sắc tướng."
Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng sinh, trang 67, kể lại cuộc đối thoại giữa Bồ Tát Văn Thù và Duy Ma Cật, theo đó cái Có là do ở cái 0 mà ra. (Xin xem thêm ở bài Nguyên tử).
  1. "Nếu trước đây, với cơ học lượng tử, hạt được quan niệm là một Ðiểm thì khi chuyển động trong không gian, nó vạch thành đường mà ta có thể gọi là 'đường trời'. (World Line).
  2. Theo M. Kaku và J. Trainer, ngoài vấn đề giải thích các hạt cơ bản như các Tơ trời vi ba là từ thân xác ta cho đến các vì tinh tú đều là hình thức tổ hợp của các Tơ trời..."
Kinh Ðịa Tạng, Kinh Pháp Hoa, nhất là Kinh Hoa Nghiêm, khi đức Phật phóng quang thì lúc đầu những quang minh chạy theo đường thẳng, rồi dần dần uốn tròn thành hình trôn ốc mà lập thành Sắc tướng. Như vậy, thân căn của chúng sinh và của muôn loài đều được dệt bằng quang minh. Vì được dệt bằng quang minh nên vạn hữu cũng đều toả ra quang minh. Hiện nay, có máy chụp hình hào quang tỏa ra từ trên đầu người ta. Chính tôi có một tấm hình một cụ tu từ trên 30 năm, trên đầu cụ tỏa ra một vầng hào quang đủ màu rực sáng. (Xin xem thêm bài Sáu Căn Hỗ Tương).
"1. Theo Nguyên lý Bất định của Heisenberg, những hạt lượng tử có thể sinh từ Vô thể... Ðó là một lượng tử ảo. Nó có thể trở thành một lượng tử thật, một hạt thật, nếu hội đủ số năng lượng cần thiết...
2. Ngoài ra, tư tưởng về cấu trúc Hadron với tính cách phi nền tảng, phi cục bộ đã thống nhất vũ trụ khoa học với nhân sinh quan huyền nhiệm của truyền thống đông phương"
Phật dạy rằng, "Người ta muốn phân tích, tìm cầu một Cực vi cuối cùng trọn không thể được. Cái cực vi đó không phải là Vật mà chỉ là ánh biến hiện của quang minh thôi nó biến ảo vô cùng. Thế mà khi những Cực vi đó ra ngoài giác quan của chúng ta, khi nào chúng nó tụ hội, giả hợp với nhau, nó biến thành cái mà mình thấy được.."
"
Hiện nay, các nhà khoa học đưa giả thuyết coi ý thức tâm linh huyền nhiệm có thể là Lực cơ bản thứ năm của vũ trụ."
"Pháp giới như là một màn Thiên la võng (Màn lưới báu) vừa của chung vừa của riêng."
Khi tu hành lọt vào Tàng thức thì tâm thức của hành giả sẽ dung thông với pháp giới, tức là cái màn Thiên la võng của vũ trụ. Tất cả những gì xẩy ra trong vũ trụ, hành giả đều biết hết (Bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ, tuy sống cách biệt thế giới loài người nhiều ngàn năm mà những gì xẩy ra ở thế giới họ đều biết hết. Theo những tài liệu này, những vị thành niên của Bộ lạc Kogi phải ngồi Thiền trong 7-8 năm trời, cũng như Tổ sư Ðạt Ma đã quay vào vách đá ngồi Thiền trong số năm tương tự).
Nói chung, Khoa học dựa vào toán học, vật lý học và thí nghiệm để tìm hiểu thiên nhiên. Triết lý và tôn giáo từ nhiều ngàn năm đã dựa vào suy luận và sự huyền nhiệm để liễu tri những bí ẩn của vũ trụ.
Người Âu châu, với bộ óc thiên về vật chất và khoa học đã có một nền văn minh khá cao, đạt được những tiến bộ đáng kể, và khám phá được những điều đáng khích lệ.
Ngược lại, người Á châu thiên về đạo đức, tâm linh, và huyền nhiệm nhiều hơn.
Một câu châm ngôn cổ của Trung Hoa nói rằng huyền nhiệm hiểu biết được gốc rễ của Ðạo mà không biết được cành lá. Khoa học biết cành lá mà không hiểu được gốc rễ.
Như đã kể trên, một số Khoa học và Vật lý gia đã trở về nghiên cứu những tư tưởng huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương nhất là đạo Phật. Thomas Cleary với cuốn, "Entry into the Inconceivable" (Bước vào Thế Giới Huyền Nhiệm), đã bừng tỉnh thoát khỏi cái mê lâu của Khoa học bằng cách cổ võ việc ngộ nhập vào thế giới huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương. Ken Welber với "The Hollographic Paradigm" (Khuôn Mẫu Toàn Ký), và Michael Talbot với "The Hollographic Universe: (Pháp Giới Như Huyễn), đã giác ngộ cái lẽ Sắc Không của đạo Phật.
Trong bài tự thuật, Albert Einstein, cha đẻ của khoa học hiện đại, đã nói rằng ông là một người không tôn giáo, nhưng nếu có tôn giáo thì ông phải là một Phật tử.
Ðiển hình nhất là Vật lý gia người Mỹ gốc Áo Fritjof Capra đã làm chấn động giới khoa học Tây phương sau khi ông xuất bản cuốn "The Tao of Physics" (Ðạo của Khoa Vật Lý) năm 1974. Trong đó ông trình bày những sắc thái đặc biệt của đạo Lão, đạo Phật, đạo Thiền. Trong nhiều năm trời, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, nêu lên những cái bất quân bình của xã hội Tây phương như trọng khoa học hơn tôn giáo, và ưa thực nghiệm hơn huyền nhiệm... Ông kêu gọi giới khoa học và dân chúng Tây phương cần tìm hiểu những tư tưởng siêu việt và huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương vì những đạo lý này có thể làm khuôn mẫu tốt đẹp và thường hằng cho những lý thuyết tuyệt đỉnh nhất của giới Vật lý Tây phương.
Jemery W. Hayward hăng hái cổ võ bằng đề tài cuốn sách ông xuất bản năm 1987, "Shifting Worlds, Changing Minds, Where the Sciences and Buddhism Meet" (Chuyển Hoá Thế Giới, Thay Ðổi Tư Duy để Khoa Học và Phật Giáo Gặp Nhau).
Trong lời giới thiệu cuốn "Vật Lý học và Phật Giáo" của Tiến sĩ Vật lý Vương Thủ Ích thuộc Ðại Học Michigan, Thượng Tọa Thích Viên Lý đã viết:
"Khoa học chú tâm vào việc khám phá chân lý để soi sáng ý nghĩa nhân sinh và vũ trụ, đồng thời để tạo ích lợi cho con người. Phật học nỗ lực truyền thừa chân lý để được nghiệm chứng để mang lại phúc lạc thật sự cho muôn loài. Một bên là thể nghiệm một bên là tìm cầu. Lẽ tất nhiên, con đường tìm cầu đến lúc nào đó sẽ trực diện với sự thể nghiệm, chứ không phải sự tìm cầu, mới có thể hội chứng được chân lý..."
X
em như vậy, việc kêu gọi đổi mới tư duy và tìm cầu chân lý trong đạo lý Ðông phương của một số khoa học gia tiền phong Tây phương đã rất phù hợp với những nhận định của Thượng Tọa Thích Viên Lý.
Tôi xin trình bày Sơ dồ Nguyên tử và dòng họ như sau:
SƠ ĐỒ NGUYÊN-TỬ CÁC HẠT VI-PHÂN TIỀM NGUYÊN-TỬ
(Sketch of an Atom and its Subatomic Particles)
Phân-tử (Molecule)
Nguyên-tử (Atom)
Dương điện-tử (Proton)
Trung hòa-tử (Neutron)
Âm điện-tử (Electron)
(Nhẹ) (Nặng)
Lepton Quarks Hadron Gluon
Electron Trên Meson Baryon Graviton
Muon Dưới Photon
Tauon Kỳ lạGluon yếu
Electron neutrino Ðẹp PionProton Gluon mạnh
Muon neutrino Ðáy Kaon Neutron
Tauon neutrino Ðỉnh Eta Lambda
Sigma
Siêu Tơ Trời Cascade
(Super String) Omega
Tachyon
Chân-không Sinh Diệt
(Vacuum Polarization)
Càn Khôn Dương (+) Âm (-)
Sinh Diệt
Sắc Không
Quark Antiquark
Positron Electron
Tôi để Chân không Sinh Diệt (Vacuum Polarization) ở cuối cùng chỉ có tính cách tạm bợ vì tất cả những hạt nói trên đều nằm trong Chân không, sinh sinh, diệt diệt.
Sơ đồ nhằm giúp quí vị có một ý niệm khái quát về những hạt tử (Lượng tử, Hạt ảo, hay Cực vi) được khám phá gần đây mà khoa học cho là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất.
Việc sắp xếp vị trí các Hạt cũng rất gượng ép bởi vì những Hạt này đều được cấu tạo, chuyển hóa và biến đổi trong khoảnh khắc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng căn cứ vào thứ tự những Hạt được khám phá cùng việc sắp xếp của các Vật lý gia dựa theo bốn Lực của thiên nhiên cùng sự Tương Ðắc (Interaction) của chúng.
Ðể quý vị thấu đáo việc cấu tạo vạn vật trong vũ trụ, tôi xin tóm lược việc so sánh rất hay của nhà bác học H.R. Pagels (Group Theory) như sau:
1. Các Hạt tử như Quarks và dòng họ Hadron, Lepton và Gluon là những mẫu tự.
2. Những mẫu tự này chắp lại thành chữ, tức là Nguyên tử.
3. Nhiều chữ chắp lại thành câu, tức là những Phân tử.
4. Nhiều câu chắp lại thành cuốn sách, hay nhiều Phân tử chắp lại thành thân căn của chúng ta hay của muôn loài.
5. Nhiều cuốn sách hay muôn loài đều nằm trong thư viện tức là vũ trụ.
Theo lối sắp xếp như vậy, tôi để Phân tử lên đầu. Kế đến là Nguyên tử và ba thành phần chính của nó là Dương điện tử (Proton), Trung hòa tử (Neutron), và Âm điện tử (Electron). Gần đây, Vật lý gia Murray Gell-Mann cho rằng dưới Proton và Neutron còn có những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử vi tế hơn mà ông đặt tên la Quark (tôi dịch là cực vi, cụ Mạc Ngọc Pha dịch là Hạt ảo). Ðể cho rõ ràng, tôi vẫn giữ nguyên chữ Quark. Theo Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics - QCD), Quark có 3 màu: Ðỏ, Xanh dương và Xanh lá cây. Quark cũng có 6 vẻ (Flavor): Trên (Up), Dưới (Down), Ðẹp (Charm), Kỳ lạ (Strange), Ðỉnh (Top) và Ðáy (Bottom).
D
òng họ của Quark là Hadron, Lepton và Gluon. Hadron được chia thành Meson và Baryon. Meson có Pion, Kaon và Eta. Baryon có Proton, Electron, Neutron, Lambda và Omega. Lepton có Electron, Muon, Tauon, Electron neutrino, Muon neutrino và Tauon neutrino. Gluon có Graviton, Photon (Quang Tử), Gluon yếu và Gluon mạnh.
Sau đó là Siêu Tơ Trời (Super String do cụ Mạc Ngọc Pha dịch), Tachyon và tận cùng bằng Chân Không Sinh Diệt.
Một trường phái gồm những đệ tử của Einstein cho rằng Quark là dòng họ do Gell-Mann khám phá chưa phải là những Phân tử căn bản mà những Phân tử căn bản phải là Siêu Tơ Trời và Tachyon.
Tận cùng là Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization), thuyết của P.A.M. Dirac.
Thuyết này gần giống như đức Phật đã dạy về Hư không (hay Chân không) rằng "Hư không không phải là Ngoan không, nghĩa là chẳng có gì cả, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loài chúng sinh cư ngụ.
Trong Chân không là Càn (Dương +), Khôn (Âm -), Sinh Diệt, Sắc Không, Tạo dựng và Hủy hoại. Gần đây, các Vật lý gia đã khám phá ra rằng trong Chân không có Phân tử và Ðối Phân tử (Particle and Anti-particle), có Quark và Đối Quark (Quark and Anti-Quark), có Vật thể và Ðối Vật thể (Matter and Anti-matter), và có Positron đối nghịch với Electron. Họ cũng khám phá ra rằng những Hạt tử này gặp nhau thì tiêu diệt lẫn nhau.
Ðó là cái nghĩa Sinh Diệt, Sắc Không của đạo Phật.
Như vậy, trong Sơ đồ này tôi đã trình bày đầy đủ sắc thái Tĩnh và Ðộng của các Hạt tử.